Ở tiểu luận này, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu xu hướng: Hướng vào đời sống thế sựu và trở về với cái tôi cá nhân trong sự phát triển của toàn bộ nền thơ sau năm 1975 đến nay, để góp
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiếnchóng Mĩ cứu nước, mở ra một thời kì mới trong lịch sửu dân tộc, đồng thời cũngđưa tới một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam Đã tròn ba mươi năm kể
từ thời điểm lịch sử đó, nền văn học Việt Nam luôn đồng hành và gắn bó với vậnmệnh của dân tộc, đi qua những bước thăng trầm và thực sự đã tao ra những biếnđổi sâu sắc, toàn diện, làm nên diện mạo của một giai đoạn văn học mới Nhữngbiến đổi của nền văn học từ sau 1975 được thể hiện rất rõ ràng trong sự đổi mớicủa các thể loại văn học, trong đó có thơ Việt Nam
Trong nền văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975, thơ là thể loại pháttriển phong phú và có nhiều thành tựu, tập trung khai thác những tình cảm cộngđồng và cảm hứng sử thi của thời đại Từ sau năm 1975, dù không có vị thế nổitrội và vai trò tiên phong trong đời sống văn học như các thể loại văn xuôi, nhưngthơ vẫn rất phong phú, đa dạng, có nhiều tìm tòi cách tân mạnh mẽ, đem đến mộtgiai đoạn mới trong tiến trình thơ Việt Nam
Trong diện mạo rất đa dạng và sự vận động khá phức tạp của thơ giai đoạnnày, cũng có thể và cần phải chỉ ra một số xu hướng ít nhiều nổi rõ, có vai tròđáng kể trong ba mươi năm thơ từ say 1975 Những xu hướng này có thể chỉ nổilên ở một chặng đường nhất định, có thể thu hút hoặc nhiều, hoặc ít nhà thơ vàcông chúng, nhưng đều là những đường nét không thể thiếu để nhận diện đượcdiện mạo của một giai đoạn thơ
Ở tiểu luận này, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu xu hướng: Hướng vào đời sống thế sựu và trở về với cái tôi cá nhân trong sự phát triển của toàn bộ nền thơ
sau năm 1975 đến nay, để góp phần làm rõ thêm về sự đổi mới của thơ Việt Namgiai đoạn này
Trang 2KHUYNH HƯỚNG HƯỚNG VÀO ĐỜI SỐNG THẾ SỰ VÀ TRỞ VỀ
VỚI CÁI TÔI CÁ NHÂN CỦA THƠ SAU 1975
Sự phong phú của một nền thơ có thể được thể hiện ở nhiều phương diệnkhác nhau nhưng trước hết, đó phải là nền thơ cho phép sự tồn tại của nhiềukhuynh hướng nghệ thuật Không chỉ thế, từ phương diện chủ thể sáng tạo, mộttác giả cũng có thể thử sức trên nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau Điềunày không chỉ góp phần tạo nên tính đa dạng của đời sống thơ nói chung mà cònlàm nên tính đa dạng ngay trong bút pháp nghệ thuật của mỗi một cá nhân
Nếu trong các giai đoạn trước, cảm hứng sử thi là cảm hứng chủ đạo trongthơ, thì thơ sau 1975 lại tiếp tục mạch cảm hứng sử thi, nhưng thiên về bi tráng vàgắn với những trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân Mặc dù chiến tranh trôi quachưa lâu nhưng nếu đặt nó trong tương quan với lịch sử mấy nghìn năm của dântộc dễ nhận thấy một thực tế: các nhà văn đã có một độ lùi cần thiết để nhìn vềcuộc chiến bằng cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn Trước đây, hiện thực hiện lêntrong tác phẩm thường là hiện thực “nhìn thấy” thì trong thơ sau 1975, chiến tranhchủ yếu hiện lên trong ký ức Với một khoảng cách thẩm mỹ như thế, chiến tranhkhông chỉ được nhìn từ mặt trước mà còn được nhìn từ phía sau với bao nỗi đautrĩu nặng, bao nhức nhối khó lành Chất giọng xót xa, nỗi buồn được nói nhiềutrong thơ Đáng chú ý là trong khoảng gần ba mươi năm qua xuất hiện hai đợtsóng trường ca Đợt thứ nhất xuất hiện vào những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập
kỷ 80 và đợt thứ hai xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XX Sự xuất hiện củacác tập trường ca cho thấy nhu cầu tổng kết về chiến tranh và lịch sử trong thơ làmột nhu cầu có thật Từ điểm nhìn hiện tại, các nhà thơ phóng chiếu cái nhìn sâu,
xa về lịch sử đất nước – một lịch sử oai hùng nhưng cũng không ít đau thương vàbất hạnh Ý thức nói nhiều hơn về bi kịch khiến cho các tập thơ này không rơi vàogiọng điệu tụng ca dễ dãi mà thể hiện chiều sâu ngẫm ngợi của nhà thơ về thế thái
Trang 3nhân tình trong sự chuyển động không ngừng của lịch sử Bên cạnh những cây bútthành danh ở thể loại trường ca như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu
…là sự xuất hiện của Trần Anh Thái với Đổ bóng xuống mặt trời, Hoàng Trần Cương với Trầm tích… Sự vạm vỡ, tính trường sức của thể loại được gắn kết với
những trải nghiệm cá nhân và những suy tư mang tính khái quát cao đã khiến chothơ ca giai đoạn này có được những khúc ca giàu tính nghệ thuật về số phận đấtnước, nhân dân
Bên cạnh cảm hứng sử thi về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chiến thắng vĩđại của dân tộc, thì nhiều bài thơ, từ khoảng 1980 trở đi đã hướng vào đời sốngthế sự và trở về với cái tôi cá nhân Đây là xu hướng nổi bật nhất trong thơ sau1975
Do đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử và thị hiếu công chúng, văn học sau 1975
có nhiều biến đổi Để đáp ứng yêu cầu của thời đại, các nhà thơ thuộc nhiều thế
hệ đã nổ lực tìm kiếm, thể nghiệm để mở rộng và tăng cường khả năng chiếm lĩnhđời sống sáng tạo nghệ thuật của thơ Những tìm tòi của từng nhà thơ có thể rấtkhác nhau nhưng nhìn trên tổng thể cả nền thơ thì thấy nổi lên khuynh hướnghướng vào đời sống thế sự và trở về với cái tôi cá nhân
Thơ kháng chiến cũng đề cao, phản ánh hiện thực nhưng hiện thực lúc đó làhiện thực cách mạng, đó là hiện thực được lựa chọn có lợi cho chính trị Nay hiệnthực được phản ánh không chỉ ở bề mặt mà ở cả bề sâu, bề sâu, bề xa, ở cả nhữnggóc khuất tối như là nó vốn có, đang có:
Thơ là đau thương thơ là hạnh phúc Tôi đi qua tuổi học trò
Nói năng khuôn phép
Trang 4Thời chống Mỹ, thi sĩ xuất hiện với tư thế đầy tự tin, tư thế của người chiếnthắng
Không có sách chúng tôi làm ra sách Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
dễ dàng với nhân cách và bản lĩnh mỗi người Nhiều bài thơ, từ khoảng 1980 trở
đi, đã không ngần ngại đối diện và phơi bày tình trạng xã hội và trạng thái nhânthế với nhiều mặt trái vốn trước đó thường bị che khuất
Khi đất nước bị quân thù giày xéo, người lính ra đi với một lòng yêu nước,
ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, niềm say mê chiến đấu và một tâm hồn trongsáng, lạc quan thì giờ đây người lính trở về sau mười năm chiến tranh với những
lo toan, với những khát vọng về hạnh phúc và cả những trăn trở lựa chọn về cáchsống Người lính gặp cơn mưa ngoài trời và cả trong căn nhà mái dột lỗ chỗ:
“Chỗ nằm chỉ còn đủ độ dài hai chiếc cột, chiều rộng bằng khuôn chiếc tăng”,
những lỗ thủng ấy cũng là những viên đạn mà hôm nay người lính phải hứng chịu:
Những sợi nắng xuyên qua nhà mình Thành những mũi tên
Thành những viên đạn Băn tiếp vào anh không gì che chắn
Trang 5Phải nhận tất cả, Vẫn anh
( Ngày hòa bình đầu tiên – Phùng Khắc Bắc) Nguyễn Duy khi Nhìn từ xa… Tổ quốc, đau xót và thẳng thắng chỉ ra
những nghịch cảnh của đất nước trong thời kì khủng hoảng trầm trọng sau chiếntranh:
Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày
Tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp Tuổi thơ bay như lá ngã tư đường.
