6. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Cốt truyện theo mạch vận động của tâm lí
Phát hiện ra tâm lí nhân vật là của văn học hiện đại. Thường trong truyền thống thì việc miêu tả tâm lí chỉ là để thể hiện tâm lí nhân vật trong một thời điểm nào đó. Nhưng trong tiểu thuyết hiện đại, tâm lí trở thành phương tiện để tổ chức kết cấu cốt truyện.
Tiểu thuyết Báu vật của đời có nhiều đoạn miêu tả tâm lí nhân vật, nó tạo nên những kết cấu theo mạch vận động của tâm lí, bên cạnh sự vận động theo mạch sự kiện.Nghĩa là không chỉ bám vào các sự kiện của lịch sử song song với sự kiện đặc trưng cho số phận con người, mạch truyện còn vận động theo dòng suy tư của nhân vật, theo sự dằn vặt củ từng cơn chấn động nhất thời hay theo mạch vận động của tưởng tượng, hồi ức, của dòng ý thức miên man của nhân vật trong từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể. Ở hướng thứ nhất, ta thấy phổ biến trong Đàn hương hình và Báu vật của đời. Ở hướng xử lí thứ hai xuất hiện khá phổ biến trong Rừng xanh lá đỏ. Đây là một lựa chọn hợp lí bởi Đàn hương hình và Báu vật của đời viết về quá khứ, viết về những nhân vật của quá khứ, còn Rừng xanh lá đỏ kể về số phận của một người ở thời hiện tại, kể về thời hiện tại trong sự soi chiếu với quá khứ đau thương.
Trước nỗi khát khao có cháu của mẹ chồng cũng như những thành kiến của xã hội, Lỗ Toàn Nhi phải mang thân mình đi “xin giống” của những người đàn ông xa lạ. Cuối cùng Toàn Nhi đã sinh cho gia đình Thượng Quan một đàn con chín đứa gồm tám gái một trai, trong đó Lai Đệ và Chiêu Đệ là giống của ông chú dượng Vu Bàn Vả; Lãnh Đệ là con của anh chàng bán vịt dạo; Tưởng Đệ là con của một thầy lang bán rong; Phán Đệ là của lão Béo bán thịt chó ở
thôn Sa Tử; Niệm Đệ là giống của Hoà thượng Trí Thông ở chùa Thiên Tề; Cầu Đệ là kết quả của lần Lỗ Toàn Nhi bị bốn tên lính thất trận cưỡng hiếp ở bờ bắc sông Thuồng Luồng; sau cùng là cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ của mục sư Malôa. Nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời của Lỗ Toàn Nhi không phải là cái chết của cha mẹ, không phải là sự hành hạ thân xác của tục bó chân, cũng không phải do sự vũ phu của người chồng mà đó chính là tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai. Đây chính là điều đã buộc Lỗ Toàn Nhi phải ngủ với những người đàn ông không mong muốn, phải đem tiết hạnh, đem tấm thân của mình đánh đổi lấy sự bình yên trong cuộc sống. Lỗ thị, trước hết là thân phận của người phụ nữ Trung Quốc bị khinh khi, coi rẻ phẩm chất giá trị trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Việc ăn nằm, sinh nở của Lỗ thị trước hết là sự thách thức với xã hội, là tiếng cười ngạo nghễ, chống lại những tập tục phi nghĩa lí của xã hội. Sinh được đứa con gái đầu lòng, cứ tưởng rằng sẽ được như lời của mẹ chồng khấn vái: “Tạ ơn trời đất, cuối cùng thì nẻ đít ra rồi! Xin Bồ Tát phù hộ sang năm cho gia đình con xin đứa con trai!. Dù phải đi “xin giống” của sáu người đàn ông, nhưng rồi bảy đứa con ra đời đều là bảy cô con gái cả. Bảy đứa con toàn gái làm cho cuộc sống của Lỗ thị trong gia đình chồng càng thêm khốn khổ”: “Từ khi sinh đứa con gái thứ tư, bầu trời nhà Thượng Quan lúc nào cũng mây đen vần vũ, mặt bà nội như lưỡi hái vừa lấy ra khỏi nước tôi, sẵn sàng đâm chém ai đó bất cứ lúc nào” [54; 790]. Bị đối xử thua một con vật, vừa mới sinh con xong, Toàn Nhi phải phơi mình giữa cái nắng trưa để lật rơm trong khi “bụng vẫn đau quặn, dạ con vừa trút được gánh nặng co bóp dữ dội, mồ hôi lạnh chảy cùng mình, từng dòng âm ấm từ cửa mình chảy ra ướt đẫm hai đùi”; [54; 792]. phải sinh con trên một cái giường đầy đất đá đã nhão ra vì máu, “vượt cạn” trong sự lo lắng, sợ hãi, bẩn thỉu và cô đơn trong khi cả nhà đang lo lắng, nâng niu một con lừa cũng đang đau đẻ.
