dư vị ngọt ngào của ca dao, có âm hưởng trầm lắng của thơ Đường, có tiết tấu âm vangcủa những con chữ biết hát ca trò chuyện, của những sắc màu rộn rã kiểu thơ ca Pháp.Thế Lữ thoát lên t
Trang 1NÉT MỚI CỦA NGÔN NGỮ THƠ SAU NĂM 1975
1 Tính chất của ngôn ngữ thơ
“Ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ ca Đó vừa là tiếng nói chân
thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu
kỳ, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn
… tất cả, tất cả chỉ có thể đến được với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ” [361;
2] Ngôn ngữ thơ ca là sự biểu hiện tập trung nhất của tính chính xác và tinh tế, giản dị và
mỹ lệ
Ngôn ngữ thơ phải chính xác và tinh tế Trong một câu thơ, một bài thơ chỉ cần mộtcách nói chưa thật sát, thật đúng, một chữ dùng tùy tiện đã làm giảm đi nhiều cảm xúcthẩm mĩ đối với bài thơ Thơ là tiếng nói của tình cảm, đến với người đọc bằng conđường tình cảm, cho nên ngôn ngữ thơ không thể trần trụi, thô thiển mà phải gợi cảm,hàm súc, nói ít gợi nhiều Điều đó đòi hỏi nhà thơ phải có sự tìm tòi công phu, cân nhắc
kĩ lưỡng, chọn lọc, sáng tạo Nói như tác giả Maiacôpxki:
“Nhà thơ trả chữ
với giá cắt cổ Như khai thác
chất hiếm rađium Lấy một gam
phải mất hàng năm lao lực Lấy một chữ
phải mất hàng tấn quặng ngôn từ”
và một chữ ấy “phải làm cho đau đớn – Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài” (Raxun
Gamzatốp) Ngôn ngữ của cuộc đời thường là một loại quặng còn lẫn tạp chất, nhà thơlàm công việc của người tinh luyện loại bỏ những chất thừa thải để đúc kết lại thành mộtthứ kim loại hoàn hảo hơn, đủ sức lóng lánh phản chiếu tâm hồn
Trang 2Ngôn ngữ thơ cần có sự giản dị và mỹ lệ Sự giản dị và mỹ lệ của ngôn ngữ thơ xuấtphát từ đòi hỏi của cuộc sống và từ yêu cầu của nghệ thuật Cuộc sống đòi hỏi thơ phảibén rễ vào đấy để mà lớn lên vì rằng thơ nếu thiếu cuộc sống thì thơ sẽ không thành, cuộcsống nếu thiếu thơ thì cuộc sống sẽ mất đi thi vị Còn nghệ thuật thì không chấp nhậnnhững điều tầm thường, giả dối nên ngôn ngữ thơ phải đạt đến mức trong sáng, đồng thờicòn phải có khả năng gợi cảm, gợi tả, gợi lên cho người nghe, người đọc những liêntưởng và để lại trong lòng người đọc dấu ấn đậm đà Mặt khác, nói đến tính mỹ lệ là nóiđến mức độ cao nhất của sự sáng tạo không thể thay thế được, không thể làm khác đi,không thể nói khác hơn nữa Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết:
“Hôm nay … đã bao lần dừng chân trên phố quen
Ngã nón đứng chào xe tang qua phố
Ai mất mẹ? Sao lòng anh hoảng sợ
Ngày tháng kia bao lâu nữa của mình?”
