Biểu tượng của thân phận bị áp bức

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 51)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Biểu tượng của thân phận bị áp bức

Nói đến những thân phận bị áp bức là nói đến điều gì đó vừa cụ thể gần gũi nhưng lại vừa bao la vượt quá tầm hiểu biết của con người. Cuộc đời có nghĩa hay vô nghĩa cũng là điều mà chúng ta sống, chúng ta đảm nhận từng ngày. Xoay quanh thân phận con người luôn có những câu hỏi làm cho người ta trăn trở và day dứt khôn nguôi. Nhân vật nữ, đặc biệt là người đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung và bộ ba tiểu thuyết Đàn hương hình, Báu vật của đời và Rừng xanh lá đỏ nói riêng là những biểu tượng của thân phận bị áp bức. Đó là những con người mà số phận họ gắn với những đổi thay trong xã hội.

Báu vật của đời của Mạc Ngôn được viết theo quan điểm lịch sử nhưng là lịch sử trong con mắt nhân dân tức là viết về mảng khuất trong lịch sử Trung Quốc khoảng 100 năm. Với lối viết như vậy tác giả đã mở ra một không gian lịch sử rộng lớn phản ánh thực chất cuộc sống của con người như nó vốn có. Thông qua gia đình Thượng Quan nỗi đau về con người thân phận - những nỗi đau có thể nhìn thấy và những nỗi đau không dễ nhận ra được phản ánh đầy đủ. Con người không chỉ chịu sự áp bức khắc nghiệt của chế độ phong kiến mà trong giai đoạn chuyển mình của đất nước các thế lực khác cứ đến rồi đi, tai họa, chết chóc bám riết lấy người dân. Nhìn vào những cô gái nhà Thượng Quan, ta thấy được những chuyển biến sâu sắc trong cuộc “chuyển dạ” vĩ đại của đất nước Trung Hoa, nhìn vào đó ta cũng thấy được những góc khuất của lịch sử bị chính những người trong cuộc cố tình quên lãng. Mỗi đứa con gái nhà Thượng Quan đều chọn cho mình một con đường, một cách sống và một cách chết khác nhau, đó chính là con người thân phận trong những biến động của gia đình, của lịch sử. Đồng thời chính họ đã góp phần tạo nên lịch sử phát triển của

gia đình, của vùng đất Cao Mật hay nói rộng ra đó là lịch sử phát triển của cả đất nước Trung Hoa.

Lỗ Toàn Nhi, người đàn bà tiêu biểu nhất, mà số phận của bà là bức tranh hiện thực nhất của con người bị cuộc sống đọa đày do những định kiến xã hội gây nên. Bà lấy phải người chồng bất lực không có con được thì bị mẹ chồng đánh, mắng, chửi rủa: “Nhà Thượng Quan tiền oan nghiệp chướng hay sao cưới phải quả mít đực, tuyệt tự đến nơi rồi” [54; 734].; “Lại còn khóc hả? Cô là cái thứ gì? Ba năm rồi, đực thì không dám mong, cái thì cũng không nốt! Ngày mai trở về nhà cô đi, nhà Thượng Quan không thể vì cô mà tuyệt tự” [54; 734]. Trước nỗi khao khát được làm mẹ cô phải đi xin giống của những người đàn ông khác, cuối cùng Toàn Nhi cũng cho nhà Thượng Quan một đàn con chín đứa của những người đàn ông khác nhau. Nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời của Lỗ Toàn Nhi không phải là cái chết của cha mẹ, không phải là sự hành hạ thân xác của tục bó chân, cũng không phải do sự vũ phu của người chồng mà đó chính là tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai. Đây chính là điều đã buộc Lỗ Toàn Nhi phải ngủ với những người đàn ông không mong muốn, phải đem tiết hạnh, đem tấm thân của mình đánh đổi lấy sự bình yên trong cuộc sống.

Thân phận Lỗ thị, là thân phận của người phụ nữ Trung Quốc bị coi rẻ trong xã hội, sau đó là sự mất lòng tin của người phụ nữ ấy đối với cuộc đời của mình, chị không có con sẽ luôn bị đọa đày, vì vậy chị tìm mọi cách để có con chỉ vì muốn thoát khỏi cảnh khổ ải của gia đình nhà chồng. Việc Toàn Nhi đẻ con cho nhà Thượng Quan đến chín đứa nhưng “Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng không phải giống nhà Thượng Quan” [54; 785]. chính là tiếng cười ngạo nghễ trước sự thật phũ phàng mà chị phải gánh chịu về định kiến phải có con trai, là hiện thực bị phơi bày một cách nhục nhã trong sự uất hận của bà Lã khi biết sự thật về cháu trai duy nhất của mình: “Tóc nó vàng một cách kì lạ”, “Nó không phải con cháu nhà Thượng Quan” [54; 243].

Trong Báu vật của đời con người bị áp bức, đè nén hết sức nặng nề về mặt tinh thần và thể xác. Đó phải chăng là sự nhạt nhòa của tình người và kiếp

