1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người cá nhân trong thơ tú xương

33 494 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 73,37 KB

Nội dung

Với kiểu bộc lộcái tôi bản ngã, Tú Xương đã hoàn toàn thoát ra khỏi quy phạm tỏ lòng, nói chí củathơ nhà Nho, vượt lên những khuôn sáo trong cách thể hiện con người, tạo nên mộtkiểu h

Trang 1

Mở đầu

Ngoài tính chất hướng tâm phi ngã, văn học trung đại còn có tính chất ly tâmhữu ngã trong việc thể hiện thế giới nội cảm, riêng tư của con người Con người trongvăn học trung đại không chỉ là con người phận vị mà còn là con người cá nhân vớinhững nỗi niềm rất thật, rất nhân bản Việc thể hiện con người cá nhân trong văn họctrung đại, nhất là giai đoạn sau này đã tạo nên giá trị vĩnh hằng trong những kiệt tácvăn chương bất hủ của một thời Và, Tú Xương đã thực sự ghi dấu ấn sâu đậm trongtiến trình lịch sử dân tộc và neo đậu trong lòng người yêu thơ bao thế hệ bằng cái Tôithức tỉnh ý thức cá nhân Sự ý thức về cái tôi cá nhân của nhà nho thị dân Tú Xươngthể hiện rõ qua việc cái “tôi” trở thành một đề tài lớn trong thơ ông Với kiểu bộc lộcái tôi bản ngã, Tú Xương đã hoàn toàn thoát ra khỏi quy phạm tỏ lòng, nói chí củathơ nhà Nho, vượt lên những khuôn sáo trong cách thể hiện con người, tạo nên mộtkiểu hình mới về con người cá nhân bản ngã

Tìm hiểu Biểu hiện của con người cá nhân trong thơ Tú Xương là một con

đường quan trọng để đánh giá vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của nhà thơ này trongtiến trình lịch sử văn học Việt Nam

Trang 2

Nội dung

1. Những vấn đề lí luận chung

1.1.Con người cá nhân trong văn học

1.1.1 Giới thuyết về con người cá nhân trong văn học

Con người cá nhân trong văn học là gì? Con người cá nhân trong văn học là sựphản ánh cái tôi của tác giả, là sự giãi bày, diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tưcủa tác giả Nói cách khác, con người cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họatâm tư, tình cảm, ý chí của tác giả được thể hiện thông qua những tác phẩm mà họsáng tác Tùy theo từng giai đoạn văn học, từng thời kỳ văn học mà con người cánhân có những đặc điểm khác nhau

Con người luôn có nhu cầu bộc lộ cá tính, phẩm chất, cái riêng của mình, đặc biệt là những người có tài năng Thơ ca là một trong những địa hạt “cái tôi” của con người được thỏa sức tung hoành Tuy nhiên, sự thể hiện “cái tôi” trong thơ ca thật sự chịu tác động của môi trường văn hoá xã hội Thơ mới 1932 – 1945, thể nhiện một cáitôi mạnh mẽ, ngang tàng:

Ta là Một, là riêng, là thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta

(Xuân Diệu)

Nắng mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

(Nguyễn Bính) Nhưng ở thời Trung đại, cái tôi ấy không được tạo điều kiện nảy nở Thỉnhthoảng cũng có vài câu thơ mang ý thức cá nhân bộc phát trong thơ nhưng trường hợp

ấy không nhiều:

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

(Nguyễn Du)Tuy nhiên, dù là thời nào, trong sáng tác văn học thì không thể thiếu “cái tôi”.Một mặt, đó là nhu cầu tất yếu của nhà văn, sáng tác nhằm giải bày tư tưởng, tìnhcảm Mặt khác, “cái tôi” còn là đối tượng suy ngẫm, phản ánh của bản thân tác giả

“Cái tôi” làm cho những câu thơ có hồn, sinh động, tâm trạng được bộc lộ trongnhững hoàn cảnh cụ thể nào đó, toát lên được nhân cách chủ thể trữ tình, tạo ấn tượngsâu đậm Con người cá nhân bộc lộ mọi nơi, mọi lúc trong tác phẩm, trên mọi cấp độcủa quá trình sáng tác như sự lựa chọn đề tài, chủ đề, kết cấu tác phẩm, các thư pháp

Trang 3

nghệ thuật Nghĩa là, mọi phương diện xử lý tác phẩm đều phụ thuộc vào cái chủquan, năng lực tưởng tượng, hư cấu của nhà văn

1.1.2 Con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam

1.1.2.1 Những tiền đề lịch sử - xã hội ảnh hưởng đến việc hình thành hình tượng conngười cá nhân trong văn học Việt Nam trung đại

Cơ sở lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hoá

Năm 1497, vị minh quân Lê Thánh Tông băng hà, nhà Lê bắt đầu bước vào

thời kỳ khủng hoảng Quốc gia phong kiến bước vào một cuộc khủng hoảng nghiêmtrọng và kéo dài Trong ba mươi năm (1497 - 1527), có đến sáu hoàng đế nhà Lê thaynhau ở ngôi Năm 1527, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập nên nhà Mạc Từ đây bắtđầu cuộc tranh giành Lê - Mạc Chiến tranh Lê - Mạc vừa dứt, lại bắt đầu cuộc chiếnTrịnh - Nguyễn Cuối cùng hai bên lấy sông Gianh làm giới tuyến

