Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến xây dựng phong cách tư duy của cán bộ, đảng viên theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh Tác giả Nguyễn Quang Du, với công trình: “Xây dựng p
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, nhất quán, gắn bóchặt chẽ, phát triển theo lôgic, đi từ suy nghĩ - phong cách tư duy(PCTD), đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện trong hoạtđộng sống hằng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phongcách sinh hoạt) Trong đó, PCTD có vai trò quan trọng hàng đầu, triphối đến hệ thống phong cách còn lại Học tập và rèn luyện theoPCTD của Người có ý nghĩa thiết thực đối với mọi thế hệ người ViệtNam Đối với chính trị viên (CTV), học tập và rèn luyện theo PCTD
Hồ Chí Minh, có ý nghĩa thiết thực trong việc tạo nên những nét riêng
trong lề lối, cách thức tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, mềm dẻo, linhhoạt của người chủ trì về chính trị ở phân đội Nó còn là cơ sở cho sựhình thành và phát triển hệ thống những phong cách khác củaCTV như phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cáchdiễn đạt Do đó, rất cần thiết phải lấy mô hình PCTD Hồ Chí Minhlàm căn cứ để xây dựng PCTD của CTV, giúp họ đáp ứng tốt hơn yêucầu thực hiện nhiệm vụ theo chức trách và xây dựng Quân đội vữngmạnh về chính trị trong tình hình mới
Nhận thức ý nghĩa và giá trị to lớn của PCTD Hồ Chí Minh, cáccấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ các cấp trong Quân đội đã lãnhđạo, chỉ đạo, triển khai nhiều chủ trương, biện pháp thiết thựcnhằm xây dựng PCTD cho CTV theo PCTD Hồ Chí Minh Theo
đó, phần lớn CTV đã có nhận thức đúng, tự giác học tập và rènluyện theo PCTD Hồ Chí Minh Đại đa số họ đã có tư duy độc lậpsáng tạo, thiết thực, luôn luôn gắn bó nhuần nhuyễn giữa lý luậnvới thực tiễn có phương pháp, cách thức làm việc hiệu quả, khảnăng ứng xử nhạy bén Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, một
bộ phận chủ thể xây dựng chưa nhận thức đúng, đầy đủ giá trị củaPCTD Hồ Chí Minh và tầm quan trọng của việc xây dựng PCTDcủa CTV theo PCTD Hồ Chí Minh; chưa phát huy tốt vai trò, tráchnhiệm trong tổ chức các hoạt động xây dựng Bên cạnh đó, một bộphận CTV chưa nhận thức rõ giá trị, tầm quan trọng của PCTD HồChí Minh, nên tiếp nhận hoạt động xây dựng chưa hiệu quả Ở bộphận này, trình độ tư duy lý luận còn hạn chế, giáo điều, khôcứng, chủ quan duy ý chí; khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễncòn thiếu tính sáng tạo, chưa thể hiện rõ dấu ấn của chủ thể trongcách nói, cách nghĩ và cách làm
Trang 2Hiện nay, sự nghiệp xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy,tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, mà trước hết làCTV phải có PCTD khoa học, mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm
vụ huấn luyện, xây dựng đơn vị và tiến hành công tác đảng, công tácchính trị (CTĐ, CTCT) Do vậy, hình thành và phát triển PCTD củaCTV theo PCTD Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thựctiễn cao Qua đây, cũng góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 -CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 87 - CT/QUTW củaQuân ủy Trung ương “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân”
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Xây dựng phong cách tư duy của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ triết học Đây là vấn đề có tính cấp thiết cả
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định xây dựngPCTD của CTV trong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra những yêu cầu xây dựng PCTDcủa CTV trong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh
- Đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng PCTD của CTVtrong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực chất và những nhân tố cơ bản quy định xâydựng PCTD của CTV trong QĐNDVN theo PCTD Hồ Chí Minh
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn và giảipháp cơ bản xây dựng PCTD của CTV theo PCTD Hồ Chí Minh.Phạm vi điều tra, khảo sát ở Sư đoàn 312, Sư đoàn 308 - Quân đoàn1; Sư đoàn 325 - Quân đoàn 2; Sư đoàn 316 - Quân khu 2; Sư đoàn
Trang 3395 - Quân khu 3; Trường Sĩ quan Chính trị; thời gian khảo sát từnăm 2011 đến nay.
