1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XUNG ĐỘT GIỮA LỄ GIÁO PHONG KIẾN VÀ CÁI TÔI CÁ NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT đoạn TUYỆT của NHẤT LINH

25 605 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 46,86 KB

Nội dung

Nhà nghiên cứu Vu Gia trong cuốn Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học đã viết: “Đoạn tuyệt là cuốn tiểu thuyết luận đề đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, và là cuốn tiểu

Trang 1

XUNG ĐỘT GIỮA LỄ GIÁO PHONG KIẾN VÀ CÁI TÔI CÁ NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT ĐOẠN TUYỆT CỦA NHẤT LINH

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chuyển mình với nhiều thay đổi lớn lao trênmọi phương diện Hòa chung vào dòng chảy của xã hội, văn học Việt Nam có điềukiện gặp gỡ, tiếp xúc với nền văn học phương Tây hiện đại nên đã có những biếnchuyển mạnh mẽ Những ảnh hưởng ấy đã nhanh chóng đưa văn học tiến gần vàtiến nhanh hơn đến “quỹ đạo” của quá trình hiện đại hóa Một nền văn học mới rađời với những quan niệm thẩm mĩ mới đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự cách tân, đểvăn học phát triển phù hợp với thời đại Trước những yêu cầu trên, nhiều nhómphái văn học đã ra đời đáp ứng có hiệu quả nhu cầu của tầng lớp độc giả mới.Trong đó Tự lực văn đoàn đã nhanh chóng vươn lên chiếm giữ vị trí “chủ soái” trênvăn đàn trong suốt những năm 30 của thế kỉ XX: “Tự lực văn đoàn không phải lànhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và nhóm cải cách đầu tiên của nềnvăn học hiện đại” Với khoảng 10 năm hoạt động của mình, Tự lực văn đoàn đã cónhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đặc biệt là ở thể loạitiểu thuyết Trong sự tồn tại phát triển của nhóm, chúng ta không thể không nhắcđến cây bút trụ cột Nhất Linh Là cây bút tài năng, tâm huyết với cuộc sống vànghệ thuật, Nhất Linh không chỉ để lại một số lượng tác phẩm tương đối lớn mànhững sáng tác của ông có nhiều ảnh hưởng tới tư tưởng của tầng lớp thanh niên tríthức Việt Nam những năm 30 và tạo được sự ngưỡng mộ đối với độc giả yêu mếnvăn học Đoạn tuyệt của Nhất Linh là cuốn tiểu thuyết luận đề vừa là mở đầu, vừa

là có giá trị nhất, góp tiếng nói tố cáo, phê phán mạnh mẽ những hủ tục lạc hậu và

Trang 2

bênh vực quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân của con người Là cuộc đấu tranhkhá gay gắt, quyết liệt giữa lễ giáo phong kiến và cái tôi cá nhân

đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị trên cả hai phươngdiện nội dung và nghệ thuật Cuốn tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh là cuốn

tiểu thuyết đã mang lại tên tuổi cho cây bút trụ cột của nhóm Trong bài viết “Dưới mắt tôi”, nhà nghiên cứu Trương Chính đã có đánh giá khá xác đáng về Đoạn tuyệt, của Nhất Linh Ông viết: “Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học hiện đại Việt Nam Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã hội Nó còn có một giá trị tâm lý không

ai chối cãi được” Năm 1941, Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam Văn học sử yếu đã nhận xét các tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng như sau: “Hầu hết các tác phẩm của ông (Nhất Linh) là những luận đề tiểu thuyết Tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng trong thời kỳ này được đánh giá cao về mặt nội dung tư tưởng: chống chế độ đại gia đình phong kiến, giải phóng cá nhân, giải phóng người phụ

nữ thoát khỏi cánh cửa ngục thất của chế độ đại gia đình phong kiến” Người ta xem Đoạn tuyệt của Nhất Linh như một thứ “vũ khí” bắn thẳng vào thành trì kiên

cố và bảo thủ của xã hội phong kiến Trên báo Loa (1935), Trương Tửu nhận xét:

“Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu của chủ nghĩa cá nhân Tác giả đàng hoàng công nhận sự tiến bộ và hăng hái tin tưởng ở tương lai Ông giúp cho bạn trẻ vững lòng phấn đấu nghĩa là vui mà sống” Trương Chính còn cho rằng:

Trang 3

“Đoạn tuyệt đánh dấu một cách rõ ràng thời kỳ thay đổi tiến hóa của xã hội An Nam Nó công bố sự bất hợp thời của một nền luân lý khắc khổ, eo hẹp, đã giết chết bao nhiêu hy vọng, đè bẹp bao nhiêu lực lượng đáng kể, giam hãm bao nhiêu chí khí bồng bột đương ao ước sống một đời đầy đủ, một đời mãnh liệt cường tráng” Giáo sư Phan Cự Đệ trong Tự lực văn đoàn - Con người và văn chương đã

có những đánh giá hết sức công bằng và giàu sức thuyết phục: “So với tiểu thuyết trước năm 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người… Ngòi bút của Nhất Linh rất có tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng, e thẹn, kín đáo và ý nhị” Dù vậy,

GS cũng chỉ ra những hạn chế: “Tuy nhiên, ở những tác phẩm thời kỳ cuối Nhất Linh không những không đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, mà còn có xu hướng đẩy con người vào chủ nghĩa duy tâm và định mệnh” Nhà nghiên cứu Vu Gia trong cuốn Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học đã viết: “Đoạn tuyệt là cuốn tiểu thuyết luận đề đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, và là cuốn tiểu thuyết

mà Nhất Linh muốn đem đến cho người đọc thời bấy giờ thấy được tiếng Việt cũng

đủ khả năng diễn đạt mọi ngóc ngách tình cảm của con người, thấy được đâu là cái mới, cái cũ, đâu là tiến bộ văn minh, đâu là lạc hậu lỗi thời, và để người đọc hôm nay thấy được sự gian truân của buổi đầu chống lại chế độ đại gia đình phong kiến” Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều công nhận nội dung tiến bộ của tiểu

thuyết Nhất Linh là thể hiện khát vọng giải phóng con người cá nhân, giải phóngngười phụ nữ thoát khỏi những giáo lý khắc nghiệt của xã hội phong kiến và lêntiếng đòi quyền được hưởng hạnh phúc cho con người Đã nhiều năm qua đi, việcnghiên cứu và đánh giá về tác giả Nhất Linh ngày càng có những khám phá mới

mẻ và xác đáng Trong bài tiểu luận này tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu một vấn đề

nổi bật được ông đặt ra và giải quyết trong cuốn tiểu thuyết Đoạn tuyệt: xung đột

Trang 4

giữa lễ giáo phong kiến và cái tôi cá nhân, xung đột giữa nếp sống cũ và lối sống mới ở thành thị Việt Nam đầu thế kỉ XX.

số nhà văn khác thành lập Tự lực văn đoàn Sau khi Phong Hóa bị đóng cửa, ông ratiếp báo Ngày Nay Sau 1951, ông thành lập Nhà xuất bản Phượng Giang, ra tạp chíVăn Hóa ngày nay ở Sài Gòn Năm 1963, ông đã tự tử trong cuộc dấu tranh chốngchế độ ông Ngô Đình Diệm

Nhất Linh viết khá nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn Tiểu thuyết nổi tiếng: Gánhhàng hoa (cùng Khái Hưng, 1934), Đời mưa gió (cùng Khái Hưng, 1934) Nắng thu(1934), Đoạn tuyệt (1934-1935), Tập truyện ngắn tiêu biểu: Nho phong (1924),Người quay tơ (1926), Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1932 - 1933), Đi Tây(1935), Hai buổi chiều vàng (1934-1937),

2 Tiểu thuyết Đoạn tuyệt

Đoạn tuyệt xuất bản năm 1936 là một tiểu thuyết luận đề, thuật chuyện mộtngười phụ nữ đã tiêm nhiễm những tư tưởng mới về tự do, về giá trị và quyền sốngcủa cá nhân trong xã hội Vì không chịu nổi những ràng buộc vô lí của chế độ đạigia đình, những tập tục hủ lậu của lớp người cũ, nàng phải “đoạn tuyệt” với giađình để thoát li mọi áp bức và sống tự lập

