1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG

71 286 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 135,97 KB

Nội dung

CHỦNGHĨANHÂNĐẠOTHƠNÔMHỒXUÂNHƯƠNG MỤC LỤC I.Mở đầu 1.Vài nét về nhà thơ 2.Sự nghiệp văn học 2.1.Các sáng tác tiêu biểu 2.2.Nét đặc trưng trong thơ Hồ Xuân Hương II.Nội dung nhân đạo 1.Khái niệm chủ nghĩa nhân đạo 2.Nội dung nhân đạo trong thơ nôm Hồ Xuân Hương 2.1. Tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến thối nát với những tội ác xấu xa, xã hội mục nát, lên án bọn vua chúa quan lại. 2.2. Tiếng nói cảm thông, yêu thương con người, đặc biệt là người phụ nữ. 2.2.1.Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được khắc họa với thân phận nhỏ bé, cuộc đời nhiều bất hạnh, đắng cay. 2.2.2. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được xây dựng là những kiếp má hồng chịu nhiều nỗi đau trong đường tình duyên. 2.2.3. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được đề cao và ca ngợi với những vẻ đẹp thật sự chân chính. 2.3. Khẳng định sự tồn tại con người cá nhân như một thực thể, đề cao quyền sống của con người, đi sâu vào thế giới nội tâm con người. 3.Nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA NGỮ VĂN

KHOÁ 41

CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO

TRONG THƠ NÔM

Trang 2

2.2.Nét đặc trưng trong thơ Hồ Xuân Hương

II.Nội dung nhân đạo

1.Khái niệm chủ nghĩa nhân đạo

2.Nội dung nhân đạo trong thơ nôm Hồ Xuân Hương

2.1 Tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến thối nát với những tội ác xấu xa, xã hội

mục nát, lên án bọn vua chúa quan lại

2.2 Tiếng nói cảm thông, yêu thương con người, đặc biệt là người phụ nữ

2.2.1.Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được khắc họa với thân phận nhỏ

bé, cuộc đời nhiều bất hạnh, đắng cay

2.2.2 Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được xây dựng là những kiếp máhồng chịu nhiều nỗi đau trong đường tình duyên

2.2.3 Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được đề cao và ca ngợi vớinhững vẻ đẹp thật sự chân chính

2.3 Khẳng định sự tồn tại con người cá nhân như một thực thể, đề cao quyền

sống của con người, đi sâu vào thế giới nội tâm con người

Trang 3

3.Nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương

“Nhiều người nói về Hồ Xuân Hương

Nhưng người đó là ai?

Thật mỉa mai không ai biết rõ

Như có như không , như không như có

Nàng ở làng Quỳnh

Nàng lại ở làng Khánh Xuân

Mờ mờ tỏ tỏ…”

Đoạn thơ trên được trích trong phần mở đầu bài thơ : “ Hồ Xuân Hương - người

đó là ai?” của cố nhà thơ, nhà nghiên cứu Hoàng Trung Thông - nguyên việntrưởng Viện văn học Việt Nam Quả vậy, trong làng văn học nước nhà,không thểphủ nhận sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng của Hồ Xuân Hương Đáng tiếc là vềcuộc đời của nữ sĩ, chúng ta được biết quá ít Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đếnnay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi Thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằngnhững bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sángtác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương Đọc thơ bà, nếu cho làphóng đãng, thì phẩm - từ này chỉ là lối nói xuôi đỡ đòn mà thôi Sâu xa trongcâu từ ấy, là tinh thần nhân đạo của người phụ nữ sắc sảo này Qua bài nghiêncứu này, chúng tôi mong đóng góp thêm một vài khía cạnh về cuộc đời người nữ

sĩ tài hoa họ Hồ và nội dung nhân đạo thể hiện trong thơ bà

1. Vài nét về cuộc đời nhà thơ:

Trang 4

Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương là ba nữ sĩ nổ tiếngnhất trong làng văn học sử Việt Nam Trong đó, tiểu sử Hồ Xuân Hương có thểnói là mơ hồ hơn cả Tuy không tìm ra được bằng chứng xác thực về năm sinhcủa nữ sĩ, song cũng có một vài mốc giúp ta suy luận được: Xuân Hương sốngcùng thời với những người tiếng tăm, như Phạm Đình Hổ- tác giả nhiều sách giátrị và Nguyễn Huệ - bậc anh hùng đại thắng quân Tàu năm 1788 Nguyễn Huệsinh năm 1752, Phạm Đình Hổ năm 1768 Cho đến nay, bằng những tư liệu vănhọc và qua những nguồn thư tịch (tuy chưa có cơ sở chắc chắn), nhưng các nhànghiên cứu của nhiều thế hệ đã cố gắng vẽ nên hình dáng cuộc đời của nhà thơ,mặc dù giữa họ còn những dị biệt, nhưng cũng đã có nhiều điểm tương đồng:Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến,Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng QuỳnhĐôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều LêBảo Thái Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, HàBắc, để kiếm sống Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - HồXuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó Nhưng theo một tài liệuđược công bố trên tạp chí Văn học số 10-1964) của nhà nghiên cứu văn học cốgiáo sư Trần Thanh Mai, thì Hồ Xuân Hương có cùng quê quán, nhưng là conông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786).

Trước khi nữ sĩ chào đời, gia đình thầy đồ Diễn dọn về ở phường Khán Xuân,huyện Vĩnh Thuận (gần Hồ Tây - Hà Nội bây giờ) Lúc Hồ Xuân Hương đã lớn,gia đình về thôn Tiên Thị, Tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố LýQuốc Sư - Hà Nội) Ở tuổi thành niên, nữ sĩ có một ngôi nhà riêng dựng gần hồTây, lấy tên là Cổ Nguyệt đường Đây có thể là phòng văn, cũng có thể là nơidạy học Điều chắc chắn đó là nơi diễn ra các cuộc bình thơ, tiếp bạn bè

Trang 5

Về năm sinh tháng đẻ, thật sự có rất nhiều tài liệu về điều này Tuy nhiên, đó làmột mốc thời gian khá chung: “ bà sống khoảng cuối Lê, đầu Nguyễn” Đây làmột quãng thời gian hết sức co dãn, rất rộng , cốt để dung hoà nhiều giả thiết vềthời điểm sống của nhà thơ, trước khi chưa có một tài liệu đủ cơ sở chắc chắnkhẳng định thời điểm sống của bà Vì cuối Lê kéo dài 255 năm từ Lê Duy Ninhniên hiệu Nguyễn Hoà (1533-1548) đến Lê Duy Kì niên hiệu Lê Chiêu Thống(1787-1788) Đầu triều Nguyễn là Gia Long (1802-181819) Nếu chưa kể đếnđời sau thì giữa "cuối Lê" đến đầu Nguyễn còn có triều Tây Sơn.

Cuộc đời Hồ Xuân Hương cứ như huyền thoại Thơ và đời gắn bó với nhau, đờilàm chất liệu cho thơ và thơ cứ thế thăng hoa Hẳn trong chúng ta không ít ngườithuộc lòng bài thơ “Khóc Tổng Cóc” Cũng không ít người đã dựa vào câu chữ,

ý thơ mà quy chụp Tổng Cóc ấy là tên trọc phú lắm tiền, nhiều của Qua đây,chúng tôi xin cung cấp thêm một vài tri thức về nhân vật trong bài thơ này, đểmỗi người đọc có cái nhìn toàn diện hơn

Hồ Xuân Hương khóc Tổng Cóc:

“Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi”

Tổng Cóc thực sự là một nho sĩ đàng hoàng, từng có phen lều chõng đi thi vàgặp gỡ Hồ Xuân Hương từ chuyện chữ nghĩa chứ đâu phải chuyện tiền bài thơnày bà viết khi ông Tổng vẫn còn sống, không phải khóc người quá cố Có lẽ Hồkhóc cho thân phận mình Tiếc một mối tình đã mất, hờn giận, nguyền rủa anh

Trang 6

em họ nhà chồng cũng bằng cách nói chữ nghĩa ám chỉ dòng giống cóc, nhái.Tổng Cóc tên thật là Kình, vì làm chức Phó tổng nên gọi là Tổng Kình Có lẽngày xưa nhân dân ta hay quan niệm: đặt tên con càng xấu thì càng dễ nuôi, maquỷ không quấy phá Vậy mới có tên thằng Cóc!

