Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích sự chuyểntiếp có tính lịch sử và sự mở rộng của các bình diện nghĩacủa hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương qua các khuynhhướ
Trang 11.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích sự chuyểntiếp có tính lịch sử và sự mở rộng của các bình diện nghĩacủa hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương qua các khuynhhướng phê bình
2 Phạm vi đề tài và đối tượng nghiên cứu
2.1 Phạm vi đề tài
Luận án chỉ giới hạn phạm vi đề tài trong những khuynhhướng phê bình có tác động nổi bật đến lịch sử tiếp nhậnhiện tượng văn học này Cụ thể, luận án phân tích tiến trìnhtiếp nhận của các khuynh hướng: phê bình đạo đức, phê bìnhphân tâm học, phê bình của chủ nghĩa Marx
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lịch sử tiếp nhận thơNôm Hồ Xuân Hương thể hiện qua các khuynh hướng phêbình, với các công trình phê bình tiêu biểu của Ngô Tất Tố,
Trang 2Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, Hoài Thanh, Đỗ Lai Thúy,Nguyễn Lộc, Trần Thanh Mại, Xuân Diệu…; và các ý kiếntiếp nhận của Vũ Trọng Phụng, Dương Quảng Hàm, Phan KếBính… Đối tượng của luận án liên quan đến ngữ cảnh vănhóa xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nửa cuối thế kỷ
XX
3 Lịch sử vấn đề
a) Mô tả các tài liệu phê bình về thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Hiện có một công trình thuộc loại này Đó là bài viết
“Sức sống thơ Hồ Xuân Hương và việc tiếp nhận” của
Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh, in trong quyển Hồ Xuân
Hương, tác gia và tác phẩm, năm 2007 Trong bài viết, tập
thể tác giả liệt kê các tài liệu và hướng tiếp cận vấn đề về tácgiả, văn bản và phê bình thơ trong lịch sử
b) Nghiên cứu liên quan đến phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Hiện có hai công trình thuộc loại này Công trình thứ nhất
là quyển Lược khảo văn học, Tập 3: Nghiên cứu và phê bình
văn học của Nguyễn Văn Trung, Nam Sơn xuất bản, tại Sài
Gòn, năm 1968 Công trình thứ hai là Phê bình văn học, con
vật lưỡng thê ấy, của Đỗ Lai Thúy, nhà xuất bản Hội Nhà
Văn ấn hành, năm 2010
c)Nghiên cứu các hướng phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Trong hình thức này, có giá trị hơn cả là chương 1 trong
quyển Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai
Thúy, nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành, năm 1999.Sau đó, sách này được in lại lần thứ hai có sửa chữa, tại nhàxuất bản Văn học, năm 2010
Trang 34 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là phươngpháp lịch sử chức năng, được vận dụng để phân tích, mô tảtiến trình mở rộng ý nghĩa thơ Nôm Hồ Xuân Hương trongnhững chân trời tiếp nhận khác nhau theo tiến trình lịch sử.Luận án vận dụng các thao tác phân tích, so sánh để phântích kết quả tiếp nhận trong mối quan hệ với bối cảnh xã hội,
lý giải mối quan hệ giữa quan điểm phê bình trong chân trờitiếp nhận và kết quả phê bình trong văn bản phê bình
5 Những đóng góp của luận án
Về mặt lý luận, luận án bước đầu khai triển và vận dụnggợi ý của Jauss về mối liên hệ giữa các khái niệm: “chântrời”, “trò chơi ngôn ngữ”, “logic của câu hỏi và câu trả lời”
Về mặt nghiên cứu vận dụng, luận án phân tích, miêu tảmột số hướng tiếp nhận tiêu biểu về thơ Nôm Hồ XuânHương tại Việt Nam trong giai đoạn hiện đại hóa đầu thế kỷ
XX, giai đoạn cách mạng hóa 1945 – 1975: phê bình đạođức, phê bình phân tâm học, phê bình Mác-xít
6 Bố cục của luận án
