Các nhà thơ viết về chiến tranh theo khuynh hướng sử thi như là một sự tri ân với thời oanh liệt đã qua, những bạn bè đã khuất... Từ góc độ khám phá hiện thực khác nhau, nhà văn đã cốgắn
Trang 1MỤC LỤC
Mở đầu 1
Nội dung 3
1 Khái quát về khuynh hướng sử thi 3
1.1 Khuynh hướng sử thi là gì? 3
1.2 Biểu hiện của khuynh hướng sử thi 4
1.2.1 Ở phương diện đề tài – chủ đề 4
1.2.2 Ở phương diện khắc họa hình tượng 6
1.2.3 Ở phương diện giọng điệu 9
2 Đặc điểm của khuynh hướng sử thi trong thơ Việt Nam sau năm 1975 11
2.1 Những tiền đề cơ bản 11
2.1.1 Sự vận động theo quán tính của văn học thời hậu chiến 11
2.1.2 Các nhà thơ viết về chiến tranh theo khuynh hướng sử thi như là một sự tri ân với thời oanh liệt đã qua, những bạn bè đã khuất .12
2.1.3 Vấn đề chiến tranh là một hiện thực đa chiều cần nhận thức lại 13
2.2 Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong thơ sau năm 1975 14
2.2.1 Khuynh hướng sử thi thiên về bi tráng 15
2.2.2 Khuynh hướng sử thi gắn với những kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân 20
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 27
Trang 2Văn học cách mạng, văn học thời kỳ chiến tranh là sự phát triển tiếp nối củatruyền thống yêu nước trong nền văn học dân tộc Âm hưởng chung của văn học giaiđoạn này là cái cao cả, cái hào hùng Ý thức chung của nền văn học đó là hướng tới
sự phản ánh cái cao đẹp của chiến tranh nhân dân, vì vậy nó được sáng tác theokhuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Sau ngày miền Nam giải phóng (1975),đặc biệt là từ sau Đổi mới (1986), đời sống văn học Việt Nam đã có những thay đổiquan trọng trong nhận thức và tiếp nhận nghệ thuật Việc phản ánh cuộc sống và conngười trong văn học được suy ngẫm và phân tích theo một hướng khác, mới lạ, độcđáo và phù hợp với tinh thần thời đại…
Thơ ca sau năm 1975, nhất là mười năm đầu sau giải phóng vẫn tiếp tục đượcsáng tác theo cảm hứng sử thi Tuy nhiên cuộc sống thời hậu chiến có quá nhiều điểmkhác biệt so với cuộc sống thời chiến tranh Điều đó đòi hỏi nghệ sĩ phải xác lập vịthế của mình sao cho thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới Từ chỗ là những ca sĩ ngợi
ca đất nước và nhân dân bằng cái nhìn đầy tự hào, giờ đây các nhà thơ chuyển từ “bècao” sang “giọng trầm” Từ góc độ khám phá hiện thực khác nhau, nhà văn đã cốgắng thể hiện số phận con người với những chiến công và chiến bại, những niềm vuilẫn day dứt, đau thương, có khi rất riêng tư trong sâu thẳm của tâm hồn, có khi lại hòađồng với những lo toan, trăn trở đi lên của dân tộc Điều đó làm cho cảm hứng sử thitrong thơ sau năm 1975 thiên về bi tráng và gắn với những trải nghiệm, kinh nghiệm
cá nhân
Trang 3Khi viết về thơ Việt Nam sau năm 1975, Nguyễn Văn Long đã khái quát nên bakhuynh hướng phát triển chính:
1 Tiếp tục cảm hứng sử thi nhưng thiên về bi tráng và gắn với những trải nghiệm,kinh nghiệm các nhân
2 Hướng về đời sống thế sự và trở về cay tôi cá nhân
3 Đi sâu vào những vùng tâm linh vô thức và đưa thơ theo hướng tượng trưng,siêu thực
Trong khuôn khổ bài tiểu luận của mình, nhóm chúng tôi sẽ phân tích, làm rõ
khuynh hướng “Tiếp tục cảm hứng sử thi nhưng thiên về bi tráng và gắn với những trải nghiệm, kinh nghiệm các nhân” của thơ Việt Nam sau 1945.
