Tổ chức cốt truyện theo sự kiện

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 94 - 98)

Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN

3.1. Nghệ thuật thể hiện hình tượng người đàn bà thể hiện trong tổ chức cốt truyện

3.1.1. Tổ chức cốt truyện theo sự kiện

Trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn những sự kiện luôn bám vào cuộc đời nhân vật, thể hiện số phận nhân vật, đặc biệt là số phân người đàn bà.

Tiểu thuyết Báu vật của đời có cấu trúc giống như một vở kịch được tạo nên từ nhiều màn kịch, mỗi màn kịch là một sự kiện không theo quan hệ lô gíc.

Sự đứt gãy dòng ý thức của nhân vật cho phép đảo lộn thời gian, xáo tung nó lên trong sự hồi tưởng vốn dĩ thiếu sự rành mạch. Những dòng kí ức và suy tư ùa kéo nhân vật về với không gian quá khứ, cảnh vật, con người, sự kiện… nối liền rộng lớn và trải dài trên những phiến đoạn vỡ vụn của trí nhớ. Quá khứ - hiện tại đan xen đứt gãy, những liên tưởng của nhân vật gợi ra những khúc đoạn khác nhau của cuộc đời. Điều này khiến cho cốt truyện vụn vỡ. Dường như tất cả các sự kiện trong tác phẩm đều không được Mạc Ngôn trình bày theo diễn biến một chiều, trước sau, nhân quả, mà được phá tan ra từng mảng rồi ném vào

mỗi chương một vài mảnh nhỏ. Muốn có cái nhìn trọn vẹn về các sự kiện, về cốt truyện, người đọc phải tự sắp xếp các mảnh vỡ đó lại, đưa cảm giác chủ quan vào trong khách thể để khám phá ra một hiện thực mới mẻ. Thông thường khi viết về lịch sử, về số phận con người người ta thường đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ phát sinh đến cao trào. Nhưng ở Báu vật của đời trật tự đó bị đảo lộn, nhà văn đặt điểm nhìn theo dòng hồi ức của người kể chuyện “tôi” nên quá khứ, hiện tại, tương lai đan xen trộn lẫn vào nhau. Có thể thấy Báu vật của đời là câu chuyện về một bà mẹ vĩ đại mà đau thương; là câu chuyện về những cô gái biến ước mơ khao khát sống và hành động; là những câu chuyện về đất nước trong thời kỳ mới, những thế lực mới và sự thác loạn… nhìn toàn cục đó là những mảnh văn bản rời rạc, phản ánh những mảnh đời sống khác nhau. Qua cách tổ chức cốt truyện theo sự kiện, theo mạch vận động của tâm lí có xen những yêu tố huyền thoại trong tác phẩm, Mạc Ngôn đã cho ta thấy được một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa. Chiến tranh, tệ nạn mà điển hình là cái xấu cái ác luôn đè nặng lên mỗi con người. Tuy nhiên cái nhìn của tác giả dựa trên quan điểm của nhân dân vì vậy người đọc có cảm giác những sự kiện lịch sử không hề có điểm gãy, đồng thời soi rọi vào tận cùng những góc khuất từ đó trả lại ý nghĩa cho sự thật lịch sử.

Trong Báu vật của đời, nhân vật Lỗ Toàn Nhi, cô gái ở vùng quê Cao Mật, xinh đẹp, dịu dàng và tràn đầy sức sống. Cuộc đời của Toàn Nhi gắn liền với những đau thương, những thăng trầm, cũng như những biến cố của lịch sử ở vùng Cao Mật - Đại La. Đó cũng là lịch sử phát triển của cả đất nước Trung Quốc rộng lớn. “Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, cô bé Toàn Nhi đã phải nếm trải sự tàn khốc của chiến tranh. Cả gia đình cô đều bị quân Đức tàn sát cùng với bốn trăm chín mươi hai người khác. Đó là một ngày mùa thu năm Quang Tự thứ 26 tức năm 1900, khi quân Đức ồ ạt tấn công vào thôn Sa Oa, quê của Toàn Nhi, và chúng giết người một cách điên dại, lúc đó cô bé Toàn Nhi vừa tròn sáu tháng tuổi. Là người duy nhất sống sót trong đợt tàn sát

ấy, bắt đầu một quãng đời đầy gian truân sau này của Lỗ Toàn Nhi. Lên năm tuổi, Lỗ Toàn Nhi phải bó chân, một phong tục tàn khốc đã gây ra cho những người phụ nữ Trung Quốc những thương tích tật nguyền suốt đời, họ chịu nhiều đau đớn với chỉ một lý do phụ nữ không bó chân sẽ thành chân bàn cuốc, không ai thèm lấy” [54; 763]. Với lý do như vật, biết bao bậc bề trên ở Trung Quốc đã ép con ép cháu phải chịu những nỗi đau đớn về thể xác cũng như những dày vò về tinh thần trong tục bó chân.

