Luận án tập trunglàm rõ đặc trưng phong cách ngôn ngữ thơ Bùi Giáng ở ba phương diện tínhnhạc, mã hình tượng và cấu trúc văn bản.. Định hướng tiếp cận phong cách ngôn ngữ tác giảchọn đặc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ KHẮC CƯỜNG
Phản biện độc lập 1:
Phản biện độc lập 2:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại:
vào hồi ……… giờ ……… ngày ……… tháng ……….năm………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trang 3
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ thơ với cấu trúc đặc biệt, góp phần quan trọng làm nên sự kỳ diệucủa ngôn ngữ con người Tìm hiểu ngôn ngữ thơ, chúng ta không thể không quantâm tới phong cách tác giả Giải mã ngôn ngữ của những tác giả tài năng nhằmkhẳng định ngôn ngữ dân tộc vốn giàu đẹp đang chuyển mình mạnh mẽ cùngnền văn hóa, văn học nước nhà Vào nửa cuối thế kỷ XX, Bùi Giáng (1926 -1998) được chú ý như một hiện tượng thơ ca Việt Nam, mang phong cách riêng.Hiện nay vẫn chưa có công trình chuyên sâu nào tìm hiểu đa diện phong cáchthơ Bùi Giáng dưới góc nhìn ngôn ngữ học
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng chính của luận án là phong cách ngôn ngữ Bùi Giáng trong thể loạithơ Chúng tôi phải xây dựng được cơ sở lý thuyết về phong cách ngôn ngữ tácgiả văn chương và tìm hiểu phong cách ngôn ngữ thơ Bùi Giáng theo hướng tiếpcận mới dưới sự chi phối của phong cách ngôn ngữ thể loại Luận án tập trunglàm rõ đặc trưng phong cách ngôn ngữ thơ Bùi Giáng ở ba phương diện tínhnhạc, mã hình tượng và cấu trúc văn bản Kết quả có thể cung cấp dẫn chứng,góp phần xác định đặc điểm ngôn ngữ thơ ca hậu hiện đại Việt Nam cũng như vịtrí của Bùi Giáng trong khuynh hướng văn học ấy
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết giao tiếp, Phong cách học, Ngôn ngữ học, chúng tôi trìnhbày hệ thống các vấn đề lý luận như hoạt động giao tiếp thơ, phong cách ngônngữ thơ, phong cách phong cách ngôn ngữ tác giả Ngoài ra, luận án còn đề xuấtmột quy trình chọn đặc trưng phong cách ngôn ngữ thể loại làm hệ quy chiếu khikhảo sát phong cách ngôn ngữ tác giả Luận án chỉ ra nét riêng về tính nhạc; mãhình tượng và những phương tiện, phương thức tạo mã hình tượng; cấu trúc vănbản trong thơ Bùi Giáng Từ đó, chúng tôi rút ra những đặc trưng ngôn ngữ thơlàm nên phong cách của ông Xuất phát từ một hiện tượng cụ thể, luận án bổ
Trang 4sung những căn cứ khoa học về mặt ngôn ngữ để làm sáng tỏ đặc điểm của thơ
ca hậu hiện đại Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê ngôn ngữ học, miêu tả, phân tích ngôn ngữ học vàphân tích tu từ học, so sánh
5 Ngữ liệu nghiên cứu và giới hạn của đề tài
5.1 Ngữ liệu nghiên cứu
09 tập thơ của Bùi Giáng là đối tượng nghiên cứu chính với 922 bài Trong
đó có 720 bài thơ lục bát, 115 bài thơ tám chữ và 87 bài bảy chữ Ngoài ra, luận
án sử dụng 64 bài thơ của Huy Cận (22 bài thơ lục bát, 30 bài thơ bảy chữ, 12bài thơ tám chữ) và 37 bài thơ của Nguyễn Duy (26 bài thơ lục bát, 11 bài thơtám chữ) làm đối tượng so sánh chính
5.2 Giới hạn của đề tài
