Mạc Ngôn đã sử dụng thủ pháp lạ hóa – một trong những thủ pháp nghệ thuật được ông sử dụng để xây dựng nên nhân vật, sự kiện và tình tiết trong tác phẩm.. Đối với tác giả khóa luận cũng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
THỦ PHÁP LẠ HÓA
TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
HÀ NỘI – 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
THỦ PHÁP LẠ HÓA
TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi cho lời khuyên bổ ích để tôi có thể hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô thuộc tổ Văn học nước ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo diều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua
Với điều kiện còn hạn chế về thời gian nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy
cô và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Thanh Loan
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian nghiên cứu, bằng sự nỗ lực của chính bản thân và sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung, khóa luận này của tôi đã được hoàn thành Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, nó không trùng với khóa luận hay bất cứ công trình nào đã được công bố Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Thanh Loan
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Cấu trúc khóa luận 5
7 Đóng góp của đề tài 5
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỬU QUỐC TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA MẠC NGÔN 6
1.1: Tác giả Mạc Ngôn 6
1.2: Tửu quốc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn 10
CHƯƠNG 2: THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN 14
2.1: Khái niệm lạ hóa 14
2.2: Lạ hóa nhân vật 17
2.2.1: Khái niệm nhân vật 17
2.2.2: Lạ hóa nhân vật 19
2.2.2.1: Lạ hóa ngoại hình 19
2.2.2.2: Lạ hóa hành động 21
2.2.2.3: Lạ hóa tâm lí 28
2.3: Lạ hóa tình tiết và sự kiện 38
2.3.1: Khái niệm 38
2.3.2: Lạ hóa tình tiết và sự kiện 39
Trang 62.3.2.1: Lạ hóa rượu 39
2.3.2.2: Lạ hóa món ăn 44
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 54
Trang 7Mạc Ngôn là nhà văn có đóng góp không nhỏ cho sự đổi mới của nền văn học và có một vị trí quan trọng trong nền văn học Trung Quốc đương đại Ông là một cây bút sáng tác miệt mài không biết mệt mỏi Cho đến nay, Mạc Ngôn đã có hơn 300 đầu sách trong sự nghiệp văn học của mình và tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 18 ngôn ngữ Ông sở hữu trên 40 giải thưởng
và danh hiệu cho sáng tác văn chương Đặc biệt, Mạc Ngôn đã vinh dự giành được giải thưởng Nobel Văn học cao quý vào ngày 11/10/2012
Tại Việt Nam, Mạc Ngôn là nhà văn đương đại Trung Quốc có nhiều tác phẩm được dịch và rất được dư luận Việt Nam chú ý Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách và được độc giả Việt “săn lùng” từ cách đây khoảng chục năm
Mạc Ngôn được sưu tầm bởi những cuốn sách gây ám ảnh như: Cao lương đỏ,
Đàn hương hình, Châu chấu đỏ, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận,… Đặc biệt,
sau khi Mạc Ngôn đoạt giải thưởng Nobel văn học năm 2012, sách của Mạc Ngôn càng được độc giả Việt săn lùng gắt gao và trở nên khan hiếm hơn Đọc văn Mạc Ngôn, người đọc thấy được dũng khí của một cây bút xuất thân nông dân đầy mãnh liệt và can đảm Qua những trang sách của Mạc ngôn, người đọc thấy những hiện trạng bê bối, bi thảm của xã hội Trung Quốc và sau mỗi câu chữ
tả thực ấy là cả một tấm lòng nhân đạo sâu sắc
Trang 8Trong các tác phẩm của mình, Mạc Ngôn đã sử dụng thủ pháp lạ hóa để tạo nên những trang viết hấp dẫn làm say mê bao thế hệ bạn đọc Mạc Ngôn
đã “bày đặt những truyện kì lạ trên những khung nền không xa lạ”
Trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn, tiểu thuyết Tửu quốc là một
tác phẩm độc đáo và chiếm một vị trí quan trọng Là tác phẩm mà Mạc Ngôn tâm đắc và tự hào nhất Đây là tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi mới của nhà văn trên phương diện thi pháp và là cuốn tiểu thuyết mà Mạc Ngôn tâm đắc và tự hào nhất Mạc Ngôn đã sử dụng thủ pháp lạ hóa – một trong những thủ pháp nghệ thuật được ông sử dụng để xây dựng nên nhân vật, sự kiện và tình tiết trong tác phẩm
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thủ pháp lạ
hóa trong Tửu quốc của Mạc Ngôn” để có thể đi sâu nghiên cứu việc sử dụng
thủ pháp lạ hóa trong xây dựng nhân vật, tình tiết và sự kiện của tác phẩm Hi vọng đề tài giúp bạn đọc quan tâm hơn tới tiểu thuyết Trung Quốc đương đại
1.2 Lí do sƣ phạm
Đối với tác giả khóa luận cũng là một người giáo viên dạy văn tương
lai, thông qua việc tìm hiểu “Thủ pháp lạ hóa trong Tửu quốc của Mạc
Ngôn”, người viết sẽ có cơ hội tốt để rèn luyện nâng cao trình độ tư duy và có
được một hướng tiếp cận mới về tác phẩm văn học: từ việc tìm hiểu nghệ thuật để hiểu nội dung của tác phẩm Đây có thể được xem như một đổi mới trong phương pháp dạy và học văn Bởi chỉ khi người giáo viên đổi mới cách dạy thì mới giúp học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng, giúp học sinh tìm hiểu được thế giới nghệ thuật để đến với cái hay, cái đẹp được thể hiện qua mỗi tác phẩm văn chương
2 Lịch sử vấn đề
Tửu quốc của Mạc Ngôn là cuốn tiểu thuyết đang tạo được sức hút đối
với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện thực và những nét nghệ thuật đặc
