MỤC LỤC I. Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ............................................. 2 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội nước ta năm 1945 – 1975 .......................................... 2 1.2. Hiện thực kháng chiến chống Mĩ trong văn xuôi Việt Nam từ 1965 – 1975 . 2 1.3. Khuynh hướng sử thi trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ ............... 3 II. Vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu và tiểu thuyết “Dấu chân người lính”...... 4 2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu ................................ 4 2.1.1 Cuộc đời ...................................................................................................... 4 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác ..................................................................................... 5 2.2. Tiểu thuyết Dấu chân người lính ..................................................................... 5 III. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính” .... 7 3.1. Hiện thực chiến trường .................................................................................... 7 3.2. Hình tượng người chiến sĩ anh hùng .............................................................13 3.2.1. Yêu nước mãnh liệt ..................................................................................13 3.2.2. Ý thức trách nhiệm ..................................................................................16 3.2.3. Dũng cảm, mưu trí ...................................................................................19 3.2.4. Tinh thần chiến đấu lạc quan ...................................................................24 3.2.5. Tình đồng chí, đoàn kết ...........................................................................25 3.2.6. Tình cảm gia đình, tình yêu trong chiến tranh.........................................28 IV. Nghệ thuật ..........................................................................................................29 4.1. Xây dựng nhân vật anh hùng – nhân vật sử thi .............................................29 4.2. Không gian sử thi ...........................................................................................30 4.3. Thời gian sử thi ..............................................................................................31 4.4. Giọng văn .......................................................................................................31 V. Tổng kết ..............................................................................................................31
Trang 1MỤC LỤC
I Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 2
1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội nước ta năm 1945 – 1975 2
1.2 Hiện thực kháng chiến chống Mĩ trong văn xuôi Việt Nam từ 1965 – 1975 2 1.3 Khuynh hướng sử thi trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ 3
II Vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu và tiểu thuyết “Dấu chân người lính” 4
2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu 4
2.1.1 Cuộc đời 4
2.1.2 Sự nghiệp sáng tác 5
2.2 Tiểu thuyết Dấu chân người lính 5
III Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính” 7
3.1 Hiện thực chiến trường 7
3.2 Hình tượng người chiến sĩ anh hùng 13
3.2.1 Yêu nước mãnh liệt 13
3.2.2 Ý thức trách nhiệm 16
3.2.3 Dũng cảm, mưu trí 19
3.2.4 Tinh thần chiến đấu lạc quan 24
3.2.5 Tình đồng chí, đoàn kết 25
3.2.6 Tình cảm gia đình, tình yêu trong chiến tranh 28
IV Nghệ thuật 29
4.1 Xây dựng nhân vật anh hùng – nhân vật sử thi 29
4.2 Không gian sử thi 30
4.3 Thời gian sử thi 31
4.4 Giọng văn 31
V Tổng kết 31
Trang 2I Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội nước ta năm 1945 – 1975
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại suốt một nghìn năm, đánh đuổi phát xít Nhật và mở ra một kỉ nguyên mới của lịch
sử dân tộc Việt Nam Nhân dân ta hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
và lãnh tụ Hồ Chí Minh Nhân dân Việt Nam đã làm chủ được vận mệnh của mình, quý trọng nền độc lập tự do của dân tộc và sẵn sàng chiến đấu hi sinh để bảo vệ nền độc lập tự do ấy Bên cạnh đó nước ta còn gặp một số khó khăn như: chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, lực lượng vũ trang còn non yếu; giặc đói giặc dốt hoành hành; ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng; sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,…
Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng khỏi sự xâm lược của thực dân Pháp vào ngày 16/5/1955, tiến hành khôi phục nền kinh tế, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Trải qua hơn mười năm thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã trở thành hậu phương, căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh
Ở miền Nam, Mĩ thay Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền âm mưu chia cắt Việt Nam, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á Do đó, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền và nhân dân miền Nam phải tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà
1.2 Hiện thực kháng chiến chống Mĩ trong văn xuôi Việt Nam từ
1965 – 1975
Ở giai đoạn này một nền văn học mới – văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa phát triển Những người cầm bút đã trải qua một cuộc kháng chiến, đã nhận đường
từ lâu, họ biết phải làm gì để góp phần thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả để chiến
thắng Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” Chất liệu cho những sáng tác của các
nhà văn đều bắt nguồn từ hiện thực chiến đấu Họ sống và xúc cảm cùng chiến tranh, nhìn nhận và tái hiện lại khung cảnh kháng chiến một cách chân thực nhất
Trang 3Một số nhà văn vượt sông Bến Hải tìm chia lửa với đồng bào miền Nam Họ
xông xáo tìm nguồn sáng tạo nơi có bom đạn giặc Nguyễn Đình Thi viết Vào lửa (1966) và Mặt trận trên cao (1967) Hiện thực được nhà văn phản ánh là hiện thực
anh hùng, có chiến đấu thì phải có sự mất mát hi sinh Hi sinh của những người thân yêu đã khắc sâu hơn sự căm thù trong lòng chiến sĩ, để từ đó họ chiến đấu mãnh liệt hơn Nguyễn Khải tập trung viết về người anh hùng chiến đấu ở những
chiến trường ác liệt với những tác phẩm như Đường trong mây, Ra đảo, Chiến sĩ,
họ là những người anh hùng bình dị mà đẹp đẽ, có khi là những người lính trong đơn vị, có khi là những con người lao động bình thường nhưng vô cùng gan dạ
Một số nhà văn tập kết như Phan Tứ đã trở lại chiến trường miền Bắc để tích
lũy tư liệu cho những sáng tác của mình trở nên sâu sắc hơn như Về làng (1964), Gia đình má Bảy (1973), Mẫn và tôi (1973) Tác phẩm của ông viết về sự vùng dậy
của một xã nghèo liên khu 5, những người dân nghèo đã thấm nhuần chân lí cách mạng và hiên ngang chiến đấu Hay là sự chiến dấu hết sức gian khổ của nhân dân làng Cả, ta và địch chạy đua hết sức căng thẳng để dành thế đứng trong một vành đai sát ngay căn cứ quân sự lớn Chu Lai Nhân dân ta vừa chống địch vừa chống lại những phần tử dao động, thoái hóa trong nội bộ, chống cả lũ lụt thiên tai
Trong số đó, hiện thực ở những sáng tác của Nguyễn Minh Châu được dư luận đánh giá cao Các nhà phê bình, nghiên cứu từ trước đến nay đều thừa nhận những tác phẩm của ông đã phản ánh được khí thế hào hùng và phẩm chất cao đẹp
của con người Việt Nam trong chiến đấu Đặc biệt là tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) ghi lại những khoảnh khắc cuộc chiến tranh hào hùng của quân dân ta
ở Khe Sanh và hình tượng anh hùng sử thi được thể hiện một cách đậm nét
Các tác giả của nền văn học trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đã góp phần thực hiện vẻ vang nhiệm vụ lịch sử đánh đuổi bọn Mĩ Ngụy thống nhất nước nhà Họ thực sự xem văn học là vũ khí, bản thân mình là một chiến sĩ và coi sự nghiệp sáng tác của mình là một hành động đấu tranh
1.3 Khuynh hướng sử thi trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Sử thi là tác phẩm lớn thuộc loại văn tự sự, miêu tả sự nghiệp của những người anh hùng và các sự kiện lịch sử lớn.”
