Đặt nhân vật vào tình huống tự nhận thức

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 107)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Đặt nhân vật vào tình huống tự nhận thức

Tự nhận thức là khả năng tự nhận biết một cách chính xác trạng thái cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra, hoặc tự nhận ra tình trạng, mong muốn... của

mình ngay khi nó xảy ra, từ đó có ý thức lựa chọn một ứng xử thích hợp. Tình huống tự nhận thức là tình huống mà tác giả đặt nhân vật vào một hoàn cảnh, điều kiện nào đó, để từ đó nhân vật có thể ý thức đúng bản thân mình và rút ra đực những quyết định ý thức hay hành động. Tình huống tự nhận thức chỉ có thể là sản phẩm của thời hiện đại, khi con người đã ý thức một cách sâu sắc về cá nhân mình. Có thể thấy, trong các tiểu thuyết của Mạc Ngôn, chân dung tâm lí, tính cách, nhân cách và số phận người phụ nữ được thể hiện tương đối rõ trong các tình huống tự nhận thức.

Lỗ Toàn Nhi, người đàn bà bất hạnh trong Báu vật của đời chẳng hạn, suôt cuộc đời bầm dập với những thiệt thòi, những hi sinh. Và suốt cuộc đời bà, nhưng quyết định có tính chất đột biến, hay sự thay đổi nào đó của số phận, đều là những tình huống mà chị(bà) ngộ ra được một điều gì đó. Lấy chồng, sống trong sự coi rẻ của gia đình chồng, cụ thể là mẹ chồng, người phụ nữ ấy nhận ra một chân lí nghiệt ngã: “Là đàn bà, không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh con trai” [54; 783]. Cái xã hội mà tính mạng con người bị khinh khi vì không có con trai “không có con trai thì suốt đời cô chỉ là nô lệ; đẻ con trai, cô lập tức thành chủ nhà”. Chính cái xã hội đó đã làm thay đổi con người của Lỗ Toàn Nhi, từ một cô gái hiền lành chịu đựng đến nhẫn nhục cô đã trở nên liều lĩnh, mang trong lòng sự thù hận, căm ghét xã hội cùng những tập tục phi lí và căm thù nhà Thượng Quan vô nhân đạo. Lỗ Toàn Nhi từ đó luôn nuôi ý định trả thù và xem việc ăn nằm với những người đàn ông khác là cách trả thù tốt nhất: “Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng không phải là giống nhà Thượng Quan” [54; 785].

Với tình yêu của một người mẹ, Lỗ thị luôn nỗ lực để sinh tồn, vì chỉ có sinh tồn mới có thể nuôi dưỡng chăm lo cho các con. Hai nạn đói kinh hoàng năm 1941 và 1960 đã tác động mạnh mẽ đến Lỗ thị và gia đình Thượng Quan. Năm 1941, để cứu lấy đàn con, Lỗ thị phải đứt ruột đưa đàn con đi “bán”, bán

mà không cần tiền, chỉ cần xin đối xử tốt với cháu! Vì Lỗ thị biết rằng nếu chúng được nhận làm con của những gia đình giàu sang trong hoàn cảnh này, những đứa con của bà chắc chắn sẽ được sống sót. Cũng trong năm đó, Lỗ thị phải bàng hoàng, ray rứt mặt trắng nhợt, lảo đảo rồi ngã sóng soài ra nhà khi nhận được tiền bán thân của đứa con gái thứ tư - Tưởng Đệ. Vì muốn chữa bệnh cho mẹ và cứu lấy chị em trong cơn đói, Tưởng Đệ đã bằng lòng bán thân vào nhà chứa với giá ba trăm đồng. Năm 1960, Lỗ thị đã biến bao tử của mình thành một chiếc túi chứa đậu. Bà trộm đậu trong hợp tác xã rồi nuốt vào, về đến nhà lại nôn ra, lấy đậu để nuôi con nuôi cháu: “lần đầu tiên muốn nôn thì phải lấy đũa ngoáy cổ họng, cảnh đó thì … bây giờ quen rồi, cúi xuống là nôn ra. Bụng mẹ bây giờ chẳng khác cái bao lương thực” [54; 584]. Sức mạnh sinh tồn của Lỗ thị thật mãnh liệt, chính niềm tin vào tương lai và tình yêu thương vô bờ đối với đàn con là động lực nuôi dưỡng ý chí sinh tồn của người mẹ vĩ đại ấy.

