Những cảm hứng cơ bản trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 33)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.1.Những cảm hứng cơ bản trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn

1.3.1.1. Cảm hứng trào lộng

Trong thế giới hiện đại, mọi quy phạm, mọi chuẩn mực đều có dấu hiệu tan rã. ý thức cá nhân trỗi dậy với yêu cầu được bình đẳng trước lịch sử, trước

thế giới đã khiến con người có nhu cầu tự mình nhận thức lại con đường đã đi qua trong một ý thức đối thoại nghiêm túc. Vậy nên, nếu ở thời đại của Xervantès, Rablaise, cái cười đã trở thành một ý thức thẩm mĩ quan trọng của thời đại, thì trong những năm cuối thế kỉ trước đến nay, cái cười cũng trở nên phổ biến và trở thành một đối tượng và phương tiện thẩm mĩ đối với không ít nhà văn. Trung Quốc là một đất nước đầy những thiết chế áp bức con người, không chỉ ở thời thống trị của Nho giáo, mà ngay cả thời kì tư tưởng này không trở thành thống soái. Trong một thời gian quá lâu, người Trung Quốc đã phải gồng mình lên để hô những câu khẩu hiệu mà họ thậm chí không hiểu gì về nó. Đây là một nguyên cớ quan trọng cho sự xuất hiện cảm hứng trào lộng, giễu nhại trong sáng tác của nhiều nhà văn đương đại. Trong số đó, nếu không nhầm, Mạc Ngôn là một trong những người có nhiều thành công khi dám và biết cách nhìn vào dân tộc, nhìn vào lịch sử và số phận con người với cái nhìn trào lộng chua chát.

Các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, dù viết về chủ đề lịch sử hay viết về số phận con người, đều luôn thẫm đẫm cảm hứng lịch sử vì như đã nói, số phận con người ấy luôn được miêu tả trong mối quan hệ chặt chẽ với những thăng trầm của lịch sử. Chính vì thế, cảm hứng trào lộng trong tiểu thuyết của ông, trước hết thể hiện ở cái nhìn hài hước, nhìn rõ những hớ hênh, những cái đáng cười của lịch sử. Lịch sử Trung Quốc lắm quanh co, đó là sự thật khó chối cãi, và người viết có trách nhiệm trước lịch sử là không thể bỏ qua tính chất này. Mạc Ngôn cũng thế, phản ánh một cách trung thành các khúc quanh ấy, nhưng những quanh co, khúc khuỷu này bước vào sáng tác của ông bao giờ cũng có cái gì đó khiến người ta phải dấu một nụ cười. Sự chồng chéo của các sự kiện theo cơ chế tiểu thuyết của nhà văn, cho thấy lịch sử ở đây như là một trò chơi, nó nhiều khi bí hiểm, tắc tị, khi rồng rắn như đèn cù, khi loanh quanh, hối hả để cuối cùng trở lại với xuất phát điểm.

Cái nhìn trào lộng này thể hiện đặc biệt đậm đặc khi nhà văn miêu tả những nhân vật, những sự kiện đánh dấu hoặc có tác động quan trọng đến sự

vận động của lịch sử. Không phải ngẫu nhiên mà câu chuyện lấy trận phân để chống lại vũ khí tối tân của đế quốc lại cứ trở đi trở lại trong tiểu thuyết của ông (ít nhất là được sử dụng đến hai lần trong Đàn hương hìnhBáu vật của đời). Việc lấy phân làm vũ khí để chống lại kẻ thù có trang bị hiện đại vừa thể hiện sự ấu trĩ trong tư duy của con người lúc bấy giờ, nhưng đồng thời cũng thấy được cái hài hước trẻ con của cuộc chiến. Trong Báu vật của đời có kể về lịch sử của vùng Cao Mật với cuộc chiến trên bãi cát dài giữa cụ tổ Thượng Quan Đẩu và Tư Mã Răng-To với người Đức. Một cuộc chiến có thể nói là rất oanh liệt nhưng đồng thời cũng cười ra nước mắt với cái cười “nôn ruột”: “Khi quân Đức qua cầu để vào thôn, Răng-To bắn về phía chúng một phát hoả mai, Thượng Quan Đẩu bắn một phát súng săn rồi dẫn toàn đội rút về phía bãi cát dài... Rút đến bãi cát dài, toàn đội dàn hàng ngang mà chửi, chửi có vần có vè... bọn lính Đức nhất loạt quỳ một chân xuống,.. tiếp đó là hàng loạt tiếng nổ, vài đội viên của đội Hổ Lang đang chửi bỗng ngã gục, trên người chảy máu. Thấy tình thế bất lợi, Răng-To vội ra lệnh khênh những xác chết về phía sau bãi cát dài, khi Lính Đức rượt theo thì những chum lọ đựng cứt đái treo lẫn trong những cụm hoa hoè ào ào trút xuống trên đầu trên người bọn Đức như mưa, vài chum buộc không chặt rơi trúng đầu một tên Đức chết tại chỗ. Bọn Đức kêu rầm trời, xách súng bỏ chạy tán loạn” [56; 133-134]. Trận chiến có một không hai trong lịch sử ấy đáng lẽ ra thắng lợi một cách vẻ vang nếu như đội Hổ Lang thừa thắng xông lên thì tám mươi tên lính Đức chắc chắn không một tên sống sót. Thế nhưng, như một trò chơi trận giả, ngay lúc đó “các ông tướng lại cứ đứng đực ra mà vỗ tay hoan hô, mà cười hể hả, để mặc bọn Đức rút về phía mé sông” [56; 134].,và kết thúc trận chiến là cái chết bi thương của Tư Mã Răng-To và án hành hình Thượng Quan Đẩu, và còn là vùng Cao Mật bị đốt trụi!

