1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Trần Tế Xương nhà thơ trào phúng

99 2,9K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 211,75 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU5NỘI DUNG5Chương 1. Những vấn đề chung51.1. Tác giả Trần Tế Xương51.2. Giới thuyết chung về thơ trào phúng61.3. Cơ sở hình thành thơ phúng trong thơ trào phúng Trần Tế Xương71.3.1. Thực tiễn lịch sử71.3.2. Ảnh hưởng từ hoàn cảnh sống9Chương 2. Đặc điểm nội dung thơ trào phúng Trần Tế Xương102.1. Thế trào102.1.1. Thực dân Pháp112.1.2. Vua quan phong kiến142.1.3. Khoa cử và tình trạng Nho học192.1.4. Đối với các nhà sư272.1.5. Đối với các thầy đồ312.1.6. Đối với các me Tây, đĩ bợm342.1.7. Đối với thế lực đồng tiền392.2. Tự trào452.2.1. Tự trào với ý thức tự bôi đen mình452.2.2. Tự trào chán nản, cay cú vì trượt thi562.2.3. Tự trào về hoàn cảnh nghèo túng62Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật trong thơ trào phúng Trần Tế Xương673.1. Ngôn từ trào phúng673.1.1. Đại từ nhân xưng bình dân, suồng sã673.1.2. Cách sử dụng ngôn ngữ thông tục của đời sống723.1.3. Cách sử dụng ngôn ngữ dân gian để gây cười753.1.4. Chơi chữ gây cười tự nhiên763.2. Các thủ pháp nghệ thuật trào phúng783.2.1 Cường điệu, phóng đại gây cười783.2.2. Đối lập, tương phản gây cười803.2.3. Kết cấu trào phúng833.3. Giọng điệu gây cười863.3.1. Giọng điệu khôi hài, bông lơn883.3.2. Giọng điệu lên án gay gắt độc địa913.3.3. Giọng điệu cay cú, chua chát93KẾT LUẬN96Tài liệu tham khảo98

Trang 1

GVHD: Thầy Lê Văn Lực SVTH: Nhóm 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 3

M C L C Ụ Ụ

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 5

Chương 1 Những vấn đề chung 5

1.1 Tác giả Trần Tế Xương 5

1.2 Giới thuyết chung về thơ trào phúng 6

1.3 Cơ sở hình thành thơ phúng trong thơ trào phúng Trần Tế Xương 7

1.3.1 Thực tiễn lịch sử 7

1.3.2 Ảnh hưởng từ hoàn cảnh sống 9

Chương 2 Đặc điểm nội dung thơ trào phúng Trần Tế Xương 10

2.1 Thế trào 10

2.1.1 Thực dân Pháp 11

2.1.2 Vua quan phong kiến 14

2.1.3 Khoa cử và tình trạng Nho học 19

2.1.4 Đối với các nhà sư 27

2.1.5 Đối với các thầy đồ 31

2.1.6 Đối với các me Tây, đĩ bợm 34

2.1.7 Đối với thế lực đồng tiền 39

2.2 Tự trào 45

2.2.1 Tự trào với ý thức tự bôi đen mình 45

2.2.2 Tự trào chán nản, cay cú vì trượt thi 56

2.2.3 Tự trào về hoàn cảnh nghèo túng 62

Chương 3 Đặc điểm nghệ thuật trong thơ trào phúng Trần Tế Xương 67

3.1 Ngôn từ trào phúng 67

3.1.1 Đại từ nhân xưng bình dân, suồng sã 67

3.1.2 Cách sử dụng ngôn ngữ thông tục của đời sống 72

3.1.3 Cách sử dụng ngôn ngữ dân gian để gây cười 75

3.1.4 Chơi chữ gây cười tự nhiên 76

Trang 4

3.2 Các thủ pháp nghệ thuật trào phúng 78

3.2.1 Cường điệu, phóng đại gây cười 78

3.2.2 Đối lập, tương phản gây cười 80

3.2.3 Kết cấu trào phúng 83

3.3 Giọng điệu gây cười 86

3.3.1 Giọng điệu khôi hài, bông lơn 88

3.3.2 Giọng điệu lên án gay gắt độc địa 91

3.3.3 Giọng điệu cay cú, chua chát 93

KẾT LUẬN 96

Tài liệu tham khảo 98

Trang 5

MỞ ĐẦU

Tú Xương – Trần Tế Xương là một trong những cây đại thụ của làng thơtrào phúng Việt Nam Vượt qua thời gian, sáng tác của ông vẫn thể hiện mộtsức sống cường tráng, để lại một tiếng cười đ c sắc sống mãi với thời gian Vớimột số lư ng thơ ca phong phú, đa dạng im đậm dấu ấn cá nhân và mang hơithở của thời đại, thơ Tú Xương là hình ảnh đời sống xã hội thị dân pha tạp,ngổn ngang giữa cũ và mới, giữa hư và thực, giữa phải và trái, giữa đạo đức

và phi đạo đức…Ông đã phản ánh chân thực tâm trạng của người nho sĩ trongbuổi giao thời giữa những ngày cuối của chế độ phong kiến và những ngày bắtđầu lối sống mới của xã hội đang nhuốm màu đô thị hóa vào trong thơ củamình Và Tú Xương đã hoán cải tất cả ngay cả những bi kịch cá nhân thànhmột chuỗi cười dài

Tiếng cười trong thơ Tú Xương là tiếng cười đa sắc điệu, nhiều màu sắc.Thơ ông là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trữ tình và trào phúng.Đặcc điểm nổi bật trong thơ Tú Xương là ông đã khai thác rất triệt để những gìmắt thấy, tai nghe của cuộc sống hằng ngày Quan niệm đó tương ứng với tiếngcười thiên về tự trào, vui vẻ chứ không thiên về bi kịch sâu lắng như NguyễnKhuyến - nhà thơ đồng hương, cùng thời với Tú Xương Chính điều đó đãkhiến thơ ông như thiên về tiếng cười trào phúng và giản lươc đi phần nào sắcthái trữ tình

Trang 6

cùng huyện Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi Nho gia, từ nhỏ ông đãđược đi học rất sớm và ông học rất giỏi, rất thông minh Năm mười lăm tuổi ông đithi hương nhưng không đậu, hai năm sau ông vẫn tiếp tục đi thi nhưng đều trượt,mãi đến năm ông hai mươi bốn tuổi (năm giáp ngọ 1894) ông mới đậu tú tài Vềsau ông thi mãi vẫn không đậu cao hơn, và do chỉ đậu tú tài nên ông không thể ralàm quan được chỉ ở nhà làm ông đồ dạy học.

Trần Tế Xương sáng tác rất nhiều văn thơ, lúc sinh thời ông chỉ sáng tác chovui, giải trí, chỉ đọc cho vợ con và bạn bè nghe rồi được truyền miệng Thành Namngày xưa cũng có nhiều người sáng tác thơ hay và thích thơ, cùng nổi niềm sởthích giống Tế Xương như: Tích Phiên, Phạm Ứng Thuần…và thơ của họ cũng rấtphổ biến Hơn nữa, cứ ba năm có một kì thi hương, sĩ tử nhiều nơi tụ về, thơ hay từđây được lan truyền, vì thế thơ của Tế Xương bị lẫn lộn Về sau mới có người ghichép lại và đang tiếp tục nghiêm cứu sưu tầm

Tác phẩm ông để lại gồm nhiều thể loại: thơ, phú, câu đối, hát nói , phầnlớn đều bằng chữ Nôm Thơ văn ông giản dị, bình dân, nhưng tự nhiên và linhhoạt Nhiều sáng tác trình bày tâm sự đau đớn, xót xa; hoặc mỉa mai, ngạo đời mộtcách chua chát, cay độc; hoặc gửi gấm tấm lòng yêu nước thương nòi một cách kínđáo và sâu sắc

- Vị Xuyên thi văn tập: Thơ văn và giật sử ông Trần Kế Xương, In lần 1, Nam Kỳthư quán (tên ông bị viết nhầm thành Trần Kế Xương)

- Thơ Trần Tế Xương: Kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ (tiểu luận), Xuân Diệu, Tyvăn hoá Nam Hà, 1970

Một số sáng tác của Tế Xương như: Thương vợ, Văn tế sống vợ, Vịnh khoa thihương, Tự cười mình, Áo bông che đầu, Bệnh, Bợm già, Bắt được đồng tiền, Cáikhó… và thêm nữa cuốn thơ văn Trần Tế Xương của nhà xuất bản văn học 1970

đã in được 151 bài, toàn chữ Nôm, ngoài ra ông còn dịch được một số bài thơĐường

1.2 Giới thuyết chung về thơ trào phúng

Theo “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa như sau: trào phúng “Có tính chất gâycười để châm biếm, phê phán” Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Trào phúng làmột loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc nghệ

Trang 7

thuật, trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoatrương, hài hước… những cái xấu xa tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu trong xã hội Tràophúng theo từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác.

Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật tạo tiếng cười mang ý nghĩa đả kích, lên

án, vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng, trào phúng còn là nghệ thuật gây ratiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội Tiếng cười chỉ xuất hiện khi mâu thuẫntrái với tự nhiên được phóng đại lên và gây cười Thơ ca trào phúng góp phần làmsinh động, phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần và để lại ấn tượng mạnh mẽ,không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái thôi mà một ưu điểm của thơ ca tràophúng rất nổi bật đó là nói lên những thói hư, tật xấu, những nhân tố tiêu cực, lên

án những bất công xấu xa thối nát của xã hội, làm trổi dậy những mặt tốt mặt tíchcực

Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về khái niệm tràophúng nhưng tóm lại có thể hiểu trào phúng là một thủ pháp để gây cười và dùngtiếng cười để thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của người nghệ sĩ trước conngười và cuộc sống

1.3 Cơ sở hình thành thơ phúng trong thơ trào phúng Trần Tế Xương

1.3.1 Thực tiễn lịch sử

Trần Tế Xương sống vào những thập niên cuối cùng của thế kỉ XIX, khithực dân Pháp cơ bản bình định xong toàn cõi Việt Nam Cuộc đời ông nằm gọntrong giai đoạn nước mất, nhà tan Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong nhữngngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩachống Pháp cũng mờ dần Nhất là sau cuộc khởi nghĩa của Phan Ðình Phùng bịthất bại thì phong trào đấu tranh chống Pháp dường như tắt hẳn Năm 1897, Phápđặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị Tú

Trang 8

Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phongkiến được xác lập, nền kinh tế tư bản phát triển ở một nước thuộc địa làm đảo lộntrật tự xã hội, đảo lộn đời sống tinh thần của nhân dân Nhà thơ đã ghi lại rất sinhđộng, trung thành bức tranh xã hội buổi giao thời ấy và gửi gắm vào trong đó tâmtrạng của mình.

Cuộc đời ngắn ngủi 37 năm của ông nằm trọn trong một giai đoạn bithương nhất của đất nước Giai đoạn giao thời giữa chế độ phong kiến và chế độthực dân nửa phong kiến Đó là thời kì mà triều đình nhà Nguyễn vốn lạc hậu, bảothủ, đang trên đà suy sụp đã bán đứng đất nước ta cho thực dân Pháp Việc chủnghĩa tư bản phương Tây xâm nhập vào Việt Nam đã làm thay đổi sâu sắc đấtnước ta về tất cả mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, đạo đức và xã hội Thếnhưng Việt Nam không trở thành một nước tư bản chủ nghĩa thực thụ trái lại nó

bị giam hãm trong chế độ của một nước phong kiến nửa thuộc địa Vừa lớn lên,đất nước rơi vào tay giặc Pháp, dân khổ, Tú Xương khổ Nhưng ngoài cái khổnhục vì mất chủ quyền còn khổ vì đất nước, xã hội bị ném vào một cuộc đổithay Cái mới lạ cũng có nhưng cái quái lạ nhiều hơn

Thành Nam nơi quê hương ông là nơi diễn ra sự thay đổi sớm nhất vàtập trung nhất Trong xã hội ấy, mọi giá trị truyền thống của dân tộc bị đảolộn một cách đau lòng Những giá trị ngày hôm qua còn là thần tưởng tôn thờcủa đạo nho thì giờ đây sụp đổ tan tành hoặc quỳ gối dưới những giá trị mới,những sự vật hiện tưởng mới bẩn thỉu, ô nhục đang lan tràn khắp cả khônggian nước Việt Cả xã hội chạy theo đồng tiền, đồng tiền không chỉ là phươngtiện để trao đổi mà còn là thần tưởng cao nhất để người đời tôn thờ Đồng tiềnlàm sụp đổ nhân cách con người Bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX

là một bức tranh xám xịt, nham nhở Toàn bộ vùng nông thôn rộng lớn vẫnchìm trong đêm tối của cảnh nghèo nàn, lạc hậu Hàng ngày, hiện thực ấy đập

Trang 9

vào mắt ông, gây phản ứng trong tâm trạng, từ đó phản ánh vào trong sáng táccủa ông

Có thể nói, đứng trước sự tha hoá của xã hội nên sự ảnh hưởng của nguyêntắc Tam cương ng thường đến Tú Xương không đậm như Nguyễn Khuyến và

càng xa rời Ðồ Chiểu Tú Xương mất sớm, ông chưa đi trọn con đường sáng tác

của mình Nhưng những tác phẩm Tú Xương để lại giống như một bản cáo trạngđanh thép lên án xã hội thực dân nửa phong kiến trong giai đoạn nửa cuối thế kỷXIX Tú Xương sáng tác rất nhiều và thất lạc cũng nhiều Ông viết khoảng 150bài thơ bằng chữ Nôm với đủ các thể loại Ngoài ra, ông có dịch một số thơÐường

1.3.2 Ảnh hưởng từ hoàn cảnh sống

Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi Nho gia, từ nhỏ ông đã được

đi học rất sớm và ông học rất giỏi, rất thông minh Năm mười lăm tuổi ông đi thihương nhưng không đậu, hai năm sau ông vẫn tiếp tục đi thi nhưng đều trượt, mãiđến năm ông hai mươi bốn tuổi (năm giáp ngọ 1894) ông mới đậu tú tài Về sauông thi mãi vẫn không đậu cao hơn, và do chỉ đậu tú tài nên ông không thể ra làmquan được chỉ ở nhà làm ông đồ dạy học

Ông lấy vợ năm mười sáu tuổi, vợ là Phạm Thị Mẫn hơn ông một tuổi, thuộccon nhà dòng nhưng lại chịu lấy ông Đời sống ban đầu đầy đủ, càng về sau càng

sa sút, nghèo túng Ông lại mắc thêm bệnh tim, mọi việc trong nhà đều do một tay

bà Tú lo liệu Năm bính Ngọ, ông về quê ngoại ăn giỗ, ông bị cảm và mất ngay ởnhà thờ họ, lúc ấy ông mới ba mươi bảy tuổi

Bà Tú là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam xưa ở nhiều phươngdiện như tầm tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình Từ một cô gáiquê con gái nhà dòng, bà lấy chồng kẻ chợ, tiếng có miếng không, gặp hay chăngchớ trở thành bà Tú tần tảo một nắng hai sương, Quanh năm buôn bán ở momsông, Nuôi đủ năm con với một chồng Ông Tú vẫn có thể có tiền để ăn chơinhưng gia cảnh nghèo túng, việc nhà trông cậy vào một tay bà Tú Và có lẽ cũngbởi vậy mà bà đã đi vào thi phẩm của chồng như một nhân vật điển hình, hấp dẫn

Trang 10

Như vậy hoàn cảnh sống và gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống, tâmhồn, tính cách và để lại dấu ấn đậm nét trong quá trình sáng tác của Tú Xương.

