Phạm vi đề tài Tuy cho đến nay đã có nhiều khuynh hướng phê bình khác nhau tiếp cận, lý giải thơ Nôm Hồ Xuân Hương; nhưng vận dụng phương pháp logic của câu hỏi và câu trả lời, luận án
Trang 1HOÀNG PHONG TUẤN
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 62.22.32.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Huỳnh Như Phương
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2014
Trang 2MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 13
LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN HIỆN ĐẠI VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG 1.1 LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN HIỆN ĐẠI: KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP 13
1.1.1 Chân trời nhận thức đời sống và chân trời hiểu văn bản 14
1.1.2 Hiểu văn bản trong trò chơi ngôn ngữ 26
1.1.3 Logic của câu hỏi và câu trả lời của các trò chơi ngôn ngữ… …32 1.1.4 Phương pháp trò chơi ngôn ngữ trong nghiên cứu tiếp nhận văn học 39 1.2 VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG 45
1.2.1 Vấn đề văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương từ góc độ tiếp nhận 45
1.2.2 Phạm vi tiếp nhận phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương …… ….47
1.2.3 Ảnh hưởng thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong sáng tác nghệ thuật 51 CHƯƠNG 2 53
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG: PHÊ BÌNH ĐẠO ĐỨC 2.1 CHÂN TRỜI PHÊ BÌNH 53
2.1.1 Nho giáo và phê bình đạo đức 53
2.1.2 Đặc điểm của phê bình đạo đức 58
2.2 CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI 61
2.2.1 Song đề của nghệ thuật và đạo đức 67
2.2.2 Đạo đức cá nhân và trách nhiệm xã hội 75
CHƯƠNG 3 84
Trang 33.1.1 Sự khám phá cái cá nhân 85
3.1.2 Đặc điểm của phê bình phân tâm học 90
3.2 CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI 99
3.2.1 Sự viện dẫn phương pháp khoa học 102
3.2.2 Nỗi đau từ vô thức 120
CHƯƠNG 4 128
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG: PHÊ BÌNH VĂN HỌC MÁC-XÍT 4.1 CHÂN TRỜI PHÊ BÌNH 128
4.1.1 Ngôn ngữ chính trị trong phê bình văn học Mác-xít 128
4.1.2 Đặc điểm của phê bình văn học Mác-xít 139
4.2 CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI……… 141
4.2.1 Vũ khí đấu tranh giai cấp 144
4.2.2 Sự viện dẫn đại tự sự 160
PHẦN KẾT LUẬN ……….176
TÀI LIỆU THAM KHẢO 180
Trang 4và nhìn người khác Thứ hai, nội dung trữ tình trong những bài thơ này thể hiện một ý thức cá nhân mạnh mẽ Đó là cá tính của tâm trạng trữ tình thể hiện trong những khao khát rất con người, vượt ra ngoài phạm vi “ngôn chí”;
là cá tính trong cách nhìn nhận đánh giá cuộc sống, con người và thiên nhiên, vượt ra ngoài quan niệm nho giáo Nhưng tiêu biểu hơn cả là cá tính trong nghệ thuật ngôn từ, qua sự sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật, và qua một quan niệm mới về ngôn ngữ như là một phương diện hình thức thẩm mĩ, không có
sự phân giới nhã/tục, vượt ra ngoài phạm vi quan niệm ngôn ngữ thẩm mĩ của nho giáo
Nghiên cứu lịch sử một hiện tượng có những đặc trưng thuộc về quan niệm văn học, quan niệm thẩm mỹ như nêu trên gợi mở nhiều vấn đề của hiện đại hóa ý thức văn học, ý thức thẩm mỹ trong phê bình văn học
Trong thực tiễn văn học Việt Nam hiện nay, vấn đề tiếp nhận các tác phẩm văn học có yếu tố tính dục và nhục thể, hay vấn đề đánh giá giá trị văn học của các tác phẩm này vẫn là vấn đề có tính thời sự Hiện còn tồn tại
Trang 5những tranh luận, bất đồng giữa các nhà phê bình, nghiên cứu khi đánh giá các hiện tượng thơ, văn hiện đại có yếu tố tính dục Vì vậy, nghiên cứu tiếp nhận hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một cách trở về với kinh nghiệm lịch sử của quá khứ để tìm hướng tiếp cận những hiện tượng này; đồng thời góp phần hướng đến một góc nhìn đánh giá cởi mở, hợp lý hơn đối với các hiện tượng văn học đương đại khác
Thực tiễn tiếp nhận phê bình văn học là một phần của lịch sử văn học, cũng là một phần của ý thức văn học, hay nói như Belinski, là “mỹ học đang vận động” Nghiên cứu trường hợp tiếp nhận một hiện tượng độc đáo như thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một con đường để tiếp cận sự vận động hiện đại hóa của phê bình văn học, của quan niệm thẩm mỹ, trong biểu hiện lịch sử cụ thể của nó qua các khuynh hướng phê bình
Lựa chọn đề tài này, luận án ứng dụng hướng nghiên cứu lịch sử chức năng của tác phẩm văn học; cụ thể, luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử tiếp nhận của Hans Robert Jauss, dựa trên cơ sở những gợi ý của ông trong giai đoạn hậu kỳ của hành trình nghiên cứu Do đó, ở bình diện lý luận, luận án lần đầu tiên khai triển và vận dụng những khái niệm được phát triển và gợi ý trong mỹ học tiếp nhận và thông diễn học văn học của Hans Robert Jauss: ‘logic của câu hỏi và câu trả lời’, ‘chân trời’ và ‘trò chơi ngôn ngữ’
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm phân tích trường hợp tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương qua ba khuynh hướng phê bình phê bình đạo đức, phê bình phân tâm học, phê bình văn học Mác-xít Luận án vận dụng khái niệm “logic của câu hỏi và câu trả lời” để phân tích sự chuyển hướng và tiến triển giữa chúng Trong mỗi hướng phê bình cụ thể, luận án phân tích làm rõ mối quan hệ giữa chân trời tiếp nhận và ý nghĩa của văn bản thơ được tiếp
Trang 6nhận trong chân trời đó Luận án cũng phân tích những quy ước và quy tắc của phê bình, tiếp nhận văn học trong một giai đoạn văn học, cụ thể là các văn bản phê bình của Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, Trần Thanh Mại và Xuân Diệu
2 PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1 Phạm vi đề tài
Tuy cho đến nay đã có nhiều khuynh hướng phê bình khác nhau tiếp cận, lý giải thơ Nôm Hồ Xuân Hương; nhưng vận dụng phương pháp logic của câu hỏi và câu trả lời, luận án chỉ giới hạn phạm vi đề tài trong những khuynh hướng phê bình có tác động nổi bật đến lịch sử tiếp nhận hiện tượng văn học này tại Việt Nam Cụ thể, luận án phân tích sự tiếp nhận của các khuynh hướng: phê bình đạo đức, phê bình phân tâm học, phê bình của chủ nghĩa Marx
Sự lựa chọn các khuynh hướng và các công trình tiêu biểu chỉ có tính tương đối, vì bản thân một số những công trình cụ thể vẫn có sự đan xen nhất định các khuynh hướng phê bình khác nhau Mặt khác, phạm vi của luận án không bao gồm một số công trình có giá trị nhưng chưa tạo thành hay nằm trong phạm vi khuynh hướng tiếp nhận tiêu biểu và có ảnh hưởng Có thể kể
ra ở đây một số công trình như trên: Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương của Đỗ Long Vân, Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương của Đỗ Đức Hiểu…
Luận án tiến hành khảo sát, phân tích vấn đề trên cơ sở những kết quả phê bình, tiếp nhận thể hiện qua các văn bản phê bình, nghiên cứu Những văn bản trong phạm vi của đối tượng nghiên cứu được tuyển chọn dựa trên tính tiêu biểu của chúng đối với khuynh hướng phê bình, tính tiên phong trong việc vận dụng một góc nhìn mới của phê bình, và tầm ảnh hưởng đối với những công trình phê bình đến sau
Trang 7Trong quá trình phân tích, luận án xem toàn bộ những phương diện khác nhau của các ý kiến phê bình như là hệ quả từ những cơ sở tất yếu trong chân trời tiếp nhận Luận án chú ý giải thích cơ sở này và làm rõ mối liên hệ nhân quả giữa chân trời và ý nghĩa văn học có từ góc độ chân trời ấy Chẳng hạn như vấn đề về phương pháp phê bình phân tâm học vận dụng cho thơ Hồ Xuân Hương trong ý kiến của Nguyễn Văn Trung, hay vấn đề xã hội học nghiêng về mặt dung tục của phương pháp phê bình Mác-xít
Cuối cùng, bản thân thơ Nôm Hồ Xuân Hương là hiện tượng văn học vẫn còn nhiều phương diện chưa có sự thống nhất cơ bản: vấn đề tác giả, vấn
đề tác phẩm, số lượng tác phẩm, các vấn đề văn bản học của tác phẩm… Dù bản thân những vấn đề này là một phần của lịch sử tiếp nhận, do phạm vi mục đích đề tài, nên luận án không đưa vào phạm vi nghiên cứu
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương qua các khuynh hướng phê bình phê bình đạo đức, phê bình phân tâm học, phê bình văn học Mác-xít, với các công trình phê bình tiêu biểu của Ngô Tất Tố, Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, Hoài Thanh, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Lộc, Trần Thanh Mại, Xuân Diệu…; và các ý kiến tiếp nhận của Vũ Trọng Phụng, Dương Quảng Hàm, Phan Kế Bính…
3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cho đến nay, trừ các luận văn có tính chất thực hành nghiên cứu, chưa
có một công trình nào chính thức đặt vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương như một đối tượng nghiên cứu, mà chỉ có những công trình đề cập đến một số phương diện nhất định của vấn đề này Có thể tạm sắp xếp các công trình này vào ba loại, dựa trên mức độ tiếp cận và giải quyết vấn đề
a) Mô tả các tài liệu phê bình về thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Trang 8Hiện có một công trình thuộc loại này Đó là bài viết “Sức sống thơ
Hồ Xuân Hương và việc tiếp nhận” của Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh, in
trong quyển Hồ Xuân Hương, tác gia và tác phẩm, năm 2007 [62] Trong bài