Vì những hạn chế về thời gian, vốn hiểu biết của bản thân, đề tài sẽ không tránhkhỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô vàcác bạn để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn
Trang 4NỘI DUNG
1 Khái quát về khuynh hướng sử thi
1.1 Khuynh hướng sử thi là gì?
“Sử thi là tác phẩm tự sự dài xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học dân tộc
nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và ý nghĩa trọng đại đối
với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử” [6;233] Sử thi hình thành và phát
triển khi mà số phận cá nhân gắn chặt với số phận của cộng đồng Nó gắn với các sựkiện lịch sử nhất định, thường là những cuộc chiến tranh có ý nghĩa toàn dân đánhdấu sự hưng thịnh hay suy vong của một bộ tộc, một quốc gia Các nhân vật chínhcủa sử thi là những anh hùng, tráng sĩ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần,cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng, dân tộc
Khi xã hội ngày càng phát triển, số phận của cá nhân có sự độc lập tương đối vớicộng đồng thì thể loại sử thi biến mất Nhưng chất sử thi thì vẫn còn tồn tại trong đờisống văn học Mỗi khi đất nước, vận mệnh của cộng đồng bị đe dọa thì chất sử thilại dạt dào và phát triển thành khuynh hướng sử thi trong các tác phẩm thơ ca
Khuynh hướng sử thi xuất hiện thường xuyên trong văn học dân tộc, nhưng tùytrong từng giai đoạn mà nó biểu hiện theo những chiều hướng và mức độ khác nhau.Khuynh hướng sử thi phát triển rực rỡ nhất trong văn học giai đoạn 1945-1975, đặcđiểm ấy thể hiện đậm nét trong từng tác phẩm, từng nhà văn và từng thể loại Dùdung lượng của một tác phẩm lớn hay nhỏ thì nó vẫn bao quát cả một giai đoạn lịch
sử, một chiến dịch lớn, nói đến những vấn đề hệ trọng của một dân tộc và thời đại,vận mệnh của đất nước và nhân dân Không chỉ hiện diện trong giai đoạn 1945 –
1975, khuynh hướng sử thi vẫn được tiếp nối trong dòng văn học nước ta thời hậuchiến
1.2 Biểu hiện của khuynh hướng sử thi
Trang 5Các sáng tác thuộc khuynh hướng sử thi tập trung vào các đề tài – chủ đề có ýnghĩa toàn dân tộc, thể hiện những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọngđại Vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân bị mờ đi trước những vấn đề mang ý nghĩa vậnmệnh chung của cả cộng đồng
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài, vấn đề dân tộc trở thành vấn đềđược quan tâm hàng đầu trong văn học thời kì 1945-1975 Trong suốt khoảng thờigian đó, hiện thực cách mạng và đời sống lịch sử của dân tộc là bình diện nổi bật,bao trùm toàn bộ đời sống xã hội, thu hút và chi phối mọi bình diện khác Có thểnói, mọi đề tài, cảm hứng của văn học đều được trực tiếp khai thác hoặc có liên quanchặt chẽ với hiện thực lịch sử, với những vấn đề và vận mệnh của dân tộc, nhân dân
Đề tài chiến tranh, đề tài người lính trở thành đề tài nổi bật Trong những ngàytháng mưa bom, bão đạn, các nhà thơ đã tái hiện sinh động hiện thực chiến đấu vớibao mất mát, hi sinh nhưng cũng rất đỗi hào hùng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Ra trận đối diện với kẻ thù, với sự sống và cái chết gần nhau trong gang tấcnhưng dân tộc ta vẫn không lùi bước Vì tình yêu đất nước tha thiết, họ đã ra đi vớiniềm lạc quan, phấn khởi:
Những buổi vui sao cả nước lên đường
Xao xuyến bời tre từng hồi trống giục
Súng nhỏ súng to chiến trường trật trội
Tiếng cười hăm hở đầy sông, đầy cầu
(Đường ra mặt trận – Chính Hữu)
Tuy đứng giữa thực tại đầy vất vả, đau thương nhưng tâm hồn họ luôn hướng vềtương lai, về lí tưởng:
Trang 6Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Khuynh hướng sử thi đề cao tinh thần yêu nước và ca ngợi chủ nghĩa anh hùngcách mạng, tập trung phản ánh cuộc sống lao động, khắc họa thành công hình ảnh conngười Việt Nam trong chiến tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất
Yêu tổ quốc là điều không thể dấu
Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông.
