Chỉ tiêu phi tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 35 - 37)

Những chỉ tiêu phi tài chính về DN chủ yếu là những chỉ tiêu định tính, vì vậy việc phân tích chủ yếu là dùng phương pháp chuyên gia để phân tích đối với từng DN, so sánh giữa các kỳ để thấy được quy luật phát triển.

Tuỳ theo từng mục đích của các nhà xếp hạng tín dụng DNNVV mà việc lựa chọn các chỉ tiêu phi tài chính có thể nhiều hay ít, sau đây là một số chỉ tiêu hay được lựa chọn để phân tích.

Chỉ tiêu người điều hành: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ

chuyên môn, năng lực tổ chức điều hành, tư cách đạo đức, kinh nghiệm điều hành, các cương vị đã trải qua của người điều hành DN,... Các chỉ tiêu này có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của DN, đặc biệt là với DN tư nhân và cổ phần.

Chỉ tiêu tổ chức quản lý: đánh giá về tổ chức quản lý của một DN dựa trên

tính hữu hiệu của mô hình tổ chức và bộ máy quản trị mà người ta có thể áp dụng cho một DN bởi mỗi DN có những đặc trưng đặc thù về ngành nghề sản phẩm,

chiến lược kinh doanh, trình độ nhân viên.

Chỉ tiêu lĩnh vực hoạt động: DN hoạt động trong ngành gì, vị trí của ngành

đó trong nền kinh tế như thế nào, sự phát triển của các DN trong ngành có đồng đều không, sự tăng trưởng của ngành đó ra sao, ngành đó đang trong thời kỳ đi lên, đi xuống hay đã phát triển đến đỉnh điểm, tiềm năng hoạt động của ngành này trong tương lai như thế nào, có nhiều dự án mới cạnh tranh không,... Đó đều là những nhân tố tác động đến sự ổn định và phát triển của DN.

Chỉ tiêu sản phẩm: sản phẩm của DN có chất lượng ra sao, đứng vị trí nào

trên thị trường sản phẩm đó, số lượng sản phẩm chiếm bao nhiêu phần trăm trên thị trường hiện tại và tương lai, khả năng tiêu thụ, sản phẩm hướng tới thị trường nào, tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó ở trong nước và ngoài nước, sản phẩm có được hợp đồng bao tiêu không.

Chỉ tiêu công nghệ sản xuất: đối với các DN sản xuất các sản phẩm hữu

hình, công nghệ giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì công nghệ sẽ quyết định việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt và giảm giá thành, nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nhà đầu tư trong đó có ngân hàng.

Chỉ tiêu uy tín và thị phần: thị trường tiêu thụ sản phẩm, quy mô thị trường

tiềm năng và xu thế phát triển của thị trường là mở rộng hay thu hẹp của DN. Điều này rất quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của DN.

DN có thương hiệu hay không, thuộc loại DN lớn, trung bình hay nhỏ, là DN hàng đầu hay đứng vị trí nào trên thị trường, khả năng cạnh tranh của DN khi có sự biến động của thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm như thế nào.

Chỉ tiêu mối quan hệ: DN có là thành viên của Hiệp hội hay tập đoàn nào

không, có được bảo lãnh tài chính, phi tài chính từ công ty mẹ hoặc là thư giới thiệu của công ty có tên tuổi khác không. Quan hệ với các công ty cung cấp hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm thế nào, tình hình của các công ty đó có vững chắc không. Các nhân tố này cũng có ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của DN.

đánh giá DN, một DN hoạt động lâu năm trong một ngành sẽ có nhiều kinh nghiệm và cơ hội thành công trong kinh doanh hơn là DN mới thành lập.

Chỉ tiêu lịch sử hoạt động: lịch sử hoạt động của DN phản ánh quá trình hoạt

động của DN qua các năm. Đứng trên giác độ của các nhà quản lý ngân hàng, một DN có lịch sử hoạt động tốt là DN có lịch sử hoạt động rõ ràng, không có rắc rối gì về pháp luật, vay trả nợ sòng phẳng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w