Trang 9sắc Nhưng vì là tác phẩm đương đại nên số lượng những bài nghiên cứu về
Tửu quốc cũng như những tác phẩm khác của Mạc Ngôn còn tương đối ít
Đương thời, những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận một cách sơ lược tác phẩm dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố chính trị, lịch sử,… mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thủ pháp lạ hóa được sử dụng trong tiểu thuyết
Bài nghiên cứu có phần toàn diện đầu tiên về tiểu thuyết Mạc Ngôn là
“Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” của tác giả Lê Huy Tiêu,
Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, năm 2003 Ở đây, tác giả Lê Huy Tiêu cho
rằng thủ pháp lạ hóa là một trong những đặc trưng của tiểu thuyết Mạc Ngôn Theo ông, nhờ có trí tưởng tượng phong phú, khả năng nắm bắt những cảm giác mới, Mạc Ngôn đã sáng tạo ra nhiều nhân vật, sự kiện, chi tiết kì lạ để hấp dẫn bạn đọc Tác phẩm cũng phân tích khá sâu về nghệ thuật miêu tả cảm giác đặc biệt của Mạc Ngôn với cách tạo ra thế giới cảm giác mang đậm dấu
ấn chủ quan, cách miêu tả chậm lại những hành động, cảm nhận của nhân vật,… Song trong khuôn khổ một bài nghiên cứu có tính chất khái quát về những đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết của Mạc Ngôn, những biểu hiện cụ thể của lạ hóa vẫn chưa được bàn đến
Nguyễn Thị Tịnh Thy trong bài viết “Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Mạc Ngôn” (Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử phần 2,
NXB Giáo dục, 2008) hay trong cuốn Tự sự kiểu Mạc Ngôn (NXB Văn học,
2013) cũng đã động chạm đến thủ pháp lạ hóa được sử dụng trong tiểu thuyết
Tửu quốc cũng như một số tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn ở khía cạnh điểm
nhìn Tự sự kiểu Mạc Ngôn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn
diện nghệ thuật tự sự trong toàn bộ tiểu thuyết của Mạc Ngôn “Tác giả đã phân tích tiểu thuyết Mạc Ngôn dưới ánh sáng của lí tuyết trần thuật học, khám phá giá trị triết mĩ trong sáng tác của Mạc Ngôn…” (Theo PGS.TS
Trang 10Đào Tuấn Ảnh) Có thể thấy, trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu thủ pháp lạ hóa được thể hiện trên phương diện điểm nhìn trần thuật
Trên Tạp chí sông Hương, số 166 (12/2002) có đăng bài phê bình của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phê “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua
hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình” Tác giả đã chỉ ra những
nét đặc sắc về nghệ thuật của hai tác phẩm là ở thủ pháp lạ hóa: “Có lẽ phép
lạ chủ yếu của Mạc Ngôn chính là biết bày đặt ra những câu chuyện kì lạ ít người biết trên một cái khung nền không xa lạ Theo cách nói cũ thì đó là phép lạ hóa, huyền thoại hóa hiện thực… Nói khác đi, đó là thế giới nghệ thuật của tác giả”
Hoàng Thị Bích Hồng với bài “Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp
lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” đăng trên Tạp chí sông Hương, số 244
(10/2007) cũng đã đi vào tìm hiểu sự lạ hóa trong miêu tả, kể chuyện trong tác phẩm Mạc Ngôn
Trong bài “Tình yêu và nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” đăng trên Diễn đàn văn nghệ của Nguyễn Thị Vũ Hoài, tác giả đã tìm hiểu
vấn đề tình dục của bộ phận giới nữ qua các tác phẩm của Mạc Ngôn
Nhìn chung, vấn đề thủ pháp lạ hóa trong Tửu quốc của Mạc Ngôn đã
được nhắc đến trong một số bài nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngôn nhưng vẫn chưa có sự nghiên cứu toàn diện, sâu sắc Vì vậy, khi nghiên cứu
đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ tiếp nối và bổ sung vào lịch sử vấn đề này một vấn đề hấp dẫn còn để ngỏ
3 Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, người nghiên cứu hướng tới mục đích:
- Nghiên cứu thủ pháp lạ hóa được nhà văn sử dụng trong việc sáng tạo
ra nhân vật, sự kiện, tình tiết trong Tửu quốc Từ đó thấy được tài năng
độc đáo của Mạc Ngôn
Trang 11- Phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập văn học Trung Quốc, đặc biệt là văn học Trung Quốc đương đại trong nhà trường
4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát
Đối tượng nghiên cứu là thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Tửu quốc của
Mạc Ngôn
Phạm vi khảo sát: Tửu quốc của Mạc Ngôn, bản dịch của dịch giả Trần
Đình Hiến, NXB Văn học, 2003
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tác phẩm
- Phương pháp hệ thống
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được triển khai thành hai chương:
Chương 1: Tửu quốc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn Chương 2: Thủ pháp lạ hóa trong Tửu quốc của Mạc Ngôn
7 Đóng góp của đề tài
Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu về thủ
pháp lạ hóa đã được nhà văn Mạc Ngôn sử dụng trong Tửu quốc Từ đó,
thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả Ở một phạm vi nhất định, đề tài này hi vọng sẽ cung cấp một số tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích tiểu thuyết này, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Trung Quốc đương đại
