6. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Chi tiết huyền thoại
Như trên đây chúng tôi đã nói, trong các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, huyền thoại được sử dụng như một phương thức hữu hiệu để tổ chức tác phẩm. Trong Rừng xanh lá đỏ, Đàn hương hình và Báu vật của đời, nhất là trong Đàn hương hình và Báu vật của đời, huyền thoại hóa cũng được sử dụng một cách khá dày đặc, trong cả không gian, thời gian, trong miêu tả nhân vật. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi chỉ khảo sát tính chất huyền thoại ở cấp độ chi tiết.
Trước hết, trong các tác phẩm của Mạc Ngôn, ta thấy các chi tiết huyền thoại xuất hiện theo kiểu cái kì - kiểu chi tiết đã có truyền thống sâu đậm trong
văn học Trung Quốc. Các chi tiết này xuất hiện trước hết kèm theo sự xuất hiện của các nhân vật siêu nhiên như thần thánh, ma quỷ... Bóng ma trong Đàn hương hình chẳng hạn, xuất hiện thông qua những lời thì thầm huyền hoặc của người bà quá cố của Triệu Giáp. Dưới sự chỉ dẫn của bà, Triệu Giáp tìm được cậu và bạn của cậu mình. Bóng ma này chỉ xuất hiện qua giọng nói văng vẳng bên tai Triệu Giáp, nhưng đã mang đến một sự thật: Giáp đã gặp được già Dư, một đao phủ nổi tiếng, Giáp đã được nuôi nấng, tập nghệ, và trở thành đao phủ chuyên nghiệp số một. Chính chi tiết ấy đã khởi đầu cho việc tạo nên một nhân vật quan trọng theo suốt cốt truyện, tạo nên một nhân vật đặc biệt cho sự phát triển của tiểu thuyết. Trong cả ba tiểu thuyết, người đọc có thể gặp rất nhiều chi tiết như vậy.
Loại chi tiết huyền thoại thứ hai là chi tiết kì ảo, nhưng bắt đầu từ sự lạ hóa của cái nhìn nhân vật về thế giới - một kiểu hoang tưởng. Loại chi tiết này cũng khá phổ biến trong các sáng tác của Mạc Ngôn nói chung và Báu vật của đời, Đàn hương hình, Rừng xanh lá đỏ nói riêng. Mỗi lần xuất hiện, nó mang đến ám ảnh về một niềm tin, hay một tâm lí hoang mang, hay nó tạo ra một huyền thoại về cái gàn dở. Đây là những suy nghĩ của Giáp con và những điều y trông thấy:
"Mẹ tớ đã bảo, rắn mà thành tinh, thì bằng cả con rồng, chạy nhanh như gió, chạy nhanh hơn cả ngựa long câu. Mẹ tớ đã tận mắt trông thấy một con rắn to bằng bắp tay, dài bằng chiếc đòn gánh, rượt đuổi một con hươu nhỏ trên đồng cỏ. Con hươu nhảy vùn vụt, nhanh như tên bắn. Còn con rắn thì sao? Nửa thân trên thẳng đứng, cỏ hai bên rẽ ra rào rào, kết cục là con rắn nuốt chửng con hươu. Vợ tớ to bằng cái thùng gánh nước, hẳn phải to gấp nhiều lần con rắn mẹ tớ kể. Tớ có chạy nhanh hơn thỏ cũng không lại tốc độ của hắn" [53; 118].
Trước đó một đoạn, tác giả miêu tả suy nghĩ và những điều Giáp con nhìn thấy: "Tớ sợ run lên. Trời ạ. Chuyện gì thế này? Chuyện mẹ tớ kể về cái anh người Quan Đông đó sau khi giấu kĩ cái râu hổ, lại nhìn thấy bản tướng của bố mẹ là người, bố anh không phải là ngựa, mẹ anh không phải là chó nữa. Còn tớ
thì đã giấu kĩ cái râu hổ, vậy tại sao bố tớ vẫn là con báo đen? (...) Rửa ráy xong, tớ trở lại phòng lớn, vẫn thấy con báo đen ngồi trên ghế thái sư bằng gỗ đàn hương chứ không phải bố tớ. Con báo nhìn tớ bằng ánh mắt khinh thường, có ý rẻ rúng tớ là một thằng nửa người nửa ngợm. Con báo đội mũ quả dưa có dây tua đỏ che cái đầu có mái tóc lởm chởm, hai tai mọc đầy lông, luôn cảnh giác dựng đứng hai bên mũ. Vài chục sợi ria cứng như dây thép, chĩa sang hai bên mép như ngạnh trê, cái lưỡi đầy gai rất linh hoạt, hết liếm mép lại liếm mũi "roạt... roạt" rồi há miệng đỏ lòm ra ngáp. Con báo mặc áo dài, bên ngoài mặc áo chẽn hoa. Hay chân thò ra khỏi tay áo dài đầy vuốt có những u đệm dày cộp, trông vừa quái đản vừa tức cười, khiến tớ vừa buồn cười vừa muốn khóc. hai bàn tay còn lần tràng hạt nhoay nhoáy nữa chứ" [53;116-117].
