Kết luận về tiêu chuẩn 4:
Trường có Ban đại diện CMHS hoạt động theo đúng nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường luôn tham mưu cho cấp ủy Đảng và các tổ chức đoàn thể cũng như kết hợp với các tổ chức địa phương trong việc tạo ra môi trường học tập đảm bảo an toàn, lành mạnh. Nhà trường luôn kêu gọi, huy động nguồn kinh phí và sử dụng các nguồn kinh phí một cách hợp lý theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ. Trường còn phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức để thực hiên mục tiêu giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và tuyên truyền cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục HS.
Tiêu chuẩn 4 có 3/3 tiêu chí tiêu chí đạt yêu cầu
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Mở đầu: Nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch thời gian năm học, tổ chức tốt các hoạt động thao giảng, hội giảng, duy trì tốt nếp dự giờ thăm lớp.
GV tích cực khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong giảng dạy và giáo dục. Nhà trường đã quan tâm tới công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém. Quản lý tốt việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục địa phương, giáo dục truyền thống. Tổ chức nghiêm túc, có chất lượng các hoạt động GDNGLL tạo sân chơi lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt chủ đề năm học, các cuộc vận động, các phong trào thi đua, quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức sống và kỹ năng sống cho HS thông qua chương trình chính khóa và ngoại khóa, quan tâm tới công tác GDTC và chăm sóc sức khỏe cho HS, đảm bảo môi trường giáo dục trong sạch, an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Trong những năm học qua, nhà trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong công tác nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và học tập của HS, tổ chức nghiêm túc, có chất lượng hoạt động học tập, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề, đẩy mạnh hoạt động GDNGLL tạo sân chơi lành mạnh cho HS, tạo môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn, khẳng định vị thế của nhà trường.
Tiêu chí 1. Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.
a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần; b) Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định;
c) Rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hằng tháng.
1. Mô tả hiện trạng
Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch từng tháng theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT Huyện. Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của từng kỳ, từng tháng và từng tuần. Các kế hoạch này đều được thông qua các tổ chuyên môn và công khai phổ biến trong các cuộc họp tổ, họp Hội đồng sư phạm nhà trường [H1-1-08-01]; [H1-1-08-03]; [H1-1-04-02].
Thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập, chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT: Thực hiện kế hoạch dạy và học 37 tuần theo phân phối chương trình của Sở GD&ĐT Hà Nội; Nhà trường thực hiện chương trình trong SGK hiện hành trên cơ sở phân phối chương trình của Sở GD&ĐT đối với tất cả các môn học ở tất cả các khối từ lớp 6 đến lớp 9. Việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, chương trình giáo dục theo đúng quy định được thể hiện trên hồ sơ của GV: Lịch báo giảng của từng GV, Sổ đầu bài của các lớp, biên bản kiểm tra của BGH [H5-5-01-01]; [H5-5-01-02]; [H1-1-03-09].
BGH cùng các TTCM, TPCM, các nhóm trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hằng tháng thông qua kiểm tra lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài. Sau khi kiểm tra, rà soát tiếp tục có biện pháp điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập. [H1-1-01-14]; [H1-1-08-01]; [H1-1-08-02]; [H1-1-03-09].
2. Điểm mạnh:
Thực hiện đúng kế hoạch chuyên môn, kế hoạch về thời gian năm học đã đề ra. Hằng tháng, thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Trường không có GV vi phạm quy chế chuyên môn.
3. Điểm yếu:
Việc ghi chép các nội dung trong sổ Ghi đầu bài của một vài GV, ở một số lớp còn sửa chữa.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Duy trì và phát huy các điểm mạnh đã có của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục &Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền.
BGH tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở GV cẩn thận hơn trong việc ghi sổ đầu bài nhằm hạn chế tồn tại có trong điểm yếu trên.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
a) Sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học;
b) Ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập;
c) Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
1. Mô tả hiện trạng:
Trong quá trình giảng dạy, GV sử dụng hợp lý sách giáo khoa, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ; Lồng ghép, liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho HS trong quá trình dạy học thể hiện ở mỗi bài soạn, ở từng tiết dạy [H1-1-03-09].