(Mẹ)
Vẫn đề tài quen thuộc, vẫn những từ ngữ giản dị nhưng qua cách kết hợp diễn đạtcủa Đỗ Trung Quân, đoạn thơ đạt được sự mỹ lệ không chỉ vì ngôn ngữ thơ mà cả về nộidung ý nghĩa
Nhà thơ là người giữ gìn và phát huy vốn tài sản quý của Tiếng Việt Vấn đề ngônngữ trong thơ ca của từng tác giả phụ thuộc vào phong cách sáng tạo của từng nhà thơ vàthời đại mà thơ ra đời Tìm hiểu phong cách của một tác giả không thể nào bỏ qua ngônngữ được tác giả sử dụng trong tác phẩm Tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của một giaiđoạn văn học thì ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng
Nếu thiếu thi sĩ thì quặng ngôn ngữ của cuộc đời sẽ thiếu đi người gạn lọc Nếuthiếu quặng ngôn ngữ cuộc đời thì thi sĩ không thể làm thơ May mắn thay thi sĩ vẫn luôn
có cho muôn người và quặng chữ của cuộc đời thì vẫn muôn đời dành tặng cho thi sĩ.Thứ kim loại được tinh luyện trên từng giai đoạn của thơ ca Việt Nam lấp lánh ánh sángriêng và rất đặc trưng
2 Một vài đặc điểm của ngôn ngữ thơ Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 1900 đến 1975
Trang 3… Những chữ cổ đượm màu xưa ấy thích hợp để gợi lên một nỗi buồn đau tê tái:
“Chăn gối cùng nhau những ấm êm
Bỗng làm ngọc nát bỗng châu chìm
Đầm đìa giọt thảm khăn nồng thắm
Lạnh lẽo đêm khuya giấc mộng tim…”
(Khóc Linh Phượng – Đông Hồ)
Chữ Hán, chữ Nôm vẫn được dùng làm phương tiện sáng tác, song chữ quốc ngữngày càng chiếm ưu thế Sự phổ biến của chữ quốc ngữ vào những năm đầu thế kỉ đã đặtnền tảng cần thiết cho việc xuất hiện những điểm mới trong ngôn ngữ văn học viết nóichung và trong thơ ca nói riêng Việc đưa lời ăn tiếng nói của đời sống phong phú vàotrong thơ ngày càng trở nên rộng rãi Từ thơ của Phan Bội Châu cho đến thơ của Tản Đànhững từ ngữ mộc mạc, dân dã đã được dùng một cách tự nhiên, chân thực và đằm thắm:
“Vẫn là túng thiếu lại nghê ngưu
Tiền đã không trơn rượu cứ vò!”
(Uống rượu dưới trăng – Phan Bội Châu)
“Quái lạ làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu”
(Tương tư – Tản Đà)
Các thể loại quen thuộc như lục bát, song thất lục bát, thất ngôn Đường luật vẫnthịnh hành nhưng từ ngữ bớt phần uyên bác, câu chữ sáng rõ, dễ hiểu, dần thoát khỏiniêm luật gò bó Lớp từ Hán Việt vẫn được sử dụng bên cạnh lớp từ thuần Việt nhưng lớp
từ thuần Việt dần phát triển mạnh và phát huy hiệu quả nghệ thuật Đối với những bài thơ
Trang 4được các nhà Nho dùng làm vũ khí hữu hiệu cho cuộc đấu tranh cách mạng thì từ ngữcàng dễ hiểu, chan chứa tình cảm đồng bào, cháy bỗng nhiệt tình cách mạng:
“Thưa các cô các cậu lại các anh
Đời đã mới người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Xúm vai vào xốc vác cựu giang san”
(Bài ca chúc Tết thanh niên – Phan Bội Châu)
Cấu trúc câu thơ được mở rộng, vượt ra khỏi niêm luật chặt chẽ của thơ ca truyềnthống, tiêu biểu là thơ của Tản Đà – nhà thơ của sự “phá cách vứt điệu luật”:
“Ôi trời! Ôi đất! Ôi là Tết!
Tháng cận năm cùng, gạo cũng hết”
(Than Tết - Tản Đà)
Hình ảnh trong thơ giai đoạn 1900 – 1930 gần với cuộc đời thực Đó là vẻ đẹp củaquê hương xứ sở trong thơ Tản Đà, là cảnh gánh nước đêm, cảnh anh khóa đi, anh khóa
về trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải,…
Như vậy, “từ những bài thơ chữ Hán đầy rẫy những cảnh tuyết, mai, thông, cúc,
những điển tích lặp đi lặp lại với niêm niêm, luật luật đến thơ quốc ngữ giản dị, dễ hiểu
“có tính cách An Nam” là một bước ngoặt có tính cách mạng”
2.2 Giai đoạn 1930 – 1945
Phong trào Thơ Mới được xem như dấu son đậm trên bước chuyển vào thời kỳ pháttriển mới của thơ ca Việt Nam hiện đại Đánh giá thành tựu của Thơ Mới, tác giả Vũ
Tuấn Anh viết: “Thơ Mới đã đóng vai trò to lớn, có thể nói là “dứt điểm” trong việc nâng
quốc ngữ đạt đến trình độ ngôn ngữ nghệ thuật thi ca Thơ Mới đã làm được một công việc to lớn: chuyển toàn bộ tinh hoa của thơ dân tộc và ngôn ngữ dân tộc cập bến hiện đại” [268; 6].
