Tiến thêm một bước nửa, Nguyễn Văn Huyền trong bài nghiên cứu giới thiệu “Tú Xương tác phẩm và giai thoại” đã đi vào nghiên cứu phong cách cá nhân Tú Xương ở nhiều phương diện: phương ph
Trang 1PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ TRÀO PHÚNG
TÚ XƯƠNG
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành cử nhân Ngữ Văn K35 (Niên khóa 2009 - 2012)
Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ
Cần Thơ, tháng 11, năm 2012
Trang 23.3 Khái niệm phong cách ngôn ngữ
3.4 Khái niệm thơ trào phúng
3.4.2 Khái niệm thơ
3.4.3 Khái niệm trào phúng
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ TRÀO PHÚNG
TÚ XƯƠNG
2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp Tú Xương
2.1.1 Cuộc đời Tú Xương gắn liền khoa cử và quê hương Nam Định
2.2.2 Tú Xương - nhà thơ lớn của dân tộc
2.2 Các yếu tố góp phần hình thành phong cách ngôn ngữ thơ trào phúng Tú Xương
2.2.1 Hoàn cảnh xã hội
2.2.2 Đặc điểm bản thân tác giả
2.3 Đặc điểm phong cách ngôn ngữ thơ trào phúng
2.3.1 Ngữ âm
2.2.2 Từ ngữ
2.2.3 Cú pháp
Trang 3Luân văn tốt nghiêp
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TÚ XƯƠNG
3.1 Thơ trào phúng Tú Xương - “một cong trình nghê thuật chặt chẽ”
3.2 Thể hiện tính thời sự nóng hổi của thời đại
3.2.1 Sự bất minh trong thi cử
3.2.2 Sự bất ổn trong gia đình
3.3 Tú Xương: “bậc thần thơ, thánh chữ”
3.3.1 Ngôn ngữ phong phú, gợi tả
3.3.2 Ngôn ngữ đầy sáng tạo
PHẦN TỔNG KẾT
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thơ không chỉ nên ca ngợi tình yêu say đắm, vẻ đẹp mĩ miều của người thiếu nữ, nổi nhớ da diết về một thời đãqua hay ca ngợi người nông dân cần cù siêng năng, ca ngợi mùa màng bội thu Mà tích cực hơn, đắc lực hơn, thơcần nói những sự lo toan, bực dọc trước thời cuộc nữa như có ai đó đã nói - cái tư thế của người trong cuộc nhìnthẳng vào cái thế sự chưa thể coi là đã hoàn thiện và vẫn đang cần hoàn thiện ở nhân cách, ở quan hệ giữa nhữngcon người trong cùng một cộng đồng Bởi vì xây dựng con người, làm cho tâm hồn và phẩm cách của nó tốt hơnđẹp hơn, cao hơn - là một nhiệm vụ còn cao hơn cả việc tạo ra những câu thơ trau chuốt, mỹ lệ Tôi chắc ngườiđọc thơ, người nghe thơ ở ta hiện nay đang muốn thấy rõ cái tư thế, cái thái độ đó ở thơ, ở nhà thơ Nếu nhưNguyễn Du, Tố Hữu, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, đã tạo nên những vầng thơ ngọtngào, lay động hàng triệu con tim thì nhắc đến mảng thơ trào phúng, chúng ta cũng có thể kể ngay đến NguyễnKhuyến, Tú Xương, Cả hai nhà thơ đều sống trong thời vận mạt của đất nước, nhưng trên đường công danh, nếunhư Nguyễn Khuyến ba lần được giải nguyên để lại tiếng thơm đời đời, thì cũng chính khoa cử đã đeo đẳng bướcchân Tú Xương trong hơn hai phần ba cuộc đời mình Cuộc đời nhà thơ Tú Xương tuy ngắn ngủi, ông mãi mãi ra
đi ở tuổi 37, nhưng những vần “thơ sống” của ông mãi còn ở lại với người đời sau Nhìn vào thơ Tú Xương, ta có
thể sống lại một cách thấm thía, sâu xa xã hội thuộc địa phong kiến, sống lại với tâm trạng Tú Xương trước sựxoay chuyển của thời cuộc, của con người
Tú Xương là nhà thơ điển hình của giai đoạn giao thời từ chế độ quân chủ phong kiến tới chế độ thực dânnửa phong kiến, giai đoạn đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Ông đồng thời cũng là sản phẩm bất thành củachế độ khoa cử, vì thế trước bi kịch của xã hội và sự thất vọng cá nhân thành một tiếng cười, thành một chuỗicười dài Chính đặc điểm này, thơ Tú Xương dường như nghiêng về tiếng cười trào phúng, ít khi có những sángtác trữ tình
Trang 5Luân văn tốt nghiêp
Tú Xương là một nhà thơ lớn, ông đã đóng góp tiếng thơ mình vào tiếng
nói dân tộc Vì thế tôi muốn thông qua đề tài Phong cách ngôn ngữ thơ trào phúng
Tú Xương có thể hiểu rõ hơn về phong cách ngôn ngữ của Tú Xương đồng thời làm
vốn kiến thức quý giá cho công tác sau này
2 Lịch sử của vấn đề
Trong bài “Tú Xương, nhà thơ lớn của dân tộc"- Nguyễn Đình Chú, có trích dẫn Nguyễn Tuân biểu dương Tú Xương là “một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam”
đã chứng minh ngôn ngữ thơ của Tú Xương là lấy từ cuộc sống bình thường, trần trụi, từ khẩu ngữ dân gian Ngoài ra Nguyễn Đình Chú còn viết: “ Tú Xương là một vị tư lệnh có tài năng lớn trong việc điều khiển đội quân ngôn từ” [22, 220].
Nguyễn Tuân được xem là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ cũng đã khennhững kinh nghiệm sáng tác, bởi nó là một phần của tiếng nói dân tộc: Tú Xương
“Cũng vẫn lấy từ lấy chữ ra mà cười bằng từ bằng chữ, nhưng cái cười của Tú Xương đã đi dần vào chỗ tinh vi của ngôn ngữ” [22, 51] Như vậy Nguyễn Tuân đã
góp phần định hình, nhận diện phong cách thơ Tú Xương thông qua cá tính TúXương trong sự ý thức về vai trò được biểu hiện trong việc tổ chức ngôn ngữ thơ
Tú Xương với tư cách là một tác giả có nhiều đóng góp về mặt ngôn ngữ
Tiến thêm một bước nửa, Nguyễn Văn Huyền trong bài nghiên cứu giới
thiệu “Tú Xương tác phẩm và giai thoại” đã đi vào nghiên cứu phong cách cá nhân
Tú Xương ở nhiều phương diện: phương pháp sáng tác của Tú Xương dựa trên thực
tế sáng tác của Tú Xương đó là “thơ không cần gấm hoa, son phấn, thơ đến thẳng
với cuộc đời với tất cả cái sần sùi của nó” [24, 341] Thực chất là ông muốn khẳng
định tài năng của Tú Xương trong việc tổ chức ngôn ngữ sáng tác thơ trào phúngmột cách điêu luyện
Trong bài “Tú Xương với những phóng sự bằng thơ” của Trần Thị Trâm có viết: “Ngôn ngữ của Tú Xương là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thi ca, ngôn ngữ thời
đại và ngôn ngữ dân gian” [22, 432] Tác giả đã khẳng định sự kết hợp nhuần
nhuyễn của các loại ngôn ngữ trong thơ Tú Xương, điều đó giúp cho nhà thơ thoátkhỏi những khuôn khổ, ước lệ xưa đồng thời tạo nên nhiều cái mới làm nên một
phong cách, một cá tính riêng ”Tú Xương là nhà thơ lớn đã tiếp thu được truyền
Trang 6Luân văn tốt nghiêp
6
thống tốt đẹp của nền thi ca hiên thực trào phúng của dân tộc Ông đã góp phần nâng cao nó lên hơn nữa để sử dụng nó trong việc phục vụ cuộc đấu tranh chống phong kiến thối nát, chống sự câu kết giữa phong kiến với chủ nghĩa tư bản thực dân, chống chế độ thực dân và những hậu quả của nó” [17, 85] là nhận xét thấu đáo của Ngô Văn Phú về giá trị hiện thực trong thơ văn Tú Xương.
Trong bài Kết cấu trữ tình và trào phúng trong thơ Tú Xương, Nguyễn Lộc
khẳng định tài năng của Tú Xương đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kết cấu trong
thơ trào phúng, nhờ ông khéo sử dụng ngôn ngữ dân tộc Ngoài ra “Nói đến ngôn
ngữ trào phúng, cũng cần chú ý lối kết hợp từ đột ngột, ngộ nghĩnh, rất độc đáo và
có khả năng tạo ra tiếng cười trong thơ Tú Xương” Qua bài này, Nguyễn Lộc góp
phần chứng minh và khẳng định tài năng nghệ thuật và sức ảnh hưởng của Tú VịXuyên rõ rệt với đời sau [24, 391]
Tác giả Đỗ Đức Hiểu với bài viết ” Thơ văn Tú Xương" khái quát: ”Thơ văn Tú Xương phản ánh cái bộ mặt xấu xa của thời đại, đồng thời cũng phản ánh tâm sự của những người thất thế trước sự sa đoạ của xã hội mới” [24, 111]
Như vậy, các tác giả không chỉ ra một cách rõ ràng, cụ thể yếu tố dân giantrong nội dung thơ Tú Xương nhưng qua hệ thống đề tài, qua cách nhìn, cách đánhgiá của Tú Xương đối với từng nhân vật và sự kiện có thể nhận thấy rằng nội dungthơ ông có yếu tố dân gian khá đậm
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu, phê bình của một số tác giảkhác về thơ Tú Xương: Quyển thơ văn Nguyễn Khuyến - Trần Tế Xương của LêTrí Viễn, quyển Trần Tế Xương do Hồ Sĩ Hiệp, Lâm Quế Phong biên soạn cáccông trình này đã làm nổi bật những đóng góp lớn lao của nhà thơ Tú Xương trong
tiến trình phát triển thơ ca của dân tộc: “ Tú Xương là nhà thơ có vị trí rõ nét trong
sự biết ơn của chúng ta, nhất là những người cầm bút Tú Xương là một kho kinh nghiêm sáng tác cho ta học Nó còn là phần hương hỏa trong gia tài tiếng nói Việt Nam Thơ Tú Xương còn có một tác dụng lâu dài” [3, 71].
Bài " Nghê thuật thơ Tú Xương ” của Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ tìm hiểu ngôn ngữ thơ Tú Xương và đưa ra nhận xét: "Ngôn ngữ trong thơ văn Tú Xương được vân dụng một cách tài tình ít có; một thành ngữ thông thường, một tiếng nói hàng ngày dưới ngòi bút của nhà thơ trở nên có một sức sống hết sức
Trang 7Luân văn tốt nghiêp
sinh động, kì diêu.” [24, 116] Hơn nửa tác giả còn phân tích sự khéo léo của Tú
Xương trong cách đưa thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào thơ Cùng với lối nói lái vàchơi chữ đã giúp cho thơ Tú Xương mang sức công kích, phê phán mạnh mẽ sâucay Thơ Tú Xương có sức sống lâu bền, vượt thời gian phải chăng nguyên nhân là
ở chỗ ông đă bám sát nguồn gốc văn học dân gian, biết tiếp thu và phát huy truyềnthống thơ ca của dân tộc?
