1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT BƯỚM TRẮNG (NHẤT LINH)

17 739 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 47,84 KB

Nội dung

Tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh MỞ ĐẦU Nói đến văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 không thể không nhắc đến nhóm Tự lực văn đoàn, nhóm đã cho ra đời những

Trang 1

Tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh

MỞ ĐẦU

Nói đến văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 không thể không nhắc đến nhóm Tự lực văn đoàn, nhóm đã cho ra đời những tiểu thuyết thật sự mới về nội dung lẫn tư tưởng, phong cách Tự lực văn đoàn đã góp phần rất lớn giúp văn xuôi Việt Nam giai đoạn hiện đại phát triển lên một tầm cao mới với những cây bút nổi tiếng như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, …Trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và các tác phẩm của Nhất Linh nói riêng đều thể hiện rõ sự đổi mới văn học và cách tân văn hóa Đẩy lùi những tư tưởng phong kiến lạc hậu và cổ hủ để đem văn phong của phương Tây vào tác phẩm của mình cả về nội dung lẫn hình thức Đặc biệt, Nhất Linh đã thành công trong việc thể hiện tâm lí của nhân vật, đưa ngòi bút đi sâu vào phanh phui mổ xẻ những khía cạnh tinh vi sâu kín trong tâm hồn của con người Ông đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc các thế hệ và có công lớn trong việc đổi mới thời kỳ văn học

Việt Nam Với những lí do như trên, chúng tôi chọn đề tài Tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh để thấy được những biến đổi

phức tạp trong tâm lí của nhân vật cũng như những đóng góp của nhà văn trong công cuộc đổi mới văn học

Trang 2

NỘI DUNG

I. Nhất linh trong dòng chảy của văn học giai đoạn 1930 - 1945

Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam Gia đình Nhất Linh sống ở Cẩm Giàng, một huyện nhỏ Cha ông mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn Từ bé, anh em Nhất Linh đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh hưởng đến văn học của Nhất Linh và Thạch Lam sau này Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa

của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai Ông chủ trương dùng tiếng cười

trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào "Âu hóa" và đề cao chủ nghĩa cá nhân Nhất Linh làm giám đốc kiêm quản lý tờ báo Phong Hóa

Năm 1933, Nhất Linh thành lập nhóm Tự Lực Văn Đoàn gồm có các thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), còn gọi là Nhị Linh, Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam

(Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu)

Nhất Linh - người đã có công đầu trong việc sáng lập nên Tự lực văn đoàn và đã để lại nhiều những tác phẩm có giá trị cho nền văn học Việt Nam Những sáng tác của Tự lực văn đoàn và đặc biệt là của Nhất Linh đã góp phần đổi mới cả một thời kỳ văn học Trong dòng chảy của nền văn học

1930 – 1945, Nhất Linh đóng góp rất lớn với nhiều tác phẩm nổi bật:

Tiểu thuyết: Gánh hàng hoa (viết cùng Khái Hưng, 1934); Đời mưa gió

(viết cùng Khái Hưng, 1934); Nắng thu (1934); Đoạn tuyệt (1934-1935);

Lạnh lùng (1935-1936); Đôi bạn (1936 -1937); Bướm trắng (1938 -1939);

cuối cùng, gồm ba tập: Ba người bộ hành, Chi bộ hai người,Vọng quốc

Trang 3

Tập truyện: Nho phong (1924),Người quay tơ (1926), Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1932 - 1933), Đi Tây (1935), Hai buổi chiều vàng (1934-1937), Thế rồi một buổi chiều (1934-(1934-1937), Thương chồng (1961)

II Tâm lí nhân vật nhìn từ nội dung

Tâm lý là một biểu hiện quan trọng trong đời sống tinh thần con người

Vì vậy, yếu tố tâm lý không thể thiếu trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật ở mọi tác phẩm văn học Khác với những tiểu thuyết trước đây của

