7. Đóng góp của đề tà i
2.2.2.2: Lạ hóa hành động
Mỗi hành động, việc làm của nhân vật trong truyện đều là nơi gửi gắm những ý đồ nghệ thuật, những điều mà Mạc Ngôn muốn phản ánh vào trong đó. Để từ đó, lần lượt từng chút một, nhà văn lột tả cho độc giả thấy bản chất thật ẩn giấu đằng sau sự xa hoa, mĩ lệ của đời sống thành thị, của xã hội Trung Quốc bấy giờ. Đinh Câu, Dư Một Thước, Viên Song Ngư, Khoan Kim Cương,… là những nhân vật được Mạc Ngôn tập trung miêu tả nhiều nhất.
Đầu tiên là Dư Một Thước, con người có tài “bay mái vượt tường” với cuộc đời bí ẩn đầy lạ lùng, không ai biết trước đây hắn sống ra sao, làm nghề gì, họ chỉ biết bây giờ hắn làm Giám đốc của quán rượu Một Thước. Chính vì thế, Dư Một Thước đã thêu dệt nên cho mình ba huyền thoại về cuộc đời. Hắn khẳng định với nhà văn Lí Một Gáo rằng người mặc bộ đồ đen cưỡi lừa trên phố mỗi đêm trăng lên chính là hắn. Con người xuất hiện trên phố Lừa thoắt ẩn thoắt hiện, xuất hiện cũng chỉ để “cưỡi lừa phóng như bay trên phố” hành động cũng bí ẩn, kì lạ. Anh ta cũng chỉ xuất hiện vào mỗi đêm trăng nên khiến mọi người trong thành phố tò mò, hiếu kì về việc anh ta đến thành phố này làm gì, từ đâu đến và sẽ đi đâu. Để xóa tan sự ngờ vực của người bạn Lí Một Gáo và để chứng minh cho “tài bay mái vượt tường” của mình, Dư Một Thước đã trổ tài nghệ của mình. Hành động của hắn khiến ai trông thấy cũng phải “tá hỏa tam tinh”: Dư Một Thước “thu mình trên ghế…nhẹ nhàng bay lên… tay chân và cả thân mình hình như mọc đầy ống giác, lão như một con
thạch sùng khổng lồ, kinh khủng, bò đi bò lại trên trần”. Hành động này của
Dư Một Thước dường như không còn là của con người nữa, giống như của một loài vật khiến người xem phải khiếp sợ, kinh hoàng. Dư Một Thước có nhiều hành động, việc làm hay lời nói lạ lùng gây ngạc nhiên nơi độc giả, khiến họ bị cuốn hút theo những gì hắn sẽ làm tiếp theo. Huyền thoại thứ hai Dư Một thước thêu dệt nên là tên làm công uống trộm rượu từng ang mỗi đêm trong quán rượu cũng chính là hắn. Uống nhiều như vậy, trong bụng hắn có một báu vật gọi là “tửu nga” nhưng “tửu nga” của hắn khi rơi vào ang rượu liền bị sặc rượu mà chết. Nhờ có tửu nga mà Dư Một Thước hắn uống rượu như hũ chìm, thậm chí, hắn còn tự nhận nếu không bị mất tửu nga có khi hắn trở thành tiên tửu. Đó là cái tài của Dư Một Thước khiến người ta phải nể phục. Nhưng khi kể xong chuyện này, hắn lại bật cười ha hả: “Tớ phịa đấy.