Tóm lại tình hình nghiên cứu văn học về Tú Xương hiện nay rất phong phú
nhưng rất hiếm những bài viết về cả “Phong cách ngôn ngữ thơ trào phúng Tú
Xương” có tính chất như một chuyên luận Tuy nhiên những công trình trên là
những tài liệu quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện Luận Văn Mặc dùtình hình nghiên cứu về Tú Xương còn hướng về những vấn đề khác nhau nhưngnhìn chung, giới nghiên cứu thống nhất công nhận rằng thơ Tú Xương là một hiệntượng văn học độc đáo của nước ta trong thời kì từ xã hội phong kiến chuyển sangchế độ thuộc địa của thực dân Pháp trong buổi đầu có mang theo yếu tố tiền TưBản Chủ Nghĩa Nói cách khác thơ Tú Xương có thể coi là một hiện tượng đổi mớicủa thơ ca trung đại Vì Tú Xương là một nhà thơ lớn và có nhiều độc đáo như thế,
lại thêm vấn đề “Phong cách ngôn ngữ thơ trào phúng Tú Xương” chưa có nhiều
công trình nghiên cứu chuyên sâu nên thực hiện đề tài này, chúng tôi không thamvọng giải quyết hết tất cả những vấn đề đặt ra mà chỉ hi vọng góp phần tìm hiểu
“Phong cách ngôn ngữ thơ Tú Xương” về một số phương diện qua đó góp thêm
một cách nhìn, cách đánh giá về tài năng của nhà thơ Tú Xương Chúng tôi mong
đề tài này sẽ thu hút được nhiều người quan tâm và nhất là những ai đã và đangnghiên cứu về Tú Xương
3 Mục đích chọn đề tài
Với đề tài “Phong cách ngôn ngữ thơ trào phúng Tú Xương" người viết xác
định những mục đích và yêu cầu sau:
Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của giới nghiên cứu, người viết cố gắngtrình bày vấn đề một cách có hệ thống đầy đủ và đưa ra những biện giải, kết luận
Cụ thể người viết sẽ giới thuyết khái niệm về phong cách ngôn ngữ trào phúngtrong thơ Tú Xương, đồng thời qua đó sẽ đi sâu phân tích thơ, phân tích dẫn chứnglàm rõ sự tiếp nối và phá cách của truyền thống trào phúng của văn học dân tộc,
Trang 8Luân văn tốt nghiêp
8
chứng minh cho được những đặc điểm và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ thơtrào phúng của văn học trung đại nói chung và của thơ Trần Tế Xương nói riêng
Từ đó, rút ra cái nhìn tổng thể về một nét lớn trong phong cách ngôn ngữ của thơ
Tú Xương Mặc dù đây là đề tài rộng, nhưng nó lại giúp cho chúng tôi có được hiểubiết hơn, sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Tú Xương qua đó thấy được tàinăng của nhà thơ
Tìm hiểu về nhà thơ Tú Xương giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về phongcách ngôn ngữ Tú Xương trong mảng thơ trào phúng, làm nền tảng cho công tácgiảng dạy và nghiên cứu sau này Vì thế chúng tôi chọn đề tài Phong cách ngônngữ thơ trào phúng Tú Xương để nghiên cứu
4 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát về “Phong cách ngôn
ngữ thơ trào phúng Tú Xương” Do thơ Tú Xương được ghi chép và truyền miệng
lại nên có nhiều dị bản Vì thế chúng tôi dựa vào hai quyển “ Tú Xương thơ và đời của Lữ Huy Nguyên (2011) và quyển “Thơ văn Trần Tế Xương” (1984) - Nguyễn
Đình Chú, Lê Mai
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các tài liệu sau:
“Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm” - Vũ Văn Sỹ, Đinh Minh Hằng,
Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu (2007), NXB Giáo Dục
“Tú Xương con người và tác phẩm” Ngô Văn Phú biên soạn(1998) - NXB Hội Nhà Văn.
Cấu trúc Luận Văn gồm ba chương:
- Chương một: Những vấn đề chung
- Chương hai: Đặc điểm Phong cách ngôn ngữ thơ Tú Xương
- Chương ba: Đặc trưng Phong cách ngôn ngữ thơ Tú Xương
5 Phương pháp nghiên cứu
Với đặc trưng đề tài Phong cách ngôn ngữ thơ trào phúng Tú Xương, luận
văn cần có những phương pháp thích hợp trong quá trình nghiên cứu để có thể đảmbảo những yêu cầu mà đề tài đặt ra Khi thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụngmột số phương pháp sau:
Trang 9Luân văn tốt nghiêp
Trước hết, chúng tôi tập hợp các tác phẩm của Tú Xương, khảo sát và phânloại thơ văn Tú Xương để tạo nền tảng cho việc triển khai đề tài
Phương pháp chủ yếu là phân tích thơ Tú Xương theo những đặc điểm vàđặc trưng của Phong cách ngôn ngữ văn chương, mà cụ thể là thơ trào phúng, đồngthời dẫn chứng thơ văn Tú Xương chứng minh cho vấn đề khi cần thiết để tạo sứcthuyết phục hơn cho những lí lẽ vừa phân tích
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, đốichiếu Tú Xương với các nhà văn khác để thấy được sự kế thừa, tiếp thu và sáng tạohoặc những nét vượt trội trên phương diện phong cách ngôn ngữ của thơ văn TúXương, trích ra thêm một số thuật ngữ chuyên ngành để tạo tiền đề lí luận cho đềtài, nhằm giúp luận cứ của luận văn vững chắc hơn
Trang 10Luận văn tồt
nghiệp
1 0
PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm phong cách ngôn ngữ
Định nghĩa về phong cách là một vấn đề không đơn giản Có nhiều nhà nghiêncứu đã rút ra nhiều cách hiểu khác nhau, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất vềkhái niệm này như sau: Trước tiên hiểu phong cách là yếu tố đặc biệt riêng của mỗingười Phong cách luôn gắn liền với tài năng, sức mạnh nên đây cũng là khát vọng màmọi người đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật luôn muốn vươntới Điều này không phải ai cũng làm được, chỉ dành cho những người có tài năng biếttrau dồi năng lực của mình Trong lĩnh vực sáng tác văn học phong cách bao gồm hai mặtlà: nội dung và hình thức Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cũng nhưtồn tại lâu dài của tác phẩm văn học Hay ta cũng có thể hiểu phong cách trong sáng tácvăn học là nét riêng, nét độc đáo làm nên sự khác biệt giữa các tác giả Vì vậy, mọi yếuđược xét thuộc về dấu ấn phong cách phải là một yếu tố bền vững, ổn định và nó được lặplại một cách thường xuyên trong sáng tác của tác giả
Một số nhà nghiên cứu quan niệm về phong cách trong sự nhấn mạnh các yếu tố ngôn ngữ, tiêu biểu như ý kiến của Xocolop, Trierin: “Phong cách là sự thồng nhất các yếu tố tổng thể nghệ thuật, là sự thể hiện có quy luật tất cả các phương tiện biểu cảm cần thiết để giải quyết nội dung nghệ thuật bằng ngôn ngữ của họ, ” Ngoài ra phong cách còn có những đặc điểm sau: “Phong cách có sự thể hiện cụ thể, trực tiếp: những đặc điểm phong cách dường như hiện diện ở bề mặt tác phẩm, như là một sự thồng nhất hiển thị và cảm giác được của tất cả các yếu tồ chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suồt kiến trúc tác phẩm, khiến tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng điệu và màu sắc thồng nhất rõ rệt” [11, 411].
Tóm lại, phong cách là nét riêng biệt của mỗi người, trong cuộc sống mỗi ngườiđều có một phong cách riêng Phong cách đó thể hiện qua cách ăn mặc, lời nói, hànhđộng Trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật, nghệ sĩ cũng thể hiện phong cách riêng biệt ởcách viết, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu vào sáng tác Phong cách của mỗi nhà thơđược xuất phát từ tâm hồn của họ, thể hiện quan niệm, cách nhìn của người nghệ sĩ trướccuộc sống Phong cách ấy cho dù qua thời gian vẫn không thay đổi mà nhất quán vớinhau Khi chúng ta tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật có thể cảm nhận hơi hướng của
Trang 11Luân văn tốt nghiêp
tác giả qua tác phẩm ấy Có khi ta cảm nhận phong cách ngôn ngữ ở tác giả này mộtphong cách chính trị, triết lý thì cũng có khi ta cảm nhận một phong cách ngông nghênh,ngang tàng hay mạnh mẽ của một tác giả nào đó Các tác giả đều có một phong cáchriêng nhưng họ đều đi đến mục đích cuối cùng là truyền đạt đến người đọc những thôngđiệp, tâm tư, tình cảm của chính mình
1.1 Khái niệm về thơ trào phúng
1.1.1 Khái niệm thơ
Từ xa xưa các nhà thơ, các nhà nghiên cứu văn học đã đưa ra vô số những địnhnghĩa về thơ, và chắc rằng trong tương lai nó còn được tiếp tục định nghĩa Thú vị hơnnửa, mỗi người, mỗi thời đều có những quan niệm riêng về thơ mà không có một địnhnghĩa thống nhất
Platon - một nhà triết học cổ đại Hy Lạp thì cho rằng “thơ là thần hứng”, nhưng thơ lại là “ngọn lửa thần” trong tâm tưởng của Đecgiavin, thậm chí thơ còn được ví như
một cơn điên loạn thần thánh, Nhưng với chúng ta thơ gần gũi biết bao! Thơ là tiếngnói từ trong tâm hồn, từ những rung động từ chân thật trong cuộc sống hằng ngày Đấy làthứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, từ sự quan sát tinh tế của tác giả trở thành đa nghĩa, đúng
như quan niệm của người xưa: Thơ là thể hiện của “ý tại ngôn ngoại”, thơ không chỉ
diễn tả chân thật mà còn phải gợi nên ý ở ngoài lời
Trong Từ điển văn học thơ là: “ hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điêu ,, [8, 685].