Tóm lại, cuộc đời của Tú Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ long đong, lậnđận trên con đường thi cử và ngay trong cuộc sống gia đình ông cũng gặp nhiềutrắc trở Cuộc sống ở thành thị (Thành Nam) với bao bộn bề, xô bồ đã làm nên nétcốt cách, tâm hồn phong phú trong con người nhà thơ Vì sống ở thành thị nên cốtcách, tâm lí, sinh hoạt của ông khác với nhà Nho trước đó, thuộc về tầng lớp nho sĩhết thời, lỡ vận Tú Xương sống ở thời buổi giao thời nên có phần ảnh hưởng củalối sống phương Tây Một Tú Xương tự do phóng khoáng vượt mình ra khỏi nhữngphép tắc nho gia để sống với bản ngã của mình Bên cạnh con người với “cái tôi”

tự khẳng định, Tú Xương đã dựng lên được những hình tượng đặc sắc làm nên bứctranh sinh động của xã hội trong buổi giao thời và chính hiện thực khắc nghiệt ấy

đã tạo điều kiện cho hồn thơ Tú Xương bay lên Để kết lại cuộc đời thơ Tú Xương,nhà thơ cùng thời Nguyễn Khuyến đã viết:

“Kìa ai chín suối xương không nát

Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn”

Chương 2 Đặc điểm nội dung thơ trào phúng Trần Tế Xương

2.1 Thế trào

Định nghĩa thế trào: Không có một khái niệm rõ ràng và chính xác về tự

trào nhưng có thể cắt nghĩa “thế trào” như sau:

+ “Thế”: có thể hiều là thế giới quan, những gì xảy ra xung quanh

+ “Trào”: cười (cười nhạo) giễu (chế giễu)

Vậy “Thế trào” có thể hiều đơn giản chính là cười người, cười đời, mà cụ thể thơ

“thế trào” của Tú Xương ở đây viết ra nhằm mục đích cười nhạo, chế giễu nhữngđối tượng xung quanh ông: thực dân Pháp, vua quan phong kiến, thi cử, nhà sư…

Trang 11

2.1.1 Thực dân Pháp

Có thể thấy, Tú Xương chào đời vào lúc tiếng súng xâm lược của thực dânPháp vang rền khắp nơi - khoảng thời gian mà lịch sử Việt Nam đang trong giaiđoạn bi thương nhất Suốt khoảng thời gian 37 năm sinh sống, có lẽ ông đã chứngkiến tất tần tật “bức tranh” xâm lược vô cùng tàn bạo của bọn thực dân Pháp.Trước lúc ông ra đời 3 năm, 6 tỉnh Nam kỳ đã mất vào tay Pháp Khi ông lên 3,Bắc kỳ (trong đó có Nam Định) bị tấn công lần thứ 1 Năm 12 tuổi chứng kiến Bắc

kỳ và Nam Định bị Pháp tấn công lần thứ 2 và mất nốt Năm 14 tuổi Triều đìnhHuế ký thỏa ước dâng nước ta cho giặc (1884), thừa nhận quyền thống trị của Pháptrên đất Việt Nam Năm 1897 Pháp đặt nền móng cai trị, du nhập và thiết lập chủnghĩa tư bản-thực dân ở một nước phong kiến đề cao đạo đức Nho giáo, đã làmđảo lộn trật tự xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân Đứng trước cảnh nhân dânlầm than dưới gót giầy xâm lược tàn bạo của bọn ngoại xâm trong khi vua chúa thì

sa đọa vào những cuộc vui khoái lạc của bản thân, Tú Xương tuy là người thích ănchơi, hưởng lạc nhưng ông không như một số sĩ phu khác vì miếng đỉnh chung màcam tâm làm tay sai cho giặc Ông cũng không đủ can đảm để thoát ly gia đình,hoạt động chống Pháp như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… nhưng vẫn mangtâm trạng đau đớn trước cảnh nước mất, truyền thống đạo đức bị lối sống tha hóaxâm hại và ông đã ký thác tâm trạng vào những vần thơ khi thì đau khổ, khi thìphẫn uất, khi thì chua xót mà các nhà nghiên cứu phê bình văn học thường bảo là

“lòng ái quốc tiêu cực”.

Đối với thực dân Pháp, tuy không phải là đối tượng chính mà Tú Xươngtập trung phê phán nhưng ta vẫn bắt gặp bóng dáng chúng Trong thơ Tú Xương,

bọn thực dân xuất hiện với dáng vẻ hống hách, ngang ngược:

“Hà Nam danh giá nhất ông Cò Trông thấy ai ai chẳng dám ho

Trang 12

Hia mái trống toang đành chịu dột Tám giờ chuông đánh phải nằm co Người quên mất thẻ âu trời cãi Chó chạy ra đường có chủ lo.”

(Ông Cò) Ông Cò ở đây chính là viên chức Pháp đứng đầu cảnh sát thành phố ở NamĐịnh “Ông Cò” hiện ra với uy quyền lớn lao của mình, ai thấy cũng phải sợ Đếnxâm lược nước ta, bọn thực dân Pháp đã tự cho mình có quyền sinh, quyền sát Cứ tối đến là chúng lại thiết quân luật cấm nhân dân ra đường Ai có việc gì rađường là bị bắt ngay Ban ngày chúng cho lính đi khắp các ngả đường để trấn áp,thị uy và để phạt vi phạm một cách bừa bãi: ai quên thẻ thân bị phạt, chó chạy rađường phạt, ai không biết chổ để xe cũng bị phạt… Tú Xương vừa phản ánh hiệnthực vừa chĩa mũi nhọn đả kích vào bọn cảnh sát bất lương bằng cách cho chúng

ăn cả cái của “thằng ngớ ngẩn đi xe” Thật là một cách trào lộng, mỉa mai sâu cay,

độc đáo!

Trong thơ Tú Xương, bọn thực dân còn xuất hiện với dáng vẻ lố bịch, đáng

cười Ðó là hình ảnh những ông Tây, bà Ðầm rất nghênh ngang lố bịch:

“Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với Trường Hà

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Trang 13

Váy lê quét đất mụ đầm ra

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà!”

(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu) Việc thi cử ngày xưa là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn kẻ sĩtài giỏi, chọn nhân tài ra làm quan giúp vua, giúp nước Bây giờ nước ta đã bị thực

dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một

khoa” nhưng đã cuối mùa Và kẻ chủ xướng ra các khoa thi ấy là nhà nước, là

chính phủ bảo hộ Dáng hình sĩ tử thì “vai đeo lọ” trông thật nhếch nhác, “lôi thôi”.

Sĩ tử là người đi thi, là những trí thức trong xã hội phong kiến từng theo nghiệp bút

nghiên Trong đám sĩ tử “lôi thôi” sẽ xuất hiện những ông cử, ông tiến sĩ, ông tú nay mai Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai

đeo lọ” Những hình ảnh ấy đóng vai trò làm nền cho sự xuất hiện của ông Tây và

mụ đầm:

"Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến, Váy lê quét đất, mụ đầm ra".

Tây thực dân đang đè đầu cưỡi cổ dân ta Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi

tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì

long trọng Đó là nỗi đau mất nước Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi lànơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén

mảng đến nơi kén chọn nhân tài Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lẽ quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch

cảnh vô cùng nhục nhã Con mắt trào phúng của Tú Xương vừa tinh vừa sắc Ông

Trang 14

có biệt tài “bắt” nhanh được những nét điển hình của đối tượng để xây dựng thành hình tượng trào phúng đậm nét, khác biệt Đó là hình ảnh “váy lê quét đất mụ đầm

ra” - một hình ảnh vừa lạ lẫm vừa không hợp với cảnh trường thi Và để cho tương

xứng, Tú Xương chọn ngay hình ảnh “cờ cắm rợp trời” làm đối trọng Đem “cờ”

ra đối với “váy” quả thực là cách mỉa mai sâu cay không gì hơn Nguyễn Tuân đã nói về nỗi nhục đó như sau: "Không đỗ cũng cực, mà đỗ để phải phủ phục xuống

mà lạy Tây, lạy cả đầm, thì quả là nhục".

