Định hướng của Trung tâm thông tin tín dụng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 79 - 83)

Nâng cao toàn diện năng lực hoạt động của CIC để trở thành một đầu tầu lớn mạnh đối với hoạt động thông tin tín dụng ngân hàng nói riêng và lĩnh vực thông tin tín dụng của Việt Nam nói chung, hội nhập quốc tế thành công trong lĩnh vực này, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin theo mục tiêu và nội dung hiện đại hóa NHNN. Đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng các giải pháp mới hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng, cảnh báo sớm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng hiệu quả, an toàn, bền vững. Mở rộng dịch vụ thông tin tín dụng; hiện đại hoá hệ thống thông tin tín dụng, tự động hoá tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ.

Triển khai Dự án FSMIMS về hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý của Ngân hàng Trung ương (cấu phần của CIC), cung cấp thông tin tín dụng cho các cơ quan quản lý và tổ chức có liên quan để thực hiện mục tiêu chung ổn định tiền tệ và an toàn hệ thống ngân hàng.

Để phát triển nghiệp vụ Xếp hạng tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng lên tầm cao hơn nữa, trong thời gian tới CIC cần phải chú trọng một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp tục củng cố hoàn thiện tổ chức của hệ thống thông tin tín dụng

tại CIC; đảm bảo cơ cấu tổ chức có đủ tầm, gánh vác nhiệm vụ chính trị được giao; có thể thành lập thêm chi nhánh trực thuộc Trung tâm tại địa bàn quan trọng tại Thành phố Đà Nẵng như đã thành lập chi nhánh trực thuộc Trung tâm tại Thành

phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai, xây dựng kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia đầy đủ, tin cậy, áp

dụng công nghệ tin học, chất lượng XHTD, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm XHTD của CIC để được sử dụng rộng rãi trong hệ thống ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp. Các kết quả XHTD CIC đưa ra phải mang tính khách quan, độc lập để các doanh nghiệp hiểu rõ năng lực hoạt động của mình từ đó các doanh nghiệp đưa ra phương hướng hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Thứ ba, củng cố, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao

bằng nhiều hình thức như: tổ chức tập huấn; trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các đơn vị; phối hợp các tổ chức thông tin quốc tế, khu vực hội thảo nghiệp vụ, cử cán bộ đi học tập khảo sát ở nước ngoài. Từ đó nâng cao năng lực XHTD DNNVV.

Thứ tư, đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt

động thông tin tín dụng đối với tất cả các khâu: thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin hướng tới tự động hóa hoàn toàn.

Thứ năm, mở rộng nguồn thu thập tin từ các cơ quan có thể khai thác được

thông tin theo quy định của pháp luật, trên cơ sở quan hệ hai chiều, chú trọng nguồn thông tin từ thông tin đại chúng; chú trọng nội dung thu thập thông tin phi tài chính trong nội dung thu thập thông tin về DN.

Thứ sáu, tăng cường biện pháp mạnh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực

ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân làm sai, không chấp hành đúng quy định cung cấp và khai thác sử dụng thông tin. Kết hợp khen thưởng, kích thích các chủ thể tham gia cung cấp và báo cáo thông tin tín dụng. Kết hợp hài hoà phương thức bắt buộc với giảm mức thu dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng thông tin và đáp ứng tốt mục tiêu chia sẻ thông tin tín dụng.

Thứ bảy, tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin thường xuyên với các vụ,

cục, đơn vị NHNN, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố cần tăng cường phối hợp để đôn đốc, kiểm tra, giám sát chất lượng báo cáo thông tin của các TCTD; đẩy mạnh khai thác sử dụng thông tin và quản lý nhà nước của NHTW, thanh tra, giám sát bảo đảm an toàn hệ thống; phân tích, tổng hợp tình hình kinh tế địa phương, biến động

của các DN, cá nhân vay lớn, nhà đầu tư nước ngoài, khách hàng vay từ ngoài và ra ngoài địa bàn.