nhân sinh qua lời cầu xin của nhân vật Lỗ thị : “Tạ ơn trời đất, cuối cùng thì nẻ đít ra rồi! Xin Bồ Tát phù hộ sang năm cho gia đình con xin đứa con trai!” [54; 11]. Dù phải đi “xin giống” của sáu người đàn ông, nhưng rồi bảy đứa con ra đời đều là bảy cô con gái cả. Bảy đứa con toàn gái làm cho cuộc sống của Lỗ thị trong gia đình chồng càng thêm khốn khổ: “Từ khi sinh đứa con gái thứ tư, bầu trời nhà Thượng Quan lúc nào cũng mây đen vần vũ, mặt bà nội như lưỡi hái vừa lấy ra khỏi nước sôi, sẵn sàng đâm chém ai đó bất cứ lúc nào” [54; 746]. Bị đối xử không bằng một con vật, vừa mới sinh con xong, Toàn Nhi phải phơi mình giữa cái nắng trưa để lật rơm trong khi “bụng vẫn đau quặn, dạ con vừa trút được gánh nặng co bóp dữ dội, mồ hôi lạnh chảy cùng mình, từng dòng âm ấm từ cửa mình chảy ra ướt đẫm hai đùi” [54; 748-749].; phải sinh con trên một cái giường đầy đất đá đã nhão ra vì máu, “vượt cạn” trong sự lo lắng, sợ hãi, bẩn thỉu và cô đơn trong khi cả nhà đang lo lắng, nâng niu một con lừa cũng đang đau đẻ. Người phụ nữ ấy nhận ra một chân lí nghiệt ngã: “Là đàn bà, không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh con trai” [54;739]. Cái xã hội mà tính mạng con người bị khinh khi vì không có con trai “không có con trai thì suốt đời cô chỉ là nô lệ; đẻ con trai, cô lập tức thành chủ nhà” [54; 739].

Người đàn bà trong Báu vật của đời còn chịu nỗi đau vì nỗi ám ảnh bởi sự ngắn ngủi của kiếp người. Trong thế giới ấy con người là những kẻ bị vây hãm trong tận cùng của những nỗi sợ hãi, khổ đau và tuyệt vọng; ở đó, cái chết như trở thành một dạng thức cố hữu quấn chặt lấy số phận của nhân vật. Sự đe dọa và màu sắc của cái chết cô đặc, rõ nét và thường trực, không một nhân vật nào thoát được ra ngoài vòng vây của cái chết, nhân vật thường đứng trước những dự cảm cận kề về cái chết: “Nhìn cái cẳng ngựa cô nhìn thấy chết chóc” [54; 46]. Thế giới nhân vật trong Báu vật của đời xuất hiện nhiều cái chết. Con người trong tác phẩm được đặt trong trạng thái tồn tại một cách mong manh. Nhà văn đã tạo ra trong sáng tác của mình một hệ thống cái chết. Các nhân vật

chết do chiến tranh, đói rét chứ không phải do bệnh tật. Hơn 800 trang sách thì số trang xuất hiện từ “chết” là rất lớn, có trang lên tới 6 lần (như trang 64). Ở đó, những người đàn bà cũng không thoát khỏi bi kịch này. Đó là cái chết của Tôn Đại Cô “tên lính Nhật giơ súng lên, lẩy cò. Bà dướn người một cái rồi ngã vật xuống”. Cái chết ở đây không phải là cái chết bình thường, một cái chết tự nhiên do tuổi tác. Nó là sự kết thúc của một cuộc đời còn đang dang dở với nhiều dự định chưa thực hiện được, đó là những cái chết do chiến tranh. Cái chết vốn là cái vô thường tuyệt đối của con người. Trong sáng tác của Mạc Ngôn, nó treo lơ lửng trên đầu mỗi con người, đe dọa, theo đuổi con người giống như một cái án treo trong cuộc đời đầy bất trắc, không có gì đảm bảo. Cái chết bình thường đến một cách nhẹ nhàng, bình yên như là sự trở về với bản thể tự nhiên. Nhưng với Mạc Ngôn, cái chết lại như một sức mạnh vô hình bao vây, rượt đuổi con người, lấn chiếm không gian, cả bầu không khí hít thở hàng ngày mà số phận con người không tránh khỏi.

Từ những ám ảnh về tuổi già, sự bất lực, sự ngắn ngủi về kiếp người, Mạc Ngôn đã thể hiện một cảm quan riêng về thân phận con người ở một thời đầy biến động. Báu vật của đời khơi gợi một cảm giác mới lạ, đúng hơn là sự tác động mạnh đến cảm giác người đọc - cảm giác về sự mong manh của kiếp người và sự khốn cùng của nó khi xã hội như đang tự hủy hoại.

Thân phận những người nói chung, người phụ nữ nói riêng không còn là câu chuyện của những con người ở một vùng đất mà là câu chuyện về kiếp nhân sinh.

Cũng như rất nhiều sáng tác của Mạc Ngôn, Nhân vật Mị Nương trong

Đàn hương hình cũng là một biểu tượng của thân phận bị áp bức. Cô từ nhỏ đã không được ở với gia đình, với người bố đẻ của mình mà phải làm con nuôi. Người bố nuôi ấy sau này lại chính là nhân tình của cô. Lấy chồng, cô không được lấy một người chồng “lành lặn” như bao người phụ nữ khác. Cuộc sống có quá nhiều điều diễn ra nên mọi việc xuất hiện đều làm con người hoài nghi tính chân thật của nó. Họ cho rằng sự thật có thể không phải là sự thật và cũng chẳng

có sự thật nào cả. Có khi những điều bản thân mình cho là đúng nhưng cũng là không đúng. Nhân vật Mi Nương trong Đàn hương hình đã từng trăn trở có người giả mạo là bố chồng cô, cô không biết vì lý do gì, nhưng cô hoài nghi như vậy và cô quyết tìm ra sự thật: “Lão không phải là bố chồng tui. Tui lấy Giáp Con đã hơn mười năm, chưa bao giờ nghe nói có một ông bố chồng ở kinh thành. Giáp Con chưa bao giờ nói đã đành, hàng xóm láng giềng cũng chưa bao giờ nói. Lão có thể là tất cả, nhưng không thể là bố chồng tui. Khuôn mặt của lão hoàn toàn không giống khuôn mặt chồng tui. Đồ ôn dịch, chắc chắn nhà ngươi là con mèo rừng đã hóa thành tinh?” [53; 30].

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w