Các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 30 - 35)

Đây là các chỉ tiêu định lượng, được lấy trực tiếp hoặc kết quả tính toán dựa trên các báo cáo tài chính như bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Các chỉ số về khả năng thanh toán

• Khả năng thanh toán hiện hành:

Khả năng thanh toán hiện hành là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn .

Tài sản ngắn hạn thông thường bao gồm tiền các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (tương đương tiền) các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho) còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn NHTM, các TCTD khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác… Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời gian nhất định tới một năm. Tỷ số khả năng thanh toán

hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của DN nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Thường thì khả năng thanh toán hiện hành phải lớn hơn một, nếu chỉ số này nhỏ hơn một thì DN sẽ gặp khó khăn trong thanh toán.

• Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ số thanh toán nhanh được tính bằng cách loại bỏ hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn và đem phần chênh lệch còn lại (còn gọi là tài sản quay vòng nhanh) chia cho tổng nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tài sản ngắn hạn và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy tỷ số khả năng thanh toán cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho).

Các tỷ số về khả năng cân đối vốn

• Tỷ số nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ số này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu DN so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với DN và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu DN chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ các chủ DN vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành DN. Ngoài ra nếu DN thu được lợi nhận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ DN sẽ gia tăng đáng kể.

Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản (hệ số nợ) được sử dụng để xác định nghĩa vụ của DN đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp DN bị phá sản. Trong khi đó các chủ sở hữu DN ưa thích tỷ số cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát DN. Song nếu tỷ số nợ quá cao DN dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

• Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi

Thể hiện ở tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên lãi vay. Nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng DN có nguy cơ bị phá sản.

Số lần có thể trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả

Các tỷ số về khả năng hoạt động:

Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của DN vốn của DN được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ liên quan tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của DN. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem xét khả năng hoạt động của DN.

• Vòng quay dự trữ (tồn kho):

Là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩn dở dang, thành phẩm) bình quân.

Vòng quay dự trữ = Giá vốn bán hàng Hàng tồn kho bình quân • Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Tài sản cố định

Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo. • Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng tài sải = Doanh thu thuần∑ tài sản

Các tỷ số về khả năng sinh lãi:

Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của DN thì tỉ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý DN.

• Tỷ suất sinh lời trên doanh thu:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Doanh thu thuầnLợi nhuận ròng

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu. Nó được phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm triệu đồng doanh thu.

• Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản (Hệ số thu nhập trên tài sản - ROA): Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một DN so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của DN trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm, ROA càng cao thì càng tốt.

Hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) = Thu nhập ròng∑ tài sản

• Tỷ suất thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ sở hữu – ROE):

Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và

được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào DN. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính DN.

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng:

• Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận: là một chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh tốt hay kém một cách rõ nét nhất. Bất kỳ người sử dụng thông tin nào đều xem xét yếu tố lợi nhuận của một DN và so sánh chúng qua các kỳ hạch toán.

•Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu: vốn chủ sở hữu của DN là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của DN, các quỹ của DN và các phần kinh phí. Việc tăng hay giảm nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm là một yếu tố rất quan trọng khi xem xét đánh giá xếp hạng tín dụng DNNVV.

•Tốc độ tăng trưởng doanh thu: doanh thu bán hàng phản ánh toàn bộ doanh thu thực tế của DN trong một kỳ hạch toán. Thực hiện so sánh doanh thu giữa các năm sẽ biết được giá trị sản phẩm mà DN đã bán, đã cung cấp cho khách hàng tăng hay giảm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w