Luận án có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận Phần nội dung có bốn chương Chương 1: Lý thuyết
tiếp nhận hiện đại và vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân
Hương Chương 2: Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình đạo đức Chương 3: Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình phân tâm học Chương 4:
Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình văn học của chủ nghĩa Marx
Trang 4CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN HIỆN ĐẠI VÀ
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
1.1 Lý thuyết tiếp nhận hiện đại: Khái niệm và phương pháp 1.1.1 Chân trời nhận thức cuộc sống và chân trời hiểu văn bản
Nổi bật trong lý thuyết tiếp nhận của Jauss là khái niệm “chântrời chờ đợi” kế thừa từ Gadamer và Karl Mannhem Nhìn mộtcách tổng quát, kế thừa Gadamer, Jauss cho rằng không chỉ ngườiđọc mới có một chân trời chờ đợi của mình khi đến với văn bản,
mà nơi văn bản cũng có một chân trời lịch sử đề xuất một phạm vidiễn giải ý nghĩa gợi ý cho người đọc nó Trong quá trình đọc,chân trời chờ đợi nơi người đọc tự thiết lập và hiệu chỉnh liên tụctrong sự tương tác với chân trời lịch sử của văn bản Và chínhchân trời lịch sử của văn bản khơi dậy sự chờ đợi nơi người đọc
1.1.2 Hiểu văn bản trong trò chơi ngôn ngữ
Sự liên tưởng của Jauss về mối quan hệ giữa “chân trời” và
“trò chơi ngôn ngữ” xuất hiện trong một phần đề cập đến nhữngtiền giả định lý thuyết cho việc hình thành ý niệm về chân trời.Theo Jauss, chốt cùng lại thì ý niệm chân trời “như là trò chơingôn ngữ trong triết học phân tích ngôn ngữ giai đoạn hậu kỳ củaWittgenstein, chính trò chơi ngôn ngữ về cơ bản đã giúp cho toàn
bộ việc hiểu nghĩa có thể có được, và do vậy, nó đã làm được việctrước đây hình thức logic của ngôn ngữ chính xác thuộc về việcmiêu tả thế giới đã làm” 1 Ở đây, Jauss đặt khái niệm “chân trời”
1 Hans Robert Jauss (1991), Ästhetische Erfahrung und literarische Hermeneutik, Suhrkamp,
Frankfurt am Main, tr 659
Trang 5trong quan hệ với khái niệm “trò chơi ngôn ngữ” củaWittgenstein, hay là đã liên hệ đến việc nhìn nhận vấn đề chântrời của thông diễn học trong phạm vi triết học phân tích ngôn ngữngày thường của Wittgenstein
1.1.3 Logic câu hỏi và câu trả lời của các trò chơi ngôn ngữ
Jauss kế thừa tư tưởng của Collingwood và Gadamer nhưngkhi phát triển một cách tổng hợp vấn đề “logic của câu hỏi và câutrả lời” và vấn đề các tiền giả định, ông xem nó như là vấn đề
“biện chứng của câu hỏi và câu trả lời”, một vấn đề trụ cột củathông diễn học văn học Phê bình Gadamer về việc chú trọng đếncâu hỏi của văn bản trong lịch sử đặt ra cho người lý giải, Jausscho rằng văn bản trong lịch sử không thể tự nó xuyên qua các thờiđại đặt cho người lý giải nó câu hỏi, mà truyền thống văn họctồn tại qua biện chứng của câu hỏi và câu trả lời được tiếpnối từ “mối quan tâm hiện tại” của người lý giải
1.1.4 Phương pháp trò chơi ngôn ngữ trong nghiên cứu tiếp nhận văn học
Khi nỗ lực đi sâu vào tính chất phức tạp của khái niệm kinhnghiệm thẩm mỹ, Jauss cũng bắt đầu cảm nhận được tính chấtphức tạp của vấn đề thưởng thức nghệ thuật, vốn vượt ra khỏiphạm vi khái niệm chân trời chờ đợi mà ông đặt ra giai đoạn đầu.Một liên hệ thoáng qua giữa khái niệm chân trời và khái niệm tròchơi ngôn ngữ đã cho thấy điều đó Và ông cũng chỉ dừng lại ở đó,không khai triển và làm rõ thêm ý tưởng của mình
