Lạ hóa tình tiết và sự kiện

Một phần của tài liệu Thủ pháp lạ hóa trong tửu quốc của mạc ngôn (Trang 44)

7. Đóng góp của đề tà i

2.3:Lạ hóa tình tiết và sự kiện

2.3.1. Khái niệm.

Với một tác phẩm tự sự thì sự kiện, chi tiết là những yếu tố không thể thiếu. “Sự kiện nói chung là những hành vi (việc làm) của nhân vật hay sự việc xảy ra đối với nhân vật dẫn đến hậu quả là biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó đối với mục đích của người kể”. Như vậy, hệ thống các chi tiết, sự kiện trong tác phẩm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phản ánh những diễn biến cuộc sống một cách nghệ thuật, theo đó, tính cách các nhân vật được bộc lộ. Trong quá trình viết, nhà văn phải sáng tạo ra những chi tiết,

sự kiện độc đáo tạo nên sức hút cho tác phẩm của mình. Và đó cũng là một trong những yếu tố khẳng định phong cách của nhà văn.

2.3.2. Lạ hóa tình tiết và sự kiện.

Là một nhà văn có phong cách không giống bất kì ai, Mạc Ngôn đã tạo ra những sự kiện, chi tiết lạ trong tác phẩm của mình nên người đọc được thưởng thức những câu chuyện li kì trong tác phẩm của ông.

Là một tác phẩm được viết theo thủ pháp lạ hóa, Tửu quốc lạ ngay từ chính tên tác phẩm. Trong khi mọi nhân vật và câu chuyện xảy ra trong tác phẩm đều ở thành phố Rượu thì tại sao tên tác phẩm lại là Tửu quốc? Phải chăng đây là dụng ý của Mạc Ngôn? Mạc Ngôn đặt tên tác phẩm của mình như vậy đều là ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Nếu Cao Mật được coi là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Trung Quốc thì Tửu quốc là một xã hội thu nhỏ. Trong xã hội thu nhỏ đó, chuyện gì cũng có thể xảy ra, mọi góc khuất lấp, mọi mặt trái của xã hội thị thành đã được Mạc Ngôn bóc trần và phản ánh chân thực. Tại đây, những tội ác, những hành động dã man, bản chất của con người từ lãnh đạo chính quyền cho đến người dân được phơi bày. Những gì xấu xa nhất mà con người muốn che giấu trong bóng tối thì nay được Mạc Ngôn bày ra ánh sáng. Từ đó, độc giả nhận ra những thứ tồi tệ của cái xã hội mĩ lệ không như những gì được thể hiện bên ngoài: đạo đức con người sa sút, lãnh đạo thì nhiễu nhương, nhân dân thì thờ ơ với tội ác,…

2.3.2.1. Lạ hóa rƣợu.

Rượu là nguồn đề tài, nguồn cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết Tửu quốc

của Mạc Ngôn. Đây là một trong những đề tài bàn luận trong diễn đàn văn học giữa Mạc Ngôn và Lí Một Gáo. Trong tác phẩm của mình, Mạc Ngôn đã tạo ra những chi tiết lạ hóa liên quan đến rượu ngay từ tên gọi, nguồn gốc, nơi sản xuất cho đến công đoạn chế biến, sáng tạo và bình đựng rượu.

Mạc Ngôn đã tạo ra những chi tiết vừa hư vừa thực khiến người đọc không biết đâu là chuyện thực đâu là chuyện mà nhà văn bày đặt. Trước tiên, cần phải nói đến thủ phủ của Tửu quốc là Tửu thành – thành phố Rượu. Từ Tửu thành này mà nhà văn đã dựng nên câu chuyện li kì liên quan đến rượu. Cái tên thành phố Rượu cũng đủ để người ta liên tưởng đến một thành phố đâu đâu cũng tràn ngập mùi rượu, là cội nguồn của các loại rượu nổi tiếng, danh tiếng trên khắp cả nước. Ở thành phố này, rượu nhiều đến mức đủ để nuôi ba đời người. Nhiều công trình liên quan đến rượu như: trường Đại học Chưng cất rượu, Bảo tàng rượu, mười hai quán rượu cổ, ba nhà máy rượu cỡ lớn,… đã được xây dựng ở thành phố Rượu. Với người dân nơi đây, rượu trở thành một phần cuộc sống không thể thiếu được của họ, là nguồn sống của mọi gia đình. Và rượu là nguồn thu nhập chính của người dân Tửu thành, đóng góp nhiều ngoại tệ cho nhà nước. Ngoài ra, rượu còn là “chất bôi trơn

bộ máy nhà nước, không rượu bộ máy nhà nước không thể vận hành”. Như

thế, rượu là biểu tượng cho sự tha hóa của quan chức.