Các nhà Thơ Mới với ý thức cá nhân và sức mạnh của tiếng nói nội tâm đã tìm đếnnhững câu chữ thích hợp để diễn tả đúng những rung động tinh tế của tâm hồn một cáchsinh động nhất Tiếng Việt vốn đã phong phú, giờ đi vào thơ càng phong phú hơn Tiếpthêm ảnh hưởng của văn hóa, văn học Pháp làm ngôn ngữ thơ thêm đa dạng Nó có cái
Trang 5dư vị ngọt ngào của ca dao, có âm hưởng trầm lắng của thơ Đường, có tiết tấu âm vangcủa những con chữ biết hát ca trò chuyện, của những sắc màu rộn rã kiểu thơ ca Pháp.Thế Lữ thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư mơ màng, Xuân Diệu say sưa trong trườngtình,… bởi thế các nhà thơ ấy cần một ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, nhạc điệu, lôicuốn say mê Thi sĩ thời ấy không chỉ miêu tả bằng thị giác, bằng thính giác mà còn bằngtâm hồn, bằng tâm trạng, do đó những từ biểu cảm, những tính từ, định ngữ,… xuất hiệnrất nhiều trong thơ:
“Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
“Rơi rơi dìu dịu rơi rơi
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ”
(Buồn đêm mưa – Huy Cận)
Từ vốn từ ngữ của đời sống được các nhà thơ kết hợp sử dụng trở nên mới lạ và cókhi rất táo bạo:
“Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng
Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi”
(Say trăng – Hàn Mạc Tử)
Hệ thống từ ngữ mới mẻ, ấn tượng và giàu sức gợi đã diễn tả đúng những sắc tháicủa cảm xúc lãng mạn ở các nhà thơ, cảm xúc của tình yêu đợi chờ rồi thất vọng, cảmxúc mãnh liệt đắm say cuộc đời rồi cũng mau chóng rơi vào cô đơn, chán chường, tuyệtvọng
Những hình ảnh tượng trưng trong Thơ Mới khác với hình ảnh ước lệ trong “thơcũ” Nó là sự sáng tạo của thi nhân đương thời Đó là hình ảnh con nai vàng ngơ ngáctrong thơ Lưu Trọng Lư, là chiếc đảo hồn tôi bốn bề rợn ngợp trong thơ Xuân Diệu,…Bên cạnh việc tạo dựng hình ảnh, Thơ Mới còn sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ nhâncách hóa, so sánh, ẩn dụ,… Các tác giả rất chú trọng đến việc lựa chọn từ, kết hợp cácthanh điệu để tạo hiệu quả nghệ thuật cao nhất cho thơ Những dòng thơ Thâm Tâm viếtvới thanh trắc vút cao sau những thanh bằng đã để lại dư ba trong lòng người đọc:
Trang 6“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sau đầy hoàng hôn trong mắt trong”
(Tống biệt hành)
Bên cạnh những thi nhân đi tìm từ ngữ và cách diễn đạt mới cho thơ thì một số nhàthơ vẫn sử dụng ngôn ngữ dân dã Phải kể đến Nguyễn Bính – nhà thơ “chân quê”, tiếpđến là Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Nhược Pháp,… Những nhà thơ ấy
đã tạo nên một âm hưởng riêng cho thi đàn Thơ Mới Ngôn ngữ thơ ở những sáng tác của
họ giản dị, đậm đà màu sắc dân gian, dân tộc bởi hình ảnh của giậu mồng tơi, con bướmtrắng, cảnh chợ Tết, cảnh trẩy hội chùa Hương, đưa lòng người từ cõi tiên mơ mộng trở
về với gió nội hương đồng
Ngôn ngữ Thơ Mới lãng mạn rất gợi cảm, giàu hình ảnh Tuy nhiên, do đặc trưngcủa nội dung Thơ Mới nên ngôn ngữ thơ chưa phải là tiếng nói khỏe khoắn sinh động củaquần chúng mà mới chỉ là tiếng nói chải chuốt, thơ mộng, văn hoa, ít thể hiện về vấn đề
xã hội của các nhà thơ lãng mạn xa rời đời sống hiện thực Chỉ có bộ phận Thơ Mới Cáchmạng trong giai đoạn này với những tác giả tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Tố Hữu,… thìngôn ngữ thơ ca mới giàu sinh lực biểu hiện và mang đầy đủ chất khỏe khoắn và giàu cócủa tiếng nói đời sống Điều này được tiếp tục thể hiện và phát triến ở các giai đoạn sau
2.3 Giai đoạn 1945-1954
Thời kỳ đầu, thơ kháng chiến còn ảnh hưởng ngôn ngữ thơ cũ, còn sử dụng ngôn
ngữ bác học như bụi trường chinh, áo hào hoa, kinh thành, biên cương, thây rơi,…nhưng
trên cơ sở kế thừa và tiến xa hơn, ngôn ngữ thơ kháng chiến gần gũi với tất cả mọi ngườidân Việt Nam Thơ kháng chiến đã dần gạt bỏ được sự cầu kỳ, kiểu cách để tìm đến vàtiếp nhận được sự phong phú của ngôn ngữ trong đời sống, với cuộc chiến đấu của nhândân ta Chính điều đó đã tạo cho thơ có khả năng tác động mạnh mẽ hơn đối với tình
cảm, nhận thức của người đọc Những bài thơ như Nhớ- Hồng Nguyên, Bài Ca vỡ Hoàng Trung Thông, Viếng Bạn- Hoàng Lộc,…đã phần nào thể hiện được điều đó.