Cuộc đời Lai Đệ phảng phất hình ảnh của người mẹ vị đại Lỗ thị, đầy vất vả và nhiều bi thương cùng với tấm lòng hi sinh cho gia đình và con cái. Tấm lòng ấy được thể hiện qua các hành động cụ thể cao cả và cảm động.

Một thân một mình xông vào trận địa của Lỗ Lập Nhân cứu đứa con nhỏ: “Chị Cả nói: - Mẹ ơi, con về lần này là để cứu cháu… để cho bọn thằng Lỗ mừng hụt! Mẹ ơi, công ơn của mẹ cao như núi, cho phép con được báo đáp sau này” [54; 20]. Chị từng lấy thân mình bảo vệ cho hai cháu Tư Mã Hoàng và Tư Mã Phượng ngay trước đầu súng của bọn Tôn Bất Ngôn: “Một phụ nữ… vừa chạy vừa gào thét như con gà mái chạy đến bảo vệ cho đàn con… Chị chạy thẳng đến ven đầm, đứng chặn trước mặt hai đứa trẻ: - Bắn tôi đi, giết tôi đi! - Chị gào thét điên cuồng… -Tôi chính là mẹ của chúng” [54; 394].

Khi còn sống, chị xem gia đình là chướng ngại trên con đường danh vọng, nhưng đến phút cuối cùng của cuộc đời, gia đình lại là chốn bình yên quay về nhưng đã muộn màng:

Phán Đệ viết: Tôi là Thượng Quan Phán Đệ, không phải Mã Thụy Liên. Tôi tham gia cách mạng hai mươi năm, không ngờ kết cục lại đến nông nỗi này.

Tôi tha thiết đề nghị quần chúng cách mạng đưa xác tôi về trấn Đại La, giao cho mẹ tôi là Thượng Quan Lỗthị [54; 589].

Trong Đàn hương hình: “Nàng sửa lại váy, không còn chú ý đôi bàn chân to vừa nãy đã để lộ trước mặt ông lớn và phu nhân, quay người len vào đám đông. Nàng cắn chặt môi như cố kìm tiếng khóc, nhưng nước mắt thì cứ tuôn ra như suối. Ra khỏi đám người, vẫn nghe những người đàn bà bàn tán sau lưng, người cười khúc khích, người lại tán dương đôi chân nhỏ của phu nhân. Nàng hiểu, phu nhân làm như vô ý, thực ra là cố ý phơi bày cặp chân của mình. Đúng là một đẹp che trăm xấu, phu nhân chưng ra một cặp chân đẹp, để người ta quên đi dung mạo của mình” [53; 217].

Rồi sau đó: "Mi Nương hớt hải trở về nhà, Giáp Con sán lại đòi trái cây. Nàng gạt Giáp con sang một bên, bước vào trong buồng, nhào lên giường nằm khóc. Giáp con đứng sau lưng, thấy nàng khóc cũng ồ ồ khóc theo. Nàng ngồi dậy, vớ lấy cán chổi quật vào chân mình. Giáp con sợ quá, giữ chặt tay nàng lại. Nàng nhìn chằm chằm vào khuôn mặt vừa xấu vừa ngây ngô của Giáp con, bảo: Giáp Con, anh lấy dao gọt bớt chân đi cho tôi" [53; 218].

Đấy là tình huống mà Tôn Mi Nương đối diện với bà huyện, trong cuộc "đọ chân", từ đó, nàng nhận ra mình thua kém bởi đôi chân mình thô kệch. Nhưng quan trọng hơn là nàng nhận ra những thiệt thòi về thân phận, nhận ra chỗ đứng thấp kém của mình trong xã hội mà những quan niệm về đẳng cấp, tôn ti. Những hành động của cô sau khi trở về nhà là kết quả của một sự nhận thức, sự đốn ngộ.

Cũng những tình huống như thế sẽ lặp lại trong Đàn hương hình, trong

Báu vật của đời, trong Rừng xanh lá đỏ. Những tình huống ấy bao giờ cũng giúp nhân vật trưởng thành hơn. Và điều quan trọng là trên cơ sở đó có thể nhìn thấy quá trình trưởng thành trong nhận thức, để đi tới những giải thoát, hoặc vươn lên của người đàn bà.

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 107)