viết, tập thể tác giả liệt kê các tài liệu và hướng tiếp cận vấn đề về tác giả, văn bản và phê bình thơ trong lịch sử Ưu điểm của bài viết này là nó cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan toàn bộ các chặng đường phê bình nghiên cứu trong lịch sử vấn đề và một số lượng tư liệu khá đầy đủ về mặt phê bình, tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Bài viết có một số nhận định gợi ý về những trường hợp phê bình tiếp nhận hiện tượng thơ này Nhận định về bài phê bình của Trần Thanh Mại, tập thể tác giả cho rằng: “Tác giả có nhiều ý kiến sắc sảo, song vẫn bộc lộ cách phân loại và đánh giá thơ có phần cơ giới ấn tượng – điều này chứng tỏ các phương hướng nghiên cứu cũ đã đi đến tận cùng biên giới trước hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương” [62; tr.26] Nhận định này nêu lên được giới hạn của phê bình theo quan niệm của chủ nghĩa Marx Tuy nhiên, trong phạm vi một bài giới thiệu tổng quát, bài viết mới dừng ở phương diện nhận xét, chưa đi sâu phân tích, đánh giá những công trình phê bình cụ thể
b) Nghiên cứu liên quan đến phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Hiện có hai công trình thuộc loại này Công trình thứ nhất là quyển
Lược khảo văn học, Tập 3: Nghiên cứu và phê bình văn học của Nguyễn Văn
Trung, Nam Sơn xuất bản, tại Sài Gòn, năm 1968 Trong mục trình bày về phê bình phân tâm học, Nguyễn Văn Trung đã điểm lược hai công trình phê bình phân tâm học của Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu Trong công trình, Nguyễn Văn Trung có một luận điểm quan trọng về vấn đề tiếp nhận hiện tượng thơ này từ góc độ phân tâm học tại Việt Nam: “Hễ nói đến cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương là phải nghĩ ngay đến ẩn ức của Freud Nhưng thực ra, đó là một ngộ nhận lớn về cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương và về
Trang 9khái niệm ẩn ức của Freud Ngộ nhận đã gắn liền cái tục với hiện tượng ẩn
ức Do đó ngộ nhận đã áp dụng phương pháp phân tâm học của Freud vào
Hồ Xuân Hương vì sự thực lại trái ngược hẳn Nếu muốn áp dụng phân tâm học vào văn chương, thì không phải thứ văn chương tục, mà là thứ văn thanh
bề ngoài không dính líu gì đến cái tục”[84; tr.163,164] Ông cũng cho rằng nếu coi Hồ Xuân Hương như là nhà thơ khuyết danh, vì chưa xác thực được tác giả, thì không thể áp dụng phân tâm học khi chưa biết rõ tiểu sử người bị bệnh để có thể phân tích tâm lý Đây là những phản biện quan trọng, có cơ sở
và có ý nghĩa đối với cả phạm vi nghiên cứu tiếp nhận; vì nó gợi ý một góc nhìn thuộc về phương pháp và hướng tiếp cận
Tuy nhiên, cần có một nhìn nhận sâu hơn về nguyên nhân dẫn đến cách thức vận dụng phương pháp như vậy Đây không chỉ là sự vận dụng sai,
mà có nguyên nhân sâu xa thuộc về xu hướng hiện đại hóa, khoa học hóa của văn học và văn hóa đấu thế kỷ XX nói chung và mục đích cá nhân của nhà phê bình nói riêng
Công trình thứ hai là Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, của Đỗ
Lai Thúy, nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, năm 2010 [73] Trong phần trình bày về phê bình phân tâm học, Đỗ Lai Thúy đã điểm qua những vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương của Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, và của chính ông, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy Khái quát công trình của Nguyễn Văn Hanh, ông cho rằng chúng có một sơ đồ lý thuyết “dồn nén -> ẩn ức -> thăng hoa” [73; tr.221] Trao đổi với ý kiến của Nguyễn Văn Trung về việc không thể vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu hiện tượng thơ này, Đỗ Lai Thúy cho rằng quan điểm của Nguyễn Văn Trung “chưa hẳn đã đúng” vì thơ Nôm Hồ Xuân Hương là đố thanh giảng tục và do các lý thuyết mới về phân tâm học vẫn có khả năng phân tích văn bản từ góc độ phân tâm mà không cần viện dẫn đến tiểu sử tác giả
Trang 10c) Nghiên cứu các hướng phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Đây là hình thức tiệm cận nhất với đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trong hình thức này, có giá trị hơn cả là chương 1 trong quyển Hồ Xuân
Hương, hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy, nhà xuất bản Văn hóa Thông
tin ấn hành, năm 1999 Sau đó, sách này được in lại lần thứ hai có sửa chữa, tại nhà xuất bản Văn học, năm 2010 [72] Trong chương 1, tác giả điểm lại các khuynh hướng tiếp cận: tiếp cận xã hội học, tiếp cận phân tâm học Freud, tiếp cận từ nguyên lý hội hóa trang, đường đến nhân học văn hóa Ngoài phần mô tả các công trình phê bình theo từng hướng tiếp cận, tác giả có những kết luận có giá trị về lịch sử phê bình hiện tượng thơ này
Nhận định về phương pháp phê bình văn học theo khuynh hướng xã hội học Mác-xít, tác giả viết: “Trước hết, các nhà nghiên cứu thấy cái dâm cái tục là vũ khí để nhà thơ đấu tranh chống lại tầng lớp thống trị Đồng thời qua đó thấy được chế độ phong kiến thời Hồ Xuân Hương sống đã đi vào thối nát, suy đồi Nhân dân lao động nhất là phụ nữ, đã đứng lên đòi quyền sống của họ, đòi quyền được hạnh phúc, được yêu, kể cả tình yêu thể xác” [72; tr.30,31] Ông cũng chỉ ra những hạn chế của phương pháp này: “Tiếp cận từ quan điểm xã hội học tuy vậy rất dễ sa vào phương pháp diễn dịch Từ những định đề có trước do xã hội học cung cấp, đôi khi, người ta chỉ tìm trong tác phẩm các tư liệu minh họa cho những kết luận có sẵn” [72; tr.33] Nhìn chung, Đỗ Lai Thúy đã có những nhận xét hợp lý về thành công, hạn chế của phương pháp phê bình Mác-xít, tuy ông chưa đi vào phân tích sâu vấn đề bản thân khuynh hướng phê bình vận hành và để lại những tác động như thế nào Ông cũng chưa đặt nó vào bối cảnh văn hóa xã hội để làm rõ một số đặc điểm riêng của nó
Nhận định về hướng tiếp cận phê bình phân tâm học, tác giả viết: “Sự tiếp cận dâm tục từ quan điểm phân tâm học của Freud đã mở ra một không
Trang 11gian mới trong nghiên cứu hiện tượng thơ này Như vậy, việc giải thích yếu
tố dâm tục đã được chuyển dịch từ bình diện xã hội học sang bình diện tâm
lý học sáng tạo Con người trong thơ Hồ Xuân Hương, và cả bản thân nhà thơ nữa, không chỉ là con người kinh tế đơn thuần, mà là một con người tâm
lý, có tâm hồn, tư tưởng, khát vọng, có những điều hiển nhiên, duy lý và có
cả những điều bí ẩn, phi lý Nhờ đó, con người trở nên phong phú, đa diện và
có tính vô tận Tuy nhiên, trong lối tiếp cận này còn có những nhược điểm do cách hiểu chưa sâu, hoặc chưa đúng về học thuyết Freud Thậm chí, có khi
nhà nghiên cứu chỉ theo nó như một thứ mốt như bác sĩ Trực Ngôn trong Số
đỏ, hoặc chưa hiểu rõ phê bình tâm phân học, nên cứ tưởng rằng con đường
đi từ ẩn ức tình dục của tác giả đến sự thăng hoa thành thơ văn là thẳng băng, trực tiếp, cũng như trên kia người ta hiểu con đường từ đàn áp kinh tế đến làm thơ phản kháng vậy” [72; tr.40] Nhận xét trên của Đỗ Lai Thúy là có sơ
sở Tuy vậy, do mục đích nghiên cứu, ông cũng chưa đi đến tận cùng trong phân tích của mình để chỉ ra nguyên nhân do đâu lại có sự vận dụng như vậy Vấn đề ở đây không chỉ là “lối tư duy đại khái, thực dụng” của người Việt Nam trong cách vận dụng những học thuyết từ bên ngoài, như kết luận của ông Mà vấn đề nằm ở nguyên nhân sâu xa hơn đến từ tiến trình hiện đại hóa văn học, từ mục đích biện minh cho thơ Nôm Hồ Xuân Hương của những nhà phê bình
Do yêu cầu của hướng nghiên cứu, nên Đỗ Lai Thúy chưa có điều kiện phân tích tính lịch sử của tiến trình tiếp nhận từ một phương pháp thích hợp Mặt khác, trong việc khái quát các hướng tiếp cận, ông cũng chưa chú ý đúng mức đến hướng tiếp cận phê bình đạo đức truyền thống Theo chúng tôi, phê bình theo quan điểm đạo đức truyền thống là một khuynh hướng tuy biểu hiện không rõ và có những hạn chế trong việc tìm hiểu ý nghĩa thơ nữ sĩ
vì các nhà phê bình theo khuynh hướng này có khen ngợi tài thơ, nhưng hầu
Trang 12như hoàn toàn phê phán và phủ nhận giá trị thơ; nhưng xét về mặt ảnh hưởng, mặt lịch sử tác động, chính thái độ phê phán, phủ nhận của họ đã tạo
ra những tác động để các nhà phê bình giai đoạn sau tìm kiếm câu trả lời hợp
lý hơn Mặt khác, bản thân câu hỏi về giá trị của hiện tượng văn học này do phê bình đạo đức gợi ra luôn là câu hỏi cơ bản, thách thức ranh giới của mọi chân trời tiếp nhận Tuy vậy, nhìn chung, công trình của Đỗ Lai Thúy đã phác họa những nét chính yếu và cơ bản cho việc nghiên cứu nói chung, và nghiên cứu vấn đề tiếp nhận hiện tượng thơ này nói riêng
Tóm lại, những công trình đã nêu, dù đã có những gợi ý quan trọng cho luận án về mặt tư liệu và góc nhìn, đánh giá, nhưng vẫn chưa có những phân tích xuyên suốt, hệ thống, làm rõ mối quan hệ giữa văn bản và ý nghĩa, giữa chân trời chờ đợi của văn bản và chân trời chờ đợi của khuynh hướng phê bình Đây là những tiền đề để luận án tiếp nối, bổ sung, sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp để làm rõ sự chuyển tiếp lịch sử giữa các khuynh hướng phê bình, trong phạm vi trò chơi ngôn ngữ của hình thức cuộc sống
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là phương pháp lịch sử chức năng, được vận dụng để phân tích, mô tả tiến trình mở rộng ý nghĩa thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong những chân trời tiếp nhận khác nhau theo tiến trình lịch sử Luận án vận dụng các thao tác phân tích, so sánh để phân tích kết quả tiếp nhận trong mối quan hệ với bối cảnh xã hội, lý giải mối quan hệ giữa quan điểm phê bình trong chân trời tiếp nhận và kết quả phê bình trong văn bản phê bình