Khuynh hướng sử thi:
Theo sự phát triển của lịch sử xã hội và văn học, thể loại sử thi không còn nữa nhưng chất sử thi vẫn còn tồn tại trong những sáng tác thời kì kháng chiến
Trang 4chống giặc ngoại xâm – những sáng tác gắn liền với vận mệnh dân tộc, luôn đề cập đến những sự kiện có tính chất toàn dân tộc
Cô Lại Thị Hồng Vân trong luận án thạc sĩ với đề tài “Chất sử thi và chất trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu” có nói rằng: “Chất sử thi là sự nhìn nhận con người qua góc độ xã hội dân tộc Tác giả sử thi tư duy bằng tư tưởng của dân tộc, xã hội Tư duy sử thi nêu lên những vấn đề có tầm vóc lớn, thể hiện tình yêu nước ở qui mô lớn nhất và thuần khiết nhất.”
Những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi luôn thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi hào hùng vẻ vang của dân tộc Đây là cảm hứng chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ trong thời kỳ kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mĩ
Nhân vật mang cảm hứng sử thi là những con người tiêu biểu cho lí tưởng
và phẩm chất cộng đồng Trong một số tác phẩm thời kì kháng chiến chống Mĩ, hình mẫu lí tưởng mà đa số nhà văn hướng đến là những con người mang trong mình phẩm chất anh hùng, được kết tụ bởi sức mạnh và ý chí chung của cả cộng đồng Họ sẵn sàng hi sinh, coi sự nghiệp chiến đấu là bổn phận, là trách nhiệm; tự nguyện vì cộng đồng dân tộc là niềm hạnh phúc lớn lao của bản thân mình
Ngôn ngữ trong tác phẩm mang khuynh hướng sử thi thường có tính chất trang trọng, giàu hình ảnh và giàu giá trị biểu cảm Giọng điệu mang âm hưởng hùng tráng, thiên về ngợi ca với thái độ chiêm ngưỡng, lay động cảm xúc người đọc
Khuynh hướng sử thi góp phần phản ánh hiện thực đời sống, cho người đời sau có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về lịch sử chiến đấu của dân tộc, cho chúng ta thấy được dấu ấn của dân tộc và hơi thở của một thời đại đã đi qua
II Vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu và tiểu thuyết “Dấu chân người lính” 2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu
2.1.1 Cuộc đời
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Nguyễn Minh Châu sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, nhưng sa sút sau Cách mạng tháng Tám Từ nhỏ, ông là một cậu bé nhút nhát, nhưng thông minh, ham học
Năm 1944 – 1945, Nguyễn Minh Châu học Trường Kỹ nghệ Huế Năm
1945 ông tốt nghiệp bậc Thành chung Đầu năm 1950 ông học chuyên khoa trường
Trang 5Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh) và sau đó theo học Trường sỹ quan Trần Quốc Tuấn Từ năm 1952-1956 ông công tác tại Ban Tham mưu tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 302 Từ năm 1956-1958 ông là trợ lý văn hoá trung đoàn 64 thuộc
sư đoàn 320 Năm 1962 ông về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội
2.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Minh Châu thuộc lớp nhà văn xuất hiện và trưởng thành trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước Sáng tác đầu tiên được in báo là một bài thơ, tiếp
đến là tập truyện ngắn Sau một buổi tập (Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1957) Đến năm 1967, ông cho ra đời tiểu thuyết Cửa sông Trong kháng chiến chống Mĩ,
Nguyễn Minh Châu đã đi qua rất nhiều vùng đất, ông hết sức thông thuộc, am hiểu những khó khăn, mất mát của con người trong cuộc chiến Qua những tác phẩm của mình, ta nhận thấy được sự trăn trở của Nguyễn Minh Châu trong con đường lao động nghệ thuật, với tinh thần trách nhiệm đầy lo âu, ông luôn dõi theo từng bước đi của dân tộc một cách kỹ càng và sâu sắc Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ trước 1975, phản ánh chiến tranh và cổ vũ những phẩm chất yêu nước, những người anh hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn quân đội, những năm cuối đời ông mang quân hàm đại tá, là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam Ông để lại cho
nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm đáng kể: 7 cuốn tiểu thuyết: Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972), Lửa từ những ngôi nhà (1977), Miền cháy (1977), Những người đi từ trong rừng ra (1982), Mảnh đất tình yêu (1986);
bộ ba tiểu thuyết cho lứa tuổi thiếu niên: Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc, Đảo
đá kỳ lạ (1985); 4 tập truyện ngắn: Những vùng trời khác nhau (1970), Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Cỏ lau (1987); một tập tiểu luận, phê bình: Tiểu luận văn học (1994)
2.2 Tiểu thuyết Dấu chân người lính
Tiểu thuyết Dấu chân người lính được ra đời năm 1972 viết về một chiến dịch lớn trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước Với lối viết chân thực, sinh động
Nguyễn Minh Châu đã miêu tả khá thành công hình ảnh một vùng quê chiến đấu Dấu chan người lính phản ánh khá rõ ràng những diễn biến của chiến dịch Khe Sanh Âm mưu của địch là chiếm giữ căn cứ Khe Sanh nhằm ngăn chặn và chia cắt mọi hoạt động gia lưu giữa miền Bắc với miền Nam, giữa Việt Nam Và Lào
Trong chiến dịch Khe Sanh quân dân ta đã hy động một lực lượng chiến đấu lớn
Trang 6“Dấu chân người lính” thể hiện được sức mạnh lớn lao của dân tộc trong cuộc