Trang 7đất-Khi thơ ca thực sự là tiếng nói và vũ khí tinh thần của quần chúng cách mạng, gắn
bó chặt chẽ với hiện thực đấu tranh của xã hội thì ngôn ngữ thơ giàu sức biểu hiện, sứckhỏe khoắn và giàu có của tiếng nói đời sống Đặc biệt ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu
truyền thống hơn như trong các tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ, Việt
Bắc-Tố Hữu, Đất nước- Nguyễn Đình Thi, Thăm lúa- Trần Hữu Thung,…
Ngôn ngữ thơ kháng chiến có những biến đổi mạnh mẽ so với ngôn ngữ thơ trướccách mạng tháng Tám Ngôn ngữ thơ giai đoạn này gắn với hiện thực xã hội bấy giờ và
sự chín chắn trưởng thành của nhiều nhà thơ Đặc biệt cái tôi trữ tình trong thơ khángchiến vừa giãi bày tâm tư tình cảm, vừa gắn bó giữa cái tôi và cái ta chung nên ngôn ngữ
đậm lối xưng hô có tính chất cái chung to lớn như chúng tôi, chúng ta, ta, anh,… mà
cũng rất đổi giản dị, thân thương, quen thuộc
Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni Dân chúng cầm tay lắc lắc…
(Nhớ- Hồng Nguyên)
Chúng ta đoàn áo vải Sống cuộc đời rừng núi bấy nay…
(Bài ca vỡ đất- Hoàng Trung Thông)
Áo anh rách vai Quần tôi có nhiều mảnh vá Miệng cười buốt giá
Chân không giày…
(Đồng Chí- Chính Hữu)
Có thể bắt gặp khá phổ biến trong thơ với những từ ngữ thể hiện cách nói mang tínhkhẩu ngữ, sử dụng nhiều từ địa phương gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày Điều đókhông làm mất đi tính hàm súc mà làm cho thơ trở nên giản dị, trong sáng hơn
Đồng chí nứ vui vui Đồng chí nứ dạy tôi dăm tối chữ Đồng chí mô nhớ nữa
Kể chuyện Bình Trị thiên
Trang 8Cho bầy tôi nghe ví
(Nhớ- Hồng Nguyên) Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu (Bầm ơi- Tố Hữu)
Bên cạnh đó, địa danh được sử dụng rộng rãi trong thơ Chưa bao giờ mật độ địadanh xuất hiện nhiều như thế Bởi địa danh nó không chỉ còn là nơi quen thuộc gắn bó
mà còn chất chứa những vẻ đẹp, niềm vui, nỗi đau hay kỷ niệm của mỗi người Điều này
có thể thấy qua một số tác giả tiêu biểu như Trần Mai Ninh, Tố Hữu, Xuân Diệu, QuangDũng,…
2.4 Giai đoạn 1955- 1975
Ngôn ngữ thơ thời kì 1955 - 1975 xuất phát từ ngôn ngữ đời sống xây dựng chủnghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ của dân tộc Do đó thơ thời kỳ này ngôn ngữ thểhiện đậm đà tính thời sự và tính chiến đấu Cho nên, trong thơ xuất hiện một hệ thống từngữ mới mà ở thơ ca trước đó không có hoặc ít thể hiện Như những lớp từ ngữ sinh hoạt,lĩnh vực chính trị, quân sự,…thể hiện nhiều trong thơ
“ Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây.”