Có thể nói ở thời nào cũng vậy, văn học là nghệ thuật ngôn từ Bất kỳ một tácphẩm nào cũng lấy ngôn ngữ làm chất liệu trực tiếp và cơ bản Văn học từ khi ra đời vàphát triển nó đã trở thành mảnh đất sống của ngôn ngữ và càng ngày càng xích lại gầnnhau, bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau phát triển Từ ngôn ngữ văn học toàn dân, nhàvăn, nhà thơ sử dụng chọn lọc ngôn ngữ một cách sáng tạo và mang dấu ấn riêng của cánhân gọi là ngôn ngữ nghệ thuật
Đặc điểm ngữ nghĩa câu thơ được cảm nhận trực tiếp qua ý nghĩa câu chữ củavăn bản thơ Mặt khác, nó còn được hiểu, được thẩm thấu qua hình thức nghệ thuật củavăn bản thơ bởi vì trong văn học hình thức nghệ thuật luôn luôn là hình thức mang tínhquan niệm tư tưởng tình cảm của mình Nói một cách khác, nội dung ngữ nghĩa câu thơ
Trang 12Luân văn tốt nghiêp
1 2
chính là tư tưởng, tình cảm, lập trường quan niệm của mỗi nhà văn, nhà thơ thể hiện quasáng tác của mình
Tính nhạc điệu là đặc điểm chung của ngôn ngữ văn chương nói riêng ngôn ngữnói chung Tuy nhiên trong ngôn ngữ thơ thì đặc điểm này lại trở nên cơ bản, không thểthiếu được Tính nhạc điệu trong thơ được tạo nên bởi âm hưởng gắn liền với hình ảnh vàcảm xúc; do việc sử dụng, phối hợp âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ phù hợp với nội dung tưtưởng tình cảm được biểu đạt Trong thơ tính nhạc điệu thể hiện trên ba mặt: cân đối,trầm bổng, trùng điệp Nếu ngôn ngữ văn xuôi thường mang tính khách quan thì ngônngữ thơ mang rõ dấu ấn của những cảm xúc chủ quan Nếu thiếu điều này thì không còn
là thơ nửa, bởi lẽ tính chủ quan chi phối mạnh mẽ đến cảm hứng sáng tác của tác giả hơn
là các thể loại văn học khác
Tính hội họa trong thơ, hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản cóthể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên mộtthế giới nhỏ bé Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy có thể động vàonhững vật thể, ngửi thấy mùi vị, thấy sự chuyển động của vật thể, thấy màu sắc, Người
xưa thường hay nói “Thi trung hữu nhạc”, nay trong thơ cũng cần có “Thi trung hữu
họa” nâng quá trình làm thơ lên thành một nghệ thuật sắp xếp dưới một hình thức có ý
thức, có chủ định để tạo nên âm thanh cũng như hình ảnh tạo nên liên tưởng sống độngnhư hiện lên trước mắt người nghe, người đọc Người ta còn gọi đây là tính tạo hình vàtạo âm thanh trong thơ, để giúp thơ trở thành một thế giới trong thơ
Nói tóm lại thơ là loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súctích, nhiều ý cô đọng, tuân theo các quy luật các quy luật nhất định Thơ thường dùngnhư một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước bất kỳ hiệntượng xảy ra trong cuộc sống
1.2.2 Khái niệm thơ trào phúng
Từ điển Văn Học định nghĩa trào phúng là “Một loại đặc biệt của sáng tác văn
học đồng thời là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [9,
1124] Trong lĩnh vực văn học trào phúng gắn liền với phạm trù mỹ học, cái hài với cáicung bậc hài hước, châm biếm đó là khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học gây nên tiếng
Trang 13Luân văn tốt nghiêp
cười Những cung bậc của tiếng cười từ hài hước đến mỉa mai châm biếm, đả kích, đượctạo nên bằng thủ pháp gây cười như phóng đại khoa trương, được vận dụng một cáchphổ biến trong tác phẩm trào phúng
Trào phúng là một khái niệm rất phức tạp về mặt lý thuyết, khái niệm này rất khóđịnh nghĩa, đã có hàng trăm định nghĩa về cái hài (Arittôp, Cantơlipxơ ) tuy nhiên mỗiđịnh nghĩa có hạn chế bởi tính phiến diện của nó
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nhất trào phúng là nghệ thuật gây ratiếng cười Thơ trào phúng là thơ chủ yếu dùng nhiều nghệ thuật khác nhau mang ý nghĩaphản ánh xã hội để gây ra tiếng cười trào phúng, tiếng cười hài hước đây là tiếng cườimỉa mai, châm biếm sâu cay Lấy tiếng cười làm phương tiện để biểu hiện một đối tượng
và mục đích nhất định
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ
TRÀO PHÚNG TÚ XƯƠNG
2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp Tú Xương
2.1.1 Cuộc đời Tú Xương gắn liền khoa cử và quê hương Nam
Định
Trần Tế Xương sinh ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ, đời Tự Đức, triều Nguyễn,huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc thành phố Nam Định) Ông tên là Trần DuyUyên tự Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, tên chữ là Kế Xương, Cao
Xương sau đổi là Tế Xương Thân sinh của ông là Trần Duy Nhuận vốn là nhà Nho, saunày có chuyển sang buôn bán
Có người cho Tú Xương thuở nhỏ học kép Thi Thành, nhưng theo nhà vănNguyễn Công Hoan, thì thầy học chữ Hán thuở nhỏ của Tú Xương là cụ tú Trần Mục, tứcTrần Chấn Thái Sau cụ Nhuận mời cụ Mền Đông (ba khoa Tú Tài) về ngồi dạy con họcngay tại nhà Cụ Mền Đông dạy Trần Tế Xương cho đến năm Giáp Thân Năm ấy thihương, Trần Tế Xương thi không đỗ Hai khoa thi sau, Tú Xương vẫn học cụ Mền nhưngcác khoa Mậu Tý, Tân Mão (1888,1891) cũng đều không đỗ
Khoa thi năm Giáp Ngọ 1894, Tú Xương vào đến tứ trường, nhưng không đỗ cửnhân, chỉ đỗ Tú Tài, từ đó ông thôi không học cụ Mền nửa Từ ngày thi đỗ Tú Tài, Trần
Tú Xương thường tập văn ở trường tỉnh do quan đốc học là Nguyễn Như người Tả ThanhOai chủ trì Các khoa thi sau, khoa Đinh Dậu (1897), Canh Tý (1900), Quý Mão (1903),
Trang 14Luân văn tốt nghiêp
1 4
Bính Ngọ (1906) ông đều hỏng Thế rồi Tú Xương mất vào đầu năm sau Tức là TúXương thi chết thôi, thi cho đến chết mới thôi
Tóm lại, trong cuộc đời 37 năm ngắn ngủi, Tú Xương thi liền tám khoa, với ông,
có lẽ khoa cử là con đường duy nhất để tiến thân, nên ông vừa tham gia hăng hái, lại vừamỉa mai lại khoa cử Điều này đã tạo nên sắc thái tự trào đặc biệt chỉ có ở Tú Xương mộtphong cách ngôn ngữ đặc biệt mà không thể tìm thấy ở một tác giả nào khác
Ông là nhà thơ điển hình của giai đoạn giao thời từ chế độ quân chủ phong kiếntới chế độ thực dân nửa phong kiến, có thể khẳng định rằng ông là sản phẩm bất thànhcủa chế độ khoa cử đương thời Hầu hết các bài thơ của Tú Xương đều liên quan đếnkhoa cử, những cảnh tượng trái khuấy của trường thi:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra.
(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu)
Cái mâu thuẫn của bốn câu thơ này là sự đối ngẫu những hình ảnh tả trong hai câu thực
và câu luận Một đằng cố giữ vẻ uy nghi, mẫu mực nhưng trong sự
xuất hiện của những người “mẫu nghi thiên hạ” đã nói lên cái nhục vong quốc Đã không
thể tránh được cảnh Tây dự lễ xướng danh thì người biết nghĩ cũng nên bớt cái giọng
“âm ọe” của mình đi.
Trong bức tranh xã hội của Tú Xương còn có những nho sĩ đi thi, những ôngNghè, ông Cống; có hình ảnh của trường thi, của một nền nho học đang xuống dốc trầmtrọng Thời Tú Xương không còn tìm thấy hình ảnh uy nghi, trang trọng của một trườngthi chữ Hán xưa kia nữa mà nó đang lùi dần trước uy thế của kẻ thù
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu!
(Giễu người thi đỗ)
Tú Xương tả thực những cảnh đối chọi nhau chan chát: cái váy đối với cái lọng,cái đít vịt của mụ đầm đối với cái đầu rồng của ông cử Như vậy thật là tuyệt xảo, hai từ
“ngoi ” và “ngỏng" đối nhau thật thú vị vô cùng và cũng thật đau xót làm sao Hình ảnh
“váy lê quét đất" chốn quan trường lúc bấy giờ, khi có hình ảnh bà đầm xuất hiện đã làm
Trang 15Luân văn tốt nghiêp
mất hết tính chất uy nghiêm của trường thi Không những thế, cảnh tượng bi hài ấy, trong
hình ảnh “ông cử”, “sĩ tử” ấy có cả nhà thơ trong “đàn hỏng đứng mà trông” Chế giễu đám “ông cử”, “sĩ tử" cũng chính là Tú Xương tự giễu cợt sự bất lực, kém cỏi của chính
Trên bảng năm mươi thầy cử đội Bốn
kỳ mười bảy cái ưu thông
(Đi thi nói ngông)
Tú Xương thay mặt cho những người “học tài thi phận” ấy mà than rằng:
Nghe văn mà gớm cho ông mãi Cờ biển vua ban cũng lạ đời
(Ông Tiến sĩ mới)
Nhà thơ đã vạch ra mâu thuẫn trong thi cử lúc bấy giờ Những người dốt nát cóthể đậu đến tiến sĩ, còn những người có thực tài thì không được vinh danh, không được
triều đình trọng dụng Tú Xương nói đó là sự “lạ đời ” nhưng thực chất nó không phải là
điều gì mới lạ, khó hiểu Bởi hơn ai hết, Tú Xương biết rõ mình đang sống trong thờibuổi lố lăng, thời kì thi cử đã trở thành món hàng mua bán, đổi chác Khác với thời trước,thời này đi thi không lấy tài học làm tiêu chuẩn chính, nên dù cho sĩ tử đó thực chất làmột kẻ bất tài thì vẫn có cơ hội vinh quy:
Người ta thi chữ ông thi phúc Dù dở dù hay ông cũng vào
(Thi phúc)
Việc tổ chức thi đã trở thành một “hình thức” từ lúc thi khảo hạch ở địa phương:
Thánh cắt ông vào chủ việc thi, Đêm ngày coi sóc chốn trường quy.
Chẳng hay gian dối vì đâu vậy?
Bá ngọ thằng ông biết chữ gì!
(Chế ông huyện Đ.)
Trang 16Luân văn tốt nghiêp
1 6
Còn với những khoa thi chính thức, việc chọn người chấm thi cũng chẳng thểhiện được sự đầu tư, nghiêm túc của trường thi:
Sơ khảo khoa này bác cử Nhu, Thực là vừa dốt lại vừa ngu!
Văn chương nào phải là đơn thuốc, Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu!