Các vấn đề hòa phối thanh điệu, tổ chức nhịp điệu, cách thức hiệp vần trongthơ Bùi Giáng được khảo sát trên phạm vi dòng thơ Luận án chỉ lựa chọn khảosát những phương tiện và phương thức ngôn ngữ tiêu biểu tạo mã hình tượng.Cấu trúc văn bản chủ yếu được tìm hiểu ở phương diện hình thức tổ chức với bayếu tố bài thơ, khổ thơ và dòng thơ
6 Đóng góp của luận án
6.1 Đóng góp về lý luận
Luận án trình bày hệ thống lý luận chung về hoạt động giao tiếp thơ và phongcách ngôn ngữ tác giả, một đối tượng còn nhiều khoảng trống trong Phong cáchhọc, Ngôn ngữ học ở nước ta Định hướng tiếp cận phong cách ngôn ngữ tác giảchọn đặc trưng phong cách ngôn ngữ thể loại làm hệ quy chiếu là cách thức mới,đặt ra vấn đề cần quan tâm cho giới khoa học Ngữ văn
6.2 Đóng góp về thực tiễn
Đây là công trình đầu tiên khảo cứu về phong cách ngôn ngữ thơ Bùi Giángdưới góc nhìn ngôn ngữ học Những bảng thống kê mô hình hòa phối thanh điệu,
Trang 5vần, nhịp, các phương tiện và phương thức ngôn ngữ, cấu trúc bài thơ, đượcBùi Giáng sử dụng sẽ cung cấp nguồn ngữ liệu cho những độc giả yêu mến thi sĩđặc biệt này Đóng góp của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho học sinh,sinh viên, giáo viên trong việc thẩm bình thơ ca
7 Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung luận án gồm bốn chương:Chương 1: Tổng quan và những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.Chương này trình bày tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và những cơ sở lýluận về hoạt động giao tiếp thơ, phong cách ngôn ngữ thơ, phong cách ngôn ngữtác giả Chúng tôi xác định mối quan hệ biện chứng giữa phong cách ngôn ngữtác giả và phong cách ngôn ngữ thể loại, đề xuất quy trình nghiên cứu phongcách ngôn ngữ tác giả trong sự chi phối của phong cách ngôn ngữ thể loại
Chương 2: Đặc trưng tính nhạc trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng Nhiệm vụchương 2 là thống kê, miêu tả và phân tích đặc trưng ngữ âm tạo nên tính nhạctrong thơ Bùi Giáng như hòa phối thanh điệu, tổ chức nhịp điệu, cách thức hiệpvần, lặp âm
Chương 3: Đặc trưng mã hình tượng trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng Qua việcxác định các loại mã hình tượng tiêu biểu trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, chương
3 trình bày thống kê, miêu tả và phân tích đặc trưng các phương tiện và phươngthức ngôn ngữ tạo nên những mã hình tượng ấy
Chương 4: Đặc trưng cấu trúc của văn bản thơ Bùi Giáng Chương này thống
kê, khảo sát mô hình cấu trúc văn bản về mặt hình thức trong thơ Bùi Giáng Từ
đó, chỉ ra những mô hình cấu trúc tiêu biểu, mang dấu ấn cá nhân nhà thơ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là hiện tượng thú vị, thơ Bùi Giáng từ trước 1975 đã được các nhà phê bìnhvăn học quan tâm Vào giai đoạn 1954 - 1975 ở miền Nam Việt Nam, đời và thơ