Từ góc nhìn này của Jauss, có thể đề ra một phương phápnghiên cứu tiếp nhận: phân loại và phân tích những trường hợpphê bình mà tất cả các văn bản phê bình xoay chung quanh hay bịchi phối từ các quy tắc và quy ước cụ thể Phân tích sự tạo lập cácquy tắc, quy ước tham gia chi phối các tiêu chí đánh giá củatrường hợp phê bình Bên cạnh đó, để chỉ rõ và phân tích nhữngtác động của các quy tắc và quy ước này, cần phải đặt nó trong
Trang 6các hình thức cuộc sống nhất định, cùng với việc chỉ ra các mụcđích của phát ngôn phê bình, khi chúng tuân theo hoặc bác bỏ cácquy tắc và quy ước được tạo lập trong hình thức cuộc sống ấy
1.2.Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương
1.2.1 Vấn đề văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ tiếp nhận văn học
Quan điểm thứ nhất, chủ yếu thịnh hành trong dân gian làquan điểm tuyển lựa tất cả những bài thơ mang bóng dáng, hayđược “truyền tụng” là của Hồ Xuân Hương Số lượng những bàithơ theo quan điểm này không ngừng tăng lên theo thời gian: từnăm 1913 đến 1930 số lượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương từ 62 đến
Quan điểm thứ ba căn cứ vào nội dung thơ, tính tư tưởng trongthơ để phân loại pham vi những bài thơ có tính tư tưởng cao vớinhững bài thơ tục, nhảm Tiêu biểu cho quan điểm này là TrầnThanh Mại
1.2.2 Phạm vi tiếp nhận phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Cho đến năm 2007, theo thống kê (còn chưa đầy đủ) củaNguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh, đã có 246 đề mục các văn bản lưutruyền, các tập thơ, các công trình, bài viết, giáo trình… trong lẫnngoài nước bằng tiếng Việt viết về hiện tượng thơ Nôm Hồ XuânHương
Có thể nhận thấy, tuy là một hiện tượng văn học với dunglượng và số lượng tác phẩm không nhiều, nhưng thơ Hồ Xuân
Trang 7Hương luôn thu hút các cách diễn giải về nó từ những hướng khácnhau
1.2.3 Ảnh hưởng thơ Hồ Xuân Hương trong sáng tác nghệ thuật
Thơ Hồ Xuân Hương từ lâu đã đi vào giai thoại dân gian,được dân gian lưu giữ, sáng tác, mô phỏng Những giai thoại vềthơ Nôm của nữ sĩ do Hoàng Ngọc Phách, Vũ Ngọc Khánh, KiềuThu Hoạch sưu tầm cũng thể hiện lòng yêu mến của dân gian vềcon người và tính cách của nhà thơ tài năng
Trong thời hiện đại, đầu thế kỷ, hình tượng Hồ Xuân Hương
đã xuất hiện trong Giai nhân dị mặc-sự tích thơ từ Hồ Xuân
Hương (1917) của Nguyễn Hữu Tiến Tiếp theo đó là những vở
diễn sân khấu chèo và tuồng (Tuồng hát Xuân Hương khóc cay
chàng Tổng Cóc, Chèo Hồ Xuân Hương ) Những tác phẩm
truyện ngắn của Ngô Văn Phú, Trần Khải Thanh Thuỷ, NguyễnHuy Thiệp, tiểu thuyết về Hồ Xuân Hương của Ngô Tất Tố, BùiBội Tỉnh, phim truyện Hồ Xuân Hương xây dựng hình tượng HồXuân Hương đầy tính cách
Trang 8CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG:
PHÊ BÌNH ĐẠO ĐỨC 2.1 Chân trời phê bình 1
2.1.1 Nho giáo và phê bình đạo đức
Tại Việt Nam, phê bình đạo đức có nguồn gốc chủ yếu trongquan niệm đạo đức của Nho giáo Trong văn học trung đại ViệtNam, quan niệm văn chương như tấm gương đạo đức để giáo hóacon người xuất hiện từ khi nho giáo trở thành học thuyết chính trị
xã hội chính thống, quan niệm này chi phối cả cách đánh giá,thẩm bình tác phẩm
Trong bối cảnh giao thời và có sự chuyển biến của quan niệmvăn chương và thẩm mỹ đầu thế kỷ XX, phê bình đạo đức truyềnthống tuy không còn chiếm địa vị nổi bật, nhưng lại trở thành mộthiện tượng cho thấy một đặc điểm của tiến trình hiện đại hóa: sựphản ứng của quan niệm thẩm mỹ truyền thống phương Đôngtrước bối cảnh tiếp xúc và tiếp thu văn hóa phương Tây
2.1.2 Đặc điểm của phê bình đạo đức
Nhìn một cách khái quát nhất, phê bình đạo đức dựa trên tiền
đề cho rằng có một mối quan hệ giữa tác giả và người đọc thôngqua tác phẩm văn học Bằng hình thức sử dụng ngôn ngữ đặc thù