Về mặt phương pháp đặc thù cho đối tượng nghiên cứu, luận án vận dụng các khái niệm chủ chốt của lý thuyết tiếp nhận được khai triển và gợi ý trong các công trình của Hans Robert Jauss Cụ thể, luận án vận dụng bình diện bao quát của khái niệm “chân trời” của hiểu và lý giải để phân tích
Trang 13những điều kiện, tiền đề của tiếp nhận (chương 2, 3, 4) Trên cơ sở quan niệm này cùng với mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích sự tiếp nhận chung của khuynh hướng phê bình, không phải là sự tiếp nhận của cá nhân một người đọc, nên luận án dựa trên bình diện rộng nhất của khái niệm chân trời để phân tích sự tạo thành từ quá khứ của mỗi hướng tiếp cận phê bình Lựa chọn này cho phép luận án phân tích lịch sử tác động của vấn đề nghiên cứu trong một diễn trình văn hóa Cụ thể là hướng phân tích này cho phép nhìn nhận sự tạo thành của các vấn đề quan niệm thẩm mỹ nho giáo, lịch sử
sự biểu hiện của cái cá nhân, và sự tạo thành của quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và chính trị xã hội
Mặt khác, chân trời luôn bao hàm những thành tố mới được hình thành trong bối cảnh hiện tại của văn hóa xã hội Phân tích chân trời phê bình cần phải xem xét cả những thành tố mới này Cụ thể, luận án xem xét những điều kiện của văn hóa, xã hội hiện tại hình thành nên các khuynh hướng hay đặc điểm của các khuynh hướng phê bình đạo đức, phê bình phân tâm học và phê bình Mác-xít Để làm rõ hơn đặc trưng chân trời phê bình, luận án cũng trình bày một số khía cạnh của từng khuynh hướng phê bình cụ thể, chủ yếu là những khía cạnh mang những đặc thù riêng trong bối cảnh Việt Nam
Luận án vận dụng xuyên suốt khái niệm “logic của câu hỏi và câu trả lời” để phân tích tiến trình tiếp nhận và mở rộng ý nghĩa của thơ Nôm Hồ Xuân Hương được chuyển tiếp trong những chân trời cụ thể: phê bình đạo đức, phân bình phân tâm học, phê bình Mác-xít (chương 2, 3, 4) Dựa trên quan điểm này, luận án phân tích những câu hỏi đặc trưng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương vốn thách thức các chân trời lý giải (chương 2)
Trong chương 3, 4, luận án sử dụng khái niệm “trò chơi ngôn ngữ” để phân tích trường hợp tiếp nhận phê bình phân tâm học và phê bình Mác-xít trong những bối cảnh xã hội đặc thù: hiện đại hóa và cách mạng hóa
Trang 145 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Về mặt lý luận, luận án bước đầu khai triển và vận dụng gợi ý của Jauss về mối liên hệ giữa các khái niệm: “chân trời”, “trò chơi ngôn ngữ”,
“logic của câu hỏi và câu trả lời” để làm rõ những chuyển hướng trong lịch
sử tiếp nhận phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương tại Việt Nam thông qua các khuynh hướng phê bình tiếp nhận tiêu biểu Luận án cũng trình bày, phân tích những khía cạnh chính của những khái niệm chủ chốt trong lý thuyết tiếp nhận
Về mặt nghiên cứu vận dụng, luận án phân tích, miêu tả một số hướng tiếp nhận tiêu biểu về thơ Nôm Hồ Xuân Hương tại Việt Nam trong giai đoạn hiện đại hóa đầu thế kỷ XX, giai đoạn cách mạng hóa 1945 – 1975: phê bình đạo đức, phê bình phân tâm học, phê bình Mác-xít Trên cơ sở phân tích những khuynh hướng này, luận án rút ra một số kinh nghiệm tiếp nhận tác phẩm văn học có yếu tố tính dục và nhục thể
6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần nội dung chính có bốn chương
Chương 1: Lý thuyết tiếp nhận hiện đại và vấn đề tiếp nhận thơ Nôm
Hồ Xuân Hương Đây là chương cơ sở lý thuyết của luận án Chương này
trình bày sự hình thành và nội dung của các khái niệm lý thuyết chủ chốt được vận dụng trong luận án: “chân trời”, “trò chơi ngôn ngữ”, “logic của câu hỏi và câu trả lời” Luận án cũng trình bày phương pháp nghiên cứu tiếp nhận do Jauss gợi ý trong sự lien hệ giữa khái niệm “chân trời” và khái niệm
“trò chơi ngôn ngữ” Phần còn lại của chương trình bày khái lược phạm vi các vấn đề của tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Chương 2: Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình đạo
đức Chương này phân tích chân trời tiếp nhận và sự lý giải ý nghĩa của phê
Trang 15bình đạo đức về thơ Nôm Hồ Xuân Hương Chân trời ấy có nguồn gốc từ bề sâu trong văn hóa nho giáo thời trung đại, tác động đến những quan điểm tiếp nhận của các nhà nho đầu thế kỷ XX
Chương 3: Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình phân
tâm học Chương này phân tích chân trời tiếp nhận và sự lý giải nghĩa của
phê bình phân tâm học Chân trời ấy có cơ sở từ sự khám phá và biểu hiện cái cá nhân trong truyền thống văn hóa Việt Nam, có bước chuyển biến mạnh mẽ từ giai đoạn tiếp xúc văn hóa phương Tây, nhằm nỗ lực biện minh cho tiếng nói cá nhân trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Chương 4: Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình văn
học của chủ nghĩa Marx Chương này phân tích chân trời tiếp nhận và sự lý
giải ý nghĩa thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong phê bình văn học Mác-xít Bắt nguồn từ bối cảnh chính trị xã hội đặc thù của Việt Nam, hướng tiếp nhận này trở thành một khuynh hướng chủ đạo chi phối sự tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XX
Trang 16CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN HIỆN ĐẠI VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
1.1 Lý thuyết tiếp nhận hiện đại: khái niệm và phương pháp
Lập trường của mỹ học tiếp nhận về tác phẩm văn học có nguồn gốc từ lập trường của Husserl về nhận thức Theo đó, vấn đề không phải là người sáng tác thực sự gởi gắm tư tưởng gì trong tác phẩm, tác phẩm phản ánh hiện thực thời đại của nó ra sao, tác phẩm có cấu trúc bất biến như thế nào, mà vấn đề là tác phẩm xuất hiện cho người đọc như thế nào Ở đây, trong phạm vi đề xuất lý thuyết, mỹ học tiếp nhận lần đầu tiên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của người đọc, và vai trò của họ đối với lịch sử văn học Cũng như hiện tượng học của Husserl, mỹ học tiếp nhận tạm thời đặt sang một bên vấn đề sáng tác, vấn đề phản ánh hiện thực, vấn đề cấu trúc hình thức của tác phẩm, để đi vào tìm hiểu vấn đề tiếp nhận, hiểu và lý giải tác phẩm Điều đó không có nghĩa là mỹ học tiếp nhận không biết đến vai trò của sáng tác, hay bác bỏ mối liên hệ giữa tác phẩm và hiện thực đời sống, hay phủ nhận tầm quan trọng của cấu trúc tác phẩm; mà chỉ đơn giản có nghĩa là, mỹ học tiếp nhận tạm đặt sang một bên các vấn đề ấy, để ưu tiên cho việc tìm hiểu tiến trình tiếp nhận, và xem xét tiến trình này có tác động ngược lại, cũng như có quan hệ tương tác như thế nào với vấn đề sáng tác, vấn đề phản ánh hiện thực và vấn đề cấu trúc tác phẩm Trong lập trường này, mỹ học tiếp nhận đã kế thừa và khai triển một số quan niệm của Husserl trong hiện tượng học, của Gadamer trong thông diễn học triết học, trong đó
có khái niệm và quan niệm về “chân trời” 1 Nói một cách giản đơn, tác
1
Có những cách dịch khác nhau cho khái niệm “horizont” trong khái niệm “Erwartungshorizont” (tiếng Đức) của Hans Robert Jauss: tầm đón đợi, tầm đón nhận, chân trời chờ đợi Khác nhau là
Trang 17phẩm không xuất hiện cho người đọc từ chân không, mà trong một không gian, bối cảnh ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử, tức là trong chân trời của nó, chân trời ở đó nó có ý nghĩa; cũng vậy, người đọc đến với tác phẩm không như một sinh thể không ký ức, không ngôn ngữ, hoàn toàn trống rỗng, mà
có một không gian văn hóa và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đọc, tức là có chân trời của riêng mình Việc đọc không đơn thuần là việc tiếp nhận, lý giải nghĩa, mà là sự hòa trộn, sự đối thoại giữa các chân trời: chân trời hiện tại và
cá nhân của người đọc với chân trời quá khứ và lịch sử của tác phẩm Do đó, vấn đề tương tác, đối thoại, hòa trộn và biến đổi chân trời trở thành những
vấn đề trung tâm của thông diễn học và mỹ học tiếp nhận
1.1.1 Chân trời nhận thức cuộc sống và chân trời hiểu văn bản
Khái niệm “chân trời” (tiếng Đức: Horizont; tiếng Anh: horizon) xuất
phát từ động từ tiếng Hi Lạp: horizō, có nghĩa là đánh dấu các ranh giới, hạn
định không gian hay sự vật nào đó Đây là một khái niệm vừa có nét nghĩa hẹp vừa có nét nghĩa rộng Theo nghĩa thông thường, chân trời giới hạn tầm nhìn của mỗi người; nhưng khi họ đi tiếp hoặc lên cao hơn thì có thể mở rộng chân trời quan sát của chính mình; theo nghĩa rộng hơn, chân trời là giới hạn kinh nghiệm của mỗi người trong một thời điểm nhất định; nhưng
họ luôn có thể mở rộng giới hạn kinh nghiệm này bằng hành trình sống hiện tại của mình Nhìn nhận khái niệm “chân trời” trong hoạt động hiểu nói chung, Nicholas Bunnin và Jiyuan Yu viết: “Một chân trời là một khuôn khổ hay một trường của nhãn quan trong đó ta hiểu Mỗi người với tư cách một tồn tại lịch sử bị điều kiện hóa bởi một truyền thống và văn hóa, và vì vậy,
cư ngụ trong một chân trời nào đó Một chân trời là một thế giới cuộc sống của con người Một sự hiểu khách quan thuần túy, và vì thế, thoát ly khỏi
do sự lựa chọn từ cho khái niệm “horizont” Chúng tôi chọn cách dịch được Huỳnh Như Phương, Bùi Văn Nam Sơn đề nghị: chân trời