(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây- Phạm Tiến Duật)
“Như hôm nay giữa công trường đỏ bụi Những đoàn xe vận tải nối nhau đi.”
(Bài ca xuân 1961- Tố Hữu)
“Ba lô nằm đợi hành quân
Lá ngụy trang vẫn cài trên mũ.”
(Ngủ rừng theo đội hình đánh giặc- Nguyễn Đức Mậu)
“Cuộc đời trải mút mắt ta Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường Những người sốt rét đương cơn
Dấu chân bấm xuống đường trơn có nhòe?”
Trang 9(Dấu chân qua trảng cỏ- Thanh Thảo)
Trong nhiều tác phẩm thơ, việc sử dụng phong phú, đa dạng ngôn ngữ đã tạo nên sựgợi cảm, gợi lên sự liên tưởng rất cao của ngôn ngữ thơ thời kì này Chính điều đó tạonên sức rung động mạnh mẽ đến tình cảm và nhận thức mỗi người Có thể nói, các nhàthơ ở những mức độ khác nhau đều có sự cố gắng lựa chọn, sử dụng một cách sáng tạongôn ngữ thơ để góp phần tăng thêm hiệu quả nghệ thuật, tạo cho thơ mình có được vẻđẹp riêng và sức hấp dẫn sâu bền đối với người đọc
“Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt.”
(Ngọn đèn đứng gác - Chính Hữu)
“Tối: tắc kè ném lưỡi vào đêm.”
(Nhật k í- Hoàng Nhuận Cầm)
“Bước dài như gió lay thành chuyển non.”
(Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu)
“Khoảng trời lửa khói nhìn qua vai đồng đội Rơi xuống dần theo những giọt mồ hôi.”
(Bầu trời trên đỉnh dốc - Hoàng Nhuận Cầm)
Có thể thấy rằng, ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt trong thơ ca Đó vừa là tiếng nóichân thật của đời sống tình cảm vừa là tiếng nói hiện thực cuộc sống Việc chọn lọc ngôn
từ sao cho súc tích, cô đọng đi đôi với việc khám phá ra từ mới là công việc quan trọngtrong sáng tạo nghệ thuật Việc vận dụng từ mới và sử dụng từ một cách sáng tạo mà thơ
ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975 thể hiện đã góp phần tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn, tạonên một trong những nét riêng trong sự hiện đại hóa văn học Việt Nam
3 Sự biến đổi ngôn ngữ thơ sau năm 1975
Khi phong trào Thơ Mới nở rộ, “nàng thơ” khoác lên mình những “bộ cánh” kiêu
sa, lộng lẫy Đến Cách mạng tháng Tám 1945 và đi vào hai cuộc kháng chiến, thơ đẹp
màu áo lính Rồi từ năm 1975 trở đi, hòa bình, “nàng thơ” trở về với cuộc sống bình
thường với lo toan, tính toán, khó khăn và cả những lam lũ Sau năm 1975, những thế hệnhà thơ đã trưởng thành từ các giai đoạn trước vẫn lặng lẽ và bền bĩ trong tìm tòi và sángtạo, bên cạnh là một lớp nhà thơ trẻ nhiệt tình và hăng say trong học tập và thể hiện Tất
Trang 10cả cùng dấn mình hòa nhập vào cuộc sống thường nhật của những cá thể bé nhỏ trongcộng đồng Thời đại mới mang đến cho nhà thơ nhiều cái mới và cũng yêu cầu ngườinghệ sĩ phải có cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới Ngôn ngữ thơ từ đó có
sự đổi mới
3.1 Ngôn ngữ đậm chất đời thường và cảm xúc đời thường
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói rằng: “Làm thơ mộng mơ là kiểu làm thơ của thời
xa xưa, thời mà người ta thiếu thốn quá, nên nghĩ tới một chén rượu ngon, một miếng ăn ngon; ở cõi trần tục này gian khổ quá, người ta nghĩ đến một thế giới huyền ảo Thơ bây giờ tồn tại trong hiện thực, cũng như thơ ngày càng gần với ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ văn xuôi chứ không tách ra giữa ngôn ngữ đời thường với ngôn ngữ thơ làm hai thế giới khác Chuyện đó là của thời qua rồi” Sau năm 1975, đất nước hòa bình, cuộc sống
mới đặt ra nhiều vấn đề thiết thực Để nói, để viết cho hết, cho đúng cái thực tại ấy, cácnhà thơ cần đến tiếng nói của đời thường Đó cũng là lí do để các tác giả có ý thức đưangôn ngữ đời thường vào thơ
Trước hết là cách nói dân gian được nhiều nhà thơ sử dụng khiến cho thơ vừa dễnhập vào người đọc, vừa có khả năng tạo nên tiếng cười trong thơ Tiêu biểu cho cách nói
này là nhà thơ Nguyễn Duy Thơ Nguyễn Duy có những “kiểu “xẩm ngọng” và giọng
điệu “bụi bậm” đã khiến cho thơ trở nên “tếu táo” hơn và cũng gần gũi với người đọc hơn” [385; 5] Lời nói thông tục được tác giả đưa vào lục bát:
“Ối giời ơi … nõn nà sao
Bàn chân lóng ngóng đặt vào nơi đâu
Trắng tinh - trắng toát - trắng phau
Ngó qua thấy đẹp ngắm lâu rợn người.”