ảo, không biết chuyện có thực không bởi lẽ cuộc đời của Dư Một Thước vẫn đầy bí ẩn và lạ lùng. Sau khi bị đuổi khỏi quán rượu, Dư Một Thước phải sống quãng đời lang thang, phiêu bạt khắp nơi để kiếm sống. Nhờ quãng thời gian phiêu bạt mọi vùng đất mà Dư Một Thước được biết nhiều chuyện kì lạ trong dân gian. Đó cũng là tiền đề để Dư Một Thước dệt nên huyền thoại thứ ba về mình thật kì ảo mà đậm chất liêu trai. Đó là một thiên tình sử đầy li kì: chàng thiếu niên bụng đầy chữ ốm tương tư cô gái đẹp lạ lùng biểu diễn ảo thuật. Những câu chuyện đầy li kì của Dư Một Thước khiến cuộc đời của hắn trở nên bí ẩn hơn và hấp dẫn độc giả hơn. Trong con mắt Lí Một Gáo, Dư Một Thước là một quái kiệt khiến anh ta phải nể phục, kính nể. Vậy là trong một buổi tiếp chuyện với nhà văn Lí Một Gáo, Dư Một Thước đã tạo ra ba truyền kì để “dằn mặt” nhà văn này cũng như nhà văn Mạc Ngôn về sức tưởng tượng phong phú của mình. Câu chuyện của hắn khiến Lí Một Gáo liên tưởng đến tác phẩm “Những chuyện lạ ở Tửu quốc” kéo theo đó là những câu chuyện hoang đường mang chất Liêu trai.
Là một người lùn, hiểu được nỗi khổ của họ và là người có mộng lớn, Dư Một Thước đã tự mở quán rượu người lùn hay còn gọi là quán rượu Một Thước để tạo việc làm cho những người lùn trên khắp cả nước như hắn. Dư Một Thước đã để họ sống bằng chính sức lao động của mình chứ không phải xin ăn mà sống. Việc làm của Dư Một Thước hết sức táo bạo, đầy bản lĩnh, được coi là sáng kiến kì quắc khi quán rượu của hắn chỉ tuyển những người lùn để làm phục vụ. Quán rượu của Dư Một Thước được thành lập đã gây xôn xao dư luận và nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt khi họ cho rằng “người lùn
mở quán, là nỗi nhục, là bôi tro trát trấu vào chế độ”. Không quan tâm đến
dư luận, quán rượu người lùn của Một Thước vẫn phát triển, trở nên nổi tiếng trên khắp cả nước và trở thành điểm dừng chân của nhiều quan khách nhà
nước và quốc tế. Danh tiếng cho Dư Một Thước vang xa hơn và quán rượu của hắn ngày càng được biết đến nhiều hơn.
Nếu Dư Một Thước nổi tiếng bởi có quán rượu người lùn thì Viên Song Ngư nổi tiếng nhờ việc nghiên cứu và sáng tạo ra nhiều loại rượu danh tiếng cho thành phố Rượu. Những loại rượu này trở thành nguồn thu nhiều ngoại tệ cho thành phố và nhà nước. Với niềm say mê rượu, yêu rượu, Viên Song Ngư đã dành cả cuộc đời mình chỉ để sáng tạo ra các loại rượu nổi tiếng mà say đắm lòng người như: vân vũ đại khúc, rượu bú dù, thập bát lí hồng,… Đây đều là những loại rượu được tạo ra từ tâm huyết cũng như sự kiên trì nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo nên của Viên Song Ngư. Dù không ít lần thất bại, không ngại khó khăn, gian khổ, nhờ có sự kiên trì và niềm đam mê nên cuối cùng công lao của ông đã được đền đáp. Thậm chí, để sáng tạo ra Rượu Bú Dù nổi tiếng “một giọt đủ nghiêng thành”, Viên Song Ngư không ngại khó khăn, một mình lên núi Bạch Viên Lĩnh học tập loài bú dù (vượn) để làm rượu. Những loại rượu mà Viên Song Ngư sáng tạo ra không những nổi tiếng trong nước mà còn được bạn bè quốc tế biết đến danh tiếng của ông. Sự hiểu biết về rượu cũng như thành quả nghiên cứu, sáng tạo ra rượu ở thành Phố Rượu chắc hẳn không ai có thể vượt qua được giáo sư Viên Song Ngư. Và tiến tới cao hơn nữa, Viên Song Ngư muốn tổ chức một lễ hội rượu bú dù để giới thiệu loại rượu đặc biệt nổi tiếng “Rượu Bú Dù” cùng nhiều loại rượu danh tiếng khác. Qua nhân vật Viên Song Ngư, nhà văn như muốn gửi thông điệp đến những độc giả: chỉ cần có cố gằng, quyết tâm, có niềm đam mê và sự kiên trì thì sẽ biến ước mơ thành hiện thực, khó khăn gian khổ sẽ dễ dàng vượt qua.