Sang thế kỉ XVIII, lịch sử, xã hội Việt Nam có những biến động lớn Dưới sựthống trị của triều đình phong kiến chuyên chế, cùng với sự áp bức bóc lột của bọnquan lại, cường hào địa phương, đời sống của người nông dân ngày càng bần cùngkhổ sở Tình hình đó đã tất yếu dẫn tới sự bùng nổ hàng loạt các cuộc nông dân khởinghĩa nhằm lật đổ bộ máy thống trị chuyên chế Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của baanh em nhà Tây Sơn (1771 - 1802)

Sau khi Quang Trung Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, triều đình Tây Sơn lại lụcđục mâu thuẫn Điều kiện đó đã tạo cơ hội cho Nguyễn Ánh nhanh chóng giành lạiquyền cai trị đất nước Do sự bảo thủ, bế quan toả cảng nghiêm ngặt, năm 1858 bằngnhiều lý do khác nhau, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Lịch sử dân tộc bước sangtrang mới

Kinh tế và văn hoá cũng có nhiều biến động Với tiềm lực lao động mạnh mẽcủa nhân dân lao động cùng với chính sách khuyến khích thương nghiệp của các chúaTrịnh, nền kinh tế hàng hóa nước ta ở TK XVII đã có nhiều chuyển biến; thành thị trởnên phồn thịnh, sầm uất

Sự mục ruỗng của guồng máy nhà nước phong kiến thống trị đương thời đãtrực tiếp tạo những ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến toàn bộ quá trình suy vi của Nhogiáo Chế độ thi cử thời vua Lê, chúa Trịnh không ổn định Chính sự mất ổn địnhtrầm trọng này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra sự chán chường trong tâm lýchung của các thế hệ học trò đương thời Sau sự kiện năm 1527, tầng lớp Nho sĩ xuấthiện hai xu hướng:

Trang 4

- Xu hướng thứ nhất chịu ra làm quan (tức xuất sĩ).

- Xu hướng thứ hai là lánh mình ẩn dật (tức là xử sĩ)

Cơ sở văn học

- Trước hết cần nói đến lực lượng sáng tác

Trong văn học Việt Nam trung đại, nhà Nho vẫn là lực lượng sáng tác cơ bản Đốivới nhà Nho đỗ đạt, vấn đề xuất - xử tương ứng với hai thái độ ứng xử; hành - tàngluôn luôn đặt ra Từ đây, trên một mức độ nhất định cũng có thể khái quát thành hailoại nhà Nho hành đạo và ẩn dật hai loại hình được coi là chính thống trong văn họctrung đại Việt Nam

Nhà Nho hành đạo muốn thực hành những nguyên tắc của đạo lý Nho gia, sẵnsàng dấn thân nhập cuộc thực hiện lí tưởng trí quân trạch dân, mong ước một xã hộiphong kiến mẫu mực theo mô hình Nghiêu Thuấn Hình tượng tác giả hiện lên trongsáng tác của họ luôn với tư cách là con người hành động, thực tiễn, ưu thời mẫn thế,sẵn sàng xả thân vì Nghĩa Sáng tác của nhà Nho hành đạo mang đậm màu sắc đạo lý,mang tính quy phạm cao; quy phạm trên cả hai phương diện nội dung, tư tưởng vàhình thức, thể loại, ngôn ngữ

Nhà Nho ẩn dật, vẻ ngoài lại như là một biểu hiện đối cực của loại nhà Nhohành đạo Họ phủ nhận việc hành đạo nhưng là loại hành đạo ngu trung, thiếu tỉnhtáo Đề cao và bảo toàn Danh - Tiết là đặc điểm cơ bản, chủ đạo trong ý thức, tưtưởng của tác giả ẩn dật Để thực hiện điều này trước hết họ tìm đến một môi trường,một không gian vô trần, cô tịch, tránh mọi mối liên hệ xã hội Họ coi thường danh lợi,quên cả dòng thời gian thế sự, tự nhận về mình bao nhiêu thứ dại dột, ngu hèn, tămtối (chỉ là một cách nói phản ngữ) Hình tượng nhà Nho giữ Tiết là hình tượng đẹpnhất trong sáng tác của tác giả ẩn dật