Có thể thấy, hình tượng thực dân Pháp với những “quan cò”, “ông tây”,

“quan sứ”, “mụ đầm” tuy không phải là đối tượng được Tú Xương phản ánh nhiều

nhất nhưng bằng vài nét phác hoạ nhà thơ đã vạch trần được bản chất xấu xa củachúng, vừa hống hách, ngang ngược vừa lố bịch, đáng cười Tú Xương nhìn thấy

kẻ thù, chỉ ra tội ác của chúng nhưng cũng chỉ dừng lại ở đấy mà thôi Nói như

Giáo sư Nguyễn Đình Chú thì: “Đúng là trong thơ Tú Xương, thằng Pháp mới thấp

thoáng hiện lên nhưng vẫn là tư thế thống trị” Ta cũng có thể hiểu được vì sao mà

Tú Xương cũng như một số nhà thơ thời đó không “đánh” cho cật lực, không đánh cho một đòn “chết” ngay như ông vẫn làm Điều đó có nguyên nhân bởi hoàn cảnh

và thời thế đã khiến ông không đủ d ng khí để chĩa mũi nhọn vào kẻ thù Lúc nàythực dân đang nắm quyền điều khiển tất cả Tú Xương cũng giống như NguyễnKhuyến hay bao nhiêu người dân khác đang phải sống trong cảnh vong quốc, cùngvới đó là do sự hạn chế của lập trường giai cấp, hoàn cảnh sinh hoạt và cá tính…Tuy nhiên điều đó không làm giảm sức chiến đấu của ngòi bút trào phúng này Vớihình tượng thực dân Pháp, Tú Xương đã góp phần ghi nhận đầy đủ những nhân vậtđiển hình của xã hội trong buổi giao thời

2.1.2 Vua quan phong kiến

Ðề tài này thật ra không có gì mới mẻ so với trước, nhưng cái mới ở đây làbút pháp của Tú Xương có cá tính và mang nét cảm hứng thời sự Trong hoàn cảnh

Trang 15

lịch sử mới, vua quan phong kiến là một trong những đối tượng mà ngòi bút TúXương tập trung phản ánh nhiều nhất Giống như Nguyễn Khuyến, nói đến quanlại phong kiến trước hết Tú Xương vạch trần bản chất làm tay sai của chúng Nướcvẫn có vua, có quan từ triều đình đến phủ huyện nhưng toàn là những kẻ bù nhìn.Bên trong những thứ áo mão cân đai chỉ có trái tim cam chịu làm nô lệ, làm giàu.Chiến tranh, thiên tai lũ lụt gây nên cảnh mất mùa, đói khổ Người dân khố rách áo

ôm phải lo củ khoai, cọng rau, hạt muối trước Họ trông chờ vào tấm lòng củangười trị nước chăm dân Nhưng vua quan thời ấy thì chẳng ra làm sao cả TúXương chứng kiến cảnh tượng ấy mà không tránh khỏi sự căm phẫn tột cùng Ôngkhinh bỉ và căm ghét Ông ghét vì chúng giỏi luồn lọt bợ đỡ Tây, giẫm đạp nhau đểđược làm quan Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh bọn này hiện lên vô cùng phong

phú và đa dạng Đó là những tên bất tài, dốt nát (Bác Cử Nhu), chúng không khác chi những tên hề (Hát bội) Ông viết tới hơn 20 bài: Đùa ông Phủ, Đùa ông Hàn,

Thông gia với quan, Năm mới chúc nhau, Thành pháo, Khoa Canh Tý, Lễ Xướng Danh khoa thi Đinh Dậu, Phố Hàng Song…để đả kích thứ quan mới do chính

quyền thực dân nhào nặn ra

Trước hết, quan lại trong thơ Tú Xương hiện lên là những kẻ dốt nát, hèn

hạ, lố lăng, bẩn thỉu Chúng là sản phẩm của chế độ khoa cử gian lận, ngược đời.

Tú Xương đã tái hiện hình ảnh của quan lại đương thời khá sinh động gồm cả một

hệ thống đủ các hạng to, nhỏ Đó là những ông quan “vừa dốt lại vừa ngu”, chỉ biết

ăn hối lộ Ông đã phê phán trò gian lận, hối lộ, bòn rút của dân không nghĩ gì đếntrách nhiệm của chúng:

“Tri phủ Xuân Trường được mấy niên Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.

Chữ y chữ chiểu không phê đến

Trang 16

Ông chỉ quen phê một chữ tiền.”

(Đùa Ông Phủ)

Tú Xương không đả kích kín đáo như vậy, ông quyết liệt hơn nhiều, đã chửi

là lôi hẳn tên ra, chỉ đích danh kẻ bị đả kích mà không ngần ngại Tác giả không vẽ

ông phủ có bộ mặt phì nộn như quan phụ mẫu trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; cũng không có cung cách như tri phủ Tú Ân trong “Tắt đèn”

của Ngô Tất Tố Tác giả cũng không nói đến áo quần sang trọng, bài ngà, cái giọngnhà quan có gang có thép của quan tri phủ Mà Tú Xương chỉ nói đến cái tay, cái

bút, cái hành động rất “quen”, rất thành thạo của quan tri phủ Xuân Trường mà

thôi:

“Chữ y chữ chiểu không phê đến Ông chỉ quen phê một chữ tiền.”

Việc quan, mọi công văn giấy tờ, ông phủ chỉ làm qua loa, chiếu lệ, thậm chí

không ngó ngàng đến, “không phê đến” một chữ “y”, một chữ “chiểu” nào Trái lại, “một chữ tiền” tri phủ lại “quen phê” Ba chữ “chỉ quen phê” đã làm nổi bật một thói quen, một sở trường, một niềm đam mê lớn của “quan phụ mẫu” này! “Máu

tham hễ thấy hơi đồng thì mê”, quan “chỉ quen phê một chữ tiền” là thế! Những

dân đen “khốn nạn” đâm đầu vào cửa quan sẽ trở thành con mồi cho tri phủ “Ông

chỉ quen phê một chữ tiền” bởi lẽ “vào cửa quan không có lối nói bằng nước dãi”

(Nguyễn Công Hoan)

Tú Xương đã dùng lối nói phủ định để khẳng định, tương phản ngôn ngữ thơ

để châm biếm một cách sâu cay thói tham nhũng, đục khoét dân của tri phủ Xuân

Trường, của bọn quan lại gian tham trong xã hội thực dân phong kiến “Một chữ

Trang 17

tiền” đặt cuối bài thơ là một cú đánh hiểm của Tú Xương đối với bọn tham quan ô

lại thời bấy giờ! Giọng thơ khinh bỉ, mỉa mai bao trùm bài thơ

Không chỉ hình ảnh quan chốn Xuân Trường (Nam Định) không mà hiệntượng này không thể thiếu ở những tên quan khác:

“Ở phố Hàng Song thật lắm quan!

Thành thì đen kịt, Đốc thì lang Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.”

(Phố Hàng Song)

Đó là những ông đốc, ông tri huyện, ông ấm hống hách, kiêu kì…Tú Xương

đã vạch trần bộ mặt, chân tướng của chúng với những lời mạt sát thậm tệ Ông đãdìm tất cả những bọn tai to mặt lớn đó xuống hố đen bằng giọng đả kích sâu cay.Cho nên trong bài thơ này Tú Xương chỉ nhìn quan ở một khía cạnh: Làm quan

không nhằm ích quốc lợi dân, mà chỉ để “làm sang” với hàng phố Mà muốn sang

thì phải có lọng Thì ra quan chỉ là thứ người được che lọng !

Trong thơ Tú Xương quan lại còn là những kẻ ăn chơi, trụy lạc, lấy đó

làm mục đích cuộc đời:

“Ông về đốc học đã bao lâu

Cờ bạc rong chơi rặt một màu Học trò chúng nó tội gì thế

Để đến cho ông vớ được đầu?”

Trang 18

(Chế ông đốc học)Quan đốc – ở thơ Tú Xương cũng không phải là một kẻ mô phạm đạo đức, xứngđáng là bậc thầy của thiên hạ mà chỉ là một kẻ truỵ lạc, lấy ăn chơi làm mục đíchsống của cuộc đời Suốt ngày chỉ biết cờ bạc Phê phán quan lại ăn chơi thực rakhông có gì mới, cái mới là ở cách phê phán của Tú Xương có cá tính hơn, sắc sảohơn.

Quan lại trong thơ ông còn là bọn sâu mọt đục khoét nhân dân Chúng

công khai đứng ra nịnh hót thực dân, thẳng tay đàn áp nhân dân Họ chẳng khácnào bọn hề tuồng, trâng tráo thóa mạ dân tộc:

“Nó có ra chi một lũ tuồng!