Nhà trường đã phát động 100% GV ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong giảng dạy. Các tổ chuyên môn thực hiện các chuyên đề về ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong giảng dạy, trung bình trong năm học mỗi GV dạy ít nhất 2 tiết có ứng dụng công nghệ thông tin. Tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng kiểm tra khả năng hiểu và vận dụng kiến thức của HS, hướng dẫn HS tự biết đánh giá kết quả học tập. [H1-1-08-02]; [H1-1-03-09].
GV hướng dẫn HS học tập tích cực, chủ động sáng tạo và biết phản biện, hướng dẫn HS biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn ở các mức độ khác nhau đối với tất cả các môn học, hiệu quả được đánh giá thông qua các giờ dự của BGH, của tổ nhóm chuyên môn, thông qua kết quả học tập các môn học của các lớp HS [H1-1-08-02]; [H1-1-03-09]; [H2-2-03-03].
2. Điểm mạnh:
Hầu hết GV trong các tổ chuyên môn đều nắm được và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá, áp dụng vào công tác giảng dạy khá hiệu quả, từng bước nâng dần được chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn.
Một số GV tuổi cao nên khó khăn trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn có những điểm hạn chế .
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tạo điều kiện và động viên GV tăng cường dự giờ, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, thường xuyên tự học, tự nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá HS, tích cực áp dụng phương pháp dạy học phát huy trí thông minh sáng tạo của HS. Các tổ chuyên môn cần tổ chức thêm các chuyên đề về áp dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3. Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.
a) Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao;
b) Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ được giao; c) Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.
1. Mô tả hiện trạng :
BGH đã lập kế hoạch, triển khai thực hiện công tác PCGD theo nhiệm vụ được UBND Xã Khánh Thượng, phòng GD&ĐT giao, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cho CB, GV, NV nhà trường tham gia, cử CB tham gia các buổi tập huấn về công tác PCGD do UBND Huyện và PGD tổ chức [H1-1-08-01]; [H1-1-03-09].
Kết quả thực hiện PCGD đạt yêu cầu so với nhiệm vụ được giao[H5-5-03-01]; [H1-1-07-03]; [H1-1-03-09].
Định kỳ hằng năm có đánh giá rút kinh nghiệm, phối hợp với địa phương để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác PCGD [H5-5-03-01]; [H1-1-03-09].
Nhà trường đã có kế hoạch cụ thể để triển khai công tác PCGD, CB viên chức được phân công làm công tác PCGD của nhà trường được tham dự bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra thống kê PCGD, tích cực trong công tác thống kê xử lý số liệu, hoàn chỉnh hồ sơ phổ cập và thủ tục kiểm tra công nhận hằng năm đúng quy định.
3. Điểm yếu:
Địa bàn dân cư rộng, rải rác, trình độ dân trí còn hạn chế khó khăn cho CB đến điều tra.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tham mưu tích cực với lãnh đạo xã, thôn để có biện pháp quản lý, điều tra nhân khẩu thường trú chặt chẽ, kịp thời. Cử NV văn phòng phụ trách công tác PCGD, theo dõi và bổ sung định kỳ số liệu điều tra, đảm bảo cập nhật hồ sơ kịp thời, đầy đủ và chính xác.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4. Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.
a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;
b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp;
c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.
