8. Bố cục của khóa luận
3.4.2. Ngôn ngữ giang hồ
Trong tác phẩm của Nhất Linh, nhân vật sống theo lối sống giang hồ không nhiều, nhất là nhân vật phụ nữ thì lại càng ít, ta chỉ bắt gặp kiểu nhân vật
này trong tiểu thuyết Đời mưa gió với nhân vật gái điếm là Tuyết và các bạn của
cô. Ngôn ngữ giang hồ chính là ngôn ngữ mà những người có lối sống giang hồ, lẳng lơ dùng để giao tiếp với nhau, cũng có thể họ dùng trong cả việc giao tiếp với những người khác. Tuy vậy, kiểu ngôn ngữ này không xuất hiện nhiều, chỉ xuất hiện một vài lần trong truyện, nhưng như vậy cũng đủ để cho người đọc hiểu được bản chất của nó và bản chất của những người sử dụng, nhất là trong xã hội phong kiến còn rất khắt khe thời bấy giờ.
Tuyết là một cô gái giang hồ, một cô gái điếm lẳng lơ, đa tình cho nên việc cô sử dụng ngôn ngữ giang hồ là đương nhiên, bởi đó là ngôn ngữ riêng của một lớp người như Tuyết. Người ta nói ngôn ngữ chính là thước đo tính cách và bản chất con người, điều đó rất đúng với trường hợp của Tuyết. Thói lẳng lơ, dễ dãi của Tuyết thể hiện ngay trong ngôn ngữ mà cô dùng, qua lời đối thoại với Chương: “Tuyết đưa mắt liếc Chương một cách tình tứ... nàng lấy tay quàng vào vai Chương nũng nịu, nằn nì: - Đi, anh! Chóng ngoan, đi! Chóng em yêu, đi... Đừng có khó bảo thế em giận, tội nghiệp” [13, Tr.48]. Chỉ có người quen sống buông thả mới dùng thứ ngôn ngữ đó để giao tiếp như vậy. Đôi khi cô lại sử dụng những lời lẽ tỏ ra quá thân mật, mời chào người đối diện “Đây, anh coi, anh không yêu em sao được! Nhưng lại ăn cơm đã”. Khi Chương nhận ra bản chất con người Tuyết, anh mỉa mai: - Cô có biết dơ dáng đại hình không?- Không anh ạ. Hình dáng em vẫn xinh như thường - Sao cô hay nói chữ như thường thế? - Vâng, em nói chữ “như thường” như thường” [13, Tr.49]. Trong
ngôn ngữ mà Tuyết sử dụng, không có những từ ngữ lịch sự, tế nhị, càng không có những lời nói khuôn phép mà chỉ thấy những lời của thói ong bướm, trăng hoa, đó chính là bản chất muôn đời của những cô gái giang hồ. Trong cuộc đối thoại giữa Tuyết với những cô bạn của cô thì bản chất giang hồ mới được thể hiện một cách rõ rệt. Khi có vài người bạn đến chơi, Loan cất tiếng:
“- Quý hóa quá, quý hóa quá! Thủy nhìn bạn hơi lấy làm lạ.
- Học đâu được cái giọng quê mùa ấy thế? Quý hóa quá là cái quỷ gì? [...] - Ú, với Hanh. Rồi cả đêm bốn đứa lu bù ở tổ quỷ đằng hàng Đẫy.” Đó là những ngôn ngữ không đầu, không cuối, bốp chát, bỗ bã không có một chút khuôn phép nào. Những lời nói đó đã tố cáo bản chất giang hồ, lối sống buông thả của họ.
Xây dựng ngôn ngữ của nhân vật giang hồ cho thấy Nhất Linh rất am hiểu về con người, am hiểu về xã hội, đặc biệt cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng dựng đối thoại tài tình của nhà văn.
Có thể nói Nhất Linh rất linh hoạt và tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật. Với mỗi kiểu nhân vật khác nhau nhà văn lại xây dựng các kiểu ngôn ngữ khác nhau, điều này góp phần làm nổi bật tính cách, lối sống của các nhân vật trong tiểu thuyết của ông. Những ngôn ngữ này cho thấy sự đa dạng của ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống, tuy vậy dù trong thời đại nào thì ngôn ngữ đúng mực, lễ phép, có trước có sau, có thưa có gửi vẫn là ngôn ngữ đáng trân trọng và cần được phát huy.
