Đặt nhân vật vào tình huống bi đát

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 110)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Đặt nhân vật vào tình huống bi đát

Nhìn chung trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, nhân vật người đàn bà luôn luôn xuất hiện như những số phận bi kịch. Đàn hương hình, Báu vật của đời,

Rừng xanh lá đỏ lại là những tác phẩm đặc biệt dành viết về đàn bà. Sự cay đắng thân phận của họ là một điều không thể bàn cãi, theo như những gì ta thấy trong tác phẩm, cũng như những gì chúng tôi đã làm rõ trong các phần trên. Và để nhấn mạnh tấn bi kịch trong cuộc đời của họ, Mạc Ngôn thường đặt họ vào trong kiểu tình huống bi kịch.

Báu vật của đời là một chuỗi triền miên các tình huống bi kịch mà nhân vật đàn bà của Mạc Ngôn phải lâm vào. Tình huống bi kịch tiêu biểu nhất, mở đầu các sự kiện, cũng là mở đầu cho chuỗi sống bất hạnh của Lỗ Toàn Nhi chính là tình huống mà nhân vật bị đẩy vào một nỗi chát chúa, cay đắng khôn cùng. Lỗ Toàn Nhi lấy phải một anh chồng bất lực. Đấy là khởi điểm của tất cả những ái ố hỉ nộ mà người phụ nữ này phải mang theo suốt cuộc đời. Để đáp ứng mong muốn của bà mẹ chồng là phải có con, mà là con trai theo tinh thần gia trưởng của người Trung Quốc, Lỗ Toàn Nhi không còn cách nào khác là phải đi "xin giống" bên ngoài. Với khởi đầu ấy, kết quả sẽ có lúc bung ra trong lời gào thống thiết của bà - giọng gào thét hả hê, nhưng cũng đầy chua chát nghẹn ngào, xót xa cho thân phận của mình: "Các người nghe thấy rồi chứ! Các người cứ cười đi! Chú ơi, đời là thế, cháu muốn làm chính chuyên liệt nữ thì bị đánh, bị mắng, bị trả về nhà mẹ đẻ; cháu đi xin trộm giống của người khác thì lại trở thành chính nhân quân tử! Chú ơi, con thuyền của cháu sớm muộn cũng chìm, không chìm ở rãnh nước nhà chú Kèo thì cũng chìm trong rãnh nước nhà chú Cột, chú ơi!", [54;793]. Toàn Nhi đồng thời cũng vạch trần những nghịch lí bất công mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc phải gánh chịu.

“Cơn khô hạn” chưa dứt hẳn thì “người cứu tinh” - Tư Mã Khố đã chết. Lai Đệ lại rơi vào trạng thái điên dại. Chứng kiến những sự mất mát của gia đình, bị số phận bông đùa trêu chọc nhưng trong chị luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Phải hi sinh giải thắt nút oan nghiệt giữa gia đình Thượng Quan và Tôn Bất Ngôn, Lai Đệ gạt nước mắt chấp nhận lấy Tôn Bất Ngôn - một tên câm hung tợn”.

Mạc Ngôn đã đưa nhân vật vào tận cùng của sự chán chường, đau khổ và lại khéo léo tạo ra những tình huống giải quyết để nhân vật bộc được bộc lộ mình một cách toàn diện nhất. Cái khéo của Mạc Ngôn đó chính là sự thể hiện tình huống một cách tất yếu, tự nhiên và đa chiều.

Cái tất yếu, tự nhiên thì như đã nói ở trên, đó là sự giải thoát mãnh liệt của những nỗi uẩn khúc và sự khát khao được sống, được yêu, được hạnh phúc của Lai Đệ. Còn cái đa chiều? Đó chính là cái hay, cái độc đáo của tình huống. Hàn Chim là người xóa tan những nỗi uẩn khúc, là người xoa dịu “cơn khát” của Lai Đệ, sự xuất hiện của Hàn Chim trong cuộc đời của Lai Đệ đã chấm dứt cuộc sống nửa tỉnh nửa mê và thoả mãn khát khao yêu thương của Chị Cả nhà Thượng Quan. Nhưng đồng thời, nó lại mở ra một nút thắt mới, đó chính là sự bất chính trong tình yêu (một tình yêu vụng trộm, một mối tình loạn luân), sự xuống cấp trong tình cảm gia đình và nó tạo nên những mâu thuẫn mới, những bi kịch mới trong cuộc đời Lai Đệ:“Cuộc tình kỳ lạ giữa chị Cả và Hàn Chim như hoa cây thuốc phiện, rực rỡ và cuồng nhiệt nhưng độc” [54; 531]. Chính ngày bắt đầu cuộc tình kỳ lạ ấy cũng là ngày ba con người - Lai Đệ, Hàn Chim, Tôn Bất Ngôn tự hủy hoại mình. Khi Tôn Bất Ngôn phát hiện vợ mình ngoại tình: “Trong cơn kinh hoàng, Lai Đệ vớ lấy chiếc ghế… Chị nện lên đầu hắn” [54; 538].

Một phần của tài liệu Người đàn bà trong tiểu thuyết của mạc ngôn (qua đàn hương hình, báu vật của đời và rừng xanh lá đỏ) (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w