Trang 12Hồi đi học, Mạc Ngôn có tố chất văn học tốt, làm văn hay, thường được thầy giáo lấy làm mẫu đem đọc trước cả lớp Năm 1967, khi đang học tiểu học, do Cách mạng văn hóa bùng nổ, Mạc Ngôn phải bỏ học giữa chừng và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn Mạc Ngôn đã phải trải qua những năm tháng tuổi thơ khổ cực, thiếu thốn, cơ hàn Những ngày còn đi học, Mạc Ngôn không được thầy cô, bạn bè yêu quý bởi sự nghịch ngợm “vô lễ” và hay làm mất lòng thầy giáo Thế nên, Mạc Ngôn bị đuổi khỏi trường và
bị xóa tên khỏi tịch học Nhưng với niềm yêu mến mái trường, Mạc Ngôn vẫn hay lẻn vào trong trường dù nhiều lần bị bắt và bị tống cổ ra khỏi trường Trong thời gian đó, ông đã làm rất nhiều việc: chăn dê ngoài đồng, từng làm công nhân hợp đồng ở nhà máy chế biến bông, có cuộc sống gần gũi với người nông dân Mảnh đất quê hương Cao Mật của Mạc Ngôn là vùng đất nghèo khó, khắc nghiệt và hẻo lánh của tỉnh Sơn Đông nên ông sống với cuộc sống lao động cực nhọc ngay từ nhỏ Vì thế, Mạc Ngôn rất hiểu thế nào là đói nghèo, là đói rét Ông luôn bị giày vò bởi cái đói, cái khát và cô đơn Vậy nên hồi nhỏ ông thích làm nhà văn vì muốn được ăn ngày ba bữa bánh bao trắng
no nê Chính những trải nghiệm thời thơ ấu đã trở thành tài sản quý giá của Mạc Ngôn để ông sáng tác văn chương và tạo nên phong cách văn học độc đáo cho mình
Trang 13Tháng 2-1976, Mạc Ngôn rời quê vào lính, được làm tiểu đội trưởng, rồi nhân viên bảo mật, thủ thư, giáo viên, cán sự ở trung đoàn thông tin Khoảng thời gian này, do được tiếp xúc trực tiếp với đời sống chiến trận nên ông thấm thía những tai nạn và hệ lụy do chiến tranh mang lại
Thời gian này, giấc mơ làm nhà văn thời thơ ấu của ông sống dậy, Mạc Ngôn bắt đầu cầm bút viết lách Ông viết rất nhiều truyện, gửi cho các báo, các tạp chí cấp địa phương trong cả nước Sau mỗi lần đem bản thảo ra bưu điện gửi là những ngày mỏi cổ mong ngóng của Mạc Ngôn, nhưng cuối cùng lại nhận về bản thảo đã quăn queo kèm theo thư từ chối và lời cám ơn của ban biên tập Mãi đến năm 1981, tạp chí “Liên trì” của thành phố Bảo Định (Hồ Bắc) thông báo đăng truyện ngắn “Mưa đêm Xuân” của ông
Mùa Thu năm 1984, Mạc Ngôn trúng tuyển vào khoa Văn học, Học viện Nghệ thuật Quân giải phóng, và tốt nghiệp năm 1986 Năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh Năm 1991, ông tốt nghiệp với học vị Thạc sĩ Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc 1 của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
Tháng 11-2011, Mạc Ngôn được bầu làm Phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Tháng 5-2012, ông được mời làm Giáo sư của Khoa Trung văn Đại học sư phạm Hoa Đông
Ngày 11/10/2012, Mạc Ngôn vinh dự được nhận giải thưởng Nobel Văn học
Cũng như một số nhà văn khác, trước khi trở nên nổi tiếng thì con đường văn học của Mạc Ngôn cũng chẳng hề xuôi buồm thuận gió như nhiều người tưởng mà đầy trắc trở, quanh co
Nhắc đến Mạc Ngôn, người ta nghĩ ngay đến những cánh đồng cao lương ngút ngàn trên đất đỏ trong phim “Cao lương đỏ” – đó chính là huyện
Trang 14Cao Mật, quê hương của ông Cao Mật không chỉ là quê hương của Mạc Ngôn về mặt địa lý, đó còn là quê hương văn học, là cánh đồng văn chương
để ông canh tác suốt mấy chục năm qua Tất cả các tác phẩm của Mạc Ngôn hầu như không tách khỏi Cao Mật, có nhà bình luận viết: “Mạc Ngôn đã cày xới và khai quật Cao Mật rồi vươn ra nông thôn Trung Quốc”
Năm 1981, tác phẩm đầu tiên của Mạc Ngôn được đăng Đó là truyện ngắn “Mưa đêm xuân”, đăng trên tạp chí “Liên trì” (Ao Sen) của thành phố Bảo Định (Hồ Bắc) Với việc được đăng tác phẩm này đã đánh dấu bước đầu cho sự xuất hiện của Mạc Ngôn trên văn đàn Tuy nhiên, Mạc Ngôn lại chưa được nhiều người biết đến
Trong hai năm học ở Học viện nghệ thuật Quân giải phóng, Mạc Ngôn
ngày học, đêm viết Đến năm 1986, ông đã cho xuất bản tiểu thuyết Cao
lương đỏ gây chấn động văn đàn Về sau, tác phẩm này được chuyển thể
thành bộ phim cùng tên với sự dàn dựng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu Bộ phim được lập tức đoạt giải Gấu Vàng ở LHP Berlin 1988, khiến thế giới bắt đầu biết đến điện ảnh Trung Quốc Từ đây, sự nghiệp sáng tác văn học mới
mở ra trước mắt Mạc Ngôn và tên ông bắt đầu được biết đến nhiều hơn trong
và ngoài nước
Sau một loạt tiểu thuyết vừa rất thành công, Mạc Ngôn quay sang sáng tác tiểu thuyết dài (trường thiên)
Năm 1993, ông cho in bộ Tửu quốc mà ông lao tâm khổ tứ nghiền
ngẫm ngồi viết trong ngôi nhà riêng ở Cao Mật Nhưng thời đó, người ta đổ
xô vào làm kinh tế, văn học bị ghẻ lạnh, tác phẩm này bị rơi vào quên lãng
Mùa Xuân năm 1995, Mạc Ngôn bỏ ra 83 ngày liền hoàn thành cuốn
Báu vật của đời (tên tiếng Trung là Phong nhũ phì đồn) Cuốn sách dài
500.000 từ này lập tức gây sóng gió, giúp Mạc Ngôn giành giải Văn học Đại gia Nhưng sau đó, bão tố dư luận ập xuống đầu ông với đủ những lời phê
Trang 15phán, chê bai, giễu cợt, rủa xả Tuy nhiên, cũng có người coi đây là kiệt tác Trước những lời chê bai, phê phán, Mạc Ngôn nói: “Tôi cho rằng các bạn có thể không đọc tất cả tác phẩm của tôi, nhưng nếu muốn tìm hiểu thế giới văn
học của tôi thì nên đọc Phong nhũ phì đồn” Với tác phẩm này, Mạc Ngôn kết thúc dòng tác phẩm viết về Cao Mật và Đông Bắc khởi đầu từ Cao lương đỏ
Cũng sau tác phẩm này, Mạc Ngôn đã phải rời quân ngũ, chuyển về công tác tại Nhật báo kiểm sát (năm 1997)
Sau Báu vật của đời, Mạc Ngôn nghỉ viết tiểu thuyết mấy năm, quay