Với sự miêu tả chân xác, Mạc Ngôn đã giúp cho người đọc thấu hiểu được nỗi đau khôn cùng của những người phụ nữ trong cái tập tục bó chân tàn khốc ấy: “ Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt. Mẹ kể rằng, buốt đến tận óc…” [54; 764].

Mãi đến năm mười sáu tuổi, Toàn Nhi mới được giải thoát khỏi tục bó chân. Năm mười bảy tuổi thì được gả vào nhà Thượng Quan. Lúc bước vào nhà Thượng Quan, cuộc đời của cô gái Lỗ Toàn Nhi càng đau khổ, tủi nhục hơn. Là vợ của Thượng Quan Thọ Hỷ, là con dâu trong gia đình khá giả nhưng thực chất, Toàn Nhi chẳng khác gì một kẻ tôi tớ. Lấy một người chồng bất tài, vũ phu lại bất lực, không có khả năng truyền giống, nên mọi sự hành hạ, mọi sự oán trỏch từ niềm khao khỏt cú chỏu nối dừi tụng đường đều bị đổ dồn lờn người Toàn Nhi. Cô phải thường xuyên chịu những cơn mắng nhiếc cay nghiệt: “Chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy làm gì!” [54; 773]. và những trận đòn roi không thương tiếc từ mẹ chồng: “Nhà Thượng Quan tiền oan nghiệp chướng làm sao cưới phải quả mít đực, tuyệt tự đến nơi rồi” [54; 747].

Tiểu thuyết Đàn hương hình gồm ba phần, mười tám chương, kể lại những sự kiện diễn ra xung quanh câu chuyện chống quân phát xít Đức của vùng Cao Mật. Mỗi chương có một tiêu đề với nội dung độc lập giống như là những màn kịch khác nhau trong một vở kịch. Trong đó Chương I: Mi Nương

kể lể: câu chuyện của Mi Nương kể về việc cha cô là Tôn Bính chống lại lính Đức xây dựng đường ray tàu hỏa ở vùng Cao Mật. Tôn Bính bị bắt, giam trong đại lao Nam, người được lệnh hành hình lại chính là bố chồng - Triệu Giáp.

Tâm trạng vô cùng đau đớn, hoảng loạn. Chương VI: So cẳng, kể lại tập tục bó chân người phụ nữ và cuộc so cẳng giữa Mi Nương và phu nhân quan lớn Tiền Đinh. Vì đôi chân to, hai mươi tuổi Mi Nương trở thành gái già, không lấy được chồng, về sau đành hạ mình lấy Triệu Tiểu Giáp.

“Trong lúc tui khoe tài ở đám du, thì cha đẻ Tôn Bính cầm đầu nhân dân vùng Đông Bắc...bao vây lán trại của bọn Đức đang làm đường sắt, đập chết hai tên, bắt sống hai tên. Họ lột hết quần áo của bọn Đức trói vào cây hòe,đổ nước tiểu lên đầu chúng. Họ nhổ sạch các cột mốc đem đốt, họ bóc đường ray quẳng xuống sông, họ gỡ tà vẹt đem về làm chuồng lợn, họ còn thiêu trụi các lán trại”

[53; 37-38].

Mỗi tiểu thuyết, dù ít dù nhiều cũng được tổ chức, vận hành theo những tuyến sự kiện nhất định. Tuy nhiên, đối với tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại, khi các tác giả, viết trong một hệ hình mới của ý thức thẩm mĩ, có rất nhiều nỗ lực để mờ hóa cốt truyện, thì nghiên cứu các sự kiện nhiều khi không còn là vẫn đề cơ bản khi tìm hiểu tác phẩm. Các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, dù được viết tên một tinh thần hiện đại, nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo một cách đầy đủ những nguyên tắc tổ chức của một tiểu thuyết truyền thống. Việc nghiên cứu tiểu thuyết của Mạc Ngụn, do vậy vẫn khụng thể tỏch rời cốt truyện, mà cốt lừi là những sự kiện. Tuy nhiên, trong cách nhìn của thi pháp hiện đại, sự tổ chức cốt truyện cũng là một phương diện thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và cuộc sống. Trên tinh thần đó, có thể thấy việc tổ chức cốt truyện của Mạc Ngụn thể hiện rất rừ cỏi nhỡn nghệ thuật của nhà văn về người đàn bà. Việc miêu tả dày đặc và liên tục những tình huống bi kịch, trào lộng cho thấy một cái nhìn sắc sảo và thấu hiểu, đầy chia sẻ của ông đối với thân phận người phụ nữ. Tất cả cỏc sự kiện làm nờn lừi chớnh của cốt truyện đều liờn quan

đến nhân vật đàn bà; mỗi sự biến trong đời một nhân vật đàn bà dường như đều gắn liền với một sự biến nào đó của lịch sử, hay một quan niệm văn hóa của đất nước Trung Hoa. Cốt truyện này vừa cho thấy sự đánh giá cao của Mạc Ngôn về vai trò của những người này trong lịch sử - văn hóa Trung Quốc, vừa cho thấy bi kịch thân phận của họ trong lịch sử đất nước vĩ đại, nghiệt ngã và bí ẩn này.

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w