(Sao chiến thắng – Chế Lan Viên)
Không chỉ trong thơ và cả trong văn xuôi, đề tài chiến tranh cũng là đề tài nổi
bật Chẳng hạn như Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện bức tranh
toàn cảnh một chiến dịch với những cuộc hành quân, với những trận công đồn, nhữngvận động chiến thẻ hiện tinh thần chiến đấu sôi nổi hào hùng của nhân dân ta và thất
bại nặng nề của địch Hay Sống mãi với Thủ đô - cuốn tiểu thuyết mô tả toàn bộ cuộc
sống của thủ đô trong thời điểm căng thẳng những ngày trước toàn quốc kháng chiến
Quán rượu người câm của Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa cuộc chiến đấu khóc liệt trong trận Đồng Khởi Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu, khắc họa
một tình yêu đẹp, lãng mạn trong khói lửa chiến tranh Nhân vật chính của các tácphẩm thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó sản phẩm mình với sảnphẩm đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng Lời văn manggiọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ Cái đẹp của cá nhân là ở ýthức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn
Khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn Không chỉ viết về chiếntranh, các nhà thơ hay thả hồn mình hòa với hồn dân tộc để ca hát về đất nước:
Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt
Trang 7Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát
Chuyến phà rào rạt bến nước bình ca
(Ta đi tới - Tố Hữu)
Đất nước được miêu tả thật tươi đẹp, rực rỡ và tràn đầy sức sống mới Tất cảniềm tự hào được thấm đẫm trên mỗi trang thơ, từ vẻ đẹp vùng biển quê hương đếnnúi đèo xa lạ:
Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới
Phấp phới buồm dong nắng biển khơi
(Mẹ tơm -Tố Hữu)
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
Như hôm nay giữa công trường đỏ bụi
Những đoàn xe vận tải nối nhau đi
(Bài ca xuân 61 –Tố Hữu)
1.2.2 Ở phương diện khắc họa hình tượng
Khuynh hướng sử thi trong văn học không chỉ biểu hiện qua đề tài - chủ đề màcòn biểu hiện qua hình tượng
Khuynh hướng sử thi thường khắc họa hình ảnh những con người đại diện chotinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc Đó là những con người
có khả năng đáp ứng được đòi hỏi của dân tộc và thời đại, nhân danh cộng đồng màchiến đấu vì sự sống còn của Tổ quốc Hình tượng mang tính sử thi, được hiện diện
Trang 8trong môi trường lịch sử của đất nước và dân tộc, gánh trên vai sứ mệnh lịch sử cao
cả của cộng đồng Đó là những con người mang tư tưởng của thời đại, khát vọng và
ý chí của dân tộc, thể hiện tập trung sức mạnh và phẩm chất của con người ViệtNam
Một trong những hình tượng đươc thể hiện rõ nhất chính là anh chiến sĩ giảiphóng quân Đó là những con người giàu nghị lực, ý chí có tình cảm đẹp và là conngười chiến thắng
Trong bài Dáng đứng Việt Nam, Tố Hữu đã nói đến anh chiến sĩ giải phóng
quân với niềm kính phục, ngưỡng mộ và yêu thương:
Và anh chết khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Hay trong bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi từ ca ngợi người anh hùng Nguyễn Văn
Trỗi tác giả đã đúc kết thành những suy tưởng khái quát:
Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi lời ca
Có con người như chân lí sinh ra
Cùng với anh chiến sĩ giải phóng quân hình ảnh cô thanh niên xung phong, côgái mở đường, cô du kích, cô giao liên đã in bóng vào trong văn học Đó là nhữngngười phụ nữ chân yếu tay mềm, dịu dàng bé nhỏ nhưng đã trở thành người chiến sĩkiên cường khi đất nước có giặc ngoại xâm Các chị thừa kế truyền thống của nhữngngười phụ nữ anh hùng trong dân tộc để trở thành những con người gang thép, sẵnsàng hi sinh về Tổ quốc, chiến đấu anh dũng tới phút cuối cùng:
Ôi những nàng xuân rất dịu dàng
Hát câu quan họ chuyến đò ngang
Nhẹ nhàng tay cấy bên sông ấy
Súng khoác trên lưng, chẳng ngỡ ngàng
(Xuân sớm - Tố Hữu)
Trang 9Những người phụ nữ ấy khi đứng giữa sự sống và cái chết, cô gái anh hùng đãchọn sự hi sinh cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì lí tưởng cách mạng, vì Tổquốc thân yêu Đây là nét đẹp sáng ngời của hình tượng mang tính sử thi:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
(Người con ngái Việt Nam – Tố Hữu)
Cùng với nhứng hình ảnh anh chiến sĩ giải phóng quân, cô thanh niên xungphong, vẻ đẹp của hình tượng mang tính sử thi còn thể hiện ở hình tượng người mẹ.Người mẹ là kết tinh của đức hi sinh, lòng nhân hậu, người hành động vì lí tưởng
của đất nước, của quê hương Đó là hình ảnh Mẹ Suốt, Mẹ Tơm của Tố Hữu; người
mẹ tham gia đồng khởi, làm giao liên, đào hầm giấu bộ đội, sản xuất chi viện chiếntrường trong thơ Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Bằng Việt
Hình bóng người mẹ giờ đây không còn là hình ảnh đời thường nữa mà nó làhình ảnh của đất nước, người mẹ của sự anh hùng, của lòng dũng cảm, của đức hisinh vô hạn Mẹ chính là hình ảnh kết tinh cho vẻ đẹp dân tộc việt Nam:
Việt Nam ôi Tổ quốc thương yêu!
Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
(Chào xuân 1967 – Tố Hữu)
Trong muôn vàn những người Việt Nam anh hùng cao đẹp, Hồ Chí Minh là
“người Việt Nam đẹp nhất” Hình tượng của Bác đã đi vào trong văn học với vẻ đẹp
rực rỡ, người là tinh hoa của dân tộc Việt Nam Vẻ đẹp của Bác trở thành vẻ đẹpmang tính sử thi trong văn học Hồ Chí Minh là hiện thân cao cả Cả cuộc đời ngườidành trọn cho nhân dân, đất nước Bác là người tìm đường cho dân tộc đi tới tương
Trang 10lai Hành trình cứu nước của Người là biểu tượng con đường cách mạng của Đảng,của nhân dân ta:
Ôi đường đến với Lenin là đường về với Tổ quốc
Tuyết Maxcova sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lenin mất rồi nhưng Bác chẳng dừng chân
Luận cương của Lenin theo Người về quê Việt
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Bác đã hiến trọn cuộc đời cho đất nước, nhân dân Những giọt nước mắt nén vàotrong nhường chỗ cho tình yêu thương Những câu thơ viết về Bác là những câu thơđầy xúc động và chan chứa tình yêu thương:
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn
(Bác ơi – Tố Hữu)
1.2.3 Ở phương diện giọng điệu
Giọng điệu sử thi là giọng điệu trang trọng, ngợi ca hào sảng, tráng lệ và hàohùng Nếu đề cập đến cái bi, mất mát, hi sinh thì đó phải là giọng bi tráng, bi hùngchứ không hề bi lụy
Thơ ca viết theo khuynh hướng sử thi tập trung ca ngợi vẻ đẹp hào hùng và tầmvóc lớn lao của dân tộc Việt Nam bằng cái nhìn chiêm ngưỡng, say mê Cho dù viết
về chiến tranh hay xây dựng Tổ quốc, các tác giả đều cố gắng tái hiện sự vĩ đại củacon người và dân tộc Việt Nam Ca ngợi đất nước trong những ngày xây dựng xã hộichủ nghĩa tươi đẹp, Tố Hữu đã viết:
Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hát
Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta
Mùa thu đó đã bắt đầu trái ngọt
Trang 11Và bắt đầu nở rộ những vườn hoa
(Mùa thu mới)
Hay để khẳng định vẻ đẹp huy hoàng, diễm lệ của Tổ quốc trong những ngày
đánh Mỹ ác liệt, Chế Lan Viên viết bài thơ Tố quốc bao giờ đẹp thế này chăng?.