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vềbản chất của tư duy, phương pháp tư duy biện chứng duy vật; tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựngphương pháp, phong cách của người cán bộ, đảng viên nói chung,CTV trong QĐNDVN nói riêng
* Cơ sở thực tiễn:
Luận án dựa vào kết quả điều tra, khảo sát và trao đổi với chỉ huy
ở các đơn vị cơ sở, cũng như các số liệu thực tế khác liên quan đến vấn
đề xây dựng PCTD của CTV trong QĐNDVN hiện nay theo PCTD HồChí Minh Luận án còn kế thừa kết quả của các tác giả đi trước về vấn
đề này, các nghị quyết, đề án và báo cáo tổng kết liên quan đến công tácxây dựng đội ngũ cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở
* Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các phương pháp nhậnthức khoa học như: phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; hệthống và cấu trúc; lôgíc và lịch sử; khái quát hoá và trừu tượng hoá;điều tra xã hội học; so sánh, thống kê; phương pháp sử dụng chuyêngia để làm rõ vấn đề dưới góc độ triết học
5 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm xây dựng PCTD củaCTV trong QĐNDVN theo PCTD Hồ Chí Minh
- Những nhân tố cơ bản quy định xây dựng PCTD của CTVtrong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản, đồng bộ có tính khả thi xây dựngPCTD của CTV trong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa lý luận của luận án:
Kết quả thu được của đề tài góp phần bổ sung, phát triển một
số vấn đề về cơ sở lý luận của việc xây dựng PCTD của CTV trongQĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trongnghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập ở các học viện nhà
Trang 4trường; xây dựng PCTD khoa học của CTV ở đơn vị cơ sở, đáp ứngyêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ của họ trong thời kỳ mới
7 Kết cấu của luận án:
Luận án bao gồm: mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến phong cách và phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Với cách phân tích và luận giải khá đầy đủ, tác giả Đặng Xuân
Kỳ (Chủ biên), với công trình: “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh”, cho rằng phải hiểu phong cách theo nghĩa rộng Lần đầu tiên
trong công trình này, đề cập khá toàn diện đến phong cách Hồ Chí
Minh Nét nổi bật nhất trong PCTD của Người là tinh thần độc lập, tựchủ, sáng tạo Điều kiện và cơ sở của PCTD Hồ Chí Minh là mọi suynghĩ đều xuất phát từ thực tiễn Việt Nam; Người luôn mở rộng tư duy,hướng tầm nhìn ra thế giới; không ngừng học tập nâng cao trình độ vănhoá làm giầu trí tuệ của mình
Trong công trình: “Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp”, của nguyên Thủ tướng Phạm Văn
Đồng, chỉ ra: Phong cách của Hồ Chí Minh được hình thành trong sựtương tác thống nhất biện chứng giữa những điều kiện khách quan vànhân tố chủ quan Điều kiện khách quan chính là yếu tố dân tộc, yếu
tố thời đại, điều kiện khách quan ấy đã tạo nên con người Hồ ChíMinh - một nhà lãnh đạo và nhà tổ chức cách mạng
Cũng với cách tiếp cận phong cách chính là nhân cách của mỗi cánhân, các tác giả Đinh Xuân Lâm và Bùi Đình Phong, có công trình:
“Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh” Các tác giả
này khẳng định: “Phong cách Hồ Chí Minh chính là con người Hồ ChíMinh” Theo đó, phong cách Hồ Chí Minh sẽ bao gồm tổng hòa cácyếu tố xã hội để tạo nên nhân cách Hồ Chí Minh
Khi bàn về PCTD và PCTD Hồ Chí Minh, trong công trình:
“Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh”, do tác giả Trần Văn Phòng (Chủ biên), với bài viết: “Bản chất phong cách tư duy Hồ Chí Minh”, tác giả đưa ra quan hệ giữa tác phong và phong cách.