Với các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đa dạng và tài tình, hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh hiện lên rõ ràng và có sức ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Từ nghệ thuật miêu tả ngoại hình, miêu tả tâm lí nhân vật đến bút pháp tương phản, đối lập và việc xây dựng ngôn ngữ nhân vật đều là những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Nó vừa khẳng định tài năng của nhà văn, vừa góp phần khắc sâu chân dung nhân vật trong lòng độc giả.
KẾT LUẬN
1. Trong khoảng trên dưới mười năm, Tự lực văn đoàn đã có công lớn trong việc đổi mới văn học, góp phần quan trọng vào việc xây dựng một nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhất Linh với vai trò là thủ lĩnh đồng thời là cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn đã có nhiều đóng góp và nhiều thành công hơn cả. Vì
vậy, tìm hiểu về đề tài Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nhất Linh, chúng tôi muốn
góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng cũng như vị trí của Nhất Linh trong tiến trình văn học.
2. Tìm hiểu tiểu thuyết của Nhất Linh, nhất là khai thác ở khía cạnh vấn đề nhân vật nữ, ta thấy, xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về con người đầy tính nhân văn, Nhất Linh đã xây dựng trong tác phẩm của mình một thế giới nhân vật nữ phong phú, mới mẻ và đầy màu sắc. Có thể nói, tác phẩm của Nhất Linh đã “ôm trọn mọi kiếp đời” của người phụ nữ trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến xưa. Viết về nhân vật nữ, Nhất Linh không giới hạn kiểu người nào trong xã hội, nhân vật của ông có thể là một gái điếm lả lơi, trơ trẽn, có thể là một cô gái tân thời cầm dao giết chồng, một cô phụ góa chồng không giữ được tiết hạnh, hay hình tượng những bà mẹ khư khư giữ lấy những quan niệm phong kiến và áp đặt cho con mình phải tuân theo... Tất cả đều đi vào trang viết của nhà văn một cách tự nhiên nhất, tạo ra một thế giới nhân vật nữ vừa đa dạng vừa đầy sức ám ảnh. Nhân vật nữ trong tác phẩm của Nhất Linh dù là kiểu nhân vật “nổi loạn”, kiểu nhân vật bi kịch hay nhân vật sống theo chuẩn mực, khuôn phép thì họ đều là những người đáng thương và đáng kính. Nhà văn luôn đặt nhân vật vào sự giằng co khốc liệt giữa cái thanh cao và cái thấp hèn, giữa sự cam chịu và sự quyết tâm đấu tranh, giữa tình yêu và danh phẩm. Cái tài của Nhất Linh là ở chỗ ông luôn gắn nhân vật với những hoàn cảnh đặc biệt để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp bên trong tâm hồn của họ. Ông cũng phát hiện ra bên trong sự yếu đuối của những người phụ nữ luôn là một sức mạnh và sự quyết tâm ghê gớm. Họ dám đứng lên đấu tranh để được sống là chính họ, đứng lên bảo vệ hạnh phúc của chính họ, tất
nhiên không phải nhân vật nào cũng có thể làm điều đó nhưng đó đã cho thấy cái nhìn về người phụ nữ của ông khác hẳn các nhà văn đi trước và các nhà văn cùng thời. Nhà văn đã thể hiện trên trang viết của mình tất cả sự tinh nhạy và sắc sảo của một con người luôn trăn trở về những kiếp người nhỏ nhoi, bất hạnh. Lấy nhân vật người phụ nữ làm trung tâm của văn học, Nhất Linh muốn khẳng định vẻ đẹp, sức mạnh và nhân phẩm của họ, dù họ là loại người nào trong xã hội thì họ đều có quyền được bình đẳng, có quyền được yêu và có quyền được hạnh phúc.
3. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh, ta thấy được sự tinh tế, tài tình của nhà văn trong việc miêu tả nhân vật từ ngoại hình tới tâm lí, từ hành động đến phát ngôn. Những yếu tố nghệ thuật đó giúp ta vừa khám phá thế giới nội tâm sâu kín của nhân vật, vừa có thể hình dung được nhân vật ở mọi khía cạnh: ngoại hình, tính cách, lời nói. Với nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật, nhà văn đã phác họa một cách chung nhất về chân dung các nhân vật nữ, giúp người đọc hình dung ra dáng vẻ bên ngoài của nhân vật. Việc miêu tả tâm lí nhân vật thì lại giúp người đọc tìm tòi những mảng tối, đào sâu những góc khuất trong tâm hồn, từ đó thấy được vẻ đẹp thánh thiện bên trong con người. Bên cạnh đó bút pháp tương phản, đối lập và việc xây dựng ngôn ngữ đối thoại góp phần bộc lộ tính cách, bản chất của các nhân vật. Như vậy, Nhất Linh đã tạo ra trong tác phẩm của mình một thế giới nghệ thuật mới mẻ, đầy sức hấp dẫn, một thế giới mà văn học truyền thống cũng như đương thời còn ít quan tâm đến.
4. Bằng tài năng, sự hiểu biết xã hội và tấm lòng yêu thương con người, Nhất Linh đã rất thành công khi lựa chọn người phụ nữ vào làm đối tượng trung tâm của sự phản ánh trong văn học. Các nhân vật của ông đã vượt ra khỏi giới hạn của nhân vật lãng mạn trở thành kiểu nhân vật hiện sinh chủ nghĩa, phản ánh những vấn đề nhức nhối trong xã hội đương thời. Đây là những kiểu nhân vật “mới mẻ” và “xa lạ” so với mô hình nhân vật chung trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Với các kiểu nhân vật nữ này đã góp phần khẳng định tài năng và chỗ đứng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
2. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch,
Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
3. Trương Chính (1939), Dưới mắt tôi, Nxb Thụy Kí, Hà Nội
4. Vũ Thị Khánh Dần (2007), Tạp chí văn học, số 3: “Nhìn nhận về tiểu thuyết
Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua”.
5. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn, Con người và văn chương, Nxb Văn
học, Hà Nội.
6. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930- 1945, Nxb Văn học
Hà Nội.
7. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí
Dũng, Hà Văn Đức (2007), Văn học việt Nam1900- 1945, Nxb Giáo dục.
8. Hà Minh Đức (1989), Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
9. Hà Minh Đức (2007), Tự lực văn đoàn trào lưu- tác giả, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
10. Vũ Gia (1995) Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Lê Cẩm Hoa (Tuyển chọn và giới thiệu) (2000), Nhất Linh con người và tác
phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
13. Khái Hưng, Nhất Linh (1989), Đời mưa gió, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
14. Mai Hương (Tuyển chọn) (2000), Nhất Linh, cây bút trụ cột, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
15. Mai Hương (Tuyển chọn và biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến
trình văn học dân tộc, nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.
16. Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú (1978), Lịch sử Văn học Việt Nam, tập IVB, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Hoành Khung (1989), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930- 1945), tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Nhất Linh (1989), Đoạn tuyệt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 19. Nhất Linh (1989), Lạnh lùng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 20. Nhất Linh (1996), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb Đời nay, Sài Gòn.
21. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lý luận văn học, nxb Giáo dục
22. Nguyễ Đăng Mạnh (2000), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam1930- 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Quốc học tùng thư xuất bản, Sài Gòn.
24. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 25. G.N. Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục. 26. Vũ Trọng Phụng (1989), Số đỏ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 27. Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam, Lí luận
văn học- Tác phẩm và thể loại, (tập 2), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
28. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Lý luận văn học (3tập), Nxb Đại học Sư phạm.
29. Nguyễn Thi (1989), Người mẹ cầm súng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
30. Ngô Tất Tố (2002), Tắt đèn, Nxb Văn học, Hà Nội.
31. Lê Thị Dục Tú (1996), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Xung (1958), Bình giảng về Tự lực văn đoàn, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.