Trang 5

Nhân vật chính trong tác phẩm Đọan tuyệt là Loan, một cô gái theo Tây họcLoan học đến năm thứ tư Ban Cao Đẳng Tiểu Học tiếp thu được tư tưởng mới,

không phục tùng những hủ tục ràng buộc người con gái trong “tam tòng tứ đức”

của Khổng Tử Loan và Dũng yêu nhau vì ý hợp tâm đầu Dũng yêu Loan, nhưng

vì hoàn cảnh nên chưa lấy Loan làm vợ được Loan bị cha mẹ ép gả cho Thân, làmột thanh niên con nhà giầu, thất học, hủ hoá, tầm thường Mẹ Thân là bà Phán Lợi,một người giàu có nhưng rất quan niệm cổ hủ kiểu gia trưởng, bà quan niệm gia

đình là “Chồng Chúa vợ Tôi” Khi về nhà chồng, Loan cố gắng nhịn nhục, thích

nghi với cuộc sống, quan điểm cổ hủ của bên nhà chồng Sau khi đứa con đầu lòng

bị bệnh chết Loan không còn khả năng sinh sản nữa Bà Phán Lợi với mê tín dịđoan cho là Loan làm xui xẻo dòng họ bà Với quan niệm cổ hủ cần con nối dõitông đường nên bà ép buộc Loan phải chấp nhận cho chồng lấy vợ lẽ Loan phải éplòng để cho Thân lấy vợ bé là Tuất, một cô gái nhà quê thất học Loan cam tâmsống tủi nhục trong sự khinh rẻ của mẹ chồng và cả của người vợ lẽ của chồng cô.Một hôm, trong cuộc cãi vã vì bị chồng đối xử tê bạc bởi chuyện không ra gì, Thânvới quan niệm “chồng Chúa vợ Tôi” hùng hổ đánh Loan Thân hung hăng chụp cái

lọ đồng tiến lại định đập trên đầu Loan Ý thức tự vệ đã khiến Loan vớ lấy con daorọc sách chống đỡ Sức yếu, Loan té ngã xuống giường, Thân lỡ trớn ngã theo bịcon dao đâm trúng ngực, sau đó chết Loan bị bắt giam vì tội “giết chồng” Loan bịbắt giam sau đó bị đưa ra Toà, bà Phán Lợi mong Loan bị xử nặng tội để trả thù chocái chết của con Trước Toà Án, vị luật sư bào chửa cho Loan với quan niệm củamột người Tây học đã hết lòng bào chửa cho cô bằng những lý luận sắc bén, thuyếtphục Sau cùng Tòa án phải tha bổng Loan vì không “cố ý” giết chồng, mà ngộ sát

ví lý do “tự vệ” Sau đó, Loan trở lại nhà cha mẹ ruột thì mẹ Loan chết, Loan phảibán ngôi nhà cha mẹ để lại để trả nợ cho bà Phán Lợi, chính vì món nợ nầy mà

Trang 6

trước đây ba mẹ Loan mới ép cô lấy Thân để trừ nợ Từ đó, Loan sống trong cô độcnghĩ rằng Dũng đã quên mình Phần Dũng trên bước đường bôn ba, anh không thểnào quên được Loan, được tin thảm cảnh xãy ra cho Loan, Dũng vô cùng hối hận vìnghĩ rắng cuộc đời Loan đau khổ la do mình gây ra nên anh viết một bức thư nhờ

bà giáo Thảo mang đến cho Loan đề nghị nối lại duyên tình

3 Hai tuyến nhân vật đối lập, mâu thuẫn

Trong Đoạn tuyệt có hai tuyến nhân vật đối lập, mâu thuẫn đại diện cho haixung đột của xã hội đang trên đà Âu hóa phong kiến và tân thời, cái mới và cái cũ,

lễ giáo khắt khe và cái tôi cá nhân hiện đại, phóng khoáng

3.1 Nhân vật có tư tưởng tiến bộ

3.1.1 Nhân vật Loan

Đây là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết, cô là người con gái có học thức, có

