Mô tả hiện trạng.

Một phần của tài liệu BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ THCS KHÁNH THƯỢNG và MINH CHỨNG (Trang 42)

Các khối nhà (lớp học, hiệu bộ) của trường đều có khu vệ sinh riêng biệt cho mỗi khối nhà, cho riêng biệt giới tính. Có 06 nhà vệ sinh cho GV, 16 nhà vệ sinh cho HS. Các nhà vệ sinh đều sử dụng nước sạch, có nước rửa tay và đảm bảo vệ sinh môi trường, được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện. Các nhà vệ sinh

có hệ thống cấp thoát nước hợp lý, được quét dọn hằng ngày nên đảm bảo sạch sẽ, có đủ nước sạch, ánh sáng và không ô nhiễm [H3-3-04-01]; [H3-3-04-02].

Nhà để xe cho GV, nhà để xe của HS đều có mái che rộng, sạch sẽ, thông thoáng được nhà trường bố trí hợp lí riêng biệt, dễ quản lý, đảm bảo an toàn, trật tự và vệ sinh; đồng thời có quy định rõ ràng việc để xe đạp của HS [H3-3-04-03].

Nhà trường có đủ nguồn cấp nước sạch xây dựng tại chỗ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của CB GV NV và HS.

2. Điểm mạnh:

Khu để xe và khu vệ sinh được thiết kế và bố trí thuận tiện và hợp lí. Nguồn nước sạch sử dụng và nước uống tinh khiết đảm bảo theo tiêu chuẩn nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. Khung cảnh nhà trường đảm bảo tính sư phạm, Xanh - Sạch - Đẹp , bảo đảm an toàn trật tự và vệ sinh, phục vụ tốt cho GV và HS.

3. Điểm yếu:

Một số HS có ý thức giữ gìn, sử dụng các công trình vệ sinh chưa tốt.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nâng cao ý thức sử dụng của CB, GV, NV và HS đối với các công trình của nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 5. Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm;

b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

c) Hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Thư viện nhà trường đạt tiên tiến [H3-3-05-01]. Thư viện có kho sách và 2 phòng đọc dùng cho HS và GV, trong phòng đọccủa GV còn được trang bị 04

thư viện. CB thư viện thống kê danh mục, đầu và bản sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo của các năm học trước và BGH duyệt mua bổ sung sách, tài liệu năm học hiện tại theo kiến nghị của các tổ chuyên môn.Bên canh đó trường còn phát động phong trào góp sách cho thư việnđối với GV và HS. Hiện nay thư viện có trên 9.000 cuốn sách, trong đó có trên 7000 cuốn sách tham khảo [H3-3-05-02]; [H3-3-05-03], [H3-3-05-04].

CB thư viện trường lưu giữ sổ, phiếu mượn theo dõi đọc, mượn, trả sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật của CB quản lí, GV, NV và HS có danh mục hướng dẫn tìm sách dành cho GV và HS, có tủ mục lục sách giúp tìm sách dễ dàng [H3-3-05-05]; [H3-3-05-06]. Thư viện trường có lịch mở cửa để CB, GV, NV và HS mượn sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo [H3-3-05-07]. Các tài liệu tham khảo, sách, báo, tạp chí được sắp xếp khoa học tiện cho việc tra cứu. Tổ chức các buổi triển lãm trưng bày sách theo chủ điểm từng tháng. Thư viện có bảng giới thiệu sách tham khảo và sách trao đổiđược cập nhật theo từng tháng. Có bài giới thiệu sách theo từng tháng, từng chủ điểm [H3-3- 05-04]. Mỗi đợt đón đoàn kiểm tra cấp trên về kiểm tra thư viện, trường đều có biên bản kiểm tra (lưu giữ trong hồ sơ kiểm tra của trường)[H3-3-05-08].

Các phòng đọc của thư viện được trang bị máy tính phục vụ cho GV, NV và HS tra cứu thông tin trên mạng và có quy định rõ ràng về việc sử dụng Internet (phục vụ mục đích giáo dục) [H3-3-05-07]; [H1-1-03-09].

2. Điểm mạnh:

Nhà trường có CB thư viện chuyên trách. Số đầu sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, … tương đối nhiều và phong phú. Các tài liệu được phân loại khoa học, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp tiện cho việc quản lý, tra cứu. Các hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách diễn ra thường xuyên trong các học kỳ. Thư viện nhà trường đạt thư viện chuẩn năm 2013.