đã từng tham gia chiến đấu trong thời kỳ chống Pháp Nguyễn Minh Châu đã đề cập một cách sâu sắc những vấn đề cho hai thế hệ trong quân ngũ Không có những mâu thuẫn giữa giữa lớp già và lớp trẻ mà họ luôn hỗ trợ nhau, cảm thông cho nhau để xoá bỏ khoảng cách giữa hai thế hệ điều này thể hiện rõ qua nhân vật chính ủy Kinh và Lữ Trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu đây rất thành công khi miêu tả hình ảnh người lính trẻ dũng cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất hồn nhiên, ngây thơ Lữ rời ghế nhà trường khi giặc Mĩ ném bom phá hoại, anh sẵn sàng vào quân đội với quyết tâm tiêu diệt kẻ thù Lữ có một mối tình thời còn đi học và khi gặp lại người con gái anh thầm thương trên chiến trường đã khơi dậy trong anh những tình cảm bồi hồi, xúc động Cuộc gặp gỡ giữa Lữ với cha mình là chính ủy Kinh trên đường hành quân đã gợi trong lòng người đọc bao nỗi niềm chứa chan xúc động Những trận đánh khốc liệt đầy thương vong đã khiến Lữ ngã xuống, cái chết của Lữ thật anh hùng, thật đẹp Nhân vật Lữ vừa mang tính chất hiện thực vừa mang tính chất lãng mạn, thông qua cuộc đời và sự hy sinh của Lữ tác giả Nguyễn Minh Châu muốn làm nổi lên những phẩm chất tốt đẹp và đức hy sinh của người lính
Ngoài ra các nhân vật Đàm, Khuê, Lượng, cũng có nhiều nét tính cách giống nhau Họ là những người lính năng động, linh hoạt, có vốn văn hoá, và luôn chiến đấu với một tinh thần lạc quan Họ có khả năng đối mặt và chiến đấu với những kẻ thù hiện đại, tàn bạo Đó chính là những phẩm chất của một thế hệ được hình thành
trong cuộc chiến Trong tác phẩm “Dấu chân người lính”, Nguyễn Minh Châu còn
miêu tả một vài nét hậu phương qua hình ảnh gia đình cụ Phang gốc người
Thượng Một lão già quắc thước, nhiệt tình với cách mạng, một cô con dâu xinh
Trang 7đẹp nết na, một thằng con trai biệt kích ác ôn Qua đó thấy được tội ác của kẻ thù tạo bi kịch, mất mát đau khổ vào một gia đình
“Dấu chân người lính” kết thúc ở chương Đất giải phóng Đây là tác phẩm
về chiến tranh có quy mô lớn hơn cả so với các tác phẩm thời kỳ đầu như Trận Phố Ràng của Trần Đăng Qua tác phẩm chúng ta thấy được lịch sử đã vượt qua bao chặng đường dài Tuy kẻ thù từng thời kỳ khác nhau nhưng chúng ta luôn có
những người lính sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc Tiểu thuyết như là một bản hùng ca trong chiến đấu Người đọc sẽ bắt gặp vẻ đẹp hào hùng của người lính, những trận đánh thắng lợi, và niềm lạc quan trong chiến đấu qua tác phẩm
III Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính”
3.1 Hiện thực chiến trường
Khuynh hướng sử thi không chỉ thể hiện ở những nhân vật trung tâm trong tác phẩm mà bên cạnh đó còn được góp phần tô đậm qua hoàn cảnh, không gian, thời gian mang đậm nét sử thi Nói đến chiến trường đó chính là tầm khái quát hiện thực rộng lớn từ lúc hành quân đến khi giành chiến tranh Tiểu thuyết đặt trong bối cảnh chiến dịch đường số 9 - Khe Sanh, trận chiến có vai trò chiến lược vô cùng quan trọng đối với Quân giải phóng miền Nam Việt Nam góp phần thay đổi cục diện chiến tranh Do đó, xây dựng hiện thực chiến trường hoành tráng, sinh động cũng là một đóng góp quan trọng trong việc đẩy tính sử thi đến một tầm cao mới
Thứ nhất, hiện thực chiến trường được nói đến trong tác phẩm mang những nét hoành tráng nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đó chính là không gian
sử thi hào hùng không chỉ thể hiện qua những trận đánh mà còn nổi bật qua các chặng đường hành quân gay go đầy ác liệt Chiến trường Trị - Thiên với con đường Trường Sơn ngoằn ngoèo rải đầy bom đạn địch, hay những điểm nóng khốc liệt như cứ điểm Tà Cơn, Khe Sanh hay đường số 9 được nhắc đến xuyên suốt tác
phẩm Chiến sĩ Đàm còn khẳng định: “Đường hành quân dù mưa ngàn thác dữ, Dốc ngược đèo cao mây phủ Trường Sơn” trong cuốn sổ tay sinh hoạt của mình
Cái lớn lao, cái hào hùng của dân tộc, sôi sục trong những ngày hành quân chiến đấu thể hiện trên từng nẻo đường hành quân ra trận Chiến trường trong
“Dấu chân người lính” là một không gian bao la, rộng lớn được tô điểm bằng
những địa danh, cảnh sắc thiên nhiên, những trận bom B.52 càng quét; nơi đây còn
có sự ấm áp của bếp lửa dựng lên rải rác trên mỗi đường đi “các ngả đường ngập những lính, đâu đâu trong rừng cũng sực lên hơi người, đâu đâu cũng gặp những
Trang 8bếp than cháy dở”, sự lạnh lẽo của những cơn mưa kéo dài dọc Trường Sơn hay
cái rét mướt đến tê người mà mỗi chiến sĩ hành quân phải trải qua Cuộc hành quân
được Nguyễn Minh Châu khắc họa mang tính sử thi hào hùng: “Dọc con đường giao liên bấy giờ, khu rừng hai bên có những quãng dòng thác người tự nhiên cứ quẩn lại, phình to ra, đông đúc và ồn ào như dòng nước lũ chảy qua một cái xoáy lớn… Tất cả các đơn vị đi đường ngắn và đường dài đang hội quân ở đây… Đông đúc quá? Không ai có tài nào mà phân biệt hoặc đếm được có bao nhiêu đơn vị, cũng không thể biết đây là đường rừng hay quảng trường, là rừng cây hay là rừng người và rừng súng đạn Người ta chỉ biết đông đúc và chật chội, là hơi nóng của hơi thở và mùi mồ hôi người, là tiếng ồn ào của cuộc sống, là đàn ong cần lao đang san một nửa tổ đi đánh giặc, là cơn giận dữ của đất nước lại một lần cầm lấy súng.”