Tác giả này cũng đưa ra quan niệm về PCTD Cũng trong bài viếtnày, tác giả cũng khẳng định nét đặc sắc nhất trong PCTD Hồ Chí
Trang 5Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, thiết thực gắn với thựctiễn đất nước và thời đại
Tiếp tục bàn về những đặc trưng trong PCTD của Hồ Chí Minh,
tác giả Cao Đức Thái , có công trình: “Những nét đặc sắc trong phong cách tư duy của Hồ Chí Minh” Trong bài viết này tác giả đã bước đầu
khái quát những biểu hiện đặc trưng trong PCTD của Hồ Chí MinhBàn về yếu tố cấu thành PCTD Hồ Chí Minh, tác giả Trần Sĩ
Phán, với công trình: “Góp phần tìm hiểu phong cách tư duy Hồ Chí Minh” và tác giả Song Thành, với công trình: “Theo phong cách Hồ Chí Minh”, vừa chỉ ra các yếu tố cấu thành PCTD Hồ Chí Minh, đồng thời
chỉ ra cơ chế biểu hiện của PCTD ấy Tác giả đã chỉ ra các yếu tố cấuthành PCTD Hồ Chí Minh đó là tư duy phương Đông, phương pháp tưduy biện chứng duy vật mácxít và tinh hoa văn hóa châu Âu trên nềntảng của những yếu tố di truyền đặc biệt ở Hồ Chí Minh
Các tác giả trong công trình: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và thời đại”, mặc dù không nghiên cứu riêng về PCTD Hồ Chí Minh nhưng
cũng đề cập đến những nét đặc sắc và cơ sở của PCTD Hồ Chí Minh.Chẳng hạn, ở Hồ Chí Minh, có PCTD kiểu “vô ngôn” Đó là nếp tưduy trực cảm, trực giác phương Đông , cái tinh tuý của phương pháp
tư duy phương Đông của dân tộc được Người xây dựng kỳ công traudồi trở thành “cái thần” của mình
1.2 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến xây dựng phong cách tư duy của cán bộ, đảng viên theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Quang Du, với công trình: “Xây dựng phong cách tư duy cho cán bộ lãnh đạo, quản lý theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh”, nhấn mạnh: “chúng ta hoàn toàn có thể chủ động từng
bước xây dựng được PCTD cho đội ngũ cán bộ đảng viên nói riêng,đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung theo PCTD Hồ Chí Minh”.Tuy nhiên, xây dựng PCTD của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theoPCTD Hồ Chí Minh không phải là “rập khuôn”, mà theo tinh thần, tưtưởng, quan điểm, lập trường, thái độ của Người
Theo tác giả Nguyễn Bá Dương, trong công trình: “Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh những giá trị vĩnh hằng”, để xây
dựng PCTD khoa học cho đội ngũ cán bộ ở nước ta theo PCTD HồChí Minh phải gắn liền với việc khắc phục những yếu kém trong tưduy của họ Một mặt, tích cực hóa quá trình tự học tập, tự tu dưỡng,trau dồi phương pháp tư duy biện chứng duy vật Mặt khác phải tíchcực học tập cách thức vận dụng phương pháp tư duy biện chứng duy
Trang 6vật của Hồ Chí Minh để định hướng, điều chỉnh nhận thức và hànhđộng thực tiễn.