ý chí mạnh mẽ, là người chiến sĩ đấu tranh kiên cường cho cái mới vừa nẩy mầmtrước cái cũ vừa tàn lụi Tuy nhiên trước nghịch cảnh gia đình, cô phải chấp nhậnlấy chồng, một người chồng cô không yêu, không hợp, không cùng trình độ họcthức Nhưng vì chữ hiếu cô đã ép mình bỏ đi cái “tôi”của mình để nén lòng, nhịnnhục, để sống yên thân, yên phận vói nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ Có thể nói nhịpcầu duy nhất để Loan chịu lép vế an phận trong gia đình bên chồng là đứa con của

cô, tuy nó mong manh nhưng tràn đầy sức mạnh, đó là tình mẫu tử, là sợi dâythiệng liệng mà người mẹ nào cũng không thể bức được nó Trong Loan, lúc nàocũng có sự phản kháng ngấm ngầm trong giòng máu Tây Học của cô với những sựđối kháng quyết liệt quan điểm cổ hủ, lỗi thời cũ Chính nó đã đưa người phụ nữtrở thành ngu dốt trong xã hội, chấp nhận số phận người khác đặt, để dù là đặt đểtrong đớn đau tuyệt vọng Cái vòng kim cô đó luôn luôn được bao bọc bởi những

mỹ từ đạo đức, chính nó đả đẩy đưa số phận người phụ nữ như một trò chơi bi thảm

Trang 7

của cái gọi là số mệnh, đã làm chết oan những cuộc đời khao khát sống, và sốngthực cho mình Ta hãy đọc đoạn Loan đối đáp với mẹ mình là bà Hai, khi bà épLoan lấy Thân để trừ món nợ:

“Loan : ngững đầu lên nhìn thẳng rồi thong thả đáp:

- Vâng thì xin mẹ để tùy con, và nhân thể mẹ để tuỳ con định có nên lấy chồng hay không lấy chồng Con đã nhiều lần thưa với mẹ rằng con không thể

Bà Hai giận dữ:

-À, cô không thể cô phải biết cô lớn rồi, cô phải biết nghĩ chớ

Loan vẫn ung dung

-Thưa mẹ, chính vậy, chính vì con khôn lớn con biết nghĩ nên mới thưa cùng mẹ rằng con không thể về lam dâu nhà ấy

Loan nhấn mạnh: “chỉ quan hệ đến đời con mà thôi” là một câu trả lời đanh

thép, một lời đòi hỏi tự do cho số phận của mình trong thời đại mới mà cha mẹ

cũng không có quyền “đặt đâu con ngồi đấy” Ta hãy xem Loan đã trình bày ý kiến với cha về cuộc hôn nhân của mình: “-Thưa thầy con không hỗn Không bao giờ con dám vô lễ với mẹ con Nhưng ít ra mẹ con phải để con nói chuyện phân bày phải trái về một việc quan hệ đến đời con.”

Ta hãy xem những lời đối đáp của Loan với bà Phán Lợi khi thảm cảnh gia đình

đã đến hồi cao trào: “- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi.”.

Trang 8

Hay: “- Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai Bà đánh tôi, tôi không "

Khi con thú đã bị rượt đuổi đến đường cùng không lối thoát thì mặc dù biếtmình yếu sức nó cũng quay lại cắn kẻ thù trước cái chết sắp đến Ở đây, những lờiphản kháng của Loan nói với bà Phán Lợi khi bà nghĩ mình là mẹ chồng có quyềnđánh đập con dâu chính là hành động của con thú bị đẩy vào đường cùng Đó là lờicảnh báo cái củ đã không còn nữa và cái mới phải được vươn lên Một thứ bom tấnđánh vào thành trì cổ hủ, rêu phong, mục nát của tư tưỡng phong kiến cũ đã chàđạp lên danh dự người phụ nữ, đã ném người phụ nữ xuống vực thẳm, trói họ bằngthứ xiềng xích vô luân được khoác dưới lớp áo luân lý, mị dân