Tuy nhiên, bên trong người phụ nữ ấy, luôn có một sức sống mãnh liệt, không chỉ ở khả năng thiên phú mà còn là có một niềm tin vào tương lai, là khát
khao được sống, khát khao tìm được tình yêu, hạnh phúc gia đình đích thực: “đứng trước dòng nước trong xanh, mẹ nảy ra ý định nhảy xuống sông tự vẫn. Nhưng khi vén áo chuẩn bị nhảy, mẹ bỗng trông thấy bầu trời xanh biếc của vùng đông bắc Cao Mật in bóng dưới lòng sông. Mấy cụm mây trắng như bông bay ngang trời, những con chim sơn ca cất tiếng hót véo von dưới cụm mây trắng. Những con cá nhỏ, trong suốt bơi trong bóng mây in dưới lòng sông. Hình như chẳng có chuyện gì xảy ra, trời vẫn trong xanh, mây vẫn nhởn nhơ, lười nhác và trắng muốt như thế. Chim chóc không vì có diều hâu mà ngừng ca hát, con cá nhỏ không vì có chim bói cá mà ngừng bơi lội. Mẹ cảm thấy một làn gió tươi mát xua tan mọi uất ức trong lòng.” [54; 802]. Mang trong mình niềm tin vào cuộc sống, đi tìm sự công bằng cho thân phận người phụ nữ, mặc dù in dấu trên hình hài và trong tận sâu tâm hồn nhiều vết thương do xã hội gây ra, nên không đơn thuần chỉ là nạn nhân của xã hội phong kiến Trung Quốc mà Lỗ thị còn chính là nhân chứng tố cáo sự cay nghiệt của xã hội ấy. Và cũng là người đưa nhát búa đầu tiên đập vào nền móng vốn khập khiễng của những tập tục lạc hậu, là sự chống đối phản kháng lại chế độ xã hội phong kiến hà khắc. Ở đây vai trò của tâm lí với những diễn biến phức tạp đã phát huy cao độ. Nó làm rõ một điều rằng từ khi sinh ra đã được tạo hóa giao phó thiên chức thiêng liêng - làm mẹ, suốt đời bám víu vào thiên chức ấy, sức mạnh cuộc sống của bà là từ sự bảo bọc những đứa con mà ra. Với khả năng thiên phú ấy, dù cho có bị chà đạp bị tiêu diệt đến đâu thì nó vẫn trường tồn bằng một sức mạnh kì diệu, một niềm tin tuyệt đối, vì bà biết rằng nếu đánh mất thiên chức làm mẹ thì cũng là đánh mất luôn cả sự sống.
Ở Đàn hương hình, kết cấu cốt truyện cũng được miêu tả theo mạch vận động của tâm lí một cách rõ nét. Hãy đi theo những suy nghĩ của nhân vật Tôn Mị Nương, ta sẽ thấy được rằng mạch vận động của tâm lí quyết định kết cấu của tác phẩm.
Khi nói về việc mình sẽ đi gặp Tiền đại nhân, nhân vật Mị Nương đã bộc lộ “Tui đoán rằng giờ này quan lớn Tiền đang cùng Viên đại nhân đến từ Tế
Nam và Caclôt đến từ Thanh Đảo đang xài Á phiện, đợi hai người kia về rồi, tui sẽ lẻn vào nha môn, chỉ cần ông huyện thấy mặt là tui sẽ có cách khiến ông ta ngoan ngoãn vâng lời. Khi ấy thì không có quan lớn Tiền nào hết , mà chỉ có anh cu Tiền!” [53; 4].
Băn khoăn về việc tự nhiên mình có một ông bố chồng từ trên trời rơi xuống, nàng đã trần tình: “Quỷ quái thật! Tự dung tòi ra ông bố chồng. Bố anh chết rồi kia mà? Chẳng phải hơn hai mươi năm nay không có tin gì về bố anh hay sao?” [53; 43].
Nhận xét ban đầu về người cha chồng mới trở về, tâm lí Mị Nương: “Chà, lão già quả đáng gờm, có vẻ một tài chủ lắm bạc nhiều tiền! Cái vật cồm cộm bên trong áo chùng ắt hẳn là ngân phiếu.Nghìn lượng hay vạn lượng? Được lắm, thời buổi này ai cho sữa thì người ấy là mẹ, ai lắm tiền thì người ấy là cha “ [53; 46].