Trang 18chân trời cụ thể của một người là không thể có được Nghĩa của văn bản được xác định trong một chân trời nào đó Để đạt đến sự hiểu lịch sử, ta phải đạt được một chân trời lịch sử và lý giải dựa vào bản thân tồn tại lịch sử và chân trời truyền thống quá khứ, hơn là dựa vào tiêu chuẩn đương thời và những tiên kiến của ta Bản thân một chân trời luôn trong quá trình tạo thành Hiện tượng những chân trời là nền tảng cho vòng tuần hoàn thông diễn Điều này cũng gợi ra rằng vì lẽ mọi sự hiểu có thể đạt được dựa vào bối cảnh của một chân trời khả nghiệm, nên không có việc hiểu nào là hoàn tất hoặc thoát khỏi sai lầm Đặc tính viễn tượng của khái niệm chân trời bị giam hãm bởi khái niệm điểm nhìn, vì chính khái niệm khiêm tốn hơn này, dù sao đi nữa, làm rơi mất một vài phương diện sâu sắc hơn của khái niệm chân trời” [98; tr.311] Đây cơ bản cũng là quan niệm mà Jauss chấp nhận, ông viết: “Chân trời là cái gì đặt định giới hạn tầm nhìn của ta, tuy nhiên [chân trời] có thể hoặc là cố định và vững bền, tức là xét như giới hạn luôn khép kín giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; hoặc là biến đổi và mở rộng, được hiểu với tính cách như phạm vi lịch sử đơn nhất và hiện thời, tự mở ra khi kinh nghiệm được biến đổi và không thể đoán trước khi các chân trời mới được tái lập liên tục” [149; tr.661]
Quan niệm về chân trời như là ranh giới và giới hạn nhận thức được nêu ra đầu tiên trong triết học Kant Triết học Kant đặt cơ sở trên sự phân biệt giữa vật tự thân và hiện tượng Vật tự thân là đối tượng nằm ngoài phạm
vi chân trời nhận thức của mỗi người Nhận thức của mỗi chúng ta nằm trong phạm vi của một chân trời tương đối Điều này có nghĩa rằng nhận thức của mỗi chúng ta là hữu hạn, phụ thuộc vào kinh nghiệm cảm tính, kinh nghiệm
mà mỗi chúng ta có thể có được Với Kant, chân trời tuyệt đối là những ranh giới mà mỗi chúng ta không thể vượt qua được, nhưng luôn mời gọi mỗi
Trang 19người tiến lên phía trước Nằm trong chân trời tương đối và luôn hướng đến chân trời tuyệt đối chính là những phương diện của thân phận con người
Nietzsche đem lại cho vấn đề nhận thức kích thước nhân loại học Con người có khả năng lý giải mọi thứ trong chân trời của mình Vì không còn một bối cảnh siêu hình học nào sau lưng, tất cả những gì trong tầm mắt con người thì con người có thể lý giải được Ông viết: “Và đây là quy luật phổ biến: mọi đời sống chỉ có thể trở nên khỏe khoắn, mạnh mẽ và sinh sôi trong một chân trời nhất định; nếu nó không có khả năng phác họa xung quanh nó một chân trời, và nếu nó quá ích kỷ, không mở ra viễn tượng của riêng nó trong một chân trời xa lạ, thì nó sẽ hư hao yếu ớt và nhanh chóng kết thúc cuộc sống của chính mình” [130; tr.127] Một cá nhân chỉ có thể nhận thức
và hiểu ý nghĩa của thế giới trong một phạm vi chân trời hạn định gắn liền với “viễn tượng” xuất phát từ điểm nhìn của cá nhân ấy 1 Vì vậy, một cá nhân hay một nền văn hóa cần phải có sự mở rộng chân trời thế giới sống của chính nó, giao tiếp, tiếp xúc với những cá nhân hay nền văn hóa khác để vun bồi sức sống cho mình; nếu không, nó mãi là một Robinson Crusoe – như sự ví von của Gadamer - cô độc, buồn tẻ, héo tàn Quan niệm này sẽ được Gadamer, Jauss và Iser kế thừa ở góc độ sự tiếp xúc với chân trời xa lạ của văn bản trong quá khứ sẽ đem đến sự chuyển biến trong chân trời nhận thức cuộc sống trong hiện tại của cá nhân mỗi người
Husserl đi tiếp con đường của Kant, con đường triết học siêu nghiệm,
để đặt vấn đề về điều kiện khả thể của nhận thức Husserl đề cập đến hai mặt trong quan niệm về chân trời: “ý thức chân trời” và “chân trời ý hướng tính”
1
Triết học Nietzsche phân biệt hai khái niệm: “chân trời” (Horizont) và “viễn tượng” (Perspekstive) Khái niệm “chân trời”, như trên đã nói, liên quan đến giới hạn và sự mở rộng giới hạn của các ranh giới nhận thức Khái niệm “viễn tượng” chỉ một trường nhìn lý giải xuất phát từ góc nhìn cá nhân Triết học Nietszche cho rằng “siêu nhân” (Übermensch) là con người luôn biết vượt qua (über-) viễn tượng của một con người (Mensch) cá biệt để liên tục mở rộng và thay đổi chân trời nhận thức và lý giải của riêng mình Sự phân biệt hai khái niệm này rất quan trọng trong triết học, thông diễn học và mỹ học tiếp nhận
Trang 20Ý thức chân trời là phạm vi của kinh nghiệm có thể có Sự quen thuộc của mỗi chúng ta với những quan hệ quy chiếu lẫn nhau giữa các sự vật làm điều kiện cho sự trải nghiệm Chúng ta không thể nhận thức được nếu đứng ngoài phạm vi kinh nghiệm quen thuộc này Chân trời có vai trò quan trọng trong cấu trúc “ý hướng tính”, vì nếu ý thức của mỗi chúng ta không nhắm đến đối tượng thì không có chân trời Mặt khác chúng ta không có ý thức về chân trời thì cũng không có chân trời, vì, xét cho cùng, phạm vi kinh nghiệm quá khứ chỉ trở thành tiền đề nhận thức khi nó được đưa vào trong hiện tại của quá trình nhận thức
Husserl phân chia chân trời ra làm ba loại: chân trời bên trong, chân trời bên ngoài và chân trời thời gian Chân trời bên trong nhờ liên hệ với kí
ức về những gì tương tự, chính là những dấu hiệu gợi nên tính tổng thể của đối tượng khi đối tượng xuất hiện cho ta Chân trời bên ngoài chính là mối quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng tương tự trong ký ức, và với bối cảnh xung quanh mà đối tượng xuất hiện Chân trời thời gian chính là tính chất hiện tại của sự xuất hiện sự vật, một hiện tại hữu hạn và có thể biến đổi, đối sánh với tính chất quá khứ của những sự vật xuất hiện trước đó, từ điểm nhìn của một cái tôi đồng nhất mình trên trục thời gian Vì mỗi chúng ta luôn
là cái tôi đồng nhất trước đó và bây giờ, nên mỗi chúng ta có thể nắm bắt và đối chiếu các đặc điểm của đối tượng hiện ra trước mắt mình với các đối tượng đã từng hiện ra trước đó, để biết chúng là gì Con người luôn có đặc tính là tri giác sự vật trong dòng chảy thời gian, và trong chân trời kinh nghiệm và trải nghiệm trong quá khứ và trong hiện tại Nghĩa là mỗi chúng
ta luôn nhận thức sự vật trong phạm vi chân trời kinh nghiệm sống trải của mình Nói ngắn gọn như Vessey, “chân trời không nhằm đến các giới hạn của việc hiểu, mà nhằm đến các điều kiện của việc hiểu luôn định hướng cho
ta hướng đến các việc hiểu mới” [140]
Trang 21Với Martin Heidegger, toàn bộ chân trời nhận thức gắn liền với con người bình thường, cá nhân thường nghiệm Phê phán Husserl rằng quan niệm về nhận thức của ông thoát ly khỏi con người cụ thể, Heidegger cho rằng chân trời của Dasein không chỉ là sự vật, mà là thế giới sống của con người, trong đó con người quan hệ với sự vật để sử dụng Chân trời trở thành cấu trúc tồn tại của Dasein Chúng ta bị ném vào trong hiện tại này mà không thể khước từ được; với tính cách là một tồn tại, chúng ta bị quăng ném vào trong một “cảnh trạng” (Befindlichkeit) Một người Việt Nam, được/ bị kế thừa lịch sử và văn hóa Việt Nam Điều này không những bắt buộc họ phải
nỗ lực hiểu thế giới hiện tại mà còn quy định toàn bộ hoạt động hiểu của họ
về thế giới hiện tại này Chẳng hạn họ sẽ hiểu lịch sử triều Nguyễn như thế này hoặc như thế kia chủ yếu là do cách lý giải kế thừa từ những lý giải trước
đó về triều Nguyễn Mà những cách lý giải đó, xét cho cùng, là do lịch sử quy định (chính trị, văn hóa…)
Nhưng con người còn là một tồn tại tự do và mang tính dự phóng Mỗi người tự do chọn lựa và dự phóng tương lai, những mơ ước và khát vọng của
họ vào việc hiểu Nghĩa là bản thân mỗi người đã có một chân trời của mơ ước, khát vọng, niềm tin… của con người để họ có thể hiểu con người Đó là tính chất dự phóng trong tồn tại của riêng mỗi người Người đọc hiểu nhân
vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều như thế này hoặc như thế khác vừa là do tri
thức của họ về đời sống văn hóa triều Nguyễn – một bộ phận của chân trời
mà trong đó Truyện Kiều tồn tại, vừa là do những ý thức và vô thức của riêng
họ, những mơ ước và khát vọng của riêng họ với tư cách là những mơ ước và khát vọng của con người hữu hạn, tồn tại để đi đến cái chết Nếu như tính chất bị quăng ném làm cho việc hiểu của con người mang tính thụ động, thì tính chất dự phóng làm cho việc hiểu của con người mang tính chủ động
Trang 22Gadamer kế thừa tư tưởng này đồng thời khẳng định cả hai tính chất này đều tạo nên những tiên kiến, hay là chân trời hiện tại của riêng mỗi người
Nếu như trong hiện tượng học của Husserl, các chân trời là điều kiện
để một người có thể tri giác về đối tượng, thì trong thông diễn học triết học của Gadamer, chân trời là điều kiện để một người có thể hiểu văn bản trong truyền thống Gadamer mượn ý niệm về chân trời cuộc sống và văn hóa lịch
sử của Nietzsche để làm mới lại quan niệm chân trời của Husserl, đồng thời đưa nó vào lĩnh vực nhận thức văn bản Văn bản tồn tại trong chân trời văn hóa lịch sử của riêng nó, người đọc đến với nó từ chân trời văn hóa lịch sử của riêng họ và việc hiểu văn bản là một sự hòa trộn chân trời giữa chân trời hiện tại của người đọc và chân trời lịch sử của văn bản
Trong phần Các yếu tố của một lý thuyết về kinh nghiệm thông diễn, mục Nguyên lý lịch sử tác động của quyển Chân lý và phương pháp,