Trong hai đoạn trích trên, một là câu chuyện huyền hoặc mà Giáp con nghe qua lời bà mẹ, sau đó liên tưởng đến vợ mình; một do Giáp con "nhìn gà hóa cuốc". Ở ví dụ thứ nhất, nó cho thấy nỗi sợ hãi của y đối với đàn bà (quả thật vợ y - Tôn Mi Nương - cũng có hay bắt nạt y thật). Ở ví dụ thứ hai, tác giả đã khéo léo lồng vào đó ý nghĩa về sự áp bức của tinh thần gia trưởng đối với thân phận đàn bà, bởi "con báo" khủng khiếp ấy chính là bố chồng của Tôn Mi Nương - một đao phủ quyền uy.
Trong Rừng xanh là đỏ, những chi tiết mang màu sắc huyền thoại khi kể về Ngọc Trai, về những viên ngọc trai và rừng vẹt, khi kể về những trận đánh lớn nhỏ thời kháng Nhật đều góp phần phủ lên tác phẩm một lớp khói sương lãng đãng của huyền thoại, nhưng do khuôn khổ của luận văn chúng tôi chưa thể thống kê và phân tích hết được, chúng tôi sẽ nói kĩ hơn nếu có dịp trở lại.
Nhìn chung, có thể thấy, cùng với cốt truyện huyền thoại, nhân vật huyền thoại thì chi tiết huyền thoại là một phương diện không thể không nói đến khi nghiên cứu tác phẩm của Mạc Ngôn. Những chi tiết huyền thoại ấy góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng hình tượng những người đàn bà, bất hạnh nhưng vẫn lung linh một vẻ đẹp nào đó, thậm chí, nó còn tô điểm thêm phần ma mãnh, và nhất là những bí ẩn mà có lẽ, còn lâu người ta mới có thể khám phá hết,
KẾT LUẬN
1. Mạc Ngôn là một nhà tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Trung Quốc đương đại. Nghiên cứu cuộc đời, văn nghiệp Mạc Ngôn, có thể thấy đây là một nhà văn mang nhiều bất hạnh trong đời riêng. Nhưng chính những bất hạnh, những gập ghềnh trên con đường học vấn và sự nghiệp có thể chính là động lực quan trọng, để giúp ông có được những thành tựu như hôm nay. Quê hương ông, lịch sử dân tộc và thời đại ông - một quê hương u buồn, một lịch sử gập ghềnh và thời đại bão táp, đã hun đúc nên những phẩm chất, tạo nên nguồn cảm hứng dồi dào trong thế giới nghệ thuật của ông.
2. Sáng tác trên nhiều thể loại, nhưng thành công nhất của Mạc Ngôn là ở khu vực tiểu thuyết. Những tiểu thuyết của Mạc Ngôn cho ta thấy một nội lực thâm hậu, xét từ sự từng trải trong văn hóa và khả năng thấu cảm các vấn đề của lịch sử, của thời cuộc. Trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, cụ thể là trong Báu vật của đời, Đàn hương hình, Rừng xanh lá đỏ, hình tượng người đàn bà chiếm một vị trí quan trọng. Người đàn bà xuất hiện trong tác phẩm của ông mang những ý nghĩa, những giá trị sâu sắc. Đó là hiện thân sống động của những biểu tượng: biểu tượng văn hóa phồn thực, biểu tượng của thân phận bị áp bức, của những khát vọng về sự vươn lên, vượt thoát mọi áp chế và định kiến. Người đàn bà trong tiểu thuyết của ông cũng là hiện thân của khát vọng tình yêu, khát vọng giải phóng bản năng, khát vọng hướng thiện, là sự thể hiện một cách hình tượng nguyên lí mẹ... Số phận đầy cay đắng và vinh quang của họ, vẻ đẹp nữ tính, phồn thực, đôi khi mang chút tinh thần hiệp nữ, và vẻ kì bí của họ gợi nhớ đến, thậm chí có thể coi là hiện thân của đất nước Trung Hoa phương Đông với bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử, đẹp nhưng nhàu nát, với những khúc bi ca, những khúc tráng ca xúc động lòng người.