Khi tiếp xúc, nàng nhận ra rằng cha chồng quả là con người không hề đơn giản : “Tui hốt hoảng khi thấy tay lão như thép nung đỏ, nước trong chậu đồng phát ra tiếng lóc bóc, sùi bọt, bốc hơi. Kì quặc thật! Lần đầu tiên tui được chứng kiến chuyện kì lạ như thế này! Lão già ngâm tay trong nước lạnh chắc là khoan khoái lắm, Hãy nhìn khuôn mặt lão: mắt lim dim, hít không khí vào qua kẽ răng, giữ hơi một lúc lâu mới thở ra. Rõ ràng là cách thở của anh nghiện. Đã nghiện chưa, đồ con lừa! Không ngờ lão có cái trò quỷ quái nay, con yêu già!” [53; 49].
Với tình thương cha, Mị Nương lúc nào cũng nghĩ đên sự an toàn của cha đẻ Tôn Bính : “Tui múc nước giếng vo gạo, cảm giác trống trải vẫn đeo đẳng trong lòng...Tui giật mình tim đập rộn lên, linh cảm sự có mặt của bọn Đức liên quan đến chuyện cha tui” [53; 50].
Sự vận động trong tâm lí của nhân vật Mị nương còn được thể hiện ở chi tiết nàng xem so râu giữa cha đẻ nàng Tôn Bính và cha nuôi (cũng là nhân tình của nàng sau nay) - quan huyện Tiền Đinh: “Tôn Mị Nương bước qua chiếc ghế
băng, chỉ mấy bước đã lướt tới bên quan lớn. Nàng cúi xuống, bầy ngay trước mắt là gốc đuôi sam to dày....Nàng cảm thấy môi nóng ran, sự thèm muốn như con trùng nhỏ, cứ nhè trái tim mà cắn! Nàng những muốn cúi xuống hôn khắp người ông, không chừa một chỗ nào, bằng cặp môi mềm mại, nhưng không dám. Nàng cảm thấy một tình cảm còn sâu sắc hơn cả nỗi đau,... Nàng ngửi thấy một mùi thơm nhè nhẹ từ thùng nước bay lên. Nàng trông thấy râu của ông lớn, từng sợi, từng sợi cắm thẳng vào trong nước như bộ rễ của loài thủy sinh. Nàng thực sự không muốn xa thùng nước của ông lớn....” [53;199].
“Ông thân yêu... gan ruột của tui... tui sắp chết vì nhớ ông đây! Ông làm ơn... hãy thương tui...Ông như quả đào tiên! Ôi sao mà thèm! Thoạt nhìn đã yêu! Ba sinh duyên nợ! Thèm ơi là thèm, thèm nhỏ rãi, quả chín trên cành cao, ẩn sâu trong kẽ lá, kẻ nô tài giương mắt đứng trông, ngày đêm đợi và mong! Tình yêu đơn phương không đã thèm, nước miếng chảy ướt mèm! Biết khi mô quả rụng, lay không rụng, ai người trèo lên” [53; 220].
“Để quên quan huyện Tiền Đinh, nàng hướng dẫn Giáp Con cùng nàng giao hoan. Nhưng Giáp Con không phải là Tiền Đinh, đại hoàng không là nhân sâm! Giáp Con không phải thứ thuốc chữa được bệnh cho nàng. Đùa với Giáp Con xong, nỗi nhớ Tiền Đinh lại càng mãnh liệt, như lửa đổ thêm dầu. Nàng ra giếng múc nước, thấy dung nhan tiều tụy của nàng dưới giếng. Nàng cảm thấy đầu váng mắt hoa, lợm giọng buồn nôn. Trời ơi! Lẽ nào thế là hết hay sao? Lẽ nào nửa nạc, nửa mỡ thế này mà chết hay sao? Không, tui không muốn chết, tui phải sống!...” [53;222].
“Nàng trần truông đi ra sân, cảm thấy ánh trăng như nước chảy trên người. Cảm giác ấy thật là đẹp nhưng lại chạm phải vêt thương lòng, vết thương mà bất cứ lúc nào cũng có thể tái phát. Tiền Đinh ơi Tiền Đinh, ông lớn Tiền, oan gia của tui! Khi nào ông mới biết có một người đàn bà mất ngủ vì ông? Khi nào ông mới hay rằng có một quả đào mận đã chín nẫu, đang đợi ông thưởng thức...Ôi vầng trăng trên cao, Người là thần của giới nữ, là tri kỉ của giới nữ.
Nguyệt Lão trong truyền thuyết có phải là người không? Nếu Người là Nguyệt Lão trong truyền thuyết thì sao không nhắn giúp tui một cái tin? Nếu Người không phải là Nguyệt Lão trong truyền thuyết thì Nguyệt Lão chủ trì tình yêu nam nữ dưới trần là ngôi sao nào, hay vị thần nào dưới hạ giới?