Cũng hò cũng hét cũng y uông Dẫu rằng dối được đàn con trẻ Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn!”

(Hát Tuồng)

Trong bài “Hát tuồng” đã lợi dụng đặc điểm của loại hình nghệ thuật này

khi diễn viên lên sân khấu phải vẽ mặt, đội mũ, nhà thơ đả kích tính chất bịp bợm,giả dối làm tay sai của bọn quan lại trên sân khấu chính trị bấy giờ

Với đối tượng này, nhà thơ không chỉ dừng lại ở những nét cá tính bên ngoài

mà dường như qua cá tính của chúng, ông muốn gọi tên một nét cá tính của thờiđại Những cá tính chưa rõ nét nhưng nó không hoàn toàn là tính cách của bọnquan lại trong xã hội phong kiến thuần tuý nữa mà có cái gì phảng phất hình bóngcủa bọn quan lại sống dưới chế độ thực dân Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Văn

Trang 19

Hoàn “thơ châm biếm đả kích của Tú Xương cứ như một ngọn roi quất thẳng vào

mặt đối phương không thương tiếc”

Dựng lên bức chân dung của những kẻ thuộc giới quan lại mỗi người một

vẻ, đầy sắc cạnh Tú Xương đã lột trần được bản chất làm tay sai của chúng:

“Chỉ trách người sao chẳng trách mình?

Mình trung đâu đấu, trách người trinh

Áo, dày cơm nặng, bao nhiêu đức?

Chiếu cạnh giường bên, mấy hột tình

Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét

Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh!

Cổ cong mặt lệnh người đâu thế?

Cái cóc bôi vôi khéo dại hình!”

(Cô Hầu gửi quan lớn)

Đồng thời vạch ra bản chất tham ô của những kẻ chuyên đi lừa lọc bóc lột

nhân dân để “vinh thân phì gia” Không cần kín đáo, dè dặt Tú Xương vạch mặt,

chỉ thẳng từng tên, từng đối tượng cụ thể, rõ ràng đích danh để tố cáo Qua hìnhtượng quan lại phong kiến chúng ta thấy được bức tranh sinh động của xã hội ViệtNam trong cơn cựa mình, chuyển giao từ giai đoạn phong kiến sang giai đoạn thựcdân bán phong kiến Tú Xương đã đem đến cho văn học dân tộc những bức hí hoạđầu tiên về đời sống của giới quan lại cuối thế kỉ XIX

2.1.3 Khoa cử và tình trạng Nho học

Ngay từ thời Hùng Vương dựng nươc, vương triều đã có những cuộc thi

chọn lựa hoàng tử tài đức làm người kế vị (Sự tích bánh chưng bánh dày) hoặc kén chồng cho công chúa (Sơn Tinh - Thủy Tinh)… Tri thức để thi cử là những kinh

Trang 20

nghiệm sống, lao động sản xuất, đạo làm người… Thầy dạy chẳng ai khác lànhững người lao động lớn tuổi, thiên niên… Đến thế kỉ I, sau công nguyên, nhữngviên thái thú như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp… đã tổ chức các học hiệu đểtruyền bá đạo Nho Người Việt giỏi cả chữ Hán dù phải phục vụ cho mưu đồ xâmlược của đế chế phương bắc Qua thế kỉ II, nhiều Nhà Sư người Việt giỏi cả chữHán lẫn chữ Phạn đã thành lập Trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Thuận Thành HàBắc) Học hành và thi cử sơ khai này dần dần đi vào nề nếp tổ chức trong đời nhà

Lý, rồi chính thức ở khoa thi Thái học sinh đầu tiên vào năm 1232, đời nhà Trần

Dĩ nhiên, các cuộc thi trên đều dùng Hán tự, chế độ thi cử thay đổi chút ít qua mỗitriều đại, kéo dài cho tới triều Nguyễn vào cuối thế kỉ XIX, thời của Trần TếXương Thi cử triều Nguyễn dần đi vào bệ rạc, bỏ sót nhiều nhân tài chỉ vì trườngquy và nạn hối lộ, đút lót nhờ quen biết với chủ khảo Thi là thế sự tình là thế đã đivào thơ ca Trần Tế Xương như những tiếng nấc uất nghẹn khôi nguôi!

Trong bức tranh xã hội của Tú Xương còn có những nho sĩ đi thi, những ôngNghè, ông Cống; có hình ảnh của trường thi, của một nền nho học đang xuống dốctrầm trọng Thời Tú Xương không còn tìm thấy hình ảnh uy nghi, trang trọng củamột trường thi chữ Hán xưa kia nữa mà nó đang lùi dần trước uy thế của kẻ thù.Nhà thơ đã phản ánh thực trạng nho học suy đồi bằng tiếng thở dài ảo não

Tú Xương là người khổ về thi cử Tú Xương hỏng thi theo ông nói là do “văn

trường ngoại hạn quan không chấm”, do “ý hẳn nôm hay mà chữ dốt” nhưng thực

ra có lẽ ông trượt vì thi cử lúc bấy giờ đã trở thành một món hàng mua bán,

một nơi đút lót, gửi gắm Việc thi cử đã hỏng nát ngay từ đầu thì còn lấy đâu ra sựcông bằng? Trong lúc thi để chọn lọc sĩ tử xứng đáng cũng xảy ra những việc tư vị,

nể nang và gian dối:

“Thánh cắt ông vào chủ việc thi

Trang 21

Đêm ngày coi sóc chốn trường quy Chẳng hay gian dối vì đâu vậy?

Bá ngọ thằng ông biết chữ gì!”

(Chế ông huyện) Không nói bóng gió, Tú Xương đã thẳng tay vạch trần bộ mặt tham lộc, bịpbợm đục khoét tiền bạc từ việc thi cử Người làm chủ thi trong bài thơ trên là mộtông huyện dốt, được làm chủ thi thông qua cuộc lễ thánh xin quẻ âm dương Với

vai trò làm chủ thi nhưng ngày ngày hắn làm công việc “soi sóc” những ngõ ngách,

hễ ngửi thấy mùi tiền là hắn nổi máu ham, ân xá cho đậu ngày Xưa nay, thi cử vốn

là nơi đáng ra phải luôn nghiêm ngặt vì vận mệnh suy hay thịnh của đất nước đềunhờ vào nhân tài được tuyển chọn từ những cuộc thi như thế, ấy vậy mà giờ đâychỉ cần có tiền là sẽ thành người tài giỏi ngay Kẻ tạo ra những luật lệ đồi bại nhưthế không ai khác nhờ vào bàn tay của những tên quan mê tiền, tham của

Việc thi cử ở cơ sở là vậy, còn những khoa thi chính thức việc chọn ngườichấm thi cũng chẳng chu đáo gì, vẫn là sự nhố nhăng, gian dối Quan trường dốtnát lại gian lận, những người học giỏi, ít tiền thì mong gì đến sự công bằng:

“Sơ khảo khoa này bác cử Nhu Thực là vừa dốt lại vừa ngu!

Văn chương nào phải là đơn thuốc Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu.”

(Bác cử Nhu)

Trang 22

Quan trường là bác cử Nhu, là con một nhà bán thuốc bắc, giàu có, học lực tầmthường nhưng có bằng cử nhân được làm chủ kì thi sơ khảo trường khoa Canh Tý.Nhà bán thuốc thường lấy bút khuyên một vòng vào đơn thuốc của những ngườiđến cân thuốc để đánh dấu những vị thuốc cân xong Do vậy cái đơn thuốc cũng códấu khuyên như một bài thi đã chấm Tú Xương đã chế giễu ông bán thuốc bắcchấm bài thi

Bức tranh thường thi lúc bấy giờ còn hiện lên với cảnh bất nghiêm, lố lăng,

suy đồi đến nhục nhã Trong buổi lễ xứng danh khoa Ðinh Dậu, nhà thơ đã vẽ ra

trước mắt người đọc bức tranh về cảnh trường thi:

“…

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra

…”

(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu)

Lễ xướng danh kì thi Đinh Dậu ở Nam Định được tổ chức với một nghi lễ

mà đến vua chúa Việt Nam ngày xưa cũng chưa từng được dự hưởng Nhưng giờđây, nơi này đã trở thành một nơi diễn ra những vở tuồng hề không hơn khồngkém Chúng ta biết đấy, từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tônnghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng

đến nơi kén chọn nhân tài Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến

Trang 23

với “váy lẽ quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô

cùng nhục nhã:

“Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rồng.”

Quan trường ngu dốt, lố lăng như vậy nên kết quả thi ngược đời: người

giỏi trượt, kẻ dốt nát đỗ:

“Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa Tuân khoe văn hoạt, Nghị văn già Khoa này đỗ rặt phường hay chữ Kìa bác Lê Tuyên cũng thứ ba”

(Khoa Canh Tý 1900) Khoa thi ấy đã có sự thay đổi về cách thi, sự kén chọn người tài không đượccông bằng Vũ Tuân và Lê Sĩ Nghị tự nhận mình là hay chữ tranh nhau đỗ đầu Đểbật ra hai anh này đều dốt cả, Tú Xương đã dùng Lê Tuyên - một người dốt cótiếng, đỗ thứ ba để mọi người đo tài Tuân, Nghị và những người khác đỗ:

Trang 24

Tú Xương đã rất bất bình về kết quả kì thi Cậu ấm Kỉ, con đô Mĩ đều lànhững kẻ dốt nát, vì đút tiền mà được đỗ Ông cử, ông tú như vậy đến tiến sĩ cũngchẳng giỏi giang gì, họ cũng vẫn là sản phẩm của chế độ khoa cử gian lận, nhốnhăng:

“Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người Xem chừng hay chữ có ông thôi Nghe văn mà gớm cho văn mãi

Cờ biển vua ban cũng lạ đời.”

(Ông tiến sĩ mới) Không phải ông cử, ông tú, tiến sĩ nào cũng dốt nát nhưng nếu họ có chútchữ nghĩa thì họ cũng chỉ là bù nhìn mà thôi:

“Ông đỗ khoa nào ở xứ nào?

Thế mà hoa hốt với trâm bào Mỗi năm mỗi tết trung thu đến Tôi vẫn quen ông chẳng muốn chào”

(Tiến sĩ giấy – Nguyễn Khuyến) Đến khi thực dân Pháp sửa đổi thi cử thì hông chỉ chốn trường thi lộn xộn, bất

công, bệ rạc mà chữ Nho cũng không còn được coi trọng như trước nữa Nhà

thơ phản đối chính sách đó vì ông nhận thấy rõ đó là chiêu bài của thực dân xâmlược nhằm mục đích đào tạo tay sai cho chúng chứ không phải khai hóa gì Ôngmỉa mai cách đưa dần các môn của Pháp vào chương trình thi:

Trang 25

“Nhà nước còn thi hãy cứ thi Việc gì mà chẳng rủ nhau đi

Sử đề theo sách quan Ngô Giáp Toán Pháp thêm bài hội Trí tri”

(Bảo nhau đi thi) Đối với nhà thơ, tình trạng Nho học suy đồi, cảnh thi cử lố lăng gắn liền với

sự suy tàn của chế độ phong kiến Ông nói đến sự tiêu điều của đạo Nho một cách

chua xót Một nền Nho học đang xuống dốc trầm trọng Thời Tú Xương không

còn tìm thấy hình ảnh uy nghi, trang trọng của một trường thi chữ Hán xưa kia nữa

mà nó đang lui dần trước uy thế của kẻ thù Ông phản ánh thực trạng Nho học suyđồi bằng tiếng thở dài bi thiết:

“Đạo học ngày nay đã chán rồi Mười người đi học, chín người thôi

Cô hàng bán sách lim dim ngủ Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi”

(Than đạo học) Ông còn chế giễu những người kéo nhau đi thi ở những trường lớp mới mở củathực dân:

“Nghe nói khoa này sắp đổi thi,

Các thầy đồ cổ đỗ mau đi!

Dẫu không bia đá còn bia miệng,

Trang 26

Vứt bút lông đi, giắt bút chì.”

(Đổi thi) Đến lúc này Nho học hoàn toàn mất giá trị, những kẻ xu thời đua nhau đi

học chữ Tây để kiếm cơm Tú Xương than thở cho số phận của ông Nghè, ôngCống và giễu cả những ông Phán:

“Nào có gì lạ cái chữ nho Ông nghè, ông cống cũng nằm co!

Chi bằng đi học làm thầy Phán Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò!”

(Chữ nho) Giọng thơ mỉa mai bao hàm một vị chua gay gắt Ông tự đùa với mình và tựhỏi:

“Ông có đi thi kí lục không?

Nghe ông quốc ngữ học chưa thông

Ví dù nhà nước cho ông đỗ Thì hạng lương ông được mấy đồng”

(Hỏi đùa mình) Nhà thơ cho như vậy là bỏ đạo Nho, là xu thời hợp tác với giặc, cho nênông cam chịu ôm lấy cái thất nghiệp chứ không chịu đi thi Rõ ràng nhà thơ TúXương có một sự u uất đáng trọng, đó cũng là tấn bi kịch đau xót của một nhà Nhoyêu nước trong giai đoạn thuở đó

Trang 27

Cái tàn tạ của Nho học cũng được Nguyễn Bính ghi lại:

“Mực tàu giấy bản là đây Nước non đi hết những người áo xanh

Lỡ duyên bút tóc củ hành Trường thi Nam Ðịnh biến thành trường bay.”

2.1.4 Đối với các nhà sư

Nhà sư vốn là những người thanh sạch, đáng kính trọng trong xã hội phongkiến nhưng khi đời loạn lạc thì không ít nhà sư đã không giữ được mình Nhữngông sư đã mất hết sự chay tịnh, sự thiêng liêng Tú Xương đã dành cả chục bài để

viết về đối tượng này: Vịnh lên đồng, Cô Tây đi tu, Gái ở chùa, Sư ở tù, Đĩ dạc đi

tu, Ông sư và mấy ả lên đồng…

Trần Tế Xương dùng tiếng cười chỉ trích các nhà sư, những con người tuy đãhướng đạo nhưng lòng dạ xấu xa và hành vi vô cùng bẩn thỉu như cảnh sư sãi vụngtrộm trong chùa, cho vay nặng lãi, sư chứa của gian đến nỗi phải ở tù bằng nhữnglời lẽ hài hước pha lẫn sự chì chiết, nặng nề:

Quảng đại từ bi cũng phải tù  Hay là sư cũng vụng đường tu?

Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển 

Ý hẳn còn quên một phép phù?

(Sư ở tù)Nhà sư là tầng lớp được mọi người kính trọng nhưng trong thơ Tú Xương họlại trở nên phàm tục như bao người, sư phải ở tù vì chứa đồ gian Xã hội nhiễu

Trang 28

nhương, thời thế chuyển vần, đến sự “quảng đại, từ bi” như thế mà cũng bị bắt

giam hay sao? Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ đầy mỉa mai, đột ngột và theo như lời

Nguyễn Tuân: “…như một tràng pháo đùng nổ sau tràng pháo cốt để lại trong óc

người đọc một dư âm không dứt, rất sướng!” Theo lẽ thường, kẻ tu hành phải xa

lánh những cái hào nhoáng, phù hoa của đời nhưng sư lại bỏ cả khiêm tốn, từ bi mà

ngồi xe huênh hoang, che lọng như quan lớn, sư cũng chạy theo “vinh hoa giả

Thế mà không được, buồn cười nhỉ! 

Không được thì ông lại xuống tàu.

(Vay sư không được)

Trang 29

Quả là chuyện ngược đời trong thiên hạ Lời thơ mang ý giễu cợt, phê phánbằng thái độ coi thường, nhà sư của thời buổi loạn lạc nên cũng khác thường Nhà

tu hành cũng muốn kiếm lời bằng việc cho vay nặng lãi Đã rời xa cuộc đời thựclui vào chốn thanh tịnh mà sao nhà sư lại hám lợi từ những đồng tiền bụi bẩn nhưvậy? Có thể nói chỉ bằng những hình ảnh ấy thôi, nhà thơ đã lên tiếng tố cáo, phêphán gay gắt đối với những nhà sư tu hành một cách hình thức và giả dối

Đáng lên án hơn nữa, nhà sư lại đam mê sắc dục, làm điều xằng bậy, mất hếtnhân cách phẩm giá đến nỗi tằng tịu với đàn bà đã có chồng:

Chẳng khốn gì hơn cái nợ chồng! 