Tuy phản kháng những cái cũ hủ lậu, lỗi thời một cách quyết liệt nhưng Loancũng không hẳn quá khích bài xích tuyệt đối những cái cũ không hủ lậu mà cô cũng

có những nhân nhượng, biểu hiện là khi mới lấy Thân, cô đã có đề nghị cùng chồng

ra Hà Nội ở riêng, buôn bán để tránh sự xung khắc với bà Phán Lợi nhưng khôngđược Sau đó khi về nhà chồng, cô đã hết lòng nhẫn nhục để yên phận làm mẹ, làmdâu bất đắc dĩ Ta hãy đọc một đoạn văn viết về tâm tư của Loan trong những nỗi

nhẫn nhục ấy: “Lấy gia đình chồng làm gia đình mình, coi bố mẹ chồng như bố mẹ

đẻ biết đâu lại không tìm thấy hạnh phúc ở chỗ đó” Nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, sau cùng thì “tức nước phải vỡ bờ” Thảm cảnh đã xảy ra sau khi

con cô chết vì bệnh, một chứng bệnh mà lẽ ra đứa bé không đáng chết nếu được cácbác sĩ Tây y chăm sóc thay vì chữa trị bằng thầy ngải, thầy bùa, uống tàn nhangnước thải theo ý bà Phán Lợi

Tuy sống trong gia đình chồng, nhưng Loan lúc nào cũng có những sự phẫn nộthầm kín, khinh rẻ những thói phong kiến trong gia đình chồng Ta hãy đọc mộtđoạn những suy nghĩ của Loan trong ngày đám cưới Thân lấy vợ lẽ là Tuất để thấy

Trang 9

sự khinh bỉ những hủ tục của cô: “Loan cúi mặt không dám nhìn cái cảnh Tuất cúi rạp trên chiếu lễ tổ tiên vá lễ ông Phán, bà Phán Vì cảnh đó làm Loan nhớ mấy năm trước hồi nàng bước chân vè nhà chồng, Nàng thấy nàng hồi đó cũng như Tuất bây giờ, địa vị nàng và Tuất tuy có hơi khác, nhưng cũng là những con người

bị người ta mua về, hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con Sen hầu

hạ không công Khi Loan được người ta cưới về làm vợ một cách chánh thức những lể nghi đó không có cái vẻ giả dối bằng bây giờ khi người ta đem nó ra che đậy, và hơn nữa để công nhận một sự hoang dâm.”.

Ở đây ta lại thấy Loan là người chiến sĩ cô đơn, cô tả xung hữu đột để chiến đấuvới số phận, ngoài “kẻ thù” là chồng và gia đình bên chồng ,cô còn phải đấu tranhvới những quan niệm cổ hủ của chính gia đình cô, chính cha mẹ ruột của mìnhnặng hủ tục “trọng nam khinh nữ” Đó là một sai lầm của Khổng Tử, sai lầm này cóthể cố ý hay vô tình phục vụ cho chế độ phong kiến, khi mà tinh thần Hán học cầnnhững tay kiếm tay cung để xâm lăng và chống đỡ khi bị xăm lăng trong thời XuânThu Chiến Quốc Loan đã từng trút nỗi lòng của mình trong một bức thư viết cho

người bạn là bà giáo Thảo như sau: “Em sinh ra là gái để bố mẹ em ân hận bấy lâu nay, em không nở trái lời lần cuối cùng nầy để thầy mẹ em suốt đời phải phiền muộn Từ nay trở đi em sẽ lấy nụ cười che lấp sự ủ rủ trong lòng.”.