sang viết kịch bản phim và tản văn Đến năm 1999, ông quay lại với loạt 4 tác
phẩm tiểu thuyết đăng trên tạp chí Thu hoạch
Mấy năm sau đó, ông cho in liên tục 11 tiểu thuyết dài như: 41 phát
pháo, Đàn hương hình, Sống đọa thác đầy, Ếch Trong đó, Ếch đã mang lại
cho giải thưởng văn học Mao Thuẫn (2011) và đưa ông trở thành “đại gia làng văn”
Mạc Ngôn dù là người nông thôn nhưng lại viết về thành phố và quân đội rất thực
Các tác phẩm tiểu thuyết của Mạc Ngôn được chia thành các mảng đề tài chính sau:
- Quân đội: Ma chiến hữu, Cậu bé tóc vàng
- Nông thôn: Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Cây tỏi nổi giận, Sống đọa
thác đầy, 41 phát đại bác,…
- Thành phố: Tửu quốc, Rừng xanh lá đỏ,…
- Lịch sử: Đàn hương hình,…
Ngoài tiểu thuyết, ông còn viết trên 24 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn
và nhiều vở kịch cho sân khấu Mạc Ngôn đã đóng góp cho nền văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới Cho đến nay, Mạc Ngôn đã có hơn 300 đầu sách, chưa kể những cuốn
Trang 16tiểu thuyết đang trong thời kì sáng tạo Với những đóng góp lớn lao đó, Mạc Ngôn đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel Văn học vào 11/10/2012 Và Mạc Ngôn trở thành nhà văn đầu tiên của Trung Quốc được nhận giải thưởng văn chương cao quý
Trong cuốn Mạc Ngôn và những lới tự bạch, Mạc Ngôn từng nói:
“…Tôi là một người xuất thân từ tầng lớp hèn kém, tác phẩm của tôi chứa đầy quan điểm của thế tục Nếu ai đó định tìm thấy những điều tao nhã sang trọng trong tác phẩm của tôi, chắc chắn họ sẽ thất vọng Đó là điều không thể Người thế nào thì nói lời thế ấy, cây nào thì quả ấy, chim nào thì tiếng hót ấy Tôi lớn lên từ đói rét cơ hàn, đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh khổ đau và bất công, trong lòng tôi tràn đầy sự cảm thông đối với nỗi đau của nhân loại
và sự phẫn nộ đối với bất công Do đó tôi chỉ có thể viết ra những tác phẩm như vậy…” [4,105] Đây chính là quan điểm sáng tác cũng như phong cách của Mạc Ngôn
Trong tác phẩm Ếch, Mạc Ngôn từng viết: “Khi viết về số phận cá nhân
thì phải động đến nỗi đau lớn nhất của tâm hồn người ấy; viết về nhân sinh thì phải lục lọi những điều không dám ngoái đầu nhìn lại trong kí ức của mình” [6, 294] Đó chính là tôn chỉ sáng tác, là tuyên ngôn nghệ thuật mang đậm bản lĩnh “thẳng thừng và dấn thân” đã chi phối toàn bộ sáng tác của Mạc Ngôn và làm nên đặc trưng tiểu thuyết của ông
1.2 Tửu quốc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngôn
Mạc Ngôn xuất hiện lần đầu tiên trên văn đàn văn học với tác phẩm
“Mưa đêm xuân” Sau đó, một loạt các tác phẩm của ông được đăng trên
tạp chí Liên trì như: Người lính xấu, Vì con, Con đường bán bông, Âm nhạc dân gian Tạp chí này mở đầu cho sự nghiệp văn học của Mạc Ngôn
được ra mắt bạn đọc Tuy nhiên, tên tuổi của Mạc Ngôn không được nhiều người biết đến Mạc Ngôn chỉ thực sự được độc giả biết đến rộng rãi khi
Trang 17ông cho ra mắt tiểu thuyết “Cao lương đỏ” gây chấn động văn đàn văn học
và tạo được tiếng vang lớn
Trong hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn, Tửu quốc là tiểu thuyết dài thứ ba của Mạc Ngôn sau Cao lương đỏ và Mười ba bước Tiểu thuyết này
được Mạc Ngôn bắt tay sáng tác vào mùa đông năm 1989 và hoàn thành năm
1992, đến năm 1993 ông cho ra mắt bạn đọc Với Mạc Ngôn, ông đã dành rất
nhiều tâm huyết của mình để sáng tạo nên Tửu quốc, được coi là tác phẩm
hoàn mĩ nhất từ trước đến nay của Mạc Ngôn và ông cảm thấy tự hào về nó
Tửu quốc trở thành niềm tự hào của Mạc Ngôn vì “Các nhà văn đương đại
Trung Quốc có thể viết ra đủ các cuốn sách khác nhưng không ai có thể viết
được một cuốn giống như Tửu quốc, cuốn sách ấy chỉ có nhà văn như tôi mới
có thể viết ra” Tửu quốc không chỉ được nhà văn đổi mới về đề tài mà còn
đổi mới về thi pháp, về kết cấu cốt truyện, tạo nên một diện mạo mới cho văn học Mạc ngôn nói riêng và Văn học Trung Quốc đương đại nói chung
Tuy nhiên, sau khi được xuất bản, phản ứng của bạn đọc và các nhà phê bình lại không như mong đợi của Mạc Ngôn: “cuốn sách này không hề để lại tiếng tăm gì, các nhà phê bình xưa nay luôn thích nghe ngóng mọi động tĩnh cũng đều im hơi lặng tiếng Tôi đoán có lẽ họ đã bị tôi làm cho phát sợ Họ luôn mồm kêu gào sáng tạo, nhưng khi có sự sáng tạo thực sự thì họ lại đều
nhắm mắt lại cả” Đối với độc giả trong nước, Tửu quốc không hề tạo ra bất kì
phản ứng nào và không được các nhà phê bình chú ý đến bởi lẽ đề tài mà Mạc Ngôn nói đến là một vấn đề nhạy cảm Đó là đề tài “ăn thịt trẻ em” của một số cán bộ ở thành phố Rượu, qua đó, Mạc Ngôn muốn lên tiếng về sự suy thoái
đạo đức của các cán bộ này Vì thế, Tửu quốc dường như bị quên lãng, bị bỏ
quên trên các kệ sách, không những độc giả nói chung không hề biết Mạc Ngôn đã viết tiểu thuyết này mà ngay cả nhiều nhà phê bình cũng không biết
Trang 18Nếu Tửu quốc không được độc giả trong nước quan tâm thì khi được
dịch sang tiếng Pháp, tiểu thuyết này lại giúp Mạc Ngôn giành được giải thưởng văn học Laurebataillou của Pháp Trong ba tác phẩm Trung Quốc
được lọt vào vòng trong thì Tửu quốc đã được ban giám khảo lựa chọn để trao giải thưởng “Ban giám khảo đánh giá Tửu quốc là một cuốn có nhiều tinh