Toàn bộ bài thơ có một giọng điệu hào sảng và ngay khi đọc một mình, ta cũngmuốn đọc to lên Với giọng điệu ngợi ca, hào hùng, nhịp thơ cuồn cuộn, ý thơ, hìnhảnh trùng điệp, nhà thơ đã gieo vào trong lòng tự hào không dứt:
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng
Ôi! trường Sơn vĩ đại của ta ơi!
Ta tựa vào ngươi kéo pháo lên đồi
Ta tựa vào Đảng ta lên tiếng hát
Giọng thơ ngợi ca khẳng định mà ngay khi đọc lên ta đã cảm nhận được Giọngthơ đó là được hun đúc từ lịch sử, từ khí thiêng sông núi hợp thành Khi đất nước cỏcây của dân tộc bừng bừng phẫn nộ thì dân tộc ấy không khuất phục bất cứ một kẻthù nào:
Súng nổ tung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam như máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Việt Nam là một đất nước anh hùng Trên gương mặt của một đất nước anh hùng
là những con người anh hùng Tố Hữu viết về con người Việt Nam kiên cường, bấtkhuất bằng những vần thơ hào hùng:
Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em Cho Tổ quốc, loài người
Trang 12(Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)
2 Đặc điểm của khuynh hướng sử thi trong thơ Việt Nam sau năm 1975
2.1 Những tiền đề cơ bản
2.1.1 Sự vận động theo quán tính của văn học thời hậu chiến
Nếu hòa bình là điều bình thường thì chiến tranh lại là điều bất thường, là nhữngcơn lũ của lịch sử Chiến tranh không phải là định mệnh nhưng đã làm cho bao dântộc, bao con người phải chịu những số phận nghiệt ngã Hai cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tớiđời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặcđiểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiếntranh gian khổ, ác liệt Trong những năm kháng chiến, tầng lớp văn nghệ sĩ đã ý thứcsâu sắc được trách nhiệm trong các sáng tác của mình là phải phụng sự cho đất nước,các tác phẩm cần tập trung đề cập đến các vấn đề thời sự, liên quan đến vận mệnh dântộc, tạo dựng và ca ngợi những con người của thời đại đã sống và phục vụ cho tổquốc:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
(Cảm hứng đọc Thiên gia thi –Hồ Chí Minh)
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình Bằng khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn, văn học thời kì này đã thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tạo nên một sức mạnh tinh thần to lớn giúp nhân dân ta vượt qua những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua được:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Trang 13phụ nữ đến đàn ông, từ thanh niên, nông dân đến trí thức… đều hào hứng trướcnhững biển đổi của đất nước, cùng bước vào giai đoạn kiến thiết nước nhà, khắc phụchậu quả chiến tranh Thế nhưng, vừa trải qua những ngày tháng hào hùng, máu lửa,mang trong mình niềm tự hào của những con người vừa đánh thắng hai đại cườngquốc Pháp, Mỹ, chúng ta không thể không ngoái nhìn lại quá khứ vĩ đại của dân tộc Ánh hào quang của quá khứ còn quá sáng chói nên các nhà văn, nhà thơ trongthời kì hậu chiến không thể không sáng tác theo khuynh hướng sử thi như một quántính Văn học thực sự xác định được nội dung tư tưởng chủ đạo trong sáng tác, đó làngợi ca hình ảnh tổ quốc những ngày đầu thống nhất, đề cao phẩm chất tốt đẹp củangười dân Việt Nam Xã hội chủ nghĩa cũng như động viên tinh thần lao động và xâydựng nước nhà giàu mạnh của người dân cả nước Văn học sau năm 1975, nhất làtrong giai đoạn 1975 – 1985 vẫn tiếp tục xoay quanh những vấn đề về chiến tranh,hậu quả của chiến tranh để lại, những con người thời hậu chiến, những hồi tưởng vềmột quá khứ đã qua… với khuynh hướng sử thi quen thuộc
2.1.2 Các nhà thơ viết về chiến tranh theo khuynh hướng sử thi như là một sự tri
ân với thời oanh liệt đã qua, những bạn bè đã khuất.