Khác với hai loại trên, nhà Nho tài tử ra đời muộn (từ thế kỉ XVIII), khi trong

xã hội đã xuất hiện những yếu tố mới: đô thị, tư tưởng thị dân Con người phát hiện ramình là một thực thể tồn tại thực sự với những nhu cầu, khát vọng sống cá nhân NhàNho tài tử, gốc, dĩ nhiên vẫn là Nho nhưng càng ngày càng xa rời những quy phạm,chuẩn mực khắt khe, giáo điều của đạo lý Nho giáo Giá trị cao nhất trong quan niệm

về con người, về nhân sinh đối với họ là Tài (nhất là tài văn chương nghệ thuật cầm,

kỳ, thi, hoạ) và Tình (đặc biệt là tình đối và giai nhân) Tài gắn liền với Tình, với Sắc,với hưởng thụ Kiểu tác gia này rất nhạy cảm với các vấn đề mới nảy sinh, trong đó tựý thức về bản thân mình, khẳng định cái tài hoa, độc đáo, sự sáng tạo trong nghệ thuật

là khát vọng vươn tâm thời đại lúc bấy giờ

Trang 5

- Thứ hai, truyền thống trữ tình của văn học dân tộc và sự trỗi dậy của những tư tưởng,tình cảm mới, văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, đậm tính trữ tình Đây

là cơ sở tốt nhất để các tác giả tự bộc lộ tư tưởng, tình cảm cá nhân của riêng mình

Từ thế kỉ XVI, đặc biệt là từ thế kỉ XVIII, con người luôn sống trong tâm trạng lo âu,phấp phỏng, sầu buồn, họ chìm trong triền miên đau khổ bởi nhiều nguyên nhân, mànguyên nhân sâu xa gây nên là các thế lực thống trị Chính vì thế chưa bao giờ hìnhtượng con người cá nhân xuất hiện trong văn học nhiều như thế Thời kỳ này, conngười phát hiện ra mình là một thực thể tồn tại thực sự với tất cả những nhu cầu khátvọng cao nhất của nó

1.1.2.2 Những biểu hiện của con người cá nhân trong văn học Việt Nam trung đại

Trong văn chương Trung đại, “cái tôi” không phải là đặc điểm thi pháp nhưtrong văn học hiện đại Bởi vậy, nếu có thể kể hàng loạt “cái tôi” trong thơ mới nhưXuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, thì sự xuất hiện

“cái tôi” trong văn học phong kiến chưa nhiều, và đặc điểm cũng khác Những hiệntượng biểu hiện “cái tôi” trong sáng tác như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, HồXuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đã ngân lên một “nốt nhạc lạ tai” trongthơ ca Trung đại vốn có tính phi ngã Xã hội phong kiến về phương diện kinh tế, vănhoá không có điều kiện cho sự phát triển của ý thức cá nhân Con người ứng xử, thểhiện tâm tư không theo sở thích cá nhân của riêng mình Họ phải sắm các vai trò mà

xã hội giao cho họ với những nghi thức áp đặt từ bên ngoài Do vậy các trường hợp

“cái tôi” nổi lên trong văn thơ trung đại được xem như là biểu hiện “phản thư phápvăn học trung đại”

Như vậy, thời phong kiến là thời của tình và nghĩa theo trật tự trung, hiếu, tiết,nghĩa mà Nho giáo đã quy định Tình cảm của con người không mang màu sắc cánhân Mọi yêu, buồn, hờn, giận giống nhau giữa các thành viên trong cộng đồng

Do đó, sự xuất hiện “cái tôi” trong văn học trung đại là hiện tượng độc đáo của vănhọc Trong sự chi phối của văn hoá trung đại, “cái tôi” trong thơ ít nhiều vẫn có nétphong cách riêng của mỗi nhà thơ

- Xét trên bình diện nội dung

Thứ nhất, con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng của

mình: thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, …

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa, đền thái thú đứng cheo leo

Trang 6

Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

(Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương) Thứ hai, con người cá nhân với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u ẩn: Thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), …

Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dõi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ, khắp đòi phương

(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)

Thứ ba, con người với khát vọng tự do, bình đẳng, khát vọng tình yêu và hạnh phúc: thể hiện tiêu biểu trong các ngâm khúc hình thức song thất lục bát như Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm?); Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân); Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Bần nữ than (khuyết danh), …

Hồn bay ngàn dặm cũng gần, Trong năm mươi khắc năm lần thấy cha.

Chợp, sực thức, la đà, gối bị, Nằm, lại ngồi, rầu rĩ chiếu manh, Hoá công khéo giữ nhân tình, Đem người yên thuỷ bỏ vành lao lung!

(Tự tình khúc – Cao Bá Nhạ) Thứ tư, cảm hứng hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế của con người cá

nhân Tất cả chuyện phòng the, chăn gối được Hồ Xuân Hương mở màn như phátsúng lệnh:

Bốn mảnh quần hồng bay phất phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song

Hay:

Trang 7

Hiền nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo

Đến Nguyễn Công Trứ, con người ngất ngưởng ấy tự trào khi nằm cạnh cô

đào trẻ về tuổi của mình rằng: Ngũ thập niên tiền nhị thập tam và cũng đã không ít

lần ông “tương tư”, ông “bỡn đào già”, “bỡn vợ lẽ”, … Đây, một đoạn trong bài

thơ Lời tiểu thiếp tự tình

Chốn cô phòng năn nỉ với cầm chi Đường viễn hoạch ngxo hầu tình chăng nhẽ?