Hồ Biểu Chánh hay của Hoàng Ngọc Phách, các tác giả cũng đi vào xây dựng tâm lí nhân vật nhưng còn sơ sài, nông cạn, chưa đi vào các chi tiết tâm

lí đơn giản, nhỏ nhặt Ở tiểu thuyết của Nhất Linh, ông đã đi sâu vào thể hiện tâm lí nhân vật một cách thành công từ những chi tiết nhỏ nhặt và các khía cạnh đơn giản nhất, đó là những rung động sung sướng, những lo âu thấp thỏm, những ước mơ của nhân vật… Tất cả tâm lí nhân vật biến đổi hết sức phức tạp và nhiều biến động

Ở tiểu thuyết tâm lý, Nhất Linh đi sâu khám phá thế giới tâm lý trong con người Con người được nhìn nhận đa chiều trong sự vận động và phát triển của ý thức cá nhân với chính đời sống nội tâm Thay cho tâm lý nhất quán một chiều là những biểu hiện đa dạng hơn, có cả phần mơ hồ của tiềm thức, vô thức, cá nhân nhiều khi không kiểm soát được hành vi của mình Quá trình tâm lý được quan tâm thay cho các trạng thái tâm lý trước đây, với những biểu hiện của sự vận động, qua những mâu thuẫn nội tại phức tạp Hành vi bên ngoài và mâu thuẫn bên trong của nhân vật không thống nhất, một chiều, nhân vật độc thoại nhiều hơn, hiện tượng người trần thuật nhập vào ý nghĩ của nhân vật với cái nhìn từ bên trong xuất hiện nhiều hơn Ở đó, tâm lí nhân vật hiện lên rõ nét với những cuộc vật lộn bão giông trong nội tâm Ngoài ra, ta nhận thấy tâm lí nhân vật còn được thể hiện ở những yếu tố bên ngoài như tính cách, ý nghĩ, hành động

Trang 4

1. Tâm lí nhân vật từ cái nhìn bên ngoài

Trương là một gương mặt lạ lẫm Trương khác với các nhân vật của

chính Nhất Linh trước Bướm Trắng Ý thức được cái tôi cá nhân, mang tinh

thần tự do mới mẻ nhưng Trương không phải là người tình lí tưởng (như Ngọc trong Hồn bướm mơ tiên) hay người thanh niên có chí hướng (như Dũng trong Đoạn tuyệt), mà là một chàng trai với những tâm lí luôn luôn vận động, biến đổi Tâm lí nhân vật Trương bộc lộ qua tính cách, ý nghĩ và hành động, cho dù có khi chỉ là một biểu lộ hoàn toàn vô thức

1.1 Tính cách

Khi xây dựng nhân vật Trương, tác giả không định sẵn cho nhân vật một tính cách, mà để tính cách phiêu lưu theo ngòi bút, định hình dần trong chuyển biến tâm lí phức tạp của nhân vật Cứ như thế nhân vật tự bộc lộ tính cách, tự khám phá ra mình Khác với các tác giả văn chương lãng mạn thường hay không giấu nổi cảm xúc của mình đằng sau bức tranh nhân sinh, Nhất Linh cho thấy một cách tiếp cận khách quan: ông chỉ đơn thuần trình ra một con người, không thuyết minh, không biện hộ, để mặc anh ta suy nghĩ

và tự bộc lộ tính cách của mình Mọi ngã rẽ cuộc đời, mọi thử nghiệm cuộc sống là do nhân vật tự quyết định Có cảm tưởng chính anh ta là người dẫn dắt độc giả chứ không phải là nhà văn

Với tâm lí phức tạp, tính cách nhân vật được bộc lộ với nhiều mặt: vừa giả dối vừa chân thành, ích kỉ và nhân hậu, phóng đãng và tự trọng, thấp hèn

và cao thượng Tất cả tạo nên nhân vật Trương đa tính cách, góp phần thể hiện phong phú tâm lí nhân vật

1.2 Ý nghĩ

Tâm trạng của nhân vật được biểu lộ rõ nhất qua ý nghĩ Những dòng suy nghĩ giúp ta hình dung được nội tâm biến động của nhân vật