Bàn về phương hướng và giải pháp xây dựng PCTD cho cán
bộ lãnh đạo, quản lý, tác giả Nguyễn Thị Phi Yến, với công trình:
“Xây dựng phong cách tư duy theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh đối với cán bộ lãnh đạo quản lý” Giải pháp có tính chất quyết định
nhất trong xây dựng PCTD cho cán bộ lãnh đạo, quảng lý theo PCTD
Hồ Chí Minh là nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiếp tục bàn về những phương hướng mang tính giải phápxây dựng PCTD cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tác giả
Lương Thu Hiền, có công trình: “Một số phương hướng nhằm từng bước xây dựng phong cách tư duy cho cán bộ lãn đạo, quản
lý theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh” Theo tác giả, phương
hướng đó tập trung vào: Trước hết là học tập phương pháp biệnchứng trong tư duy của Hồ Chí Minh; học tập tinh thần độc lập,
tự chủ, sáng tạo; học tập việc quán triệt sự thống nhất giữa ý, chítình cảm cách mạng trong sáng với lý trí khoa học và học tậpphong cách gắn lý luận với thực tiễn của PCTD Hồ Chí Minh
Ở góc độ nghiên cứu khác, hẹp hơn, tác giả Trần Thành, có
công trình: “Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc khắc phục bệnh giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ lãnh đạo, quản
lý ở nước ta” Theo tác giả, để xây dựng PCTD cho cán bộ lãnh đạo,
quản lý cần phải khắc phục những yếu kém trong tư duy của họ bằngcách học tập phương pháp và PCTD Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung, có công trình: “Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay” Dưới góc độ chính trị học, những giải pháp xây dựng PCTD
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tác giả đưa ra thiên về các chủtrương chính sách của Đảng đối với công tác cán bộ, công tác giáo dục,bồi dưỡng, rèn luyện, tạo nguồn, quản lý, giám sát, phản biện, đánh giá
sử dụng cán bộ, cơ chế chính sách đối với cán bộ và môi trường công tácthuận lợi để cán bộ phát huy năng lực
Bàn về những nguyên tắc phương pháp luận xây dựng PCTDcho một lớp đối tượng trong xã hội theo PCTD Hồ Chí Minh, tác giả
Mạch Quang Thắng, có công trình: “Hồ Chí Minh - nhà cách mạng sáng tạo” Các nguyên tắc ấy có thể khái quát: nguyên tắc tính chỉnh
Trang 7thể, nguyên tắc tính lịch sử - cụ thể, nguyên tắc toàn diện và nguyêntắc thực tiễn
1.3 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến xây dựng phong cách tư duy của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Bàn đến chất lượng đội ngũ cán bộ phân đội theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, tác giả Nguyễn Văn Hiệp, có công trình: “Nâng cao chất lượng cán bộ chính trị phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” Theo tác giả,
chất lượng đội ngũ cán bộ phân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh đượccấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là đức và tài, chất lượng đó được kiểmđịnh thông qua kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụcủa cán bộ chính trị phân đội
Với cách tiếp cận tổng thể về mô hình nhân cách CTV theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Quang Phát, có công trình:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” Theo các tiếp cận này, mô hình nhân cách CTV theo tư
tưởng Hồ Chí Minh là những yêu cầu về phẩm chất năng lực vàphương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu thực hiện chứctrách, nhiệm vụ của họ Những yêu cầu đó, bao hàm những yêu cầu
về PCTD, vì PCTD là một bộ phận cấu thành nhân cách CTV
Tác giả Tô Xuân Sinh (Chủ biên) với công trình: “Chế độ chính
uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, đã làm rõ những
vấn đề cơ bản và sự hình thành phát triển của chế độ chính ủy, CTVtrong quân đội từ ngày thành lập đến nay; khái quát những bài học kinhnghiệm thực hiện chế độ chính ủy, CTV trong Quân đội ta
Tác giả Hoàng Văn Thanh (Chủ biên), với công trình: “Bồi dưỡng nhân cách chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay”, đã khẳng định, chủ thể trực tiếp bồi dưỡng nhân
cách CTV cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội là trách nhiệm