Tích kể rằng, Tổng Cóc bén duyên Hồ Xuân Hương cũng từ văn chương Dịp tết

nọ, Cóc và một số nho sinh đến mừng tuổi thầy Hồ Xuân Hương ra một vế đốimời “các anh” đối: “Tối Ba Mươi khép cánh càn khôn kẻo nữa ma vương đưaquỷ tới” Trong khi các anh khóa đang còn bí, Cóc ta đối: “Sáng Mồng Một mởthen tạo hóa để cho thiếu nữ rước Xuân vào” Thầy đồ khen là có khiếu vănchương hàng đầu Lời khen của cha đã làm Hồ Xuân Hương mến mộ chàng Cóc,giúp họ chóng nên duyên Tổng Cóc cũng là tay chơi, đã cưới Xuân Hương làm

vợ lẽ Chàng dựng hẳn một căn nhà nhỏ giữa ao cho nàng ở và cũng là “Nhàthủy tọa” đàm đạo văn chương thơ phú Nhưng rồi bởi những sinh hoạt của họkhông hợp ý của họ hàng, cuối cùng mối tình tan vỡ Nàng bỏ đi Chưa kịp concái gì

Ngoài Tổng Cóc, bà Hồ con lấy một người chồng sau nữa là ông Phủ VĩnhTường Cả hai lần kết hôn của bà đều dưới danh phận vợ lẽ Phải chăng chínhnhững nỗi tủi hổ phải chịu đựng trong cuộc sống hôn nhân đã khiến ngòi bút của

bà trở nên sinh động, sắc sảo và cảm thông hơn ai hết?!!

Trang 7

đôi, nghĩa đen phô ra, nghĩa bóng nói về chuyện buồng the, tình yêu nam nữ HồXuân Hương đã đưa cuộc sống và ngôn ngữ trần tục vào thơ một cách điêuluyện Tác phẩm của bà bị thất lạc nhiều, những bài thơ còn lưu truyền đến bâygiờ chủ yếu là thơ Nôm được truyền miệng, còn được hơn 40 bài Năm 1962,ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báoVăn nghệ viết về vịnh Hạ Long Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đãdịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãnphóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ XuânHương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm

1984 Ngoài ra, Hồ xuân Hương còn viết bài "Bánh trôi nước" rất nổi tiếng.Nổi bật có tập “Lưu Hương ký”- tập thơ thể hiện chủ đề tình yêu, gia đình, đấtnước của bà Trong bài tựa tập thơ có viết: “ Tôi thường nghe người đất Nghệ Anthuần túy mà ham học Đúng là thế thật Đàn ông kiệt xuất thì có các bậc khoa

cử từ đời trước, đàn bà tinh anh thì có những người như Phan My Vân, Hồ XuânHương Người ta nói núi cao, sông sâu sinh ra nhân tài tuấn kiệt quả không sai.Bởi vậy, tập Lưu Hương ký tuy đầy vẻ gió mây trăng nước, nhưng đều là đáylòng mà phát ra, biểu hiện thành lời nói lại cũng đều đúng với cái ý đã nói trênkia là “xuất phát từ mối tình mà biết dừng lại trên lễ nghĩa” Trong “Lưu Hươngký”, ta bắt gặp tất cả sắc thái của tình yêu: thương nhớ, buồn vui, tương tư, mơmộng, và trên tất cả đó chính là sự thủy chung Không bài thơ nào nỗi khắckhoải không hiện diện chẳng biết những bậc tao nhân, mặc khách được nữ sĩ thổ

lộ như thế nào, chỉ biết ngàng cho đi mà mấy khi được nhận lại Đó cũng là thứtình yêu đầy phóng khoáng, tự do, mãnh liệt và tràn trề Nó nói lên khát vọnggiải phóng tình cảm rất không gì cản trở nỗi, sẵn sàng chống đối lại Nho giáo,phong kiến

Trang 8

2.2 Nét đặc trưng trong thơ Hồ Xuân Hương:

Nhắc đến thơ Hồ Xuân Hương, vấn đề tranh cãi muôn thuở vẫn là cái “dâm” vàcái “tục” trong thơ bà.Làm thế nào để chứng minh được thơ Hồ Xuân Hươngvừa thiêng vừa tục, vừa thanh vừa tục, hay đúng hơn thiêng tục là một, thanh tục

là một?

Nghiên cứu Hồ Xuân Hương, bởi vậy, trước hết ta chú ý đến hệ thống biểu tượngphồn thực rất phong phú và đa dạng trong thơ bà Biểu tượng gốc như hang,động, khe, giếng, hầm… (âm vật); sừng, chày… (dương vật); đánh đu, giã gạo…(hành động tính giao) liên quan đến siêu mẫu, mang ý nghĩa phồn thực cả trongvăn bản thơ Hồ Xuân Hương lẫn trong ngôn ngữ thường ngày Đó là kho trờichung mà nữ sĩ lấy làm vô tận của mình riêng Biểu tượng phái sinh như cáiquạt, miệng túi càn khôn… (âm vật); con suốt, đầu sư, cán cân, dao cầu…(dương vật); dệt cửi, (ong) châm, (dê) húc… (hành động tính giao) là sáng tạoriêng của cá nhân Hồ Xuân Hương Biểu tượng phái sinh chỉ có ý nghĩa phồnthực trong thơ Hồ Xuân Hương, còn ngoài vùng phủ sóng ấy, trong lời ăn tiếngnói hằng ngày, nó không hề gợi đến cái ấy, chuyện ấy Vậy thì, rốt cuộc thơ nữ sĩ

họ Hồ này có tục không? Vấn đề ấy không quan trọng, quan trọng chính là cách

bà dùng nó như một lưỡi dao sắc bén đả kích tầng lớp thống trị, nói lên khátkhao giải phóng tình cảm cho người phụ nữ, đòi hỏi quyền hạnh phúc lứa đôi.Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vô cùng nhỏ bé, cuộc đờicủa họ long đong lận đận Họ phải sống trong một chế độ xã hội lạc hậu, trọngnam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội.Vì vậy,những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọngđồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù

Trang 9

cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luônđược yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi Hồ Xuân Hương có tài, và cái tài

ấy đã không uổng phí Bà dùng thơ mình, dùng tiếng cười nhạo báng vào những

kẻ tự xưng là đại diện cho nền nếp đạo đức của xã hội

Ngoài ra, sức sống mãnh liệt, lòng yêu cuộc sống tha thiết là một nôi dung nổibật nữa trong thơ bà Tiếng nói ấy không phải tiếng nói của cách mạng, vì bàchẳng phải là nhà tư tưởng xét cho cùng, Xuân Hương vẫn là đàn bà, một ngườiđàn bà sống trong thời đại cần xóa bỏ cái cũ, kiến thiết nên cái mới Tìm đâu ramột cô gái dám ngỏ lời: “Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hươngmới quệt vào/ Có phải duyên nhau thì thắm lại ” Thi sĩ còn truyền cả sức sốngmãnh liệt của mình vào thiên nhiên, hoa cỏ Trong thơ bà, mọi vật đều sốngđộng, nảy nở sinh sôi Đá cũng “biết xuân già dặn”, cỏ thì “lún phún héo”, vầngtrăng biết người hò hẹn nên ướm hỏi “năm canh lơ lửng chờ ai đó?”