Trang 6ông thường xuất hiện trong các bài viết của Nguyễn Đình Tuyển, Cao Thế Dung,Minh Huy, Tạ Tỵ, Từ năm 1973 đến thập kỷ 20 của thế kỷ XXI, có 03 số báochuyên đề về Bùi Giáng Đó là Tạp chí Văn (số 15, 1973) của Nguyễn ĐìnhVượng; Tạp chí thời Văn (số 19, 1997) của Nxb Đồng Nai; Suối nguồn 12 (kỷniệm 15 năm ngày mất của Bùi Giáng, 2013) của Trung tâm Dịch thuật HánNôm Huệ Quang Ngoài ra, sau khi ông tạ thế, bạn bè thân hữu liên tiếp xuất bảnnhiều ấn phẩm đặc san tưởng niệm thi sĩ họ Bùi Về sách, hiện có 05 quyển vềBùi Giáng gồm Tưởng nhớ thi sĩ Bùi Giáng (1999) của nhiều tác giả; Bùi Giáng– Thi sĩ kì dị (2005) của Trần Đình Thu; Bùi Giáng trong tôi (2005) của HồCông Khanh; Bùi Giáng trong cõi người ta (xuất bản lần đầu năm 2008, tái bảnnăm 2012) do Đoàn Tử Huyến chủ biên và Bùi Giáng qua 99 Giai thoại (2009)
do Huyền Ly sưu tầm và biên soạn Các công trình khoa học chọn đề tài thơ BùiGiáng không nhiều Chúng tôi tìm thấy 05 luận văn thạc sĩ: “Bùi Giáng, mộtcuộc đời, một cõi thơ” của Đinh Vũ Thùy Trang (2000), “Thơ Bùi Giáng” củaTrương Thị Mỹ Phượng (2007), “Hiện tượng thơ Bùi Giáng trong văn học đô thịmiền Nam” của Trần Thị Hòa (2008), “Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng” của
Lê Thị Minh Kim (2009), “Thơ Bùi Giáng dưới lăng kính phê bình cổ mẩu” củaTrần Nữ Phượng Nhi (2011)
Hiện nay, số lượng bài báo, khóa luận, luận văn ngôn ngữ học khảo sát thơ
Bùi Giáng rất ít
Về bài báo khoa học, ta có “Tượng số - Một bài thơ kì lạ của Bùi Giáng” (ĐỗAnh Vũ, 2007); “Lục bát Bùi Giáng” (Đỗ Anh Vũ, 2013); “Chào Nguyên xuân vàhành trình ẩn dụ ngôn từ của Bùi Giáng” (Đỗ Anh Vũ, 2010); “Lớp từ chỉ thờigian trong Rong rêu của Bùi Giáng” (Dương Thị Thanh Huyền ,2015); “Về thể
thơ tứ lục (4-6) của Bùi Giáng qua hai bài “Gái buồn” và “Nghe” trong tập Mưa
nguồn” (Nguyễn Thế Truyền, 2015)
Về khóa luận đại học và luận văn thạc sĩ nghiên cứu ngôn ngữ thơ Bùi Giáng,nguồn ngữ liệu chỉ có khóa luận “Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ trong thơ Bùi
Trang 7Giáng” của Nguyễn Hưng Quốc (2004) và luận văn “Phương thức tu từ trong thơBùi Giáng” của Nguyễn Đức Chính (2011).
1.2 Khái niệm phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ là những đặc trưng ngôn ngữ được tạo thành bởi sự lựachọn, sử dụng lặp đi lặp lại của một cá nhân hoặc một đối tượng được cá thể hóa(nhóm tác giả, thể loại, thời đại, lĩnh vực, ) ở một ngữ trường nhất định trongmột cộng đồng ngôn ngữ
1.3 Hoạt động giao tiếp thơ
1.3.1 Quan niệm giao tiếp trong hoạt động thơ ca
Thơ được xem như văn bản, sản phẩm của hoạt động chủ yếu trao đổi thái độ,tâm trạng, tình cảm của con người bằng chất liệu ngôn ngữ có cách thức tổ chứcđộc đáo, mang chức năng thi ca nổi trội Quan niệm về thơ trên đây đã gắn thơvới một dạng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Thực tế cho thấy hoạt động thơ
ca nói riêng, hoạt động văn chương nói chung cũng bao gồm đầy đủ các nhân tốgiao tiếp như nhân vật (người phát, người nhận), hoàn cảnh, mục đích, nội dung,phương tiện, cách thức giao tiếp Nhưng đặc điểm các nhân tố giao tiếp thơ ca cómột số khác biệt so với các nhân tố tương ứng thuộc hoạt động giao tiếp vănxuôi hay kịch
1.3.2 Đặc điểm các nhân tố giao tiếp trong hoạt động thơ ca
1.3.2.1 Nhân vật giao tiếp thơ
a Nhà thơ - người phát ngôn thơ
Tác giả - nguồn phát ở thơ ca (tiêu biểu thơ trữ tình) thường đồng nhất vớithể phát, nhân vật trữ tình, người trực tiếp bộc lộ tình cảm tương đương ngôi thứnhất Ngôn ngữ với họ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn trở thành đốitượng sáng tạo
b Độc giả - người tiếp nhận thơ
1.3.2.2 Hoàn cảnh giao tiếp thơ
1.3.2.3 Mục đích và nội dung giao tiếp thơ
Trang 8Giao tiếp thơ ca thực hiện hai mục đích về ngôn ngữ và biểu cảm Mục đích
về ngôn ngữ hướng vào chính bản thân ngôn ngữ Mục đích biểu cảm là nhằmbộc lộ tâm trạng, tình cảm và tác động, khơi gợi tâm trạng, tình cảm tương ứng
1.3.2.4 Phương tiện giao tiếp thơ - ngôn ngữ thơ
Phương tiện giao tiếp thơ là ngôn ngữ thơ, một dạng ngôn ngữ nghệ thuật đặcthù Ngôn ngữ thơ với chức năng thi ca ưu thế là ngôn ngữ dùng trong văn bảnthơ, có cách tổ chức đặc biệt để phản ánh đời sống tâm tư, tình cảm con người
dưới dạng những hình tượng nghệ thuật thơ
1.3.2.5 Cách thức giao tiếp thơ
Giao tiếp thơ bao gồm cả hai cách thức gián tiếp và trực tiếp
1.4 Phong cách ngôn ngữ thơ
1.4.1 Khái niệm phong cách ngôn ngữ thơ
Phong cách ngôn ngữ thơ là những đặc trưng ngôn ngữ được tạo ra do sự lựachọn sử dụng ngôn ngữ lặp đi lặp lại của nhà thơ khi tham gia giao tiếp thuộcngữ trường thơ ca nhằm thực hiện chức năng thi ca của ngôn ngữ đó
1.4.2 Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ thơ
1.4.2.1 Tính nhạc của ngôn ngữ thơ
a Khái niệm tính nhạc
Tính nhạc của ngôn ngữ thơ có thể được hiểu là những đặc trưng ngữ âm củangôn ngữ thơ mang phẩm chất âm thanh như nhạc được tạo ra bởi những phươngtiện và cách thức tổ chức ngôn ngữ đặc thù trong thơ
b Những yếu tố tạo tính nhạc trong thơ
Giai điệu, nhịp điệu và hòa âm
1.4.2.2 Tính hình tượng
a Khái niệm tính hình tượng
Ngôn ngữ mang tính hình tượng khi nó có khả năng biến đổi nghĩa, mangnghĩa khác được hình thành từ quá trình biểu tượng hóa bằng các thủ pháp tạonghĩa cũng như thao tác tư duy trừu tượng
Trang 9b Đặc điểm tính hình tượng trong ngôn ngữ thơ
Thuộc ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ tất yếu cũng mang tính hình tượng.Nhưng do độ hàm súc cao của thơ, hình tượng ngữ âm, hình tượng trong từ vàcụm từ trở thành những yếu tố quan trọng
c Các cách thức cơ bản tạo hình tượng ngôn ngữ trong thơ
Thao tác lựa chọn và kết hợp
d Quan niệm về mã hình tượng trong văn chương
Mã hình tượng trong văn chương có thể được hiểu là một loại tín hiệu đặcbiệt được tạo ra từ tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật nhưng tồn tại dưới dạng tín hiệuphi vật chất về cả cái biểu đạt và cái được biểu đạt Chúng tôi phân chia mã hìnhtượng ra hai loại: mã hình tượng toàn thể và mã hình tượng bộ phận Mã hìnhtượng toàn thể là tín hiệu cuối cùng thể hiện ý nghĩa, tư tưởng chủ đề của tácphẩm Còn mã hình tượng bộ phận thì góp phần cấu tạo mã hình tượng toàn thể
1.3.2.3 Cấu trúc của văn bản thơ
a Quan niệm về cấu trúc của văn bản thơ
Mô hình mối quan hệ tôn ty giữa các cấp độ trong văn bản thơ
b Đặc điểm các yếu tố trong cấu trúc văn bản thơ
1.5 Phong cách ngôn ngữ tác giả