của cấp ủy đảng, chính ủy, CTV, người chỉ huy, cơ quan chính trị và
các tổ chức trong đơn vị tác động vào hệ thống phẩm chất nhân cáchngười cán bộ chính trị cấp phân đội làm cho nó không ngừng pháttriển, hoàn thiện đáp ứng, yêu cầu, nhiệm vụ, chức trách trên cương
vị được giao Hình thức, biện pháp bồi dưỡng thông qua sự tương tácgiữa các chủ thể với đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội, làm biếnđổi về chất theo xu hướng phát triển nhân cách của họ, nhằm xác lập
và củng cố hệ thống phẩm chất, năng lực của người CTV ở họ
Trang 8Tác giả Nguyễn Văn Thắng, chủ nhiệm công trình: “Nghiên cứu giải pháp bồi dưỡng phong cách lãnh đạo cho đội ngũ chính ủy trung, lữ đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, theo tác giả
phong cách lãnh đạo là một kiểu phong cách đặc thù gắn với chứctrách, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và cương vị của chủ thể Do vậy,
nó có quan hệ mật thiết với tư tưởng, đường lối cách mạng
Tác giả Nguyễn Tiến Quốc (Chủ biên), với công trình:
“Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, tuy không đề
cập trực tiếp đến PCTD của CTV Công trình luận giải cơ sở lýluận, thực tiễn và giải pháp nâng cao phẩm chất, năng lực của độingũ chính ủy, CTV trong QĐNDVN hiện nay,
Phân tích vị thế, vai trò của CTV, các tác giả của công trình:
“Vị thế của đội ngũ chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” luận giải: “Cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt
Nam nói chung và chính trị viên nói riêng có vị trí, vai trò quan trọngtrong việc tăng cường, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam; trong xây dựng quân độivững mạnh về chính trị; trong việc thực hiện và nâng cao hiệu lực côngtác đảng, công tác chính trị - nguyên tắc trong xây dựng quân đội kiểumới Chính vị trí, vai trò của chính trị viên đã xác lập trên nguyên tắc
vị thế của họ trong quân đội, trong xã hội”
Tác giả Phạm Văn Nhuận (Chủ biên), với công trình: “Phẩm chất đạo đức của chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, đã làm rõ phẩm chất đạo đức và phẩm chất đạo đức của chính ủy,
chính trị viên trong Quân đội ta; đồng thời, định hướng giải pháp bồidưỡng phẩm chất đạo đức của chính ủy, CTV trong thời kỳ mới
Tác giả Trần Thu Truyền (2011), với công trình: “Bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, bàn đến con đường hình thành phương pháp,
tác phong công tác của CTV theo tư tưởng Hồ Chí Minh Theo tácgiả, sự hình thành phương pháp, tác phong công tác của CTV đượchình thành trên một số lĩnh vực: Một là, thông qua giáo dục - đào tạo,bồi dưỡng ở nhà trường Hai là, thực hiện nhiệm vụ theo chức trách
Ba là, thông qua tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của đội ngũ CTV
Tác giả Lê Duy Chương và Bùi Quang Cường (Đồng chủ
biên), với công trình: Quan điểm V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính ủy, chính trị viên, đã hệ thống những quan điểm cơ bản của
Trang 9V.I.Lênin về chính ủy trong Hồng quân và tư tưởng Hồ Chí Minh vềchính ủy, CTV trong QĐNDVN, các tác giả đã chỉ ra vấn đề quán triệtquan điểm của V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng độingũ chính ủy, CTV hiện nay
Nhâm Cao Thành, với công trình: “Xây dựng phong cách làm việc của chính ủy trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, bàn đến những yếu tố quy định, tác động đến quá trình hình
thành, phát triển phong cách làm việc của chính ủy trung đoàn bộ binh.Trong công trình chỉ ra, cả yếu tố nội tại bên trong và yếu tố bên ngoài.Đây là những yếu tố căn bản, quyết định nhất đến sự hình thành, phát triểnphong cách làm việc của chính ủy trung đoàn bộ binh
Tác giả Trần Hậu Tân với công trình: “Kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, đã chỉ ra mối quan hệ giữa nâng cao
năng lực tư duy lý luận và năng lực thực tiễn là: “Đó là quá trình thựctiễn hoá lý luận, lý luận hoá thực tiễn, thực chất đây là nguyên tắc nhậnthức luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin”
Bàn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ quan trọng của chính ủy,