Thà rằng bạn quách với sư xong! 

Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ,  Hai ả tròn xoe đứng múa bông. 

Thấp thoáng bên đèn lên bóng cậu Thướt tha dưới án nguýt sư ông. 

Chị em thủ thỉ đêm thanh vắng: 

“Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng!”

(Sư ông và mấy ả lên đồng)Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Tú Xương đã không ngần ngại vạch trầnbản chất giả dối và mỉa mai các nhà sư Họ bề ngoài là những người trai giới khổhạnh nhưng thực chất lại vô cùng dâm đãng, có thể tằng tịu với các ả đồng Bài thơkết thúc bằng một giọng mỉa mai đột ngột Dường như mạch trào phúng ẩn ngầmtrong từng câu chữ để đến đoạn kết bất ngờ vỡ ào ra cũng như bao cái xấu xa, tội

Trang 30

lỗi mà người ta cố bưng bít, che đậy nay bỗng lộ ra hết Quả thực nếu Hồ XuânHương ghét sư, Nguyễn Khuyến khinh bỉ sư thì không ngần ngại, Tú Xương đãđem sư ra mà giễu cợt Ngôn ngữ thơ ông khi viết về những tật xấu của họ rất chânthật, có chút gì đó hài hước nhưng lại sâu cay vô cùng.

Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa Thằng tiểu Phù Long nó chửi mày!

Một thói hư tât xấu khác bị Trần Tế Xương dùng lời thơ chỉ trích, lên án làthói đồng bóng Ông cho rằng đó là trò mê tín giả dối không thể nào chấp nhânđược:

Khen ai khéo vẽ sự lên đồng  Một lúc lên ngay sáu bảy ông  Sát quỉ, ông dùng thanh kiếm gỗ, 

Ra oai, bà giắt cái… khăn hồng. 

Cô giương tay ấn, tan tành núi,  Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông. 

Đồng giỏi sao đồng không giúp nước?

Hay là đồng sợ súng thần công?

(Lên đồng)

Tú Xương bật cười khi người khác trịnh trọng khăn áo, nhang khói… để lạy

múa, lên đồng Cái cười của ông trong bài thơ, có tính chất “khử độc dã độc”

(Nguyễn Tuân) Từ chỗ làm mất thiêng đi những gì là tôn nghiêm giả tạo trong cái

Trang 31

đền thờ, ông đã đánh luôn vào con đồng làm cho nó nhục nhã, chỉ biết nhảy múa raoai làm phép mà không giúp ích được gì cho dân cho nước Hình ảnh thơ thật chếgiễu, mỉa mai Những ông đồng, bà cốt có giỏi sao không ra mặt cầm súng mà giúpnước, giúp dân hay là các ông các bà đó lại sợ súng thần công Thật là một hìnhảnh thơ ví von đặc sắc.

Có thể nói, Tú Xương đã đem các thầy tu ra mà giễu cợt, phê phán trong mộtchừng mực nhất định nào đó Họ vốn là lớp người được kính nể, tôn trọng trong xãhội nhưng vì thời thế mà họ trở nên suy thoái vô cùng

2.1.5 Đối với các thầy đồ

Viết về đối tượng này, Tú Xương đã mỉa mai sâu cay, đả phá gay gắt Ôngkhông cần đến sự tế nhị như Nguyễn Khuyến mà ông nói thẳng, “đánh” đau Nếunhư Nguyễn Khuyến miêu tả hình ảnh thầy đồ với bút pháp trào lộng, vui đùa:

Anh chẳng sang cũng chẳng giàu Hầu bao ních, rận bâu quanh chiếu

(Chế ông đồ Cự Lộc)Thì Tú Xương khi đem thầy đồ ra giễu cợt ông không còn vui đùa mà làmỉa mai, châm biếm sâu sắc Ông chĩa thẳng ngòi bút vào những thành phần không

có học thức mà giả danh làm thầy đồ:

Hỏi thăm quê quán ở nơi mô? 

Không học mà sao cũng gọi đồ? 

Ý hẳn người yêu mà gọi thế,  Hay là mẹ đẻ đặt tên cho! 

Trang 32

Áo quần đĩnh đạc trông ra cậu, 

Ăn nói nhề nhàng nhác giọng Ngô  Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt  Mũi nó gồ gồ trán nó giô

(Giễu ông Đồ Bốn ở phố Hàng Sắt)Tác giả đã cười cợt và vạch trần sự giả danh của ông đồ Bốn một cáchkhông thương tiếc Trong xã hội giao thời, những người có tiền luôn muốn tìm chomình một địa vị để được mọi người nể trọng Nên việc một gã buôn sắt có thể tungtiền ra để mua danh phận một ông đồ thì quả là một trò đùa không hơn không kém

Những câu thơ trào phúng của Trần Tế Xương khi nói về cảnh sống của ông

đồ cùng như lối dạy học của ông đồ đầy giễu cợt:

Có một cô lái Nuôi một ông đồ Quần áo rách rưới

Ăn uống xô bồ

(Phú thầy đồ dạy học)Chữ nho bấy giờ đang trên đà lụi tàn, không còn mấy ai theo học, hình ảnhthầy đồ trong thơ Tú Xương hiện lên thật nhếch nhác, thảm hại:

Trông thầy Con người phong nhã

Trang 33

Ở chốn thị thành Râu rậm bằng chổi Đầu to tày giành

(Phú thầy đồ dạy học)Trong xã hội lố lăng, loạn lạc ấy con người muốn giữ mình thật khó, nhànho muốn giữ tiết không dễ Thầy đồ không còn chỉ biết đến văn hay chữ tốt nữa

mà đã thông thuộc cả sự ăn chơi, cũng chơi liều chơi lĩnh, tứ đốm tam khoanh Quathơ Tú Xương, chân dung ông đồ hiện lên khá cụ thể và rõ nét Còn sự dạy củathầy cũng thật đáng cười:

Thầy đồ thầy đạc  Dạy học dạy hành  Vài quyển sách nát  Dăm thằng trẻ ranh  Văn có hay đã đỗ làm quan, võng điều võng tía 

Võ có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ khố xanh 

Ý hẳn thầy văn dốt vũ dát  Cho nên thầy lẩn quẩn loanh quanh…

(Phú thầy đồ dạy học)Chưa hết, thầy còn dạy trò cả những món ăn chơi sao cho phải:

Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép

Trang 34

Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành.

(Phú thầy đồ dạy học)Qua đó cũng đủ thấy “chương trình” dạy của thầy đồ có một không hai này

“phá cách, đổi mới” đến mức nào

Đạo nho cuối mùa, chữ thánh hiền không được coi trọng như trước nữa nênnhững ông đồ không còn đất để sống Việc dạy học của họ cũng chẳng ra gì Họkhông còn chuyên tâm dùi mài kinh sử mà chỉ lo làm sao cho cái sự dạy dỗ đó có

đủ tiền để trang trải sinh hoạt thường ngày:

Mẹ muốn con hay, rắp một nỗi biển cờ mũ áo Chủ rước thầy học, tính đủ tiền chè rượu cơm canh

(Phú thầy đồ dạy học)

Tú Xương đã tái hiện chân thực hình ảnh của những thầy đồ cuối mùa khi

mà đạo học đang suy tàn bằng một giọng điệu đầy sự chế giễu, mỉa mai Bóngdáng của họ qua ngòi bút của nhà thơ hiện lên thật nhếch nhác, thảm hại Ẩn đằngsau hình ảnh của những thầy đồ đó ta thấy thấp thoáng bóng dáng của Tú Xươngvới nụ cười chua xót, trĩu nặng suy tư của một con người ưu thời mẫn thế, bởi thếtiếng cười có pha lẫn cả sự chua chát, xót xa

2.1.6 Đối với các me Tây, đĩ bợm

Trong thơ trào phúng Tú Xương còn có một loại hình tượng khá đặc biệt,hình tượng mà ông ghét cay ghét đắng và rất hay bêu riếu Đó là hình ảnh những

me Tây, đĩ bợm với thói đĩ thõa tà dâm

Tú Xương có tới hơn chục bài: Để vợ chơi nhăng, Đĩ rạc đi tu, Kể lai lịch,

Gái buôn I, Gái buôn II, Phòng không, Con gái đi tu, Tết tặng cô đầu,…để chế

Trang 35

giễu bọn gái lẳng lơ, làm vợ mà bất chính, làm mẹ mà lăng loàn hay những me Tâycậy thế tác oai, tác quái Đối tượng châm biếm của nhà thơ chính là bọn phụ nữthượng lưu đạo đức giả dối, nhân cách suy đồi:

Thọ kia mày có biết hay chăng? 