Bước ra từ chiến trường máu lửa, các nhà văn - chiến sĩ hiểu hơn ai hết về sự hisinh lớn lao và nghĩa tình của đồng bào, đồng chí Với họ, viết về chiến tranh là một
món nợ ân tình cần phải trả Nguyễn Minh Châu thấy rằng: “Viết về hai cuộc kháng
chiến, viết về chiến tranh, nhiều đồng chí cầm bút viết văn trong quân đội đã đứng tuổi nhiều lần nói tới công việc đó như một trách nhiệm, một món nợ chưa trả được Một món nợ chưa trả và không thể nào quên”
Quan niệm ấy được nhiều người đồng tình, nó vừa được phát biểu trực tiếp vừađược hiện thực hóa bằng thực tiễn sáng tác
Hầu hết các nhà thơ viết về chiến tranh trong giai đoạn này đều là người lính gắn
bó với chiến trường Sự vận động bên trong tư tưởng của họ đạt đến độ chín muồi, họchính là chứng nhân lịch sử, thư ký thời đại đã làm tròn sứ mệnh thiên sứ Họ tiếp tụcviết về chiến tranh để cho thế hệ sau cảm nhận về những ngày tháng hào hùng, giankhổ đã qua để biết phấn đấu xứng đáng với những hi sinh của các anh hùng liệt sĩ Họviết cũng là để giải tỏa tâm sự chất chứa của bản thân, để hoài niệm về những gì mình
Trang 14đã trả qua, để tưởng nhớ những người đã cùng họ “Thương nhau chia củ sắn lùi/ Bát
cơm xẻ nửa chăn sui đắp cùng”(Tố Hữu), nhưng không may mắn như họ, không thể
trở về mà phải nằm lại trong lòng đất mẹ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Quang Dũng).
Chính thức nêu vấn đề tri ân quá khứ là hướng đi được nhiều người ủng hộ Vớiquan niệm ấy, nhà thơ sẽ chú trọng khắc họa vẻ đẹp của lòng dũng cảm, đức hy sinh,lối sống vị tha, tình nghĩa… của những người lính, khắc họa những chiến công vĩ đạicủa dân tộc, không khí hào hùng của những năm tháng không thể nào quên
2.1.3 Vấn đề chiến tranh là một hiện thực đa chiều cần nhận thức lại
Thơ Việt sau 1975 vẫn tiếp tục viết về chiến tranh trên lập trường giai cấp, dântộc Song trong giai đoạn này, quan niệm về chiến tranh và về đề tài chiến tranh trởnên đa dạng, đôi khi tới mức trái ngược nhau Nhà văn Nam Hà luôn tâm niệm
“Trước hết cần phân biệt rõ “chiến tranh nào”, theo ông, “vấn đề tôn trọng sự thật
lịch sử, trung thực với lịch sử phải đặt lên hàng đầu” [5;tr23] Xuất phát từ lợi ích
dân tộc và giai cấp, nhà văn Hồ Phương đặc biệt đề cao việc xây dựng mâu thuẫn đối
kháng và tính sử thi của tác phẩm: “Nhưng dù thế nào, viết về chiến tranh vẫn cứ
phải lấy mâu thuẫn địch ta làm sợi chỉ xuyên suốt; không khí bi hùng và cách mạng
của cuộc vật lộn sống còn của dân tộc vẫn phải bao trùm” [11] Quan niệm trên là
một hướng tiếp cận đề tài chiến tranh và là tiền đề quan trọng cho khuynh hướng sửthi tiếp tục phát triển
Vẫn coi trọng mục đích phản ánh cuộc kháng chiến vĩ đại, khẳng định chínhnghĩa, khẳng định phẩm giá dân tộc, nhưng sau 1975, nhà văn nhấn mạnh hơn vàoyêu cầu “chân thực” Không bằng lòng với cái hiện thực được lí tưởng hóa một chiều,
họ xác định “không chỉ nói đến thắng lợi mà còn cần nói đến tổn thất, hi sinh, không
chỉ nói đến niềm vui mà còn nói đến nỗi đau khổ do quân thù gây nên” Chu Lai là
một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên nói về bản chất của chiến tranh khác với
quan niệm truyền thống: “Bằng những kiểm nghiệm bản thân, tôi hiểu ra rằng chiến
tranh quả thật không vui vẻ gì, đối với bất cứ dân tộc nào, dù là tự vệ hay xâm lược,
chiến tranh đều mang ý nghĩa bi kịch” [8].