Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết nhất linh (Trang 45)

8. Bố cục của khóa luận

3.1.Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Miêu tả ngoại hình nhân vật là một bút pháp được dùng rất phổ biến trong văn chương nghệ thuật, và tiểu thuyết của Nhất Linh cũng nằm trong quỹ đạo chung đó. Trong các tác phẩm văn chương Việt Nam từ thời kì văn học trung đại đến giai đoạn này, việc miêu tả ngoại hình nhân vật còn rất dè dặt. Thời kì trung đại, các nhà văn cũng có miêu tả ngoại hình nhân vật, tuy nhiên, họ chủ yếu sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng, tức là sử dụng những hình ảnh của thiên nhiên để tái hiện lại vẻ đẹp của con người. Điều này làm cho hình tượng con người hiện lên trong tác phẩm hết sức mờ nhạt về vẻ bề ngoài. Khi bước vào thời kì văn học hiện đại này, các nhà văn có phần mạnh dạn hơn, song ở giai đoạn đầu khi mà văn học mới bước vào quá trình “lột xác” thì sự ảnh hưởng của thời kì văn học trước đó là không tránh khỏi. Có thể nói, các cây bút của Tự lực văn đoàn nói chung và nhà văn Nhất Linh nói riêng là những nhà văn tiên phong đưa nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật trong văn chương tiến lên một bước mới, đó là việc thoát khỏi bút pháp ước lệ, tượng trưng, họ đã đưa ngòi bút của mình vào miêu tả từng đường nét cụ thể ở ngoại hình nhân vật. Dù các nhà văn này vẫn không tránh khỏi sự dè dặt ban đầu, song đó cũng là một sự tiến bộ, góp phần quan trọng vào việc đổi mới nền văn học.

Miêu tả ngoại hình nhân vật, Nhất Linh không tập trung tả tỉ mỉ xem nhân vật của mình đẹp chỗ nào, tròn méo ra sao mà ông chỉ điểm xuyết một chút ít về nét mặt, ánh mắt hay làn da, thế nhưng nhân vật của ông vẫn hiện lên rất rõ ràng trước mắt bạn đọc. Đặc biệt những người phụ nữ trong tiểu thuyết của ông đều rất đẹp, họ dù là gái giang hồ, dù là một cô phụ góa chồng thì đều mang trong

mình một vẻ tươi tắn, khỏe khoắn làm mê đắm lòng người. Trong Lạnh lùng,

cuộc đời nên trông nàng luôn đẹp và duyên dáng. Miêu tả ngoại hình của Nhung, Nhất Linh đã không ngần ngại tả từ cánh tay tròn trịa đến làn da trắng nõn thơm tho. Ngay từ đầu tác phẩm, người đọc đã thấy được vẻ đẹp của Nhung khi nửa đêm nàng đi tắm: “dưới bóng trăng, hai cánh tay tròn trĩnh của nàng đã trắng lại càng trắng hơn, mấy dòng nước từ từ chảy từ vai xuống bàn tay lấp loáng ánh sáng. Một cơn gió thổi qua mơn man cánh tay như một cái hôn nhẹ nhàng. Nhung rùng mình nhắm mắt, cái đầu úp mặt vào chậu thau, lấy tay vỗ nước lên trán lên má”. Đó là cái đẹp của người phụ nữ một con mà lại đang góa bụa, một cái đẹp mặn mà, tinh khiết. Nhất Linh còn đặc biệt chú ý đến vẻ đẹp của Nhung trong tình yêu với Nghĩa. Khi bắt đầu cảm nhận được tình yêu từ Nghĩa, Nhung xúc động, cảm thấy tâm hồn tê dại, nàng càng hay ngắm vẻ đẹp của mình trong gương: “Nàng mím môi, nhìn vào hai con mắt mình trong gương, đứng yên lặng một lúc ngắm nghía, rồi thong thả đưa tay sửa lại mái tóc”. Nhìn gương rồi Nhung sung sướng nghĩ đến Nghĩa đang đắm đuối nhìn nàng ngay trong lúc nàng đẹp nhất. Có lẽ vì tình yêu với Nghĩa mà nàng cảm thấy nàng đẹp hơn, và có lẽ bây giờ nàng mới biết rằng mình lại đẹp đến vậy. Đúng là khi yêu, người ta sẽ đẹp hơn trong mắt người mình yêu, và đối với Nghĩa, mọi thứ trên khuôn mặt Nhung đều đẹp và cuốn hút: “Nghĩa thấy gian phòng bỗng rực rỡ lạ thường và trên nền bức tường mờ tối, khuôn mặt của Nhung hiện ra, diễm lệ, tươi sáng và hai con mắt đen lóng lánh nhìn chàng” [19, Tr.26]. Chính vẻ đẹp mê đắm đó là Nghĩa tê dại, miên man nghĩ tới tình yêu với Nhung, và lúc này đây nó trỗi dậy mạnh mẽ. Những dòng miêu tả ngoại hình của Nhung tuy không nhiều nhưng đủ cho người đọc thấy được vẻ đẹp của nàng, một vẻ đẹp e lệ, kín đáo song lại rất cuốn hút. Như vậy ta thấy, ở Nhung, nàng không chỉ đẹp trong tâm hồn: vẻ đẹp của người phụ nữ đức hạnh, luôn sống đúng mực và đặc biệt trong mắt mọi người, nàng là một người vợ thủy chung, tiết hạnh, mà nàng còn đẹp ở cả ngoại hình, đẹp ở làn da trắng, đẹp trong ánh mắt, trong cái cười, hay cái đỏ mặt rất tình. Vẻ đẹp đó là vẻ đẹp thường thấy trong tác phẩm của Nhất Linh nói riêng và trong trào lưu văn học lãng mạn nói chung.