Sau khi biết mình bị bệnh, Trương nghỉ học: “Trương chậm bước lại vì chàng vừa nhận thấy mình đi nhanh quá tuy không có việc gì vội và cũng không nhất định đi đến đâu” Trương đi một cách vô thức, không chủ đích

Trang 5

được đích đến Trương là chàng trai với bản chất tốt nhờ xuất thân từ một gia đình nề nếp và có học, lại học luật, thuộc loại thượng lưu tri thức Trương đã

có ý nghĩ muốn buông xuôi tất cả để cuộc đời mình trôi về phương nào cũng mặc, Trương không quan tâm Với quyết định này, Trương cảm thấy mình

như "con chim thoát khỏi lồng nhẹ nhàng trong một sự tự do không bờ bến Những cái ràng buộc, đè nén của cuộc sống thường không còn nữa, chàng

sẽ hết băn khoăn, hết e dè được hoàn toàn sống như ý mình"

Trương nhiều khi không cần ai phân tích mình, mà tự mình phân tích Trong đoạn viết thư cho Thu: chàng bất giác phân mình thành hai, vừa là người viết, vừa là người đọc thư Chàng quan sát xem mình viết có chân thành không, đặt mình vào địa vị Thu xem nàng tiếp nhận thế nào Viết xong, chàng rảy vài giọt nước lã vào mấy con chữ cho nhòe giả làm nước mắt, nhưng tính sao cho "tự nhiên" nên rỏ vào mấy câu không thống thiết nhất Nhưng liền đó, chàng cáo giác mình ngay, cảm thấy ghê tởm sự giả dối, thấy rằng tuy tình cảm mình là chân thành, nhưng lại dối trá trong biểu lộ cảm xúc, làm mất đi cái vẻ trong sáng

Sau khi tuyệt vọng, chán đời, Trương có ý định tự tử Trương nghĩ nếu làm thế nào rủ được Thu cùng tự tử thì cái chết của hai người êm ái lắm:

“Hay là ta giết Thu!”

Sau những lần sa vào vũng bùn đen tối, bên cạnh Mùi tâm hồn Trương

như thức tỉnh: “Nếu còn sống thì không bao giờ nữa chàng là người có lỗi Không có tội với ai nữa […] Chàng mở to hai mắt, khắp người rờn rợn sợ hãi vì lần đầu nhận thấy rõ căn bản của tâm hồn mình một căn bản vô luân khốn nạn” Trương cũng day dứt về tội dối trá, dù "tội" ấy chưa gây hậu quả

nào đến ai Chàng kết án mình là một tay "đĩ lừa", một tội còn nặng hơn kẻ trăng hoa phụ tình Có khi chỉ một hành vi nhỏ nhặt thoáng qua, như một câu nói lấp liếm với bạn bè cũng làm chàng thấy ngượng với chính mình, chàng buồn nhận ra mình đã quen thói dối trá mất rồi

Trang 6

Ra tù, chàng vẫn hy vọng Thu yêu chàng Và trong đầu chàng nảy sinh

sự tính toán: “Lấy Thu thì cố nhiên không thể được rồi Trước kia họa chăng! Ừ nhỉ, dại quá, trước lấy quách Thu có phải xong không? Giờ thì chỉ còn một cách là rủ Thu đi trốn, phải đấy, không xong thì ta sẽ về làng lấy Nhan”

Chàng nghĩ: “Chàng sẽ lôi kéo Thu vào cuộc đời như chàng, hạ Thu xuống cùng một mức với mình, mất hẳn cái so lệch vẫn làm chàng bứt rứt khổ sở bao lâu”.