Con đường hành quân đẹp đẽ, đầy khí thế và sục sôi tinh thần chiến đấu của
những người con ngày đêm cống hiến sức lực và tuổi trẻ mình cho độc lập tổ quốc:
“Bộ đội đi ùn ùn: Chiến sĩ thông tin đi kéo dây và đặt máy cho các đơn vị vừa được lệnh chuyển lên phía trước, những đơn vị pháo nhẹ chạy theo bộ binh, những đoàn cáng thương leo dốc đá đi ngược chiều hun hút về phía sau Bom nổ Khói
um lên một lát chẳng trông thấy gì cả Tan khói, lại vẫn hai dòng người chuyển động ngược chiều nhau như hai sợi dây xích không bao giờ đứt.” Con đường hành
quân, không ai còn thấy xa, không ai còn thấy nguy hiểm, mỗi chặng đường họ lại gặp nhau, tiếp thêm lửa tinh thần cho nhau, thêm ý chí, thêm lòng căm thù giặc sâu sắc hòa quyện vào từng đoàn người, từng tiếng nói cười, lấn át cả bom đạn chiến
tranh “Ban đêm từng chùm pháo sáng liên tiếp treo lơ lửng trong bầu sương thăm thẳm trắng rừng trắng núi Mặc cho máy bay địch trinh sát và bắn phá, dưới mặt đất bộ đội vẫn chen chân nhau đi đông nghìn nghịt Họ tranh thủ đi nhanh hơn, nhận mặt nhau, chào hỏi nhau Con đường cứ hình thành dần những khu vực tọa
độ của địch” Những người bộ đội, dấu chân họ là cả một tương lai gắn liền với
vận mệnh của dân tộc, từng bước như nhanh hơn, chắc hơn, mở đường tiến về phía quân địch; từng bước chân trên đường hành quân thêm nặng không chỉ bởi quân trang mang vác, súng đạn, thuốc quân y,… mà còn nặng tình yêu tổ quốc, càng nặng, bước chân lại càng nhanh, càng nguy hiểm, người chiến sĩ càng thêm gan dạ, dũng cảm, anh hùng
Thứ hai, ta không thể không nói đến khí thế phấn chấn, tươi vui của các
chiến sĩ cũng góp phần vào không khí hào hùng, sục sôi của dân tộc: “Tinh thần các chiến sĩ rất náo nức Kinh đang đi giữa những người chiến sĩ của mình như đi giữa một khối thuốc nổ Ông nhìn thấy rõ trên khuôn mặt từng người, tất cả ý chí
Trang 9giết giặc thể hiện trong mưa nắng và gian khổ trên các chặng đường hành quân dọc Trường Sơn đang được cô đúc lại.” Cuộc hành quân không chỉ có những mất mát đau thương “bom rơi, lửa chiến tranh” khi bị địch tấn công bất ngờ mà còn có
những tiếng cười, dấu chân những anh bộ đội anh hùng ngày đêm không ngừng
nghỉ “Tiếng cười nói nhộn nhạo và tiếng bước chân bộ đội hành quân bên ngoài nghe như từ dưới lòng đất cứ vang lên thình thịch, bước chân những người lính bao giờ nghe cũng nặng.” Hay những lúc “hội ý hội báo” lại dùng cách quát vào
tai nhau, đó chính là cách sinh hoạt kỳ quặc của con nhà lính hầm 475 nhưng cũng
đầy thú vị: “…Nếu là câu chuyện giữa ba bốn anh điếc cùng một lúc thì thật đến là vất vả, "ông nói gà, bà nói vịt" một hồi, khi thủng ra câu chuyện thì anh này chỉ thẳng mặt anh kia, hể hả cười phá lên rung cả hầm.”
Thứ ba, hiện thực chiến trường không những được góp phần qua khí thế hào
hùng của “dấu chân” những người lính mà cái khắc nghiệt của hiện thực nơi đây
còn tô điểm cho tác phẩm những cái nhìn chân thực nhất về chiến tranh Địa hình
núi đá với thời tiết ẩm thấp càng làm tăng thêm sự khó khăn cho người lính “trời trên các chỏm rừng suốt ngày mù mịt mưa sương Các con đường mòn chạy xuyên qua Trường Sơn bao giờ cũng lõng bõng một lớp bùn nhão đầy vết giày in chi chít ngang dọc…Rừng mưa ướt đầm đìa hằng tháng trời Ai đã tùng sống qua một mùa mưa trên Trường Sơn hẳn biết Lá cây bao giờ cũng cụp xuống và ướt loáng Thân cây đầy rêu Đá trơn tuột” Có những hiện thực khắc nghiệt nhưng không được đề cập đến trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính”, thế nhưng trong “Di cảo Nguyễn Minh Châu” còn có đoạn nói về sống lưng Trường Sơn như sau: “Nằm trên võng ngủ máu thấm võng vì vắt Điểm cao 1001m Quanh năm mưa dày Dốc không có chỗ đặt ba lô Đi vòng đường Lào lúc nào cũng phải đi giày Nắng Rải chất độc hóa học Chỉ nghỉ nhờ bóng thân cây Một bi đông nước cộng một ống bương Khát Sốt rét Mặc quần đùi, các chỗ không có quần áo là rộp trắng chân ra Xa hậu cứ: rau tàu bay, rau sắn, rau dền… Muối ủng hộ nhân dân Soi dam ở suối cải thiện Sốt ngồi bám đài Đi lấy nước phải đi đêm Sốt ăn cơm nắm, uống nước lã Sốt quá nhờ đơn vị bạn, cách ba tiếng Ngày nắng, đêm lạnh” Thế nhưng những
chi tiết này không được Nguyễn Minh Châu đưa vào trong tác phẩm, một phần vì tính chất khốc liệt của nó, một phần tác phẩm thời bấy giờ ra đời để cổ vũ kháng chiến, nếu đưa những tình tiết bi thảm thì sẽ khiến cho tinh thần nhân dân – người tiếp nhận tác phẩm có cảm giác lo sợ, nhụt chí Từ những chi tiết trên, chúng ta có thể hình dung con đường hành quân của bộ đội ta gặp nhiều nguy hiểm, ác liệt đến mức nào
Trang 10Địa hình hiểm trở, chông chênh là đặc điểm nổi bật của địa hình rừng núi nước ta Cần nói thêm về đặc điểm của đường Trường Sơn lúc bấy giờ, quân Mĩ đã rải các chất độc hóa học xuống những cánh rừng chạy dọc theo đường Trường Sơn
làm trụi lá, “các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mĩ sử dụng
