Nhìn chung về người đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn (qua Đàn hương

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 43)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Nhìn chung về người đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn (qua Đàn hương

(qua Đàn hương hình, Báu vật của đời và Rừng xanh lá đỏ)

Trong nền văn học đương đại Trung Quốc, Mạc Ngôn cùng với Vương Mông, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Phùng Ký Tài, Lục Văn Phú, Trương Tử Long… được xem là những hiện tượng văn học. Tác phẩm của họ đã vượt ra ngoài biên giới Trung Hoa rộng lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng và giới nghiên cứu phê bình nhiều nước trên thế giới.

Với bút lực dồi dào, Mạc Ngôn đã xuất bản 11 tiểu thuyết, 20 truyện dài, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Hàn, Ba Lan, Hà Lan, Việt Nam… thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng yêu văn chương nghệ thuật. Những tác phẩm làm nên “hiện tượng Mạc Ngôn” có thể kể đến : Cây tỏi nổi giận, Cao lương đỏ, Tửu quốc, Thập tam bộ, Sống đọa thác đày, Người tỉnh nói chuyên mộng du, Trâu thiến, 41 chuyện tầm phào…và đặc biệt là ba tiểu thuyết: Đàn hương hình, Báu vật của đời và Rừng xanh lá đỏ .

Báu vật của đời (Phong nhũ phì đồn), được xuất bản vào tháng 9 năm 1995 và ngay trong năm ấy được trao giải thưởng cao nhất về truyện và nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học. Báu vật của đời khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa, thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Từ những số phận khác nhau, lịch sử được tiếp cận dưới nhiều góc độ, tạo nên sức sống, sức thuyết phục nghệ thuật cho tác phẩm. Nổi bật lên trong số phận của họ đó là những người đàn bà, đó là những biểu tượng của văn hóa với ý nghĩa phồn thực; những thân phận bị áp bức và ở họ còn là sự biểu hiện ở nguyên lí mẹ. Đó là những con người rơi vào bi kịch giữa xã hội; bi kịch trong gia đình và bi kịch trong chính bản thân mình. Họ có khát vọng bản năng, khát vọng hướng đên chân - thiện - mĩ và đặc biệt là họ có khát vọng vượt thoát khỏi những định kiến và số phận.

Đàn hương hình là bộ tiểu thuyết lịch sử được Mạc Ngôn viết trong 5 năm từ năm 1996 đến năm 2001. Tác phẩm được phát triển dựa trên bộ hý kịch cùng tên gồm 9 cảnh vốn có từ cuối Thanh đầu Trung Hoa dân quốc. Tác phẩm có một kết cấu khá lạ với 3 phần: đầu phụng, bụng heo và đuôi beo. Tác phẩm tái hiện câu chuyện diễn ra tại vùng Đông Bắc, Cao Mật vào năm 1990, lấy bối cảnh lịch sử thời kỳ chống quân xâm lược Đức của nhân dân Trung Quốc, trong đó ta thấy nổi bật lên là những người đàn bà ở trong truyện. Những người đàn

bà mà qua đó ta thấy cả lich sử Trung Quôc thời hiện đại. Đó là những người đàn bà với những nỗi thống khổ ở đời khi rơi vào bi kịch giữa xã hội, bi kịch trong gia đình và bi kịch trong chính mình. Họ là những con người có khát vọng mãnh liệt trong vượt thoát khỏi những định kiến và số phận, họ không thoát khỏi những khát vọng bản năng, nhưng họ cũng là những người có khát vọng hướng về cái đẹp, cái thiện một cách mãnh liệt.

Rừng xanh lá đỏ mà nổi bật lên là người đàn bà với khát vọng hướng tới cái cao cả trong việc kiếm tìm một tình yêu đích thực, hướng tới một lẽ sống đúng đắn trong cuộc đời trong cống hiến bản thân cho xã hội. Nhưng cũng lại là người đàn bà rơi vào bi kịch trong chính mình với những dục vọng thấp hèn, ăn chơi sa đoạ của con người bị khát vọng bản năng chèn lấp.

Trong mỗi tác phẩm, hình tượng người đàn bà nổi lên trong một cốt truyện với những diễn biến, những sự kiện, những tình huống, những chi tiết khác nhau. Lỗ thị (Báu vật của đời) khổ sở với những lần vượt cạn để cho ra đời những đứa con, mà mỗi đứa là sản phẩm của một cuộc giao tình với một người đàn ông khác, để rồi, những đứa con ấy lần lượt rời đi để lại bà cô đơn một mình. Tôn Mi Nương (Đàn hương hình) căng mình để phục dịch gia đình chồng, căng mình để chịu đựng những sỉ nhục nhằm cứu vãn tình thế của bố đẻ; Lâm Lam (Rừng xanh lá đỏ) đã phải trải qua bao sóng gió, chịu bao đau khổ, nhục nhã để trở thành một người đàn bà thành đạt, nhưng lại cũng chịu đựng những gì bi thảm nhất của số phận... Phía sau, hay bên cạnh những nhân vật ấy là những thân phận đàn bà khác: những người con của Lỗ thị trong Báu vật của đời; Ngọc Trai trong Rừng xanh lá đỏ... Nỗi đau khổ, tủi hờn không buông tha ngay cả những con người hiền lành, nhân hậu nhất.

Bên cạnh việc miêu tả những người đàn bà đau khổ trong cảm hứng da diết về cái bi, trong các sáng tác của mình, Mạc Ngôn còn miêu tả người đàn bà như là hiện thân của những tín ngưỡng, văn hóa, như là hoài niệm về nguyên lí mẹ, "hoài niệm phồn thực". Bao giờ cũng thế, đau khổ, nhiều khi ham hố, đôi

khi tàn độc, dữ dằn, nhưng ở những người đàn bà ấy vẫn rực sáng le lói những nét đẹp mê đắm. Có khi là nét đẹp đầy nữ tính với những ham muốn đến bất tận. Người đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn có khi mang nét đẹp của những anh hùng, những hiệp nữ... có chút hơi hướng của tiểu thuyết Kim Dung. Điều này như một sự kế thừa truyền thống văn học Trung Quốc, và cũng thể hiện tinh thần mã thượng, vốn là một trong những nét đẹp khó thể phủ nhận của xứ sở có nền văn hóa có bề dày, có chiều sâu này. Vì thế, người đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn là những phức thể mang trong mình nhiều yếu tố, nhiều phẩm chất đối lập, nó khiến người đọc hình dung về một dịu dàng cay đắng. Người đàn bà ấy, với những biểu hiện phong phú, phức tạp của mình, như là một sự soi chiếu kí ức dân tộc Trung Hoa.

Chương 2

NỘI DUNG THẨM MĨ CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 43)