Anh chàng Tôn Bính (Đàn hương hình) thì vừa làm những việc tày trời vừa hát Miêu Xoang, kể cả khi đánh giặc. Hành động ấy không chỉ cho thấy cái gắn bó sống chết của con người Cao Mật, rộng ra là người Trung Quốc với văn

hóa của họ, mà còn cho ta thấy hành động có tính chất trò chơi của người anh hùng ít nhiều có dáng dấp, máu me Lương Sơn Bạc, và không phải chỉ của Tôn Bính, của những người chiến sĩ Miêu Xoang, mà cả lịch sử Trung Quốc vậy. Những đội trưởng du kích, những chiến sĩ cách mạng trong sáng tác của ông cũng vậy, ngô nghê, đánh nhau mà không hiểu đánh nhau vì cái gì, vì ai. Họ, thậm chí còn dị hợm, còn tật nguyền. Những yếu nhân của một đội quân lại là những anh câm, hoặc nếu không câm thì mở mồm là chửi tục, làm bậy. Và những cái hài hước, trào lộng ấy thậm chí còn xuất hiện ở những nhân vật cộm cán, những nhân vật có thể coi là “thiêng”.

Cảm hứng trào lộng trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn còn thể hiện một cách sâu sắc trong cái nhìn về con người. Trong mỗi thân phận con người rất phổ biến ta đều thấy những ngụ ý trào lộng. Điều này chi phối một cách mạnh mẽ đến ý thức miêu tả nhân vật. Đó là những Tư Mã Khố, Tôn Câm trong Báu vật của đời, Đại Đồng hay Đại Hổ và đồng bọn trong Rừng xanh lá đỏ, nhân vật lùn, bí thư hoặc giám đốc trong Tửu quốc (hai nhân vật không phân biệt được - có lẽ trong khi miêu tả họ, Mạc Ngôn đã chịu ảnh hưởng của Franz Kafka khi miêu tả hai phụ tá của người đạc điền trong Lâu đài)… Và đặc biệt, cảm hứng này chi phối một cách triệt để ngòi bút nhà văn khi xây dựng nhân vật Kim Đồng trong Báu vật của đời và Tôn Bính, Giáp Con trong Đàn hương hình.

Kim Đồng trong Báu vật của đời là một nhân vật đặc biệt, anh ta là một đứa con lai giữa hai nền văn hoá Đông và Tây.Với xuất thân như vậy chắc chắn anh sẽ là một người đàn ông xuất chúng, làm nên những chuyện lạ, phi thường cho đời. Quả đúng, anh ta đã làm nên được những chuyện “lạ đời”!? Từ nhỏ cho đến lúc bốn mươi anh ta ăn sữa, nguồn sống duy nhất của Kim Đồng là sữa mẹ. Kim Đồng không ăn một thức ăn gì khác ngoài sữa mẹ cho tới năm lên bảy. Đã nhiều lần mẹ và các chị tập cho Kim Đồng ăn nhưng hễ đưa thứ gì vào miệng là lập tức nôn oẹ, nhả ra ngay. Và mỗi lần như thế thì nó rất cương quyết phản kháng: giả chết, thà chết còn hơn phải đưa những thứ “ô uế” kia vào miệng mà nuốt.