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh
tế xã hội ngày càng nặng nề, thực trạng xã hội bộc lộ nhiều mặt trái, nhiều vấn đề
Trang 6bức xúc Bằng cái nhìn tỉnh táo và ý thức trách nhiệm, thơ đã không né tránhnhững sự thực đau lòng, những bất công ngang trái và cả những trì trệ ngủ yêntrong lối mòn tự mãn Sự tự vấn, tự thú, thức tỉnh trở thành một xu hướng ở nhiềubài thơ, khi nhà thơ đối diện với hiện thực bằng tinh thần nhìn thẳng vào sự thật,nói rõ sự thật, nhất là khi không khí dân chủ đã được mở ra cùng với công cuộcđổi mới Chế Lan Viên xót xa nhìn lại mình và thơ mình ở giai đoạn trước:
Đã lâu tôi không nghe hồn lau gọi nữa
Xa tiếng gió xạc xào
Xa mùi bùn, mùi trâu, rơm rạ…
Chỉ nghe danh vọng ầm ào Vinh quang xí xố
Hoa Lư ở đâu?
Hoa Lau ở đâu?
Ơi vầng trăng theo con nước đầy vơi
Trang 7Trăng say đắm dào trên cỏ ướt Trăng đầu tháng như đời anh chẳng thể nào khác được Trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết
Em đã khóc Nhưng làm sao tới được Bến bờ anh tim dội sóng không cùng
(Hai nửa vầng trăng – Hoàng Hữu)
Tố Hữu, nhà thơ cách mạng từng cất cao tiếng hát hào sảng trong dàn đồng
ca thơ thời chống Mỹ, nay cũng muốn trở về với tiếng nói tâm tình hướng nội, với
sự chiêm nghiệm về thế sự, nhân tình:
Mới bình minh đó đã hoàng hôn Đang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn Đời thường sớm nắng chiều mưa vậy Khuấy động lòng ta biết mấy buồn
(Một tiếng đờn)
Nỗi đau, nỗi lo trước tình trạng tha hóa, nghèo nàn của đời sống con ngườitrong xã hội tiêu dùng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự xaxút về đời sống tâm hồn, thiếu vắng tâm hồn, lãng quên quá khứ cội nguồn, mấtbản sắc dân tộc cũng được phản ánh trong thơ giai đoạn này:
Chả còn ai yêu vầng trăng và hương lúa ngoài đồng Yêu bà Tiên hay đám mây trên lầu Hoàng Hạc
Trang 8Giờ là thế giới của xe cúp, ti-vi, phim màu ngũ sắc Của quyền lực, tuổi tên, đốp chát
Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng! Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc Nhớ một cô gái chèo đò vượt lửa qua sông
(Thời thượng – Chế Lan Viên)
Sự thật là đời sống hôm nay có nhiều lệch chuẩn, xa rời quỹ đạo đạo đứctruyền thống, nhiều nhà thơ tỏ ra hoang mang, lo lắng trước thực tại Các nhà thơhôm nay nhìn rõ bao nhiêu nghịch lý trớ trêu đang được phơi bày như trong thơHữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo:
Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
Có con người sống mà như qua đời
(Đồng dao cho người lớn – Nguyễn Trọng Tạo)
Họ tỏ ra mệt mỏi chán chường trước sự xô bồ phức tạp của cuộc sống đôthị hiện đại Các nhà thơ còn cảm nhận một cách sâu sắc nguy cơ hủy diệt củachính con người:
Nhưng đời tôi phải chăng đã gặp những lọc lừa Nên tôi sợ và tôi nghi ngờ
(Ám ảnh – Nguyễn Quang Thiều)
Có thể thấy, những năm đầu thập kỷ 80, thơ ở giai đoạn chuyển giọng: nhàthơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của cái tôi trướcmột thực tại khắc nghiệt Nếu như trước đây, các nhà thơ dường như e ngại nói vềnỗi buồn thì trong thơ sau 1975, nhiều nhà thơ công khai bày tỏ nỗi buồn Đókhông hẳn là nỗi buồn kiểu Thơ Mới mà là nỗi buồn gắn chặt với một thực tại