Như vậy, những bình diện của hình tượng con người cá nhân trong văn họcViệt Nam trung đại gắn liền với nội dung cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự đời

tư của các nhà văn, nhà thơ

- Xét trên bình diện hình thức nghệ thuật

Ở cấp độ thể loại: Ở những thể loại văn học nghệ thuật (phú, thơ Đường luật,

truyện thơ, ngâm khúc, hát nói, …), hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét hơn

so với các thể loại văn học hành chức (cáo chiếu, hịch, biểu, thư, luận, thuyết, …)

Thể loại thơ Đường luật thể hiện sự vận động từ con người công dân đến conngười cá nhân rất rõ nét Ta dễ dàng nhận thấy hình tượng của những nhân vật trữ tình

nguyện một lòng vì dân vì nước (con người công dân) như trong Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm hoài (Đặng Dung), … đến những bài thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), …

Và đến nửa cuối thế kỉ XVIII cho đến hết thế kỉ XIX, hình tượng con người cánhân trong thơ Đường luật lại chiếm ưu thế cả về mặt số lượng lẫn chất lượng Nhiềubài thơ mang cảm hứng thế sự của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, … nhiều nhân vậtkhẳng định cái đẹp bản thể, cái tài hoa, sự sáng tạo của mình qua thơ Hồ XuânHương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, …

Ở truyện thơ lục bát, các ngâm khúc hình thức song thất lục bát, các bài hátnói, hình tượng con nhân cá nhân chiếm ưu thế tuyệt đối so với con người công dân

Xét ở cấp độ ngôn từ: nếu hình tượng con người công dân gắn liền với những

hình ảnh và từ ngữ mang tính điển phạm thì hình tượng con người cá nhân gắn liềnvới lớp từ thuần Nôm, dân gian, từ tự xưng, thậm chí cả những câu chửi, tiếng gào,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Trang 8

Nửa đắp chăn bông nửa lạnh lùng

(Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)

Đù mẹ nhân tình đù mẹ đời Lạt như nước ốc, bạc như vôi

(Thói đời – Nguyễn Công Trứ)

Sự manh nha của câu thơ điệu nói: Các nhà thi pháp học cho rằng câu thơ,

giọng thơ của văn học Việt Nam trung đại là câu thơ điệu ngâm Tức là câu thơ khôngthể hiện dấu ấn cá nhân của chủ thể trữ tình Song, từ thực tế khảo sát văn học ViệtNam trung đại đặc biệt từ Hồ Xuân Hương trở về sau, chúng tôi thấy đã có sự manhnha của câu thơ điệu nói

Ở câu thơ điệu nói các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, câu thơ điệu nói có thể

cho phép nhà thơ thể hiện rõ ràng, dứt khoát lập trường tư tưởng, tình cảm của cánhân trữ tình Câu thơ trở thành lời nói cá thể, nó có ngữ khí từ, câu hỏi, câu cảmthán, hướng tới một ai đó, hoặc hướng tới chính người đọc, theo kiểu tự bộc bạch,tâm sự với bạn bè

Qua quá trình khảo sát ta có thể khẳng định rằng, con người cá nhân trong vănhọc trung đại Việt Nam có một quá trình tự ý thức chậm chạp, lâu dài nhưng mạnh

mẽ Tuy qua từng thời kì lịch sử có chịu ảnh hưởng của ý thức hệ thống trị đương thờinhưng không bao giờ đóng khung trong ý thức hệ đó, mà phản ánh quá trình vậnđộng, giải phóng cá tính của con người trong thực tế đời sống

1.2 Cuộc đời và thơ văn Trần Tế Xương

1.2.1 Cuộc đời

Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là MặcTrai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương Ông sinhngày 10-8-1871 tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Ðịnh nay là phố Hàng Nâu,thánh phố Nam Định và mất ngày 20-1-1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện Ông sinh ratrong một gia đình đông con, thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, sau đổi thành

họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần, do lập được công lớn nên được phong quốctính (vua cho đổi theo họ nhà vua) Thân sinh của Trần Tế Xương là cụ Trần DuyNhuận cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm Tự thừa ở dinh đốchọc Nam Định, sinh được 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng

Ông đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng thông minh Mười lăm tuổi đi thihương không đậu Hai khoa tiếp theo ông cũng đi thi nhưng trượt cả hai Mãi đến

Trang 9

khoa Giáp ngọ (1894), ông mới đậu tú tài, khi ấy ông hai mươi bốn tuổi Nhưng đốivới thời bấy giờ, bằng tú tài chỉ làm ông đồ dạy học chứ chưa làm được quan chức gì.