3. Để thể hiện hình tượng người đàn bà một cách sống động nhất, Mạc Ngôn đã sử dụng một nghệ thuật tiểu thuyết già dặn, biết cách tổ chức trần thuật
một cách linh hoạt, uyển chuyển. Đấy là việc sử dụng đa dạng cốt truyện, tình huống, chi tiết. Cốt truyện của Mạc Ngôn có kiểu tổ chức theo sự kiện, có kiểu tố chức theo sự dẫn dắt của tâm lí nhân vật. Mạc Ngôn cũng thường đặt nhân vật vào tình huống tự nhận thức, tình huống bi đát, tình huống phải lựa chọn, để các nhân vật tự nó trưởng thành. Tiểu thuyết Mạc Ngôn giàu chi tiết, và được tổ chức theo các hình thức khác nhau: chi tiết gợi dục, chi tiết huyền thoại. Tất cả các bình diện trên đây của thi pháp đều tỏ ra hữu dụng trong việc xây dựng hình tượng người đàn bà theo ý hướng của nhà văn.
4. Nghiên cứu những sáng tác của Mạc Ngôn nói chung và hình tượng người đàn bà trong tiểu thuyết của ông, qua Báu vật của đời, Đàn hương hình và Rừng xanh lá đỏ, người đọc có thể hiểu thêm, không chỉ là tài năng của Mạc Ngôn, không chỉ người đàn bà trong tiểu thuyết của ông, người đàn bà trong đời sống dân tộc Trung Hoa, mà còn có thể qua đó trải nghiệm thêm nhiều điều về lịch sử - văn hóa của đất nước Trung Hoa rộng lớn. Điều đó cũng có nghĩa rằng, chính những tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã góp phần giúp bạn đọc nước ngoài hiểu thêm nhiều điều về đất nước ông. Giải Nobel văn học năm 2012, thiết nghĩ là một tưởng thưởng mà ông được xứng đáng được nhận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Linh Anh (dịch và tổng hợp) (20/09/2007), “Mạc Ngôn: Học trò tập tọe hay nhà văn số một?”, http://giadinh.net.vn.
2. Lương Thị Vân Anh (2010), Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Vinh. Mã số: 60.22.32.
3. Nguyễn Cẩm Anh (2008), “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn”, Nghiên cứu Văn học, (10).
4. Nhuệ Anh(2006),Mạc Ngôn: “Cá tính làm nên số phận”, http://evan.vnexpress.net.
5. Nhuệ Anh (2009), "Mạc Ngôn: Văn học Cách Mạng - Tốt, nhưng không phải lựa chọn của tôi".
6. Tuấn Anh, “Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật”, Tạp chí Sông Hương, số 236 – 10/2008.
7. Đào Tuấn Ảnh (2008), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 8.
8. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Bakhtin.M (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dich và giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du, NXB Hà Nội.
10. Cát Hồng Binh - Tống Hồng Lĩnh (2007), “Những sự kiện nóng trong phê bình văn học Trung Quốc 2006”, Nghiên cứu Văn học,( 7).
11. Vương Cán (2007), “Ưu hóa tiểu thuyết chủ nghĩa hiện thực hôm nay” (Phan Trọng Hậu dịch từ Tân hoa văn, số 23/2006, Trung Quốc), Văn nghệ, (32).
12. Lê Nguyên Cẩn (2003), Cái kì ảo trong tác phẩm Banlzac, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
13. Phạm Tú Châu (2003), “Tiểu thuyết tiên phong Trung Quốc: ra đời, nở rộ và trầm lắng”, Tạp chí văn học, (12).
14. Chevalier.J (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới ( Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao dịch), Nxb Đà Nẵng.
15. Nguyễn Lệ Chi(12/09/2006),“Mạc Ngôn: “Tôi luôn sống trong ác mộng”,http://tuoitre.vn.
16. Nguyễn Lệ Chi (13/01/2010), “Nhà văn Mạc Ngôn: đổi đời nhờ dịch giả”,http://thethaovanhoa.vn.
17. Nguyễn Lệ Chi (15/07/2011), “Mạc Ngôn viết văn như những người lao động phổ thông”, http ://lethieunhon.com.
18. Dương Dương (2005), Mạc Ngôn, nghiên cứu và tư liệu, Nxb Nhân dân Thiên Tân.
19. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
20. Tuyết Giang (22/01/2007), Nhà văn Mạc Ngôn: “Viết tiểu thuyết chính là ăn tết”, http://vtc.vn.
21. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết S.Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt, Đại học quốc gia Hà Nội.
22. Võ Thuý Hải (2003), Nhân vật trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới - Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.
23. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( Đồng chủ biên, 1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
24. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
25. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại: kí - bi kịch - trường ca anh hùng ca - tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
26. Trần Đình Hiến ( 2003), “Nhà văn Nguyên Hồng nói về tiểu thuyết, Văn nghệ, (47).
27. Trần Đình Hiến (27/09/2007), “Đàn hương hình: cơn “nghén” âm thanh của Mạc Ngôn”, http://giadinh.net.vn.
28. Hồ Sỹ Hiệp (2001), "Tranh luận về văn nghệ Trung Quốc thời kỳ mới",
Sông Hương, (2).
29. Hồ Sỹ Hiệp (2001), Văn học thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Khoa ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Hồ Sĩ Hiệp (2002), Một số vấn đề Văn học Trung Quốc thời kì đổi mới, Nxb ĐHQG TP.HCM.
31. Hồ Sĩ Hiệp (2003), “Tiểu thuyết của Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam”, Nxb ĐHQG TP. HCM.
32. Hồ Sĩ Hiệp (2007), Một số vấn đề Văn học Trung Quốc đương đại, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
33. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.
34. Nguyễn Thị Hoài ( 2012), Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Vinh. Mã số: 60.22.32.
35. Hoàng Thị Bích Hồng (10/2007), “Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, Tạp chí Sông Hương, số 224.
36. Thanh Huyền (25/03/2010), “Mạc Ngôn trong cách ứng xử với quê hương”, http://evan.vnexpress.net.
37. Nguyễn Xuân Khánh (2002), “Suy nghĩ về hiện thực trong đổi mới tiểu thuyết”, Văn nghệ, (47).
38. Lưu Tư Khiêm (14/01/2006), “Văn học nữ tính”, Phan Trọng Hậu lược dịch từ Tân Hoa Văn.Trích báo Văn nghệ số 2.
39. Khrapchenko.M.B (2003), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới Hà Nội.
40. Kundera.M (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Đà Nẵng.
41. Cao Kim Lan (2005), “Mấy vấn đề thi pháp cốt truyện”, Nghiên cứu Văn học, (6)
42. Hoàng Thị Thanh Lê (2011), Tìm hiểu 41 chuyện tầm phào của Mạc Ngôn, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Vinh. Mã số: 60.22.32.
43. Lê Nguyên Long (2006), “Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học”, Nghiên cứu Văn học (7).
44. Lotman.IU (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
45. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình (1998), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
46. Phương Lựu (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
47. Vương Mông (1999), “Bàn về tiểu thuyết nhân sinh”, Văn học nước ngoài, (4).
48. Nakamura.H (1988), Phương thức tư duy của người Phương Đông, (Nguyễn Thị Bích Hà dịch), Giáo trình tham khảo Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nxb Yoshodo, Tokyo, Nhật Bản.
49. Trần Thị Ngoan (11/2009), Biểu tượng tiêu biểu trong Báu vật của đời, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Vinh. Mã số 60.22.32.
50. Mạc Ngôn (2000), Truyện ngắn Mạc Ngôn, Nxb Văn nghệ Thượng Hải.
51. Mạc Ngôn (Nguyễn Thị Thại dịch, 2003), Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Nxb Văn học.
52. Mạc Ngôn (2003), Rừng xanh lá đỏ ( Trần Đình Hiến dịch), Nxb Văn học.
53. Mạc Ngôn (2004) (Trần Đình Hiến dịch), Đàn hương hình, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
54. Mạc Ngôn (2005) (Trần Đình Hiến dịch), Báu vật của đời, Nxb Văn học, Hà Nội.
55. Mạc Ngôn (2006), “Bảo vệ sự tôn nghiêm của tiểu thuyết dài” (Phan Trọng Hậu dịch), Văn nghệ, (43).
56. Mạc Ngôn (2007), Báu vật của đời ( Trần Đình Hiến dịch), Nxb Văn nghệ.
57. Phạm Xuân Nguyên (04/08/2005), “Sự sinh, sự chết, sự sống: “Đọc Báu vật của đời của Mạc Ngôn”, http:// tanviet.net.
58. Hứa Mạn Nhi (2007), "Mạc Ngôn-Nhà văn có thực lực nhất Trung Quốc", Văn nghệ trẻ, (47) .
60. Lâm Kiến Phát, Vương Nghiên (2004), Mạc Ngôn và những lời tự bạch (Bản dịch của Nguyễn Thị Thại), Nxb Văn học, Hà Nội.
61. Hoàng Phê ( Chủ biên, 2002), Từ điển Tiến Việt, Nxb Đà Nẵng.
62. Nguyễn Khắc Phê (12/2002), “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết “Báu vật của đời” và “Đàn hương hình”, Tạp chí Sông Hương
số 166 .
63. Nguyễn Thị Minh Quân (2006), Nghệ thuật tự sự trong Đàn hương hình,