II Nội dung nhân đạo:

1 Khái niệm chủ nghĩa nhân đạo

Chủ nghĩa nhân đạo (Tiếng Anh: humanism), còn gọi là chủ nghĩa nhân văn, làtoàn bộ những tư tưởng quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con ngườinhư trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp Chủ nghĩa nhân đạo khôngphải là một khái niệm đạo đức đơn thuần , mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận,đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong cácquan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại

Thế giới sáng tạo ra trong văn học và bằng văn học nghệ thuật từ xưa đến nay làmột thế giới mà trong đó con người luôn đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địchluôn xuất hiện dưới mọi hình thức, để khẳng định chính mình, khẳng định quyền

Trang 10

năng và sức mạnh của mình, đồng thời thể hiện khát vọng làm người mãnh liệt

và cao đẹp của mình Lòng yêu thương, ưu ái đối với con người và thân phận của

nó từ trước đến nay vẫn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ sĩtrong cảm hứng sáng tạo của nghệ thuật

Ở Việt Nam, thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX, kinh tế hàng hoá và tiền tệ phát triển.Đây là một yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến trong lúc nghiên cứucác tác phẩm văn học Tuy giai cấp tư sản chưa có điều kiện thành hình nhưng ởcác trung tâm thương nghiệp lớn, tầng lớp thị dân đã xuất hiện Quan hệ phongkiến lạc hậu, phản động, trong đó có những đạo đức, lễ giáo giả dối, khắc nghiệt,

và trái tự nhiên không còn thích hợp vối xu thế tiến triển của lịch sử Do đó cáctác phẩm văn học của thế kỷ XVIII phần nhiều đều là những tiếng nói chống đối

lễ giáo phong kiến, đề cao quyền làm người, quyền được hưỏng hạnh phúc.Sựsụp đổ của giai cấp phong kiến và Nho giáo Nhờ vào sự tiếp sức của phong tràonông dân khởi nghĩa; Sự ảnh hưởng của yếu tố dân chủ với vai trò của tầng lớpthị dân.Tất cả những điều đó đã làm nên một thời đại văn học rực rỡ với sự cảmthông và tình yêu thương con người sâu sắc

Đây là thế kỉ của Nguyễn Du, của Hồ Xuân Hương, của Nguyễn Gia Thiều,Đoàn Thị Điểm,…những con người tài hoa ấy đã đại diện cho vô vàn những conngười khác, viết nên những tác phẩm với tinh thần nhân đạo cao cả, sức lan tỏavượt tầm thời đại

Riêng với “bà chúa thơ Nôm”, chủ nghĩa nhân đạo trong thơ bà đầy đủ, sâu sắc

và gần gũi hơn ai hết Bà đã nói lên tiếng nói nhân đạo, vẽ ra trước mắt ngườiđọc số phận của những người bất hạnh, để rồi trái tim ta ngân lên cùng nhịp đậpvới số phận đau thương của họ

Trang 11

2 Nội dung nhân đạo trong thơ nôm Hồ Xuân Hương:

2.1 Tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến thối nát với những tội ác xấu

xa, xã hội mục nát, lên án bọn vua chúa quan lại:

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ tiêu biểu và là nữ sĩ hiếm hoi đạidiện cho chủ nghĩa nhân đạo của văn học Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII đếnnửa đầu thế kỉ XIX Thơ bà không chỉ là những vần thơ viết về thân phận ngườiphụ nữ, xót thương cho kiếp bé nhỏ hèn mọn của họ mà còn là tiếng nói mạnh

mẽ chống lại những thói xấu xa trong xã hội lúc bấy giờ - nguyên nhân của sựbất hạnh của người phụ nữ Vì nhân đạo không chỉ dơn thuần là yêu thương conngười, trân trọng con người, tạo điều kiện cho con người phát triển mà còn phảilên tiếng chống lại những gì đã gây ra bất hạnh cho con người, những gì xấu xatrong xã hội cần phải bày trừ Hồ Xuân Hương đã làm được điều đó Đọc thơ của

bà, ta thấy đằng sau những tiếng cười là sự châm biếm, cười vào những thói xấu

xa của bọn vua chúa quan lại, bà dùng chính tiếng cười và vần thơ làm công cụchống lại bọn cường hào ác bá, chống lại cái xã hội đang ngày càng xuống cấp,cái xã hội mà ở đó người phụ nữ bị coi khinh, không có giá trị của mình

Trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đứng đầu là những vua những chúa –những người đáng ra phải vì dân mà chăm lo, vì dân mà xây dựng đất nước,những người được dân một quỳ hai tâu Những tưởng đâu đó là những kẻ phẩmchất cao quý hơn người, nhưng bằng con mắt sắc sảo của mình Hồ Xuân Hương

đã nhìn sâu vào sau lớp áo bào kia là bản chất phàm tục vốn có, bà dùng nhữngvần thơ của mình để tạo nên tiếng cười châm biếm, cười vào những kẻ tưởngmình là cao quý thanh liêm nhưng thực chất là phàm phu tục tĩu Đối với bậc vuachúa, bà là một nữ nhi thường tình, nào dám phản kháng mạnh mẽ Có chăng

Trang 12

cũng là tiếng cười đau đớn, chua xót, cười cho cái thân phận nhỏ bé của ngườiphụ nữ, được “chúa dấu vua yêu” nhưng đâu lấy gì làm sung sướng:

“Mười bảy hay là mười tám đây

Cho ta yêu dấu chẳng rời tay

Mỏng dầy chừng ấy, chành ba góc

Rộng hẹp dường nào, cắm một cay,

Càng nóng bao nhiêu thời càng mát,

Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày.

Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,

Chúa dấu vua yêu một cái này.”

(Vịnh cái quạt)

Mười bảy hay mười tám, đó là số nan quạt hay cũng là tuổi đời của người phụ

nữ Cuộc đời người phụ nữ thật ra cũng chẳng khác nào cây quạt, được “chúadấu vua yêu” vì “cái này” chứ không phải vì bất cứ cái gì khác Bài thơ nghenhư một sự tự chua xót cho bản thân, cho những người phụ nữ xung quanh mìnhnhưng lại chính là một tiếng nói đả kích rất lớn vào thói trăng hoa, ham mê sắcdục của bọn vua không ra vua chúa không ra chúa Ở thời của Hồ Xuân Hương,chưa ai có tiếng nói đả kích mạnh mẽ như bà, đừng nói là một nữ nhi Bà chothấy sự phản kháng mạnh mẽ trước những thói xấu, hả hê sung sướng khi vạchtrần được sự xấu xa đó Không chỉ một mà đến hai lần bà dùng hình tượng cáiquạt để châm biếm thói hư tật xấu của những kẻ “anh hùng”:

“Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa

Duyên em dính dán tự bao giờ

Chành ra ba góc da còn thiếu,

Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.

Trang 13

Mát mặt anh hùng khi tắt gió,

Che đầu quân tử lúc sa mưa.

Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,

Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

(Cái quạt giấy)

Lần này, đối tượng châm biếm của Hồ Xuân Hương không chỉ là vua chúa là còn

là những bậc hiền nhân quân tử - những người được cả xã hội ngưỡng mộ, trọngvọng Họ là những người được kì vọng sẽ làm những việc chánh nhân, công lí,giữ gìn sự thanh cao đức độ để xứng với cái danh “quân tử”, “anh hùng” Nhưngqua con mắt tinh tường và sự lột trần của Hồ Xuân Hương chỉ còn lại là sự giảdối, đạo đức giả

Hồ Xuân Hương quyết không bỏ qua bất kì việc làm xấu xa nào trong xã hội.Đến vua chúa bà còn mạnh mẽ đả kích thì nói gì đến bọn quan lại, bọn người màtrước giờ thường được nhắc đến với cái thói ỷ quyền cậy thế, ức hiếp dân lành,tham lam độc ác Đây là loại người đáng bị lên án và phải lên án mạnh mẽ để xãhội bày trừ

“Mười hai bà mụ ghét chi nhau?

Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu?

Rúc rích thây cha con chuột nhắt,

Vo ve mặc mẹ cái ong bầu.

Đố ai biết được vông hay trốc,

Còn kẻ nào hay cuống với đầu.

Thôi thế thì thôi, thôi cũng được,

Nghìn năm khỏi bị tiếng nương dâu.”

(Quan thị)

Trang 14

Ngoài những thói hư tật xấu mà bọn quan lại vốn có, Hồ Xuân Hương còn thấyđược ở bọn chúng thói ham hư vinh mà coi thường tình cảm Là một người phụ

nữ bà cảm thấy xót thương, đau đớn cho những phận nữ nhi khác bị coi rẻ Bọnquan lại vì chút địa vị, hư vinh mà quên đi tình nghĩa, coi người phụ nữ như món

đồ muốn vứt bỏ là vứt bỏ

Lời thơ của Hồ Xuân Hương còn là thanh kiếm sắc bén, chém tan những tượngđài giả dối, những bậc tự xưng mình là “quân tử” nhưng lại có hành động chẳngkhác gì “tiểu nhân” Hồ Xuân Hương thể hiện rõ mình là người căm ghét thóiđạo đức giả, nguỵ quân tử Thà rằng một kẻ tiểu nhân thật sự còn cao quý hơnmột kẻ chẳng khác gì tiểu nhân núp sau cái bóng của quân tử ảo Vì lỡ mang trênmình cái danh anh hùng nên những hành động xấu xa của bọn chúng chỉ dám lénlút, sợ xã hội nhìn thấy nhưng cũng không thể nào thoát khỏi con mắt của nữ sĩXuân Hương Thật đáng xấu hổ cho chúng khi bị bà phát hiện ra bộ mắt giả dối,đem ra ánh sáng:

“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.

Lược trúc lơi cài trên mái tóc,

Yếm đào trễ xuống dưới nương long.

Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,

Một lạch Đào nguyên suối chửa thông

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,

Đi thì cũng dở ở không xong.”

(Thiếu nữ ngủ ngày)

Trang 15

Bài thơ lấy hình ảnh người thiếu nữ ngủ quên nhưng lại để cười vào cái thói thậpthò, lén lút, không đàng hoàng của người “quân tử” Chẳng có người quân tử nàolại đi nhìn trộm người con gái trong tình trạng ngủ quên, “yếm đào trễ xuống”như vậy trừ khi có ý xấu Đã vậy là còn “dùng dằng đi chẳng dứt”, rõ ràng là có

ý đồ xấu xa, thật mất mặt quân tử Những hành động đáng hổ thẹn đó không thểnào qua mắt được Hồ Xuân Hương Bằng những lời thơ rất nhẹ nhàng nhưnghiệu quả đả kích đem lại thì vô cùng lớn Người đọc có thể hình dung được cái

bộ dạng lén lút, bất chính của những kẻ tự xưng là quân tử, cảm thấy bất bình,cảm thấy phẫn nộ và càng thấy đáng cười vào những kẻ như thế Không chỉ cótác dụng tố cáo những kẻ nguỵ quân tử thời đó mà ở thời bấy giờ, những kẻ cótâm địa không đàng hoàng chắc hẳn sẽ cảm thấy rất xấu hổ khi thấy mình trongbài thơ của Hồ Xuân Hương Cái tài của Xuân Hương là ở đó, tuy nhẹ nhàngnhưng vô cùng sâu sắc

Một đối tượng mà chẳng ai nghĩ sẽ xuất hiện trong những bài thơ châm biếm, đảkích, ấy vậy mà lại xuất hiện trong những bài thơ của “bà chúa thơ Nôm” khi nói

về những thói hư tật xấu trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ - đó là những nhà

sư Những kẻ mang danh nhà sư, mang danh đệ tử của đức Phật

2.2 Tiếng nói cảm thông, yêu thương con người, đặc biệt là người

phụ nữ:

Có nhận định cho rằng: “Văn học là tiếng kêu khắc khoải của con người trước

một thực tại chưa bao giờ bằng lòng” Chức năng của văn học là phản ánh

những tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người Một tác phẩm sống và đi vàotrái tim người đọc bao thế hệ phải là tiếng lòng, là máu thịt của người thi nhânđược vắt ra từ chính thực tại đau đớn, từ cuộc sống thực của bản thân mình Hồ

Trang 16

Xuân Hương được biết đến như là một nhà nhân đạo chủ nghĩa của thời kì vănhọc nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, bởi thơ bà trước hết là tiếngnói tâm tình của người phụ nữ Đó không phải là người phụ nữ lầu son gác tía,chinh phụ hay cung tần, mà là những nữ nhi rất mực thường tình, chúng ta có thể

dễ dàng bắt gặp trong thời phong kiến Người phụ nữ trong thơ bà được thoátthai từ chính đời sống thực của bà, là chính bà, là những số phận bất hạnh mà bà

đã được chứng kiến Có thể nói, đây là lần đầu tiên trên văn đàn Việt Nam, ngườiphụ nữ bước vào trong thơ ca với một diện mạo riêng biệt, lần đầu tiên ngườiphụ nữ được cất lên tiếng nói một cách mạnh mẽ và đa sắc thái, đa cung bậc:những tiếng than và những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châmbiếm sâu cay

Thơ Hồ Xuân Hương viết về phụ nữ chan chứa tinh thần nhân đạo bởi nó đâuphải là tiếng nói riêng tư mà là tiếng nói chung cho những phận hồng nhan sốngtrong kiếp bị đọa đày bởi những lễ giáo phong kiến, bởi thân phận bị phụ thuộc,

bị chà đạp Nhà văn Banzac trong Miếng da lừa đã nói: “Trên đời không có gì

trọn vẹn hơn sự bất hạnh”, ông trời vốn thường hay ích kỉ, con tạo vốn thường

khéo trêu đùa con người, đặc biệt là những con người tài hoa, có nhan sắc, tàinăng, nhân cách Họ thường là đối tượng phải hứng chịu nhiều đau đớn, thiệtthòi, đặc biệt là sinh vào thời buổi đảo điên, bên trọng bên khinh của thời kìphong kiến mục ruỗng, thối nát

2.2.1.Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được khắc họa với thân phận nhỏ

bé, cuộc đời nhiều bất hạnh, đắng cay:

Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vừa có tài, vừa có sắc nhưng cuộc đờilại lận đận, số phận nhiều bi đát:

Trang 17

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non

(Bánh trôi nước)

Người con gái được khắc họa thông qua hình ảnh ẩn dụ là “bánh trôi nước” Côgái “vừa trắng lại vừa tròn”, đó là vẻ đẹp phúc hậu, duyên dáng, vẻ đẹp truyềnthống, mang tính cổ diển của người phụ nữ Việt khiến bao người say mê, quyếnluyến Tuy nhiên, thân phận của nàng lại hết sức long đong, lận đận, không đượcviên mãn, tròn đầy như vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho nàng Thành ngữ