để thể hiện nội dung tư tưởng tình cảm của tác giả, tác phẩm vănhọc có thể gợi nên những cảm xúc, sự đồng cảm, tác động đếntâm hồn, đạo đức và do đó chi phối hành động của người đọc,đồng thời qua đó tác động đến thực tiễn đời sống xã hội 2 Vì vậy,nhà văn phải có trách nhiệm với hành vi sáng tạo của mình theo
1Vì chủ yếu khảo sát và phân tích hiện tượng tiếp nhận ở góc độ khuynh hướng phê bình, nên luận
án sử dụng khái niệm “chân trời phê bình” thay cho khái niệm “chân trời tiếp nhận”
Trang 9nghĩa là họ phải sáng tạo những tác phẩm đem đến những tácđộng tốt đối với người đọc, trau dồi phẩm chất đạo đức và vun bồitâm hồn cho người đọc
2.2 Câu hỏi và câu trả lời
Điểm đặc trưng trong những bài thơ Nôm được xem là của HồXuân Hương là hiện tượng lưỡng nghĩa: thanh và tục Hiện tượngnày được cấu trúc hóa ngay trong hình thức ngôn ngữ của văn bảnthơ Trong quá trình đọc và tiếp nhận, hiện tượng này đặt ngườiđọc đứng trước sự lựa chọn Người đọc phải lựa chọn nghĩa thanhhay nghĩa tục, hay sự kết hợp cả hai Sự lựa chọn sẽ dẫn ngườiđọc đến một câu hỏi khác, câu hỏi về giá trị đích thực của hiệntượng thơ này: đây có phải là hiện tượng văn học có giá trị haykhông? Và đằng sau tất cả những câu hỏi đó là một câu hỏi nềntảng hơn: văn học là gì, hay, thế nào là văn học? Tất cả những câuhỏi này được cấu trúc hóa ngay trong văn bản thơ Chính do vậy,bằng hình thức cấu tạo ngôn ngữ đặc thù, hiện tượng thơ này luôntừng bước phá vỡ những chân trời chờ đợi có trước của ngườiđọc, để đem đến những tác động thẩm mỹ và tác động đạo đức
2.2.1 Song đề của nghệ thuật và đạo đức
Nhìn một cách tổng quát, câu trả lời của các nhà nho theoquan điểm phê bình đạo đức là câu trả lời có tính chất song đề:khen ngợi tài thơ, nhưng phê phán nội dung thơ Trước hết, cácnhà phê bình theo quan điểm đạo đức nho giáo truyền thống luônphê phán nội dung thơ là “lả lơi”, “tục tĩu”, “bỉ ổi” Nhưng mặtkhác, từ góc độ kinh nghiệm thẩm mỹ, họ không thể phủ nhậnnhững điểm độc đáo trong cách thức sử dụng ngôn từ của “bàchúa thơ Nôm”
Nhận xét sớm nhất và có ít nhiều thái độ đối với thơ ca và conngười nữ sĩ là lời nhận xét của một nhà biên chép vô danh trong
2 Peter Childs, Roger Fowler (2006), The Routledge Dictionary of Literary Terms, Routledge, London & NewYork, tr 75
Trang 10bản Hồ Xuân Hương nương thi được Kiều Thu Hoạch dẫn lại:
“Nàng người tỉnh Hà Nội, tục truyền là yêu tinh biến làm người,đặc biệt giỏi làm thơ từ quốc âm” 1 Thoạt nhìn qua, lời nhận xétnêu trên về con người Hồ Xuân Hương mang màu sắc của truyệntruyền kỳ dân gian, nhưng chính nó đã bao hàm một trong nhữngđặc điểm chủ chốt trong tiếp nhận hiện tượng thơ này Đó là tínhhai mặt trong thái độ đánh giá ngôn ngữ và nội dung thơ: một mặtngợi khen tài thơ, nhưng mặt khác có thái độ “kính nhi viễn chi”với nội dung thơ của nữ sĩ
Những nhận xét phê bình được đưa vào nhà trường cũng thểhiện rõ khía cạnh hai mặt trong các nhìn nhận thơ Nôm Hồ XuânHương đầu thế kỷ XX Dương Quảng Hàm tiêu biểu cho hướngnhìn nhận này Nhìn chung, cái nhìn của Dương Quảng Hàmtương đối mở, nhưng vẫn trong phạm vi câu trả lời có tính chấtsong đề giữa nghệ thuật và đạo đức Là nhà phê bình trong nhàtrường, hay là phê bình giáo khoa, nhưng ông không chỉ phát hiệnđược khía cạnh lưỡng nghĩa trong hiện tượng thơ này mà còn yêucầu phân tích nó như một thủ pháp nghệ thuật, nhưng cũng kínđáo thể hiện sự không nhất quán, thái độ ngập ngừng, dè dặt, biểuhiện cho câu trả lời có tính chất song đề