Gadamer xem chân trời là bản chất của tình thế thông diễn [144] Như Nietzsche, Gadamer hiểu chân trời như cái gì vừa giới hạn vừa có khả năng
mở rộng theo tiến trình kinh nghiệm sống của mỗi người, đồng thời nó là một phương diện cơ bản, bản chất của cuộc sống con người Có được một tình thế thông diễn nghĩa là có được một thế đứng nhất định để từ đó người đọc đặt câu hỏi cho ý nghĩa của văn bản trong truyền thống Một văn bản chỉ
mở ra một phương diện ý nghĩa nào đó trong một chân trời văn hóa lịch sử phù hợp Chính trong bối cảnh hiện đại hóa văn hóa và văn học của đầu thế
kỷ XX mà tiếng nói của con người cá nhân trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
có được sự đồng cảm, tiếp nhận rộng lớn hơn Tiếng nói ấy không thể được cất lên và được thấu hiểu trong chân trời văn hóa của quan niệm nho giáo truyền thống
Trong hoạt động tiếp nhận văn bản, kinh nghiệm đọc, kinh nghiệm sống của mỗi người không độc lập và khép kín, mà luôn luôn được chỉnh sửa
Trang 23và biến đổi khi tiếp xúc với văn bản; và nhờ có sự tiếp xúc như vậy, văn bản văn học cũng mở rộng không ngừng các ý nghĩa của nó Hoạt động hiểu, do vậy, là sự hòa trộn các chân trời lịch sử trên cơ sở chân trời trong hiện tại, làm cho các chân trời luôn luôn đổi mới; và cũng do đó, hoạt động hiểu không bao giờ hoàn tất và kết thúc, mà là một tiến trình hòa trộn liên tục Gadamer viết: “Do đó, chân trời của hiện tại không thể được tạo thành mà không có quá khứ Không có một chân trời hiện tại tự mình [độc lập, tách rời] nào cả, cũng như không có những chân trời lịch sử để ta phải đạt được
Đúng hơn, việc hiểu bao giờ cũng là tiến trình hòa trộn những chân trời bị nhầm tưởng là tồn tại độc lập, tự mình ấy” [144; tr.311,312]
Nhưng hòa trộn không có nghĩa là xếp chồng một cách đơn giản các chân trời này vào trong nhau, cũng không có nghĩa là hợp nhất nó vào một chân trời duy nhất của truyền thống Hiểu văn bản trong quá khứ không phải
là việc người đọc đồng nhất kinh nghiệm của mình với quá khứ Hiểu thơ Nôm Hồ Xuân Hương, không có nghĩa là người đọc trở thành chủ thể trữ tình, mà tiếp xúc và có những trải nghiệm thẩm mỹ mới lạ về nó từ điểm nhìn trong hiện tại của họ, và từ đó, văn bản thơ cũng sống lại trong họ những ý nghĩa mới mẻ hơn Đó là lý do Gadamer phân biệt giữa “sự hòa trộn các chân trời” (Horizontverschmelzung) và “sự tạo thành của một chân trời quy nhất” 1 Ông viết: “Nếu các chân trời này giờ đây không tách biệt với nhau, tại sao ta lại nói đến “sự hòa trộn các chân trời”, mà không đơn giản nói đến sự tạo thành của một chân trời quy nhất (der Bildung des einen Horizontes), hợp nhất trở lại các ranh giới của nó vào chiều sâu của truyền thống?” [144; tr.311,312] Theo ông, không thể hiểu “sự hòa trộn các chân trời” theo nghĩa các chân trời khác nhau quy về một chân trời truyền thống
1
Khái niệm “Horizontverschmelzung” có nhiều cách dịch khác nhau, Bùi Văn Nam Sơn đề nghị dịch là “sự hòa trộn chân trời” Chúng tôi chọn cách dịch của Bùi Văn Nam Sơn vì chính Gadamer đã cho rằng các chân trời không quy nhất vào nhau, nghĩa là không hợp nhất, hòa đồng
Trang 24Vì việc mỗi người đọc đến với văn bản trong truyền thống dưới góc độ ý thức lịch sử liên quan đến việc trải nghiệm “mối quan hệ căng bức” (Spannungsverhältnis) giữa văn bản trong quá khứ và chân trời hiện tại của riêng họ Và nhiệm vụ thông diễn học không phải là bao bọc mối quan hệ này bằng việc “đồng nhất hóa” (Angleichung) chúng vào nhau, mà là triển khai (entfalten) mối quan hệ này một cách có ý thức Người đọc đọc thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhưng họ luôn ý thức được sự khác biệt giữa thế giới hiện tại mà họ đang sống và thế giới văn hóa truyền thống của quá khứ nơi các tác phẩm thơ ấy đã ra đời Khoảng cách thời gian này không thể và không cần thiết phải được lấp đầy, mà nó là cơ sở để người đọc hiểu thêm những ý nghĩa mới của văn bản thơ, và do đó, văn bản thơ được hiện đại hóa trong cảm nhận của riêng họ
Theo Gadamer, để hiểu văn bản văn học trong lịch sử bao giờ người đọc cũng phải đứng từ vị thế hiện tại, nhưng hiện tại của họ cũng được định hình bởi cả một truyền thống văn hóa lịch sử từ trong quá khứ Gadamer cho rằng cần phải tránh cách hiểu sai lầm rằng chân trời của lịch sử văn hóa hiện tại là một tập hợp cứng nhắc các quan điểm và các giá trị, và quá khứ như là một hệ thống cứng nhắc và khép kín; thực ra thì cả hai đều luôn biến chuyển theo nhau một cách biện chứng Quá khứ luôn hiện ra trong giới hạn giải thích và nhận thức của hiện tại, mà giới hạn này thì không ngừng mở ra, nên quá khứ không cố định mà biến chuyển cùng với hiện tại
Để hiểu một văn bản trong quá khứ thì người đọc phải đứng trong một chân trời của bối cảnh văn hóa lịch sử hiện tại, nhưng chân trời hiện tại này luôn trong quá trình tạo thành, nghĩa là luôn trong sự thẩm tra, đánh giá để chỉnh sửa Để có một sự thẩm tra đánh giá để chỉnh sửa, thì chân trời hiện tại luôn phải tiếp xúc với truyền thống, nghĩa là tiếp xúc và va chạm với các chân trời lịch sử trong hoạt động hiểu Nhận thức của người đọc trong hiện
Trang 25tại về hình ảnh và số phận người phụ nữ sẽ được bổ sung, mở rộng, khi họ hiểu được số phận của Thúy Kiều, của hình tượng người phụ nữ trong thơ
Hồ Xuân Hương, và của những người phụ nữ trong văn học thời trung đại
Quan niệm về sự hòa trộn các chân trời và việc thoát ly khỏi truyền thống từ chân trời hiện tại của Gadamer trong việc hiểu có ảnh hưởng lớn đến mỹ học tiếp nhận và thông diễn học văn học của Hans Robert Jauss Tuy nhiên, nếu như Gadamer nhấn mạnh đến khía cạnh hòa trộn các chân trời thì Jauss nhấn mạnh vai trò quyết định của sự thoát ly lẫn nhau giữa các chân trời trong tiếp nhận văn học
Theo Jauss, trong việc tiếp nhận văn bản văn học, người đọc phải có ý thức tách biệt chân trời quá khứ ra khỏi chân trời hiện tại để đến được với
“tính khác biệt” (Alterität) của văn bản và để tránh một sự đồng nhất hóa ngây ngô văn bản trong quá khứ vào các tiên kiến và chờ đợi ý nghĩa của hiện tại [149; tr.821] Đọc là một hành trình đối thoại với “cái khác”, để mở rộng chân trời hiện tại của chính mỗi người đọc Để đạt được điều đó, Jauss cho rằng trong quá trình thông diễn, người đọc phải có một hành vi đọc tái cấu tạo có tính lịch sử, nghĩa là “tìm kiếm lại các câu hỏi mà văn bản đã trả lời trong thời đại của nó” Mặt khác người đọc cũng phải thoát ly chân trời quá khứ từ chân trời hiện tại để đưa vào văn bản những ấn tượng, những trải nghiệm mới mẻ từ kinh nghiệm sống của mình Cho rằng Gadamer còn xem nhẹ tiềm năng sáng tạo của người đọc khi quá chú trọng đến sự hòa trộn chân trời, Jauss nhấn mạnh đến một sự “thoát ly chân trời” (Horizontabhebung) đòi hỏi sự tiếp nhận sáng tạo của người đọc Theo Jauss, trong tiến trình đọc, tất nhiên văn bản điều khiển người đọc, thế nhưng những gì hiện ra một cách
có ý nghĩa đối với người đọc thì lại “thoát ly” khỏi văn bản Nói cách khác, qua kinh nghiệm cá nhân của việc đọc, người đọc làm sống lại văn bản và tạo ra ý nghĩa vượt ra khỏi văn bản Chính điều này cho phép ta hiểu văn bản
Trang 26như “một quá trình”, như “một sự sáng tạo tiếp tục của nghĩa”, hay như “một
sự sáng tạo tiếp tục các khả thể của nghĩa” Mượn lại cách nói của Roland Barthes, Jauss cho rằng việc đọc như “một trò chơi bất tận của một tính liên văn bản bấp bênh trong sự đấu tranh giữa con người và các ký hiệu” [149; tr.822] Và do đó, ý nghĩa văn bản không tồn tại trong một chân trời bất biến
mà trong một tiến trình của những sự biến đổi chân trời, và trong một tình thế tiếp nhận
Tuy vậy, nổi bật trong lý thuyết tiếp nhận của Jauss là khái niệm “chân trời chờ đợi” kế thừa từ Gadamer và Karl Mannhem Nhìn một cách tổng quát, kế thừa Gadamer, Jauss cho rằng không chỉ người đọc mới có một chân trời chờ đợi của mình khi đến với văn bản, mà nơi văn bản cũng có một chân trời lịch sử đề xuất một phạm vi diễn giải ý nghĩa gợi ý cho người đọc nó Trong quá trình đọc, chân trời chờ đợi nơi người đọc tự thiết lập và hiệu chỉnh liên tục trong sự tương tác với chân trời lịch sử của văn bản Và chính chân trời lịch sử của văn bản khơi dậy sự chờ đợi nơi người đọc: “Một tác phẩm văn học, ngay cả khi nó xuất hiện dưới hình thức mới, cũng không tự hiện diện cho ta như cái gì tuyệt đối mới mẻ trong một khoảng chân không
về thông tin, mà bằng những thông báo, những tín hiệu công khai hay kín đáo, những dấu hiệu quen thuộc, hay những chỉ dẫn ngầm, nó dẫn công chúng đến một phương thức tiếp nhận nhất định Nó khơi gợi những ký ức về cái gì đã đọc, đem lại cho người đọc một thái độ cảm xúc nhất định, và với đoạn mở đầu, nó đánh thức những chờ đợi cho đoạn ‘giữa và cuối’, sự chờ đợi mà sau đó có thể vẫn được duy trì nguyên vẹn hay là được sửa đổi và định hướng lại, hay được thực hiện một cách mỉa mai trong lúc đọc, theo những quy tắc đặc trưng của thể loại hay của kiểu loại văn bản” [148; tr.175] Jauss xác định chân trời chờ đợi nơi người đọc là một “hệ thống quy chiếu có khả năng khách quan hoá, ra đời trong thời điểm lịch sử mà tác