“Bảy nổi ba chìm” ngắn gọn, súc tích nhưng bao chứa cả cuộc đời của người congái Họ đâu tự quyết định được số phận của mình, họ sống, hay nói cách khác là

họ tồn tại trong tâm thế bị phụ thuộc, mặc kệ để cho người khác xoay chuyển Sốphận họ bấp bênh, cheo leo như chính cái trôi nước mà họ được ví, lúc chìm, lúcnổi, lúc nguyên vẹn, lúc rắn nát… đầy đáng thương Ca dao văn học Việt Namcũng đã tốn không ít giấy mực khi nói về số phận chìm nổi của người phụ nữ:

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Hay:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Trong bài thơ Tự tình III, nằm trong chùm thơ Tự tình của Bà chúa thơ Nôm.Một lần nữa ta lại có dịp ngao ngán trước thân phận nhỏ bé, nhiều đắng cay củangười phụ nữ mà chính bản thân bà đã bị nếm trải mùi vị ấy, để rồi, viết nênnhững dòng thơ làm lay đọng lòng người:

Trang 18

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh

Cầm lái mặc ai lăm đổ bến

Dong lèo thây kẻ rắp xuôi duềnh

Ấy ai thăm ván cam lòng vậy

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh

Mượn chiếc thuyền nhỏ (chiếc bách) trôi nổi giữa dòng sông không biết về đâu

để nói lên thân phận bấp bênh, bèo nổi của mình, hình ảnh quen thuộc ấy làmngười đọc dễ cảm thông, dễ xúc động.Nguyễn Du cũng dùng hình ảnh này khiThúy Kiều nghĩ đến thân phận trôi dạt, không có ngày mai của mình.Cái tài củaXuân Hương là dùng vần, nhạc, kết hợp với hình ảnh tạo cho người đọc một cảmgiác bấp bênh, chời với.Vần “ênh” trong các từ “nổi nênh”, “lênh đênh”, “bậpbềnh”… sao mà nhỏ bé trước thế lực dòng sông, thế lực cuộc đời Nghĩ về thânphận mình như thế, nhiều người cho rằng bài thơ được sáng tác lúc nhà thơ đang

ở giữa hai đời chồng.Đây quãng thời gian sống bàng hoàng, phân vân, không tìmđược lời giải đáp cho cuộc đời, cho thân phận của mình Kể cũng đúng, nhưngcái chính vẫn là cảm nhận, tiên đoán về thân phận, số kiếp của mình Một nhàthơ có bản lĩnh như vậy, một con người yêu đời như thế, cái xã hội phong kiếnphản động, khắt khe kia sao dung nổi, sao hòa hợp được Nỗi buồn bắt nguồn từ

sự xung đột gay gắt giữa con người và xã hội Càng cảm thông nỗi buồn ấy tacàng thấu hiểu lòng Xuân Hương và cái xã hội đã khước từ cái trách nhiệm củamình, khiến trăm phần cuộc đời trở nên đau khổ

Trang 19

Lời thơ thật thảm thương, thấm thía “Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh” Chiếcthuyền nhỏ kia tự mình thương xót cho số phận nhỏ bé của mình Trước cuộc đờighẻ lạnh, tan tác, Xuân Hương càng thấy thương mình, xót xa cho mình Khátvọng hạnh phúc chân chính của mỗi một con người, thật xa vời, thật tan tác…nếu chiếc thuyền nhỏ kia trôi dạt gần một bến bờ nào, chắc còn một tia hi vọng,nhưng ở đây “Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh” Nhà thơ Huy Cận, thời hiệnđại, trước cảnh nước mất nhà tan đã từng viết “Củi một cành khô lạc mấy dòng”,

đó cũng là một thân phận trước cuộc đời chưa tìm ra lối thoát Nhưng thật tội choXuân Hương, con người đâu hề nhạt nhẽo với đời:

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh

Đem cái tình lai láng làm bạn với phong ba thật là chua xót! Có kẻ lăm le “lăm

đổ bến” và thói đời lại cũng “thăm ván bán thuyền”, thì thôi… đành mặc để cho

số phận buông trôi! Nhưng nghĩ lại nỗi đau lại đày đọa thêm cõi lòng.XuânHương trước sau vẫn muốn trọn tình vẹn nghĩa nhưng nghĩ rồi lại không khỏilâm vào cảnh “ôm cầm thuyền ai”, nghĩ mà thêm ngán ngẫm “Ngán nỗi ôm đànnhững tấp tênh” Một con người tự tin, nóng bỏng khát vọng với đời như XuânHương mà cũng có lúc hóa ra chán ngán Một câu hỏi về tội lỗi, về nguồn gốccủa những đau khổ trong cuộc đời người con gái cứ xoáy mãi trong lòng ta, ámảnh ta day dứt khôn khuây

Ở một thi phẩm khác, nữ sĩ đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn đầy đủ nhất,sâu sắc nhất, thấm thía nhất, cảnh cô đơn, bất hạnh của thân phận mình:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trang 20

(Tự tình II)

Đêm đã khuya mà nhà thơ vẫn tỉnh thức, vì không ngủ được hay không muốnngủ? Ngồi lắng nghe tiếng trống cầm canh nơi một đồn ải nào vẳng lại, nhắc nhởmột cách quái ác thời gian dường như cứ dồn đuổi nhau trôi đi, trôi đi một cáchuổng phí và vô nghĩa lí trên thân phận trớ trêu của một người đàn bà với số phậnhẩm hiu, bi đát:

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chữ nghĩa của Xuân Hương bao giờ cũng trần trụi đến tàn nhẫn như thế Khi nhàthơ dung đến hai chữ “hồng nhan” thì có nghĩa là chỉ người con gái đẹp, ngườithiếu phụ xuân sắc vẫn còn, xuân tình vẫn chưa cạn, vậy mà cứ phải “trơ” ra đó,không kẻ đoái hoài Có người hiểu chữ ‘trơ” theo nghĩa trơ lì, không còn cảm

giác: “Đau thương, ê chề ngấm sâu dần, sâu dần vào xương cốt, biến con người

thành vật vô tri” (Lê Trí Viễn) Đây là cách hiểu chữ “trơ” trong thơ Bà Huyện

Thanh Quan “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”.Tuy nhiên, trong bài Tự tình II,người đàn bà đúng là đã nếm trải nhiều bất hạnh, nhưng tâm hồn vẫn luôn sôisục, cháy bỏng, bồn chồn không yên Bởi vì thế mà nỗi đau càng dâng lên thậtnhiều, càng cào xé thật nhiều

Ở những thi phẩm khác, Xuân Hương đã mang đến cho người đọc một tiếngcười nhẹ nhàng, châm biếm nhưng thực ra ẩn đằng sau câu chữ là cả một sốphận, một cuộc đời nhiều đau khổ Bà ví người phụ nữ như “ốc nhồi” - một món

ăn bình dân của mọi tầng lớp:

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,

Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.

