Tiểu thuyết một thể loại quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 28)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Tiểu thuyết một thể loại quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn

của Mạc Ngôn

Lúc Mạc Ngôn mới bắt đầu sáng tác, văn học đương đại Trung Quốc đang ở vào hậu kì của “văn học vết thương”, hầu như tất cả các tác phẩm văn học đều tố cáo tội ác của cách mạng văn hoá. Lúc đó văn học Trung Quốc còn phải mang rất nhiều nhiệm vụ chính trị, và không có được phẩm chất độc lập.

Mạc Ngôn cũng không nằm ngoài dòng chảy lịch sử ấy và ông đã sáng tác một số tác phẩm khá đơn giản về kết cấu, chủ yếu là những sáng tác mô phỏng, nặng về chính trị, đó là các sáng tác đầu tay như Đêm mưa xuân giăng giăng, Người lính xấu, Vì con, Con đường bán bông, Âm nhạc dân gian, Gió trên đảo, Dòng sông trong mưa... Một số tác phẩm được tán thưởng nhưng theo Mạc Ngôn thì đó là những truyện tồi, “giờ đọc lại muốn đốt đi”.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, vào giữa tháng 12 năm 1984, ông đã bắt gặp được sách của Phôn-knơ một nhà văn người Mỹ, ông thấy rất thích, rất gần gũi và thân thiết với nhà văn này. Trước đó Mạc Ngôn đã viết văn theo cách giáo trình dạy viết truyện đã dạy và ông đã không tìm được cái mình muốn viết. Nhưng sau khi đọc Phôn-knơ thì ông như sực tỉnh ra nhà văn không chỉ hư cấu ra nhân vật, câu chuyện mà còn có thể hư cấu ra địa lý. Và thế là ông mạnh dạn đưa thôn Đông Bắc Cao Mật của mình lên trang giấy. Từ đó về sau ông không phải tìm cái để viết nữa mà chỉ thấy buồn vì không viết kịp và không viết

nổi, “Tôi thường cảm thấy trong lúc viết một truyện nào đó, những cấu tứ mới đã dồn đuổi tôi như một đàn chó dữ ở phía sau lưng” [51; 90].

Đặc biệt trên bước đường sáng tác của mình, ông càng trưởng thành hơn về tư tưởng, đó là ý thức được rằng văn học cần phải thoát khỏi bóng đen ám ảnh của chính trị, văn học không chỉ phục vụ cho chính trị, văn học không chỉ thể hiện nỗi đau khổ về vật chất mà còn phải thể hiện nỗi đau khổ về tinh thần và đặc biệt là khao khát muốn tác phẩm văn học của mình không chỉ có liên quan đến chính trị mà còn có ý nghĩa rộng rãi, phổ biến đến tất cả mọi người dân, muốn tác phẩm của mình được nhiều người chấp nhận và hiểu rõ hơn. Đồng hành với sự trưởng thành ấy là hàng loạt những tác phẩm gây được tiếng vang trên văn đàn. Hơn nữa ông còn là nhà văn có tâm huyết với nghề, luôn muốn hoạt động văn học là hoạt động sáng tạo. Và ông cũng nhận thức được rằng không thể học cái kiểu của những người đang gặp may trên văn đàn, bằng cách thay tên đổi họ, biến những thứ của nhà văn phương Tây thành cái của mình. Nên ông “muốn viết ra những thứ thuộc về tôi, nó khác với mọi người và khác với các nhà văn phương Tây và khác với các nhà văn Trung Quốc khác” [51;108].

Có thể thấy trên bước đường sáng tác, Mạc Ngôn đã thể hiện mình ở nhiều thể loại như báo chí, kịch, truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là truyện dài (Tiểu thuyết trường thiên).

Mạc Ngôn để lại một khối lượng đồ sộ về thể loại tiểu thuyết như các cuốn sau: Gia tộc Cao lương đỏ (1987), Bài ca ngồng tỏi Thiên Đường (1988),

Mười ba bước (1988), Bạch cẩu thu thiên giá (1989), Tửu Quốc (1993), Gia tộc thực thảo (1993), Báu vật của đời (1995), Rừng xanh lá đỏ (1999), Đàn hương hình (2001)...