Nếu ngoại hình của Nhung được Nhất Linh miêu tả khá tỉ mỉ, cụ thể thì

ngoại hình của Tuyết trong Đời mưa gió lại đươc Nhất Linh phác họa mờ nhạt,

đôi khi là hiện lên dưới cái nhìn của Chương, cũng có lúc nó gắn với những dòng tâm tư đau đớn của chính Tuyết. Là một cô gái giang hồ, song không thể phủ nhận rằng Tuyết rất đẹp, chính vẻ đẹp cùng với kinh nghiệm trong trường tình đã giúp cô dễ dàng trong việc thu phục đàn ông. Chương yêu Tuyết cũng bởi vẻ đẹp mê đắm đó. Hình ảnh đôi mắt, cặp môi của Tuyết được phác họa lần đầu tiên là trong cái nhìn của Chương: “Đôi mắt ướt và dịu dàng của Tuyết bảo cho chàng biết rằng chàng nghĩ lầm. Cặp môi nhách một nụ cười, nụ cười đau đớn nhưng âu yếm nói với chàng rằng Tuyết vẫn yêu chàng” [13, Tr.111]. Đó là lần khi Tuyết bỏ đi cùng Văn, sau hai tuần cô trở về với vẻ mệt mỏi, buồn rầu, Chương rất giận nhưng khi nhìn vào đôi mắt đó, nhìn vào nụ cười đó Chương quên hết thảy mọi thứ, trong lòng chàng lúc này chỉ còn lại tình yêu vô bờ bến đối với Tuyết mà thôi. Đôi khi, Tuyết ngắm nhìn mình trong gương, ngoại hình của cô hiện lên mờ nhạt trong dòng tâm tư “khi trang điểm xong và nhìn vào gương thấy nhan sắc đổi khác hẳn, nàng mơ màng nhớ ngay tới quãng đời sung sướng. Cô thiếu nữ đứng trong gương đối với nàng như người xưa hiện về, một người chết sống lại, và một làn không khí mịt mù, huyền bí” [13, Tr.119]. Dù hình thù không rõ ràng nhưng ta vẫn thấy hiện lên một cô Tuyết xinh đẹp và đương sung sướng, bởi lúc này Tuyết chuẩn bị cùng bạn đi chơi, những cuộc chơi mà lâu lắm rồi cô không biết đến. Sau đó, Tuyết rời bỏ Chương, cô chọn cho mình cuộc sống vô định nay đây mai đó, đến khi thân xác rã rời, không còn ai đoái hoài đến nữa thì Tuyết lại tìm về với Chương, sự trở về sau hai năm đằng đẵng xa cách. Nhìn thấy Tuyết mà Chương không tin vào mắt mình nữa, ngoại hình của Tuyết lúc này được Nhất Linh miêu tả cận cảnh, tỉ mỉ, hiện lên rất rõ ràng trước mắt Chương: “Cặp mắt sắc xảo, long lanh nay đã mờ xạm như mất hết tinh thần, chôn trong hai quầng đen sâu hoắm. Lớp phấn không đủ dày để che đôi má hóp và những nếp nhăn trên trán. Màu son thắm bôi môi càng làm rõ rệt cái điêu linh của bộ mặt nhợt nhạt, xanh xao, cái nhan sắc diễm lệ thủa xưa đã tàn tạ như đóa

hoa rã rời sau những ngày mưa gió” [13, Tr.163]. Miêu tả cái ngoại hình tiều tụy, rã rời đó của Tuyết, Nhất Linh muốn cho thấy rằng đó là kết cục tất yếu của những người có lối sống như cô, lối sống của một cô gái giang hồ lẳng lơ, đa tình.

Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật kết hợp với việc xoáy sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật đã giúp người đọc nhìn thấy toàn diện nhân vật cả ở vẻ bề ngoài lẫn những tâm tư bên trong, từ đó ta hiểu hơn về các nhân vật cũng như thấy được sự tinh tế, nhạy cảm của Nhất Linh.

3.2. Miêu tả tâm lí nhân vật

Miêu tả tâm lí nhân vật là một bút pháp nghệ thuật rất được Nhất Linh chú ý khai thác và sử dụng rất thành công. Nhận xét về tài của Nhất Linh trong việc

miêu tả tâm lí nhân vật, trong cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, Trương

Chính cho rằng: “Về nghệ thuật, trong Tự lực văn đoàn phải công nhận Nhất Linh là người vững vàng nhất. Cách bố trí truyện, cách sáng tạo nhân vật, cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật, các nhà văn trong Tự lực văn đoàn đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của ông cả”. Sở dĩ như vậy vì Nhất Linh có một cái nhìn tinh tế, sâu sắc. Ông không bằng lòng với một nhân vật chỉ có cái đẹp đơn thuần bên ngoài mà không có một chút nét đẹp nào trong tâm hồn. Nhân vật của Nhất Linh luôn đòi hỏi sự hoàn hảo hơn thế, với ông, cái đẹp nhất trong một con người chính là nơi sâu thẳm tâm hồn. Có lẽ vì thế mà tất cả những nhân vật của ông, dù là một “gái điếm” với lối sống giang hồ, dù là một gái tân thời mang đầy trong mình những suy nghĩ táo bạo, dù là một người phụ nữ góa bụa không dám can đảm đấu tranh bảo vệ tình yêu của mình thì họ vẫn mang trong mình cái đẹp riêng, vẻ đẹp nơi sâu thẳm của họ.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí được thể hiện rõ nhất khi Nhất Linh xây dựng

nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió. Khi xây dựng nhân vật này, tác giả đã cho

thấy chân dung của một cô gái giang hồ với lối sống buông thả, ăn chơi trác táng, chân dung một cô “gái điếm” có quan niệm rất mới lạ về ái tình “ái tình chính là sự gặp gỡ của hai xác thịt”. Một con người như Tuyết ban đầu gợi cho người đọc liên tưởng tới một sự nhơ nhuốc, một sự xấu xa, bì ổi, liên tưởng tới

một cô Tuyết nông cạn, ích kỉ, không bao giờ suy nghĩ và cũng không bao giờ cần suy nghĩ. Thế nhưng sự thực lại hoàn toàn trái ngược. Đằng sau một bộ mặt trơ trẽn, không bao giờ biết đến liêm sỉ của Tuyết lại là một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, một đời sống nội tâm phong phú. Những lúc Tuyết suy nghĩ về cuộc đời, về tình yêu, về con đường đang đi chính là lúc cô yếu mềm nhất, là những lúc cô trở lại là chính mình, đau khổ, tuyệt vọng trước cuộc đời. Tuyết từ đầu đến cuối luôn nhất quán về lối sống và quan niệm sống, nhưng bên trong tâm hồn Tuyết thì không hề bằng phẳng như thế, sống cuộc sống của một cô gái điếm song Tuyết luôn có sự đấu tranh nội tâm ghê gớm. Đã có lúc “Tuyết thi thoảng ngồi một mình, chợt giật mình ghê sợ. Nhất là những buổi chiều mưa gió, sấm chớp, nàng đưa mắt nhìn trời, tai lắng nghe như có tiếng gọi ở cõi xa xăm. Nhưng sự nhớ ơn, sự cảm động vì tấm lòng âu yếm, chân thực của Chương vẫn còn thắng nổi sự cám dỗ huyền bí của một cuộc đời vô định” [13, Tr.114]. Nhà văn đã đi sâu khai thác ý thức của một cô gái lầm lỡ một cách khách quan. Trái hẳn với cái nhơ nhớp của cuộc đời cô chính là những dòng tâm tư chân thật và cảm động. Tuyết biết nhớ đến Chương, cô đã biết cảm động vì sự chân thành, vị tha của Chương và hơn bao giờ hết, cô muốn sống trọn cuộc đời này với Chương. Không chỉ thế, một con người tưởng chừng như vô lo, vậy mà cũng có lúc Tuyết lo lắng khi nhận ra sự trống rỗng của cuộc đời “một buổi chiều trong những buổi chiều, Tuyết ngồi một mình buồn tẻ, ngây ngất trông qua cửa sổ nghĩ về hiện tại, tương lai. Sự lo ngại vẩn vơ vừa thoáng qua trong tâm hồn nàng khiến nàng cảm thấy - tuy cảm thấy một cách mờ mờ - sự trống rỗng của đời nàng” [13, Tr.116]. Có lẽ, bào nhiêu tháng ngày chìm đắm trong ái tình, đây là lần đầu tiên Tuyết nghĩ về cuộc đời nàng, một cuộc đời trống rỗng, vô định và không có ý nghĩa gì hết. Dù điều đó cô mới nhận ra lờ mờ nhưng ta hiểu rằng trong thâm tâm, Tuyết đã biết đau đớn, biết giày vò, điều đó giống như sự sống đích thực của cô như đang được hồi sinh. Có đôi lúc, Tuyết tự hỏi bản thân “ta còn cảm động được ư?”. Câu hỏi đó chứng tỏ cô vẫn còn có một trái tim yếu mềm, tâm hồn cô vẫn còn biết rung động trước những buồn vui của cuộc đời, chỉ