Quân tử có thương thì bóc yếm,

Trang 21

Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

(Ốc nhồi)

Hay là bà tự ví von mình như quả mít trên cây:

Thân em như quả mít trên cây

Da nó xù xì múi nó dày

Quân tử có yêu xin đóng cọc

Đừng mân mó nữa nhựa ra tay

(Quả mít)

Vẫn là cái mở đầu bằng công thức muôn thuở của các bài ca dao, với hai từ:

"thân em", nhũn nhặn, mộc mạc, rất nhún nhường, e lệ mà không kém phầnduyên dáng Chỉ bằng hai từ đó thôi, các cụ ta xưa đã tôn vinh cái phẩm hạnh caoquý của người phụ nữ lên cao muôn phần Không kiêu sa, hãnh diện, khôngthách thức mang tính nữ quyền, chỉ là "thân em" khép nép, duyên dáng và cóphần tủi phận.Quả mít, vỏ ngoài xù xì, nhưng múi dày và ngọt Người phụ nữđược so như quả mít, chắc là những người phụ nữ thôn quê, cần lao vất vả, vẻđẹp bên ngoài mộc mạc, thôn dã, nhưng cái khí chất nội tại bên trong chắc phảilàm người ta say đắm mê mẩn như khi tận hưởng những múi mít ngọt lành vậy

Và có lẽ người phụ nữ tủi cho cái phận mình từ ấy, nên đã nhẹ nhàng cầu xin,những đấng quân tử quang minh ngay thẳng:

Quân tử có yêu xin đóng cọc

Đừng mân mó nữa nhựa ra tay

Trang 22

Xuân Hương tài tình là vậy, vẫn là tiếng cười đó, vẫn là sự bỡn cợt đó… nhưngsao đau quá, sao nghẹn ngào, thương thay cho phận người con gái quá đỗi! Quả

là đúng khi nói như nhà thơ Xuân Diệu: “Những nhà trào phúng vĩ đại không

nhe răng ra mà cười, không chửi bằng lời nói, họ nén cả trái tim của họ, nén cả cuộc đời của họ vào cuộc đời, cũng như những nhà trữ tình vĩ đại Trong xã hội

cũ, thơ của họ thực chất là máu và nước mắt mặc cái áo trào phúng đó thôi”.

Trong giai đoạn này, ta cũng đã bắt gặp vô số bài thơ nói về số phận hẩm hiu củangười phụ nữ.Họ là những người có phẩm chất cao đẹp như bà Tú trong

“Thương vợ” của Tú Xương:

Quanh năm buôn bán ở mom song

Nuôi đủ năm con với một chồng

Hay là tiếng nấc nghẹn của Nguyễn Du thương thay cho số phận người phụ nữtrong Văn Chiêu Hồn và Truyện Kiều:

Trang 23

họ.Thơ bà tràn đầy tinh thần nhân đạo khi viết về những số phận bé mọn, hẩmhiu bởi bà là một trong số họ, số phận chung của họ cũng chính là nỗi đau riêngcủa bà Càng đọc, ta càng hiểu thêm cái bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, đã vùi dậpnhững kiếp hồng nhan một cách nghiệt ngã nhất, đã xô ngã những người phụ nữnhư những đóa hoa thơm ngát, tỏa hương cho đời một cách tàn nhẫn nhất.

2.2.2 Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được xây dựng là những kiếp máhồng chịu nhiều nỗi đau trong đường tình duyên

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét: “Xuân Hương là nỗi bức

bối, là sự ấm ách của lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, muốn tìm một lối thoát mà chưa tìm được” Nhận định trên thật sâu sắc khi bao chứa

những nét riêng trong tính cách của nữ sĩ họ Hồ, của thơ ca chính bà và của cảbối cảnh lịch sử đen tối dai dẳng Do sống trong một xã hội phong kiến, một xãhội coi thường phụ nữ và luôn bị lễ giáo trói buộc, không được hoạt động xã hội,không được học hành thi cử, chịu nhiều thiệt thòi cả ngoài xã hội cũng như tronggia đình Chính vì vậy, người phụ nữ là nạn nhân phải hứng chịu nhiều nỗi đautrong đường tình duyên Có lẽ phải chịu nhiều đắng cay, lận đận khi phải hai lầnlàm lẽ nhưng cả hai lần đều ngắn ngủi nên Hồ Xuân Hương rất hiểu và đồng cảmvới thân phận của những phụ nữ không may mắn trong đường tình duyên… đó lànỗi khổ của người phụ nữ làm lẽ, người phụ nữ khôn chồng mà chữa, người phụ

nữ chết chồng… Điều đáng nói ở đây là bà dám lên tiếng tố cáo gay gắt, quyếtliệt xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng mà ai cũng phải cúi đầu tuân mệnh.Bằng ngòi bút của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, bà đã cho ta thấy được phận khổnhục của biết bao người con gái, đau đớn, bất hạnh trong đường tình duyên đầysóng gió, đầy trúc trắc

Trang 24

Người phụ nữ làm lẽ, năm thì mười họa mới được gần chồng, họ là thứ làm

mướn không công để thỏa mãn nhục dục của bọn nhà giàu:

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng.

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Năm thì mười họa hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công,

Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong

(Làm lẽ)

Xuân Hương bị kiếp làm lẽ làm cho dồn nén và ấm ức quá thể nên ngay từ câuthơ mở đều, lời lẽ đã bung nổ, nó rơi thẳng vào sự bất công trong hôn nhân.Hìnhảnh thơ gợi ngay đến cảnh buồng the chăn gối, hạnh phúc lứa đôi vợ chồng và sựbất công giữa vợ lẽ và vợ cả như núi đôi vực thẳm.Kẻ “đắp chăn bông” ấm ápbao nhiêu thì kẻ nằm suông ngoài nhà lại lạnh lẽo, cô quạnh bấy nhiêu.Mà cáilạnh của thể xác nó chưa thấm sâu vào như cái lạnh của tinh thần, lạnh tronglòng, “lạnh lùng” Bà chửi thẳng vào cái kiếp lẽ mọn chung chạ bằng câu thơ sắcnhư gươm “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” Nhưng chửi rồi vẫn cònnguyên nỗi đau, đã là “kiếp” thì suốt đời phải gắn chặt với nó rồi, phải chung cáikhông thể nào chung được, thật đáng nguyền rủa, thật xa xót cõi lòng! Ca daoViệt Nam bao đời đã luôn cự tuyệt cảnh ngộ trái ngang này:

Đói lòng ăn nắm lá sung

Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng

Trang 25

Những câu thơ tiếp theo, bà vẽ nên một bức tranh với gam màu chủ đạo là sự u

ám, ảm đạm của cuộc sống chung chạ, của cuộc đời người thiếp mọn Chỉ cóXuân Hương mới đủ can đảm và đủ tài hoa để vớ một thành ngữ mà lí giải hành

vi dẫn đến bi kịch hôn nhân “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”, từ hành vi vật chất,hiện tượng vật chất, tác giả gợi đến hành vi tinh thần, tâm trạng của một kẻ lẽmọn Từ cái mùi “ hẩm” đến “ buồn nôn” của xôi, nhà thơ đã gợi đến sự hẩm hiucủa cảnh “chồng chung” Cách cụ thể hóa cái trừu tượng như vậy rất gần với thipháp dân gian Vì khát vọng một chút hạnh phúc lứa đôi nhỏ nhoi mà người đàn

bà phải hạ mình “cố đấm ăn xôi”, nhưng nhập cuộc rồi, người vợ lẽ mới nhận rabản chất xấu xa của chế độ đa thê: “Cầm bằng làm mướn, mướn không công”

Vợ lẽ chẳng qua là một người “làm mướn”, một người ở, mà còn tệ hơn ngườilàm mướn là “mướn không công”.Thật là hẩm hiu, tủi nhục Ca dao cũng đã hơnmột lần viết về cảnh sống đọa đày như địa ngục này của người vợ lẽ:

Lấy chồng làm lẽ khổ thay

Ði cấy, đi cày chị chẳng kể công

Ðến tối chị giữ lấy chồng

Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài

Canh Tư chị gọi: Bớ Hai!

Trở dậy nấu cám, thái khoai, băm bèo

Vì chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai

Kết thúc bài thơ là một lời tự nhủ đầy chua chát, bà nhủ với bản thân mình, vớinhững cô gái đang cùng chung cảnh ngộ như mình:

Trang 26

Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong

Đây là một cách nhận thức lại, không hình ảnh, không bóng bẩy, chỉ phô diễntrực tiếp ý tưởng của một đời làm lẽ Người đàn bà thuộc vào hàng trí giả nhưXuân Hương cũng không thể hình dung hết những điều cay nghiệt của “kiếp lấychồng chung” Bà ngậm ngùi mà nghĩ rằng “Thà trước thôi đành ở vậyxong”.Người đàn bà với thiên chức làm vợ, làm mẹ mà “ở vậy” là bi thảm nhất,vậy mà làm lẽ lại còn bi thảm hơn Thế mới càng thấy “kiếp lấy chồng chung”cay nghiệt đến chừng nào!