Một con chim trắng rất to theo ánh trăng bay tới, đậu trên cành ngô đồng trước sân. Tim nàng đập rộn lên. Nguyệt Lão ơi Nguyệt Lão, Người thật thiêng....Người đã nge lời cầu xin của tui, sai tin sứ là con chim này đến gặp tui....Chim ơi, chim thần ơi, hãy dùng cái mỏ trắng như bạch ngoc của chim chuyển cho người mà ta yêu thương mối tương tư còn nóng bỏng...” [53;230-231].
Đoạn văn trên miêu tả tâm lí của Tôn Mi Nương trong một cơn vật vã vì nỗi nhớ, nỗi cô đơn trong tình yêu và cả khát vọng được hòa nhập về tình dục. Sự cháy bỏng của ham muốn bản năng đã thăng hoa thành những tâm tư của nhân vật dưới ngòi bút trữ tình da diết của nhà văn. Đấy là những khắc khoải mơ hồ, đẹp một cách chua xót về tình yêu của chính mình. Đấy là vẻ đẹp của sức sống toát lên từ nỗi cực nhục thân phận của nhân vật. Nhưng quan trọng là, những trăn trở, suy tư ấy không chỉ là môt lát cắt tâm lí giản đơn, nó là nút thắt vừa đóng lại một quá trình, vừa mở ra một tương lai cho tình yêu, số phận nhân vật.
Trong Rừng xanh lá đỏ, mạch vận động tâm lí được tác giả sử dụng khá thành công nhằm xây dựng cốt truyện. Giống như mạch kết cấu cốt truyện - tâm lí trong tinh thần hiện đại, thế giới của tác phẩm là thế giới của những sự kiện xen lẫn hồi ức. Sự kiện hay hồi ức không được sắp xếp một cách tách bạch, luôn luôn đan bện vào nhau tạo thành một kiểu không - thời gian trộn lẫn, vừa đau đớn vừa lãng mạn, hiện tại bề bộn bên quá khứ lúc nhòe mờ, lúc hiện ra rõ rệt trong kỉ niệm. Có thể thấy, qua những hồi ức của nhân vật, qua cốt truyện, không chỉ số phận của nhân vật mà lịch sử đất nước Trung Quốc hiện lên đầy đủ với vẻ đau thương, nhàu nát, dĩ nhiên không thiếu những khúc tráng ca. Với nhân vật, đó là những khúc đời không hề bằng phẳng, là một cuộc tranh đấu để trỗi dậy làm người trước những hoang tàn đổ nát của kiếp người dưới những bão
táp của lịch sử, trước những bi kịch, những ngõ cụt và cơ hội. Với lịch sử, đó là những trang vừa bi thảm vừa hào hùng của những sự kiện trọng đại: kháng chiến chống Nhật, cách mạng vô sản, đại cách mạng văn hóa, đại nhảy vọt, sự mở cửa và cửa mở...
Xây dựng cốt truyện dựa trên quá trình tâm lí nhân vật, Mạc Ngôn cũng rất chú ý đến việc khắc họa tâm lí nhân vật một cách sinh động:
"Nàng ngồi đó, hai tay ôm đầu, cằm đặt trên gối, hai mắt đờ đẫn nhìn hình ảnh mình nhoè nhoẹt trong gương [52; 14].
“Không được nhắc đến hắn! Câu nói của tôi chẳng khác châm lửa vào thùng thuốc súng, nàng nổi cơn điên, hét toáng lên. Vẻ nhu mì, yếu đuối của phụ nữ thoắt cái biến mất. Nàng đỏ mắt y hệt con chó bị dồn vào chân tường, tròng đen thăm thẳm phút chốc biến thành cục than ở trong lò. Nàng điên cuông đập tay lên ngực bình bịch, làn da trắng ngà giờ nổi kên những vêt đỏ tía"
"Nàng húp từng ngụm lớn, quên cả thể hiện phong thái của người phụ nữ qua cái ăn húp soàn soạt như một bà nhà quê húp cháo… ấy là lúc bà ta lún sâu vào úa khứ đau khổ không thoát ra được” [52;112].
Cuộc vật lôn đêm qua hiện rõ mồn một, em kinh hoảng, miệng lẩm bẩm: “Thật vô lí” [52; 114].
Miêu tả tâm lí hay hình thành cốt truyện trên cơ sở những chuyển động tâm lí nhân vật trong một tiểu thuyết, vào những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, thực ra không có gì mới lạ, ở cả phương Tây và phương Đông, trong đó có văn học Trung Quốc. Vậy nhưng đọc Mạc Ngôn, ta vẫn thấy một sức cuốn hút kì lạ, và không thể phủ nhận cái tinh tế trong tổ chức tác phẩm và xử lí chất liệu của ông. Việc hình thành cốt truyện trên cơ sở mạch vận động tâm lí của nhân vật bên cạnh hệ thống sự kiện, tức là việc tạo nên hai cốt truyện sự kiện - tâm lí song song, không những tạo cho người đọc cảm nhận về cái nhìn thế giới hết