3.1.2 Nhân vật Dũng

Dũng cũng là một nhân vật chính trong Đoạn tuyệt, nhưng vai trò của anhdường như mờ nhạt trong những nghịch cảnh mà Loan gặp phải Anh chỉ xuất hiệnmàn đầu rồi màn cuối của cuộc đời Loan để có môt kết cục khá có hậu, dù cái cóhậu đó còn lửng lơ trong sự suy nghĩ của người đọc Dũng trong Đoạn Tuyệt từ vaichính đã trở thành vai phụ Dũng yêu Loan bằng một tình yêu trong sáng, cao cả,lồng trong một tình yêu lý tưởng rộng lớn hơn Đó là lý tưởng phải làm gì cho dân

Trang 10

tộc, cho những người dân đen thoát ách lầm than nô lệ của chế độ phong kiến.Dũng đã bôn ba những nẻo giang hồ để tìm ra một hướng đi dấn thân cho thích hợpvới những hoài bão của mình Anh đã vì lý tưởng mà quên tình nhà Ta hãy đọc tâm

sự của Dũng để hiểu thêm vì sao anh đã đặt tình nước trước tình nhà: “Tiếng người gọi nhau dưới đồng đưa lên khiến Dũng nghĩ đến cái đời của dân quê, cái đời lạnh lẽo, vô vị kéo dài đã mấy nghìn năm Đã mấy ngàn năm họ sống bám lấy mảnh đất già cỗi, xưa thế nào giờ vẫn thế, vui ít khổ nhiều, bao giờ cũng ảm đạm như buổi chiều đông này, không hề khao khát cảnh đời sáng sủa hơn, mong ước một ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay” Ta hãy đọc tiếp đoạn Dũng nghĩ về đất nước:

“Chiều hôm ấy Dũng thấy tâm hồn của đất nước, mà biểu hiện cho đất nước ấy không phải là của bậc vua chúa danh nhân , chính là đám dân hèn không tên tuổi Dân là nước, yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân.” Hay những đọan Dũng tự nhắn nhủ với mình: “Tôi vẫn thường mong ước dân quê đở phải chịu hà hiếp, bức bách Ta phải tin rắng sự ao ước ấy có thể thành sự thật và làm cho dân quê cũng ao ước mong một cách tha thiết như ta.” Trên bước đường đi thực hiện lý tưởng, Dũng đã say mê những bối

cảnh quanh mình mà quên mất Loan, người tình của mình bên kia bờ quá khứ, ta

hãy đọc những gì mà Dũng suy nghĩ: “Quanh năm xuôi ngược, dừng chân lại ít ngày ở đồn điền một người bạn thân, ngồi nhàn nhã uống cốc rượu tiễn năm trong một toà nhà gạch sang trọng, Dũng vẫn cảm thấy mình là một người dân và càng cảm thấy cái thú man mác được hoà hợp với đám dân không tên tuổi Nhưng trong cái thú hoà hợp đó có lẫn chút rạo rực, nao nức vì chưa được thỏa nguyện về hiện tình của dân quê nên khao khát mà sự khao khát không diễn được nên lời ấy, nó bắt Dũng tin ở sự thay đổi, tin ở công Dũng làm trong bấy lâu, và có lẽ làm mãi, chưa biết bao giờ ngừng.” Và: “Một buổi chiều cuối năm, một buổi chiều êm như

Trang 11

giác mộng, mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng lặng yên đợi gió Dũng và Độ hai người thẫn thờ không nói, ngã đầu vào lưng ghế nhả khói thuốc từ từ tản ra ngoài nhà rồi tan vào khoãng không.”

Trong “Đoạn tuyệt” theo tôi nghĩ dường như Nhất Linh có phần nào để nhân vậtDũng đi xa cốt truyện, xa cái tiểu ngã mà chỉ chú tâm cái đại ngã Nếu xét trên bìnhdiện tình cảm lãng mạn thời đó dù biện minh cách nào đi nữa Dũng vẫn là người cólỗi sơ suất, thờ ơ với người tình Nhưng may thay, Dũng đã thấy khuyết điểm vàchuộc lỗi bằng cách quay lại âm thầm theo dõi phiên Toà xử Loan, rồi sau đó khibiết Loan được trắng án Dũng mới nghĩ đến sự kết hợp tình xưa để cả hai làm lại

cuộc đời Anh đã viết thơ tâm sự cho bà gíáo Thảo: “Hai người cùng đau đớn như nhau tại sao lại không về với nhau để cùng chung sống một cuộc đời mà giúp nhau quên cái quá khứ nặng nê kia đi ”.