Chưa dừng lại ở đó, nội dung nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương còn làsự cảm

thông, khoan dung, độ lượng, thấu hiểu với những biến cố, những bất hạnh của cuộc đời người con gái Trong bài Không chồng mà chửa, nhà thơ đã viết

về cảnh ngộ của một người, cảnh ngộ của một cô gái không may có mang vớingười yêu của mình nhưng đã bị chàng ta quất ngựa truy phong, bị cả xã hộiruồng rẫy, không chấp nhận:

Cả nể cho nên hoá dở dang,

Nỗi niềm nàng có biết chăng chàng.

Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,

Phận liễu sao đà nảy nét ngang.

Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?

Mảnh tình một khối thiếp xin mang.

Quản bao miệng thế lời chênh lệch,

Không có, nhưng mà có, mới ngoan!

Trang 27

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chửa hoang là một tội tày đình, thời Hồ

Xuân Hương sống và sáng tác, Bộ Luật Gia Long ghi rõ: “Nam nữ đã đính hôn

với nhau, nhưng chưa cưới mà đã thông gian thì phải phạt một trăm trượng” Và

chú thêm: “Người đàn bà phạm tội gian dâm thì hết cả lêm sỉ, nên bắt cởi áo

cánh, để choo mặc váy mà gia hình; còn tội khác, khi phạt cũng được mặc cả áo” Đấy là tội của những người phụ nữ đính hôn nhưng chưa cưới đã ăn nằm

với nhau Chứ nghững người phụ nữ không có đính hôn, “không chồng màchửa” thì không thể hình dung được.Thật không có sự lệ thuộc nào bằng sự lệthuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Pháp luật, lễ giáo, tập tục,những Tam cương ngũ thường, Tam tòng tứ đức đã hoàn toàn biến phụ nữ thànhmột thứ sở hữu của người gia trưởng, của đàn ông Họ biết tước hết mọi quyềnlợi, kể cả quyến được yêu, và quyền đối với con cái của họ.Trong hoàn cảnh ấy,quan hệ vợ chồng chưa chắc đã là quan hệ yêu đương, và việc không chồng màchữa chưa hẳn là chuyện bừa bãi, trong bộc trên dâu, mà nhiều khi lại là kết quảcủa một tình yêu thực sự Người phụ nữ không chồng mà chữa trong bài thơ của

Nữ sĩ họ Hồ là trường hợp ấy, nàng nói với người tình của mình, nửa như tráchmóc, nửa như tâm sự:

Cả nể cho nên hoá dở dang,

Nỗi niềm nàng có biết chăng chàng.

Không coi việc làm của nàng là tội lỗi, đó chỉ là chuyện “cả nể” đối với ngườitình, và vì cả nể nên mới hóa dở dang như vậy Lễ giáo phong kiến khắc nghiệtlàm cho người tình không dám nhận kết quả tình yêu của chàng.Chỗ nhút nhát ấycủa bạn tình, người phụ nữ của Xuân Hương cũng rất độ lượng “Nỗi niềm chàng

có biết chăng chàng”.Nàng chỉ yêu cầu một điều là phải nhìn nhận sự việc chođúng đắn.đây là chuyện tình chuyện nghĩa chứ không phải là chuyện bướm ong

Trang 28

trong chốc lát “Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?” Còn kết quả của nó,chàng không dám nhận, nàng xin đảm đương tất cả “Mảnh tình một khối thiếpxin mang” Cuối cùng,người phụ nữ của Xuân Hương thấy không thể khuất phụcđược, nàng đã ngẩng cao đầu tuyên chiến với lễ giáo phong kiến, bằng những lời

lẽ hung hồn, đanh thép:

Quản bao miệng thế lời chênh lệch,

Không có, nhưng mà có, mới ngoan!

Thái độ của Xuân Hương đã có sự gặp gỡ với thái độ của quần chúng nhân dân trong ca dao:

Không chồng mà chửa mới ngoan

Có chồng mà chửa thế gian sự thường

Hay:

Lẳng lơ cũng chẳng có mòn

Chín chuyên cũng chẳng sơn son để thờ

Cố nhiên quần chúng nhân dân cũng như Hồ Xuân Hương không phải bênh vựccho quan hệ bừa bãi giữa nam nữ, mà ở đây là cách nói ăn miếng trả miếng cótính cách đốp chát trong lối đối thoại của nhân dân với giai cấp phong kiến thốngtrị Xuân Hương là nhà thơ yêu con người, yêu cuộc sống, tình cảm chân thànhlàm cho thơ Xuân Hương dường như lúc nào cũng che dấu bên trong một nụcười Điều đó làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của các thi phẩm, hơn cả, cho chúng

ta thấy được tấm lòng nhân hậu, nhiều tình thương của bà chúa thơ Nôm

Trang 29

Không chỉ cảm thông với thân phận làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chữa,

Hồ Xuân Hương còn muốn dỗ họ, muốn an ủi họ, muốn dịu dàng đùa với họ để

cho họ khuây khỏa nỗi đau và dìu họ trở lại với cuộc sống bình thường Đó là lời

khuyên dành cho những quả phụ trẻ, những cô gái vừa bị mất chồng:

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì

Thương chồng nên khóc tỉ tì ti.

Hay:

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng

Nín đi kẻo thẹn với non sông.

Ai về nhắn nhủ đàn em bé,

Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung

Đối với Xuân Hương, nụ cười có ý nghĩa nhiều hơn những giọt nước mắt.Tấtnhiên nói thế chẳng phải nước mắt không có ý nghĩa, nhất là đối với những giọtnước mắt hết sức chân thành và thông cảm thì đó vẫn là niềm an ủi lớn nhất đốivới mỗi con người Song, dù sao cũng phải nói rằng, cuộc sống cũ nước mắt đãđọng lại thành song thành biển, khóc thêm vài giọt nữa phỏng có ích gì? XuânHương không muốn khóc, Xuân Hương không muốn phủ một màu đen lên cuộcđời vốn đã đen ngòm của những con người đau khổ, mà muốn đem đến cho họmột nụ cười, giúp họ có nghị lục để sống và chống chọi với cuộc sống Chínhnhững lời động viên phát xuất từ tận đáy lòng ấy sẽ đem đến chút ánh sáng củamột lòng tin vào lẽ phải công bằng và nhân đạo hơn để cho họ có thể tiếp tụcsống, tiếp tục làm người

Trong văn học phong kiến của ta, hiếm có nhà thơ nào độc đáo mà nhân tình đếnthế.Có thể nói từ chỗ ý thức sâu sắc về giá trị của phụ nữ và cảnh ngộ ngang trái