Vì vậy trong những khoa thi tiếp theo (cứ ba năm một khoa), ông lại vác lều chõng đithi và khoa nào cũng trượt

Ông cưới vợ từ năm mười sáu tuổi Vợ là Phạm Thị Mẫn từ một cô gái quê,

hơn ông một tuổi, là con gái nhà dòng, nhưng lại lấy chồng kẻ chợ Bà Tú tần tảo,

thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình, bà đã đi vào thi phẩm của ông chồngnhư một nhân vật điển hình hấp dẫn

37 năm của cuộc đời Tú Xương (1870 - 1907) nằm trọn trong giai đoạn lịch sử

vô cùng bi thảm: Triều đình nhà Nguyễn vốn lạc hậu và bảo thủ, đang trên đà suy sụp,rốt cuộc đã bán đứng đất nước ta cho thực dân Pháp Cuộc đời ông nằm gọn tronggiai đoạn nước mất, nhà tan Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội

có nhiều biến động, nhất là ở thành thị Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thịvào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong kiến được xác lập, nền kinh tế tư bản pháttriển ở một nước thuộc địa làm đảo lộn trật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần củanhân dân

Việc chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập vào Việt Nam đã làm thay đổisâu sắc đất nước ta về tất cả mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, đạo đức và xã hội.Thế nhưng Việt Nam đâu có trở thành một nước tư bản chủ nghĩa thực thụ! Trái lại nó

bị giam hãm trong cơ chế của một nước phong kiến nửa thuộc địa

Bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX là một bức tranh xám xịt, nhamnhở Toàn bộ vùng nông thôn rộng lớn vẫn chìm trong đêm tối của cảnh nghèo khốn,lạc hậu Còn ở các vùng kẻ chợ như Hà Nội và Nam Định (quê Tú Xương) thì phơibày một cảnh đời đồi bại và lố lăng

Nguyễn Khuyến trước thi đỗ là một thôn dân sau khi từ quan về ở ẩn, lại tiếp

tục sống ở nông thôn Quê ông là một vùng chiêm trũng hễ cứ mưa là lụt Mà lụt thìlàng xóm lập tức biến thành cô đảo, cắt đứt liên lạc với các làng khác Còn cảnh quanmùa khô là những ao chuôm, những ngõ nhỏ tre pheo heo hút Nguyễn Khuyến, nhưvậy, là gắn cả đời mình với tư tưởng và tình cảm của người nông dân, với quê hương

làng cảnh Bắc Bộ Ông là một nhà nho nông thôn Tú Xương, ngược lại, cả đời sống

ở đô thị, hay ít nhất cũng ở một làng ven đô nay đã đô thị hóa: “Trời xui khiến vậy

sông nên bãi/ Ai khéo xoay ra phố cả làng” Ông rõ ràng là một nhà nho đô thị, thậm chí đô thị hiện đại (thành thị).

Trang 10

Như vậy, Tú Xương là một nhà nho không gặp thời, sống trong hoàn cảnh Nhohọc suy tàn đang chuyển sang Tây học Ông là người có tài, chữ tốt văn hay nhưng trí

óc ngang tàng, không thể ép mình vào cái quy chế cổ hủ, bó buộc của khoa trường cũrích, nên bước khoa cử cứ lận đận và cuộc đời cũng gặp nhiều khó khăn cũng nhưngười dân Việt Nam lúc bấy giờ dưới chế độ thực dân nửa phong kiến

1.2.2 Sự nghiệp văn chương

Tú Xương mất sớm, ông chưa đi trọn con đường sáng tác của mình Nhưngnhững tác phẩm Tú Xương để lại có tác dụng như một bản cáo trạng đanh thép lên án

xã hội thực dân nửa phong kiến trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX

Tình hình văn bản tác phẩm của Tú Xương hết sức phức tạp Ông sáng tác rấtnhiều và thất lạc cũng nhiều Không có những công trình đáng tin cậy tập hợp tácphẩm khi tác giả còn sống hoặc vừa nằm xuống Sinh thời, nhà thơ sáng tác dườngnhư chỉ để tiêu sầu hoặc mua vui, thơ làm đọc lên cho vợ con, bạn bè nghe, rồi tùy ýtruyền khẩu Những tác phẩm hiện nay phần nhiều do bạn bè, người thân cận ghi chéplại và do đó cũng bị cải biên ít nhiều Ông viết khoảng 150 bài thơ bằng chữ Nôm với

đủ các thể loại Ngoài ra, ông có dịch một số thơ Ðường

Không còn là những chủ đề thể hiện tấm lòng “minh triết bảo thân”, hay đề caoluân thường đạo lí của đạo đức phong kiến Không còn là kiểu lấy cảnh ngụ tình nhưvăn thơ đời trước mà là nhìn thẳng nói thẳng Tú Xương là một trong số ít tác giảtrong văn thơ trung đại hầu như không viết về thiên nhiên Chủ đề – đề tài trong thơông mang đậm chất hiện thực Từ việc người ta học gì chơi gì, đến chuyện đời thườngcủa chính nhà thơ Nhân vật trong thơ Tú Xương là những cá nhân riêng cụ thể, lànhững con người có đủ danh phận, không còn là những nhân vật theo loại như trướckia Vì thế ông không úp úp mở mở, nói bóng nói gió bình phẩm ai mà ông nhìnthẳng nói thẳng Tổng quát hóa thơ Tú Xương có ba đề tài chính là là bức tranh Tâyhóa, hình ảnh người phụ nữ và hình ảnh những nhà Nho trong xã hội đảo điên này