(Bác cử Nhu)
Chính vì trường thi dốt như thế đồng thời việc tổ chức thi cũng xảy ra những việc
tư vị, nể nang, gian dối nên kết quả nhất định trái ngược tự nhiên: người giỏi bị gạt rangoài,còn những kẻ bất tài vô dụng thì thi đỗ, mà lại đỗ cao nửa!
Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa:
Tuân khoe văn hoạt, Nghị văn già Khoa này đỗ rặt phường hay chữ,
Trang 17Sử đề theo sách quan Ngô Giáp Toán pháp thêm bài hội Trí tri
(Bảo nhau đi thi)
Ông còn chế giễu những người kéo nhau đi thi ở những trường lớp mới mở củathực dân:
Nghe nói khoa này sắp đổi thi Các thầy đồ
cổ đỗ mau đi!
(Đổi thi)
Ông phản ánh thực trạng nho học suy đồi bằng tiếng thở dài áo não:
Đạo học ngày nay đã chán rồi Mười người
đi học chín người thôi Cô hàng bán sách lim dim ngủ Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
(Đạo học)
Rồi nhà thơ trở nên tiêu cực:
Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thể có ra gì
(Buồn thi hỏng)
Đọc thơ Tú Xương, ta thấy nổi bậc lên hình ảnh quê hương Nam Định, ngườiNam Định, sự Nam Định, nói chung là những điều thực tế của Nam Định Trong đờisống hằng ngày, không rõ Tú Xương đã ngao du tới những đâu, nhưng ở thơ Tú Xươngchỉ thấy rặt một màu Nam Định Lọt vào kính ngắm thường xuyên của ông là đủ loại
Trang 18Luân văn tốt nghiêp
1 8
nhân vật, từ quan chức đến sư sãi, từ ông tú ông cử, cho đến đám học trò đang mài đũngquần trong các lớp bình văn, rồi cô ký, me tây, rồi thầy thông, thầy phán
Tri phủ Xuân Trường được mấy niên Nhờ trời hạt ấy được bình yên Chữ y chữ chiểu không phê đến Ông chỉ quen phê một chữ tiền
(Bỡn Tri phủ Xuân Trường)
Hay có một người đàn bà sống cùng phố với Tú Xương, vốn làm nghề trưng thầu
xe tay, đã có chồng nhưng lại đi làm lẽ một thầy ký trong sở cảnh sát cho dễ dàng trongviệc thuế má Chẳng may, cô đoản mệnh ngay ngày mồng hai Tết:
Cô Ký sao mà đã chết ngay?
Ô hay, Giời chẳng nể ông Tây!
(Mùng hai tết viếng cô Ký)
Cái bối cảnh xã hội nhố nhăng tủi nhục ấy đã lọt vào tầm cảm hứng của TúXương, một người sinh và sống ở phố phường Nam Định Xã hội Nam Định cuối thế kỷmười chín đầu thế kỷ hai mươi hiện lên, cụ thể, chi tiết là hiện từ thơ Tú Xương Và chỉtrong thơ Tú Xương nó mới phong phú, sinh động đủ cho hôm nay ta đọc mà còn nhưđược chung khóc cười với tác giả Thơ Tú Xương thành một bảo tàng nhan nhản nhữnghiện vật thời cuộc của riêng Nam Định và cũng là của chung điển hình cho cả nước trongcái thời bi phẫn đó Đạo lý băng hoại, đồng tiền lên ngôi, chất người xuống giá Tú
Xương ngửa mặt kêu trời cho cái mảnh đất Phố phường tiếp giáp với bờ sông:
Có đất nào như đất ấy không?
Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng Keo cú người đâu như cứt sắt Tham lam miệng thở những hơi đồng.
(Đất Vị Hoàng)
Trong hiện thực buổi giao thời, xã hội thành Nam có quá nhiều sự biến đổi, cáinhố nhăng, bát nháo xâm nhập trong khi những giá trị văn hóa truyền thống đang phainhạt dần Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, lối sống tư sản du nhập vào nước ta và dầntrở thành một trào lưu xen kẻ với lối sống truyền thống đã tạo nên một xã hội Âu - Á nhố
Trang 19Luân văn tốt nghiêp
nhăng xô bồ Trong thơ Tú Xương cái cảm hứng về những điều tốt lành, lương thiện cũngnhư cái đẹp ít được ông hướng đến, bởi xã hội hiện tại đã bày ra quá nhiều cái xấu, cái lốlăng mà một nhà thơ như ông không thể không lên tiếng Mặt trái của xã hội thực dân nửaphong kiến ở thành Nam được Tú Xương phát họa qua vài nét nhỏ nhưng thể hiện rõ ràng
sự tiếp nhận lối sống phương Tây mà không chọn lọc, làm nảy sinh những cái lố lăng, lốbịch mà thậm chí ngay chính họ cũng không ý thức được hành vi của mình:
Cũng võng cũng dù Cũng hèo cũng quất Ăn, cậu cũng thời Ngủ, bà cũng giấc Tháng rét quạt lông Mùa hè bít tất
(Kể lai lịch)
Đó là sự pha trộn giữa Đông và Tây, mà đối với vùng đất này, với những con
người nơi đây, đó là một sự kệch cỡm không thể chấp nhận được Nhưng cái “mốt” đó
vẫn được chuộng và vô tình làm nên màn hài kịch giữa đời thường
Hơn ai hết, Tú Xương phản ánh thực tế xã hội Lấy hình tượng từ trong chính cái
xã hội lố lăng, rác rưỡi một cách trực diện, sinh động chứ không nói tránh hay nói quanh
co úp mở Khi nói đến những nhân vật “tai to, mặt bự”, có không ít người chọn cách nói
bóng gió chung chung, nhẹ nhàng như Nguyễn Khuyến Đó là những tên sâu mọt hại dân,
bất tài, thất đức, những “quan phụ mẫu” không có chút thực tài, không chút phẩm hạnh
chỉ là bọn nhờ van xin, đút lót để ngồi được vào cái ghế trên, rồi nghênh mặt lên vớingười đời:
Có tiền việc ấy là xong nhỉ Đời trước làm quan cũng thế a!
(Kiều bán mình)
Nhưng trái lại đối với Tú Xương, ông gọi thẳng đích danh và chức vụ rõ ràng:
Tri phủ Xuân Tường được mấy niên Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên Chữ “y” chữ
“chiểu” không phê đến Ông chỉ quen phê một chữ tiền.
(Bỡn tri phủ Xuân Trường)
Trang 20Luân văn tốt nghiêp
2 0
Đó là bản chất của một tên đứng đầu phủ, còn tên tri huyện cũng cùng “một
lứa”:
Thánh cắt ông vào việc thi, Đêm ngày coi sóc chốn trường quy Chẳng hay gian dối vì đâu vậy?
Bá ngọ thằng ônfgvg biết chữ gì
(Chế ông huyện Đ.)
Tú Xương có hai bài thơ nói đến ông cử Nhu, một kẻ tầm thường nhưng lại cóthể đổ cử nhân, làm huấn đạo và chủ khảo trường thi Trong vai trò hết sức quan trọngcủa vị chủ khảo, thì Tú Xương lột mặt nạ hắn, và chỉ rõ bản chất dốt nát của hắn:
Sơ khảo khoa này bác cử Nhu Thực là vừa dốt lại vừa ngu.
Văn chương nào phải là đơn thuốc, Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu.
(Bác cử Nhu)
Ông cử Nhu cũng chính là ông cử Ba, vì ông ta là con thứ ba trong gia đình Nếunhư bài thơ thứ nhất, Tú Xương vạch trần sự dốt nát của một vị cử nhân, thì bài thơ thứhai ông chỉ rõ cái trái lẽ tự nhiên rằng ba ba cũng có thể vượt vũ môn mà hóa rồng đồngthời nhà thơ cũng giễu cái độc của ông Ba Ông cử này mà cắn vào được thì rất khó ông
Trang 21(Ông cử Ba)
Nhìn chung, thơ Tú Xương đưa vào cả những con người thật, có tên và chức vị rõràng Tất cả những nhân vật ấy có một điểm chung là tham lam, cờ bạc, ham mê tửu sắc,bất tài, Trong bức tranh sinh động đó, hiện lên những gương mặt kệch cỡm, đê hèn từ
mụ Tuần Quang, mụ Bố Cao lẳng lơ mà đóng vai đức hạnh, đến Âm kỉ, đô Mĩ, chú tiểuPhù Long với thói trăng hoa, nào cụ Thượng Cao, quan cử Nhu, tri phủ Xuân Trường, cửThăng, Huấn Mỹ, tú Tây Hồ, ấm Điềm, ấm Mốc, đó là những nhân vật có thật và cótiếng tăm ở thành Nam trong bối cảnh một thành phố bị đô thị hóa dưới quyền cai trị củathực dân Pháp Vì thế, bức tranh quê hương Tú Xương không yên tĩnh, không gắn với
những kỉ niệm êm đềm mà ồn ào, bát nháo với dáng vẻ hài hước của những “sản phẩm”
buổi giao thời
2.1.1 Tú Xương - nhà thơ lớn của dân tộc
Nhà văn Nga X Seedrin đã từng nói rằng: “Văn học nằm ngoài những định luật
của băng hoại Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết ” Quả đúng như vậy, thơ văn Tú
Xương là một trường hợp tiêu biểu Đã 105 năm trôi qua kể từ ngày nhà thơ tạ thế, nhưngthơ ông vẫn bước qua những thách thức của thời gian, đến và tìm được sự đồng cảm củađộc giả đương đại Nói đến tài làm thơ của Tú Xương, nhiều người đã chú ý đến sự kếthợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình Nhưng từ trước đến nay, hễ nóitới Tú Xương thì người ta vẫn liên tưởng ngay đến cây bút trào phúng tài năng Điều nàythì không khó hiểu, bởi lẽ trong khoảng 200 bài thơ được xem là sáng tác củaTú Xươngthì đại bộ phận là thơ trào phúng, tuy rất ít bài thơ trữ tình nhưng bài nào cũng đủ độchín Với Tú Xương, vẫn chưa chắc chắn có bài thơ chữ Hán nào, chỉ thấy thơ Nôm viếtbằng các thể loại cổ điển: thơ luật Đường: thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, phú, văn tế, câu đối,hát nói, lục bát Ở thể loại nào Tú Xương cũng tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy
Với Tú Xương, còn là hiện tượng hiếm trong lịch sử tác gia Việt Nam: Tú Xương
có "môn Phái”, ”môn đê” Tên của ông là Trần Tế Xương Có lúc đổi thành Trần Cao Xương Nhưng đây là chữ xương với nghĩa ”thịnh vượng" Giống như sách xưa có chữ
Trang 22Luân văn tốt nghiêp
2 2
"Đức giả xương" có nghĩa là người có đức, thịnh vậy “Xương” không phải là xương theo
nghĩa xương thịt Nhưng người đời sau, mấy vị chuyên làm thơ trào phúng đã cố tình
“hiểu sai”, gắn cho cái nghĩa xương thịt, để rồi tự nguyện suy tôn Tú Xương lên bậc tổ
sư, còn mình là môn đệ Và như thế là lịch sử văn học Việt Nam ở thế kỷ 20 bỗng nhiên
có một "môn phái" gồm Tú Xương, rồi Tú Mỡ, Tú Sụn, Cử Nạc và thêm "chiphái": Tú
Poanh, Đồ Phồn
Nói đến nhà thơ lớn của dân tộc - Tú Xương thì phải kể đến tài sử dụng ngônngữ Ngôn ngữ trong thơ Tú Xương giản dị mà giàu hình ảnh, chính xác mà vẫn linh hoạtnhạy bén Ngôn ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ giản dị của nhân dân, vận dụng ngôn ngữ củathành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong thơ của mình một cách linh hoạt, tự nhiên
Một yếu tố rất quan trọng làm nên cốt cách của một nhà thơ lớn đó là cái tâm củanhà nhân đạo chủ nghĩa, yêu nước thương nòi Một người suốt đời lo lắng, đấu tranh đểbảo vệ nhân phẩm, bảo vệ những giá trị truyền thống về tinh thần, văn hóa và đạo đức củadân tộc Tinh thần yêu nước của Tú Xương thể hiện rất phong phú với rất nhiều trạng tháicảm xúc Nhưng đáng chú ý nhất ở Tú Xương tuyệt nhiên không còn tâm trạng chờ đợi
“trông tin quan như trời hạn trông mưa”, với những thắc mắc “hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng” (Nguyễn Đình Chiểu) giống như những nhà Nho khác cũng không còn hình
ảnh quân vương trong vai trò dẹp loạn Ông cũng chưa một lần đề cập đến chuyện đánhTây, mà ông có tâm lí chờ đợi kết cục của những cuộc chuyển vần này ra sao:
Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ Lâu để mà xem cuộc chuyển vần.