Thời gian sáng sác quả là tỉ lệ nghịch với số lượng tác phẩm. Mạc Ngôn đã công bố hơn 10 cuốn tiểu thuyết, hơn 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tuỳ bút... tổng cộng trên 240 tác phẩm.

Những thành tựu văn học cơ bản của nhà văn Mạc Ngôn đã thể hiện qua việc ông đoạt được nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước. Năm 2000 Hội Nhà văn Thượng Hải đã bình chọn 10 tác giả ưu tú và 10 tác phẩm xuất sắc nhất trong thập kỉ 1900, trong đó có Mạc Ngôn. Mạc Ngôn được bình chọn là một trong mười nhà văn ưu tú của 10 năm cải cách, mở cửa cùng với Vương An, Dư Hoa, Hàn Thiếu Công, Trần Trung Thực, Sử Thiết Sinh, Trương Vĩ, Giả Bình Ao, Trương Thừa Chí, Dư Thu Vũ. Năm 1987, Giải tiểu thuyết toàn quốc lần thứ 4 (1987) cho tiểu thuyết Cao lương đỏ, tác phẩm được chuyển thể thành bộ phim truyện nhựa cùng tên (đạo diễn Trương Nghệ Mưu) đã đoạt giải Gấu vàng tại Liên Hoan Phim Berlin lần thứ 38. Tháng ba năm 1989, tiểu thuyết Bạch cẩu thu thiên giá được trao giải Liên hợp báo của Đài Loan. Tháng 12-1995, tiểu thuyết Báu vật của đời đã giành Giải nhất về tiểu thuyết do Hội Nhà văn Trung Quốc bình chọn. Cũng trong năm này bộ phim hợp tác Mặt trời có tai đã giành được giải Gấu bạc tại Liên hoan phim Bec-lin. Năm 2000, Một lần chạy dài của 30 năm trước giành được giải nhì cho truyện vừa xuất sắc nhất do Hội Nhà văn Thượng Hải bình chọn năm 2000 (không có giải nhất). Năm 2003, tiểu thuyết

Bạch cẩu thu thiên giá được chuyển thể thành phim Sưởi ấm đoạt giải Kim Kì Lân với số tiền thưởng là 80.000 USD tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo đầu tháng 11, và còn được đề cử cho 7 giải thưởng khác tại giải Kim Kê Trung Quốc diễn ra trong tháng 11 cùng năm. Đặc biệt năm 2004, trong số 23 tác phẩm văn học bình chọn giải Mao Thuẫn lần thứ sáu thì tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn xếp vị trí số một, với 100% phiếu thuận... Có thể tổng kết các giải thưởng mà Mạc Ngôn giành được như: Giải Văn học Liên hợp (Đài Loan), Giải Văn học Laure Batailin (cho tác phẩm Tửu Quốc được giành giải thưởng văn học có tên là Laurebataillon ở Pháp cho “những ý tứ sâu xa và nhiều ý nghĩa tượng trưng” và “nhiều tinh thần sáng tạo”), Giải Văn học Quốc tế Nonino (í), Giải thưởng lớn cho Văn hoá Châu á (Nhật), Giải Hồng Lâu Mộng cho Tiểu thuyết Hoa ngữ thế giới (Hồng Kông), Giải Văn học Hoa ngữ New

York (Mỹ), Huân chương Kỵ sĩ Nghệ thuật Văn hoá Pháp (tháng 3, năm 2004), Tiến sĩ văn học danh dự do trường Đại học Công Khai Hồng Kông trao tặng (tháng12, năm 2005)...

Mạc Ngôn đã đóng góp cho nền văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. ở Đức, bản tiếng I-ta-li của cuốn Gia tộc Cao lương đỏ, tiêu thụ tới 10 ngàn cuốn; tiểu thuyết Báu vật của đời sau 3 tháng xuất bản đã bán được 7 ngàn cuốn. Con số trên chưa phải là lớn, nhưng sách của một nhà văn Trung Quốc được tiêu thụ như thế ở nước ngoài thì đã là một kì tích. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Hàn, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Việt Nam..., và đều có sức ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước. Trở thành người nổi tiếng khiến Mạc Ngôn luôn bận rộn. Ngoài việc sáng tác ông được mời đi dự nhiều cuộc hội thảo, trả lời phỏng vấn trên các báo, tạp chí có tiếng trong và ngoài nước, đi nói chuyện tại nhiều trường đại học danh tiếng...

Trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn, tiểu thuyết chỉ chiếm số lượng khá khiêm tốn nhưng được biết đến nhiều nhất. Đây là thể loại có dung lượng lớn, thể hiện được độ sâu về vấn đề được đề cập. Đồng cũng là thể loại chiếm được nhiều giải thưởng nhất trong lâu đài văn học của ông.

Thành tựu tiểu thuyết là một tiêu chí quan trọng cho thành tựu nghệ thuật của một thời đại và cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá tài năng của một nhà văn. Trong sự nghiệp sáng tác văn học, có thể thấy Mạc Ngôn thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết, và ông được coi là nhà tiểu thuyết ưu tú. Các đề tài mà ông đề cập đến không chỉ là về hiện thực xã hội mà còn về lịch sử. Vạch trần những vết thương đau trong “Đại cách mạng văn hoá”, thể hiện những nỗi trăn trở day dứt trước sự cải cách mở cửa, nỗi chiêm ngiệm về chiến tranh và cách mạng... Tất cả toát ra trong các tiểu thuyết Đàn hương hình, Báu vật của đời, 41 phát đại bác, Sinh tử vần xoay, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, Cây tỏi nổi giận...

mà còn làm bùng cháy lòng căm ghét đối với thế lực gian ác, và lòng tin kiên định ánh sáng tất chiến thắng đen tối. Cũng như các nhà tiểu thuyết đương đại Trung Quốc, tiểu thuyết của Mạc Ngôn phản ánh cuộc sống xã hội với sự thay đổi tâm lý con người ở thời kỳ mới. Về mặt này, Rừng xanh lá đỏ đã gây phản ứng mạnh mẽ trong người đọc. Nó không chỉ phản ánh hiện thực cải cách về chính trị, kinh tế, mà còn miêu tả và thúc đẩy sự diễn biến tâm lý xã hội và đạo đức luân lý đương thời... Hàng loạt tiểu thuyết khác như Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận, Sinh tử vần xoay, Tửu quốc... từ những góc độ khác nhau đi sâu phản ánh những mâu thuẫn xung đột gay gắt trong hiện thực biến đổi, biểu hiện mạnh mẽ tinh thần chiến đấu cách mạng thay đổi hiện trạng, chấn hưng Trung Hoa, đi sâu vào vấn nạn tinh thần của người dân Trung Quốc. Đồng thời, phản ánh kịp thời ý thức của thời đại mới như giá trị đạo đức mới, quan điểm tâm lí mới, quan điểm mỹ thuật mới, thái độ nhân sinh mới.

Tiểu thuyết của Mạc Ngôn còn thể hiện những suy ngẫm tìm tòi về chủ nghĩa nhân đạo, về nhân tính, đối thoại mang màu sắc tâm linh với những vấn đề tình yêu, sự nghiệp, nhân sinh. Cũng từ đó mà mổ xẻ, phán xét một cách lạnh lùng đối với những nhân vật mang nỗi đau tinh thần, tìm hiểu sâu sắc hình thái chính trị, kinh tế, đạo đức ở nông thôn Trung Quốc.

Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không chỉ phong phú, sâu sắc về nội dung phản ánh mà còn hiện đại về hình thức thể hiện. Do sự thay đổi của bối cảnh cuộc sống xã hội, tư tưởng văn học mà các tiểu thuyết gia đương đại luôn coi trọng cá tính sáng tác bản thân, từ đó dẫn tới sự thay đổi về phong cách và hình thức văn học. Mạc Ngôn cũng không nằm ngoài sự thay đổi ấy. Ông tiếp thu những thủ pháp nghệ thuật, kĩ xảo biểu hiện của chủ nghĩa hiện đại như dùng thủ pháp tượng trưng, huyền ảo... để phản ánh cuộc sống; sử dụng thủ pháp “dòng ý thức” để biểu hiện tiềm thức của con người, tăng thêm dung lượng tác phẩm. Ông còn sử dụng thêm thủ pháp của chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa siêu thực v.v… để phản ánh cuộc sống, mở rộng tầm nhìn của nhà văn và mở rộng

không gian nghệ thuật. Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình... của

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 28)