3. Điểm yếu:

Số lượng báo, tạp chí của thư viện còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiếp tục mua bổ sung các đầu sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp tục bổ sung tài liệu vào thư viện điện tử. Đẩy mạnh xã hội hóa kinh phí huy động để có thêm nhiều đầu sách cho thư viện.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6. Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Mô tả hiện trạng

Nhà trường có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Các thiết bị dạy học của từng môn được bố trí ở các phòng học bộ môn riêng biệt, thiết bị dạy học dùng chung được chứa tại phòng thiết bị. Các thiết bị được mua của công ty sản xuất thiết bị dạy học do Bộ giáo dục quản lý [H3-3-06-01].

Mỗi học kỳ, các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học gắn với từng bài, từng môn. Hằng tuần, các đồng chí GV lên lịch đăng ký mượn các thiết bị. Việc mượn, trả thiết bị đều được NV quản lý thiết bị cập nhật vào sổ đầy đủ. Hằng năm, hưởng ứng phong trào tự thiết kế đồ dùng dạy học, các tổ chuyên môn nói chung và các GV nói riêng đều tìm tòi và thiết kế đồ dùng riêng [H3-3-06-02]; [H3-3-06-03]; [H1-1-08-09] .

Mỗi học kì, nhà trường đều thực hiện rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học và mua sắm thêm thiết bị và tu sửa các thiết bị bị hỏng [H3-3-06-04]; [H3-3-06-05]; [H1-1-08-01].

2. Điểm mạnh:

Đại đa số GV nhiệt tình có trách nhiệm, có ý thức vượt khó, sáng tạo, khai thác có hiệu quả trang thiết bị, ĐDDH hiện có, tích cực đổi mới PPDH và ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến, tự làm ĐDDH. Trang thiết bị cơ sở vật chất được đầu tư tốt. Đội ngũ GV, NV nhiệt tình, có trách nhiệm, hồ sơ sổ sách đầy đủ. Có một số đồ dùng dạy học tự làm được sử dụng nhiều năm và có hiệu quả cao.

3. Điểm yếu:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ theo quy định nhưng chất lượng còn hạn chế và chưa đồng bộ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hằng năm tiếp tục bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các phần mềm ứng dụng cho công tác giảng dạy theo ngân sách nhà nước cấp. Tiếp tục rèn, nâng cao ý thức của HS trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản và sử dụng ĐDDH ở các phòng chức năng.

5. Tự đánh giá: Đạt

Kết luận về tiêu chuẩn 3:

Nhà trường có khuôn viên rộng, đẹp, thoáng mát, có nhiều cây xanh. Hệ thống chiếu sáng hợp lý, đầy đủ; bàn ghế, bảng có chất lượng tốt trong các phòng học và các phòng chức năng theo quy cách của trường chuẩn để phục vụ cho việc dạy và học. Các khu phòng học bố trí hợp lí và đầy đủ thiết bị cần thiết cho hoạt động quản lý và giảng dạy. Các khu để xe, khu vệ sinh và công tác vệ sinh đảm bảo đạt yêu cầu vệ sinh y tế học đường. Thư viện nhà trường có số đầu sách và số lượng sách cùng với hoạt động của thư viện tốt giúp CB, GV và HS có thể tìm được thông tin hữu ích. Các thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ và tương đối tốt song song với hệ thống mạng Internet và WIFI, hỗ trợ GV nhiều trong công tác giảng dạy cũng như tìm tòi làm ĐDDH.

Tiêu chuẩn 3 có 6/6 tiêu chí đạt yêu cầu.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mở đầu:

Nhà trường chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Trường có Ban đại diện CMHS được tổ chức trong mỗi năm học gồm một số thành viên do các Ban đại diện CMHS từng lớp bầu ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các quy định tại điều 45 của Điều lệ trường Phổ thông.

Mỗi lớp có một Chi hội CMHS tổ chức theo từng năm học gồm các thành viên do cha mẹ, người giám hộ HS cử ra để phối hợp với GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn trong việc giáo dục HS.

Nhà trường phối hợp với ban đại diện CMHS, các tổ chức và cá nhân nhằm: thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập vì môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.