CTV, tác giả Phan Trọng Hào, trong công trình: “Đổi mới phong cách làm việc của chính ủy, chính trị viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã khẳng định: “Chính ủy, chính trị viên là những đảng viên,
cán bộ được Đảng, Nhà nước và Quân đội lựa chọn, đào tạo, bồidưỡng, để đảm nhiệm nhiệm vụ chủ trì về chính trị và trực tiếp tổchức thực hiện hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong cácđơn vị quân đội Do chức năng, nhiệm vụ của chính ủy, chính trị viênnên phong cách làm việc của họ là phong cách công tác của cán bộlãnh đạo, người chủ trì về chính trị trong các đơn vị quân đội”
Tác giả Đỗ Ngọc Hanh, với công trình: “Phát triển tư duy lý luận của đội ngũ chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, chỉ ra quá trình chuyển hóa từ tư duy lý luận vào hoạt động
thực tiễn của CTV Quá trình vận động chuyển hóa đó lặp đi lặp lạithì tư duy lý luận sẽ được phát triển và hình thành nên những dấu ấn
cá nhân của bản thân CTV
2 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
2.1 Khái quát kết quả nghiên cứu các công trình khoa học
đã công bố
Một là, những công trình trên đã luận giải một cách tương đối đầy đủ về
phong cách và PCTD Hồ Chí Minh, cơ sở hình thành PCTD Hồ Chí Minh
Trang 10Hai là, các tác giả cũng đều thống nhất cho rằng, hoàn toàn có thể
xây dựng được PCTD cho một lớp người trong xã hội, đặc biệt là đội ngũcán bộ, đảng viên theo PCTD Hồ Chí Minh Thực chất của xây dựngPCTD của cán bộ, đảng viên theo PCTD Hồ Chí Minh là dựa theo cácđặc trưng trong PCTD Hồ Chí Minh, để từng bước hình thành ở họnhững đặc trưng theo PCTD của Người
Ba là, chưa có công trình nào bàn sâu đến vấn đề xây dựng
PCTD của đội ngũ cán bộ trong Quân đội nói chung và CTV nói riêngtheo PCTD Hồ Chí Minh
4.2 Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Thứ nhất, về mặt lý luận, trong luận án cần phải giải quyết
chính là làm rõ thực chất và những nhân tố quy định xây dựng PCTDcủa CTV trong QĐNDVN theo PCTD Hồ Chí Minh
Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án phải đánh giá đúng thực trạng và
chỉ ra những yêu cầu xây dựng PCTD của CTV theo PCTD Hồ Chí Minh
Thứ ba, về giải pháp, luận án phải đề xuất và đưa ra hệ thống
những giải pháp mang tính khoa học và thiết thực xây dựng PCTD củaCTV trong QĐNDVN hiện nay theo PCTD Hồ Chí Minh
Kết luận chương 1
Tiếp cận tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,bước đầu các công trình đã đề cập đến một số nội dung cơ bản của luận ánnhư: Bản chất, đặc trưng, cơ sở hình thành phong cách tư duy Hồ Chí Minh;nội dung xây dựng PCTD của một đối tượng cụ thể (cán bộ, đảng viên) theophong cách tư duy Hồ Chí Minh Tuy nhiên, cho đến nay chưa có côngtrình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống dưới góc
độ triết học vấn đề lý luận và thực tiễn về “Xây dựng phong cách tư duy của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh” Do đó, việc lựa chọn hướng nghiên cứu của tác
giả đề tài luận án là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình khoahọc đã được công bố
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG PHONG CÁCH TƯ DUY CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT
NAM THEO PHONG CÁCH TƯ DUY HỒ CHÍ MINH
2.1 Một số vấn đề lý luận về phong cách tư duy và phong cách tư duy Hồ Chí Minh
2.1.1 Quan niệm về phong cách tư duy
Để có cơ sở tìm hiểu về PCTD, trước hết, cần có những khái lượcchung nhất về khái niệm phong cách Phong cách là tổng hòa
Trang 11những cách thức sử dụng các phương pháp nhất định, tạo nên nétriêng, độc đáo có tính hệ thống, ổn định Tất nhiên, phong cách sẽkhông đồng nhất với cách, thức, biện pháp, phong cách luôn đượcthể hiện thông qua cách thức, biện pháp mà chủ thể sử dụng.Trong từng phương pháp, biện pháp, cách thức cũng đồng thờiphản ánh phong cách của chủ thể Khi nghiên cứu phong cách phảigắn với hiệu quả giải quyết những yêu cầu hoạt động thực tiễn củacon người đặt ra
Tư duy và PCTD có quan hệ mật thiết với nhau Tư duy là cơ
sở, điều kiện để hình thành PCTD Nếu như, cách thức sử dụng các