để phá đường”, chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ để thấy được tính chất ác liệt của chiến tranh quân sự lúc bấy giờ Nơi đây “khắp vùng phía nam thung lũng, đi chỗ nào cũng thấy dấu tích những trận bom B.52 Cây cối đều bị quật ngã, các dòng suối đục ngầu, thuốc bom khét lẹt ám đầy nương rẫy.” Nước mưa tràn ngập chảy xiết như một dòng suối nhỏ Trên cao đóa hoa mai chết rũ trên cành khẳng khiu đen màu bồ hóng, đầy những đốt” Bên cạnh những hình ảnh được mô tả khái quát
sinh động và cụ thể thì không thể bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất để thấy cuộc
chiến đã được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào: “Tất cả phải bỏ hết giày dép, qua gai góc và bãi tranh đều phải đi chân đất lồng bít tất Lúc qua suối không được đạp lên đá Phân phải chôn rất sâu ăn cơm không được để vãi một hạt Cấm hút thuốc, cấm nói to, cấm lộ lửa Ngủ xong phải dẹm cỏ lại như cũ hoặc lăn tròn một vạt giống y hệt dấu voi”
Con đường hành quân không dễ gì có thể vượt qua, mà bộ đội ta vẫn có thể giữ được tâm thế bình tĩnh và hiên ngang đến không tưởng, tin tưởng vào bản thân, tình tưởng vào lý tưởng cách mạng Thế nhưng con đường ra trận không phải lúc nào cũng u ám và mịt mù như vậy, cũng có lúc, chúng ta thấy Nguyễn Minh Châu phát hiện ra những bông hoa, những tiếng hát, tiếng chim, tiếng cười lạc quan của những con người kiên cường dạt dào sức sống, nhựa chiến đấu trong họ luôn chảy mới và tươi nguyên dù cho đạn khói có biến nơi đây thành trận địa điên cuồng:
“Bom đạn đào xới lên tất cả vậy mà có một giống cỏ được các chiến sĩ gọi là cỏ vạn thọ vẫn mọc tươi tốt, mùa xuân đến vẫn khoe một sắc hoa vàng sẫm như
đỏ chạy dài khoảng hai cây số và rộng một cây số, Tà Cơn san sát lô cốt, đường
Trang 11hào, kho tàng, máy rađa với nhiều hệ thống công trình phòng ngự dày đặc như mạng nhện.”
Trận địa Khe Sanh được “Hãng USIS của Mĩ đã bình luận: “Tầm quan trọng chiến lược của tiền đồn Khe Sanh được coi như một chiếc mỏ neo phía tây tuyến phòng thủ về hướng Bắc của Mĩ" Chiếc tầu chiến Hoa Kỳ đang thả neo giữa rừng này chở trong lòng nó một lúc sáu ngàn lính thủy đánh bộ mặc áo cổ da và đội mũ có gắn hình mỏ neo bằng bạc Đó là con số Mĩ đóng ở Khe Sanh trước khi những người lính trinh sát quân Giải Phóng xuất hiện.Có lúc con số ấy đã tăng lên tới bốn vạn rưỡi tên, kể cả Mĩ và ngụy, kể cả những tên làm nhiệm vụ đóng chốt và những tên làm nhiệm vụ ứng cứu từ xa đến gần.”
Bức tranh gian khổ nơi chiến trận thể hiện cái oanh tạc, hống hách của bọn giặc Mĩ, để thấy rằng, đối lập với kẻ thù là tinh thần bất khuất, kiên định, đôi chân vững vàng của các các chiến sĩ bám địch, đi vào lòng quân thù để kiểm soát tình thế, lật tung âm mưu kẻ thù và giải phóng vùng đất dân tộc Cảm nhận tính khốc liệt của trận chiến đã đặt con người vào tình thế ám ảnh mỗi khi nhắc đến chiến
dịch Khe Sanh lịch sử: “Một người đứng từ xa nhìn Khe Sanh trong những tháng mùa xuân dữ dội và đạm bạc màu sắc ở đây rồi sau bao lâu cũng không thể nào dứt ra khỏi trí nhớ cùng một lúc hai hiện tượng: Một bầu trời đầy sương mù bao trùm lên mặt trận; tiếng pháo của ta và tiếng bom của địch nổ long trời, trùm lên nhau, như muốn cùng một lúc xé toang cái màn sương che phủ mặt đất để gieo xuống đó ngọn lửa thiêng liêng của người hay ngọn lửa tội ác của loài quỷ”
Nói về những đợt tấn công tàn phá, chúng ta không thể không nhắc đến cứ
điểm Tà Cơn và đồi 475, nơi nhận được “sự chú ý đặc biệt” của quân đội Mĩ “Tà Cơn hiện ra trước mặt mọi người như một con thú khổng lồ đang gầm thét: Tiếng nhiều máy phát điện nổ cùng một lúc Tiếng máy rađa Tiếng máy bay khởi động trên đường băng Ánh sáng điện từ dưới mặt đất chiếu hắt lên nền trời tùng cụm một Đèn điện sáng từng dãy trên sân bay”; “Pháo của ta bắt đầu bắn vào Tà Cơn
và mấy cao điểm hướng tây Tiếng đạn pháo đi xèn xẹt như tiếng pháo siết quệt lên bức tường sương và khói bom cuồn cuộn Dải sương trắng bao bọc chung quanh hàng rào Tà Cơn cứ phồng to và ửng sáng luôn luôn nhấp nháy Chỉ trong giây lát, hàng loạt tiếng nổ dồn dập như một cơn giông bằng thép và lửa, như dựng tất
cả cái căn cứ chiếm đóng của quân Mĩ dậy” Ngọn đồi 475, nơi hứng chịu nhiều sự oanh tạc nhất của máy bay không quân Mĩ: “Máy bay ném bom và pháo từ các căn
cứ dội lửa xuống 475 suốt ngày đêm Những ngày máy bay B.52 ném nhiều đợt, các đài quan sát chung quanh nhìn sang "con mắt A.1" chỉ thấy một khối lửa
Trang 12phồng to trên chóp núi, cát bụi và những đám mây bên trên đều đỏ rực… Sau nhiều ngày đêm như thế, mặt đất 475 bị nhào lộn như sóng biển Chất đất pha đá non từ dưới sâu bị đào lên, tơi vụn thành lớp bột đóng thành cục, hoặc như bột được sấy khô dày hàng thước lúc nào cũng nóng hầm hập Những lúc ánh sáng mặt trời vừa hửng lên, lập tức các sườn đồi sáng lấp lánh bởi vô số mảnh kim loại.”