Trang 27phẩm xuất hiện, cái hệ thống được hình thành từ những hiểu biết có sẵn về thể loại, về hình thức và chủ đề của những tác phẩm trước đó, về sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ hằng ngày” [148; tr.173,174] Chân trời chờ đợi nơi người đọc cũng có thể được rút ra từ những tác phẩm mà nhà văn hình dung sự đón đợi của công chúng qua ba yếu tố: “đầu tiên là thông qua những chuẩn mực quen thuộc hay từ thi pháp nội tại của thể loại; thứ hai là thông qua các mối liên hệ mặc nhiên đối với những tác phẩm quen thuộc của bối cảnh lịch sử văn học; thứ ba là thông qua sự đối lập giữa hư cấu và thực tại, giữa chức năng thi ca và chức năng thực tiễn của ngôn ngữ, sự đối lập đóng vai trò như một khả năng so sánh luôn được người đọc phản tư (reflektierenden Leser) sẵn sàng vận dụng trong suốt quá trình đọc” [148; tr.177] Holub cho rằng chân trời chờ đợi của Hans Robert Jauss “biểu thị cho một hệ thống liên chủ thể hay một cấu trúc của những chờ đợi, một ‘hệ thống của những quy chiếu’, hay một tập hợp tâm thức mà một cá nhân giả định nào đó đem đến cho một văn bản có sẵn” [115; tr.323] Tức là một văn bản được đọc và có nghĩa trong phạm vi một chân trời có những quy chiếu
về thể loại, đề tài, ngôn ngữ nhất định
Jauss cũng định vị chân trời chờ đợi và quá trình đọc trong phạm vi ngữ pháp văn bản Theo ông, quá trình đọc là quá trình tương tác giữa chân trời chờ đợi của văn bản và chân trời chờ đợi nơi người đọc: “Nếu nói như W.D.Stempel rằng chân trời chờ đợi từ trước [của ta] về một văn bản có sự tương hợp chủ đề thuộc trục đối vị [của tác phẩm đang đọc], tức đặt chân trời chờ đợi [của ta] vào trong chân trời chờ đợi nội tại thuộc trục kết hợp [của tác phẩm], thì tiến trình tiếp nhận [đọc] là hoàn toàn có thể mô tả được [beschreibar] trong một sự triển khai hệ thống ký hiệu học diễn ra giữa hai việc: [tiếp tục] phát triển hệ thống ấy và chỉnh sửa hệ thống ấy” [148; tr.175]
Trang 28Văn bản văn học ban đầu gợi cho người đọc hình dung về một chủ đề nào
đó Trong quá trình đọc văn bản, người đọc sẽ chú ý đến sự triển khai của văn bản để bổ sung, làm rõ hay chỉnh sửa chủ đề trong chờ đợi ban đầu của mình Một từ, ngữ, hình ảnh có hay không có tính tương hợp với chủ đề mà người đọc chờ đợi sẽ góp phần củng cố hay chỉnh sửa những chờ đợi này, và tiếp tục tạo nên những chờ đợi cho phần tiếp theo của văn bản Theo Jauss, một tác phẩm nếu đến phần kết thúc, chỉ củng cố lại chân trời chờ đợi nơi người đọc, thì là một tác phẩm có tính chất “bếp núc”, theo nghĩa một món
ăn được đầu bếp chế biến tuân theo thực đơn mà thực khách yêu cầu; ngược lại, một tác phẩm có giá trị thẩm mỹ là khi kết thúc, nó tác động từng bước làm thay đổi chân trời chờ đợi của người đọc, đồng thời phá vỡ kinh nghiệm thẩm mỹ về ngôn ngữ, đề tài, thể loại có trước trong chân trời văn học của
họ
Tóm lại, khái niệm “chân trời” trong thông diễn học và mỹ học tiếp nhận có lịch sử hình thành, phát triển phong phú, phức tạp; nhưng nhìn chung, có thể nhận ra được mấy nét chính sau:
- Chân trời của hiểu và lý giải là phạm vi kinh nghiệm văn hóa và ngôn ngữ mà con người kế thừa và trải nghiệm Chân trời của hiểu và lý giải
1
- Đoạn này có nhiều cách dịch và giải thích khác nhau, xin chép nguyên bản: “Bestimmt man den vorgängigen Erwatungshorizont eines Textes mit W.D.Stempel als paradigmatische Isotopie, die sich dem Maβe, wie die Aussage anwächst, in einen immanenten, syntagmatischen Erwartungshorizont umsetzt, so wird der Rezeptionsprozeβ in der Expansion eines semiologischen Systems beschreibbar, die sich zwischen Systementfaltung und Systemkorrektur vollzieht”
- “Isotopie” hay “isotopy” là khái niệm do A.Greimas đặt ra, Umberto Eco phát triển Theo Greimas, “isotopy” là “nguyên tắc cho phép [tạo nên] sự kết nối ngữ nghĩa của các phát biểu”
(Dẫn lại từ: Winfried Nöth, 1995, Handbook of Semiotics, Indiana University Press, USA, trang
319) Umberto Eco giải thích về khái niệm này như sau: “… nội dung chủ đề với tính cách như một vấn đề là một lược đồ giả định giúp cho người đọc quyết định những thuộc tính ý nghĩa phải được hiện thực hóa, ngược lại, tính tương hợp chủ đề là sự thẩm định thực tại văn bản cho những giả định ước chừng [về nghĩa] này” (Umberto Eco, 1984, “Isotopy”, Semiotics and the
Philosophy of Language, Indiana University Press USA Trang 189)
- Khái niệm này được Trương Đăng Dung dịch từ tiếng Hungari là “chất đồng vị”, Huỳnh Văn Vân dịch là “đồng vị quy chiếu” Từ điển Cao Xuân Hạo- Hoàng Dũng dịch “isotopy” là “tính tương hợp (về) chủ đề” Chúng tôi chọn cách dịch của Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng
Trang 29không phải là một hệ thống các quan niệm và các giá trị cứng nhắc, bất biến;
mà một mặt, nó kế thừa những trải nghiệm, kinh nghiệm được đúc kết và lũy tiến từ quá khứ, mặt khác, nó luôn biến chuyển, đổi mới, mở ra những chân trời mới hơn trong hiện tại và trong tương lai Đây là bình diện bao quát nhất của khái niệm chân trời, nó cho phép phân tích, nhìn nhận, đánh giá một hiện tượng hiểu và tiếp nhận văn bản văn học trong một ngữ cảnh văn hóa rộng lớn và có tính lịch sử
- Chân trời kinh nghiệm văn học là ngữ cảnh kinh nghiệm của các hoạt động văn học: sáng tác, truyền bá, thưởng thức; mà trong đó, tác phẩm được đọc như là tác phẩm văn học nghệ thuật Chân trời kinh nghiệm văn học, như
ý niệm chân trời bên trong của Husserl, là những dữ kiện trong ký ức của người đọc và nhà phê bình về đề tài, chủ đề, ngôn ngữ và thể loại văn học
- Chân trời kinh nghiệm văn học không tách biệt, độc lập tuyệt đối, không “tự mình”, mà trong tương quan, tương tác với chân trời kinh nghiệm đời sống Vì chính trong thế đối sánh này, mà người đọc nhận ra tính chất hư cấu và đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm
- Hoạt động hiểu, tiếp nhận văn bản văn học là hoạt động người đọc đến với chân trời lịch sử của tác phẩm bằng chân trời hiện tại của riêng mình, tạo nên một sự hòa trộn, đồng thời là sự đối thoại các chân trời Chính ở đây, chân trời kinh nghiệm văn học tác động trở lại với chân trời kinh nghiệm đời sống đem đến một sự hiểu có tính thưởng thức, nghĩa là không chỉ có tác động thẩm mỹ, mà còn có tác động thuộc về kinh nghiệm thông diễn, kinh nghiệm về chân lý
1.1.2 Hiểu văn bản trong trò chơi ngôn ngữ
Tuy ý thức sâu sắc được mối quan hệ giữa chân trời bên trong của kinh nghiệm văn học và chân trời bên ngoài của trải nghiệm đời sống, nhưng Jauss vẫn chưa giải quyết được vấn đề làm thế nào nhận thức được mối quan
Trang 30hệ đan xen rất phức tạp này của chúng trong ngôn ngữ Nói cách khác, nếu xem văn bản phê bình là biểu hiện của kết quả tiếp nhận, thì bằng cách nào ta
có thể phân tách được những tác động ở bề sâu, với tư cách là những tác động của chân trời, chi phối sự tiếp nhận? Văn bản phê bình là một diễn ngôn phức tạp, được đan dệt nên bởi vô số những mục đích, quy chuẩn, dự phóng; nó cũng chịu sự ràng buộc phức tạp không chỉ bởi quan niệm thẩm
mỹ, quan niệm văn học, mà còn bởi văn hóa, xã hội, chính trị…, bởi những cộng đồng lý giải hiện rõ hay ngầm ẩn bằng hình thức này hay hình thức khác
Mặt khác, không phải văn bản nào cũng là tác phẩm trong chân trời kinh nghiệm văn học; mỗi văn bản, để được định vị là tác phẩm, phải có sự phù hợp, tương ứng nhất định với các quy tắc, quy chuẩn và quy ước với chân trời khi nó xuất hiện Hay dưới nhãn quan “trò chơi ngôn ngữ” của Wittgenstein, tác phẩm ấy phải phù hợp với “ngữ pháp” của trò chơi ngôn ngữ, nghĩa là những quy ước sử dụng ngôn ngữ để tác phẩm được xét như là tác phẩm Đây là lý do chính mà Jauss gợi ý liên hệ khái niệm “chân trời” với khái niệm “trò chơi ngôn ngữ” (Sprachspiel) của Wittgenstein
Sự liên tưởng của Jauss về mối quan hệ giữa “chân trời” và “trò chơi ngôn ngữ” xuất hiện trong một phần đề cập đến những tiền giả định lý thuyết cho việc hình thành ý niệm về chân trời Ông cho rằng một khái quát lịch sử vấn đề chân trời cần nên bao gồm các học thuyết khác, các học thuyết mà hầu hết chúng gần đây đều đã bắt đầu đặt vấn đề về các tiền giả định thông diễn cho nền tảng lý thuyết của chúng và đã xây dựng một cách mặc nhiên hay minh nhiên ý niệm về chân trời Ông nêu lại các lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau xây dựng ý niệm chân trời cho nền tảng lý thuyết của chúng
Và theo ông, chốt cùng lại thì ý niệm chân trời “như là trò chơi ngôn ngữ trong triết học phân tích ngôn ngữ giai đoạn hậu kỳ của Wittgenstein, chính
Trang 31trò chơi ngôn ngữ về cơ bản đã giúp cho toàn bộ việc hiểu nghĩa có thể có được, và do vậy, nó đã làm được việc trước đây hình thức logic của ngôn ngữ chính xác thuộc về việc miêu tả thế giới đã làm” [149; tr.659] Ở đây, Jauss đặt khái niệm “chân trời” trong quan hệ với khái niệm “trò chơi ngôn ngữ” của Wittgenstein, hay là đã liên hệ đến việc nhìn nhận vấn đề chân trời của thông diễn học trong phạm vi triết học phân tích ngôn ngữ ngày thường của Wittgenstein
Theo Wittgenstein, trò chơi ngôn ngữ được cấu tạo bằng những phát ngôn, là những nước đi của trò chơi Phát ngôn được hình thành trong ngữ cảnh đời sống, nhưng cũng làm biến đổi ngữ cảnh đời sống này Nói ra một điều gì đó đồng thời cũng tạo ra một biến đổi cho điều được nói Khi nói