phương pháp nhất định, tạo nên nét riêng, độc đáo có tính hệthống, ổn định của một người hay lớp người được gọi là phongcách, thì PCTD cũng phải là sự vận dụng một phương pháp tư duynào đó, để tìm ra tri thức về đối tượng, từ đó đề ra biện pháp đểcải tạo đối tượng nhận thức ở từng chủ thể
Có nhiều phương pháp tư duy khác nhau: Phương pháp tư duybiện chứng; phương pháp tư duy siêu hình; phương pháp tư duy kinhnghiệm… Cách thức thực hiện một hay nhiều phương pháp tư duytrên sẽ cho ra các loại PCTD khác nhau Chỉ có cách thức thực hiệnphương pháp tư duy biện chứng duy vật mới tạo ra PCTD mang tínhkhoa học đáp ứng yêu cầu nhận thức đúng và cải tạo đối tượng cóhiệu quả Nghiên cứu về PCTD ở đây, thực chất là nghiên cứu về
PCTD khoa học Nên có thể quan niệm: Phong cách tư duy là một
bộ phận của phong cách nói chung, đó là những đặc điểm, giá trị riêng có tính hệ thống, ổn định, được hình thành trên cơ sở cách thức vận dụng phương pháp tư duy biện chứng duy vật vào định hướng, điều chỉnh quá trình tìm ra bản chất, quy luật vận động, tri thức mới nhằm cải tạo đối tượng nhận thức
2.1.2 Quan niệm về phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là những đặc điểm, giá trị riêng, có tính hệ thống, ổn định, của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở cách thức vận dụng phương pháp tư duy biện chứng duy vật vào định hướng, điều chỉnh nhận thức, hình thành hệ thống tư tưởng toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
Giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và PCTD Hồ Chí Minh có quan hệmật thiết với nhau, để thấy được PCTD Hồ Chí Minh phải thông qua tìm
Trang 12hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó chủ yếu nhất là cách thức xác lậpnhững tư tưởng ấy Vì bản thân quá trình tư duy để xác lập được những
tư tưởng ấy đã hình thành PCTD Hồ Chí Minh Tức là quá trình vậndụng phương pháp tư duy biện chứng duy vật vào xem xét, phân tích,đánh giá, nhận định và đưa ra các chủ trương, đường lối, phương phápcách mạng, các quyết định và các hành động cách mạng, quá trình nàydẫn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam
2.1.3 Về sự hình thành, phát triển và đặc trưng của phong cách tư duy Hồ Chí Minh
* Sự hình thành, phát triển của phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Một là, PCTD Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển triển từ
sự kết hợp giữa PCTD của dân tộc, PCTD phương Đông, phương pháp
tư duy biện chứng duy vật trong phẩm chất tư duy của Hồ Chí Minh
Hai là, sự trải nghiệm thực tiễn trong quá trình sống và hoạt động
cách mạng là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa quyếtđịnh đối với sự hình thành, phát triển của PCTD Hồ Chí Minh
Ba là, PCTD Hồ Chí Minh còn được hình thành và phát triển
thông qua sự nỗ lực tự học tập, rèn luyện
* Đặc trưng phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Một là, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo
Hai là, tư duy rất thiết thực, cụ thể
Ba là, tư duy luôn thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Bốn là, tư duy linh hoạt và mềm dẻo
Năm là, tư duy mở và luôn có tính dự báo
Sáu là, tư duy được biểu đạt bằng văn phong rất dễ hiểu, dễ nhớ
2.2 Thực chất của việc xây dựng phong cách tư duy của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo phong cách
tư duy Hồ Chí Minh
2.2.1 Phong cách tư duy của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
* Chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Tiếp cận theo chức trách, nhiệm vụ, các mối quan hệ công tác, có thể
quan niệm: Chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam là những sĩ quan chính trị, được giao nhiệm vụ chủ trì về chính trị, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của đảng ủy, chính ủy, cơ quan chính trị cấp trên và sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy tiểu đoàn, chi bộ đại đội, phối hợp với người chỉ huy cùng cấp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của đơn vị.
* Phong cách tư duy của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam