MỤC LỤC1. Khái quát chung51.1. Thời đại51.2. Tác giả, tác phẩm71.2.1. Tác giả71.2.2. Tác phẩm81.2.3. Truyện Kiều92. Nhân vật Từ Hải và Hồ Tôn Hiến122.1 Nhân vật Từ Hải122.1.1. Nhân vật Từ Hải – người anh hùng lý tưởng122.1.2. Vai trò của nhân vật Từ Hải262.2. Nhân vật Hồ Tôn Hiến312.2.1. Giới thiệu chung312.2.2. Vai trò của nhân vật Hồ Tôn Hiến373. Nhân vật Từ Hải và Hồ Tôn Hiến “Truyện Kiều” ( Nguyễn Du) trong cái nhìn đối sánh với nhân vật Từ Hải và Hồ Tôn Hiến “Kim Vân Kiều Truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân)393.1. Vài nét tương đồng về Hồ Tôn Hiến và Từ Hải qua hai tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” và “Truyện Kiều”393.1.1. Nét tương đồng về nhân vật Hồ Tôn Hiến393.1.2. Nét tương đồng về nhân Vật Từ Hải403.2. Các điểm khác biệt giữa nhân vật Hồ Tôn Hiến và nhân vật Từ Hải trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) so với “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân)443.2.1. Các điểm khác biệt giữa nhân vật Hồ Tôn Hiến trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) so với “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân)443.2.2. Các điểm khác biệt giữa nhân vật Từ Hải trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) so với “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân)483.2.3. Ý nghĩa của sự khác biệt584. Tổng kết59
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
HỌC PHẦN NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
BÀI TIỂU LUẬN
NHÂN VẬT TỪ HẢI VÀ HỒ TÔN HIẾN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS Lê Thu Yến
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 7
TP Hồ Chí Minh – 10/2017
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3MỤC LỤC
1 Khái quát chung 5
1.1 Thời đại 5
1.2 Tác giả, tác phẩm 7
1.2.1 Tác giả 7
1.2.2 Tác phẩm 8
1.2.3 Truyện Kiều 9
2 Nhân vật Từ Hải và Hồ Tôn Hiến 12
2.1 Nhân vật Từ Hải 12
2.1.1 Nhân vật Từ Hải – người anh hùng lý tưởng 12
2.1.2 Vai trò của nhân vật Từ Hải 26
2.2 Nhân vật Hồ Tôn Hiến 31
2.2.1 Giới thiệu chung 31
2.2.2 Vai trò của nhân vật Hồ Tôn Hiến 37
3 Nhân vật Từ Hải và Hồ Tôn Hiến “Truyện Kiều” ( Nguyễn Du) trong cái nhìn đối sánh với nhân vật Từ Hải và Hồ Tôn Hiến “Kim Vân Kiều Truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân) 39
3.1 Vài nét tương đồng về Hồ Tôn Hiến và Từ Hải qua hai tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” và “Truyện Kiều” 39
3.1.1 Nét tương đồng về nhân vật Hồ Tôn Hiến 39
3.1.2 Nét tương đồng về nhân Vật Từ Hải 40
3.2 Các điểm khác biệt giữa nhân vật Hồ Tôn Hiến và nhân vật Từ Hải trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) so với “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân) 44
3.2.1 Các điểm khác biệt giữa nhân vật Hồ Tôn Hiến trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) so với “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân) 44
3.2.2 Các điểm khác biệt giữa nhân vật Từ Hải trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) so với “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm Tài Nhân) 48
3.2.3 Ý nghĩa của sự khác biệt 58
4 Tổng kết 59
Trang 41 Khái quát chung
1.1 Thời đại
Thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX là thời kỳ khủng hoảng sâu sắc và dữdội, xuất hiện những mâu thuẫn chất chứa từ sâu bên trong lòng xã hội phong kiếnViệt Nam Đây là giai đoạn có nhiều biến cố lịch sử lớn:
Lúc bấy giờ, chế độ phong kiến Việt Nam sau khi phát triển đến đỉnh caonhất dưới triều Lê Thánh Tông thì dần đi vào ngõ cụt Nội chiến Lê – Mạc (1545 –1592), Trịnh Nguyễn phân tranh (1627 – 1672) đã phá hoại sự thống nhất đất nước
và làm cho cuộc sống nhân dân khốn khổ điêu đứng Bước sang thế kỷ XVIII, nộichiến phong kiến không còn nhưng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Lê – Trịnh xuấthiện làm cho đất nước không ngày nào được yên Vua chúa ở thế kỷ này lại ăn chơi
xa hoa, truỵ lạc, quan lại triều đình tham ô, hối lộ Về chính trị, ngoại giao thì ngàycàng trở nên phản động, chuyện thi cử giáo dục cũng bị bỏ bê tệ hại Thêm vào đó,các nhà cầm quyền chỉ biết vung vén của cải cho dòng tộc, tranh quyền đoạt lợi, laovào truỵ lạc Kinh tế kiệt quệ, không phát triển thêm được nữa, thiên tai mất mùalại hoành hành: hạn hán, châu chấu phá hoại mùa màng,… khiến đời sống nhân dânđiêu đứng, lòng phẫn uất, căm phẫn trong nhân dân ngày một lớn buộc họ phảiđứng lên để giành lại quyền sống của mình Đây là những dấu hiệu khẳng định rằngkhông sớm thì muộn, xã hội phong kiến cũng sẽ sụp đổ
Có thể nói, đây là thời đại cực kì đau đớn đối với vận mệnh con người dướichế độ phong kiến Từ đó khơi dậy một luồng sức mạnh quật khởi to lớn của nhữngphong trào nông dân khởi nghĩa, đặc biệt là sự nổi dậy của phong trào Tây Sơn đểgiành lại quyền tự do, sống còn của mình Chưa bao giờ, trong một khoảng thờigian ngắn (1737 – 1741) mà lại diễn ra nhiều phong trào nông dân sôi nổi như vậy.Mục đích và nhiệm vụ chính mà các phong trào này đề ra là để đập tan chính quyềnphong kiến Lê – Trịnh (Đàng Ngoài), Trịnh – Nguyễn (Đàng Trong); đánh đuổi haiđội quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc; xoá bỏ ranh giới chia cắtđất nước suốt hai thế kỉ; thống nhất đất nước, người dân được cuộc sống ấm no;tiếp tục xây dựng chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục … để đưa đất nước pháttriển Nhìn chung đến đầu thế kỷ XIX thì phong trào nông dân không còn rầm rộnhư trước nhưng vẫn tiếp tục diễn ra Từ đây ta có thể thấy, các phong trào đấutranh của nhân dân chính là biểu hiện của sự mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp thống
Trang 5trị và giai cấp bị từ sâu bên trong lòng xã hội Dù chính quyền có ra sức để dập tắtngọn lửa đấu tranh của nhân dân song không bao giờ làm được vì đó chính là niềmtin, hy vọng, là ngọn lửa đấu tranh của một dân tộc khi chính quyền phong kiếnchưa thực sự sụp đổ
Từ thế kỷ XVII, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, nước ta mở cửa ngoạigiao buôn bán với phương Tây, Trung Quốc, Nhật Bản, … mà sự lưu thông trao đổihàng hoá ngày càng phát triển và dần có vị trí quan trọng trong đời sống Các đô thịlớn trở thành trung tâm buôn bán, từ đó tầng lớp thị dân dần xuất hiện ngày càngnhiều Họ tiếp xúc nhiều với người ngoại quốc nên tư tưởng của họ cũng được tự
do, phóng túng, không còn bị bó hẹp của những giáo lí Nho giá cứng nhắc Sự pháttriển của tầng lớp thị dân là nền tảng cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là mộtnhân tố ảnh hướng tác động trực tiếp đến xu hướng đấu tranh đòi quyền sống,quyền tự do và quyền thể hiện bản ngã của mình, khẳng định cá tính con người từlâu bị đè nén, bức bối nặng nề về đời sống cả vật chất lẫn tinh thần Và khi kinh tếhàng hoá phát triển, giá trị đồng tiền cũng dần được nâng cao
1.2 Tác giả, tác phẩm
1.2.1 Tác giả
Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làngTiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc nhiềuđời làm quan và có truyền thống văn học Lúc tuổi nhỏ, ông được sống một cuộcsống sung túc cùng gia đình nhưng đến lúc 10 tuổi thì mồ côi cha, 12 tuổi thì mồcôi mẹ Ông phải đến nương nhờ nhà anh trai là Nguyễn Khản Ở đây, ông có điềukiện để tiếp tục dùi mài kinh sử, mỗi ngày đều chứng kiến cuộc sống phong lưu, xahoa của anh mình mà từ đó ông cũng trở nên đồng cảm với thân phận nhỏ bé trong