1. Mô tả hiện trạng :
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức khảo sát phân loại HS, kết hợp với kết quả của năm học trước, GVCN tiến hành rà soát phân loại HS giỏi, yếu, kém nộp về BGH để có các biện pháp giúp đỡ HS vươn lên trong học tập. Nhà trường căn cứ tình hình thực tế của HS, giao cho tổ, nhóm chuyên môn trao đổi đề ra các giải pháp giúp đỡ HS vươn lên trong học tập, thống nhất
Nhà trường giao cho GVCN phối hợp với GV bộ môn có kế hoạch giúp đỡ HS yếu, kém (phân nhóm học tập, xây dựng đôi bạn cùng tiến); Phân công các GV có kinh nghiệm, có khả năng tham gia bồi dưỡng HS giỏi ở các bộ môn, thành lập các đội tuyển HS giỏi 9 môn từ cuối lớp 8 để bồi dưỡng hàng tuần chuẩn bị cho kỳ thi HS giỏi lớp 9 năm sau. [H1-1-08-01]; [H1-1-08-02]; [H5-5-04-03]; [H5-5-04-04]; [H5-5-04-05].
Sau mỗi học kỳ, nhà trường rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu, kém. Theo thống kê 5 năm gần đây, số HS yếu kém cuối năm giảm nhiều so với đầu năm và giảm dần qua từng năm học, số lượng và chất lượng HS giỏi cũng được tăng dần qua từng năm [H1-1-03-09].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã có sự rà soát, phân loại chính xác và có giải pháp ngay từ đầu năm, đội ngũ GV nhiệt tình tham gia bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém nên hiệu quả được nâng cao. CMHS ủng hộ chủ trương của nhà trường trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS..
3. Điểm yếu:
Một số HS chưa tự giác học, nhận thức chậm dẫn đến hổng kiến thức nhiều, không có kỹ năng làm bài nên việc phụ đạo phục hồi kiến thức rất khó khăn.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tăng cường thêm những biện pháp động viên, khuyến khích HS học tập. Tăng cường phối hợp với gia đình HS để có biện pháp quản lý giờ tự học và nâng cao chất lượng tự học của HS. Khuyến khích, tạo điều kiện để GV được tham gia các khóa đào tạo phương pháp dạy học mới.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 5. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn;
b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định;
c) Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trườngđã thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo hướng dẫn số 5977/BGDĐT - GDTH về việc hướng dẫn thực hiện giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 - 2009. Nhà trường đã tích hợp việc giảng dạy chương trình giáo dục địa phương ở các môn Văn, GDCD, Lịch sử, Địa lý, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp, kết hợp dạy trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu về văn hóa và lịch sử, kinh tế xã hội của địa phương. Các tài liệu như ” Địa lý Hà Nội”, ” Lịch sử Hà Nội ”, và bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh" được nhà trường phân công GV soạn giáo án, bàn bạc thống nhất để đưa vào giảng dạy. [H1-1-08-02]; [H1-1-08-03]; [H5-5-01-01]; [H5-5-05-01]; [H5-5-05-02]; [H1-1-03-09].
BGH kiểm tra, đánh giá việc soạn giáo án và giảng dạy các nội dung giáo dục địa phương. Nhà trường căn cứ vào các hoạt động của GV và HS để đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ GD&ĐT [H1-1-03-09]; [H1-1-08-09].
Mỗi năm học các tổ chuyên môn tổ chức rút kinh nghiệm về việc thực hiện các nội dung giáo dục về địa phương, đóng góp ý kiến điều chỉnh nội dung giáo dục phù hợp với tình hình địa phương [H1-1-08-09].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục địa phương nghiêm túc theo quy định, bám sát chỉ đạo chuyên môn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. Việc giáo dục địa phương được lồng ghép trong các tiết chính khoá, các hoạt động GDNGLL, có hiệu quả, có tác dụng giáo dục HS về truyền thống địa phương.
3. Điểm yếu:
Tài liệu về địa phương chưa nhiều, GV thiếu kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, hệ thống các tư liệu giáo dục địa phương.
Tích hợp các môn, tăng cường hơn nữa giáo dục truyền thống địa phương Xã Khánh Thượng, truyền thống nghìn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội. Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ GV về chuyên môn, nghiệp vụ và công tác hệ thống hóa các tư liệu trong việc thực hiện chương trình giáo dục địa phương.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 6. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
a) Phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, một số trò chơi dân gian cho học sinh;
b) Tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian cho HS trong và ngoài trường;