thần sáng tạo, mặc dù, chắc chắn nó không phải là một cuốn bán chạy, nhưng
nó chứa đựng những ý tứ sâu xa và nhiều ý nghĩa tượng trưng” Những nhận
xét xác đáng của Ban giám khảo cũng như những ưu điểm của Tửu quốc đều
được cô đọng trong hình tượng rượu và thịt trẻ em Qua hai hình tượng này, tác giả đã phơi bày bản chất thú tính của cán bộ nhà nước thành phố Rượu nói riêng và hơn hết là cán bộ lãnh đạo Trung Quốc nói chung: “dữ hơn sói, đáng
sợ hơn hổ” Vì vậy, tác phẩm đã mang tầm khái quát cao, có ý nghĩa sâu xa
Mạc Ngôn từng tâm sự, ông có nhiều điểm chưa vừa ý với Cao lương
đỏ, Cây tỏi nổi giận, nếu có thể viết lại, ông có thể viết lại hay hơn nhưng với Tửu quốc thì ông không thể viết lại hay hơn thế nữa Có thể thấy, với Mạc
Ngôn thì Tửu quốc là tác phẩm hoàn hảo nhất, hoàn mĩ nhất lúc bấy giờ Chính vì thế mà Tửu quốc mới trở thành niềm tự hào của Mạc Ngôn và được ông tâm nhất Sau này, ông cũng hoàn thành cuốn tiểu thuyết Báu vật của đời
với một đề tài lớn mà ông luôn đau đáu, tác phẩm đã đem lại nhiều phiền phức cũng như những tiếng vang mới cho Mạc Ngôn Khi được so sánh hai
tác phẩm Tửu quốc và Báu vật của đời, Mạc Ngôn cho rằng “Tửu quốc là người tình xinh đẹp và ngang ngược” còn “Báu vật của đời là người đàn bà đôn hậu và trầm tĩnh” Điều này cho thấy Mạc Ngôn rất thích và yêu quý Tửu
quốc – đứa con tinh thần mà ít được độc giả quan tâm
Dù Tửu quốc ra đời không tạo được tiếng vang như các tiểu thuyết khác
của Mạc Ngôn nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp văn học của ông Tác phẩm giúp ta hiểu rõ hơn về hiện thực xã hội Trung Quốc đương
Trang 19thời Trong xã hội bấy giờ, những hệ lụy, những bất công ngang trái trong xã hội được Mạc Ngôn phơi bày tất thảy ra ánh sáng khiến độc giả có cái nhìn khác cái xã hội hoa lệ mà suy thoái, xuống cấp Tác phẩm còn tạo cho những
người nghiên cứu một cách tiếp cận mới, một cách khai thác mới Và Tửu
quốc mãi là cuốn tiểu thuyết tâm đắc nhất của Mạc Ngôn
Trang 20CHƯƠNG 2
THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TỬU QUỐC CỦA MẠC NGÔN
2.1 Khái niệm lạ hóa
Khái niệm “lạ hóa” (estrangemet) xuất hiện vào những năm 20 của thế
kỉ XX gắn với trường phái hiện thực Nga, với những đại diện tiểu biểu như: Sơ-clốp-xki, I-a-cu-bin-xki, Vi-nô-cua, I-a-cốp-xơn, Tư-nha-nốp,… Họ coi lạ hóa như là một nguyên tắc nghệ thuật phổ quát thể hiện trong mọi cấp độ của cấu trúc nghệ thuật, có tác dụng phá vỡ tính tự động máy móc của sự cảm thụ bằng cách tạo ra một “cái nhìn mới” – “khác lạ” – đối với sự vật và hiện tượng quen thuộc chứ không phải là “nhận ra” cái đã biết, tức là phá vỡ những “khuôn hình” đã quen để người ta có thể nhận ra các ý nghĩa mới của
sự vật và nhân sinh [2, 172]
Về sau, khái niệm “lạ hóa” được Brecht đưa vào mĩ học, căn cứ vào lí thuyết và thực tiễn sân khấu của ông Theo Brecht, lạ hóa là gây nên ở chủ thể tiếp nhận sự “ngạc nhiên và hiếu kì” trước một góc nhìn mới làm nảy sinh một thái độ tiếp nhận tích cực đối với cái thực tại được “lạ hóa” kia
Lạ hóa xuất hiện trong sáng tác văn chương như là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, có tác dụng lớn trong việc kiến tạo thế giới hình tượng của tác phẩm Nó giúp nhà văn khai thác những khía cạnh khác nhau của hiện thực cuộc sống hay có thể phóng ngòi bút của mình vào những địa hạt có những thời kì xem là “nhạy cảm” như tôn giáo, tính dục,… nhằm tạo ra sức hấp dẫn,
mê hoặc đối với độc giả Lạ hóa hấp dẫn người đọc bằng sự mông lung, ma
mị, huyễn tưởng, sự phi thường, khác lạ và ngay những sự vật bình thường cũng có thể trở thành lạ lẫm thông qua ngôn ngữ miêu tả của nhà văn
Trang 21Như vậy, nhìn chung thủ pháp lạ hóa là để chỉ toàn bộ thủ pháp trong nghệ thuật có khả năng tạo ra hiệu quả thẩm mĩ mới mẻ về sự vật, hiện tượng được miêu tả Đó là cái chưa quen, khác lạ gây một sự “ngạc nhiên”
Khác với các nhà văn trên văn đàn Trung Quốc hiện đại, Mạc Ngôn không bao giờ lặp lại chính mình Mỗi tiểu thuyết của ông là một con đường tìm tòi, sáng tạo độc đáo, tạo ra phong cách tiểu thuyết riêng: phong cách hiện
thực huyền ảo Tửu quốc, phong cách tân lịch sử như Đàn hương hình, Báu vật
của đời Thế nhưng có một chất keo dính kết các tiểu thuyết góp phần làm
nên phong cách tác giả chính là cách lạ hóa văn chương trong miêu tả, kể chuyện Nhà văn rất coi trọng ngôn ngữ văn chương nên luôn lựa chọn những cách diễn đạt mới mẻ gây hứng thú người đọc
Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Mạc Ngôn sớm đã khẳng định một phong cách riêng không cùng chung với bất cứ nhà văn nào Ông từng mong muốn viết được những thứ chỉ thuộc về ông Với niềm khao khát
đó, Mạc Ngôn đã không ngừng tìm tòi để đổi mới, không ngừng sáng tạo để tạo ra phong cách độc đáo của riêng mình Sự sáng tạo nghệ thuật, theo ông
“thực sự không phải là sự chen nhau theo mốt mà là cách viết về những gì mình quen thuộc, dùng ngòi bút tả thực, đồng thời dựa vào sức tưởng tượng để tạo ra những mùi vị của tồn tại và những sự thực không có thực, làm cho tiểu thuyết có cảm giác của sự sống” Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt
ấy chính là việc nhà văn sử dụng thủ pháp lạ hóa trong tác phẩm mình Vậy cội nguồn của cái lạ hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn xuất pháp từ đâu?