(Tự trào)
Tú Xương nổi bật với dòng văn chương trào phúng, ông không giống như nhữngnhà thơ yêu nước đương thời hướng ngòi bút vào ngợi ca lòng yêu nước của nhân dân.Không như Nguyễn Đình Chiểu để chống lại những dòng tư tưởng mà Pháp đang tích cựctuyên truyền, ông quay về cố thủ trong tư tưởng Nho giáo, khẳng định những giá trịtruyền thống của Nho giáo Tú Xương đã nhìn thẳng vào thực trạng suy vi của Nho giáo
và sự đồi bại của một số nhà Nho Nếu như Nguyễn Đình Chiểu nhà văn thơ yêu nướccủa Nam Bộ hướng vào ngợi ca tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân, thì TúXương lại tìm cách bóc trần những thứ lai căng trong xã hội Con người thành thị trong
Trang 23Luân văn tốt nghiêp
mắt ông đang tha hóa về chất Ông đưa ra những cái lai căng nhưng đồng thời đã ngầmhướng người đọc đến cái bản sắc
Tú Xương được xem là một hiện tượng cách tân trên diễn đàn văn học Ông làdấu gạch nối tuyệt vời trong thời buổi giao thời Thời đó Tú Xương không còn bị ràngbuộc bởi hệ tư tưởng Nho giáo chính thống, những cái mới du nhập từ phương tây vềđang dần dần lấn át và ngày càng thể hiện thế lực của mình Chính vì vậy đã có một TúXương với những thể thơ truyền thống của dân tộc nhưng vẫn có những điểm phá cách,sáng tạo mới so với các nhà thơ thời trước Đối tượng trong thơ ông không còn là mây,tuyết, núi, sông, mà thay vào đó là một bức tranh hiện thực, thể hiện sinh động, chính
xác “một cách trần trụi ” nhất hiện thực xã hội, đề tài cũng thay đổi theo hướng gắn chặt
với cuộc sống, trước hết là nhưng cảnh gai mắt chướng tai ở xã hội thành Nam, bọn thựcdân với những chính sách thống trị buổi đầu, bọn phong kiến làm tay sai cho giặc, sự thayđổi của chế độ thi cử, suy đồi đạo đức của con người, Đó là một bức tranh xám xịt,dường như chỉ có thất vọng, đau buồn, vì hiện thực của xã hội thực dân nửa phong kiến lànhư vậy! Thi sĩ Tú Xương biết buồn đau trước vận nước vận dân Với giọng văn châmbiếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm taysai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổigiao thời
Nói chung, Tú Xương xứng đáng là một nhà thơ lớn của dân tộc bởi cái tâm vàcái tài của nhà thơ Thơ ông, dù cho viết ở thể loại nào cũng rất điêu luyện, xứng đáng làmột nghệ sĩ bậc thầy Ngôn ngữ thơ của ông được lấy từ trong dân gian, trong cuộc sốngbình thường nhưng lại được vận dụng một cách tinh tế và đắc Qua những cách tân vàsáng tạo về ngôn ngữ, đề tài ông xứng đáng với lời nhận xét của Xuân Diệu rằng TúXương xếp thứ 5 sau ba thi hào dân tộc Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương vàĐoàn Thị Điểm
2.2 Các yếu tố góp phần hình thành Phong cách ngôn ngữ thơ trào
phúng Tú Xương
2.2.1 Hoàn cảnh xã hội
Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh, tên bố mẹ đặt lúc đầu làTrần Duy Uyên, sinh năm Canh Ngọ, đời Tự Đức thứ 23 (1870), trong một gia đình nhogia thanh bần Tú Xương lớn lên trong một hoàn cảnh xã hội đặc biệt, trong hoàn cảnh
Trang 24Luân văn tốt nghiêp
2 4
đất nước hoàn cảnh suy tàn và rơi vào tay thống trị của bọn thực dân Pháp Dưới ách nô
lệ thực dân, xã hội Việt Nam dần dần bị phân hóa Triều đình phong kiến quay lưng lạivới nhân dân, ngoảnh mặt làm ngơ vì không có thực quyền Cùng lúc ấy, sự phát triểncủa kinh tế thuộc địa đã hình thành một tầng lớp tiểu tư sản sống ở thành thị trong khi đờisống của lớp người nông thôn càng lúc càng cùng cực, tối tăm do phải một cổ hai tròng
nô lệ Cuộc đời ông như một nhịp cầu nối liền hai bờ của hai thế kỷ, từ thế kỷ XIX sangthế kỷ XX Chính trong giai đoạn có nhiều biến động này đã ảnh hưởng sâu sắc đến quanniệm về con người trong thơ Tú Xương Trước lúc Tú Xương ra đời ba năm thì Lục tỉnhNam Kỳ mất trong tay Pháp Tú Xương đã lên ba phải chứng kiến cảnh giặc Tây tấn côngNam Định Với tâm hồn non trẻ của một cậu bé lên ba - Trần Duy Uyên thì những hànhđộng hung tàn của kẻ thù đã hằn sâu trong kí ức trẻ thơ và không có phương thuốc nào cóthể gột rữa sạch, kể cả thời gian Và hơn nữa, năm mười hai tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bịtấn công lần thứ hai và mất trọn trong tay kẻ thù, những nỗi đau đó luôn thường trựctrong con người Tú Xương, con người mang thân phận nô lệ ngay trên chính quê hương,đất nước mình
Sinh ra trong giai đoạn đất nước như vậy và chứng kiến nhiều phong trào đấu tranhsôi sục chống Pháp diễn ra trên khắp mọi miền đất nước Ở Nam Bộ thì có cuộc khởinghĩa lớn của Trương Định; cuộc khởi nghĩa Kỳ Đồng ở miền Trung đã lan khắp các tỉnhNam Định, Thái Bình, Hải Dương; Bắc Bộ có cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và phong trào củaPhan Bội Châu, Các phong trào diễn ra rất sôi nỗi nhưng điều bị thất bại và bị đàn áp dãman, Pháp càng xiết chặt vòng vây đối với nhân dân Nhưng thay đổi quá to lớn của mộtgiai đoạn lịch sử đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhạy cảm của Tú Xương Sinh ra vàlớn lên trong cái không khí sôi sục đấu tranh nhưng rồi lại bị thương nặng nề ấy của đấtnước, Tú Xương như mang trong mình nỗi đau tương tự, nỗi đau nặng nề, dày vò, bất lực
Thực dân Pháp đã nắm được quyền điều khiển trên đất nước Việt Nam, chúng ta
đã thay đổi một xã hội phong kiến lỗi thời, lạc hậu, cổ hủ bằng một xã hội thưc dân - nữaphong kiến mà mới xuất hiện đã vẽ lên một viễn cảnh tươi sáng, đầy máu và nước mắtthay đổi bộ máy quản lý nhà nước, cơ chế tổ chức, Kinh tế thực dân chiếm một vị thếđộc quyền, kinh tế tư sản dân tộc góp mặt nhưng ốm yếu, què quặc, luôn bị kìm hãm,Trong tình hình đổi thay ấy thì các đô thị mọc lên, có diện mạo rất khác so với thời phongkiến về văn hóa thì chúng đưa Thiên chúa giáo vào để nhằm mục đích lấn áp để đi để đè
Trang 25Luân văn tốt nghiêp
bẹp nho giáo và Phật giáo trong nước, đè bẹp nền văn hóa, tín ngưỡng cổ truyền của dântộc Việt Nam Tây học xuất hiện giành ưu thế của Hán học đồng thời lối sống Âu hóabước đầu hình thành và tấn công vào mọi phương diện trong đời sống vốn dĩ bình dị, tốtđẹp của dân tộc Có thể nói tất cả những âm mưu của thực dân Pháp đã ảnh hưởng đến cảđất nước, đến trong Thành Nam, đến làng Vị Xuyên, đến mọi tầng lớp trong xã hội, đếnmọi người trong gia đình, trong đó có gia đình của Tú Xương có Tú Xương Ông vừa làchứng nhân vừa là nạn nhân của cuộc thay đổi này Tú Xương đã chứng kiến những sựđổi chát ngay cả trong thi cử, mất tôn ti trong gia đình, quan lại lúc này trở thành mộtmón hàng trao đổi không hơn, không kém Xã hội thực dân nửa phong kiến đúng là một
xã hội của đồng tiền Chúng chiếm một vị trí độc tôn, không những chi phối mà cònquyết định đến mọi chuyện trong đời sống con người Tú Xương nhận thấy những tác hạilớn lao của nó trong đời sống xã hội, đồng tiền làm mưa làm gió, gây đảo điên, điên đảotrong xã hội đặc biệt là trong giới thượng lưu và giới trung lưu Không phải vì hay chữ, vì
có học thức mà được quý trọng, mà chỉ vì có tiền:
Kẻ yêu người ghét, hay gì chữ Đứa trọng thằng khinh, chỉ vì tiền.