Ngô Tất Tố (1894 – 1954) là một ví dụ điển hình cho câu trảlời có tính chất song đề trong tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hươngcủa một nhà nho đã ý thức được tiến trình hiện đại hóa Một mặtông phê phán nặng nề những vần thơ có giá trị của nữ sĩ, nhưngmặt khác, trong một quyển tiểu thuyết, ông lại bênh vực cho thơ
nữ sĩ trước những lời phê phán của các nhà nho
2.2.2 Đạo đức cá nhân và trách nhiệm xã hội
Theo quan niệm của Phan Kế Bính , những vần thơ của HồXuân Hương có một nội dung tình cảm “lả lơi”, không nằm trongkhuôn khổ đạo đức nho giáo của người phụ nữ đức hạnh Đó cũng
1 Đỗ Thị Hảo chủ biên (2010), Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam, Khoa học xã hội, Hà Nội, tr
357
Trang 11là một tiếng thơ mà hình ảnh, từ ngữ… “thô bỉ”, hoàn toàn đingược lại với quan niệm thẩm mỹ về văn chương “có ý nhị, cóvăn hoa”, “lời óng chuốt”… mà ông đã nêu lên ở tiết I 1 Do vậy,những vần thơ đó “không có thể làm phép cho nhà thơ”, nghĩa làkhông thể làm khuôn phép cho người đời sau bắt chước, học tập Quan niệm đánh giá của Vũ Trọng Phụng, một nhà văn tiêubiểu của giai đoạn hiện đại hóa, cho thấy bản thân góc nhìn cótính chất đạo đức trong phê bình văn học vẫn là một chiều kíchnội tại, mà những giới hạn của nó tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa
xã hội và những khuynh hướng của ý thức thẩm mỹ trong vănhọc Một quan niệm như trên ít nhiều còn thể hiện trong giai đoạncách mạng hóa của phê bình văn học tại miền Bắc, khi nó đòi hỏimỗi nhà văn phải phê phán giai cấp thống trị, nói lên tiếng nói củagiai cấp lao động, để phục vụ cho nhiệm vụ góp phần xây dựng xãhội tương lai
1Phan Kế Bính (1970), Việt Hán văn khảo, bản in lại, Mặc Lâm, Sài Gòn, tr 12
Trang 12CHƯƠNG 3 VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG:
PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC
3.1 Chân trời phê bình
3.1.1 Sự khám phá cái cá nhân
Sự tìm tòi khám phá cái cá nhân trong văn học, vốn gắn liềnvới sự xuất hiện và ý thức về gía trị của cái cá nhân tronglịch sử 1 Sự tìm tòi khám phá này thể hiện qua tiếng nói củacái tôi cá nhân trong văn học Nhưng sự biểu hiện và sự ýthức của cái cá nhân trong sáng tác văn học không phải làmột hiện tượng nhất thành, trọn vẹn và bất biến, nó là mộttiến trình
3.1.2 Đặc điểm của phê bình phân tâm học
Từ góc độ lý thuyết, khó có một định nghĩa chung nàocho phê bình phân tâm học Nhìn chung, phê bình phân tâmhọc chú trọng đến mối quan hệ giữa văn bản văn học và tâm
lý người sáng tạo ra nó, hay theo nghĩa rộng hơn, chú trọngvào “các mối liên kết giữa bản thân nhà nghệ sĩ và nhữngsáng tạo của họ” 2 Rainer Emig cho rằng sở dĩ phân tâm họcđược vận dụng vào phê bình văn học vì giữa phân tâm học vàphê bình văn học có mối quan tâm chung về các sáng tạohình ảnh và các hình thức biểu tả của con người 3 Mặt khác,cũng theo ông, bản thân phương pháp phân tâm học cũng là
1 Chúng tôi tạm phân biệt: 1/ “cái cá nhân” đối lập với tập thể hay cộng đồng, xét ở phương diện nhân học, xã hội học và triết học, 2/ “cái tôi cá nhân” như là tính chủ thể trong sáng tác văn học Tiếng nói của cái tôi cá nhân thể hiện quan niệm và sự ý thức về cái cá nhân
2 J A Cuddon (1999), The Penguin Dictionary of Literary Terms and Literary Theory, Penguin, tr 332
3 Rainer Emig (2008), “Literary criticism and psychoanalytic positions”, Cambridge History of Literary Criticism, Volume 9 (Twentieth-Century Historical, Philosophical and Psychological Perpectives), Cambridge
University Press, New York, tr 175