Trước hết, cái lạ trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn xuất pháp từ tuổi thơ gắn bó tha thiết với quê hương Với Mạc Ngôn thì quê hương Cao Mật là một báu vật của nhà văn, là huyết địa của tiểu thuyết Mạc Ngôn Từ quê hương thân yêu, quen thuộc, Mạc Ngôn đã sáng tạo ra cả một gia tài văn học cho riêng mình với đủ các thể loại như: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn,… Và
Trang 22trên không gian quen thuộc này, Mạc Ngôn đã bày đặt nên bao câu chuyện kì
lạ hấp dẫn, lôi cuốn độc giả Quê hương Cao Mật còn là nơi gắn bó thân thiết với Mạc Ngôn, với những kí ức buồn vui tuổi thơ của nhà văn Chính những trải nghiệm thời thơ ấu của Mạc Ngôn đã được ông đưa vào trong tác phẩm của mình như một thứ chất liệu Là vùng đất quê hương của Liêu trai, ngay từ nhỏ, Mạc Ngôn đã được nghe rất nhiều câu chuyện li kì về liêu trai với những yếu tố kì ảo Vì vậy, Mạc Ngôn đã tiếp thu những điều đó để làm tài sản và đưa vào các sáng tác của mình để tạo ra những tác phẩm với nhiều nét lạ hóa,
kì lạ
Cái lạ trong tác phẩm Mạc Ngôn có được còn nhờ vào khả năng nắm bắt cảm giác của tác giả Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như tiểu thuyết truyền thống mà đó chỉ là cái khung truyện mà thôi Nhưng trong cái khung ấy chứa đầy những cảm giác đó chính là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn Đối với Mạc Ngôn, “cảm giác mới” là sự lăn lội vào trong cảm giác, cảm xúc của nhân vật, dùng bút pháp kì ảo để diễn tả nó một cách tinh tế, li kì và quái đản “Bằng bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp tượng trưng, biến hình, huyền ảo, khoa trương,… tác giả đã khiến cho một ánh mắt, một nụ cười, một tiếng thở dài, một cảm xúc nhỏ… cũng trở thành hình ảnh có hương có sắc có mùi có vị” [10, 389]
Việc Mạc Ngôn sử dụng thủ pháp lạ hóa trong các tác phẩm của mình còn do ông kế thừa truyền thống hiếu kì trong tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung Ngay từ đời Hán, một số truyện đã mang yếu tố kì dị, kì quái rất đậm Đến thời Đường, tiểu thuyết truyền kì giữ một vị trí quan trọng, nó khẳng định hiếu kì đã trở thành hệ thống Thời Tống – Nguyên cũng tiếp thu truyền thống hiếu kì này và được phản ánh trong tiểu thuyết thoại bản Tiểu thuyết thoại bản Tống – Nguyên tràn ngập chữ kì với cốt truyện li kì, hấp dẫn là điều không thể thiếu của tiểu thuyết này Vì vậy,
Trang 23truyền thống hiếu kì đến thời kì này trở nên phổ biến hơn Đặc biệt, đến tiểu thuyết Minh – Thanh đã kế thừa trọn vẹn và đưa truyền thống hiếu kì đạt đến
đỉnh cao Chữ kì tràn ngập trong các thiên tiểu thuyết: kì nhân, kì án, kì oan,
kì tình,… Vào thế kỉ XX, truyền thống này trở nên mờ nhạt hơn nhưng vẫn có thể nhận thấy trong các sáng tác của Lỗ Tấn Bằng ngòi bút hiện thực tỉnh táo
và phép lạ hóa tài tình, Lỗ Tấn đã đem đến cho độc giả những nhận thức mới
lạ từ những con người rất quen Và đến cuối thế kỉ XX, Mạc Ngôn đã học tập
và kế thừa truyền thống hiếu kì của tiểu thuyết Trung Quốc Sự dung hợp giữa truyền thống hiếu kì của dân tộc với những yếu tố kinh dị, huyền ảo của văn học châu Âu, châu Mĩ đã tạo nên sự độc đáo cho tiểu thuyết của Mạc Ngôn
Cuối cùng, thủ pháp lạ hóa được sử dụng nhiều trong các sáng tác của Mạc Ngôn còn do ông tiếp thu, chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo Đây là trào lưu văn học của văn học châu Mĩ La-tinh, mượn những truyền thống dân gian cổ xưa để tạo ra những hiện thực mới về xã hội Nguyên tắc sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là: biến hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất tính chân thực Nhờ tiếp thu những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, ta thấy chữ “kì” ngập tràn trong các sáng tác của Mạc Ngôn
Đó là một số cơ sở để hình thành nên thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, góp phần làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo của Mạc Ngôn, khiến ông không giống với bất kì một nhà văn nào Nhờ thủ pháp lạ hóa mà các tác phẩm của Mạc Ngôn thực sự thu hút bạn đọc, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn nơi độc giả
2.2 Lạ hóa nhân vật
2.2.1 Khái niệm nhân vật
Đặc trưng của văn học là phản ánh thế giới khách quan bằng hình tượng văn học Chính vì thế, trong bất cứ tác phẩm văn học nào, nhân vật
Trang 24luôn đóng vai trò quan trọng Những quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm
mĩ của nhà văn đều được thể hiện qua nhân vật Theo Từ điển thuật ngữ văn
học thì nhân vật văn học là “một con người cụ thể được miêu tả trong các tác
phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh
Pha), cũng có thể không có tên riêng như thằng bán tơ, một mụ nào trong
Truyện Kiều,… Khái niệm văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ,
không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính trong Đất
nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban-dắc” [2, 235]
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học định nghĩa: “Nhân vật văn học là
một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho cho những đặc điểm giống với con người” [2]
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống, cho dù nhân vật ấy có gần với nguyên mẫu ngoài đời “Đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện cụ thể của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử nghề nghiệp, tính cách Nhân vật văn học có thể là người hoặc là các con vật, loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người Nhân vật văn học có thể được miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp qua sự cảm nhận của những người xây dựng đối với nhân vật hay qua đồ vật, môi trường sống”