Cuối cùng, hiện thực hiện trường chính là bàn đạp làm nổi bật tính sử thi cho
tác phẩm “Dấu chân người lính” Nguyễn Minh Châu đã ca ngợi, lý tưởng hóa
cuộc cách mạng dân tộc, thể hiện cuộc vận động đi lên của cuộc chiến tranh trên phương diện đối lập giữa ta và địch Có thể nói, chiến dịch Khe Sanh là một chiến dịch kéo dài từ khâu chuẩn bị đến tiến công đến tiêu diệt căn cứ quân địch Từ những căn cứ trên có thể xem xét tình hình chiến trường như sau:
Không gian hành quân và không gian chiến trường hết sức khốc liệt, gian khổ và đầy hiểm nguy nhưng không thể phủ nhận được không gian cũng có những tiếng cười, tiếng chim hót góp phần tăng thêm tính lãng mạn cho tác phẩm Yếu tố lãng mạn và hiện thực chiến trường làm tô đậm tính sử thi trong tác phẩm
Nguyễn Minh Châu hầu như hướng đến sự kiện và các biến cố khách quan khi miêu tả hiện thực chiến trường Tác giả không đào sâu mà hướng ngòi bút mình ở những đặc điểm nổi bật mang tính thời sự để thấy được tính cấp thiết của chiến trận và khái quát một khung cảnh hiện thực hết sức rộng lớn
Tính sử thi còn được nhà văn khai thác thông qua các hình ảnh đối lập giữa
ta và địch, không gian mang tính xung đột trên từng con đường, từng trận đánh Quân Mĩ đông hơn ta cả về quân số và phương tiện kỹ thuật, ngược lại quân số của chúng ta gặp nhiều hạn chế, cả về vũ khí cũng có phần đơn điệu hơn nhưng khiến
cho cả bọn lính Mĩ phải khiếp sợ: “Ăn Tết xong, quân ta lại tiến công và tiêu diệt đồn Làng Vây Cái vị trí then chốt công sự chắc chắn có hơn một ngàn tên chiếm giữ bị quân ta san bằng rất gọn ghẽ trong một đêm đã khiến cho bọn cầm quyền và tướng tá tận bên Mĩ hết sức hoang mang lo sợ” Đổi lại, Nguyễn Minh Châu lại
khắc họa được tinh thần và ý chí của các chiến sĩ anh hùng cách mạng lấn át cả bom đạn kẻ thù, bất chấp sự khốc liệt của tự nhiên, vượt trên mọi giới hạn không
gian và thời gian để hòa mình vào trận chiến chung của dân tộc: “Pháo của ta bắt đầu bắn vào Tà Cơn và mấy cao điểm hướng tây Tiếng đạn pháo đi xèn xẹt như tiếng pháo siết quệt lên bức tường sương và khói bom cuồn cuộn Dải sương trắng bao bọc chung quanh hàng rào Tà Cơn cứ phồng to và ửng sáng luôn luôn nhấp
Trang 13nháy Chỉ trong giây lát, hàng loạt tiếng nổ dồn dập như một cơn giông bằng thép
và lửa, như dựng tất cả cái căn cứ chiếm đóng của quân Mĩ dậy”
3.2 Hình tượng người chiến sĩ anh hùng
Văn học giai đoạn 1945 - 1975 đặc biệt chú ý đến con người lí tưởng, con người với những phẩm chất cách mạng Họ là những người đại diện cho dân tộc thực hiện nhiệm vụ với đất nước Nếu điển hình trong văn học trước 1945 gắn với ý nghĩa phê phán xã hội thì những nhân vật tiêu biểu của văn học giai đoạn này chủ yếu để ngợi
ca lí tưởng cách mạng
Xây dựng nhân vật anh hùng là một trong những thành công của Nguyễn Minh
Châu trong “Dấu chân người lính” Mong muốn và cố gắng xây dựng kiểu nhân vật
này là một trong những vấn đề các nhà văn thời kì này luôn trăn trở Nhưng thực tế
thực hiện được điều đó không phải dễ “phần lớn các tiểu thuyết này, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn còn thể hiện tản mạn, thiếu những đỉnh cao” Nhưng “Với Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu đã góp phần quan trọng vào việc đẩy những hình tượng người anh hùng cách mạng trong văn học lên gắn với những điển hình
mà công chúng đang chờ đợi”
3.2.1 Yêu nước mãnh liệt
Bằng những trải nghiệm của một nhà văn, một người lính từng lăn lộn khắp nhiều chiến trường, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng hình tượng những người anh hùng, tiêu biểu cho con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ Từ cụ già đến thanh niên, từ nam đến nữ Đó là vẻ đẹp của Kinh và Lượng, Lữ và Khuê, Cận và Vượng, Nết và Phát, Moan và Hiền, bác Đảo, cụ Phang Mỗi người một vẻ, họ đến với chiến trường từ những vùng quê khác nhau, hoàn cảnh không giống nhau nhưng đều cùng chung một ý tưởng, một quyết tâm, một mục đích, đó là đánh Mĩ, thống nhất nước nhà
Tầng tầng lớp lớp người đang nối tiếp nhau hiện ra từ trên đồi từ dưới suối, từ khắp các ngõ ngách của rừng tiến vào chiến trường Khe Sanh, bao vây tập đoàn cứ điểm Tà Cơn, hướng tới mục đích thiêng liêng nhất của chiến tranh là giải phóng Tổ
quốc Đó là một cuộc hành quân vĩ đại của một "dòng thác người cứ tự nhiên quẩn lại, phình to ra, đông đúc và ồn ào như dòng nước lũ chảy qua một cái xoáy lớn Những chiếc đòn gánh đủ kiểu, làm bằng gỗ, bằng bương, bằng tre Lính cũng đủ loại: Có anh cao lớn lộc ngộc, có anh như mới từ luống cày bước lên… Đông đúc quá, không ai có tài nào mà phân biệt hoặc đếm được có bao nhiêu đơn vị, cũng không thể biết được đây là rừng hay quảng trường, là rừng cây hay rừng người, rừng súng đạn Người ta chỉ biết đông đúc và chật chội, là hơi nóng của hơi thở và
Trang 14mùi mồ hôi người, là tiếng nói ồn ào của cuộc sống, là đàn ong cần lao đang san một nửa tổ đi đánh giặc, là cơn giận dữ của đất nước lại một lần nữa cầm tay súng" Dòng thác ấy “mặc cho máy bay địch trinh sát và bắn phá, dưới mặt đất bộ đội vẫn chen chân nhau đi đông nghìn nghịt Trên chặng đường đầy cây cối đổ nghiêng, khói bom khét lẹt và đất đỏ lật lên lấp hết cây cối, tùng đơn vị cứ đi qua, hết đơn vị này đến đơn vị khác, hết binh chủng này đến binh chủng khác.”…