Về nội dung, thơ Tú Xương mang tính chất hiện thực cao độ, phản ánh cả một

xã hội “kẻ chợ” (thành phố Nam Định) với đủ mọi hạng người, và phản ánh sự suyđồi của nền đạo đức luân lí trong thời buổi giao thời ấy Thơ văn Tú Xương cũngkhắc hoạ được hình tượng một “nhân vật của thời đại” Đó là bản thân Tú Xương:một nhân vật có tâm hồn cao đẹp và lãng mạn, có phẩm cách, tài năng xuất chúngnhưng tiếc thay lại chưa tìm được cho mình một lí tưởng chân chính, rốt cuộc trởthành một nhân vật bi kịch Không ở đâu “cái tôi” được miêu tả một cách sắc nét và

Trang 11

đầy cá tính như trong thơ văn Tú Xương Đó chính là “sự gặp gỡ không hẹn mà nên”giữa thơ Tú Xương với các trường phái văn học phương Tây.

Thơ văn Tú Xương cũng hàm chứa những tình cảm vô cùng sâu sắc: Nhữngnối ưu tư với số phận của đất nước, với nền văn học và đạo đức của dân tộc, vớinhững thiên tai, với muôn ngàn cảnh khổ của con người và nỗi đau đớn dằn vặt khônxiết kể của chính nhà thơ Thơ văn Tú Xương còn ghi lại hình ảnh người vợ mà nhàthơ vô cùng yêu quí Đó là hình ảnh của một phụ nữ Việt Nam điển hình, cho đến nayvẫn khiến chúng ta rung cảm

Về nghệ thuật, thơ Tú Xương đạt tới đỉnh cao bậc nhất ở thời đại ông Tú

Xương hầu như hoàn toàn chỉ sáng tác thơ nôm Ông là người khẳng định triệt để giátrị và khả năng to lớn của tiếng Việt Ông được người đời sau tôn là bậc “thần thơthánh chữ” Ngôn từ của ông tài tình không kém nữ sĩ Hồ Xuân Hương trước kianhưng phong phú hơn Tính chất trào phúng vốn có nguồn gốc sâu xa trong bản tínhcủa con người Việt Nam, đến Tú Xương đã được sử dụng triệt để và tung hoành nhưmột lợi khí sắc bén Tiếng cười trong thơ Tú Xương mạnh mẽ, luôn tạo nên những

“cú chết bất ngờ” cho kẻ nào bị ông đả kích Tú Xương, cũng như Vũ Trọng Phụngsau này, có biệt tài đưa những mảng hiện thực gần như trần trụi của cuộc sống vàotrong thơ văn, vậy mà lại tạo ra được những tác phẩm hay đến mức thần tình

Tú Xương mất đã gần 110 năm, vậy mà văn thơ của ông đối với chúng ta hômnay vẫn gần gũi, vẫn sống động vô cùng

2. Nội dung biểu hiện con người cá nhân trong thơ Trần Tế Xương

2.1 Con người ý thức về tài năng, nhân cách

Nói đến cái tôi là nói đến một tính cách mạnh mẽ, sắc bén, ưu việt, đầy cá tính Chính vì vậy, cái tôi trước hết thuộc về “những đấng tài hoa” trong đời.

Tú Xương là người có đầy đủ bản lĩnh để khẳng định cái tôi của mình:

Ta nghĩ như ta có dại gì?

Ai chơi chơi với chẳng cần chi!

Kìa thơ tri kỉ đàn anh nhất,

Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì.

Ăn mặc vẫn ra người thiệp thế, Giang hồ cho biết mặt tương tri…

(Tự đắc)

Trang 12

Qua nhiều lần trượt thi nhưng ông vẫn luôn quyết tâm và tâm huyết với cuộcđời đèn sách:

Năm nay ta học, sang năm đỗ Chẳng những lương đường có thủ khoa

(Than thân chưa đạt)

Hỏng thi liên tiếp nhưng ông vẫn tin vào bản thân mình và tìm ra lí do biệnminh cho việc thi hỏng Thời Tú Xương đi thi, kết quả được niêm yết vào hai bảng:bảng lớn đề tên những người trúng tuyển, bảng nhỏ đề tên người thi hỏng với lí donhư không đủ điểm, phạm trường quy, nộp chậm, Tú Xương phạm vào cái lỗi thứhai ấy nhưng ông vẫn ngông bằng việc tưởng tượng mình thi đỗ:

Ông trông trên bảng thấy tên ông Ông tớp rượu vào ông nói ngông.

Trên bảng năm hai thầy cử đội Bốn kì mười bảy cái ưu thông.

(Đi thi nói ngông)

Theo thể lệ thi cử lúc bấy giờ chỉ lấy đậu có năm mươi cử nhân, Tú Xương lạimiêu tả có năm mươi hai vị cử nhân đứng dưới mình Và, cả bốn kì, tối đa chỉ cómười sáu ưu thông, vậy mà tác giả khẳng định mình có đến mười bảy cái ưu thông!Thật không thể ngông hơn nữa!