Trang 252.2.2 Lạ hóa nhân vật
Là nhà văn nông thôn nhưng Mạc Ngôn viết về thành phố rất chân thực, phản ánh được những mặt trái của xã hội văn minh nơi thị thành Mỗi một nhân vật trong tiểu thuyết của ông đều có một tính cách, một hoàn cảnh được Mạc Ngôn dụng công xây dựng để thể hiện những ý đồ nghệ thuật của mình Qua các trang văn của Mạc Ngôn, ta thấy các nhân vật trong tiểu thuyết của ông đều là nhân vật kì lạ, thể hiện một phương diện của thủ pháp lạ hóa
2.2.2.1 Lạ hóa ngoại hình
Nhân vật với ngoại hình lạ hóa đầu tiên phải kể đến là Dư Một Thước Ngay từ cái tên của nhân vật đã gợi lên được ngoại hình của nhân vật, cùng với đó là nguồn gốc xuất thân Dư Một Thước hiện lên với chân dung của một
người lùn: cao “một thước năm tấc” và nặng chưa đến ba mươi cân, được xếp
vào hạng người lùn của thành phố
Ở thành phố Rượu, không ai có thể biết Dư Một Thước tuổi tác như thế nào bởi những thông tin này về hắn còn mơ hồ, chưa rõ ràng Mãi sau này, trong một cuộc nói chuyện với Lí Một Gáo, Dư Một Thước tiết lộ hắn đã tám mươi lăm tuổi Với một người có dung mạo không thay đổi suốt mấy chục năm qua như Dư Một Thước thì điều này gây ngạc nhiên không nhỏ cho tất cả mọi người và cũng không ai có thể đoán ra số tuổi đó của hắn nếu hắn không nói ra Ngay cả nguồn gốc xuất thân của Dư Một Thước cũng là một diều bí
ẩn, không một ai ở thành phố Rượu biết quê hương hắn ở đâu Thông tin duy
nhất mà mọi người biết đến cũng là Dư Một Thước tiết lộ: quê hắn là “nơi có
ánh nắng rực rỡ”, ngoài ra không biết có thêm bất kì một thông tin gì khác
Điều này cũng thật mơ hồ khi mà trên đất nước Trung Quốc rộng lớn có bao nhiêu là vùng đất có ánh nắng rực rỡ Mọi điều về Dư Một Thước vẫn còn là một ẩn số
Trang 26Nếu Dư Một Thước mang ngoại hình của một người lùn thì bố mẹ vợ của Tiến sĩ Rượu Lí Một Gáo lại kì lạ hơn, dường như họ đã thoát tục, không còn là một phàm nhân nữa Bố mẹ vợ Lí Một Gáo tuổi đã ngoài lục tuần nhưng vẫn mang phong thái của tuổi trẻ, của tuổi xuân Ở độ tuổi như họ thì ít
ai vẫn giữ được vẻ đẹp và thần sắc như vậy Bố vợ Lí Một Gáo – Giáo sư Viên Song Ngư của trường Đại học Chưng cất Rượu – một viên ngọc “long
lanh sắc màu nhất, bắt mắt nhất” vẫn “phong độ phi phàm, mái tóc bạc phơ,
từng sợi trắng như cước, nét mặt hồng hào, siêu thoát như một đạo sĩ đắc đạo thành tiên, cưỡi hạc nhàn du” Một khí chất phi phàm, không thể lẫn được với
ai của Viên Song Ngư khiến người ta phải ngưỡng mộ Cũng như Viên Song Ngư, vợ ông cũng mang vẻ đẹp khó ai sánh được ở cùng độ tuổi như vậy Đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng mẹ vợ Lí Một Gáo mang một vẻ đẹp đẫy đà, non
mịn như thiếu nữ đôi mươi: “… thân thể đẫy đà, da trắng mịn, tóc đen như
xức dầu,…”, “… má đỏ phây phây, thanh xuân đọng mãi…” Năm tháng
không hề làm phai đi ma lực của tuổi xuân nơi mẹ vợ Lí Một Gáo Với ngoại hình hấp dẫn và vẻ đẹp tươi trẻ như vậy, bà còn xinh đẹp hơn cả cô con gái của mình – vợ Lí Một Gáo Và cũng chính vẻ đẹp đó của bà mà chàng rể Lí Một Gáo say mê mẹ vợ hơn vợ, anh ta cũng ngày càng chán ghét vợ mình hơn Trái ngược với mẹ mình, Viên Mĩ Lệ - vợ Lí Một Gáo theo thời gian thì
vẻ đẹp, nhan sắc dần phai tàn, khiến cho người chồng ngán ngẩm, thậm chí là ghê tởm mỗi khi thân mật Viên Mĩ Lệ - cái tên gợi lên một vẻ đẹp mĩ lệ, hào nhoáng mà mê đắm Trong con mắt Lí Một Gáo, cũng đã có thời anh yêu nét đẹp của vợ và say mê nó Nhưng thời gian trôi đi, trước vẻ đẹp của mẹ vợ thì
vẻ đẹp của vợ đối với Lí Một Gáo không thể sánh bằng, thậm chí, anh ta còn cảm thấy vợ mình xấu hơn
Khoan Kim Cương cũng là nhân vật được nhà văn miêu tả với ngoại hình kì lạ được thể hiện ngay từ tên gọi Tên Khoan Kim Cương gợi lên một
Trang 27người luôn tỏa ánh hào quang, “với những tia kim cương lóe sáng trên người
cùng mùi vị vàng ròng, như mùa xuân, ánh nắng, lí tưởng và hi vọng…”, như
có ma lực khiến người ta mê mẩn Điểm đặc biệt của con người nho nhã
Khoan Kim Cương thu hút ánh nhìn của mọi người là “miệng ông ta có chiếc
răng đồng, có lẽ là răng vàng” Ở chiếc răng này cũng lóe lên những tia sáng
như những tia kim cương, đúng với tên gọi của ông ta vậy Với người dân thành phố Rượu, Khoan Kim Cương là tấm gương sáng để mọi người noi theo, là niềm tự hào của thành phố Nhờ điểm đặc biệt này cùng với phong thái của Khoan Kim Cương mà nó trở thành một thứ ma mị hấp dẫn anh trinh sát viên Đinh Câu, khiến anh ta say mê Khoan Kim Cương hơn Cũng vì thế
mà sự cảnh giác của Đinh Câu với Khoan Kim Cương – nghi phạm tình nghi
số một của vụ án ăn thịt trẻ em cũng vì thế mà giảm xuống, thậm chí còn tạo
ra mối thiện cảm Nhờ có vẻ ngoài ma mị, hấp dẫn như vậy mà Khoan Kim Cương không ít lần lừa Đinh Câu rơi vào những cái bẫy ông ta đặt ra để cản trở việc điều tra của anh chàng trinh sát viên Và cũng nhờ vậy Khoan Kim Cương có thể che giấu được bản chất thật con người mình
Ngoài ra, thằng tiểu yêu hay thằng vẩy cá cũng là nhân vật có ngoại hình kì lạ, không hợp với độ tuổi của chúng Mỗi nhân vật đều có nét ngoại hình riêng dễ nhận biết, không lẫn với bất kì nhân vật nào khác, khi đứng riêng lẻ có thể phân biệt được họ một cách dễ dàng
Trang 28Đầu tiên là Dư Một Thước, con người có tài “bay mái vượt tường” với cuộc đời bí ẩn đầy lạ lùng, không ai biết trước đây hắn sống ra sao, làm nghề
gì, họ chỉ biết bây giờ hắn làm Giám đốc của quán rượu Một Thước Chính vì thế, Dư Một Thước đã thêu dệt nên cho mình ba huyền thoại về cuộc đời Hắn khẳng định với nhà văn Lí Một Gáo rằng người mặc bộ đồ đen cưỡi lừa trên phố mỗi đêm trăng lên chính là hắn Con người xuất hiện trên phố Lừa thoắt
