8. Bố cục của khóa luận
3.4.1. Ngôn ngữ mực thước, khuôn phép
Trong tác phẩm của Nhất Linh, có một số lượng lớn các nhân vật nữ sống
theo khuôn phép, theo nề nếp của lễ giáo phong kiến hoặc cũng có thể là chịu ảnh hưởng sâu sắc của lối sống này. Vì vậy, ngôn ngữ mà mà họ sử dụng luôn là
thứ ngôn ngữ mực thước, lịch sự, có nền nếp, khuôn phép. Nói đến ngôn ngữ này ta không thể không nhắc đến Nhung, một người luôn tôn thờ những quan niệm của lễ giáo phong kiến, từ cách nói, giọng nói, từ ngữ mà Nhung sử dụng đều toát lên sự lễ phép, kính trọng đối với người đối thoại. Trong những cuộc
giao tiếp với bà Án- mẹ chồng, ta luôn thấy Nhung thưa gửi theo đúng lễ nghĩa:
“Nghe tiếng động, Nhung ngửng lên. Bà Án đứng bên kia bể nước hỏi: - Con tắm đấy à?
- Thưa mẹ vâng. Trời nóng quá... Mẹ có rửa mặt con lấy thau mẹ rửa, nước mưa mát lắm.”
Từng từ ngữ, lời nói đều cho thấy Nhung là con nhà gia giáo, được dạy bảo theo khuôn phép từ nhỏ và không bao giờ nàng cho phép bản thân vô lễ hay đi chệch khỏi khuôn phép đã trở thành thước đo đạo đức con người thời ấy.
Trong Đoạn tuyệt ta cũng gặp Loan, tuy không hoàn toàn sống theo khuôn
khổ của lễ giáo phong kiến, song Loan vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn, cho nên trong ngôn ngữ mà nàng dùng để giao tiếp vẫn luôn là ngôn ngữ lễ phép, mực thước, có trước có sau. Ngay cả khi nàng cãi lời mẹ về việc không chấp nhận lấy Thân thì ngôn ngữ nàng dùng vẫn là những lời thưa gửi rất phép tắc, và lịch sự:
“Loan ngẩng đầu lên nhìn thẳng rồi thong thả nói:
- Vâng thì xin me để tùy con, và nhân thể me để tùy con định có nên lấy chồng hay không nên lấy chồng. Con đã nhiều lần thưa rằng con không thể...
Bà Hai giận dữ:
- À, cô không thể... cô phải biết cô lớn rồi, cô phải biết nghĩ chứ! Loan vẫn ung dung từ tốn:
- Thưa me, chính vậy. Chính con đã lớn, con biết nghĩ nên con mới thưa cùng me rằng con không thể làm dâu nhà ấy...” [18, Tr.21].
Những lời nói, từ ngữ mà Loan dùng không hề lên gân, không suồng sã, chua ngoa mà luôn nhã nhặn, từ tốn, và luôn luôn giữ khuôn phép. Những từ ngữ thể hiện sự kính trọng như: vâng, thưa me, xin me... cho thấy ở Loan là một
người có học thức, có lễ nghĩa và nhất là nàng không bao giờ quên thân phận của nàng để xưng hô đúng mực ngay cả những lúc tức giận.
Xây dựng kiểu ngôn ngữ này, Nhất Linh cho ta thấy một vẻ đẹp trong ngôn ngữ giao tiếp, đó là nét đẹp của truyền thống của ngôn ngữ người Việt cần được phát huy.