6. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Khát vọng bản năng
Bản năng là vấn đề đã được nhiều nhà văn nói đến trong các tác phẩm của mình đặc biệt là bản năng tính dục. Trên thế giới, ít có nơi nào vấn đề bản năng tính dục lại được bàn luận có hệ thống và công phu như ở Trung Quốc với cả một hệ thống trước tác chuyên ngành tinh vi và uyên bác. Từ khi có sự sống, đã có tính dục. Văn hóa tính dục xuất hiện gần như đồng thời với sự sống của con người trên trái đất. Tính dục (sexual, libido) vốn thuộc về bản năng là một thứ xung lực nội tại trong con người. Ngay như Mạnh Tử, một nhà tư tưởng tiêu biểu của Nho gia, cũng phải thừa nhận: Tính dục vốn nằm trong bản tính của con người, cũng giống như việc ăn uống vậy! (“Thực sắc tính dã”).
Từ xưa, người Trung Quốc xem việc trao đổi âm dương có một ý nghĩa cơ bản vì nó đem lại sự hài hòa cho vạn vật trong vũ trụ. Các khí lực này cũng tác động trong thế giới dẫn đến một kết quả gọi là Đạo. Bản năng tính dục là
thuật ngữ ám chỉ các sự kiện diễn ra trong vũ trụ một cách tự nhiên, không thể ngăn chặn. Thuở ban sơ, người Trung Quốc đề cao phụ nữ, kể cả trong hoạt động tính giao, điều này thể hiện trong các lễ nghi, phong tục và cả trong vai trò của người phụ nữ thời xa xưa. Nhưng sau đó, nền văn hóa phụ quyền được xác lập cùng với chế độ đa thê. Đạo Khổng và Phật giáo tràn vào càng làm biến đổi những phong tục về tình dục và giới tính. Họ đề cao nam giới, coi trọng trinh tiết, lòng chung thủy của người phụ nữ. Đạo Khổng rất kỵ những hình thức phô bày tình dục và người phụ nữ phải lệ thuộc vào người đàn ông trên nhiều mặt. Nhưng ở thời hiện đại, khi mà mọi giá trị đã bắt đầu thay đổi, mọi áp chế bị đẩy lùi, người phụ nữ đứng lên giành lại quyền lợi cho mình. Tình dục cũng không còn là vấn đề phải né tránh.
Một dòng văn học mới ở Trung Quốc đang gây xôn xao đó chính là văn học Linglei. Nhận xét về dòng văn học này, Mạc Ngôn nói: “Hậu sinh khả úy, thế hệ sau nhiều điều kiện hơn và năng động hơn lớp chúng tôi. Nhưng ăn nhau ở sức bền và tình yêu với văn học thôi... Tuy nhiên đó là một dòng văn học sinh động, hiện đại và gửi gắm nhiều khát vọng mới của lớp trẻ” [15]. MTrần trụi, xác thịt, chán chường, điên rồ, tệ nạn xã hội... đó là những từ ngữ mà người ta thường dùng khi nhắc đến Linglei. Những tác phẩm thuộc dòng văn học Linglei ít, thậm chí chỉ đếm được trên đầu ngón tay, lại chủ yếu của nhóm “người đẹp viết văn” như Điên cuồng như Vệ Tuệ (Vệ Tuệ ), Quạ đen (Cửu Đan), Búp bê Bắc Kinh (Xuân Thụ), Người đàn bà quậy (Trương Kháng Kháng)... Bên cạnh những thế mạnh có tính sở trường về giới thì điểm mới đáng kể nhất ở họ là bản lĩnh. Họ dám nói ra một cách táo bạo những vấn đề thuộc về bản năng, tính dục - vốn là khu vực mà nhiều cây bút nữ vẫn có ý “lẩn tránh”. Trả lời phỏng vấn báo chí về những yếu tố có màu sắc tình dục trong Quạ đen cũng như khái niệm “viết văn bằng thân xác”, tác giả của nó - nhà văn Cửu Đan khẳng định: “Tôi không câu khách bằng tình dục. Chỉ đơn giản: Tình dục là một bộ phận của cuộc sống và vì vậy, tôi không thể lẩn tránh” (Nữ nhà văn Trung Quốc đương đại:
trực diện và chát chúa , theo tuoitre.vn). Văn học Linglei chính là hành trình tìm kiếm ý nghĩa thật sự của tình yêu và tình dục. Có thể nói tình yêu và tình dục là hai đề tài nổi bật nhất, được thể hiện rất mới mẻ và lạ lẫm. Dưới ngòi bút của Trương Duyệt Nhiên, tình yêu là những cánh diều lơ lửng bay lên từ một tâm hồn ngây thơ nhưng sớm già dặn. Tình yêu đã trở thành điểm tựa duy nhất. Mơ ước đó của Trương Duyệt Nhiên thể hiện trong các tác phẩm, bền bỉ, rất đậm nét, chẳng hạn sự cự tuyệt của “tôi” trong Mèo đen không ngủ, sự theo dõi của “thiên sứ” trong Lụi tàn, sự dâng hiến của chủ thể trong Hoa hướng dương lạc lối năm 1890... Các nhân vật trong tác phẩm của cô hiện ra, đầy buồn thương nhưng cao quý lạ lùng. Trong trái tim họ, tình yêu cao quý hơn hết thảy.