Tâm lí của Trương càng lộ rõ qua sự tính toán ích kỉ: “Một là Thu vẫn yêu mình, nếu vậy thì không có gì thây đổi cả Hai là Thu không yêu mình nữa, mà mình cũng mong chờ Thu chán mình – nếu vậy Thu xoàng lắm Mà nếu Thu xoàng thì mình hết yêu ngay, còn gì hơn nữa.[…] Mình thụt két mà Thu còn yêu mới thực sự là yêu Thu không yêu nữa lại càng hay Thử xem sao Đằng nào cũng có lợi”

Hàng loạt ý nghĩ nảy sinh bất chợt trong tâm lí nhân vật đưa người đọc đến với những tình huống bất ngờ, đi sâu vào những ngóc ngách sâu kín của tâm lí con người Từ những ý nghĩ của Trương, ta nhận thấy tâm lí rất thực, rất tự nhiên của con người Đâu đó, những yếu tố tâm lí này vẫn luôn hiện hữu trong đời sống

1.3 Hành động

Các hành động của nhân vật trung tâm tác phẩm xảy ra bột phát, tức thì Đang cô đơn cùng cực, Trương vô tình thấy Quang trên phố, trò chuyện dăm ba câu, định bỏ đi, rồi lại theo bạn đến nhà người khác chơi Được mấy anh bạn rủ về quê một tuần, chàng đi luôn Vài hôm sau, vì giận lẫy vu vơ chàng bất ngờ quày quả trở lại Hà Nội, đám bạn bặt tăm chàng mấy tháng trời Trương luôn chơi vơi trong niềm riêng của mình, đi từ quyết định này đến quyết định khác, không buồn toan tính, đến đâu thì đến Cùng với cách

Trang 7

sống đó là một hoàn cảnh đầy những phi lí, dở dang, trớ trêu đã đẩy nhân vật vào cuộc phiêu lưu không lường trước kết thúc thế nào Ở Trương là nỗi cô đơn, trống trải, sự mất phương hướng của con người từ bỏ nông thôn nhưng không hòa nhập được với lối sống đô thị Trương từ tỉnh lẻ lên thủ đô ăn học, lâu lâu mới ghé về quê chớp nhoáng, mối liên hệ với bản quán dần bị xao lãng Về quê, Trương bắt đầu được mọi người coi như khách; trở ra thành thị, chàng như kẻ lãng du, không gắn bó với bất cứ nơi nào mình đi qua hay dừng lại Bạn bè thì chàng không thiếu nhưng chẳng mấy ai thân quen, chẳng

có ai thật sự có thể sẻ chia Và bản thân chàng cũng trở nên lạ lẫm với mình: nghĩ một đàng làm một nẻo, khi trò chuyện bỗng bỏ lửng câu, tâm hồn trôi dạt đâu đâu Trương quyết định tàn phá cuộc đời trong ăn chơi hưởng lạc,

bởi "chết thì còn cần gì nữa" Quyết định này phá bung luật lệ đạo đức, cho

phép con người bước vào một hành trình không cần biết bờ bến Chàng bước vào một cuộc chinh phục đầy phiêu lưu

Trương ngẫu nhiên gặp Quang và sau đó gặp Thu trên phố trong đám

tang cậu nàng Trương yêu Thu khi mới nhìn thấy: "muốn yêu thì sẽ yêu" Cuộc tình phiêu lưu ấy hứa hẹn những thái cực "mai đây sẽ đưa đẩy chàng đến những chân trời xa lạ; lạc thú và khốn khổ, đợi và tuyệt vọng, sự cao thượng và lòng ích kỉ, sự bao dung và lòng thù hận" Trương có ý định thụt

két vào một ngày ngẫu nhiên ông chủ không tới lấy tiền Ra tù, chàng ngẫu nhiên đi chung một chuyến tàu với gia đình Thu Những sự ngẫu nhiên đi liền với những hành động, cách ứng xử vô lí của con người Ngay từ lúc nhìn thấy Thu lần đầu, Trương đã bị cuốn hút, linh cảm rằng sẽ yêu nàng "mê man", tuy ý thức được đó là một tình yêu "trắc trở", "vô lí" - vô lí cả từ phía

chàng lẫn phía nàng: "Hay có lẽ Thu cũng yêu chàng tự nhiên, yêu một cách

vô lí như chàng yêu Thu vô lí bấy lâu" Những hành động của chàng dường

như không phải do ý thức điều khiển, mà là do một thế lực ngầm bên trong đưa đường chỉ lối, những chuỗi "vô lí": vô lí viết thư tỏ tình với Thu, vô lí