Cảm hứng trào lộng còn thể hiện trong tổ chức sự kiện, chọn lựa chi tiết. Trong Đàn hương hình Mạc Ngôn đã lựa chọn một số chi tiết rất đặc biệt, trong số đó có chi tiết kể về sự thần kì của chiếc râu hổ. Xuất phát từ mong ước có được cái râu hổ để nhận ra chân tướng mọi người của Giáp Con mà tác giả kể về truyền thuyết chiếc râu hổ. Râu hổ là truyền thuyết từ xa xưa mà Giáp Con được nghe mẹ kể, cái râu hổ ấy có quyền lực vô biên. Mẹ kể, có một người lúc ở Quan Đông, đập chết một con hổ, lấy được cái sợi râu quý về đến nhà anh ta khoe với mẹ có được một báu vật, nhưng khi đem báu vật ra thì anh ta không thấy mẹ mình đâu cả mà chỉ thấy một con chó già mắt kèm nhèm, bố đẻ của anh ta là một con ngựa... Khi nhận thấy những trò này là do chiếc râu hổ gây ra, nên anh ta đã giấu sợi râu hổ vào nơi kín đáo, và lúc đó anh ta thấy bố không phải là ngựa, mẹ không phải là chó nữa. Dưới ngòi bút của Mạc Ngôn thì cái râu hổ ấy không phải lấy ở trên rừng mà là lấy ở giường nhà Tiền đại nhân (nơi giao hoan của Tiền đại nhân và Mi Nương), nó không phải là “sợi râu dài” mà là “một sợi loăn xoăn mầu vàng kim, sợi ấy mới thiêng, những sợi khác không thiêng” [53; 106]., rồi nữa “Cầm sợi lông trong tay, tớ cảm thấy cổ tay tê tê, báu vật có khác, nặng ra phết!” [53; 108]. Bản tướng của vợ là bạch xà, người dân trong thôn hay ra mua thịt chó là ngỗng, là lợn, là khỉ đột, ông lớn Tiền là bạch hổ, bố đẻ của hắn là con báo đen..., lính tráng sai nha là nhím, là chó, ngựa....Chiếc “lông hổ” ấy quả thực có sức mạnh ghê gớm! Từ quan phụ mẫu (đại diện cho tầng lớp cao quý) cho đến thứ dân đều phải lộ rõ bản chất của mình qua cái lông “loăn xoăn” ấy. Thật thâm thuý và hài hước.

1.3.1.2. Cảm hứng bi kịch

Có thể thấy bất cứ dân tộc nào, trong lịch sử của mình cũng chứa đầy những khúc bi thương. Lịch sử Trung Quốc cũng không ngoại lệ, thậm chí còn có thể thuộc số những quốc gia có lịch sử hào hùng và bi thương nhất. Đất nước rộng lớn này mang trong mình lịch sử của các cuộc cát cứ, tranh hùng, các cuộc xâm lăng của nước ngoài… Phải chăng với kho lịch sử ấy, với truyền thống cảm

hứng bi kịch ấy, bi kịch trở thành một trong những cảm hứng lớn trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là điều dễ hiểu.

Cảm hứng bi kịch thể hiện một cách khá bao trùm trong phần lớn các tiểu thuyết Mạc Ngôn, thể hiện ở chỗ diễn biến cốt truyện luôn luôn được đặt trong tình trạng thử thách với đầy rẫy các biến cố khắc nghiệt, nghẹt thở. Các tình huống, các sự kiện luôn luôn mang tính bi thảm, đau xót và vì thế, chủ âm là điệu buồn, dù tiết tấu nhanh chậm nhiều lúc khác nhau. Trong bố cục ấy, kết thúc tác phẩm của Mạc Ngôn bao giờ cũng là những kết thúc tan rã, dang dở, thậm chí là cả bể máu. Đàn hương hình chẳng hạn, là câu chuyện kể với những sự kiện chỉ diễn ra trong một không gian hẹp ngay chính ở cái làng quê Đông Bắc Cao Mật quê hương tác giả. Quan hệ chính của truyện chủ yếu xoay quan mấy nhân vật cha con Triệu Giáp, Tôn Mi Nương, quan huyện Tiền Đinh và Tôn Bính. Mỗi nhân vật này là một khối bi kịch: Triệu Giáp hành nghề đao phủ, cũng được nhiều vinh quang, và có lẽ đã đến tột đỉnh so với “làng” giết người này, lại bất lực, nhưng bỗng vớ được cô con dâu xinh đẹp; Tiểu Giáp được cô vợ xinh đẹp, nhưng hắn ta là một kẻ ngớ ngẩn không ra người; quan huyện Tiền Đinh là một vị tiến sĩ, có nhân cách, có lòng yêu dân nhưng rơi vào chốn quan trường đầy cạm bẫy và tha hóa, nên cũng trở thành kẻ cô đơn. Và dưới áp lực của triều đình rồi cũng phải ra tay đàn áp những người dân mà ông là cha mẹ của họ, đàn áp người anh hùng Tôn Bính mà ông chắc chắn có phần nể trọng; Tôn Mi Nương vừa là cô gái lẳng lơ, vừa là liệt nữ, cùng quan huyện Tiền trải qua bi kịch của mối tình vụng trộm. Trong Đàn hương hình, cảm hứng bi kịch tuy vậy, không chỉ xuất hiện với những nhân vật ấy, mà xuất hiện hầu khắp tác phẩm, với cái chết của sáu vị đại thần, của chàng thanh niên sĩ quan cận vệ ám sát Viên Thế Khải không thành. Ở cấp độ sự kiện chính, đấy là cuộc đàn áp khởi nghĩa do Tôn Bính cầm đầu trong bể máu, là cái chết của tất cả những người yêu Tôn Bính bị Viên Thế Khải dụ đến ngày xử đàn hương hình với người anh hùng nông dân này, và giờ phút khắc khoải trên cây gỗ đàn hương mà Triệu