Trong trong đoàn quân ấy, có những người lính như Lữ (Phán xuất thân là học sinh trung cấp ngoại ngữ, Nhẫn xuất thân là một học sinh trung học…) cách đây ba
năm “mới mười sáu, còn cắp sách đi học một cách bình yên vui vẻ”, thế rồi chiến tranh đến đột ngột, họ phải “từ giã hết, tất cả mọi thứ sách vở và bản thân những thằng học trò như mình cũng cần phải được ném vào lửa” “Họ từ giã gia đình, trường học, từ giã một cuộc sống tương lai đẹp đẽ hết sức bảo đảm đã bắt đầu xây cho họ, từ bỏ trái hạnh phúc đang ửng hồng trong vườn nhà” Họ đã bước vào chiến trường mà không chút do dự, trù trừ, có thể “những năm đi học nhà trường đã trao cho chúng mình những niềm tin thật là đẹp nhưng còn "sách vở" và mỏng manh như những cái bong bóng xanh đỏ Chúng mình đã phải đổi bao nhiêu vất vả để tự tìm lấy một niềm tin bền vững và chắc chắn hơn từ trong cuộc đời” Lữ chính là đại diện
tiêu biểu cho thế hệ trẻ lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa bước vào cuộc chiến với một trái tim yêu nước, giàu nhiệt huyết và một tâm hồn lãng mạn, mơ mộng, chứa chan nhiều hoài bão mang màu sắc lý tưởng, đôi khi viển vông của tuổi học trò
Kinh lại là đại diện cho thế hệ cha anh tham gia cách mạng từ những ngày
kháng chiến chống Pháp, ông “đã có mặt trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ” và
giờ đây một lần nữa lại tiếp tục cầm súng chiến đấu chống xâm lược Mĩ
Bên cạnh đó, còn có những chiến sĩ như bác Đảo là một cán bộ tái ngũ (kháng chiến chống Pháp lần trước bác là chiến sĩ trong một tiểu đoàn Việt kiều, anh em hay gọi đùa là "Chiến sĩ tình nguyện Quốc tế"); như Hoạt trước khi đi bộ đội đã từng
công tác ở một ngành khoa học “Hoạt tỏ ra hiểu biết rất nhiều về khoa học tự nhiên (anh đọc được tiếng Nga) nhưng đồng thời không có một cuốn tiểu thuyết, một tập thơ nào Lữ nhắc tới mà Hoạt lại không biết và đã từng đọc.” Hay như những chiến
sĩ chiến đấu bằng ngòi bút của mình, đó là Thái Văn Anh đã từng sống với bộ đội
từ những ngày mới khởi nghĩa tháng Tám và kháng chiến toàn quốc “Đời anh là một cuộc hành quân qua các chiến dịch, các chiến hào, qua các vùng đất nước Anh
đã có mặt trong nhiều cuộc hành quân gian truân hoặc hào hùng.” Mục đích của anh là kiếm tìm “đốm lửa của những người đi giải phóng đất nước xứ sở”? Và cầm
Trang 15bút nhưng không có nghĩa là anh không biết cách chiến đấu như những người chiến
sĩ khác “Anh bơi nhanh chả kém gì Cận Sang đến bờ bên kia, anh mặc quần áo, thắt bao đạn, xem lại khẩu súng ngắn và những băng đạn, nhất nhất mọi động tác Thái Văn đều làm thành thạo như một người lính.”
Bên cạnh hiện thực chiến trường, nơi chiến đấu trực tiếp với kẻ thù thì hậu phương của một đất nước có chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu cũng
là một đời sống mang đậm chất sử thi thời đại “Bên kia, một nửa phần đất nước, một nửa mái nhà của mỗi mái nhà bên này đang cháy, một nửa trái tim của từng trái tim người Việt Nam bên này ngày nào gót giày của hàng chục vạn quân Mĩ cũng giẫm lên một lần.”
Trong Dấu chân người lính đó là hình ảnh nông thôn với ruộng đồng, bờ bãi
và trường học Những làng quê hiền hòa đã nuôi lớn những người lính và từ đó họ
ra đi Ngôi trường nơi Lữ cắp sách đến trường, để rồi "mình đã lôi ra đốt cùng với sách vở ở trường, cả những tập nhật ký trong những năm đi học" Những người đàn
bà như vợ Kinh, vợ Cận, mẹ Khuê đã gánh vác được hết chuyện gia đình để chồng, con đi đánh giặc ngoài mặt trận Giữa một đất nước đầy đau thương, quê nhà của
Khuê cũng tan hoang: "Khuê về đến nhà thì mọi việc đã xong xuôi cả: Một cái hố bom nằm đổ thay vào cái nền nhà cũ Hai nấm mộ nằm kề nhau ngoài cánh đồng Ông bố Khuê vẫn ốm yếu, các đầu khớp chân đều sưng tấy lên, suốt ngày bó gối ngồi giữa ba đứa con nhỏ còn lại Anh lên đến đường thì trông thấy một bóng người đàn ông đứng im phăng phắc đang đứng đợi anh giữa cánh đồng chiêm lộng gió
Đó là bố anh chờ để dặn con mình "Con đi nhớ trả thù cho mẹ và em con bố ở nhà
có bà con xung quanh giúp đỡ cũng đủ sức làm mà nuôi các em, con cứ yên tâm mà đi"
Tất thảy mọi việc người đàn ông có thể an tâm phó thác phóng xá cho người đàn bà ở nhà mà đi lo việc nước và giặc giã, tha hồ anh đi một hai năm, năm ba năm cũng được Chỉ đôi khi những người đàn bà ấy mới viết một lá thư gửi cho chồng,
cho con nơi chiến trận Lá thư ấy cũng “quá ngắn ngủi như một bức điện tín, viết bằng phẩm tím trên giấy vở học trò.” Đó là chút tình cảm của người hậu phương gửi
ra tiền tuyến Và những người đàn ông đừng hi vọng sẽ tìm thấy trong thư bất kỳ chi tiết kể lể về những công việc cụ thể, những lo toan của người ở nhà
Ở nơi hậu phương ấy, ai cũng muốn làm việc hết sức để xứng đáng với tiền
tuyến “Tinh thần hy sinh vì tiền tuyến của bà con chung quanh, không thể nào kể hết những vất vả hy sinh âm thầm của những người dân yêu nước bình thường giữa
Trang 16những ngày tháng này.” Nói tóm lại đó là hình ảnh một hậu phương "tất cả cho tiền
quốc, độc lập dân tộc Vì rằng “người nào cũng thù thằng Mĩ cả đấy!” Cả người
ngoài mặt trận lẫn người còn ở lại hậu phương đều mang trong dòng máu của mình
tình yêu nước sâu sắc và lòng tự hào dân tộc quý báu “Tôi cảm thấy da mặt cứ nổi gai lên, tim phồng to choáng cả lồng ngực, một nửa người tôi là máu chảy, nửa là lửa cháy!”