Rượu của Tửu thành trở nên nổi tiếng, thu hút các du khách trong và ngoài nước tìm đến. Một thành phố chuyên về rượu nên cũng sản sinh ra con người có tửu lượng tốt, có sức uống nghìn chén không say như Khoan Kim Cương. Ông ta trở thành niềm tự hào của thành phố Rượu, là đối tượng cho đám sinh viên ngưỡng mộ. Không chỉ có một mình Khoan Kim Cương mà còn có một anh là Tiến sĩ Rượu – Lí Một Gáo - người am hiểu về Rượu. Anh ta có thể “thuộc lòng lịch sử rượu, cách chưng cất rượu, phân loại rượu, công

thức hóa học rượu” và tự hào là trên đời này hiểu biết về rượu hơn anh ta

chưa quá một trăm người. Góp phần làm nên danh tiếng cho thành phố Rượu không thể không nhắc đến giáo sư Viên Song Ngư. Ông là người đã nghiên cứu thành công nhiều loại rượu nổi tiếng, sản xuất được các loại rượu mà tạo nên tiếng tăm cho thành phố Rượu.

Một điều khiến thành phố Rượu khác với các thành phố khác là ở ven thành phố “có những thôn chuyên sản xuất trẻ con để mổ thịt, dân làng chuyện đó rất bình thường, họ bán trẻ thịt như bán lợn con, không hề đau xót”. Thịt trẻ con để làm món ăn là hành động vô nhân đạo, thế nhưng, với những người dân nơi đây, họ lại tỏ ra bàng quan, họ coi đó như là một nghề kiếm sống như bao nghề khác. Những người cha, người mẹ có thể dễ dàng đem bán chính đứa con đẻ mình làm thịt mà không đau lòng hay thương xót. So với những người ăn thịt trẻ em thì việc làm của họ cũng không kém phần vô nhân đạo. Thành phố Rượu cũng đã sản sinh một số cán bộ lãnh đạo chuyên ăn thịt trẻ con. Đặc sản thịt trẻ và bột trẻ là món ăn ưu thích của quan chức thành phố Rượu. Lãnh đạo hội nhà văn thành phố Rượu thì không ngày nào không ăn nhau thai, do vậy văn của ông đặc “tình người”. Hành động ăn thịt người này trong văn học Trung Quốc đã từng được nhà văn Lỗ Tấn nhắc đến trong sáng tác của mình để khái quát bản chất xã hội phong kiến Trung Hoa. Giờ đến Mạc Ngôn, ông biến hình ảnh ấy thành một môtip độc đáo cho văn học Trung Quốc khi nâng ý nghĩa của nó lên tầm cao mới. Trong văn học Lỗ Tấn, người lớn bị ăn thịt, trẻ em là đối tượng cần được bảo về thì trong Tửu quốc của Mạc Ngôn, trẻ em lại bị người lớn ăn thịt, đến cả những thai nhi cũng bị đem xào nấu. Nhà văn đã phản ánh hiện thực thông qua phương thức kì ảo để thể hiện cái hiện thực đầy tàn khốc và dã man. Ẩn đằng sau cái vẻ hào nhoáng của xã hội Trung Quốc hiện đại – một xã hội thừa về vật chất nhưng hoang mang và bất an về tinh thần là sự tha hóa, nhiễu nhương của quan lại hiện nay. Qua đó, Mạc Ngôn cũng muốn dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự sa đọa, phi nhân tính của tầng lớp lãnh đạo.

Nhắc đến thành phố Rượu không thể không nhắc đến những loại rượu nổi tiếng Rượu Mây Mưa và Rượu Bú Dù. Đây là hai loại rượu do giáo sư Viên Song Ngư của trường Đại học Chương cất Rượu cất công tìm tòi và sáng

tạo ra. Rượu Mây Mưa còn có tên gọi khác là Vân vũ đại khúc. Vân vũ đại khúc được làm nên từ nguồn nước của con sông Rượu ngọt chảy về giếng nước Con gái rồi được lọc qua cát sỏi nên “trong vắt và ngọt lịm”, tạo nên hương vị quyến rũ khó cưỡng lại. Từng có một vị khách đã làm bài thơ để ca ngợi sự kì diệu của Rượu Mây Mưa như sau:

“Nương nương ém mãi xuân trong miếu, Nước giếng nhiễm mùi biến thành mây. Thì ra người đẹp dung nhan đẹp.

Dìm chết bao người trong đắm say! Nước thay cho áo, mây là màn, Lưu linh không mành vải che thân. Mây mưa một cuộc còn hơn mộng, Vu sơn hồ dễ thắng trần gian!”