ẩn thoắt hiện, xuất hiện cũng chỉ để “cưỡi lừa phóng như bay trên phố” hành
động cũng bí ẩn, kì lạ Anh ta cũng chỉ xuất hiện vào mỗi đêm trăng nên khiến mọi người trong thành phố tò mò, hiếu kì về việc anh ta đến thành phố này làm gì, từ đâu đến và sẽ đi đâu Để xóa tan sự ngờ vực của người bạn Lí Một Gáo và để chứng minh cho “tài bay mái vượt tường” của mình, Dư Một Thước đã trổ tài nghệ của mình Hành động của hắn khiến ai trông thấy cũng
phải “tá hỏa tam tinh”: Dư Một Thước “thu mình trên ghế…nhẹ nhàng bay
lên… tay chân và cả thân mình hình như mọc đầy ống giác, lão như một con thạch sùng khổng lồ, kinh khủng, bò đi bò lại trên trần” Hành động này của
Dư Một Thước dường như không còn là của con người nữa, giống như của một loài vật khiến người xem phải khiếp sợ, kinh hoàng Dư Một Thước có nhiều hành động, việc làm hay lời nói lạ lùng gây ngạc nhiên nơi độc giả, khiến họ bị cuốn hút theo những gì hắn sẽ làm tiếp theo Huyền thoại thứ hai
Dư Một thước thêu dệt nên là tên làm công uống trộm rượu từng ang mỗi đêm trong quán rượu cũng chính là hắn Uống nhiều như vậy, trong bụng hắn có một báu vật gọi là “tửu nga” nhưng “tửu nga” của hắn khi rơi vào ang rượu liền bị sặc rượu mà chết Nhờ có tửu nga mà Dư Một Thước hắn uống rượu như hũ chìm, thậm chí, hắn còn tự nhận nếu không bị mất tửu nga có khi hắn trở thành tiên tửu Đó là cái tài của Dư Một Thước khiến người ta phải nể
phục Nhưng khi kể xong chuyện này, hắn lại bật cười ha hả: “Tớ phịa đấy
Trên đời làm gì có “tửu nga” Vì thế, huyền thoại này về hắn đầy hư hư ảo
Trang 29ảo, không biết chuyện có thực không bởi lẽ cuộc đời của Dư Một Thước vẫn đầy bí ẩn và lạ lùng Sau khi bị đuổi khỏi quán rượu, Dư Một Thước phải sống quãng đời lang thang, phiêu bạt khắp nơi để kiếm sống Nhờ quãng thời gian phiêu bạt mọi vùng đất mà Dư Một Thước được biết nhiều chuyện kì lạ trong dân gian Đó cũng là tiền đề để Dư Một Thước dệt nên huyền thoại thứ
ba về mình thật kì ảo mà đậm chất liêu trai Đó là một thiên tình sử đầy li kì: chàng thiếu niên bụng đầy chữ ốm tương tư cô gái đẹp lạ lùng biểu diễn ảo thuật Những câu chuyện đầy li kì của Dư Một Thước khiến cuộc đời của hắn trở nên bí ẩn hơn và hấp dẫn độc giả hơn Trong con mắt Lí Một Gáo, Dư Một Thước là một quái kiệt khiến anh ta phải nể phục, kính nể Vậy là trong một buổi tiếp chuyện với nhà văn Lí Một Gáo, Dư Một Thước đã tạo ra ba truyền kì để “dằn mặt” nhà văn này cũng như nhà văn Mạc Ngôn về sức tưởng tượng phong phú của mình Câu chuyện của hắn khiến Lí Một Gáo liên tưởng đến tác phẩm “Những chuyện lạ ở Tửu quốc” kéo theo đó là những câu chuyện hoang đường mang chất Liêu trai
Là một người lùn, hiểu được nỗi khổ của họ và là người có mộng lớn,
Dư Một Thước đã tự mở quán rượu người lùn hay còn gọi là quán rượu Một Thước để tạo việc làm cho những người lùn trên khắp cả nước như hắn Dư Một Thước đã để họ sống bằng chính sức lao động của mình chứ không phải xin ăn mà sống Việc làm của Dư Một Thước hết sức táo bạo, đầy bản lĩnh, được coi là sáng kiến kì quắc khi quán rượu của hắn chỉ tuyển những người lùn để làm phục vụ Quán rượu của Dư Một Thước được thành lập đã gây xôn
xao dư luận và nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt khi họ cho rằng “người lùn
mở quán, là nỗi nhục, là bôi tro trát trấu vào chế độ” Không quan tâm đến
dư luận, quán rượu người lùn của Một Thước vẫn phát triển, trở nên nổi tiếng trên khắp cả nước và trở thành điểm dừng chân của nhiều quan khách nhà
Trang 30nước và quốc tế Danh tiếng cho Dư Một Thước vang xa hơn và quán rượu của hắn ngày càng được biết đến nhiều hơn
Nếu Dư Một Thước nổi tiếng bởi có quán rượu người lùn thì Viên Song Ngư nổi tiếng nhờ việc nghiên cứu và sáng tạo ra nhiều loại rượu danh tiếng cho thành phố Rượu Những loại rượu này trở thành nguồn thu nhiều ngoại tệ cho thành phố và nhà nước Với niềm say mê rượu, yêu rượu, Viên Song Ngư
đã dành cả cuộc đời mình chỉ để sáng tạo ra các loại rượu nổi tiếng mà say đắm lòng người như: vân vũ đại khúc, rượu bú dù, thập bát lí hồng,… Đây đều là những loại rượu được tạo ra từ tâm huyết cũng như sự kiên trì nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo nên của Viên Song Ngư Dù không ít lần thất bại, không ngại khó khăn, gian khổ, nhờ có sự kiên trì và niềm đam mê nên cuối cùng công lao của ông đã được đền đáp Thậm chí, để sáng tạo ra Rượu Bú
Dù nổi tiếng “một giọt đủ nghiêng thành”, Viên Song Ngư không ngại khó khăn, một mình lên núi Bạch Viên Lĩnh học tập loài bú dù (vượn) để làm rượu Những loại rượu mà Viên Song Ngư sáng tạo ra không những nổi tiếng trong nước mà còn được bạn bè quốc tế biết đến danh tiếng của ông Sự hiểu biết về rượu cũng như thành quả nghiên cứu, sáng tạo ra rượu ở thành Phố Rượu chắc hẳn không ai có thể vượt qua được giáo sư Viên Song Ngư Và tiến tới cao hơn nữa, Viên Song Ngư muốn tổ chức một lễ hội rượu bú dù để giới thiệu loại rượu đặc biệt nổi tiếng “Rượu Bú Dù” cùng nhiều loại rượu danh tiếng khác Qua nhân vật Viên Song Ngư, nhà văn như muốn gửi thông điệp đến những độc giả: chỉ cần có cố gằng, quyết tâm, có niềm đam mê và sự kiên trì thì sẽ biến ước mơ thành hiện thực, khó khăn gian khổ sẽ dễ dàng vượt qua
Trong Tửu quốc, Khoan Kim Cương được Mạc Ngôn xây dựng là nhân
vật có hành dộng dã man, vô nhân đạo nhất Đó là hành động ăn thịt người –
ăn thịt trẻ em Điều ưu thích của ông ta là được uống rượu ngon và nhắm với