xã hội Có thể do đó mà hình ảnh của người kĩ nữ luôn được phát hoạ đậm néttrong tác phẩm của Nguyễn Du sau này Đến năm 18 tuổi, Nguyễn Du thi Hương
và đỗ Tam trường Tuy đỗ thấp nhưng ông lại là người thông minh, học rộng, thônghiểu các giáo lí của Nho giáo, Phật giáo và cả Đạo giáo
Chiến tranh loạn lạc xảy ra, gia đình rơi vào cảnh li tán Năm 1786, NguyễnKhản mất, Nguyễn Quýnh (anh cùng cha với Nguyễn Du) nổi lên chống Tây Sơn bịbắt và bị giết, quân Tây Sơn đốt sạch dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền, còn lại mấy
Trang 6nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn ở Thái Bình
Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc, đại phá quân Thanh Nguyễn Du vì
tư tưởng trung quân phong kiến nên không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn Năm
1796, Nguyễn Du định dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu
bị bại lộ, ông bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng nhưng rồi được tha cho nhờ có sựgiúp đỡ của anh ruột là Nguyễn Nễ và anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn đang làm quancho Tây Sơn Ông gọi khoảng thời gian 10 năm lưu lạc ấy là “Mười năm gió bụi”
và chính khoảng thời gian này đã để lại cho ông bao nỗi niềm dằn xé khôn nguôi.Nguyễn Huệ - vị vua đáng kính, niềm tự hào của cả dân tộc lúc bấy giờ qua đời quásớm Sự ra đi của ông là một mất mát, tổn thất to lớn của dân tộc kéo theo sự suyyếu của vương triều Tây Sơn Mùa thu 1802, Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn.Nguyễn Du vốn là người thuộc dòng dõi trâm anh, bị trói buộc bởi tư tưởng trungquân ái quốc, lúc đầu chưa có tình cảm với phong trào Tây Sơn nhưng về sau suynghĩ thấu đáo, nhìn thấy được những điều mà Tây Sơn mang lại cùng với sự sụp đổcủa phong trào, điều đó đã tác động đến Nguyễn Du rất lớn, mặc dù ông chưa kịpnhìn thấy cũng như kiểm chứng những việc tốt đẹp mà vương triều Tây Sơn manglại nhưng ít nhiều ông cũng có sự ngưỡng mộ trong lòng
Dưới triều nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan và được thăng chức liên tục,tuy nhiên, trong lòng ông vẫn còn nặng gánh tâm sự vì ông vẫn là một kẻ bất đắcchí, cứ day dứt mãi, trăn trở trước cuộc đời và đau đớn vì những gì đã trông thấy.Năm 1813, ông được thăng Cần chánh điện học sĩ (hàm Chính tam phẩm) và được
cử làm chánh sứ sang nhà Thanh Năm 1820, vua Gia Long qua đời Minh Mạng nốingôi Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầuphong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch
Nguyễn Du đã sinh trưởng và lớn lên trong một thời đại có nhiều biến động
dữ dội Với một tâm hồn đa sầu, đa cảm của người, những thay đổi lịch sử to lớnđấy chắc chắn đã tác động rất lớn đến nhà thơ từ đời sống, tâm tư, tình cảm đến nộidung sáng tác để ông hướng ngòi bút vào hiện thực
Trang 71.2.2 Tác phẩm
Vì sống trong thời đại như thế, chứng kiến những thăng trầm, những bể dâucủa xã hội như thế đã tác động rất lớn đến hồn thơ Nguyễn Du Ông đã dùng ngòibút của mình để giãi bày, để viết lên những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc,các sáng tác của ông xoay quanh những vấn đề trong thời ông sống, ông lên án tốcáo chế độ phong kiến và thông cảm, bênh vực cho số phận những người bất hạnh.Nói đến quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Du phải nói đến tư tưởng nhân đạo -đấy là tư tưởng nòng cốt trong sáng tác của ông
Các tác phẩm của ông gồm:
- Thơ chữ Hán, gồm 3 tập:
+ Thanh hiên thi tập: 78 bài
+ Nam Trung tạp ngâm: 40 bài
+ Bắc hành tạp lục: 132 bài
- Thơ chữ Nôm, gồm:
+ Thác lời trai phường nón
+ Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu
Tóm tắt truyện
Trang 8Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Thuý Kiều xuất thân từ một gia đình bậc trung lương thiện, nàng là con gáiđầu lòng trong gia đình nhà họ Vương, Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâmhồn nhạy cảm, hưởng thụ một cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” với em gái
là Thuý Vân, em trai Vương Quan và cha mẹ Trong ngày du xuân, nàng đã khócthương cho Đạm Tiên_dự báo vể kiếp đoạn trường của Thuý Kiều Và chính nơiđây, nàng đã gặp Kim Trọng, một người thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” Giữahai người nãy sinh tình cảm và một mối tình đẹp chớm nở, họ tìm cách được ở gầnnhau, gặp nhau sau đó họ đã tự đính ước thề nguyền với nhau
Phần 2: Gia biến và lưu lạc
Gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều đành bán mình chuộc cha và nhờ Thuý Vântiếp mối tơ duyên, nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng Kiều bị bọn Mã Giám Sinh,
Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào cuộc sống lầu xanh Sau đó, Kiều được ThúcSinh cứu ra khỏi lầu xanh; Kiều trở thành nạn nhân của sự ghen tuông, bị Hoạn thưđày đoạ; nàng trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật, nhưng Giác Duyên lại vô tình gửinàng cho Bạc Bà - Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai Ở đây, Thuý Kiều đã gặp TừHải Từ Hải đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải
bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan Thúy Kiều đau đớn trầm mình xuốngsông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai Lần thứ hai, Kiều nương nhờnơi cửa Phật
Phần 3: Đoàn tụ
Kim Trọng sau nửa năm chịu tang chú đã trở lại tìm Kiều, biết Kiều bánmình cứu cha thì đau lòng khôn nguôi Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều choThuý Vân kết duyên với Kim Trọng Dù kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọngvẫn lưu luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, gặp được Thúy Kiều,gia đình đoàn tụ Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòngkính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn Nhưng cả hai nguyệnước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”
Giá trị truyện Kiều
Trang 9- Về nội dung:
Gi
á tr ị hiện thực:
+ Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công
+ Phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.Gi
+ Khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng đầy ứcchế, tàn bạo Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Từ Hải – người anh hùng hảo hán,một mình dám chống lại cả cái xã hội bạo tàn ấy Từ Hải là khát vọng của công lí,
là biểu tượng cho tự do dân chủ
+ Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người: vẻ đẹp tài sắc, trí tuệ thôngminh,lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha, đức thủy chung Thúy Kiều,Kim Trọng, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó
+ “Truyện Kiều” là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo,chà đạp lên quyềnsống con người Thế lực tàn bạo đó, khi là bộ mặt bọn quan lại tham lam, đê tiện, bỉ
ổi – đầu mối của mọi xấu xa trong xã hội (Hồ Tôn Hiến, Mã Giám Sinh,Sở Khanh,
Tú Bà…), có khi lại là sự tàn phá, hủy diệt hung hiểm của đồng tiền trong xã hộiphong kiến lúc bấy giờ, trong tay bọn người bất lương tàn bạo đã phát huy tất cảsức mạnh của nó, đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để muabán
Trang 10+ Tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn các ngôn ngữ bác học, sử dụng điểntích, thi liệu văn học cổ Trung Quốc với ca dao, tục ngữ,… làm nên chuỗi ca từtrong sáng, mượt mà, trau chuốt, mẫu mực hiếm thấy.
