Xác định doanh nghiệp theo quy mô hoạt động

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 64 - 65)

Quy mô của DN cũng là một yếu tố cần được xét, bởi DN sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao ưu thế cạnh tranh một khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng nhân sự và tiềm lực về mặt tài chính. Những DN có quy mô nhỏ thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đôi khi có những sản phẩm lại mang tính chất thời vụ, nên vị thế tín dụng sẽ có thể bị đánh giá thấp hơn.

Bốn tiêu thức cơ bản để xác định quy mô DN nhà nước mà CIC đang áp dụng:

- Một là, nguồn vốn kinh doanh: chỉ tiêu này được thu thập từ báo cáo tài

chính của DN phần "Bảng cân đối kế toán" (Mã 411 - cân đối kế toán) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn vốn của chủ sở hữu hiện có.

- Hai là, số lao động: là số lượng lao động thường xuyên trong danh sách trả

lương của DN (không bao gồm lao động hợp đồng theo vụ, việc)

- Ba là, doanh thu thuần: chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng

hoá, thành phẩm, dịch vụ đã trừ thuế và các khoản giảm trừ, trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả kinh doanh của DN (Mã số 10 - Kết quả hoạt động kinh doanh).

- Bốn là, nộp ngân sách Nhà nước: bao gồm các loại thuế và các khoản phải

nộp khác vào ngân sách theo quy định của Nhà nước (Mã 314 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước trong Bảng cân đối kế toán).

Bốn tiêu thức trên được dùng để xác định quy mô DN. Tính điểm theo khoảng của từng chỉ tiêu sau đó tính tổng điểm, trên cơ sở đó phân theo 3 loại quy mô lớn, vừa và nhỏ.

Dựa vào Thông tư số 03/BKH-QLKT ngày 27/02/1996 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về hướng dẫn tiêu thức xác định DN Nhà nước độc lập quy mô lớn có thành lập Hội đồng quản trị, Trung tâm Thông tin tín dụng xây dựng thang điểm tính toán qui mô DN (theo phụ lục 2.04 – Thang điểm tính quy mô hoạt động DN tại CIC). Việc xác định quy mô DN để đưa ra hệ số tài chính phù hợp là rất quan trọng.

Qui mô DN được phân thành 3 loại: lớn, vừa và nhỏ. Tình hình tài chính DN tại kho dữ liệu CIC cho thấy, DN có qui mô khác nhau có tình hình về vốn, tài sản, lao động... cũng khác nhau và có sự cách biệt tương đối rõ nét. Chính vì vậy, phân loại DN theo qui mô là việc làm không thể thiếu được trước khi tính toán các chỉ tiêu tài chính để có thể đi đến xếp hạng DN. Hay nói cách khác, việc xếp hạng DN là việc so sánh DN này với DN khác để đưa ra sự phân định thứ hạng chúng về tín dụng, việc so sánh đó phải được đặt trong điều kiện quy mô cùng loại.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 64 - 65)