Trong Tửu quốc, Khoan Kim Cương được Mạc Ngôn xây dựng là nhân vật có hành dộng dã man, vô nhân đạo nhất. Đó là hành động ăn thịt người – ăn thịt trẻ em. Điều ưu thích của ông ta là được uống rượu ngon và nhắm với
thịt trẻ con. Thông qua hành động này của Khoan Kim Cương, Mạc Ngôn muốn phơi bày những góc khuất lấp của xã hội Trung Quốc đương thời và cũng là chủ đề chính xuyên suốt toàn tác phẩm. Ít ai có thể ngờ tới, một vị lãnh đạo của bộ máy chính quyền, một niềm tự hào của người dân thành phố lại có hành động dã man vô nhân đạo của một súc vật như vậy. Những đứa trẻ - mầm non của tương lai đất nước giờ đây chỉ còn là thức nhắm, là món ăn không hơn không kém. Khoan Kim Cương coi việc ăn thịt trẻ em như một điều tất nhiên, một sự thật hiển nhiên mà không hề cảm thấy lo sợ hay ăn năn hối hận gì cả. Những hành động này của khoan Kim Cương đến ngay cả người vợ gắn bó với ông nhiều năm cũng cảm thấy ghê sợ và vô cùng căm ghét ông ta. Hành động vô nhân tính này của Khoan Kim Cương càng trở nên sâu sắc hơn khi ông ta còn bắt vợ mình phá thai để ăn thịt cả những thai nhi là con đẻ của mình những năm lần bảy lượt. Ngay chính những đứa con đẻ của mình mà Khoan Kim Cương cũng nhẫn tâm đem làm thức ăn đủ thấy nhân tính của ông ta đã tụt dốc thê thảm như thế nào. Những hành động này khiến người ta phải phẫn nộ, bất bình, cần phải lên án gay gắt. Trong bộ máy chính quyền không chỉ có một mình Khoan Kim Cương mà còn rất nhiều nhà lãnh đạo đều có hành động vô nhân tính như vậy. Họ coi thịt trẻ con như những thức ăn khác, là một món ăn không hơn không kém, là việc hết sức bình thường. Không những vậy, Khoan Kim Cương còn có cả những viên thuốc làm từ bột trẻ em. Nó trở thành một nguồn thực phẩm bổ dưỡng mà Khoan Kim Cương dùng hàng ngày. Ngày ngày, ăn nhưng thực phẩm làm từ trẻ em trở thành một thói quen, một sở thích không thể thiếu với Khoan Kim Cương. Đây trở thành một hành động còn dã man hơn là giết người.
Thậm chí, Khoan Kim Cương còn có những lời nói biện hộ cho hành động ăn thịt trẻ em của ông ta. Trong con mắt của Khoan Kim Cương, trẻ em không còn mang đúng giá trị, bản chất của con người mà trở thành nguồn
thức ăn chính không hơn không kém. Như vậy, qua hành động ăn thịt người của Khoan Kim Cương, nhà văn đã khái quát thành một môtip khiến người đọc phải suy nghĩ về thực trạng xã hội đằng sau cái vẻ hào nhoáng của nó. Đồng thời, Mạc Ngôn cũng muốn dóng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức của những lãnh đạo nhà nước, để họ phải xem xét lại những hành động và việc làm của mình sao cho phù hợp với cương vị của mình.