Cái ngông của Tú Xương rất tự nhiên, rất dễ dàng vì nó xuất phát từ tính cách,

từ cuộc đời và cũng có phần từ xã hội Sự bất minh trong thi cử cộng với tính cáchphóng khoáng, ngông nghênh của mình mà Tú Xương có đến tám lần hỏng thi nhưngông vẫn ý thức rất rõ tài năng của mình:

Rõ thực Nôm hay mà chữ tốt Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy.

(Buồn thi hỏng)

Văn hóa Nho giáo – một thứ “văn hóa xấu hổ”, nhằm thức tỉnh lòng tu ố củacon người, để con người tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mựcđạo đức xã hội Xã hội đó rất trọng cái danh, “danh bất chính, tắc ngôn bất thuận”,cho nên “Nam nhi vị liễu công danh trái; tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” Tú

Trang 13

Xương cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng đó, cho nên ông cũng quyết một lần “vinhquy”:

Ta phải trả xong cái nợ ta

Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà”

Tài hoa và ngông nghênh là hai đặc điểm nổi bật và tồn tại song song trong conngười Tú Xương Tuy nhiên, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chính vìnhà thơ tài hoa và ý thức được tài năng của mình nên đó là điểm xuất phát, là cơ sởcủa cái ngông Nhưng, ngông nghênh cũng góp phần thể hiện và khẳng định tài hoacủa mình Có tài hoa thực sự thì cái ngông ấy mới được mọi người chấp nhận, vàcàng được chấp nhận thì càng khẳng định được ông là một người tài hoa Nhưng cáingông nghênh và tài hoa đó cùng với cảnh nghèo khó làm nên tấn bi kịch trong suốtcuộc đời Trần Tế Xương

2.2 Con người ham chơi

Tú Xương căn bản là một người lạc quan, yêu đời Cái nết “ham chơi” của ôngvượt xa Nguyễn Khuyến và không hề thua kém các thi nhân như Lí Bạch, NguyễnCông Trứ… Đó chính là cội nguồn tạo nên cả một mảng thơ đáng kể mang nội

dung “Phong nguyệt tình hoài, giang hồ khí cốt”, trong đó cái hoan (vui) hết sức nổi trội và thú vị, át hẳn cái bi (buồn)

Lí Bạch có câu: “Nhân sinh đắc ý tu tận hoan” (Vui cho đẫy khi ta đắc ý) Tú

Xương với bản chất đặc biệt sống động, còn làm được hơn thế: ông đã tận

hưởng niềm vui đời ngay cả trong khi ông gặp toàn những điều “thất ý” chứ không

phải là “đắc ý”, đúng như lời của văn hào Nga L Tolstoy: “Khó khăn hơn cả và hoan

Trang 14

lạc hơn cả là biết yêu cuộc sống với những nỗi đau khổ của mình” Tú Xương khônggiấu giếm cái lòng ham hố vui sống của mình:

Một trà một rượu một đàn bà,

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta…

(Ba cái lăng nhăng)

Tú Xương là một “tay chơi” có hạng trong làng “hát ả đào” Ông tán thưởnghình thức sinh hoạt văn hóa dân tộc này mà ông thấy rất “hay” và “không đến nỗi tệhại”, trong khi ông cực lực phản đối việc đàn bà con gái Việt Nam lấy Tây cũng nhưtrò đồng bóng:

Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay, Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày.

Năm canh to nhỏ tình dơi chuột, Sáu khắc mơ màng chuyện nước mây…

(Tết tặng cô đầu)

Lòng ham vui, yêu đời ấy quả thật là nét nổi bật của cái tôi nơi Tú Xương

khiến hình ảnh ông mãi mãi không phai mờ trong tâm tưởng của chúng ta

Một con người có bản tính vui tươi như thế mà rốt cuộc phải lìa đời trongnhững nỗi buồn bã chán chường: điều ấy cho thấy cái xã hội thời Tú Xương đã tàn tạ,

ảm đạm và ngột ngạt đến mức nào!

Tuy nhiên ta cũng cần lưu ý rằng không nên đồng nhất giữa tác phẩm và tiểu

sử của nhà thơ bởi trên thực tế ta không có một Tú Xương ăn chơi, bất cần đời nhưvậy Việc cường điệu, nói quá sự ăn chơi của mình rõ ràng là dụng ý của nhà thơ mộtmặt nhằm đạt hiệu quả trào phúng cho thể loại này, mặt khác để bày tỏ sự khinh bỉcủa ông trước thực tại xã hội đen tối Và ông đã thực sự thành công khi độc giả đếnvới thơ ông mà không hề thấy khinh ghét những tật xấu của ông, không thấy coithường sự nghiệp công danh “ăn lương vợ”, cũng không oán trách ông bất lực trước

Trang 15

hoàn cảnh gia đình và xã hội mà từ đó người ta có cái nhìn đúng đắn hơn về thờicuộc, hiểu được tấm lòng, con người của Tú Xương trong một thời đại đầy biến độngnhư vậy.