Trang 8

chơi bời truỵ lạc, vô lí đánh cá ngựa, vô lí thụt két, vô lí mua dao định giết Thu…

Bướm trắng có thể gọi là một tiểu thuyết tâm lý Nó bao gồm những trạng thái tâm lý của các nhân vật trong tác phẩm, bề ngoài có lúc mâu thuẫn nhưng nhìn kỹ lại thì rất là “tính người”

2. Tâm lí nhân vật từ cái nhìn bên trong

Nói đến con người tâm lý tức là nói đến con người với chiều sâu của đời sống nội tâm Quan niệm này thể hiện cái nhìn nhân bản, đồng thời chứng tỏ sự chiếm lĩnh toàn diện, sâu sắc về hiện thực của các nhà văn Có thể nói, nhìn nhận con người dưới góc độ tâm lý là một bước phát triển mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của tiểu thuyết Việt Nam 1940

-1945 Ở Bướm trắng của Nhất Linh, tâm lý con người được thể hiện vô cùng

phong phú, ngày càng phức tạp và được thể hiện như một quá trình, luôn luôn vận động và biến đổi Đó không đơn giản chỉ là những mảnh đoạn, những trạng thái tâm lý mà còn là sự vận động đầy mâu thuẫn trong cả quá trình phức tạp của tình cảm và tư tưởng, vô thức và ý thức, tư duy và tưởng

tượng, Tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh không còn là những

suy nghĩ đơn giản nữa mà nhân vật luôn luôn có những tâm lí đầy biến động,

và thể hiện ở nhiều mặt, nhiều cung bậc với nhiều khía cạnh khác nhau trong

cuộc sống Có thể nói, Bướm trắng lại là một cuộc phiêu lưu của Nhất Linh

trong thế giới bí ẩn của con người

Trong tiểu thuyết của mình Nhất Linh không đi miêu tả đồng loạt nội tâm của tất cả các nhân vật trong tác phẩm mà chỉ xoáy sâu, miêu tả cụ thể và chi tiết nội tâm của nhân vật chính Điều này cho ta thấy được sự khác biệt trong cách miêu tả của Nhất Linh so với những nhà văn trước đó Cách miêu tả này làm cho người đọc dễ thâm nhập vào thế giới bên trong của nhân vật, để

từ đó có một cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn đối với các nhân vật trong tiểu thuyết của ông Ta có thể thấy được từ những suy nghĩ nhỏ nhặt nhất cho

Trang 9

đến những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp của nhân vật Cách vận động tâm lí ở đây là sự vận động bên trong Cái mà đang xảy ra trong tâm hồn không giống những hành động biểu hiện bên ngoài của nhân vật Tâm trạng con người ở đây là cả thế giới đầy biến động

Nhân vật chính trong tiểu thuyết là chàng sinh viên trường luật, tên Trương Trương đang trong giai đoạn học hành tấn tới thì phát hiện ra mình

bị bệnh lao phổi, được bác sĩ tiên đoán sống chỉ được một năm nữa Thế là giấc mộng sự nghiệp được cho là tâm huyết chàng có nguy cơ tan vỡ Từ phút biết mình bị bệnh và cho rằng khó qua khỏi, chàng đã bỏ học Tâm trạng Trương bắt đầu có những biến đổi phức tạp

Khi biết mình bị bệnh, Trương vẫn luôn vui vẻ, yêu đời, hy vọng một ngày mình sẽ khỏi bệnh Chàng vui thích khi thấy bà cụ già bán hàng cho một cậu bé Nhìn lá khô bay, chàng nhớ đến Liên, người yêu của chàng bị bệnh lao ba năm trước Chàng nghĩ đến việc mình mắc bệnh, lại hy vọng

mình nhanh chóng khỏi bệnh Nhưng rồi chàng lại lo lắng: “Thế ngộ mình không khỏi bệnh?” Trong lúc lo âu, Trương gặp Thu, em gái của một người

bạn trên một chuyến xe điện Thu có nhan sắc, dịu dàng và tế nhị đã lôi cuốn Trương trong lúc đang bi quan Về phía Thu, nàng đã từng nghe anh mình là