Cuối cùng, tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước, mở rộng nguồn tin, đi sâu nghiên cứu, học tập, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng; xây dựng văn hoá CIC, nâng cao uy tín, đạo đức nghề nghiệp, khách quan, trung thực, không vụ lợi, góp phần tích cực vào việc nâng cao văn hoá tín dụng của toàn xã hội thông qua việc tuyên truyền, vận động về yêu cầu, lợi ích của hoạt động thông tin tín dụng đến các TCTD, các tổ chức, cá nhân khác.

Thực tế hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại CIC thời gian qua đã khẳng định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong việc cung cấp thông tin, là chìa khoá, là công cụ đắc lực không thể thiếu đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong việc tiếp cận các nguồn lực của xã hội cho sự phát triển. Thực tế hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại CIC thời gian qua đã khẳng định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong việc cung cấp thông tin, là chìa khoá, là công cụ đắc lực không thể thiếu đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong việc tiếp cận các nguồn lực của xã hội cho sự phát triển

3.1.2 Định hướng hoàn thiện Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm thông tin tín dụng

Qua các định hướng trọng tâm của CIC, kết hợp với việc nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về hoạt động xếp hạng tín dụng DNNVV, cũng như thực tiễn hoạt động xếp hạng tín dụng DN trong ngành ngân hàng và học tập kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, cho thấy hoạt động xếp hạng tín dụng DN rất quan trọng nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng cũng như các tổ chức khác trong việc định hướng đầu tư, phòng ngừa rủi ro và hoạch định các chính sách kinh tế. Trên thế giới hoạt động này đã được triển khai từ rất sớm. Trong khi đó, việc tổ chức và thực hiện hoạt động xếp hạng tín dụng DN của Việt Nam nói chung và của CIC nói riêng mới đang ở giai đoạn đầu, công việc còn mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn. Các biện pháp đưa ra ở đây với hy vọng góp phần

khắc phục những tồn tại nêu trên ở từng vấn đề cụ thể của nghiệp vụ xếp hạng tín dụng DNNVV.

Góp phần thúc đẩy tăng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam

• Mục tiêu đến năm 2015, chỉ số tiếp cận tín dụng Việt Nam trong nhóm 30 nước đứng đầu trên 200 nước toàn cầu.

• Hoạt động XHTD DNNVV của CIC góp phần tích cực vào việc tăng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam, tăng độ tiếp cận tín dụng dễ dàng, thuận lợi, thực hiện tốt việc đăng ký tín dụng, chia sẻ thông tin tín dụng. Tăng mức độ bao phủ về đăng ký tín dụng của CIC gấp 3 lần so với hiện tại, mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tài chính, lợi ích trực tiếp cho người đi vay.

Nâng cao năng lực XHTD doanh nghiệp nhỏ và vừa

• Mục tiêu của việc XHTD DNNVV tại CIC là nhằm đưa ra kết quả XHTD DNNVV có tính tiêu chuẩn chung, được áp dụng rộng rãi trong toàn quốc. Từ đó, để tránh các hiện tượng, hoặc là XHTD DN quá sơ sài, hoặc đi sâu vào phân tích quá chi tiết tỉ mỉ như với việc phân tích tại các NHTM, tại chính DN đó, hoặc việc xếp hạng các công cụ nợ trên thị trường chứng khoán...

• Từ định hướng trên để làm căn cứ cho việc lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào phân tích và làm căn cứ cho việc tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích để đảm bảo việc xếp hạng, một mặt vẫn đảm bảo khách quan chính xác, theo mục tiêu đã đề ra phù hợp với yêu cầu của ngành ngân hàng, mặt khác phải đảm bảo tránh tốn kém, lãng phí và có tính khả thi cao.

• Tu chỉnh đề án xếp hạng tín dụng DN theo hướng đi sâu vào từng loại hình DN, xây dựng các phương pháp, chỉ tiêu xếp hạng cho từng đối tượng DN

• Điều chỉnh chỉ tiêu trung bình ngành theo thống kê hàng năm cho sát với thực tiễn hoạt động của DNNVV.

• Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực xếp hạng tín dụng DN hiện tại để trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w