2 Nhân vật Từ Hải và Hồ Tôn Hiến
Lần thâu gió mát trăng thanh,
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.
Với Nguyễn Du, chúng ta không hề biết Từ Hải xuất thân như thế nào, ngoàimấy chi tiết mơ hồ như “khách biên đình”, hay:
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.
Giống như Thúy Kiều, Từ Hải là một nhân vật được nhà thơ giới thiệu rấttường tận Đó là một con người có vẻ bề ngoài phi thường:
Trang 11Râu hùm hàm én mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Vẽ lên hình tượng của dũng sĩ Từ Hải, Nguyễn Du đã dựa vào truyền thống
sử thi Việt Nam được thể hiện rõ nét trong hình tượng những nhân vật thần thoại vàlịch sử Trong thiên trường ca Từ Hải có dáng dấp như một dũng sĩ oai phong của
sử thi Nguyễn Du dùng lối phóng đại để phác họa dung mạo của Từ Hải
Câu thơ “Râu hùm hàm én mày ngài” được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Đó có thể là: Râu của Từ Hải tựa như râu của con hùm, hàm của Từ Hải tựa nhưhàm của con én, mày của Từ Hải tựa như mày của con ngài Hay bên cạnh cáchhiểu này còn có một cách hiểu khác, được một số khá đông các nhà nghiên cứu chủtrương, cụ thể là: Râu của Từ Hải tựa như râu của con hùm, hàm của Từ Hải tựanhư hàm của con én, mày của Từ Hải tựa như mày của con tằm nằm
Theo các tác giả chủ trương cách thuyết minh thứ hai, “ngài” ở đây không cónghĩa là “ngài” mà có nghĩa là “tằm”, vì con ngài vốn chính là con tằm, và con tằmchỉ sau vài tháng cũng sẽ là con ngài Về phương diện sinh vật học điều đó hoàntoàn đúng nhưng về phương diện thi ca thì khác Ở đây “ngài” và “tằm” là hai hìnhảnh có giá trị mỹ học hoàn toàn khác nhau, gợi lên những ấn tượng và những liêntưởng khác nhau, cho nên, nhất là khi dùng những ẩn dụ, “ngài” không thể dùng đểchỉ con “tằm” hay ngược lại Nếu Nguyễn Du muốn có một hình ảnh như các tácgiả kia muốn hiểu chắc hẳn ông phải tìm ra một cách diễn đạt khác chứ không dùngmột ẩn dụ mà mọi người đã quen hiểu một cách khác, và chính bản thân ông trongtruyện Kiều đã dùng theo một nghĩa khác Giả sử trong điển cố Hán văn chỉ có
“ngọa tàm mi” là gần gũi nhất với “mày ngài”, thì may ra còn có thể giả thiết làNguyễn Du đã dịch “ngọa tàm my” ra như thế; nhưng đằng này ta còn có “nga my”
là một thành ngữ phổ biến gần với “mày ngài” hơn nhiều, cho nên ta khó lòng hiểunỗi tại sao các tác giả ấy lại phải đi xa tìm xa như vậy
“Mày ngài” nếu hiểu theo nghĩa duy nhất có được của nó, chỉ hợp với giainhân hay thư sinh chứ không hợp với Từ Hải Vì đã là đấng anh hùng như Từ thìphải hổ đầu, yến hạm, ngọa tàm my như Quan Vũ mới được Nếu hiểu “mày ngài”theo nghĩa đúng của nó thì sẽ sai mất điển tích.Quả có vậy Nhưng nếu vì một lý do
Trang 12sao? Nếu ông hình dung Từ Hải không giống như Quan Vũ, mà lại giống như… TừHải (của Thanh Tâm Tài Nhân chẳng hạn) thì sao?”.
Ở đoạn duy nhất có miêu tả dung mạo của Từ Hải ở hồi XVIII trong “Kim VânKiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân như sau:
“Bạch diện tú my” (mặt trắng, mày đẹp);
“Hổ đầu yến hạm” (đầu hùm, hàm én).
Bức phát họa chân dung này dường như chia ra làm hai phần, một phần lànhững nét thư sinh, một phần là những nét của một võ tướng Trong Kim Vân Kiều
truyện có đoạn : “Chàng tinh cả lục thao tam lược, nổi danh cái thế anh hùng,
trước vốn theo nghề nghiên bút, thi hỏng mấy khoa, sau xoay ra buôn bán Tiền của có thừa, hay giao du với giới giang hồ hiệp khách ?” có thể biện minh cho
tính chất lưỡng diện của bức chân dung này Và đây cũng là một nét mới của vănhọc Trung Quốc ở thời đại của những Thanh Tâm Tài Nhân và những Bồ TùngLinh, thời mà kiểu nhân vật vẹn thuần toàn bích đã bắt đầu nhường chỗ cho nhữngkiểu nhân vật uyển chuyển hơn, gần con người bình thường hơn trong cái tính cách
đa diện, nếu không phải là mâu thuẫn, của nó
Và có cơ sở để giả định rằng Nguyễn Du chấp nhận bức chân dung song diệnnày chứ không đồng nhất tướng mạo của Từ Hải với tướng mạo của một Quan VânTrường, vì ông sống ở một thời đại có đủ điều kiện để chấp nhận và thưởng thứcmột kiểu nhân vật không vẹn thuần như thế Nếu vậy, ta có thể hiểu rằng những nétthư sinh trong dung mạo của Từ Hải đã được Nguyễn Du phác bằng hai chữ “màyngài” Nguyễn Du đã bỏ nét “bạch diện” có lẽ vì nó không hợp với một con ngườisuốt mười năm “phong trần mài một lưỡi gươm” và cũng không gây được mỹ cảmbao nhiêu, nhất là khi được diễn đạt bằng hai từ Việt “mặt trắng” Còn “tú my” màdiễn bằng “mày ngài” thì chắc cũng đủ thỏa mãn những độc giả khó tính..
Những người chủ trương cách hiểu bác học về chân dung Từ Hải hình nhưkhông tán thưởng óc thẩm mỹ của Nguyễn Du trong trường hợp đang bàn Vậy tacũng nên thử phân tích xem cái hình ảnh mà Nguyễn Du đã chọn để tả đôi mày của
Từ Hải, xét về phương diện thẩm mỹ, có thua kém cái hình ảnh mà họ muốn ôngphải chọn nhiều đến thế hay không
Trang 13“Mày ngài” có hình dáng như thế nào? Ai đã từng xem kỹ đôi mày (hay nói
cho đúng hơn, đôi ăng ten) của con ngài, đều phải chú ý đến vẻ đẹp lạ lùng của nó
Ðó là bộ phận đẹp nhất trong con vật vụng về, yếu ớt và chẳng lấy gì làm thanh túnày Ðặc điểm nổi bật của nó là ở chỗ nó xếch lên, hơi cong và khá dài so với
“mặt” của nó, hai bên đường sống chính có hai hàng tơ mảnh tỏa ra thành hình ládương xỉ (hay phượng vĩ) hẹp và nhọn Ví thử đôi “mày” này màu đen, trông nó sẽ
có phần thô hơn, có chiều rộng hơn lông mày trung bình của con người Nhưngmàu trắng sữa và chất liệu mỏng manh, nhẹ nhàng của nó làm cho nó trông rấtthanh tú Ðường nét hơi cong của đôi mày ngài khiến cho nó được một dáng dấpmềm mại, hướng đi chếch lên của nó khiến cho nó có được một phong thái uy nghi
Nó chính là mẫu hình của một trong những cách vẽ lông mày trong truyền thốnghóa trang trên sân khấu cổ điển của ta, của Trung Quốc và của Nhật Bản, dành chomột số nhân vật trẻ đẹp, hoặc thuộc phái nữ, hoặc thuộc phái nam, tuy mày của đànông đương nhiên phải vẽ to và đậm nét hơn của đàn bà, và cũng không phải khôngbao giờ có thể tìm thấy trên sân khấu cổ điển một vai nữ có đôi mày cong nhưngkhông xếch lắm, hay một vai nam, nhất là một vai võ, có đôi mày xếch nhưngkhông cong lắm, v.v Nếu thừa nhận rằng truyền thống hóa trang của sân khấu cổđiển phản ánh những quan niệm về tướng mạo và sắc đẹp trong văn học cổ điển, takhông còn băn khoăn lắm nữa về nỗi Nguyễn Du dùng hình ảnh mày ngài vừa để tảcác ca nhi vừa để tả Từ Hải Một đôi mày ngài, tuy đẹp và thanh tú, cũng không có
gì là không thích hợp trên gương mặt của một võ tướng trẻ trung và tuấn tú, lạicàng không có gì là lạc lõng trên gương mặt của một võ tướng vốn xuất thân là mộtthư sinh
Như vậy, về đủ các phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, từ vựng, thi pháp,điển tích, thẩm mỹ, không hề có lấy một lý do nào bênh vực cho cái cách thuyết
minh trái với cách cảm thụ phổ thông về câu thơ Râu hùm, hàm én, mày ngài, vốn
là một trong những câu quen thuộc nhất đối với dân ta, và xưa nay bao giờ cũngđược dân ta hiểu đúng nghĩa và thưởng thức đúng vẻ đẹp của nó, nhờ một cảm thứcngôn ngữ và thẩm mỹ nhạy bén mà không có một sự tìm tòi cầu kỳ và thâm thúynào có thể thay thế được
Từ Hải là sự hợp nhất của hai hình tượng: hình tượng có tính ước lệ và hìnhtượng con người vũ trụ Đó là nét mới mẻ trong cách xây dựng hình tượng người
Trang 14mười thước cao” đã nêu một cách khái quát về chiều cao lớn sừng sững của Từ
Hải có khả năng “đội trời đạp đất ở đời” Câu thơ trở về thế tiểu đối rất chỉnh, “nămtấc” đối với “mười thước” đều là các số từ phiếm chỉ không cần chỉ một kích thước
cụ thể nào cả nhưng vẫn giúp ta tưởng tượng được ra Từ Hải là một người mangtầm vóc anh hùng Tầm vóc cơ thể của Từcó một chiều ngang lý tưởng, một chiềucao lý tưởng sánh ngang với tầm vóc của cũ trụ, nói như thế để thấy được conngười anh hùng thời xưa có tầm vóc ngang tàn, hoành tráng đến thế nào
2.1.1.2 Tính cách Từ Hải
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đồ sộ Các nhân vật trongtrong Truyện Kiều dù lớn dù nhỏ đều được khắc họa một tính cách nhất định Saunhững nhận vật ấy khi là một lời tố cáo, một hiện thực xã hội, một giọt nước mắtchua chát hay là một ước mơ mà nhà thơ gửi gắm Từ Hải- nhân vật chính thứ haisau Thúy Kiều là một trong những nhân vật được miêu tả bằng nét tính cách tiêubiểu nhất qua những câu thơ gan ruột hào hùng Một người anh hùng đội trời đạpđất, một viên dũng tướng xông pha trận mạc, một đại vương ngang tàn phóng túng,lòng kiêu hãnh ngút trời và còn là một người tình lí tưởng của Kiều
Ở Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải chỉ là một têngiặc cỏ không hơn không kém Thế nhưng với Nguyễn Du, những gì có hại đếnthanh danh chàng Từ, thi sĩ đều lược bỏ, để lại trong lòng người đọc một ấn tượngkhó phai về một anh hùng ngang tàn phóng túng, một cánh chim bằng sải cánh giữatrời xanh, một kình ngư vẫy vùng biển lớn
Đường đường một đấng anh hào Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
Chàng không chỉ là một đại vương mà còn là một người trên hẳn mức bìnhthường về mọi phương diện Chàng như một nhân vật anh hùng ca vang vọng
Đến không xác định, đi không lưu luyến ấy là một bản chất của một vị anhhùng ngang tàn, phóng túng Từ Hải không phải là người của một nhà, một xóm,một họ mà là người của bốn phương, đất trời Nên lúc ra đi cũng không bìnhthường mà oai hùng trong hình ảnh “thanh gươm yên ngựa”, anh hùng da ngựa bọc
Trang 15thây Cảnh ra đi với bức chiến bào mạnh mẽ, lẫm liệt ấy ta cũng bắt gặp trong một
số tác phẩm thời kì trung đại
Áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
(Chinh phụ ngâm)Hình ảnh oai phong ấy như thể che kính núi sông, một cõi tung hoành Sựnghiệp lẫy lừng mà Từ công gầy dựng rộng lớn nhanh chóng chứng tỏ một bản lĩnhthực thụ, một người anh hùng tiếng tăm vang dội khắp trời Nam đất Bắc
Triều đình riêng một góc trời Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà Đòi cơn gió quét mưa sa Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam
Từ Hải bên cạnh tính ngang tàn phóng túng, yêu tự do như cánh chim bằng,chàng còn là một người có tấm lòng đôn hậu, yêu chính nghĩa Từ Hải coi việc giúp
đỡ người đời là một việc tất yếu, hiển nhiên hằng ngày của mình Đã mang danhanh hùng thì phải đem sức tài giúp cho đời giúp người
Anh hùng tiếng đã gọi rằng Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha
Chàng nghe Thúy Kiều kể lại chuyện cuộc đời mình đã hết sức phẫn nộ, tứcgiận như thể thiên nhiên nổi cơn cuồng nộ gầm thét bão giông Tuy nhiên, tức giận
là thế, muốn tiêu diệt bọn người đó là thế, nhưng chàng cũng vẫn anh minh sángsuốt, phân rõ thị phi trắng đen Chàng cho người đi bắt những kẻ đã từng đã làmcho cuộc đời Thúy Kiều đau khổ để cho nàng định tội, không bốc đồng nôn nónggiết chúng Đây cũng là một nét tính cách của người anh hùng Từ Hải
Từ công nghe nói thủy chung, Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.
Trang 16… Mấy người phụ bạc xưa kia Chiếu danh tầm nã bắt về hỏi tra.
Nguyễn Du còn khắc họa Từ Hải là một người anh hùng trọng nghĩa khinhtài, yêu cuộc sống tung hoành Nam Bắc, không chịu vào luồn ra cuối nịnh bợ nhưbọn gian thần trong triều đình bấy giờ Hồ Tôn Hiến chiêu hàng, hắn đã đem chochàng một chức quan to, vàng bạc châu báu, một cuộc sống vinh hoa phú quýnhưng trước sau chàng vẫn yêu cuộc sống tự do của mình
Một tay gây dựng cơ đồ Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành
Bó thân về với triều đình Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
Áo xiêm ràng buộc chi nhau Vào luồng ra cúi công hầu mà chi Sao bằng riêng một biên thùy Sức này đã dễ làm gì được nhau?
Con người như thế tất nhiên không cầu danh lợi , theo những thói “giá áo túicơm”, đường đường “riêng một cõi biên thùy” sao lại về hàng triều đình để vào hầu
ra cúi Từ cự tuyệt ngay, không tội gì mà “bó thân về với triều đình” để cho “áoxiêm ràng buộc” Từ Hải bấy giờ đương nghiễm hùng cứ một phương, sao lại đi đổicảnh tự do chỉ vì vinh hoa phú quý, chức tước công hầu
Triều đình riêng một góc trời Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.
Vị anh hùng ấy còn có một lòng kiêu hãnh, chí độc lập ngang tàn Không ai
có thể tự phụ và kiêu hãnh hơn được Từ Hải trong truyện Kiều Tính tự phụ tháiquá này do đức tự tin thái quá sinh ra Từ Hải sớm biết mình là vị anh hùng ngay từlúc còn trong bước phong trần Từ tin rằng thế nào mình cũng thắng trong cuộc
Trang 17chiến với triều đình, cho nên cái ý thức của Từ Hải về tài năng và vận mệnh mìnhrất là phong phú, sáng sủa.
Lúc gặp Thúy Kiều lần đầu, Từ Hải đem ngay cái tự phụ của mình đối chọivới cái tự phụ của người kỹ nữ, vốn nổi tiếng là hay bắt bậc làm cao trong việc
"chọn đá thử vàng"
Lời mở đầu câu chuyện của Từ với Kiều mạnh và sắc như một mũi kiếm bậcthầy đâm thẳng vào họng đối phương:
Từ rằng tâm phúc tướng cờ Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào đó không?
Một đời được mấy anh hùng
Bỏ cho cá chậu chim lồng mà chơi.
Rõ là khẩu khí của một người hiểu rõ mình, Kiều đáp:
Thưa rằng lượng cả bao dung Tấn Dương được thấy mây rồng có phen
Từ Hải hoàn toàn là hiện thân của tính kiêu hãnh Nhưng đây là thứ kiêu hãnh xứngđáng, đàng hoàng, thứ kiêu hãnh của những người tự tạo ra cuộc đời hiển hách củamình, thứ kiêu hãnh giúp con người vượt lên ý tưởng " túi cơm giá áo" Thứ kiêuhãnh giúp cho tính thần vượt lên những "bụi bặm" của cuộc đời ô trọc
Không phảiTừ Hải chỉ tự phụ lúc chưa hiển đạt, không phải Từ Hải chỉ kiêu hãnhlúc thành công, Từ Hải còn kiêu hãnh cả lúc nguy biến, lúc sa cơ, lúc chết:
Tử sinh liều ở trận tiền Dạn dày cho biết gan lì tướng quân Khí thiêng khi đã về thần Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng
Trơ như đá, vững như đồng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời
Từ Hải thất bại nhưng đã chiến đấu Từ Hải chết nhưng chết đứng - chết vớilòng kiêu hãnh khôn cùng Chết mà vinh hơn kẻ thành công mà nhục "Từ Hải chếtđứng" là một pho tượng hào hùng tiết ra một luồng sáng vụt ngang mày kẻ phảntrắc Cái chết gan lì của kẻ anh hùng chiến đấu đến phút cuối cùng, cái chết yênlặng không một tiếng kêu, không một giọt lệ, không một cái thở dài Cái chết phithường ấy là sự kết liễu tất nhiên của một con người có tâm hồn đầy dũng khí, đầytin tưởng, đầy thành thật
Trang 18Xưa nay ta vẫn có câu nói “anh hùng khó qua ải mỹ nhân” quả thật chẳng ngoa với một trang hảo hán như Từ Hải
Giang hồ quen thói vẫy vùng Gươm đàn nữa gánh, non sông một chèo Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng.
Chàng tuy là anh hùng quen với gươm đao, thế nhưng đứng trước trang tuyệtsắc thì cũng ngọt ngào thiết tha không kém Một lời tỏ tình lãng mạn, chân thànhthốt lên từ miệng anh hào cũng quá ư đẹp đẽ
Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Trai anh hùng, gái thuyền quyên thật xứng lứa vừa đôi Chàng là một ngườianh hùng bốn bể nhưng cũng là một chàng trai với tất cả những yêu thương tình ái.Trên đường chinh phục giang sơn chàng đã vô tình dừng chân mua vui chôn thanhlâu kĩ viện, cũng nhờ vậy mà tìm được cho mình một tri kĩ một người vợ xinh đẹp
“Mối tình sét đánh” dường như có một đoạn viên mãn khi Từ Hải chuộc thân choKiều, dừng bước giang hồ, chung sống đời sống vợ chồng hạnh phúc bên nhau
Hai bên hợp ý tâm đầu Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân
….Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên Trai anh hùng, gái thuyền quyên, Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.
Tình yêu là cái tự nhiên, nó triệt tiêu mọi khoảng cách tâm lí giữa người anhhùng và gái lầu xanh Bằng một tình yêu chân thành nồng ấm mà họ đã hạnh phúcbên nhau, đây mà một mối tình lí tưởng “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”
Trang 19Thưa rằng: “lượng cả bao dong, Tấn dương được thấy mây rồng có phen
Nhận chân giá trị của chính mình, thấy rõ con đường minh đi, cho rằng những lờinói trên chân thành nên Từ Hải tự đắc mà chẳng chút e dè
Nghe lời vừa ý gật đầu, Cười rằng: “tri kỷ trước sau mấy người?
Khen cho con mắt tinh đời Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!
Bên cạnh người đẹp, chàng không chỉ ngày đêm gắn bó mà Từ Hải cònmuốn đem lại cho nàng những gì tốt đẹp nhất Chàng dứt áo ra đi tạo lập giang sơn
sự nghiệp cũng với một mong muốn có một ngày cờ lộng vinh quy về đón nàngcùng vui vầy nơi “triều đình riêng một góc trời” cùng sống tự do bên nhau Chàngvui cùng niềm vui thoát khỏi lầu xanh của Kiều, chàng căm phẫn, tức giận những
kẻ đã đẩy cuộc đời Kiều vào bi kịch… Và hơn cả, Từ Hải đã giúp Thúy Kiều mởmột phiên tòa xét xử bọn người xảo trá hãm hại nàng, chà đạp cuộc đời nàng , đềnđáp ơn nghĩa cho những vị ân nhân đã cứu giúp nàng
Từ công nghe nói thủy chung, Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang.
Nghiêm quân tuyển tướng sẵn sàng, Dưới cờ một lệnh vội vàng ruổi sao.
Từ Hải là một anh hùng oai phong trên lưng ngựa dũng mãnh nơi chiếntrường, như một cánh chim bằng tự do bay lượng nhưng cũng là một người tình lítưởng với những nét lãng mạn hào hoa Một con người với lòng kiêu hãnh mãnhliệt, một sự tự phụ làm người ta yêu, ngang tàn làm người ta thích ấy làm nên mảngsáng trong bức tranh đời Kiều Chính Từ Hải-người anh hùng đội trời đạp đất chấtchứa trong đó là một ước mơ thầm kính của đại thi hào Nguyễn Du
Trang 202.1.1.3 Cái chết của Từ Hải
Trong tác phẩm văn học quá khứ, cách xử lí, giải quyết số phận của nhân vậtchủ yếu, đặc biệt là nhân vật chính diện, nghĩa là việc tác giả để cho những nhânvật đó sống hay chết thế nào, thường phản ánh sâu sắc thế giới quan của nhà văn.Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đem lại cho chúng ta một thí dụ rất điển hình vềcái nguyên lí cách xử lí nhân vật phản ánh thế giới quan của tác giả Hai nhân vậtchính diện chủ yếu trong Truyện Kiều là Thúy Kiều và Từ Hải Người thứ nhất làmột người phụ nữ tài sắc sau bao nhiêu năm sống bị xã hội giày vò, chà đạp đã phảinhảy xuống sông tự tử, thế mà rồi lại được cứu sống để “đoàn viên” với gia đình,tái hợp với người yêu Người thứ hai là một bậc anh hùng “trí dũng có thừa”, taycầm đại quân khởi nghĩa chống triều đình, thế mà sau một thời “dọc ngang trờirộng vẫy vùng bể khơi” lại mắc mưu địch ra hàng để rồi chết đứng “giữa trời trơtrơ” Cái sống của Thúy Kiều và cái chết của Từ Hải chẳng phải là chuyện ngẫunhiên, nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, hình tượng nhân vật Từ Hải không những cónội dung lịch sử - xã hội lớn mà nó lại còn có phần không nhỏ liên quan tới thânthế, cuộc đời của bản thân thi hào Nguyễn Du