“Cửa đang mở Hãy đóng cửa lại Đóng cửa lại thì tốt hơn”, thì mỗi câu trong chuỗi phát ngôn ấy liên tục tạo ra những quan hệ khác nhau giữa người nói, người nghe và đối tượng được nói đến Chúng là những trò chơi ngôn ngữ khác nhau, tạo lập và được tạo lập từ các quy tắc khác nhau
Phát ngôn được tạo lập và bị chi phối bởi những quy tắc, tồn tại trong ngữ cảnh đời sống sinh ra nó Một phát ngôn chẳng hạn như “Cửa đang mở”
có những quy tắc để hiểu khác với phát ngôn “Hãy đóng cửa lại”, hay “Đóng cửa lại thì tốt hơn”, hoặc “Tôi bán cho anh cánh cửa này”… “Cửa đang mở”
là một phát ngôn sở thị, quy tắc của nó là đúng/ sai so với hiện thực được nói đến: cửa có đang thực sự mở hay không Nhưng “Hãy đóng cửa lại” là một phát ngôn chỉ thị, quy tắc của nó là người nói có thẩm quyền để yêu cầu điều
đó đối với người nghe hay không “Đóng cửa lại thì tốt hơn” là một phát ngôn định giá trị, quy tắc của nó là tiêu chuẩn giá trị có phổ biến cho cả người nói lẫn người nghe hay không “Tôi bán cho anh cánh cửa này” là phát ngôn ngôn hành, quy tắc là người nói có đủ quyền để thực hiện điều được
Trang 32nói hay không Nhưng những quy tắc này không cố định, nó có tính thời gian, nó luôn thay đổi theo nhu cầu, khi những trò chơi mới được tạo ra
Theo Wittgenstein, trò chơi ngôn ngữ có những “nước đi” của nó Nếu mỗi văn bản là một trò chơi ngôn ngữ thì những nước đi của trò chơi này là những câu văn trong văn bản Những nước đi này bị chi phối của cái mà ông gọi là “ngữ pháp” của trò chơi ngôn ngữ Với Wittgenstein, “ngữ pháp” của trò chơi ngôn ngữ không phải ngữ pháp theo nghĩa của ngôn ngữ học, mà là toàn bộ những gì cấu tạo nên trò chơi và làm cho mỗi nước đi có “ý nghĩa” đối với người tham gia trong ngữ cảnh: chúng là các quy tắc, hay những luật chơi Ngược lại, mỗi văn bản lại là một “nước đi” trong một trò chơi ngôn ngữ lớn hơn, và cứ tiếp tục như vậy Điều này sẽ được hiểu rõ hơn trong sự liên hệ giữa trò chơi ngôn ngữ và hình thức cuộc sống
Trên một ý niệm như vậy về việc sử dụng ngôn ngữ, Wittgenstein mở rộng khái niệm “trò chơi ngôn ngữ” và đặt nó trong toàn bộ phức thể những hoạt động sống của con người: “Ở đây thuật ngữ ‘trò chơi ngôn ngữ’ có vai
trò quan trọng nhằm làm nổi rõ một sự kiện là việc nói một ngôn ngữ là một
bộ phận của một hoạt động, hay [một bộ phận] của một hình thức cuộc sống” (153, 23) Ông cho rằng, với sự hình dung như vậy, “trò chơi ngôn ngữ” hằn sâu (embedding) trong các hoạt động sống khác nhau của ta Và chính trong các hoạt động sống đó, nó mới có ý nghĩa Trò chơi ngôn ngữ không như các trò chơi khác, nó không có tính tự trị, tách biệt, mà gắn bó với hình thức cuộc sống
Trong một số tiểu đoạn khác, Wittgenstein tiếp tục khai triển mối quan
hệ biện chứng giữa trò chơi ngôn ngữ và hình thức cuộc sống Ông viết:
“Hình dung một trò chơi ngôn ngữ nghĩa là hình dung một hình thức cuộc sống” (153, 7, 19) Theo đó, một hình thức cuộc sống là một sự hình thành văn hóa hay xã hội, tức là tổng thể những hành vi giao tiếp trong đó trò chơi
Trang 33ngôn ngữ hằn sâu Các hình thức cuộc sống là toàn thể ngữ cảnh văn hóa xã hội đã thiết định nên chúng ta, trong đó chúng ta hoạt động, nói năng, sử dụng ngôn ngữ để tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống cho mình Wittgenstein viết:
“Cái gì phải được thừa nhận, được thiết định – như ta có thể nói – là các hình thức cuộc sống” (149, 226)
Mỗi người sử dụng ngôn ngữ với tư cách một trò chơi ngôn ngữ trong một hình thức cuộc sống; nhưng bản thân họ cũng tham gia vào trò chơi ngôn ngữ của các hình thức cuộc sống khác nhau Đó là thân phận của mỗi người khi đến với văn bản văn học trong văn bản đời sống Sự lý giải văn bản của người đọc là hữu hạn, nhìn ở góc độ nào đó là bởi sự hữu hạn chân trời của riêng họ; nhìn ở góc độ khác, là vì họ sống trong các trò chơi ngôn ngữ ước định của cuộc sống, trong đó, để tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời của riêng mình, bằng cách này hay cách khác họ buộc phải tuân theo các quy tắc
và quy ước của nó
Tư tưởng của Wittgenstein được Jean-François Lyotard tiếp tục triển khai rộng hơn Theo ông, “Có thể rút ba quan sát về chủ đề trò chơi ngôn ngữ Thứ nhất, các quy tắc của chúng không có sự hợp thức hóa ở bản thân chúng, mà chúng là khế ước mặc nhiên hay minh nhiên giữa các người chơi (nhưng điều này không có ý nói họ là người phát minh ra các quy tắc) Thứ hai, không có quy tắc thì không có trò chơi, một sự thay đổi dù là nhỏ của một quy tắc cũng làm thay đổi bản tính của trò chơi, và một “nước cờ” hay một phát ngôn không thỏa mãn các quy tắc thì không thuộc về trò chơi được xác định bằng các quy tắc ấy Thứ ba, như vừa nói trong điều trên: mọi phát ngôn phải được xem như một nước đi trong một trò chơi
Quan sát thứ ba này đưa tới sự thừa nhận một nguyên lý đầu tiên làm
cơ sở cho toàn bộ phương pháp của chúng ta: phát ngôn là đấu tranh, hiểu
Trang 34theo nghĩa chơi, và các hành vi ngôn ngữ cho thấy một sự đối chọi, tranh đua chung” [43; tr.80]
Jean-François Lyotard sử dụng khái niệm “trò chơi ngôn ngữ” như một phương pháp để phân tích hoàn cảnh hậu hiện đại của khoa học Theo Lyotard, khoa học trong hoàn cảnh tiền hiện đại và hiện đại là một trò chơi ngôn ngữ mà để “hợp thức hóa tri thức” nó phải viện dẫn những “đại tự sự” Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hậu hiện đại, không có một ngôn ngữ “nói chung”, và không có một quy tắc phán đoán phổ quát để “phân xử” những loại diễn ngôn không thể so sánh được với nhau [56; tr.47] Nói cách khác, không có một “siêu trò chơi ngôn ngữ” mà chỉ còn là sự đa tạp của các hình thức trò chơi ngôn ngữ khác nhau
Tuy nhiên, trọng điểm lý thuyết mà ta có thể vận dụng trong trường hợp nghiên cứu tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương tại Việt Nam là quan niệm của Lyotard về các “trò chơi ngôn ngữ” trong bối cảnh tiền hiện đại và hiện đại Trong bối cảnh ấy, một trò chơi ngôn ngữ có thể viện dẫn các “đại
tự sự” làm cơ sở cho mình, và do đó, một trò chơi ngôn ngữ có thể bị chi phối bởi các quy tắc và quy ước của một đại tự sự nằm ngoài bản thân nó Theo nghiên cứu của Lyotard, có những “đại tự sự” phổ quát chi phối các trò chơi ngôn ngữ khác bằng các quy tắc và quy ước của chúng Sự khai triển này không xa rời phạm vi quan niệm của Wittgenstein về trò chơi ngôn ngữ gắn liền với hình thức cuộc sống, và những hình thức cuộc sống cũng nằm trong những trò chơi ngôn ngữ Nhưng rõ ràng, sự khai triển này cho phép ta nhìn nhận những diễn ngôn văn học (sáng tác và tiếp nhận) như là những
“nước đi” của trò chơi ngôn ngữ chịu sự chi phối bởi bối cảnh, mục đích và các quy tắc, đôi khi của các trò chơi ngôn ngữ lớn hơn, đóng vai trò như những “đại tự sự” Một cách nhìn nhận như vậy có khả năng gợi ý cho
Trang 35nghiên cứu những hiện tượng tiếp nhận văn học trong những bối cảnh xã hội lịch sử đặc thù
Và cuối cùng, từ gợi ý của Wittgenstein về mối quan hệ giữa hình thức cuộc sống cũng và các trò chơi ngôn ngữ, có thể thấy, trong một bối cảnh đặc thù, các hoạt động văn học bị chi phối bởi những quy tắc và quy ước khác nhau nằm trong một hệ thống của những quy tắc và quy ước đặc thù lớn hơn của lịch sử Đó có thể là một ngữ cảnh trò chơi ngôn ngữ của thời chiến tranh lạnh, trong đó sự đối đầu có tính chất ý thức hệ giữa khối xã hội chủ nghĩa và khối tư bản chủ nghĩa đã tạo nên những tác động đối với diễn ngôn phê bình
và sáng tác văn học Nói cách khác, nó đã làm cho chúng ta nhìn cuộc sống
và “mô tả sự xuất hiện” của tác phẩm cũng như “xác lập một khuôn khổ cho nó” theo những cách thức nhất định
Ở đây, quan niệm về chân trời như là trò chơi ngôn ngữ trong hình thức cuộc sống trở nên hữu dụng ở chỗ nó gợi ý cho ta cách thức nhận ra được sự đan xen phức tạp giữa các quy tắc và quy ước của các trò chơi ngôn ngữ khác nhau mà nhà phê bình tuân theo Trong việc đối chiếu với các hình thức cuộc sống tương ứng, nó còn cho thấy có thể nhà phê bình đã thực hiện trò chơi ngôn ngữ trong phạm vi hữu thức và vô thức để tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của riêng mình, nghĩa là để thực hành sống
1.1.3 Logic câu hỏi và câu trả lời của các trò chơi ngôn ngữ
Mỗi văn bản tồn tại trong một chân trời và sinh ra từ một trò chơi ngôn
ngữ cụ thể Chiếu dời đô thoạt tiên là một văn bản chính luận tuyên bố việc dời đô, bài thơ Nam quốc sơn hà được cho là của Lý Thường Kiệt có mục đích cổ vũ cuộc kháng chiến, còn Bình Ngô đại cáo thì tuyên bố thắng trận,
giải thích nguyên nhân tha chết cho quân giặc, gợi niềm tin vào một giai
đoạn lịch sử mới…, Truyện Kiều cũng có thể hiểu là bản quốc âm của Kim
Vân Kiều truyện trong trào lưu phiên dịch truyện tài tử giai nhân trong văn
Trang 36hóa Trung Quốc thời bấy giờ… Tuy vậy, văn bản văn học không chỉ là một văn bản với những kí hiệu tồn tại trong hình thức vật lý và hóa học, nó là hệ thống những ký hiệu luôn làm thức tỉnh con người bằng những câu hỏi Thúy Kiều là người phụ nữ có nhân phẩm hay không? Nguyễn Du mang tâm sự hoài Lê hay chống phong kiến? Những hình ảnh trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương là hợp với luân lý hay là trái với luân lý? Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
có giá trị hay không? Nói cách khác, mỗi văn bản văn học cũng là những câu hỏi, là chân trời của câu hỏi sinh ra từ thời đại của nó luôn đòi hỏi người đọc