(Thói đời)
Vì tiền mà bao nhiêu giá trị đạo đức trong xã hội không còn được giữ gìn, baonhiêu xấu xa, quái gở trong xã hội ngày càng ngập tràn trong xã hội Xã hội thay đổinhanh chóng, xuất hiện quá nhiều điều chưa từng có, các mối quan hệ cũng nhanh chóngrơi vào guồng quay của đồng tiền, tất cả là vì tiền Trước sự du nhập tràn lan của lối sốngphương Tây và Trung Hoa, con người đang trên đà của lai căng, mất gốc Những từ ngữcủa phương Tây và Trung Hoa xen lẫn trong câu nói của người Việt ngay trên chính đất
nước của họ một cách lố bịch và đáng buồn cười: “cống hỉ”, “mét xì”, “mề đay”,
“xanh-căng", “hẩu /ố”, Những từ này thâm nhập vào câu nói hằng ngày một cách choáng ngợp
và bừa bãi
Trong xã hội thực dân - phong kiến này, việc thi cử chữ Hán và cả nền Hán họclâu đời vào cảnh ngắc ngoải, chờ chết Sự thi cử trở nên hỗn độn khi chữ Hán càng lúccàng rút lui dần, chữ Quốc ngữ đang dần chiếm chỗ Hơn ai hết, cuộc đời gian nan trongthi cử, Tú Xương thấy rõ thực trạng trong trường thi Nam Định như Quan Trường khôngcông minh hoặc không chính đáng và ông là nạn nhân của sự gian lận gây nên do sự tổ
Trang 26Luân văn tốt nghiêp
2 6
chức của trường thi không nghiêm túc, không kiểm soát chặt chẽ, quan trường dung túngcho những thí sinh dốt nát nhưng nó có thế lực gửi gắm, ông ý thức được điều đó nhưngkhông sao tránh khỏi, không sao thoát khỏi con đường thi cử lận đận do quan trườngkhông công minh Vì thi cử là con đường duy nhất giúp cho các nhà Nho lập công danh
và chính nó đã gây nên bi kịch của Tú Xương và đeo đẳng suốt cả cuộc đời ông
Ngày xưa, Nho giáo rất quan trọng chữ nghĩa, coi trọng việc thi cử, thi cử mangtính chất tôn nghiêm, thiêng liêng nhưng vào tay thực dân thì chúng làm cho rối loạn đếnmức nhố nhăng Chúng đốt trường thi Nam Định, đánh trường thi Hà Nội; chiếm trườngthi làm trại lính và còn sử dụng nó để nuôi ngựa, chứa phân, làm hố tiêu, giặt quần áo,đào giếng ăn, Trước sự táo tợn của bọn cướp nước, quan lại triều Huế còn xum xoe mờilãnh sự Pháp tham dự vào trường thi Không khí thiêng liêng của khoa cử trở nên nhụcnhã, mất quốc thể Chính sự yếu hèn và bạc nhược của triều đình Huế mà bọn thực dânPháp có cơ hội chà đạp những giá trị truyền thống thiêng liêng của dân tộc ta Tất cảnhững điều đó và một số phận lận đận trong thi cử đã ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm
về con người trong thơ Tú Xương, đó là quan niệm về con người sĩ tử
Sinh vào thời buổi có nhiều thay đổi bất lợi cho đất nước cho nên Tú Xương rấtchán nản, nhất là những điều ông trông thấy hàng ngày: anh dốt nát nhưng lại được côngdanh; những kẻ nịnh nọt mà trở nên danh giá; những kẻ vô học mà đậu cao; những kẻkhông chữ mà làm thầy thuốc, Nhà thơ phản ánh quang cảnh trường thi với một niềmđau xót Hơn ai hết, ông nhận ra ngày tàn của Nho học đã đến Ông phê phán kịch liệtnhững tên không có tài mà vẫn đỗ đạt:
Cử nhân: Câu ấm Kỷ Tú tài: cậu đô Mỹ Thi thế mà cũng thi Ới khỉ ơi là khỉ!
(Than sự thi)
Từ những tên quan trục lợi, những cảnh hỗn loạn ở trường thi, những bất côngtrong thi cử ông đều chứng kiến trọn vẹn Điều đó làm nên nổi đau trong lòng nhà thơ,đến nỗi bộc lên tiếng chửi cái chế độ thi cử lạ đời! Từ ngày thực dân Pháp xâm lược nước
ta, quê hương Nam Định của Tú Xương có quá nhiều sự thay đổi Chuyện thi cử khôngphải do vua quyết định, mà do thực dân Pháp Chúng dần dần thay đổi để xóa bỏ, nhưng
cái chí lập thân của những nhà Nho như Tú Xương vẫn còn đó Ông “quyết cho vua chúa
Trang 27Luân văn tốt nghiêp
biết”, “kẻo cha mẹ già" nhưng có lẽ ông không bao giờ ngờ tới chuyện tên công sứ hay bà
đầm chiễm chệ ngồi trên, bao hình ảnh lố lăng, kỳ quặc diễn ra theo đà suy thoái của Nhohọc
Cùng với đạo Nho, sự bất ổn trong gia đình cũng là nhân tố rất quan trọng ảnhhưởng đến sáng tác của Tú Xương Nếu như chốn trường thi tồn tại bao điều bất minh thì
ở trong gia đình cũng ẩn chứa lắm điều bất ổn do làn sóng thực dân ùa vào làm băng hoạigiá trị truyền thống trong đó có gia đình cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Sự ràng buộctrong mối quan hệ trong gia đình là nền tảng của chuẩn mực đạo đức Á Đông nay đã bịphá vỡ Ngay cả con cái cũng không còn tôn trọng cha mẹ, không còn phép tắc giữa vợ
và chồng Năm cái “ngũ thường” trong đạo đức Nho gia chẳng những không được gìn
giữ mà còn bị chà đạp, đảo lộn:
Có đất nào như đất ấy không Phố phường tiếp giáp với bờ sông Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
(Đất Vị Hoàng)
Lối sống thực dân nửa phong kiến đã trở nên phổ biến, cái tình, cái nghĩa, cái lễ
đã bị chôn vùi khi cảnh vợ lăng nhăng ngoài đường, hết người này đến người khác lại ra
vẻ là người trinh thục, Tú Xương không thể không hạ bệ cái bộ mặt giả dối đó:
Ra đường đáng giá người trinh thục Trong dạ sao mà những gió trăng Mới biết hồng nhan là thế thế Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng
(Để vợ chơi nhăng)
Hiện thực phơi bày trước mắt khiến nhà thơ không chịu được khi những mặt tráicủa xã hội ngày càng lộ rõ, người ta đang quay lưng với những giá trị cũ Có thể nói,chưa bao giờ quê hương Vị Hoàng của Tú Xương lại sinh ra nhiều bất ổn đến thế, mọi tônnghiêm của gia đình đều bị tan biến thay thế đó là lối sống vô đạo, suy vong đạo đức, sựgắn kết của các thành viên trong gia đình càng lúc càng lỏng lẻo Hiện thực đó cứ bày ra
ở mọi nơi, cái xấu không cần che giấu mà nó hiện ra tự nhiên giữa cuộc đời
Trang 28Luân văn tốt nghiêp
2 8
Với những cảm nhận tinh tế của mình, Tú Xương đã phản ảnh chân thực và sinhđộng những vấn đề của thời đại, những cảnh tượng của Nho học, tiết tháo của nhà Nho đãvứt bỏ, chạy theo lối sống xu nịnh, giả dối, chỉ biết nắm lấy miếng thịt xôi mà quên bỏđạo lý, sự bất ổn trong đời sống gia đình, xã hội, tất cả đã bày cho ta thấy hiện thực thi
cử đau lòng của đất nước, biểu hiện suy vong của nền Hán học thời bấy giờ
2.2.2 Đặc điểm bản thân tác giả
Tú Xương thi rất nhiều lần, mỗi lần đi thi là sự hi vọng, mong đợi của gia đình,người thân và cả riêng tác giả Nhưng tác giả là người tài hoa, ngông nghênh, có bao giờchịu ép mình vào khôn khổ, nhưng quy định nghiêm ngặt của trường thi để thỏa lòngmong đợi của mọi người Cái vẻ ngông nghênh luôn chiến thắng, ông thi như thể cho vui
vẻ, cho hòa đồng với mọi người chứ không cần thi đỗ:
Tấp tễnh người thi tớ cũng thi, Cũng lều cũng chõng cũng vào thi.
Trang 29ta nhiều ấn tượng và bậc cười ngay khi đọc lên những câu miêu tả tinh nghịch về hìnhdáng của sĩ tử.
Tú Xương có tài và có bản tính phóng khoáng nên ông chỉ có một mong muốn
Phúc nhà may được sạch trường quy Chất ngông nghênh thể hiện rất rõ, tác giả khẳng
định không đỗ là ngông nghênh mang lại, do không chịu theo khuôn khổ, ép mình trướctrường quy Hay trong một lần khác nếu nhà thơ không phạm trường quy thì cũng khôngđược chấm điểm vì:
Văn trường ngoại hạn quan không chấm
(Gần T ết than việc nhà)
Không có quá nhiều lí do để Tú Xương thi rớt, nhưng ông vẫn mắc phải những lỗi
ấy Thông thường, người ta có thể rút kinh nghiệm, hay cố gắng gò mình theo quy chếcủa trường thi, mong làm hài lòng các vị chủ khảo Ông vẫn mặc nhiên học và thi theo cátính và phong cách của mình nên có lẽ phần nào ông có thể dự đoán được kết quả Mặc
dù thế, ai thi mà không mong mình thi đậu, bảng hổ đề danh hay như có lần Tú Xương
muốn “cho vua chúa biết"? Thật quá đỗi đặc biệt khi ông vẫn giữ thái độ tự nhiên, điềm
tĩnh, không hề dao động, vẫn như không có chuyện gì xảy ra Hỏng thi liên tiếp nhưngông vẫn tin vào bản thân mình và tìm ra lí do biện minh cho việc thi hỏng Thời TúXương đi thi, kết quả được niêm yết vào hai bảng: bảng lớn đề tên những người trúngtuyển, bảng nhỏ đề tên người thi hỏng với lí do như không đủ điểm, phạm trường quy,nộp chậm, Tú Xương phạm vào cái lỗi thứ hai ấy nhưng ông vẫn ngông bằng việc tưởngtượng mình thi đỗ:
Ông trông trên bảng thấy tên ông Ông tớp rượu vào ông nói ngông.
Trên bảng năm hai thầy cử đội Bốn kì mười bảy cái ưu thông.
Trang 303 0
Luân văn tốt
nghiệp
(Đi thi nói ngông)
Theo thể lệ thi cử lúc bấy giờ chỉ lấy đậu có năm mươi cử nhân, Tú Xương lạimiêu tả có năm mươi hai vị cử nhân đứng dưới mình Và, cả bốn kì, tối đa chỉ có mườisáu ưu thông, vậy mà tác giả khẳng định mình có đến mười bảy cái ưu thông! Thật khôngthể ngông hơn nửa!