Con vợ mày kia, xiết nói năng! 

Vợ đẹp, của người không giữ được,  Chồng ngu, mượn đứa để chơi nhăng. 

Ra đường đáng giá người trinh thục  Trong dạ sao mà những gió trăng? 

Mới biết hồng nhan là thế thế. 

Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng!

(Để vợ chơi nhăng)

“Trăm năm, trăm tuổi lại trăm thằng”, phải chăng đó là một lời khen? Thật

khéo khen thay cho mụ có tài buông câu, thả lưới Hay đó chính là cái tát đánhthẳng vào cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ bên trong thì dơ bẩn của kẻ dâm phụ kia Ở mộtbài thơ khác, nhà thơ đã không ngại ngùng khi cười nhạo:

Mình nghĩ cô mình thực gớm ghê,  Lòng son vẫn giữ nước non thề. 

Ra tuồng gái hoá khi còn trẻ,  Như chuyện chồng xa lúc chửa về. 

Trang 36

Nói nói cười cười theo giọng tỉnh,  Khăn khăn áo áo giữ màu quê. 

Muốn ai thì muốn chừa đây nhé, 

Tớ chẳng như ai vẽ mặt hề.

(Chế gái đĩ)Nhố nhăng hơn nữa, bọn đàn bà hư thân lại tấp tểnh đường tu lý Đó là bọn

“nhất phẩm phu nhân”, bọn “đức bà” trọng vọng mà đi cảm thông với sư sãi, chùachiềng:

Đĩ dài đĩ rạc Bấy lâu nay đã toác toạc toàng toang Chán chê rồi về đến đầu làng

Toan tấp tểnh ngưỡng đường tu lý

(Đĩ rạc đi tu)Hay:

Rứt cái mề đay ném xuống sông  Thôi thôi tôi cũng “mét xì” ông! 

Âu đành chùa đó, âu đành phật  Cũng chẳng con chi, cũng chẳng chồng. 

Chớ thấy câu kinh mà mặc kệ 

Ai ngờ chữ “sắc” hoá ra “không”! 

Trang 37

Tôi đây cũng muốn như cô nhỉ  Cái nợ trầu duyên rũ chửa xong.

(Cô Tây đi tu)Bọn chủ thông dâm với người ở, diễn lại tấn trò Thị Mầu thưở nào với mức

độ phổ biến:

Ta thấy người ta vẫn bảo rằng: 

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng,  Cõi đời cũng lắm nơi thanh quý,  Chị Nguyệt dung chi đứa tục tằn. 

Mình tựa vào cây, cây chó ỉa,  Chân thò xuống giếng, giếng ai ăn. 

Con người như thế mà như thế,  Như thế thì ra nghĩ cũng xằng.

(Gái góa nhà giàu)

Cả những cô gái bán hàng thì ít mà bán cái lẳng lơ thì nhiều Vì câu khách,các cô gái sẵn sang lả lơi, mời chào, đánh mất hết sự kín đáo, tế nhị của người phụ

nữ Việt lâu nay:

Nước buôn như chị mới ăn người  Chị thấy ai đâu chị cũng cười  Chiều khách quá hơn nhà thổ ế 

Trang 38

Đắt hàng như thể mớ tôm tươi Tiền hàng kẻ thiếu, mi thường đủ  Giá gạo đầu năm, đấy vẫn mười  Thả quít nhiều anh mong mắm ngấu  Lên rừng mà hỏi chú đười ươi

(Gái buôn I)Bài thơ nói về một bà buôn có cửa hàng thóc gạo vào cỡ khá ở Mom Sông

và Bến Phúc, goá chồng nhưng còn trẻ đẹp, bà ta thường lấy nhan sắc để câukhách, mua rẻ bán đắt làm giàu

Nhà thơ đã không kiêng nể gì khi nói về hạng người này Ông ra sức bêuriếu, phê phán một loại người dâm đãng chán chường, hư thân mất nết:

Em giận thân em mãi chửa chồng  Ngày năm bảy mối tối nằm không  Thiếu gì chốn ấy xêu trầu vỏ 

Mà lại nơi kia dấm cốm hồng 

Trang 39

Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ!

Tú Xương đã dựng lên trong thơ văn mình những me Tây, đĩ bợm để nói lêntất cả những cái rác rưởi, dơ bẩn của một xã hội, một thời đại đặc biệt quái gở.Những đồi phong bại tục ấy chính là sản phẩm của cái chế độ nửa thực dân phongkiến thối nát Có thể nói Tú Xương đã chĩa ngòi bút sắc nhọn của mình để hướngđến các me Tây, đĩ bợm mà chế giễu, mỉa mai, đả kích chúng Tiếng cười của TúXương như đòn roi quất mạnh một hiện tượng đặc biệt của xã hội đương thời đầynhố nhăng và kệch cỡm

2.1.7 Đối với thế lực đồng tiền

Trước Trần Tế Xương, có rất nhiều nhà thơ đã đề cập đến thế lực đồng tiền

và xem nó như là một đối tượng để lên án, phê phán. Đến ông, thế lực đồng tiềnvẫn xuất hiện nhưng bằng cái nhìn của một nhà thơ trào phúng, ông đã có cách thểhiện nó hết sức riêng biệt

Tú Xương đã mắng nhiếc cái xã hội đã hỗn loạn lên vì đồng tiền:

Keo cú người đâu như cứt sắt  Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng  Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh 

Trang 40

Có đất nào như đất ấy không?

(Đất Vị Hoàng)Một bộ tứ bình biếm họa hoàn chỉnh Ở cái đất Vị Hoàng thuở ấy nhan nhảnnhững loại người “tham lam” và “keo cú” “Keo cú” đến bần tiện, ghê tởm và hôihám Nhà thơ ngạc nhiên hỏi và so sánh: “người đâu như cứt sắt” sao mà đáng sợ,đáng khinh bỉ! Lại có loại người “tham lam” đến cùng cực, nhịp sống cuộc đời họchỉ là chuyện thở rặt hơi đồng” “Thở” là nhãn tự, rất linh diệu; nếu thay bằng chữ

“nói” hay một từ nào khác thì không lột tả được bản chất loại người tham lam, đêtiện này Vì đã “thở” phải đi liền với “hơi” – “hơi đồng”, tiền bạc “Truyện Kiều”

cũng có câu: “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê!” Chỉ vì tiền, coi tiền bạc là trên

hết, là trước hết trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội “Rặt” là từ cổ, là nóicách dân gian, nghĩa là “toàn là”, “đều là” Phép đảo ngữ rất có giá trị thẩm mỹ, tạonên ngữ điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc, lên án loại người thamlam, keo cú Vì tiền người ta có thể đổi trắng thay đen một cách dễ dàng:

Ví khiến trong tay tiền bạc có  Nói dơi nói chuột, chán người khen.

(Vì tiền)Những năm Tú Xương lận đận vì chuyện khoa cử, khổ sở vì đời sống ngàymột túng bấn, cũng là những năm ở cái thành phố Nam Định của ông, cũng như ở

cả nước Nam, nhiều người nổi lên làm giàu, hăng hái làm giàu, làm giàu bằng mọigiá, sẵn sàng quên hết mọi điều liêm sỉ Ngắm nhìn thế sự, dở khóc mà cũng dởcười, Tú Xương đã thốt lên những câu thơ tưởng như đùa giỡn, cười cợt nhưngthực chất rất sâu sắc và giàu ý nghĩa Ông vẽ lại một bức tranh xã hội bị tha hóađến trầm trọng vì tiền:

Ngày đăng: 04/01/2018, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w