ở những thời đại sau tìm câu trả lời
Trong mỗi thời đại lịch sử khác nhau, những văn bản này đều đặt ra cho người đọc những câu hỏi, để từ chân trời cụ thể của họ, họ có những câu trả lời và cách hiểu không hoàn toàn giống nhau, không chỉ trong từng khía cạnh nội dung cụ thể, mà còn trong cả tư tưởng chủ đề chung của tác phẩm Nói cách khác, mỗi thời đại khác nhau đó, người đọc từ chân trời và trò chơi ngôn ngữ của mình, đặt câu hỏi về ý nghĩa của văn bản văn học, và tìm kiếm câu trả lời cho ý nghĩa ấy từ cách hiểu và tiếp nhận của riêng mình Vấn đề đặt ra ở đây là có hay không sự tác động hay mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời từ một chân trời này với câu hỏi và câu trả lời từ một chân trời khác? Hay nói cách khác, có hay không tính lịch sử giữa các câu trả lời khác nhau trên tiến trình thời gian? Đó là vấn đề mà các lý thuyết gia triết học lịch
sử và thông diễn học triết học đã nêu ra và giải quyết trong khái niệm “logic của câu hỏi và câu trả lời” Khái niệm này được kế thừa và vận dụng trong phương pháp nghiên cứu tính lịch sử của quá trình tiếp nhận trong thông diễn học văn học của Hans Robert Jauss
Khái niệm “logic của câu hỏi và câu trả lời” là khái niệm có tầm độ lý luận sâu rộng của triết học lịch sử, thông diễn học triết học và thông diễn học văn học Khái niệm này do Robin George Collingwood đặt ra Sau đó, trên
Trang 37cơ sở triển khai những ý niệm về đối thoại trong các công trình của Plato và việc phê phán quan niệm của Collingwood về khái niệm này, Gadamer mở rộng và vận dụng nó vào thông diễn học triết học theo cách thức khác với Collingwood Khái niệm này tiếp tục được Jauss kế thừa, phát triển nghiêng
về phía quan niệm ban đầu của Collingwood, và vận dụng vào thông diễn học văn học để xem xét tính lịch sử của tiếp nhận văn học và phương pháp nghiên cứu tiếp nhận văn học Theo Collingwood “Để tìm thấy nghĩa của [những gì] anh ta [nói hoặc viết], bạn cũng phải biết câu hỏi là gì, cái câu hỏi
mà theo đó những gì anh ta nói hoặc viết được hiểu như là câu trả lời” [102; tr.31]
Truyền thống lịch sử đặt cho chúng ta câu hỏi về ý nghĩa của những sự kiện trong nó, và chúng ta phải tìm câu trả lời về ý nghĩa này bằng việc phân tích và lý giải chính bản thân các sự kiện trong truyền thống ấy Mỗi câu trả lời mà chúng ta tìm thấy lại là cơ sở để lý giải những sự kiện khác của truyền thống lịch sử Tất cả những sự lý giải và những sự kiện được lý giải có liên quan đến nhau, theo nghĩa chúng là những tiền giả định tương quan để soi sáng cho nhau Nhưng toàn bộ truyền thống lịch sử và những sự kiện của nó
là một loại “tiền giả định tuyệt đối”, tức là những gì tạo nên nhận thức của chính chúng ta, bắt buộc chúng ta phải hiểu cuộc sống như thế này hoặc như thế kia Truyền thống lịch sử là một sự thiết định, đồng thời là một câu hỏi không thể được đánh giá đúng/ sai Chúng ta không thể từ chối nó, mà chỉ có thể dựa vào nó để hiểu chính nó và hiểu cái khác Khi chúng ta lý giải truyền thống lịch sử qua những sự kiện, chính những sự kiện là một “tiền giả định tương quan” Nghĩa là nó vừa là một câu hỏi, vừa là một câu trả lời, trong tương quan với những sự kiện khác Và khi chúng ta giải nghĩa nó, lời giải nghĩa hay câu trả lời của chúng ta về nó cũng là một “tiền giả định tương
Trang 38đối”, tức là một lời giải nghĩa sẽ là tiền đề cho những câu hỏi và sự giải nghĩa khác, tạo thành một dãy những tác động không kết thúc
Theo Gadamer: “[…] một văn bản truyền thống trở thành đối tượng của sự lý giải, nghĩa là nó đặt một câu hỏi cho người lý giải Do đó, sự lý giải luôn bao gồm mối quan hệ cơ bản (Wesensbezug) với một câu hỏi được đặt
ra Hiểu một văn bản, là hiểu câu hỏi này Nhưng điều này (việc hiểu câu hỏi này) xảy ra, như ta đã chỉ ra, bởi một người đạt được chân trời thông diễn
Bây giờ ta nhận thức điều này như là chân trời câu hỏi, trong [phạm vi] của
nó, [nó] giới hạn bình diện nghĩa của văn bản.” [144; tr.375] Để hiểu một văn bản trong truyền thống, người đọc phải hiểu chân trời câu hỏi của văn bản, hay phải hiểu rằng văn bản này đã kế thừa, tiếp nối, liên hệ với các văn bản khác điều gì và như thế nào; nghĩa là nó đã trả lời cho các câu hỏi nào từ văn bản khác; và điều quan trọng là người đọc phải hiểu được nó như là một câu hỏi
Văn bản Truyện Kiều của Nguyễn Du, hiểu theo Gadamer, là sự kế thừa từ Kim Vân Kiều truyện và các truyện thơ Nôm bình dân khác, là câu trả lời cho các câu hỏi từ các văn bản khác Truyện Kiều, do vậy, là một cách
hiểu riêng của Nguyễn Du về thân phận người phụ nữ so với các truyện thơ
Nôm bình dân khác và Kim Vân Kiều truyện; nhưng đến lượt, Truyện Kiều
cũng là một câu hỏi đối với người đọc hôm nay, chờ đợi những câu trả lời mới về nghĩa
Jauss kế thừa tư tưởng của Collingwood và Gadamer nhưng khi phát triển một cách tổng hợp vấn đề “logic của câu hỏi và câu trả lời” và vấn đề các tiền giả định, ông xem nó như là vấn đề “biện chứng của câu hỏi và câu trả lời”, một vấn đề trụ cột của thông diễn học văn học Phê bình Gadamer về việc chú trọng đến câu hỏi của văn bản trong lịch sử đặt ra cho người lý giải, Jauss cho rằng văn bản trong lịch sử không thể tự nó xuyên qua các thời đại
Trang 39đặt cho người lý giải nó câu hỏi, mà truyền thống văn học tồn tại qua biện chứng của câu hỏi và câu trả lời được tiếp nối từ “mối quan tâm hiện tại” của người lý giải
Câu hỏi của văn bản trong quá khứ có là câu hỏi với người đọc hay không, là do mối quan tâm của chính người đọc – của “ý thức lĩnh hội” với
tư cách “chủ thể kinh nghiệm thẩm mỹ”, chứ không phải là do “chân lí khách quan được giả định trước” của tác phẩm, tức là sự hiện hữu tất yếu của nó trong lịch sử Hay hiểu một cách rộng hơn, văn bản trong truyền thống có tác động (và có tác động như thế nào) đối với người đọc là do mối quan tâm của
họ, thể hiện qua câu hỏi mà họ đặt ra lại cho nó; không phải do “tiền giả định tuyệt đối” tồn tại như một câu hỏi mà nó tất yếu đặt ra cho họ
Nhưng, theo Jauss, chân trời hiện tại luôn luôn vận động và biến đổi nên nó luôn đặt lại những câu hỏi mới và đòi hỏi phải lý giải lại văn bản trong những chân trời mới này Lịch sử tiếp nhận là lịch sử của những câu hỏi luôn được người đọc đặt lại trong phạm vi chân trời của họ Jauss tổng kết và giải thích điều này như sau:
“Những câu hỏi còn chưa được đặt ra là những cơ hội cho người lý giải đến sau Họ không phải tiến đến bác bỏ hoàn toàn câu trả lời mà người
đi trước đã tìm thấy trong văn bản theo các câu hỏi của anh ta Sự liên kết mạch lạc của câu hỏi và câu trả lời trong lịch sử của lý giải được xác định trước tiên từ các hình thức làm phong phú thêm của việc hiểu (chúng được
bổ sung hay phát triển, nhấn mạnh lại hay sáng tỏ thêm) và sau nữa là từ
logic của tính có thể kiểm sai được (Falsifizierbarkeit/falsifiability) Khi một
lý giải có trước có thể được kiểm sai, thì phần lớn điều này cho thấy rằng không phải do lỗi lịch sử lẫn do “các sai sót” khách quan, mà ngược lại cho thấy rằng những câu hỏi đã được đặt ra sai hay không hợp thức trong nhiệm
vụ của người lý giải Trong quan hệ với tác phẩm văn học, các câu hỏi được
Trang 40xem là hợp thức khi vai trò của chúng xét như là những sự lĩnh hội ban đầu
vì mục đích lý giải được xác lập trong văn bản; nói cách khác, khi nó cho thấy rằng văn bản có thể được hiểu như là một hồi đáp mới – và không chỉ như một sự hồi đáp ngẫu nhiên Một hồi đáp tất yếu yêu sách rằng văn bản được lý giải thích hợp với ý nghĩa của sự hồi đáp này Khi các hồi đáp khác nhau trong lịch sử lý giải các tác phẩm nghệ thuật không được kiểm sai lẫn nhau, mà ngược lại chứng thực cho sự cụ thể hóa tăng tiến có tính lịch sử của
ý nghĩa trong sự xung đột (Widerstreit) của lý giải, [thì nó chứng thực cho] bất kỳ cái gì mà ta quy cho nó, bằng không thì chứng thực cho tính có thể hợp nhất được của các câu hỏi hợp thức, ít nhất là được biểu hiện trong kinh nghiệm nghệ thuật” [149; tr.865]
Trong đoạn trên, Jauss cho rằng câu trả lời về nghĩa cho một câu hỏi
“không hợp thức”, nghĩa là câu hỏi không đem lại hồi đáp về nghĩa mới và không có cơ sở trong văn bản, sẽ là tiền đề cho việc đặt ra những câu hỏi mới
và cho sự giải nghĩa tiếp theo Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là câu trả lời trước đó hoàn toàn bị bác bỏ như khoa học tự nhiên, mà chủ yếu có nghĩa
là cần phải đặt ra câu hỏi mới, để tìm kiếm câu trả lời mới hơn trong chân trời của người lý giải Đó là logic của tính có thể kiểm sai được Theo đó, tiến trình ý nghĩa trong lịch sử của lý giải có thể nhìn ở hai góc độ: góc độ sự xung đột của các lý giải và góc độ tính có thể kiểm sai được và qua đó là mối liên kết hợp nhất các câu hỏi có cơ sở từ văn bản
Những kết luận mâu thuẫn về giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương của phê bình đạo đức đã đòi hỏi một cách đặt vấn đề và câu trả lời cho vấn đề ấy
từ một góc độ khác, đó chính là tiền đề cho việc vận dụng phương pháp phân tâm học và xã hội học của những khuynh hướng phê bình về sau Tiến trình
ấy, một mặt cho thấy sự xung đột lẫn nhau của những hướng phê bình này thông qua sự kiểm sai lẫn nhau, hay việc phát hiện ra những mâu thuẫn giữa