là trước đây, khi sống “buông xuôi theo những sở thích của mình thì tưởng rằng mình đã trở nên trơ như sắt đá” [13, Tr.132]. Chỉ đến khi có thời gian suy ngẫm thì những cái tính tưởng chừng không còn nữa mới lại trở về trong tâm hồn cô. Khi ngắm mình trong gương, nhận ra những nếp nhăn trên khuôn mặt thì “Tuyết rùng mình lo lắng. Chỉ có một ý tưởng già là khiến được nàng đoái tưởng đến ngày mai. Nay nàng mới hăm ba tuổi, đời hẳn còn dài. Nhưng dài với cái già ấy thì dài cũng vô ích...” [13, Tr.140]. Tuyết lo lắng cho bản thân khi tuổi già đến, nghĩ tới ngày mai với sự già nua ấy cô không biết phải làm thế nào. Vì bấy lâu nay, Tuyết chỉ ăn chơi và hưởng lạc, cô chưa bao giờ nghĩ sẽ có lúc mình sẽ già, sẽ đơn độc, bơ vơ nên cô càng thấy lo lắng, bất an. Rồi Tuyết nhớ đến cảnh gia đình, một gia đình theo đúng nghĩa, vợ chồng, con cái yêu thương nhau và Tuyết thấy mình thực sự cần Chương, nàng cần có một gia đình: “Nàng thấy nàng là vợ chính thức của Chương và cùng Chương sống một cách đơn sơ, giản dị. Chồng đi dạy học, vợ ở nhà thêu thùa vá may, trông nom việc dọn dẹp bếp nước. Được như thế phỏng có khó gì!” [13, Tr.140]. Đây là lần đầu tiên Tuyết quyết tâm đến thế, cũng là lần đầu tiên cô có ý nghĩ muốn từ bỏ cuộc đời mưa gió của mình để xây dựng hạnh phúc cùng một người đàn ông. Những giây phút đó là những giây phút cô sống đúng với bản chất của mình, là những giây phút cô lắng mình theo dòng suy tư để ngẫm về cuộc đời, tương lai của chính bản thân cô. Một con người như Tuyết, một cô gái điếm như Tuyết dưới cái nhìn của Nhất Linh vẫn là một con người đẹp và đáng thương bởi cô vẫn biết suy nghĩ, vẫn biết ân hận, biết đau khổ. Nhất Linh đã xây dựng một nhân vật Tuyết mang một tính cách phức tạp, cô vừa là một con người mạnh mẽ, hoang dã, mang trong mình đầy những tư tưởng “nổi loạn”, cô cũng là một người sống cuộc đời đầy bi kịch bởi chính tính cách giang hồ của cô, bởi cô cũng có những phút tâm tư yếu mềm. Có những lúc Tuyết trơ trẽn, giả dối nhưng có lúc cô vẫn biết hối lỗi, ăn năn và biết sửa chữa chính mình mặc dù việc sửa lỗi đó chỉ được một thời gian ngắn. Miêu tả tâm lí nhân vật như Tuyết, Nhất Linh muốn nói rằng, một con người dù có hư hỏng, dù

có trơ trẽn đến đâu thì sâu thẳm bên trong con người họ vẫn là người tốt, mỗi người chúng ta phải biết bao dung và tha thứ để cho họ làm lại cuộc đời.

Tài năng miêu tả tâm lí nhân vật không chỉ được Nhất Linh thể hiện ở nhân vật Tuyết mà được thể hiện ở hầu hết các nhân vậ nữ. Trong tiểu thuyết

Đoạn tuyệt, Loan hiện lên là một người có tâm hồn đa sầu đa cảm. Nhận xét về giá trị tâm lí trong tác phẩm này, nhà văn Trương Chính cho rằng: “Đoạn tuyệt là

một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã hội, nó còn có một giá trị tâm lí không ai chối cãi được. Ông Nhất Linh đã dùng một cách quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng của nhân vật trong truyện để đi sâu vào đời riêng tư của họ” [3, Tr.18].

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết nhất linh (Trang 45)