1.5.1 Khái niệm phong cách ngôn ngữ tác giả
Phong cách ngôn ngữ tác giả là những đặc trưng ngôn ngữ bền vững của một
cá nhân, vừa thể hiện tính khu biệt cao, nổi bật so với các tác giả khác cùng một
Dòng thơ Khổ thơ Bài thơ
Dòng thơ Bài thơ
Hoặc
Trang 10ngữ trường văn chương vừa góp phần phản ánh đặc điểm của ngôn ngữ được sửdụng ở ngữ trường ấy trong một thời đại nhất định
1.5.2 Đặc điểm phong cách ngôn ngữ tác giả
1.5.2.1 Tính trội
Tính trội, tức “nổi bật, hơn hẳn những cái khác” [105, tr.737] Biểu hiện đầutiên của tính trội ngôn ngữ là sự lặp đi lặp lại ở nhiều tác phẩm những phươngtiện ngôn ngữ quen dùng Nhưng bên cạnh sự nổi trội về hình thức ấy còn cầnnhấn mạnh đến sự nổi trội về giá trị, chức năng của các phương tiện, phươngthức ngôn ngữ được tác giả thường sử dụng
1.5.2.2 Tính lệch chuẩn
Ngôn ngữ mang tính lệch chuẩn là ngôn ngữ được tạo nên từ hiện tượng sửdụng ngôn ngữ lệch chuẩn Trong hoạt động văn chương, nó biểu hiện cá tínhsáng tạo của người sáng tác, làm nên phong cách ngôn ngữ tác giả Sự sáng tạonày xảy ra ở các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
a Sáng tạo thuộc lĩnh vực ngữ âm
b Sáng tạo thuộc lĩnh vực từ vựng
Sáng tạo cái biểu đạt mới và cái được biểu đạt mới, sáng tạo cái biểu đạt mới
để thể hiện cái được biểu đạt cũ, sáng tạo cái được biểu đạt mới trong cái biểuđạt cũ
c Sáng tạo thuộc lĩnh vực ngữ pháp
Sáng tạo cụm từ thẩm mỹ, sáng tạo câu thẩm mỹ
1.5.3 Những nhân tố tạo nên phong cách ngôn ngữ tác giả
1.5.3.1 Những nhân tố bên trong tác giả
a Thế giới quan, nhân sinh quan và quan điểm sáng tác của tác giả
b Mục đích giao tiếp
c Năng lực ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả
1.5.3.2 Những nhân tố bên ngoài tác giả
a Độc giả
Trang 111.5.5 Quy trình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả
Khâu thứ nhất: khảo sát phong cách ngôn ngữ tác giả gắn liền với đặc trưngphong cách ngôn ngữ thể loại
Sơ đồ mối quan hệ giữa phong cách ngôn ngữ tác giả và thể loại
Khâu thứ 2: khảo sát đặc trưng khu biệt trong phong cách ngôn ngữ tác giả sovới các tác giả khác cùng thời đại và khác thời đại
1.6 Tiểu sử Bùi Giáng
1.7 Tiểu kết
CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG TÍNH NHẠC TRONG NGÔN NGỮ THƠ BÙI GIÁNG
Phong cách ngôn ngữ thể loại
Phong cách ngôn ngữ tác giả
Ngữ
âm
Từ vựng
- ngữ
nghĩa
Ngữ pháp
Đặc
trưng
1
Ngữ âm
Từ vựng
- ngữ nghĩa
Ngữ pháp
Đặc trưng
2
Ngữ âm
Từ vựng
- ngữ nghĩa
Ngữ pháp
Đặc trưng
n
Trang 122.1 Đặc trưng hòa phối thanh điệu trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng
2.1.1 Đặc trưng hòa phối thanh điệu trong ngôn ngữ thơ lục bát Bùi Giáng 2.1.1.1 Thanh điệu trong ngôn ngữ thơ lục bát Bùi Giáng
Số liệu cho thấy Bùi Giáng dùng thanh bằng cao nhất (64,23%), thanh trắcthấp nhất (35,77%) Lục bát Bùi Giáng không thiếu tính tự sự, song âm điệu trữtình êm ái không vì thế bị hạn chế nhờ việc vận dụng vượt trội các thanh bằng Với Bùi Giáng, khoảng cách thanh cao thấp được rút ngắn lại (57,68%/42,32%) Thơ ông vì thế tồn tại hai âm sắc khá rõ Bên cạnh âm sắc bổng là âmsắc trầm Các thanh thấp (huyền, hỏi, nặng) xuất hiện nhiều đã mang giai điệu