Sự kì diệu của Rượu Mây Mưa được Lí Một Gáo tán tụng là chỉ có ở nơi thượng giới, ngon đến mức “trầm ngư nhạn lạc, hớp hồn đoạt phách (…)

một giọt đủ nghiêng thành…”. Mùi hương Rượu Mây Mưa lan tỏa trong

không khí còn ngây ngất, say đắm lòng người hơn, đến “thanh niên nam nữ đi đường mắt mọng nước, mặt đỏ lừ mê mẩn (…) đàn chim cũng mất phương

hướng, xoay tít như chong chóng mà rơi xuống đất”. Lí Một Gáo đã không

tiếc lời mà dành những từ hoa mĩ nhất để ca ngợi Rượu Mây Mưa. Điểm lạ so với các loại rượu khác và làm nên sự quyến rũ của Rượu Mây Mưa còn ở bình đựng rượu. Thông thường rượu được đựng trong vò, hồ lô thì nay Vân vũ đại khúc của Phúc Đại Đường được đổi mới, dựng trong các bình rượu có hình bắp đùi mĩ nữ, gây ấn tượng mạnh cho người thưởng thức.

Mỗi loại rượu đều có hương vị đặc trưng, hấp dẫn lòng người riêng. Nếu Rượu Mây Mưa “chỉ có ở nơi thượng giới” thì Rượu Bú Dù là “độc nhất

phỏng theo cách làm rượu của loài bú dù (vượn) trên núi Bạch Viên Lĩnh. Viên Song Ngư không ngại khó khăn gian khổ, tìm đến ngọn núi Bạc Viên Lĩnh này và học hỏi quá trình làm rượu từ thiên nhiên của bú dù trong suốt ba năm. Cũng chính loại rượu này tạo cho Viên Song Ngư ý tưởng mở một lễ hội về rượu – lễ hội Rượu Bú Dù.

Lễ hội Rượu Bú Dù là tất cả tâm huyết bao năm của Viên Song Ngư, là trọng điểm của thành phố Rượu. Vì lễ hội này mà Viên Song Ngư đã dành cả cuộc đời, tất cả tình yêu với rượu của mình để tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo ra đủ các loại rượu. Lễ hội này dành được một sự quan tâm đặc biệt nhất của mọi người dân thành phố rượu cũng như các du khách thập phương. Đây là lễ hội lớn nhất, “xưa nay chưa từng tổ chức ở Tửu quốc”, kéo dài suốt một tháng. Đã biết bao lần Lí Một Gáo nhắc đến lễ hội Rượu Bú Dù trong các bức thư gửi cho Mạc Ngôn, anh ta còn tha thiết mong Mạc Ngôn có thể về dự lễ hội này. Lễ hội Rượu Bú Dù là nơi để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước các thức rượu nổi tiếng của thành phố Rượu như: rượu Bú Dù, Đại ngọc tán hoa, Thập bát lí hồng, Lục nghị trùng điệp,… Những loại rượu chỉ nghe tên cũng đủ quyến rũ, say mê du khách.

Lạ hóa chi tiết trong Tửu quốc của Mạc Ngôn còn được thể hiện ở chi tiết là: đái vào ang khi ủ rượu cao lương. Loại rượu được áp dụng kiểu này là rượu “thập bát lí hồng” – một “kiệt tác lừng danh thiên cổ”. Theo Lí Một Gáo, nhờ công nghệ này mà một kỉ nguyên mới trong lịch sử chưng cất rượu đã được mở ra. Chắc hẳn lần đầu độc giả được nghe đến một công nghệ ủ rượu mà kì lạ như vậy. Nhưng qua Tửu Quốc, ta biết thêm một điều mới mẻ mà lạ lùng mà nếu như không đọc Tửu Quốc thì có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ được “mở mang đầu óc” như vậy.

Nghe điều này phần lớn mọi người cho rằng tiểu vào rượu là “sự phỉ

anh ta coi đó là khoa học. Đây thực sự là khoa học, một khoa học nghiêm túc. Với những kiến thức chuyên ngành đã được học, Lí Một Gáo đã chứng minh nước tiểu rất có lợi: “Nước có hàm lượng axit cao thì trong rượu có xút, chát đến nỗi nuốt không trôi, trộn vào với rượu này một bãi nước đái của trẻ em khỏe mạnh liền trở thành danh tửu Thập bát lí hồng: Hương thơm ngào ngạt, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dư vị ngọt mãi ở họng”. Lí Một Gáo còn chứng minh cho việc nước sạch như