3.1.3 Nhân vật luật sư

Trong Đọan Tuyệt nhân vật luật sư chỉ xuất hiện ngắn trong phiên toà xử Loan,ông xuất hiện trong cao trào tác phẩm như một tuyên ngôn thế hệ Vai trò của ôngkhông phải là người biện hộ mà chính là người kết án, kết án một thế hệ lỗi lầm từngàn xưa đã làm cho biết bao cuộc đời người con gái sống chết trong oan trái chỉ vì

nô lệ cho những chữ “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, “tam tòng tứ đức” Ta hãy nghe lời luật sư giải phóng cuộc đời nô lệ đó cho những thế hệ sau bằng những lời lẽ đanh thép: “Giữ lấy gia đình, nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với lại giữ nô lệ Cái chế độ nô lệ đã bỏ từ lâu rồi mỗi lần ta nghĩ đến không khỏi rùng mình ghê sợ Ấy mà có ai ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình Việt Nam.” Sau khi biện hộ chứng mình rằng Loan không cố ý giết chồng mà

ngộ sát vì tự vệ và dẫn chứng có rất nhiều trường hợp những cô gái như Loan đã

uống thuốc độc để giải thoát cho mình ông kết luận: “Thị Loan chỉ có một tội là

Trang 12

cắp sách đi học, để tâm trí thành một người mới còn về chung sống với người cũ Nhưng tội ấy Thị Loan đã chuộc lại bằng bao nhiêu năm đau khổ.”.

Và sau cùng đây là tuyên ngôn cuối cùng: “Tha cho Thị Loan tức là các ngài làm một việc công bằng , tức là tỏ ra rằng chế độ gia đình vô nhân đạo kia đã đến ngày tàn và phải nhường chỗ cho một gia đình khác hợp với cái đời bây giờ, hợp với quan niệm của những người có học mớ ”.

3.2 Nhân vật có tư tưởng phong kiến, lạc hậu

Trong sự xung đột giữa cái cũ và cái mới, nhân vật phản diện đại diện là Thân,

bà Phán Lợi, nhưng nói đúng hơn là chế độ xã hội thời bấy giờ

3.2.1 Nhân vật Thân

Thân là một nhân vật phong kiến chỉ có vai trò phụ Thân đại diện cho một lớpthanh niên ngu dốt, hủ hoá, an phận, không có đầu óc tự lập Một thứ công tử vườn,kiêu căng chấp nhận số phận ngu hiếu, ngu trung của thời phong kiến Khi Loanngõ ý bàn với Thân ra Hà Nột lập tiệm buôn bán, tự lập sinh nhai với mục đíchchính là rời xa cái ngục tù cổ hủ bên gia đình bà Phán Lợi Tự ái vặt của một kẻ ít

học với quan niệm gia trưởng “chồng Chúa vợ Tôi”, hắn đã hét lên: “Mợ không phải nói nhiều, tôi lấy mợ về để không phải mợ dạy khôn tôi, việc của tôi để tôi lo Thân danh tôi như thế nào mà làm anh bán phiếu, mợ coi thế là tiện lắm hả?”.

Cái chết của Thân chính là ngòi nổ cho thảm cảnh gia đình Loan bộc phát, là caotrào của cốt truyện, là một thắt gút chặt cuối cùng trong cái xâu chuỗi của tất cảnhững sự kiện Cái thắt gút ấy không thể tháo gỡ một cách bình thường, nhânnhượng, mà chỉ phải cắt bỏ, và tác giả Nhất Linh đã cắt bỏ bằng một phiên Toà thật

kỳ diệu Kẻ đầu cáo lại trở thành bị cáo Một thế cờ lật ngược theo xu hướng tấtyếu của đời sống

3.2.2 Nhân vật bà Phán Lợi

Ngày đăng: 23/05/2018, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w