êm đềm, lắng sâu vào lục bát Bùi Giáng, góp phần biểu hiện những cảm xúc suy
tư, chất chứa tâm sự
2.1.1.2 Hòa phối thanh điệu trong ngôn ngữ thơ lục bát Bùi Giáng
a Hòa phối thanh điệu ở dòng lục
Nét riêng của Bùi Giáng thể hiện qua những mô hình phối điệu biến thể BùiGiáng có đến 21 mô hình biến thể với 117 dòng thơ (tỷ lệ 2,98%) Chúng tôi chia
21 mô hình này thành ba nhóm như sau: nhóm thứ nhất là các mô hình biến thểtiếng thứ 2 dòng lục (thanh bằng chuyển thành trắc), nhóm thứ hai là các môhình biến thể tiếng thứ 4 dòng lục (thanh trắc chuyển thành bằng), nhóm thứ ba
là các mô hình kết hợp biến thể tiếng thứ 2 và tiếng thứ 4 dòng lục Các cáchphối điệu biến thể ở dòng lục này thường tạo âm thanh trúc trắc, ngang ngang,mất chất thơ mà như lời nói thường Dòng thơ mang tính tự sự, trần thuật về một
sự tình nào đó
b Hòa phối thanh điệu ở dòng bát
Qua 18 mô hình phối điệu bằng trắc trên dòng bát của Hồ Hải (số 1 đến 18),Bùi Giáng sử dụng 17/18 mô hình (tỷ lệ 94,4%) Không như dòng lục, hòa phốithanh điệu ở dòng bát không diễn ra sự biến đổi âm luật rõ rệt
2.1.2 Đặc trưng hòa phối thanh điệu trong ngôn ngữ thơ bảy chữ, tám chữ Bùi Giáng
Trang 132.1.2.1 Thanh điệu trong ngôn ngữ thơ bảy chữ, tám chữ Bùi Giáng
Rõ ràng, số lượng thanh trắc tăng cao, tiệm cận thanh bằng Ở thơ bảy chữ, tỷ
lệ thanh bằng là 55,48%, tỷ lệ thanh trắc là 44,52% Còn thơ tám chữ có 59,17%thanh bằng và 40,38% thanh trắc Số liệu cho thấy dù tỷ lệ thanh trắc không caobằng thơ bảy chữ nhưng độ chênh lệch giữa tỷ lệ thanh bằng và trắc ở thể thơtám chữ Bùi Giáng vẫn dao động trong khoảng 14,4 đến 18,2 (ngoại trừ tậpMười hai con mắt) Vì thế, xu hướng trắc hóa vẫn xuất hiện ở thơ tám chữ Quabảng số liệu, thơ bảy và tám chữ Bùi Giáng đều sử dụng thanh cao nhiều hơnthanh thấp
2.1.2.2 Hòa phối thanh điệu trong ngôn ngữ thơ bảy chữ, tám chữ Bùi Giáng
Nếu hòa phối thanh điệu trong thơ tám chữ Bùi Giáng không có nhiều nét độcđáo thì thơ bảy chữ thể hiện rõ những dấu ấn riêng Dòng thơ bảy chữ Bùi Giángdùng mô hình phối điệu phá cách Nhóm mô hình phá cách ở tiếng thứ 4 (trắc
đổi thành bằng) hoặc tiếng thứ 6 (bằng đổi thành trắc) trong khuôn b-t-b; nhóm
mô hình phá cách ở tiếng thứ 4 (bằng đổi thành trắc) hoặc tiếng thứ 6 (trắc đổi
thành bằng) trong khuôn t-b-t Dòng thơ phối điệu phá cách này là một nốt nhấn
ngữ âm khác lạ, gây chú ý, cho thấy sự biến đổi giọng điệu bất thường
2.2 Đặc trưng tổ chức nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng
Nhịp điệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất, không thể thiếu củathơ Có loại thơ không vần nhưng không thơ nào không có nhịp Đảm nhận vaitrò tạo tính nhạc, nhịp thơ làm nên tiết tấu, âm hưởng thi ca Đối với thơ cáchluật, nhịp điệu đã được định hình trong thi luật Nhưng với những thi sĩ tài hoa,nhịp điệu còn mang cá tính người sáng tác
2.2.1 Cơ sở ngắt nhịp và cấu trúc nhịp điệu của dòng thơ
2.2.1.1 Cơ sở ngắt nhịp dòng thơ
Chúng tôi dựa trên những cơ sở ngôn ngữ để khảo sát nhịp điệu thơ BùiGiáng