3.2.2 Ý thức trách nhiệm
Khi người chiến sĩ phải đối diện với những tình huống, những hoàn cảnh hiểm nguy, mất mát, đau thương nhưng vẫn luôn giữ tinh thần tỉnh táo, giữ trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình
Có thể nói, cuộc đời của Chính uỷ Kinh gắn với những năm tháng và mọi nẻo đường kháng chiến Tất cả suy nghĩ và hành động của ông đều hướng đến lợi ích tập thể Ông là hình mẫu tiêu biểu của một vị thủ trưởng chỉ huy luôn gác mọi chuyện
riêng tư, gia đình để một lòng phục vụ cách mạng, đến nỗi: “có lá thư của vợ cũng
để quên trong túi áo, mãi mấy ngày sau mới mở ra đọc” Gặp Lữ, đứa con thân yêu giữa chiến trường nhưng cũng “chỉ có thì giờ gặp con trong chốc lát như tiếp một cán bộ cấp dưới nào đó, hỏi han dăm ba câu” Khi Kinh bị thương ở vai trong lúc
đi thăm các cậu chiến sĩ pháo binh đi đào dũi về, ông không để tâm mình đang bị
thương mà chỉ dồn hết tâm trí “suy nghĩ về một cái kế hoạch đánh lấn sâu hơn, trong những ngày sắp tới Kế hoạch ấy giữa ông và Nhẫn đã bàn bạc kỹ, đã được đề nghị lên cấp trên.” Khi nhận được tin Lữ hy sinh, ông kìm nén nỗi đau riêng để điều hành công việc chung trước sự cảm động và kính phục của mọi người “Tất cả các đồng chí đang ngồi nói chuyện chung quanh chiếc bàn họp đều nín lặng và quay về phía
Trang 17ông Mọi người ngạc nhiên nhìn nhau khi nhớ lại vẻ mặt vẫn bình thản của ông trong suốt cuộc họp thường vụ.” Chắc chắn là khi nhận được tin dữ, ông như đứt từng
khúc ruột Nhưng trong hoàn cảnh ấy, ông đã “gồng mình” chặn đứng mọi cảm xúc
để tránh không gây nên không khí bi lụy, hoang mang, ảnh hưởng không tốt đến tinh thần chiến đấu của đơn vị Nhưng khi chỉ có một mình, đối diện với nỗi mất mát quá lớn, ông lại sống bằng cảm xúc thật của một người cha, lòng ông ngổn ngang, đau xót Giọt nước mắt duy nhất kể từ sau khi Lữ mất đã rơi khi ông nghe Hiền, một chiến sĩ văn công hát Ông ân hận biết bao khi chưa làm được gì cho con cái, chưa gần gũi để hiểu hết những suy nghĩ của con, chưa chăm sóc con như lời vợ dặn:
“Ông thấy thương con vô hạn, xen lẫn một niềm tự hào ngấm ngầm, nhưng vẫn không khỏi lo lắng, một nỗi lo mơ hồ và gần như bất lực”
Nhẫn, một cán bộ cũng như Kinh, đảm nhiệm những công việc chung của người chịu trách nhiệm chủ chốt trong đơn vị, đều nhằm mục đích chung là đánh
thắng địch Nhẫn tâm niệm rằng “không bao giờ có quyền được để sót một kẽ hở trong mọi kế hoạch tác chiến và hành động chỉ huy trên chiến trường.” Ông được Kinh đánh giá “con người trẻ tuổi và trầm tĩnh ấy, tuy hoàn cảnh xuất thân và cá tính có điểm hơi khác biệt với mình nhưng ở Nhẫn tinh thần trách nhiệm cũng như lòng trung thành với cách mạng bao giờ cũng được biểu lộ bằng những việc làm cụ thể, gần như một sự tinh thông về nghề nghiệp.” Khi Nhẫn nghe tin Khuê, cậu cần
vụ của mình hi sinh, Nhẫn chỉ “xếp tờ chứng minh thư và các giấy má, cả tấm sơ đồ
mộ chí mà ngôi mộ đánh dấu bằng một ngôi sao đỏ vào túi bản đồ riêng bằng mê
ca Rồi Nhẫn vẫn bình thản tiếp tục trao đổi công việc với Kinh và sau đó điều khiển cuộc hội ý giao ban như thường lệ.”
Như đồng chí Chủ nhiệm Mặt trận chính trị đã nói “Một cán bộ lãnh đạo nếu quan niệm đúng phần việc và trách nhiệm của mình thì phát huy tác dụng đối với đơn vị lớn vô cùng… Ví dụ tôi là chính ủy một trung đoàn, tôi phải làm sao cho chiến
sĩ và cán bộ đều trở thành những người có giác ngộ chính trị cao nắm vững kỹ thuật
và chiến thuật Tôi phải biết chăm lo làm sao để có bên cạnh mình những cán bộ quân sự trung thành với Đảng và có trình độ chỉ huy giỏi, khả năng chỉ huy của các đồng chí ấy mỗi ngày một phát huy Tôi phải làm sao có bên cạnh một đồng chí trung đoàn trưởng có tài hơn mình về mặt tổ chức và chỉ huy chiến đấu, tôi sẽ coi tài năng chuyên môn của đồng chí ấy là niềm vinh dự, là của cải tài sản của mình.”
Trách nhiệm của những cán bộ chỉ đạo nắm vai trò rất quan trọng trong thành bại của cuộc chiến Bởi vậy nên, dù trong hoàn cảnh nào, người cán bộ cũng phải ý thức được trách nhiệm của mình