Mỹ nói về Trương, một sinh viên có triển vọng tương lai và là một chàng trai thanh nhã và thâm trầm Cảm tình của Thu đối với Trương đã làm niềm tự tôn nơi chàng bừng lên Tiếng xét ái tình bất ngờ giáng xuống tâm tư họ Họ tìm đến nhau với cuộc tình e ấp và thơ mộng Trương đến với Thu đơn giản:

“Muốn yêu thì sẽ yêu” Lúc đầu, chàng không nghĩ là yêu Thu nhưng rồi

chợt nhận ra chàng yêu Thu tha thiết Càng yêu Thu, Trương lại càng đau

khổ: “Trương nghĩ lại mới thấy tình chàng yêu Thu không có một lí nhẽ gì sâu xa, một căn bản gì chắc chắn cả Chỉ là một ảo tưởng gây nên bởi một vài sự rủi ro; lần đầu trông thấy Thu là hôm Thu có vẻ đẹp não nùng trong

bộ quần áo tang, giữa lúc chàng đương mắc bệnh lao có nguy cơ đến tính

Trang 10

mạng: Thu lại có vẻ đẹp giống Liên, người mà trước kia chàng đã yêu” Rõ

ràng, Trương đang yêu tha thiết nhưng nghĩ mình chẳng sống được bao, chàng vô cùng đau khổ

Biết là không chống lại được định mệnh, chàng đã buông xuôi tất cả Trong giới hạn thời gian còn sống, Trương tìm cách lắng nghe cuộc sống đang tiếp diễn, khám phá triệt để cuộc sống và gây thêm biến cố, để cuộc sống xao động hơn, để mình nghe tiếng động của đời sống rõ rệt hơn Lúc

này, Trương đang ở tâm trạng bất cần của một người bệnh: “Trương ở vào tình trạng một người không cần gì nữa, chỉ mong xảy đến cho mình một việc, bất cứ việc gì, miễn là khác thường để cho mình quên được sự sống”

Nếu đối với Thu, Trương là giấc mơ hạnh phúc, là nguồn đam mê và nàng sẵn sàng hy sinh cho chàng Thì đối với Trương, Thu là biểu tượng đẹp, thanh cao, là cánh bướm chập chờn trước mắt chàng và chàng theo đuổi bóng hình nó vì nó là lẽ sống mà anh bám vào, cho dù bị ám ảnh bởi cái chết Tâm trạng Trương lại dấy lên những nỗi giày vò dữ dội và biến đổi hết sức phức tạp Có lúc Trương tuyệt vọng, muốn tự tử cho rồi Chàng muốn lôi người yêu vào cái chết, thậm chí muốn giết Thu vì tình yêu thắm thiết của nàng khiến chàng càng đau khổ Trương yêu trong phập phồng lo sợ, không biết lúc nào mình phải rời khỏi cái phao cứu hộ là một nỗi khổ tâm của Trương Ý định giết Thu không thành, chàng càng lao vào chơi bời cho thỏa:

“Trương đã đến thời kì mong cho cái chết chóng đến Chàng đã chán cả sự chơi bời quanh đi quẩn lại cũng chỉ có từng ấy thứ Chàng không thấy mình ham mê một thứ gì cả, nhưng thôi không chơi bời nữa thì chàng không bao giờ nghĩ tới…” Chàng vẫn muốn: “nếm đủ các khoái lạc ở đời, sống cho chán chường để không còn ao ước gì nữa, có thể yên tâm chết không tiếc đời”

Trong Trương có sự giằng co giữa lòng ích kỉ chiếm hữu Thu và lòng vị tha hy sinh cho tình yêu, sao cho xứng đáng với nàng Chàng nghĩ tới chuyện

Ngày đăng: 23/05/2018, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w