Không đi sâu vào miêu tả những cung bậc tình cảm nhớ nhung, giận hờn, chờ đợi như trước đây. Tình yêu trong những trang viết của văn học Linglei được thể hiện một cách táo bạo và phá cách. Tình yêu gắn liền với những giá trị của cuộc sống hiện đại. Những con người trẻ tuổi trong các tác phẩm Linglei đều yêu đến điên cuồng, ngây ngất, yêu đến mù quáng. Cuộc sống với đầy rẫy những khó khăn và cám dỗ. Con người phải chạy đua với chính bản thân mình để từng bước thích nghi và làm chủ xã hội. Nếu không có tình yêu tiếp thêm sức mạnh thì họ sẽ dễ dàng bị gục ngã. Vì thế mà những người trẻ tuổi đã lao vào con đường tìm kiếm tình yêu đích thực của cuộc đời mình như để tiêm cho mình một liều vắc - xin miễn dịch với mọi khó khăn của cuộc sống đời thường. Họ yêu và khát khao được yêu nhưng cuối cùng chính họ cũng không biết được tình yêu là gì? Họ vẫn luôn day dứt trên đường khám phá để tìm ra một chân lý mới về tình yêu.
Tình yêu luôn gắn liền với những khám phá tình dục. Tình dục được miêu tả một cách trực diện và thẳng thắn, không có gì để che đậy, ngại ngùng hay dấu diếm. Và tình dục cũng là một phần tất yếu trong cuộc sống của họ. Tình dục là một vấn đề tự nhiên, mang tính bản năng tồn tại trong sâu thẳm tâm hồn của con người. Tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con người không có gì
là xấu xa, đáng lên án. Những nhà văn Linglei chỉ mong muốn phơi bày để chứng tỏ cho mọi người thấy mình là người như thế nào. Họ đã không ngần ngại khi bày tỏ cùng thiên hạ: “Bên cạnh người yêu, tôi nhét ngón tay thô gầy tự thủ dâm hết lần này đến lần khác. Tôi giúp tôi tự bay, bay vào vũng bùn có cao trào tình dục” [86; 24]. Tình dục dường như trở thành một yếu tố không thể thiếu của đời sống con người. Nó xâm chiếm ta mọi lúc, mọi nơi và không ai có thể kiểm soát được nó: “Không hiểu tại sao trong quá trình ngồi thiền suy ngẫm này, tôi luôn cảm thấy một cơn khát khao tình dục, tuy chỉ xuất hiện có vài giây” [85; 224]. Trong văn học Linglei, tình dục chính là sợi dây liên kết vô hình xâu chuỗi tình yêu lại với nhau. Tình dục và tình yêu cùng song song tồn tại và hỗ trợ cho nhau. Có thể có tình dục trước rồi sau mới có tình yêu, nhưng tất cả đều nhằm để khẳng định bản thân với mọi điên cuồng của khát khao. Đó chính là những nỗi niềm chân thành và thầm kín nhất của giới trẻ ngày nay. Có thể nói, các nhà văn thế hệ mới Trung Quốc mang đến cho văn học một diện mạo mới và phong cách mới. Nếu lấy chuẩn mực của người đọc “truyền thống” trong xã hội “truyền thống” phương Đông với các loại sách “truyền thống” từ trước đến nay thì không thể không bất bình trước văn phong và cách miêu tả “kỳ kỳ” của Vệ Tuệ. Gạt bỏ những yếu tố dâm và tục đó, thì rõ ràng Điên cuồng như Vệ Tuệ là một tác phẩm có giá trị hiện thực cao và tác giả là người mạnh dạn dám mang đến cho người đọc một “món ăn”, “lạ” và không hợp “khẩu vị” với nhiều độc giả. Không hề dấu diếm, Vệ Tuệ tự bạch là “không cưỡng lại những cảm hứng điên cuồng, sùng bái mọi dục vọng, tận tình giao lưu với mọi cuồng vui của cuộc đời bao gồm cao trào giới tính” [84].