thế nào và có tác dụng ra sao bằng việc dẫn ra trong Bản thảo cương mục của nhà dược học kiệt xuất Lí Thời Trân. Nhờ thế mà việc chứng mình cho công nghệ tiểu vào rượu của Lí Một Gáo càng trở nên có sức thuyết phục hơn. Lí Một Gáo còn lấy dẫn chứng cụ thể, sinh động trong thực tiễn đời sống về các vị quan chức lãnh đạo, những người nổi tiếng trong và ngoài nước đã từng ăn những món ăn mà có chứa nước tiểu trẻ em để bồi bổ sức khỏe ra sao. Theo Lí Một Gáo, “nước tiểu rất thân tình, là chất dịch tốt nhất trên thế giới, càng

là thứ triết học uyên thâm”, từ một chi tiết nhỏ bé này anh ta đã nâng lên

thành một công nghệ, một khoa học. Đây có phải là thứ triết học uyên thâm hay đó có phải là một khoa học không thì đối với những độc giả, những người không có sự hiểu biết về rượu như chúng ta sẽ không thể biết được. Và đây có phải có phải là sự thật không thì chúng ta cũng không thể chứng minh được. Qua chi tiết này, ta thấy được cái tài của Mạc Ngôn khi xây dựng được một chi tiết mà chứa đầy sự hư hư thực thực, gây tò mò đối với độc giả khiến họ không biết đâu là thật đâu là giả.

2.3.2.2. Lạ hóa món ăn.

Các món ăn được nhắc đến trong Tửu quốc cũng là một phương diện của lạ hóa tình tiết và sự kiện. Chính các món ăn được nhắc đến trong đây đã trở thành một đề tài khiến người ta phải quan tâm, chú ý và muốn khám phá. Đây đều là những món ăn kì lạ, có cái tên rất đặc biệt và chỉ dành để tiếp đãi các vị khách quý. Nhắc đến thành phố thì phải nhắc đến hai món ăn nổi tiếng

là: Long phụng trình trường Kì lân dâng con. Hai món ăn này đều có những điểm hấp dẫn riêng cũng như chứa đựng một ý nghĩa riêng.

Trước tiên, ta sẽ đi tìm hiểu món “Long phụng trình tường” nổi tiếng của Quán rượu Một Thước trên phố Lừa. Ắt hẳn mọi người còn nhớ phố Lừa là dãy phố chuyên chế biến các món ăn từ thịt. Vì vậy mà Long phụng trình

tường cũng là món được làm từ thịt lừa. Nhưng, không phải làm từ các bộ

phận thông thường của mà là làm từ cơ quan sinh dục của lừa: “long” là dương vật của con đực, “phụng” là của con cái. Chỉ cần nghe nhắc đến bộ phận để làm nên món ăn này thì chắc hẳn mọi người ít ai dám đụng đũa ăn. Nhưng, với tài nghệ của các đầu bếp hàng đầu của quán Một Thước thì món Long phụng trình tường này trở nên hấp dẫn và nổi tiếng hơn, “nhìn thì sướng

mà ăn thì ngon”. Bởi vậy, đây là một món ăn hiếm, không phải lúc nào cũng

được ăn.

Lí Một Gáo hết lời ca ngợi món ăn này “cái đẹp chân chính là biến xấu

thành đẹp”, là “nhục dục thành nghệ thuật”. Vậy nghệ thuật của món này ở

chỗ nào? Nó hấp dẫn ra sao? Để có một món Long phụng trình tường nổi tiếng và hấp dẫn như vậy thì cần phải có sự chế biến, gia công tỉ mỉ, cẩn thận của các đầu bếp mới tạo nên được món ăn đậm chất nghệ thuật như thế. Đó mới chỉ là công đoạn chế biến, một món ăn thực sự hấp dẫn, lôi cuốn được thực khách thì phải có sự trang trí làm sao cho thật sống động, sinh động như thật. Qua quá trình chế biến đầy cầu kì như vậy thì sẽ cho ra Long phụng trình tường: “cái của con đực biến thành ô long (rồng đen), của con cái thành hắc phụng (chim phượng đen), một rồng một phượng miệng hôn đuôi xoắn, quần

nhau giữa muôn tía nghìn hồng, mùi thơm điếc mũi, sống động như thật”.

Quả thật, với một món ăn như Long phụng trình tường thế này cũng đủ để khuất phục những người khách khó tính nhất. Đáng được xếp loại vào những món ăn ngon và nổi tiếng nhất, xứng danh mĩ thực thiên hạ! Hỏi sao mà

những người có tên tuổi không ngại từ xa xôi mà tìm đến Quán rượu Một

Một phần của tài liệu Thủ pháp lạ hóa trong tửu quốc của mạc ngôn (Trang 44)