Muốn đánh giá việc đầu hàng và cái chết của Từ Hải, đương nhiên một mặtkhông thể không xét đến nguồn gốc của nhân vật đó, mặt khác cũng không thểkhông liên hệ tới cuộc đời của tác giả đã tạo nên hình tượng người anh hùng.Nguyễn Du xuất phát từ hiện thực xã hội Việt Nam đương thời mà sáng tạo nên tácphẩm bất hủ của mình Đặc biệt là nhân vật Từ Hải, từ một tay hảo hán còn cướpcủa giết người của Thanh Tâm Tài Nhân Nguyễn Du đã biến Từ Hải thành một bậcanh hùng “đội trời đạp đất”, cầm quân khởi nghĩa chống triều đình Làm như vậy làNguyễn Du đã dựa vào thực tế lịch sử - xã hội của thời đại ông với cả một phongtrào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn Nếu nói đíchdanh của Từ Hải chính là hình ảnh của Nguyễn Huệ thì thật là một sự khiên cưỡng,nhưng có thể không sai lầm mà khẳng định rằng hình tượng Từ Hải là một âmvang, một ánh hồi quang của phong trào nông dân khởi nghĩa
Qua những lời nói và hành động của Từ Hải chúng ta biết Từ là một conngười một mặt vì khao khát tự do và công lí mà nổi lên chống lại triều đình phongkiến, nhưng mặt khác, Từ Hải cũng không khỏi mang trong mình thứ chủ nghĩa anh
hùng cá nhân, muốn “Làm cho rõ mặt phi thường”
Trang 21Và một khi đắc thắng Từ Hải cũng không con đường nào khác hơn là thiếtlập một triều đình phong kiến riêng của mình Tuyệt nhiên ta không thấy Nguyễn
Du đả động gì tới vấn đề nông dân trong khi xây dựng hình tượng Từ Hải cũng nhưtrong cả tác phẩm của ông Cho nên khó mà có thể khẳng định rằng Từ Hải hoàntoàn là một lãnh tụ nông dân, mặc dầu hình tượng nhân vật đó vẫn đã thể hiện đượcmột phần ý nguyện và ước mơ của nông dân, cũng như của đông đảo quần chúngnhân dân nói chung dưới ách áp bức của chế độ phong kiến Điều đó cũng lại nóilên rằng tác phẩm của Nguyễn Du tuy do ảnh hưởng của thời đại mà đã phản ánhđược phần nào phong trào nông dân khởi nghĩa đương thời, nhưng chính bản thânnhà thơ thì hoàn toàn không tự giác về cuộc đấu tranh của nông dân Đó chính làđiều hạn chế quan trọng trong tư tưởng của Nguyễn Du
Đi sâu hơn nữa, ta thử liên hệ với thực tế lịch sử - xã hội Việt Nam ở thời đạiNguyễn Du Ở đây ta lại thấy cần phải liện hệ tới cuộc đời, thân thế của Nguyễn
Du, và với tư tưởng của ông bộc lộ rõ trong những tác phẩm ngoài Truyện Kiều,như thơ chữ Hán của ông Nguyễn Du xuất thân từ một đaị gia đình phong kiến tônthờ nhà Lê, nhưng ông lớn lên giữa lúc cái gia đình đó suy vong cùng với sự sụp đổcủa triều đại Lê -Trịnh, và bản thân nhà thơ đã từng sống cùng quẫn, phiêu bạcgiang hồ hàng chục năm trời trong cảnh chiến tranh loạn lạc Với tư tưởng chínhthống của nhà nho, ông đã mưu chống lại Nguyễn Huệ, và sau này khi ông làmquan với nhà Nguyễn, ông vẫn không khỏi còn có chỗ ngậm ngùi ân hận vì mộttấm lòng “ cô trung” Tuy nhiên, vốn là một người thức thời và đã từng trải qua baonhiêu biến thiên của thời đại, dần dà ông không thể không nhận thấy rằng cơnghiệp nhà Lê là không thể cứu vãn được nữa Cho nên, một mặt trong văn thơông, ông không hề phủ nhận hay bài xích sự nghiệp của Nguyễn Huệ Mặt khác,ông ra làm quan với triều đình nhà Nguyễn thiết tưởng cũng chẳng phải hoàn toàn
vì chuyện bó buộc, bất đắc dĩ có lúc ông đã chẳng mưu chạy vào Nam theoNguyễn Ánh để chống lại Nguyễn Huệ nhưng rồi bị quân Tây Sơn bắt đó sao? Vàsau này, nếu ông có tỏ lòng chán nản không tha thiết với việc làm quan đó, thì phảiđâu chỉ nguyên vì cái lẽ một tấm lòng “cô trung” mà thôi? Phải chăng còn có cái lẽquan trọng nữa là triều Nguyễn rút cục chẳng phải là nơi cho ông thi thố được tàinăng chí hướng của ông
Những điều kiện trên đây nói lên cái tâm trạng phức tạp của Nguyễn Du, mộtnhà nho phong kiến giàu lòng ưu ái và nhân đạo, sống vào thời đại có nhiều biến
Trang 22cố xã hội lớn khả dĩ lại chuyển được một số chừng mực nhất định cái ý thức hệphong kiến Xã hội Việt Nam thời Nguyễn Du đã bước vào thời kì chế độ phongkiến đang tan rã, nhưng chủ nghĩa tư bản thì lại chỉ mới ló dạng những mầm mốngcòn yếu ớt trong hoàn cảnh đó, những kẻ bất bình với trật tự phong kiến, thậm chíngay cả giai cấp nông dân, thì cũng chỉ ước mơ một nền công lý xã hội trong khuônkhổ của ý thức hệ phong kiến, cụ thể là ước mơ một xuất hiện đấng minh quân, mộtbậc thánh đế kiểu Nghiêu-Thuấn, nếu không họ lại rơi vào tư tưởng hư vô chủnghĩa, hay một chủ nghĩa tự do cá nhân vô chính phủ:
Chọc trời, quấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu đầu có ai ?
Những yếu tố tư tưởng phức tạp thiết tưởng như vậy không phải không cóphần xem kẽ trong con người Nguyễn Du, trong thế giới quan đầy mâu thuẫn củaông, và được phản ánh qua hình tượng nhân vật Từ Hải rất mực trìu mến của nhàthơ
Cho nên, cho nhân vật Từ Hải, nếu có một phần là hình ảnh của những lãnh
tụ nông dân khởi nghĩa đương thời thì cũng còn có một phần không nhỏ là hình ảnhcủa bản thân Nguyễn Du, một nhà nho phong kiến thời loạn có nhiều tư tưởng dằnvặt, giằng co Chỉ có hiểu như thế ta mới nhận thức được mâu thuẫn giữa một TừHải anh hùng “trí dũng có thừa”, “dọc ngang trời bể” với một Từ Hải đột nhiên
“mười phân hồ đồ”, nghe lời Thúy Kiều và mắc mưu Hồ Tôn Hiến Dĩ nhiên việc
Từ Hải ra hàng triều đình phong kiến là đáng chê và đáng giận, nó đem lại tính hạnchế rất lớn cho hình tượng người anh hùng, cũng như nói lên sự hạn chế trong tưtưởng của Nguyễn Du Song, ở cái thời đại bấy giờ mà chủ nghĩa phong kiến thì đãsuy tàn, nhưng chủ nghĩa tư bản lại mới manh nha, giai cấp vô sản chưa xuất hiện,phải đâu con người ta đã được soi sáng bởi một lí tưởng cách mạng đúng đắn, sáng
tỏ như chúng ta ngày nay Từ Hải ra hàng triều đình cũng như Nguyễn Du ra làmquan với nhà Nguyễn, thì trước sau cũng vẫn là trong khuôn khổ của chế độ phongkiến mà thôi
Phải đâu Nguyễn Du hoàn toàn không tố cáo khi đã nhìn thấy rõ sự thật củacái triều đình đầy “ vuốt nanh và nọc độc” Và nhà thơ chẳng đã thản nhiên nhắmmắt trước cái chết bất thần đó sao? Đó là biện pháp duy nhất còn lại của nhà thơ là
Trang 23giữ nguyên cách xử lí nhân vật trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, để cho TừHải nhận lời đầu hàng Chính vì vậy mới có cái hình tượng Từ Hải chết đứng giữatrời, gân guốc, vững vàng như bức tượng bằng đá hoa cương:
Khí thiêng khi đã về thần,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa dòng!
Trơ như đá, vững như đồng,
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời.
Trong cái chết của Từ Hải trong cảm hứng của Nguyễn Du còn có ý nghĩa tốcáo hết sức sâu sắc Trong cái xã hội của Truyện Kiều, Từ Hải là người thông cảmvới những con người đau khổ cũng là người duy nhất lấy lại công bằng cho Kiềuthì cuối cùng Từ đã bị chính cái xã hội ấy phản trắc và giết chết Cái chết của Từ là
sự ân hận của Thúy Kiều đối với Từ Hải trong giờ phút quyết liệt ấy:
Lạ thay oan khí tương triền,
Nàng vừa phục xuống, Từ liền ngã ra
Nói lên một cách tập trung và vô cùng xúc động tấn bi kịch về số phận và mơước của những con người bị áp bức trong xã hội phong kiến ngày trước
Từ Hải chết mà không tan được mối căm uất bọn thù địch xảo trá, chết màcòn như muốn truyền lại cho người đời bài học đau đớn của bản thân mình, bài họchùng hồn không thể thỏa hiệp với kẻ thù, vì những người kiên quyết đòi hỏi tự do
và công lý như Từ Hải không thể có chỗ đứng trong cái chế độ phong kiến lỗi thời
Nhân dân ta trước đây, chủ yếu là nông dân, đã không hề lầm về Từ Hải.Ngay trong Truyện Kiều, sau khi Từ Hải đã chết, quần chúng nhân dân vẫnmột lòng tôn kính Từ viên lại già họ Đô, chàng Thúc sinh, cho đến dân chúngHàng Châu vẫn nhắc tên Từ Hải với nhũng lời ngưỡng mộ chân thành:
Bỗng đâu lại gặp một người
Trang 24Hơn đời trí dũng nghiên trời uy linh.
Và từ hơn một trăm năm mươi năm nay, hình tượng nhân vật Từ Hải cũngnhư hình tượng Thúy Kiều, vẫn sống trong tâm hồn nhân dân ta như hình bóng củamột người rất quen thuộc và rất kính yêu Bởi vì chính Từ đã thể hiện tuyệt vời mốiước mơ tha thiết tự do và công lý của nhân dân ta giữa đêm dài phong kiến cũngnhư trong bóng tối thực dân
Đến như cái chết của Từ Hải thì rõ ràng nó cũng là cách giải quyết, cách xử
lý thông thường không thể nào khác được số phận của những nhân vật tích cực,nhân vật anh hùng trong văn học quá khứ Đông, Tây khi mà thế giới quan mác xítchưa xuất hiện và nhà văn còn chịu sự hạn chế của giai cấp và của thời đại
2.1.2 Vai trò của nhân vật Từ Hải
2.1.2.1 Từ Hải- nguyện ước thầm kín của Nguyễn Du
Dưới ngọn bút của Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải đã trở thành một vị anhhùng hào kiệt tài hoa, đương đầu với triều đình nhà Minh Cốt cách là bậc trượngphu cái thế mà tâm hồn lại đa tình như một thi nhân Khi đọc được Kim Vân Kiềutruyện, Nguyễn Du có tình cảm ngay với viên dũng tướng phong tình Từ Hải Vìvậy, Nguyễn Du cũng muốn sống với một tình yêu cuồng phóng như thế Nên đếnlượt mình, Đại thi hào Nguyễn Du đã xây dựng hình tượng Từ Hải lên một bướcmới, một vị anh hùng trong tưởng tượng, thể hiện nguyện vọng thầm kín của mình
Vị anh hùng ấy, ngoài tính đa tình kia lại còn hai đức tính đặc biệt khác nữa là: lòngkiêu hãnh và chí độc lập ngang tàng Không ai có thể tự phụ và kiêu hãnh hơn được
Từ Hải trong truyện Kiều
Trang 25Có thể nói, xuyên suốt truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả các nhân vật không
ai đẹp và quyến rũ bằng Từ hải Từ Hải tự phụ mà ta kính yêu, Từ Hải kiêu ngạo
mà ta mến phục Lâm vào cái chết đáng thương mà ta không được phép thương,mắc vào lưới của kẻ thù mà ta không được phép chê Vì thử hỏi trong chúng ta, đãmấy ai tự phụ được chết như Từ Hải Đó là cái chết vì "tình yêu" Xuyên suốt tácphẩm chúng ta thấy dù trong ái tình, sự nghiệp hay trong biến cố thì Từ Hải lúc nàocũng thẳng thắn, hồn nhiên như một sức sống thuần túy giữa trời đất
Chí ngang tàng, lòng kiêu hãnh hay là tình yêu say đắm đó là ba tính cáchnền tảng của tâm hồn Từ Hải Đó cũng là ba tính cách nền tảng của tâm hồn thi sĩNguyễn Du Có điều ở nguyễn Du, ba tính cách ấy không được phát triển dồi dàonhư ở Từ Hải Ở Nguyễn Du ba tính cách ấy bị kiềm chế, dồn ép Trong đờiNguyễn Du, chỉ được lóe ra một phút rồi lại bị dập tắt ngay Biết mình bất lực, đànhchấp nhận làm một kẻ thất chí, ông đành xếp kiếm cung vào một gánh, xếp chíngang tàng vào một túi, rồi một bóng một hình
Nghêu ngao vui thú yên hà, Mai là bạn cũ, hạc là người thân.
Tuy thất bại nhưng Nguyễn Du vẫn tự cao, tự đại về địa vị quý tộc của mình.Ông vẫn tin rằng ông thanh cao gấp trăm gấp ngàn lần những kẻ cong lưng quỳ gối
để mua chút vinh hoa phú quý lúc đương thời Nguyễn Du miêu tả khí tiết Từ Hảicũng là để nói lên quan điểm của mình, ông bỏ hết những chi tiết có thể khiếnngười ta nghĩ Từ Hải là một người bình thường như mọi người Mà ông thêm vàonhững chi tiết làm động lòng bốn phương, khiến cho chúng ta có cái nhìn mới mẻ
về Từ Hải – con người này quả không phải là người của một nhà, một họ, một xóm,một làng mà là của trời đất, của bốn phương
Nửa năm hương lửa đang nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Có thể nói, qua nhân vật Từ Hải thì Nguyễn Du đã liền phóng cái kiêu ngạothầm kín của mình vào con người, vào khẩu khí và vào hành động của Từ Hải.Nguyễn Du bằng lòng để Từ Hải chết là để thỏa mãn được ước vọng thầm kín củatrái tim, vừa thỏa mãn được bản ngã trí thức, hợp với thời đại và đẳng cấp Từ Hải
Trang 26chết cũng như tinh thần cô trung của Nguyễn Du chết Cho nên trong cái sống vinhhoa của phần cuối đời, ông luôn hoài niệm đến chí ngang tàng thuở cũ, hoài niệm
để ân hận và để xót xa Ở cái chết “vì tình” của Từ Hải, thể hiện sự ao ước đượcchết hơn là sống trong cảnh giàu sang của Nguyễn Du Chỉ có cái chết mới tinhkhiết hóa được con người Ông đã sống sung sướng bằng cái chết của vai trò Ông
đã tiết ra hết được cái ước vọng, khí chất của mình bằng cái cử chỉ oanh liệt củanhân vật Từ Hải
Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng giong.