Có thể thấy, vấn đề bản năng con người, đặc biệt là bản năng tính dục không còn là chuyện huý kỵ, nhạy cảm trong văn học Trung Quốc đương đại. Ý kiến khen chê còn rất khác nhau. Nhưng một thực tế không phủ nhận, dù “dâm” và “tục” đến đâu thì các tác phẩm này rất hiện thực, phản ảnh chân thực, sinh động và không chút che đậy cuộc sống xã hội Trung Quốc trong thời cải cách,
mở cửa. Sau những trang sách “dâm” và “tục” các nhà văn gợi mở nhiều vấn đề sâu sắc, lớn lao đối với người đọc. Đó là vấn đề xã hội, sự băng hoại của lối sống, đạo đức, vấn đề khát vọng tính dục của con người, là sự đổi thay của các thang giá trị trong đời sống hiện đại.
Trong Rừng xanh lá đỏ, Mạc Ngôn đề cập tới sức mạnh vô biên của đồng tiền, đồng tiền có thể làm đảo lộn mọi giá trị đạo đức. Lâm Lam một cô gái thông minh, xinh đẹp, có học thức nhưng để có quyền lực và danh vọng, cô sẵn sàng ngủ với bố chồng, bất chấp mọi thủ đoạn, hãm hại những những người lương thiện. Ngọc Trai là cô gái trong trắng ngây thơ chính là nạn nhân của Lâm Lam. Để bước vào giới thượng lưu, cô đã chấp nhận mọi sự sắp đặt của Lâm Lam, kết hôn mà không có tình yêu với Đại Hổ. Trong tác phẩm này Mạc Ngôn không chỉ cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền, đặc biệt là sự tham lam vô độ của một số người trước cám dỗ của đồng tiền, vật chất. Ông còn nêu lên hiện tượng chính những người có quyền lực, chức vụ tha hóa nhất và dùng nhiều thủ đoạn nhất để mua chuộc hãm hại người lương thiện.
Trong Đàn hương hình, Mạc Ngôn miêu tả quan hệ có thể coi là bất chính giưa Tôn Mi Nương và quan huyện Tiền Đinh.
Báu vật của đời, là tác phẩm nổi tiếng của Mạc Ngôn cũng có nhiều trang miêu tả sự thèm khát và hoang dâm quá mức của Kim Một Vú. Đề cập đến tình dục trong tình yêu, Mạc Ngôn mạnh dạn góp một tiếng nói nhân sinh cổ xúy cho những khát khao thầm kín, chính đáng của con người bởi tình dục trong những tác phẩm trên đều xuất phát từ tình yêu, đó là sự thăng hoa của tình yêu, là tiếng nói của cảm xúc.
Đọc Báu vật của đời, một điều dễ thấy là Mạc Ngôn nhìn nhận đời sống tình yêu - tình dục của người nữ từ một cái nhìn nam tính. Đó là một thế giới hư cấu của tiểu thuyết nhưng ít ai phủ nhận rằng nó cũng có tính điển hình. Tuy nhiên nếu như một số nhà văn hiện đại hướng đến những khao khát bản năng tính dục của người phụ nữ thiên về đặc tả vẻ đẹp nhục thể của cơ thể nên thường
tìm cách hạ thấp vẻ đẹp thân thể nam giới, biến họ thành những con người xấu xí để từ đó nhấn mạnh khát khao dục tính của phái đẹp, thì Mạc Ngôn nhấn mạnh vẻ đẹp hai cơ thể nữ giới và nam giới. Ta thấy rất nhiều đoạn nhà văn đặc tả vẻ đẹp hình thể của chàng trai Kim Đồng, một vẻ đẹp đánh thức khao khát làm đàn bà của rất nhiều phụ nữ. Như vậy điều mà Mạc Ngôn muốn nhấn mạnh là tính nữ trong sự tương phản về cá tính so với những người đàn ông chứ không phải đơn thuần là vẻ bên ngoài.