Trang 9mới, một cảm quan nghệ thuật mới Có nỗi buồn về thần tượng bị gẫy đổ, ảo
tưởng bị tan vỡ khi nhận ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn Trọng Tạo), có nỗi
buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người chỉ chú ý chuyện tồn tại mà “xadần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và cũng có cả những trắc ẩn về riêng tư,đôi lứa
Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành gam giọng phổ biến Cắt nghĩa về thực
trạng này có thể nhìn từ hai phía: thứ nhất, đó là nỗi buồn xuất phát từ thời thế, sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất an trước thời cuộc; thứ hai, trong nền kinh tế thị
trường, quan hệ người trở nên lỏng lẻo, con người sống trong nhiều mối quan hệhơn nhưng cũng cô đơn hơn Chính vì thế, đối với nhiều nhà thơ, chặng đường
thơ sau 1975 là hành trình tìm lại chính mình, nhà thơ hiện ra như “Người đi tìm mặt” (Hoàng Hưng):
Đêm xuống rồi
Ta lẻn
Đi tìm mặt mình
Đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình đi tìm mặt mình
Cảm hứng trở về với cái tôi cá nhân bắt đầu từ ý thức bi kịch đánh mất cátính, sự ăn năn, xám hối, tự phán xét mình với tinh thần phân tích, mổ xẻ và địnhgiá một cách sòng phẳng Chế Lan Viên trở lại với câu hỏi day dứt: Ta là ai? Cáicâu hỏi mà một thời tưởng chừng như nhà thơ đã rủ bỏ được nó Nhà thơ đã bộc
lộ những phía bị khuất lấp bấy lâu nay của khuôn mặt bên trong của mình:
Anh là tháp Bay-on bốn mặt Giấu đi ba, còn lại đấy là anh
Trang 10Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình
(Tháp Bay-on bốn mặt)
Có người nhìn tháp Bay- on chỉ thấy đó là ngọn tháp, một công trình kiếntrúc nhưng bằng giác quan căng mở với sự cảm nhận vi tế của thi sĩ, Chế LanViên đã thấy ở đó là cả một không gian mang tâm trạng buồn đau, bế tắc Tác giảthấy ở đất nước Chiêm Thành, hình ảnh của những tháp Chàm đổ nát, mỗi mộtmặt lại mang những tâm trạng, cảm xúc khác nhau và nhà thơ thấy mình trong đó.Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại, trái đất nứt làm đôi vết nứt điqua trái tim người nghệ sĩ và khi đến với bạn đọc thì đã dính máu
Không chỉ những nhà thơ lớn tuổi mà ngay cả những nhà thơ trẻ tuổi cũngcảm nhận đang tự đánh mất mình, đó là nhu cầu của thời đại, Nguyễn Thế HoàngLinh viết rằng:
Tôi chưa từng đi tìm lại nên chẳng ai tìm thấy tôi
nó phải trong bóng tối tôi đã hóa điên rồ
Họ cũng đau khổ một thời như thơ của Trương Nam Hương:
Có một thời nỗi đau ta phải giấu Trang báo ta cầm chỉ tìm đọc những niềm vui
Các nhà thơ trẻ hiện nay là những người khác xa với thế hệ đàn anh Họ trẻtuổi và trẻ trung trong trong ý nghĩ, trong quan niệm và sáng tạo nghệ thuật Họ
Trang 11táo bạo và bản lĩnh, thậm chí là liều lĩnh Khát vọng tìm đường của họ vô cùngmãnh liệt vì họ muốn được khẳng định bản ngã của mình Lúc nào trong họ cũngcháy rực ngọn lửa đam mê Tất cả họ đều đánh cuộc với tương lai, dám trèo quanhững bức tường thành kiên cố để làm những điều họ muốn
Nguyễn Hữu Hồng Minh đã có lần khắc họa bức chân dung của mình - mộtnhà thơ trẻ:
Kẻ khai mở những phiêu lưu mạo hiểm