Trang 30

của họ trong cái xã hội “Nhai thịt người ngọt xớt như đường”.Hồ Xuân Hương

đã trở thành tiếng nói đại diện cho người phụ nữ, chống lại những thứ hỗn tạp đã

chà đạp lên con người.Nhưng ở bài Tự tình II,tác giả lại nghẹn ngào chua xót

cho tình duyên hẩm hiu của mình:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Tiếng lòng than thở của nhà thơ vang lên qua từ “ngán” được rõ nét hơn Mùaxuân có di rồi cũng sẽ đến ngày được quay về với thiên nhiên nhưng còn tìnhduyên thì bao giờ mới được trở lại với con tim chung tình đang chịu nỗi đau.Tuổixuân người phụ nữ trôi nhanh nhưng cũng không bằng cuộc tình dang dở, hạnhphúc ngắn ngủi để rồi bây giờ chỉ còn nhà thơ quạnh hiu trong nỗi cô đơn đangngấm buốt tê lòng Tình duyên lỡ làng tan vỡ như mảnh vụn chỉ dành cho nhàthơ được một chút nhưng rồi cũng phải san sẻ, để còn trong nhà thơ là “tí concon” Buộc lòng cam chịu cảnh ngộ đơn chiếc đang ngày đêm trải qua sự đợi chờmỏi mòn Nỗi đau như thế chưa đủ hay sao mà còn tình cảm nhận được chẳngnhững quá ít mà còn quá vô tình, quá hờ hững

Câu thơ tả thực nỗi chua chát ngấm từ trong lòng Nỗi trống trải cô đơn làm tácgiả chán nản với những mong chờ mà đáp lại chỉ là sự lạnh lùng tàn nhẫn Mỗi

từ như một giọt nước mắt rưng rưng chỉ trực trào ra theo những tủi hờn tráchmóc Có mấy ai hiểu được những gì đang hành hạ tâm hồn mỏng manh củangười, thấu chăng nơi đây đang có bóng hình chờ và đợi.Đau lắm nhưng cũngphải tự nén lòng và nuốt nghẹn đắng vào trong Cuộc đời thì cứ đùa cợt trêu đùavới những người làm vợ lẽ, phải chịu bao phân biệt và bất công có ai thấu hiểu:

Trang 31

Thân em như chổi đầu hè

Phòng khi mưa nắng đi về chùi chân.

(Ca Dao)

Sự sống của đất trời vẫn cứ vận hành như muôn thưở vậy, còn riêng mình thì vẫn

cứ bất hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên, tình duyên đã ít lại còn

phải chia ba sẻ bảy nữa… Ở một thi phẩm khác, tác giả lại tái hiện lại tâm trạng

tủi hận về tình duyên, thách thức cùng duyên số của một phụ nữ quá lứa lỡ thì:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

tả nỗi đau khổ, sầu tủi của người đàn bà đã quá lứa Nỗi đau buồn ấy như thấmsâu vào đáy lòng, tỏa rộng trong không gian, kéo dài theo thời gian suốt bao đêmdài…

Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm…

Trang 32

“Trước nghe những tiếng” là những tiếng gì? Tiếng gà gáy trên bom, tiếngchuông sầu, mỏ thảm dội vào lòng mình Càng nghe càng thêm rầu rĩ, buồn tủi,càng nghe càng giận, càng hờn về tình duyên lỡ làng Tình duyên được ví với tráicây, không còn “non xanh má phấn” mà đã chin “mõm mòm”, nghĩa là đã quáchin, đã nẫu đi Trong câu thơ có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, than thân tráchphận, buồn tủi cho duyên phận, cho số kiếp Hồ Xuân Hương đang tự thươngminh… và thương cho những người đàn bà có cùng chung cảnh ngộ Thật chuaxót biết nhường nào:

Đàn bà như cánh hoa tươi

Nở ra chỉ được một thời mà thôi

2.2.3 Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được đề cao và ca ngợi vớinhững vẻ đẹp thật sự chân chính

Trang 33

Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ dừng lại ở sự thôngcảm và bênh vực mà hơn cả là nhà thơ đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp từ nhan sắc,tài năng và đặc biệt là tâm hồn của người phụ nữ.Hồ Xuân Hương bày tỏ niềmkiêu hãnh, tự tin của mình khi đứng trước những vẻ đẹp đó.

Đầu tiên là vẻ đẹp về hình thức, trong bài Đề tranh tố nữ, nhà thơ ca ngợi tuổi

trẻ tươi mát, trắng trong của cô gái đang xuân:

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡ cô mình?

Chị cũng xinh mà em cũng xinh

Đôi lứa như in tờ giấy trắng.

Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.

Xiếu mai chi dám tình trăng gió,

Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh,

Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,

Trách người thợ vẽ khéo vô tình.

Bài thơ không phải ca ngợi vẻ đẹp của phụ nữ nói chung, hay ca ngợi tuổi trẻ,

mà ca ngợi vẻ đẹp trên cơ thể của một cô gái trẻ tuổi Nhà thơ đã công khai cangợi vẻ đẹp về hình thể của cô gái mà không cần dung đến những ngón ngôn ngữtượng trưng ước lệ hay những hình tượng đã trở thành chuẩn mực Bà chú ý đếnnhững bộ phận thân thể thường được dấu kín của con người.những bộ phận đó,văn học thời đại thường né tránh Riêng bà lại nhìn thấy đó như là một trongnhững biểu hiện đáng ca ngợi nhất của cơ thể người con gái Cách miêu tả của bà

cụ thể, không chung chung mờ nhạt:

Trưa hè hây hẩy gió Nồm đông,

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng

Trang 34

Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,

Yếm đào trễ xuống dưới nương long

Đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm,

Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông

Thứ hai, người phụ nữ trong thơ Xuân Hương còn được ca ngợi ở phương diện

tài năng, trí tuệ:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?

Lại đây chị dạy cho làm thơ

Ông non ngứa nọc châm hoa rữa

Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa

Khi chứng kiến những đám nho sĩ dốt nát, huênh hoang, hợm mình là con quan,cậu ấm, là rường cột nước nhà nên ngổ ngáo, xem dưới gầm trời không có ai.Học không ra gì không lo học lại đi ghẹo gái, đi làm thơ và lại dám đề thơ ở chùamiếu, bà gọi chúng là “phường lòi tói”, “lũ ngẩn ngơ” và xưng “chị” đòi dạy

Trang 35

chúng làm thơ Xuân Hương hạ lệnh cho lũ đàn em hư hỏng, lỡ dại “Muốn sốngđem vối quét trả đền”.

Hay trong bài “Đề đền Sầm Nghi Đống”, tác giả thể hiện được sự tự ý thức vềmình, thể hiện được tài năng của người phụ nữ:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,

Kìa đền thái thú đứng cheo leo.

Ví đây đổi phận làm trai được,

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!

Đi qua ngôi đền thờ tên tướng bại trận, nhà thơ phụ nữ này đã không chịu cấtnón, cúi đầu chào kính cẩn, trái lại còn buông lời chê cười mỉa mai: “ghé mắt”tức là nhìn liếc, nhìn bằng nửa con mắt; “kìa” là chỉ trỏ, không đáng chú ý;

“đứng cheo leo” chỉ thế đứng bấp bênh, buồn tẻ, không có gì là vững chai Đặcbiệt ở hai câu kết nhà thơ đã dám nói lên một điều táo bạo nhất.Cái ý nghĩa đổiphận làm trai đã thể hiện cái mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hộiphong kiến đã áp đặt vào ý thức nhà thơ Nhưng mặt khác, nó cũng thể hiện nhucầu đổi phận, không chịu an phận của bà Cái cách bà tự xưng là đây để đổi lạivới Sầm Nghi Đống là đấy, thì dù bà chưa đổi phận được, bà cũng đã rất coithường vị nam nhi họ Sầm Câu kết “há bấy nhiêu” có thể nghĩ rằng Hồ XuânHương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của Sầm, songđúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu: sự nghiệp của ông có bấy nhiêu thôi ư,

nó quá ít đối với một đấng nam nhi đấy!

Qua đây, ta cũng hiểu thêm ít nhiều về người phụ nữ xưa, không chỉ đẹp về hìnhthể mà còn là những con người có trí tuệ, tài năng không thua kém các đấng namnhi, trượng phu

Ngày đăng: 19/12/2017, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w