Mỗi chúng ta có một cách nghĩ khác nhau về tình yêu nhưng không ai có thể phủ nhận rằng tình yêu chứa đựng sức mạnh quyền uy đặc biệt. Nó là sự hòa hợp, cộng hưởng giữa hai tâm hồn. Cũng không ai phủ nhận mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục. Tình dục chân chính không đơn thuần là ham muốn thể xác mà vẫn ẩn chứa tình cảm bên trong, ẩn chứa khao khát được hòa hợp tuyệt đối. Ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi con người đều có những quan niệm riêng về đời sống tình yêu, tình dục. Người phương Tây coi trọng bình đẳng, tự do cá nhân. Người phương Đông phần lớn coi trọng tiết hạnh của phụ nữ. Vì thế, những tác phẩm mang tính chất “phá rào” ở phương Đông luôn gây được sự chú ý, xôn xao trong dư luận. Nhìn nhận một cách khách quan để thấy rằng, tình dục không chỉ là một đề tài được phản ánh trong tác phẩm mà còn là một “hệ quy chiếu” để giải mã, tạo nghĩa cho tác phẩm văn học. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, tình dục được nói đến nhiều và chằng chịt những mối quan hệ. Tình dục là nơi quyện hòa, giao thoa giữa “cái sinh vật” và “cái xã hội” với những tương tác phức tạp. Bởi vậy, nó là điểm nhìn gợi dẫn những suy tư về tồn tại người trong những chiều kích không dễ nắm bắt của nó: “Tôi thà được một lần cảm nhận mùi thơm từ mái tóc em, một lần được hôn đôi môi em, một lần được nắm tay em còn hơn là sống bất tử mà không bao giờ có điều đó. Chỉ một lần thôi” - Lời trong phim Thành phố của những thiên thần (City of Angels). Nhà văn đưa chúng ta đến với tình yêu muôn thuở, với những đam mê cháy bỏng, những day dứt băn khoăn, những giọt nước mắt hạnh phúc lẫn khổ đau….Tình yêu có
những điều diệu kỳ. Và khi con người chú ý đến tính kết hợp giữa tâm hồn và thể xác thì sẽ có cái nhìn nhân bản hơn về cuộc sống. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, hiếm có tình yêu thuần nhất, đơn độc chỉ là nó, là tâm hồn và tình cảm. Tình yêu luôn đi kèm với những ham muốn được gặp gỡ, gần gũi đối tượng. Có khi, tình dục là điểm khởi đầu cho tình yêu. Với tình yêu, giới nữ trong Báu vật của đời thật khó tìm ra những thoáng e lệ, thẹn thùng của các nhân vật. Họ yêu và họ hành động một cách mạnh mẽ để bộc lộ tình cảm của mình. Lỗ Thị chủ động đi tìm những người đàn ông có thể cho cô một đứa con trai. Khi Kim Đồng xấu hổ vì nhận thấy mình là một đứa con lai, Lỗ Thị đã đánh đứa con mà bà rất mực thương yêu này. Bởi trong suy nghĩ của bà, người phụ nữ chủ động tìm kiếm hạnh phúc cho mình không có gì là đáng chê trách, không lý do gì phải xấu hổ. Lai Đệ bất chấp sự ngăn cấm của mẹ để lấy Sa Nguyệt Lượng. Sau này, khi đã là vợ của Thằng Câm, cô vẫn đi theo Hàn Chim mà không sợ bất cứ điều gì. Chiêu Đệ tự nguyện lấy Tư Mã Khố mặc dù cũng bị mẹ ngăn cấm.
Trong Báu vật của đời có mười bốn lần tác giả miêu tả chuyện làm tình, mỗi cuộc tình đều mang một hương sắc riêng. Với nhà văn, tình dục trước tiên là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Nhà văn không ngại ngần ca ngợi nó: “Lần giao hoan này giữa Hàn chim và Lai Đệ là để hiến tế trời đất bao la vùng Cao Mật, là sự trình diện mẫu mực cho loài người. Về trình độ, cao hơn chín tầng mây, về kiểu cách, nhiều hơn các loài hoa trên mặt đất. Qủa thật họ không còn nghĩ tới sự sống nữa... Hai người ôm chặt nhau đầy thông cảm, chỉ tiếc người nọ không thể tan biến vào người kia để còn phải xoắn xuýt lăn lộn, không còn phải nói năng lảm nhảm khi cuồng hoan”; [54;787- 790]. “Cơ thể mẹ như một đám lông thiên nga nhẹ nhàng bay lên trước những lời ca tụng, những cái vuốt ve dịu dàng của mục sư, bay cao, cao nữa lên vòm trời Cao Mật xanh biếc, bay vào trong cặp mắt xanh của mục sư Malôa. Mùi thơm đậm của hoa hòe đỏ và trắng lan ra từng đợt như sóng. Khi chùm tinh dịch của mục sư bắn thẳng vào tử cung thì mẹ ứa nước mắt với vẻ cảm kích và biết
ơn. Cặp tình nhân thương tích đầy mình này gào lên trong làn hương nghẹt thở của hoa hòe và trong mối giao cảm phức tạp” [54;762-763]. Đây chính là khía cạnh nhân đạo của nhà văn nhìn thấy sự khát khao giải tỏa của nhân vật, bởi