Cái ngông của Tú Xương rất tự nhiên, rất dễ dàng vì nó xuất phát từ tính cách, từcuộc đời và cũng có phần từ xã hội Sự bất minh trong thi cử cộng với tính cách phóngkhoáng, ngông nghênh của mình mà Tú Xương có đến tám lần hỏng thi nhưng ông vẫn ýthức rất rõ tài năng của mình :
Rõ thực Nôm hay mà chữ tốt Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy.
(Buồn thi hỏng)
Nhưng nói cho cùng, ai đi thi mà không mong mình thi đậu dù cho sau khi đậu ta
có thể làm gì với chức danh đó hay không đi nửa Trong một thời gian dài ôn luyện và thi
cử, nếu không muốn nói là đời ông là một đời thi cử, một đời lều chõng đi thi và một đờiông gặp nhiều lận đận Tú Xương được dạy học từ rất sớm, đến năm 15 tuổi, ông bắt đầu
đi thi Nhưng phải 9 năm sau, ông mới đỗ tú tài (năm 24 tuổi) Ông tham dự 8 khoa từ
1885 đến 1906 mà ông cũng chỉ là ông Tú, dừng lại ở mức tú tài mà thôi Cả đời ôngdành cho việc thi cử, nhưng không đỗ đạt nên không phải vô lý khi trong rất nhiều bài thơông đã đỗ bao lời than thở cho số phận lận đận trường thi của mình:
Bụng buồn còn muốn nói năng chi Đệ nhất buồn là cái hỏng thi Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thể có ra gì?
(Buồn thi hỏng)
Hơn thế, cuộc sống của Tú Xương cũng có lắm khi khó khăn, chật vật Đó cũng làmột đề tài nổi bậc trong thơ ông, ông không hề phủ nhận điều đó mà còn khẳng định nhưniềm tự hào của bản thân với một thái độ tự mãn:
Cho hay công nợ là như thế
Trang 31đó cùng với cảnh nghèo khó làm nên tấn bi kịch trong suốt cuộc đời Trần Tế Xương.
Hoàn cảnh của gia đình Tú Xương cũng khó khăn, ông lâm vào cảnh “thất nghiệp”, và
nhiều lần thi trượt, phải sống nhờ vào tiền buôn bán của bà Tú, nhưng dường như TúXương vẫn tự hào với hoàn cảnh như vậy Thậm chí ông còn lấy con mình ra làm ngườihầu hạ cho mình:
Chẳng phải quan mà chẳng phải dân Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.
Hầu con chè rượu ngày sai vặt, Lương vợ ngô khoai tháng phát dần.
(Tự trào)
Cuộc sống nhà thơ nghèo khổ, cuộc đời lại chuyển vần theo hướng không như ý
muốn nhưng nhà thơ nghĩ mình có cả “hầu con đãi ” thì “vễnh râu vai phụ lão”, cũng có lúc làm “dáng văn thân” Phải chăng nhà thơ đã quá vô tâm trước thời cuộc hay chính vì
bị ảnh hưởng nhiều từ thời cuộc ấy nên nhà thơ đành phải ngông nghênh để quên đi cáithực tại đau lòng?
Tâm sự u hoài trước vận nước đổi thay Than đạo học, Chữ Nho, là một nhà Nho
chân chính, ông xót xa trước cảnh thay đổi đến nhanh chóng của Hán học nước nhà, trongông dường như chứa đựng tâm trạng hoài nghi, nuối tiếc trước thực tại đổi thay, muốnníu kéo, muốn sống với những giá trị truyền thống, cổ xưa Tú Xương bi quan trước thờicuộc, nuối tiếc cái huy hoàng của chế độ cũ, có nhiều tự trọng và không đủ mềm dẻo đểthích ứng với phong trào mới Như vậy, chính cái ý thức sắc nhọn, da diết của một nhàNho nghèo và thất thế trong
Trang 32hoàn cảnh lịch sử, xã hội diễn biến vô cùng phức tạp, đưa con người nhanh chóng rơi vào vòng xoáy, cơn lốc hung tợn của hoàn cảnh ấy mà Tú Xương đã chứng kiến và điển hình hóa những nhân vật của ông, khái quát hóa bức tranh xã hội với cả bước phát triển của nó qua sự xuất hiện đa dạng của tất cả những hạng người trong xã hội.
2.3 Đặc điểm phong cách ngôn ngữ thơ trào phúng Tú Xương
2.3.1 Ngữ âm
Trong Tiếng Việt, mỗi âm tiết điều mang một thanh điệu, một thanh điệu là có sựkhác biệt thậm chí đối lập về âm điệu và âm vực Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng
đã có sự lên bổng xuống trầm Đối với thơ văn cũng vậy, “khi vân dụng nghê thuật, việc
khai thác sự đối lâp trên hoặc phối hợp các thanh điêu cùng âm điêu sẽ đem đến một giá trị tu từ nhất định” [21,151] và dựa trên tác dụng của sự đối lập giữa các thanh điệu đã
chi phối đến các yếu tố vần luật
Bài thơ Cảm hứng được Tú Xương làm đúng với luật bằng trắc Đây thực chất là
nhà thơ dùng âm thanh, dùng sự thay đổi của của âm, độ cao thấp của thanh, sự đều đặncủa vần điệu nhịp điệu, sự nhịp nhàng của tiết
tấu làm cho bài thơ đọc lên như một bản
nhạc:
Xấp xỉ ba mươi bảy tuổi đầu (vần) t b B T T B Trăm năm tính dốt hãy còn lâu (vần) b B t T T
B T Ví cho thi đỗ làm quan lớn, t b T B B T Thì cũng nhỏ to mấy chị hầu! (vần) b T t B T T B Đất nọ vẫn thường hay có chạch, t T t B B T T Bể kia có lúc cũng trồng dâu (vần) t B t T
T B B Hôm nay rỗi rãi buồn tình nhỉ b B t T B B T
Trang 33Luân văn tốt
nghiệp
Thử xuống Hàng Thao đập ngón chầu (vần) t T b
B T T B
Trong bài thơ thể thất ngôn bát cú này ta có thể thấy các vị trí thứ 2 4 5 6 7
-8 tuân thủ theo luật bằng trắc Vị trí thứ 1 và thứ 3 tuy không bắt buộc tuân thủ nhưngtrong tám câu thơ thì có đến bảy câu ở vị trí này đúng theo qui tắc Chỉ có câu thứ năm, vịtrí thứ 3 thay vì vần bằng thì tác giả dùng vần trắc Tuy nhiên trường hợp này không làmsai luật, âm điệu vẫn suông sẻ và theo cảm hứng Tú Xương thường làm thơ thất ngôn đểtiện diễn tả những ý tưởng mỉa mai mạnh mẽ Trong thể thơ này còn có ưu điểm mà cácthể thơ khác khó có thể biểu đạt được đó là phép đối ngẫu Phép đối giữa hai câu liền kề
đã được sử dụng triệt để để làm nổi bật những sự việc tương phản, trái ngược diễn ranhan nhản lúc bấy giờ
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông Cử ngẩng đầu rồng
(Giễu người thi đỗ)
Hay
Tế đổi làm Cao mà chó thế Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ơi!
B B T T T B B Chứa ai chả chứa, chứa thằng Cuội,
B B T T B B TTôi gớm gan cho cái chị Hằng
Trang 34Luân văn tốt nghiêp
3 4
sự phá cách rất độc đáo, tinh tế nhằm thể hiện những vấn đề cốt lõi trong phóng sự củamình Khi cần thiết, luật thi có thể bị phá vỡ nhưng điều chính yếu là nó thể hiện dụng ýcủa tác giả
Trong một bài thơ thất ngôn bát cú bằng khởi cách thì câu một và câu tám niêmvới nhau theo một mô hình B B T T T B B và sự niêm này làm cho các câu thơ liên kếtvới nhau Câu tám niêm với câu một làm câu thơ dán lại theo một vòng khép kín, tạonên một cấu trúc nội tại bền chặt Tú Xương cũng là một nhà nho, là một người rất amhiểu thơ Đường Ông cũng làm thơ Đường luật nhưng cũng không phải thuần túy là thơ
mà thông qua những bài thơ ấy ông muốn nói lên các vấn đề đang tồn tại trong xã hội
Trở lại bài Thầy đồ giả danh, ông đả kích một kẻ không có thực học mà lại ngoi lên làm
sự phá cách thể thơ Đường luật Điệp từ nó xuất hiện hai lần ở câu tám, Tú Xương thể
hiện sự mỉa mai, phê phán đói với vị nhà nho này Khắc họa thành công đặc điểm ngoạihình, Tú Xương muốn thể hiện bản chất của một tên chuyên nghề lường gạt
Ở một trường hợp khác, không chỉ là một sự thất niêm ở một câu đơn lẻ:
Thầy thầy tớ tớ phố xênh xang (1)
Thoạt nhác trông ra ngở cóc vàng (2) Kiện hết sở thần vô sở sứ, (3)
Khi thì thầy số lúc thầy lang (4) Công nợ bớp bơ hình chúa chổm, (5)
Phong lưu đài các giống ông hoàng (6) Phong lưu như thế phong lưu mãi, (7)
Điếu ống xe dài độ mấy gang (8)
(Bợm già)
Trang 35Luân văn tốt
nghiệp
Sự thất niêm có cả ở bốn câu cuối, chữ thứ hai của câu (4) là vần bằng, chữ thứ haicâu (5) là vần trắc Câu (1) và (8) cũng thất niêm như thế Nhưng sự thất niêm này vẫn cóthể chấp nhận được vì câu thơ vẫn đảm bảo tính hài hòa theo nguyên tắc nhị tứ lục phânminh Trong một bài thơ thất ngôn bát cú mà có đến bốn câu không tuân thủ niêm luật màvẫn đảm bảo nội dung và mạch thơ không bị ảnh hưởng Điều này chứng tỏ được tài năngcủa Tú Xương đồng thời cũng cho thấy ông là một nhà thơ có cá tính rất riêng, có sự phácách và sáng tạo đáng nể
Trong bài Ông tiến sĩ mới, vận luật bài thơ cũng bị thay đổi Trong bài thơ đường
luật vần chính của bài bao giờ cũng được chú trọng, một số trường hợp cũng chấp nhậnvần thông:
Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người Xem chừng hay chữ có ông thôi Nghe văn
mà gớm cho ông mãi Cờ biển vua
ban cũng lạ đời.
Theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt thì chữ thứ bảy của câu đầu, câu thứ hai và câucuối phải hiệp vần với nhau nhưng trong bài này vần chính là vần “ươi”, vậy mà câu bốn
lại là “ôi” đến câu cuối là “ơi” Trong bài thơ chỉ có vỏn vẹn có bốn câu, nhưng lại có
hai vần thông càng làm cho âm điệu có sự chuyển đổi, càng thể hiện cá tính sáng tạo vàphong cách của Tú Xương
Không chỉ dừng lại ở việc phá cách niêm luật, vận luật của thể thơ Đường mà còn
cả về cách ngắt nhịp Nhịp trong câu thơ trong bài thơ thất ngôn bát cú thường là 4/3 hoặc2/2/3 Người ta xem cách ngắt nhịp chẵn, lẻ này là cố định, hầu như có rất ít trường hợpngoại lệ khiến cho âm dương xen kẻ, chẵn lẻ luân chuyển nhịp nhàng và hài hòa Vẫn làthể thơ Đường luật, nhưng ở Tú Xương đôi khi ta không bắt gặp cách ngắt nhịp ấy Trong
bài thơ Ông Cử Ba có câu thơ:
Hễ cắn ai/ thì sét mới tha
Trang 363 6
Luân văn tốt nghiêp
Câu thơ theo nhịp 3/4 thể hiện sự nhấn mạnh về độ nguy hiểm của ông cử Ba.Trong một bài khác, ta còn bắt gặp cách ngắt nhịp 2/5 để thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờtrước sự thật:
Ô hay / trời chẳng nễ ông Tây
(Mùng hai Tết viếng cô Ký)
Nhà thơ đất Vị Hoàng cũng không kém bất ngờ khi trông thấy tên bất tài mà lạithi đậu ở thứ hạng cao:
Kìa / bác Lê Tuyên / cũng thứ ba
(Khoa Canh Tý)
Câu thơ ngắt nhịp 1/3/3 thể hiện sự ngạc nhiên nhưng đằng sau sự ngạc nhiên đó
là sự vạch trần của nhà thơ với kẻ đỗ đạt Tú Xương khắc họa lại hiện thực của xã hội vớimột câu thơ kết luận nhưng nó lại gợi bao nhiêu suy nghĩ cho người đọc Câu thơ mang
vẻ tự nhiên trong sự dồn dập, hối hả như sự đả phá chế độ thi cử đương thời
Ú / ớ / u / ơ / ngọn bút chì.
(Đi thi)
Cách ngắt nhịp 1/1/1/1/3 so với truyền thống thì hoàn toàn khác lạ Cộng hưởngvới cách ngắt nhịp ấy, nhà thơ còn dùng những âm của chữ quốc ngữ làm cho ta thấy sự
kỳ lạ và bế tắc của tác giả khi đối diện với ngọn bút chì
Như vậy, Tú Xương là một nhà thơ vừa tuân theo thi pháp của trung đại vừa lạithể hiện sự độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, giọng điệu, cách ngắt nhịp trongthể thơ cũ, nhưng ta vẫn cảm nhận sự phóng khoáng, ông đã đem đến sự mới mẻ cho thơĐường luật, thơ thất ngôn bát cú Việc không tuân theo chặt chẽ các nguyên tắc của thơ
ca trung đại góp phần giúp ông phản ánh sự thay đổi của hiện thực xã hội và nâng cao giátrị nghệ thuật của những vầng thơ
Để tạo nên ngữ điệu trong thơ, Tú Xương đã vận dụng nhiều cách khác nhau nhưtạo ra tình huống trái ngược, cường điệu, phóng đại sự việc, tính đa nghĩa, bên cạnh đó,
Tú Xương cũng khẳng định nét riêng trong việc thể hiện tiếng cười - đó là tính đa thanh,
đa cung bậc Cười trong thơ Tú Xương không chỉ đơn giản là tiếng cười mà đằng sau đócòn là nổi trăn trở, suy nghĩ khôn nguôi về con người về xã hội
Phong cách ngôn ngữ thơ Tú Xương nói riêng và phong cách ngôn ngữ thơ nói chung,những yếu tố như ngữ âm như âm, thanh, ngữ điệu, tiết tấu, âm điệu đóng vai trò rất quan
Trang 37Luân văn tốt nghiêp
trọng Có thể nói, tất cả các tiềm năng của ngữ âm Tiếng Việt đều được vận dụng mộtcách thuần thục, sáng tạo và nâng nó lên thành một nghệ thuật - nghệ thuật vận dụng ngữ
âm Tiếng Việt Trong những tác phẩm của mình Tú Xương không những đã phản ánhmột cách sinh động và chân thực lời ăn tiếng nói hằng ngày mà còn diễn đạt một cách rấtnghệ thuật Đó cũng là một biểu hiện của một phong cách lớn
2.3.2 Từ ngữ
Chất liệu ngôn ngữ trong thơ của vị tú tài này chủ yếu là thứ ngôn ngữ của cuộcsống đời thường, không trao chuốt, mỹ lệ như những lớp từ phổ thông, khẩu ngữ Ngônngữ này đã chiếm lĩnh đại đa số trong các lớp từ, các biện pháp nghệ thuật của thi pháptrung đại như ước lệ, tượng trưng bị thay thế bởi thi pháp hiện đại, chú trọng vào hiệnthực xã hội Từ Hán hầu như vắng bóng trong thơ Tú Xương, nếu có phải dùng ông cũngchỉ dùng từ Hán Việt chứ không phải là từ Hán gốc
Đi liền với việc thể hiện những sự vật, hiện tượng trong xã hội thành Nam cũngnhư xã hội thực dân nửa phong kiến nói chung, Tú Xương đã sử dụng những từ ngữ để
biểu thị những sự vật hay khái niệm xưa “Những sự vât hoặc hiên tượng ấy đã không
còn tồn tại hoặc biến đổi hoặc đã có những từ khác thay thế như từ cổ Những từ này không còn dùng trong ngôn ngữ hiên đại ” [ 21,102] Đã có khá nhiều lần Tú Xương
dùng đến lớp từ này:
Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng
(Quan tại gia)
Quyển vàng là quyển sách được dùng khá phổ biến thời xưa, để phòng khi viếtnhầm, người ta dùng vị thuốc thư hoàng bôi lên trên rồi viết lại
Tú Xương không ngần ngại đối đầu với các vị hữu danh vô tài, nên qua nhữngtác phẩm của ông, ta có thể thấy một hệ thống các chức danh, phẩm hàm trong xã hội lúc
bấy giờ như Ông Phán (Chi bằng đi học làm ông Phán), Đốc học (Thành thì đen kịch,
Đốc thì lang ), thầy đồ (Không học mà sao cũng gọi “đồ"), thầy khóa (Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi) Tri phủ (Tri phủ Xuân Trường được mấy niên), tri huyện (Tri huyện lâu nay giá rẻ mà), Hàn lâm (Hàn lâm tu soạn kém gì ai), , hay những tên gọi, những khái niệm gắn liền với chế độ khoa cử xưa như:
Bốn kỳ, mười bảy cái ưu thông
Trang 383 8
Luân văn tốt nghiêp
(Đi thi nói ngông)
Lộc nước còn mong thêm giải ngạch
Bên cạnh việc sử dụng từ đơn, Tú Xương thường xuyên sử dụng từ ghép, từ láy
để gây sự chú ý vào đối tượng, làm cho đối tượng hiện lên rõ ràng, sống động như hiện ratrước mắt người đọc Thành ngữ, tục ngữ là vốn tri thức vô cùng quý giá của nhân loại, làkho tàng ngôn từ phong phú của mỗi dân tộc Từ xưa đến nay đã có không ít những nhàvăn, nhà thơ vận dụng thành công vốn ngôn ngữ này vào lời nói và tác phẩm của mìnhtạo nên hiệu quả to lớn về cả nội dung và nghệ thuật Sử dụng thành ngữ, tục ngữ để diễnđạt không những làm cho câu văn, lời nói hay hơn bởi nó có hình ảnh thực tế mà còn làm
tăng tính thuyết phục, những cơ sở lí lẽ đã được “kiểm định” trong thực tế đời sống.
Trong sáng tác của Tú Xương, ông đã không ít vận dụng thành ngữ, tục ngữ một cáchphù hợp, đúng văn cảnh, đúng nội dung:
Vuốt râu nịnh bợ con bu nó,
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh!
(Tự trào) Bài bạc kiêu cờ cao nhất xứ Rượu chè
trai gái đủ tam khoanh
(Tự cười mình)
Hỏi ra quan ấy ăn lương về Đem chuyện trăm năm giở lại bàn
Trang 39Luân văn tốt
nghiệp
(Quan tại gia)
Công nợ bớp bơ hình chúa Chổm Phong lưu
đài cát giống ông hoàng
(Bợm già)
Tốt gỗ nỡ đem trồng cột giâu Chim khôn
sao khéo đỗ nhà quan
Nợ mướn van thay cũng chẳng xong, Không vay mà trả một trăm đồng.
Kìa người ăn ốc đà khôn chửa,
Để tớ đền gà có hại không ? Nào có bao nhiêu liền khúc ruột,
Thôi đừng đeo đuổi phất chân lông
Thả quít nhiều anh mong mắm ngấu Lên rừng mà hỏi chú đười ươi
Trang 40Luân văn tốt nghiêp
4 0
Ngôn ngữ gần gũi với ngôn ngữ của đời sống là một biểu hiện nổi bật về sự sángtạo ngôn từ nghệ thuật trong thơ văn Tú Xương Bởi vì ngôn ngữ của văn học trung đại làtính chất cách điệu và tượng trưng Thơ văn Tú Xương tuy vẫn là những sáng tác thuộcphạm trù văn học trung đại nhưng ít có những điển tích, điển cố, những từ ngữ Hán Việtkiểu cách cầu kỳ Tú Xương đưa rất nhiều ngôn từ, cách nói khẩu ngữ với những hư từ,những từ ngữ nôm na, những từ cảm thán hoặc những từ ngữ thường dùng để hỏi, để mỉa,thậm chí là cả những tiếng chửi vào thơ văn Ví dụ
như:
Ới khỉ ơi là khỉ!
(Than sự thi) Thằng tiểu Phù Long, bá ngọ mày.
(Chửi cậu Âm) Cha thằng nào có tiếc không cho.
(Thề với người ăn xin) Tìm hươu chẳng thấy, cha thằng hoáng,
Xấu hổ khôn che mẹ cái lầm.
(Mẹ cái lầm) Chẳng hay gian dối vì đâu vây ?
Bá ngọ thằng ông biết chữ gì!
(Chế ông huyên)
Việc xuất hiện rất nhiều cách nói khẩu ngữ trong các sáng tác thơ văn Tú Xươngkhông chỉ đánh dấu sự thoát ly với phong cách ngôn ngữ văn học trung đại mà còn gópphần quan trọng để tạo nên sự độc đáo, riêng biệt của tiếng cười trào phúng Tú Xương sovới tiếng cười trong thơ văn trào phúng của các tác giả trước và cùngthời
với ông
Sự gần gũi với ngôn ngữ đời sống của thơ văn Tú Xương còn được thể hiện quaviệc vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo các thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân gian vàotrong các sáng tác Nhiều lời thơ, câu văn của Tú Xương có dấu vết ảnh hưởng rất rõngôn ngữ, cách nói của văn học dân gian khi vận dụng sáng