Đối với Nguyễn Du, Từ Hải không phải là một người thực cũng không phải
là một sự bịa đặt mà Từ Hải là một nhân vật anh hùng ca Từ Hải là một cái mộnglớn nhất trong cuộc đời của Nguyễn Du: “ cái mộng anh hùng” Người anh hùngtrong mộng của Nguyễn Du không lấy gì làm hợp với cái khuôn mẫu anh hùngphong kiến Từ Hải là anh hùng không nhằm mục đích giúp vua, trị nước mà TừHải trong Nguyễn Du chỉ là anh hùng để thỏa cái anh hùng của cá nhân Từ Hải.Song Nguyễn Du cũng không dám ước mơ triệt để, nửa đường thì bỏ dở Cái mộnganh hùng đó Nguyễn Du không biết đưa nó đến đâu cho ổn, lối thoát ra ngoài nửachừng bị nghẽn Túng thế, Nguyễn Du đành trở về chỗ cũ, nhưng người trở về màlòng đâu đâu, trở về mà vẫn chán trường và bất mãn
Tóm lại, qua nhân vật Từ Hải đã cho chúng ta thấy được lòng khao khátmuốn sống mãnh liệt, sống say mê, sống ngoài cái khuôn khổ xã hội bấy giờ củaNguyễn Du Đồng thời ta cũng thấy được sự tha thiết, hoang mang, luẩn quẩnkhông dứt khoát trong tâm trí của Nguyễn Du
2.1.2.2 Từ Hải - nút giải thắt cho cuộc đời Thúy Kiều
Từ Hải là tình nhân của Thúy Kiều Trừ anh chàng họ Sở thì tất cả những anhchàng đã đến trong đời Kiều đều bắt đầu bằng chữ “khách” “Khách biên đình” đivào đời Kiều khác hẳn cái lối dịu dàng thân mật của “khách đà xuống ngựa” KimTrọng hoặc cộc lốc, chướng kỳ như “viễn khách tiến vào vấn danh” để thành “đứa”,thành “gã” như Mã Giám Sinh, cũng không “trăm nghìn đổ một trận cười” đểbuông xuôi như “chàng khách du” họ Thúc Còn Từ Hải được gọi là gì trong bướcphong trần? Có thể thấy rõ thái độ của tác giả đối với một tiếng xưng hô quá ư cân
Trang 27nhắc Nguyễn Du chắc đã cân nhắc, băn khoăn khá nhiều khi đưa ra quyết định gọicon người cao lớn, thêm râu hàm én, thêm chí dọc ngang trời rộng, vùng vẫy bểkhơi chỉ bằng cái họ rất đỗi thân thương, ngấm ngầm trong đó là sự tôn trọng Mộtchữ “ Từ rằng”, hai chữ “Từ rằng” được cất lên một cách cởi mở, sảng khoái, hàohùng, bởi sâu thẳm trong lòng Nguyễn Du là cái tài năng, nhân cách, cái phẩm giácủa họ Từ đâu có thể xem thường được.
Không chỉ có Nguyễn Du có cách xưng hô thân mật như vậy mà đến cả ThúyKiều cũng thay đổi cách xưng hô với chàng Nếu trước kia, khi chàng dứt áo ra đisau “ nửa năm hương lửa đương nồng”, nàng xưng hô:
Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi
Ấy vậy mà khi chàng chết, nàng sắp nhảy sông Tiền Đường, trong khi lòng
tự nhủ lòng thì nàng vẫn không quên sự kính trọng người chồng ngang dọc, vùngvẫy trong tiếng xưng gọi cuối cùng trước khi mang niềm trường hận gởi xuốngTiền Đường!
Rằng: “Từ Công hậu đãi ta ”
Có thể nói, chỉ qua cách xưng hô thôi chúng ta đã biết vai trò của Từ Hải lớnđến thế nào trong lòng của Nguyễn Du cũng như Thúy Kiều Mọi người luôn tôntrọng Từ Hải trong mọi hoàn cảnh, kể cả trước cái chết cũng phải cất tiếng gọi tênchàng Bởi lẽ sao cái tên “Từ Công” lại có sức ảnh hưởng lớn đối với Thúy Kiềunhư vậy thì chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu kĩ hơn về vai trò cũng như sự giúp đỡcủa Từ Hải dành cho người con gái tài sắc vẹn toàn này
Từ Hải là một người anh hùng vũ dũng hiên ngang và đầy chân chính Nhânduyên đã dẫn chàng gặp được Thúy Kiều, Từ rất mến tài sắc của Kiều, nhưng vìcảm tấm lòng tri kỉ nên mới chuộc Kiều ra về thuê nhà cùng ở Chàng là một ngườisống ngoài vòng cương tỏa của những quan hệ phong kiến đã trói chặt tay chân củacon người Nếu hầu như mỗi hành động, âm mưu của Kiều là muốn vùng ra khỏicái vòng thép của số mệnh khắc nghiệt đều không thành công thì Từ Hải không hềnếm mùi thất bại Chàng muốn có một đạo quân hùng mạnh tức thì đạo quân đóxuất hiện Chàng hứa với Kiều là sẽ hành tội kẻ thù và trọng thưởng bạn bè vàchàng đã giữ lời hứa Những hành động của Từ Hải xuất phát từ một tinh thần nhân
Trang 28Anh hùng tiếng đã gọi rằng Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.
Trong cảnh xét xử những kẻ thù của Kiều, Từ Hải đã được nâng lên cương vịmột chiến sĩ đấu tranh cho sự công bằng, một người diệt trừ mọi tội ác Cảnh xửán! Cái thế giới bất công và bạo lực ở đây mang ý nghĩa tượng trưng Trước mắt ta,Nguyễn Du hiện ra với tư cách một vị hiền triết, một nhà tiên tri tin tưởng vào cáithiện và sự chiến thắng của công lý:
Cho hay muôn sự tại trời, Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta Mấy người bạc ác tinh ma, Mình làm mình chịu kêu mà ai thương:
Ba quân đông mặt pháp trường, Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi.
Tin truyền về việc xử án công bằng của Từ Hải lan truyền khắp nơi, nhândân ca ngợi chàng ở mọi miền xa gần Từ Hải xuất hiện giống như những tia nắngchiếu sáng cuộc đời Kiều, qua đó nàng còn muốn được hòa nhập vào “biển” đểmang tự do, giải thoát cho cái cuộc đời hết sức ngột ngạt, bởi chỉ có “biển” mớithoát được cuộc đời oan khốc của nàng Thúy Kiều sống từ nhà Vương Quan đếnlầu xanh của Tú Bà, từ nhà Hoạn Thư cho đến “hành viện” ở Châu Thai, đâu đâucũng chỉ là nước mắt, tra tấn, đốt nhà, bắt cóc, đánh đập, và “lệ rơi thấm đá” Buồnthảm, rùng rợn Kiều tìm cho mình lối thoát, nhưng những lối thoát đó chỉ là ước
Trang 29Rằng: “Từ là đấng anh hùng, Dọc ngang trời rộng vẫy vùng bể khơi
Năm năm trời bể ngang tàng, Dấn mình đi bỏ chiến tràng như không.
Kiều luôn nghĩ về Từ Hải, khi gieo mình xuống sông Tiền Đường thì cái kháiniệm: Thúy Kiều - Từ Hải - biển rộng - tự do, không thể tách rời nhau, nó gắn bóvới nhau, cả cái chết của Kiều cũng không chia lìa Từ Hải đã trở thành người anhhùng biển cả, mặc dù chàng nghe lời nói mặn mà của Kiều, nhưng không phải vìthế mà Từ chết vì những tính toán nhỏ nhen mà chàng chết vì tình yêu, một tìnhyêu cao đẹp ,vỹ tử
Tóm lại, qua những việc mà Từ Hải làm, cho chúng ta thấy Từ là hình ảnh lýtưởng của công lý Không phải thứ công lý của kẻ mạnh, của giai cấp thống trị - thứcông lý mà thực chất là của chó sói đối với cừu non Không hề kênh kiệu và trịnhtrọng một cách giả dối, công lý trong quan niệm của Từ giản dị mà dứt khoát, nónhư cuộc sống hằng ngày của người anh hùng Từ không thể nào thấy bất bằng mà
bỏ qua được Phản ứng của Từ trước những cảnh bất bình vừa đột ngột vừa mãnhliệt như sấm vang sét nổ Cơn giận của Từ có cái gì đó mãnh liệt của thiên nhiên,trời đất, kẻ có tội đừng mong còn đường trốn thoát Lưỡi gươm của Từ Hải đã vunglên, công lý đã được đem lại cho đời người con gái họ Vương tội nghiệp Xã hộivua quan phong kiến của cái triều Minh vững vàng ấy biến nàng thành một cô gáithanh lâu Từ Hải đã đưa nàng từ gái thanh lâu lên địa vị một phu nhân
Có thể nói, qua việc Từ Hải giúp Thúy Kiều thì chúng ta nhận ra một điềurằng: không cần có một thế lực siêu nhiên nào can thiệp vào Đây là chuyện giữangười với người và Từ Hải đã trở thành lý tưởng của công lý và của tự do, Từ Hảivụt đến trong đời Kiều như một vị tinh lạc chiếu sáng cả một đoạn đời Kiều
2.2 Nhân vật Hồ Tôn Hiến
2.2.1 Hồ Tôn Hiến- con người xảo quyệt
Đối lập với hình tượng Từ Hải ở trên là hình tượng viên Tổng đốc họ Hồđược cử đi “làm chước chiêu an” Không một câu thơ miêu tả ngoại hình, nhân vật