2.3 Con người với ý thức tự thẹn, tự trào

Nhắc đến Tú Xương ta vẫn không thôi buồn man mác về một nhà thơ lỡ thời,cuộc sống với ông là những thất vọng, bất công, nghèo khổ vì miếng cơm, manh áo,xót xa vì nỗi khổ tâm cho bản thân, gia đình và vận mệnh của dân tộc Vậy mà ôngkhông hề lên tiếng trách đời, trách người, ngược lại ông vẫn nhìn cuộc đời một cáchthản nhiên bằng những tiếng cười hóm hỉnh nhưng nhiều khi cũng là tiếng cười rơinước mắt Những điều ông nói ra bằng giọng khôi hài, trào phúng như để nhạo bángbản thân mình hay để che lấp vẻ thảm thiết, ảo não của một tâm hồn đau đớn TúXương được xem là bậc thầy và là người khai sáng ra dòng thơ trào phúng trong bộphận văn học viết nói chung và của văn chương nhà nho nói riêng qua kiểu tự tràođầy bản ngã

Nếu như Nguyễn Khuyến với kiểu tự trào ý nhị, kín đáo thông qua hình ảnh để

nói về mình tiểu biểu như một số bài: Vịnh tiến sĩ, Vịnh Kiều, Tạ người tặng hoa trà, Thân già và Ông phỗng đá:

Ông đứng làm chi đó hỡi ông Trơ trơ như đá vững như đồng Đêm ngày giữ gìn cho ai đó Non nước đầy vơi ông biết không?

Tú Xương tự trào một cách trực tiếp, không hề giấu giếm tật xấu của mình.Trong kiểu tự trào phủ định, Tú Xương có một lối trào lộng vô cùng độc đáo Đó làbức chân dung kí họa về hình dung của chính bản thân mình Trước hết đó là mộthình dung xấu xí khác thường:

Râu rậm bằng chổi Đầu to tày đình

(Thầy đồ dạy học)

Biết tự cười mình luôn là bản lĩnh rất lớn và ngạo nghễ của những người có cátính Và rồi ông lôi tất cả những tật xấu của mình ra để mà tự giễu Đó là sự ăn diện,nét phong lưu, tài ỷ lại Ông không tiếc lời để nói về những tật xấu của mình:

Vị Xuyên có Tú Xương

Dở dở lại ương ương

Trang 16

Cao lầu thường ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lường

Ở phố Hàng Nẫu có phỗng sành Mắt thời thao láo mặt thời xanh Vuốt râu nịnh vợ con bu nó, Quắc mắt khinh đời, cái bồ anh Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè, trai giá đủ tam khoanh Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi

Cứ việc ăn chơi chẳng học hành

(Tự cười mình)

Ông lôi tất cả những cái xấu của bản thân mình ra mà phô bày với thiên hạ,không một chút giấu giếm Qua những vần thơ của ông, bản thân ông hiện lên là mộtngười với đầy đủ tật xấu, nào là thích bài bạc, rượu chè, chỉ lo hưởng thụ cho bảnthân mà không chịu học hành Hết kể những tật xấu của mình ra ông lại mang cảnhững sở thích của bản thân ra mà cười cợt:

Nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu,

Hay hát, hay chơi, hay nghề xuống long

Quanh năm phong vận, áo hàng Tàu, khăn nhiễu tím, ô Nhật Bản xanh

Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng

(Phú hỏng thi)

Bằng giọng điệu trào phúng, mọi khía cạnh của bản thân ông đều trở nên xấu

xí để làm đối tượng trào lộng Hết những ăn chơi ông quay sang kể dến những sự dốtnát của bản thân để cợt nhả:

Tấp tểnh người đi tớ cũng đi Cũng lều cũng chõng cũng đi thi Tiễn chân cô mất ba đồng chẵn,

Sờ bụng thấy không một chữ gì

(Đi thi)

Tự cảm thấy không phải với vợ con và với chính mình nhà thơ đã dùng tiếngcười tự trào để giải thoát cho mình, tự khẳng định nhân cách của mình Ông tự tràobằng cách tự chế giễu cái xấu của bản thân, tiếng cười của ông có mục đích, đốitượng rõ ràng Bằng kiểu tự trào phủ định, Tú Xương đã chế giễu, đã phê phán tính

Ngày đăng: 23/05/2018, 14:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Đăng Na (chủ biên) (2005), Văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Na (chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐạiHọc Sư Phạm Hà Nội
Năm: 2005
3. Nhiều tác giả (2001), Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
4. Nhiều tác giả (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1997
5. Trần Đình Sử (1993), Dẫn luận Giáo trình Thi pháp học, Nxb ĐH sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận Giáo trình Thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb ĐH sư phạmthành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1993
6. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Đại họcquốc gia Hà Nội
Năm: 2005
7. Trần Nho Thìn (2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa
Tác giả: Trần Nho Thìn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
8. Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên) (2008), Văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2008
9. Lê Trí Viễn (2010), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Lê Trí Viễn
Nhà XB: NXB Khoa học xãhội
Năm: 2010
10. Lê Thu Yến (chủ biên) (2008), Văn học Việt Nam văn học trung đại những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam văn học trung đại nhữngcông trình nghiên cứu
Tác giả: Lê Thu Yến (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w