Kẻ tìm kiếm niềm vui không hạn giới Kẻ phản kháng và tìm đến những chân trời Kẻ tìm kiếm một đoạn tuyệt trong thực tại
Kẻ tới hơi sớm tương lai
Cùng với Phùng Khắc Bắc, Nguyễn Vĩnh Tiến, Chế Lan Viên và nhiều nhàthơ khác, Nguyễn Duy cũng là một trong những nhà thơ kiên trì và thủy chungvới định hướng đã chọn, đưa thơ về với cuộc đời giữa muôn cái xô bồ, hỗn tạp,bụi bặm mà vẫn không đánh mất mình:
Đừng chê anh khoái bụi đời Bụi dân sinh ấy bụi đời đấy em Xin nghe anh nói cực nghiêm Linh hồn cát bụi ở miền trong veo
(Cơm bụi ca)
Trang 12Từ ý thức về sự tự đánh mất mình, các nhà thơ thể hiện sự khao khát tìm lạigương mặt chính mình Cho nên, sự trở về với cái tôi là tất yếu sau một thời giandài Cái tôi trong chặng đường đầu đổi mới là cái tôi nhập thế, nghĩa là cái tôithiên về những nhậ thức, suy tư, trải nghiệm Cái tôi như điểm tựa để nhìn về cõinhân sinh đầy rẫy những phức tạp Nó dũng cảm nhìn đời, nhìn mình bằng conmắt tỉnh táo, dám từ chối cái nhìn ve vuốt về mình, thậm chí là cười nhạo mình
Bằng cái nhìn tỉnh táo và ý thức trách nhiệm, thơ đã không né tránh những
sự thật đau lòng, những bất công ngang trái và cả những trì trệ ngủ yên trong lốimòn tự mãn Sự tự vấn, tự thú, thức tỉnh trở thành một xu hướng ở nhiều bài thơ,khi nhà thơ đối diện với hiện thực bằng tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sựthật, nhất là khi không khí dân chủ đã được mở ra cùng với công cuộc đổi mới
Trương Nam Hương “Tạ lỗi cánh đồng”:
Tôi ăn bao hạt mồ hôi
Mà sao thơ chẳng mặn mòi bao nhiêu
Cứ như nước ốc ao bèo Thơ tôi ngại nói cái điều mẹ mong
Cái tôi thiên hướng đầu sâu vào bản thể mình, được thành thật với chínhmình trở thành nhu cầu mong muốn khẩn khiết, nhà thơ Hà Phương khẳng định:
Tôi không thể đứng trong dàn đồng ca Hào hứng, buồn vui trong bàn tay nhạc trưởng
(Tôi không đồng ca)
Hướng vào đời sống thế sự và chiêm nghiệm về nhân sinh, phần lớn cácnhà thơ đều đã mất đi cái cảm giác bình yên mà thay vào đấy là nỗi âu lo, nỗibuồn nhân thế Mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội trong
Trang 13một hoàn cảnh mới đã đổi khác rất nhiều so với thời chiến tranh Khi ý thức cánhân được trỗi dậy mạnh mẽ thì cũng là lúc các quan hệ cộng đồng trở nên lỏng
lẻo, phai nhạt Nguyễn Trọng Tạo không còn che giấu cái tôi bản thể trong Tự họa:
vẽ tôi mực rượu giấy trời nửa say nửa tỉnh nửa cười nửa đau
vẽ tôi thơ viết nửa câu nửa câu ma quỷ đêm sâu gọi về
vẽ tôi mua nắng béo gầy thu đông xuân hạ tháng ngày nhớ quên
Cái tôi xuất hiện trong tư thế một mình, cô đơn, trống vắng chứ không vuimừng, hân hoan như trước kia Bây giờ ý thức mình như một cá thể độc lập khiến
nó tách riêng ra Có thể nói, chưa bao giờ tâm trạng cá nhân, sự buồn bã, cô đơn,
vô vọng được phơi bày một cách công khai và thành thực như thế
Cô đơn dường như thành cảm giác thường trực trong thơ, ngay cả trong thi
đề tình yêu Các nhà thơ nữ như Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Dư ThịHoàn… là những người nhạy cảm hơn cả với khát vọng hạnh phúc bình dị đờithường, với cả những lo âu, cô đơn trên hành trình dài đi kiếm tìm hạnh phúc:
Em lo âu trước xa tắp đời mình Trái tim đập bao điều không thể nói Trái tim đập cồn cào cơn đói
(Xuân Quỳnh)