Giáp đã dày công chế tác. Ngay cả tình tiết người ăn mày Út Sơn hi sinh thân mình để cứu Tôn Bính mà Tôn Bính không nghe theo, thật đẹp biết bao nhưng cũng bi thương biết bao. Kết thúc Đàn hương hình là một bể máu, các nhân vật đều không ai đạt được mục đích, đạt được nguyện vọng, dù là Tôn Bính, là Viên Thế Khải hay Triệu Giáp.

Báu vật của đời lấy thời gian từ 1939 đến 1991, khái quát một giai đoạn lịch sử đầy bi tráng của Trung Quốc, từ kháng chiến, nội chiến đến đại cách mạng văn hóa, rồi cải cách mở cửa. Tất cả các nhân vật đều có số phận bi kịch, trong đó tiêu biểu là người mẹ và chín chị em trong gia đình nhà Thượng Quan. Không lấy gì làm lạ khi cả một gia đình mười con người ai nấy đều đau khổ trong những biến cố vĩ đại và sâu sắc của lịch sử, nhưng rõ ràng dưới ngòi bút của Mạc Ngôn, ta thấy dường như ông cố gắng khắc họa nỗi đau của con người trong những sự biến của xã hội, và người ta thấy sự gắn bó sâu sắc giữa bi kịch cá nhân và bi kịch cộng đồng, khiến những tấn kịch buồn vì thế càng có sức lây lan. Có thể thấy rằng bi kịch là cảm hứng chủ đạo trong Báu vật của đời. Hầu như những nhân vật chính trong thiên tiểu thuyết ấy đều có số phận bi thương, hoặc là biến mất không tăm tích, hoặc chết một cách rất thương tâm. Mỗi con người mỗi tâm trạng, mỗi cái chết khác nhau. Tiên Chim Lãnh Đệ rơi từ trên núi xuống, Ngọc Nữ chết chìm xuống sông, Lai Đệ phạm án tử hình, Phán Đệ tự vẫn, Chiêu Đệ, Niệm Đệ chết thương tâm trong tay chồng, Tưởng Đệ chết một cách rùng rợn với thân thể thối rữa đầy giòi bọ, Cầu Đệ chết nhục nhã vì cái đói và Kim Đồng chết dần chết mòn vì “không thể lớn”. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là tấn bi kịch của người phụ nữ - người mẹ Thượng Quan Lỗ Thị. Niềm hạnh phúc của người phụ nữ là được thương yêu, được sinh con và nuôi nấng chúng trưởng thành. Trong xã hội phong kiến rất trọng lễ giáo ấy vậy mà Thượng Quan Lỗ Thị phải sinh chín đứa con với bảy người cha khác nhau. Cứ mỗi một đứa trẻ ra đời là cả một tấn bi kịch đè lên người phụ nữ nhỏ bé này. Bao nhiêu lần vượt cạn là bấy nhiêu lần đau đớn, nhục nhã, tủi hờn.

Không phải ngẫu nhiên mà Mạc Ngôn nói nhiều về cái chết thương tâm, đưa các hình phạt tàn khốc vào trong tác phẩm của mình để cho người đọc, người phê bình đánh giá là “lạnh lùng vô cảm”, thậm chí còn bị xem là “thích thú trước cái ác”, trước bạo lực. Thực ra ông viết nhiều về cái ác, về bạo lực cũng bắt nguồn từ cảm hứng bi kịch về Tính Người và cũng với mong muốn phơi bày những gì phức tạp nhất của thế giới con Người để từ đó mà mong muốn con người đối xử với nhau Người hơn, văn hoá hơn. Báu vật của đời là cả một trang chết chóc, cái chết thương tâm của mục sư Malôa tại nhà nguyện khi không bảo vệ được người đàn bà đã sinh cho ông hai đứa con trước đội quân du kích Hoả - mai, chứng kiến cảnh người đàn bà của ông bị bọn du kích luân phiên làm nhục nơi thánh địa khiến ông vô cùng đau đớn, bất lực trước cái ác

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 33)