Là một nạn nhân sắp bị đem làm thịt thì thằng tiểu yêu (Thần đồng) đã dũng cảm chống lại cái ác để thoát khỏi việc bị ăn thịt và bảo vệ chính bản thân mình. Dù còn ít tuổi nhưng thằng tiểu yêu không ngây thơ như những đứa trẻ cùng trang lứa mà đã nhận ra được bản chất tội ác được ẩn giấu đằng sau của cái xã hội thượng lưu. Biết mình sắp bị ăn thịt nhưng thằng bé tiểu yêu không hề run sợ hay khóc lóc mà còn tỏ ra bình thản đến đáng sợ. Đến đây, độc giả phải tự hỏi đây có phải là một đứa trẻ con không mà lại có hành động mà thái độ như vậy? Thằng tiểu yêu bình tĩnh đón nhận mọi chuyện tạo cảm giác không hợp với độ tuổi của nó. Đó không còn là một đứa trẻ nữa mà chín chắn, trưởng thành như người lớn. Thằng tiểu yêu còn tự nhận mình làm bố của ba mươi mốt đứa trẻ sắp bị ăn thịt và lãnh đạo chúng đứng lên chống lại tội ác, bỏ trốn khỏi nơi “địa ngục” với những đứa trẻ như chúng. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật độc đáo: thằng tiểu yêu với cái nhìn sắc sảo, nhìn rõ được bản chất của cái xã hội hoa mĩ và đã có những hành động táo bạo, quyết liệt để chống lại cái ác, cái xấu.
Trái ngược với Khoan Kim Cương có hành động vô nhân đạo thì Đinh Câu lại là nhân vật được nhà văn xây dựng là người đứng lên để bảo vệ công lí, bảo vệ lẽ phải, là người sẽ vạch trần tội ác của những người như Khoan Kim Cương. Hai hành động trái ngược nhau về bản chất nhưng lại song hành, bổ sung cho nhau: có người làm tội ác thì sẽ có người vạch trần, trừng trị. Nếu Khoan Kim Cương ăn thịt người thì Đinh Câu là một trinh sát viên điều tra vụ
án ăn thịt người. Mọi quá trình điều tra phá án cho đến phương pháp phá án của Đinh Câu đều kì lạ để phá một vụ án đầy lạ kì.
Trong suốt quá trình điều tra, Đinh Câu luôn để tình cảm lấn át lí trí, vì thế, nhiều lúc Đinh Câu không làm chủ được cảm xúc mà làm ra nhiều hành động khiến anh phải hối hận. Trong bữa tiệc rượu, khi trông thấy món “Kì lân dâng con” – làm từ một đứa bé, tức giận bởi hành động ăn thịt người của Khoan Kim Cương, Đinh Câu đã nổ súng. Nhưng phát súng mà Đinh Câu đã bắn, phát súng mà Đinh Câu cho rằng nhân danh chính nghĩa lại bắn vào đứa bé trai ngồi trong mâm – nạn nhân của vụ án ăn thịt người. Đinh Câu đã không còn đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai, phải trái, để nhận thức được đâu là thực đâu là hư. Chính vì thế mà anh trinh sát viên dễ dàng rơi vào cái bẫy mà Khoan Kim Cương đã bày ra. Đinh Câu còn vui vẻ bị lừa trở thành một tòng phạm ăn thịt người cùng với Khoan Khoan Kim Cương mà không hề nhận thức được hành động đó của mình.
Cũng bởi rơi vào lưới tình với vợ Khoan Kim Cương mà Đinh Câu phải nhận lấy kết cục bi thảm cho cuộc đời mình. Bị cơn ghen che mắt, Đinh Câu đã hành động mù quáng, làm ra một tội ác khiến anh phải ân hận. Đó là giết người. Khi biết người mình yêu là tình nhân của Dư Một Thước, Đinh Câu đã nổ súng bắn chết cả hai người, những người mà sẽ giúp anh phá vụ án ăn thịt người. Từ một trinh sát viên, Đinh Câu trở thành một tội phậm giết người. Khi nhận thức được hành động của mình, như bao tội phạm khác, Đinh Câu phải bỏ trốn và sống trong cảm giác tội lỗi. Tuy nhiên, hành động bỏ trốn của anh không phải mà chạy trốn tội ác mà mình gây ra mà để về thăm đứa con trai anh lần cuối cùng. Ta có thể nhận thấy, ở Đinh Câu có một tình yêu thương con sâu sắc, đến cuối cùng, anh vẫn nhớ đến đứa con của mình. Nhưng chưa kịp gặp lại con thì Đinh Câu đã phải chết do chính ảo mộng mà anh tạo ra, những điều mà ám ảnh anh từ khi về thành phố Rượu điều tra.