(Trắng … và trắng…)
Những từ láy trong thơ Nguyễn Duy cũng đặc biệt: “Đàn kêu tinh tỉnh tình tinh”,
“Đàn kêu tang tảng tàng tang” (Xẩm ngọng),… Những từ láy ba, láy tư được dùng theo
kiểu riêng của Nguyễn Duy như một điểm nhấn của ngôn ngữ đời thường trong thơ saunăm 1975 Cách thời đại Nguyễn Duy gần một thế kỉ, có một nhà thơ cũng đưa từ láy ba,láy tư vào thơ:
Trang 11“Quyên đã gọi hè quang quác quác
Gà rừng gáy sáng tẻ tè te.”
(Nguyễn Khuyến)
Nhưng ở thời đại của Nguyễn Khuyến những từ ngữ ấy được xem như một bước độtphá để vượt lên tính khuôn mẫu, quy phạm của thể luật đường Còn cách dùng từ theokiểu của Nguyễn Duy nói riêng và của nhiều nhà thơ khác nói chung là góp phần chứngminh thêm tính đa dạng, phong phú và khả năng phát huy của lời ăn tiếng nói nhân dân.Ngôn ngữ thơ giai đoạn này hướng đến sự giản dị, không cầu kỳ kiểu cách, với một hệthống từ ngữ có sắc thái đời thường, gần gũi với cuộc sống con người:
…….Buồn không mang comlê không đợi chờ ai Mắt là hổ phách
Đẹp dữ tợn.
………
( Buồn- Nguyễn Bình Phương)
Nhiều từ ngữ, hình ảnh được sử dụng trong thơ sau năm 1975 mang đậm tính thờiđại Các tác giả đưa vào thơ những hình ảnh, từ ngữ mà ở trong đời sống nó được xemnhư là dấu hiệu của một xã hội mới – xã hội hiện đại hóa Thơ Phùng Khắc Bắc có hình
ảnh một đôi trai gái đèo nhau bằng “xe Điamang”, với “quần Zin”, “áo PHÔNG sáng
lòa”; mặt cô bé đẹp hơn “cô MINH TINH”,… Chế Lan Viên ghi nhận thế giới bấy giờ là
thế giới của “xe cúp, tivi, phim màu ngũ sắc”, “của quyền lực, tuổi tên, đốp chát”,… Còn trong thơ Tố Hữu, tác giả nhắc đến “Giống bò Hà Lan, Thụy Sĩ - Trại mới xây hiện đại
nhất thời” “Hãng roi-tơ – Bánh mỳ mít tơ”,… và còn nhiều nhà thơ với nhiều những hình
ảnh, từ ngữ như thế Có thể với những người thích đọc những câu thơ nõn nà, óng ả thìnhững từ, những ngữ, những hình ấy được xem là thô, là không êm tai nhưng với nhữngđộc giả bắt nhịp được với sự vận động của thơ ca thì nó giúp người đọc nhận ra thời đạiqua dấu hiệu của từ ngữ và hình ảnh Cũng nhờ những dấu hiệu trong thơ mà người đọcthơ Tú Xương sáng tác cách đấy hơn thế kỉ đã phần nào hiểu được sự xâm thực của thựcdân Pháp vào mọi mặt của đời sống Đó là những câu thơ Đường cũng 7 chữ đấy nhưng