Tiêu chí 1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng:

Hằng năm, ngay từ đầu năm học nhà trường đã triển khai Hội nghị CMHS các lớp, Hội nghị CMHS toàn trường để tổng kết công tác của Ban đại diện CMHS năm cũ và bầu ra Ban đại diện CMHS mới gồm các thành viên là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, nhà trường và đại diện cho CMHS lớp thực hiện các hoạt động giáo dục HS đồng thời triển khai kế hoạch hoạt động Ban đại diện CMHS năm tiếp theo. Ban đại diện CMHS trường gồm: 1 trưởng ban đại diện và 2 phó ban đại diện cùng các ông, bà trưởng ban đại diện CMHS của các lớp là ủy viên có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [H4-4-01-01]. Ban đại diện CMHS hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện CMHS được ghi trong biên bản cuộc họp. Ban đại diện CMHS trường phối hợp

với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện CMHS trường; Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục HS; Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục HS hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương; Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho HS; bồi dưỡng, khuyến khích HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém; giúp đỡ HS nghèo, HS khuyết tật và HS có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động HS đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học; Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện CMHS lớp. Quyết định triệu tập các cuộc họp theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ trường THCS (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện CMHS trường) sau khi đã thống nhất với Hiệu trưởng; Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện CMHS lớp để kiến nghị với Hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và về quản lý, giáo dục HS; Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện CMHS từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện theo quy định [H4-4-01-02]; [H4-4-01-03]. Ban đại diện CMHS lớp có trách nhiệm Phối hợp với GV chủ nhiệm lớp và các GV bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục HS. Phối hợp với GV chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp CMHS trong năm học. Tham gia giáo dục đạo đức cho HS; bồi dưỡng, khuyến khích HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém, vận động HS đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ HS nghèo, HS khuyết tật và HS có hoàn cảnh khó khăn khác.Quyết định triệu tập các cuộc họp CMHS theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ trường THCS (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện CMHS lớp) sau khi thống nhất với GV chủ nhiệm lớp; Tổ chức lấy ý kiến CMHS của lớp về biện pháp quản lý giáo dục HS để kiến nghị cụ thể với GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học; Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS sau khi thống nhất với GV chủ nhiệm lớp [H4-4-01-04].

Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để Ban đại diện CMHS của nhà trường hoạt động dưới sự bàn bạc, nhất trí của các ủy viên về nguồn quỹ cũng

như những hoạt động ủng hộ, động viên các phong trào dạy và học của trường [H4-4-01-02]; [H4-4-01-03]; [H4-4-01-04]; [H4-4-01-05]; [H1-1-03-09] .

Mỗi năm học, nhà trường tổ chức 3 kỳ họp định kỳ với CMHS (đầu năm học, cuối kỳ I, cuối năm học) và các kỳ họp đột xuất nếu cần thiết để thực hiện công khai các văn bản quản lý giáo dục liên quan đến HS, CMHS, công khai kết quả đánh giá xếp loại 2 mặt giáo dục HS đồng thời bàn bạc, trao đổi, thống nhất biện pháp phối kết hợp giáo dục HS và tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục HS, giải quyết các kiến nghị của CMHS đồng thời góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện CMHS [H4-4-01-02]; [H4- 4-01-04]; [H1-1-03-09].

2. Điểm mạnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trường đã thực hiện đúng các tiêu chuẩn, các quy định Bộ GD-ĐT đã ban hành. Bàn bạc dân chủ các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình, các vấn đề nhà trường cần có sự ủng hộ của CMHS, các khoản thu trong nhà trường. Ban đại diện CMHS tích cực quan tâm đến nhà trường, nắm vững nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ban đại diện, của CMHS. Nhà trường luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ và quan tâm của ban đại diện CMHS cũng như của CMHS toàn trường.

3. Điểm yếu:

Ban đại diện CMHS các lớp có trình độ và nhận thức không đồng đều nên việc giải quyết công việc còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiếp tục duy trì tốt công tác xã hội hóa giáo dục, có sự điều tra cơ bản về PHHS để lựa chọn ban đại diện CMHS ở các lớp được đồng đều hơn. Trường sẽ tạo điều kiện để ban đại diện PHHS tiếp cận với những ban PHHS ở các trường khác để trao đổi và học tập.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

Một phần của tài liệu BÁO cáo tự ĐÁNH GIÁ THCS KHÁNH THƯỢNG và MINH CHỨNG (Trang 42)