Kiến nghị với Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 106 - 110)

Phải thực hiện đầy đủ các qui định tại Quy chế hoạt động thông tin tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN ngày 8/9/2004 và Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007 của Thống đốc NHNN, phải có văn bản chỉ đạo hướng dẫn triển khai thực hiện nghiệp vụ Thông tin tín dụng tới các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc trong hệ thống. Thực hiện tốt vai trò đầu mối tập trung của TCTD đối với hoạt động Thông tin tín dụng. Các TCTD cần phải có những chế tài bắt buộc đối với việc sử dụng thông tin trong hoạt động tính dụng.

Để đảm bảo nguồn thông tin đầu vào kịp thời, chính xác các NHTM phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chi nhánh, đơn vị trực thuộc báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời TTTD cho NHNN theo Quyết định 51 của Thống đốc NHNN về chế độ thông tin báo cáo áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc ngân hàng và các TCTD.

Bố trí cán bộ chuyên trách, trang bị thiết bị, phần mềm, mạng máy tính thích hợp trong hệ thống và kết nối với NHNN để đảm bảo việc báo cáo, khai thác sử dụng thông tin tín dụng được tốt nhất.

KẾT LUẬN

Như vậy, việc quan tâm chú trọng tới hoạt động xếp hạng DNNVV là việc làm hết sức cần thiết, việc tập trung đầu tư nhân tài, vật lực cho hoạt động xếp hạng DNNVV trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam hoàn toàn phù hợp thực tế khách quan.

Mặc dù hoạt động tín dụng năm 2011 gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp theo mục tiêu điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động cung cấp thông tin của CIC tiếp tục tăng trưởng mạnh. Đến hết năm 2011 kho dữ liệu CIC thu thập và lưu trữ thông tin của hơn 21 triệu khách hàng có quan hệ tín dụng với các TCTD, bao gồm khoảng 400.000 khách hàng là doanh nghiệp đáp ứng được 90% dư nợ cho vay nền kinh tế và 80% số lượng khách hàng, từ đó đã tạo ra hơn 30 sản phẩm thông tin tín dụng, trong đó có sản phẩm về xếp hạng DN để cung cấp cho các cơ quan Nhà nước; các TCTD và các tổ chức kinh tế khác khi có nhu cầu. Như vậy, sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp còn giúp cho danh mục sản phẩm cung cấp ra của CIC được phong phú và đa dạng nhằm hoàn thiện, uy tín hoạt động của CIC trong môi trường kinh tế hiện nay.

Từ những nghiên cứu cơ bản về DNNVV ở Việt Nam; một số vấn đề cơ bản của xếp hạng tín dụng DNNVV; nghiên cứu quy trình thu thập thông tin, các bước tiến hành phân tích, xếp hạng, làm rõ các chỉ tiêu phân tích, các phương pháp dùng trong xếp hạng tín dụng DNNVV; Thực trạng xếp hạng tín dụng DNNVV với những hạn chế, tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trên. Trên cơ sở đó cùng với tình hình thực tế tại Việt Nam, Luận văn đã đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục củng cố, hoàn thiện và phát triển

Trên cơ sở những hạn chế chỉ ra ở chương 2 kết hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể khắc phục những mặt còn tồn tại, nhằm củng cố, hoàn thiện và phát triển hoạt động xếp hạng tín nhiệm tại CIC:

Mặc dù đã cố gắng, song Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của thầy cô giáo, các nhà nghiên

cứu và các bạn quan tâm để bổ sung hoàn thiện hơn nữa.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại CIC NHNN, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành Luận văn với đề tài: Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Frederic, S.M. (1999), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb khoa học kỹ thuật.

2. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Giáo dục, 2009.

3. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân, 2009.

4. Chính phủ (1993), “Hệ thống ngành kinh tế quốc dân”, Nghị định

số 75/CP, ngày 27/10/1993.

5. Chính phủ (2009), "Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa", Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/09/2009.

6. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.

7. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2004),

Sổ tay tín dụng, Nhà in Ngân hàng I, Hà Nội.

9. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2004), Cẩm nang tín dụng, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước (2002), “Triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp”, Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN, ngày

24/01/2002.

11. Ngân hàng Nhà nước (2004), “Ban hành qui chế hoạt động thông tin tín dụng”, Quyết định số 1117/2004/QĐ-NHNN, ngày 08/09/2004.

12. Ngân hàng Nhà nước (2004), “Phê duyệt Đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp”, Quyết định số 473/NHN, ngày 28/4/2004.

13. Ngân hàng Nhà nước (2005), “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”, Quyết

định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005.

14. Ngân hàng Nhà nước (2006), “Cho phép Trung tâm Thông tin Tín dụng thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng doanh nghiệp”, Quyết định số

1253/QĐ-NHNN, ngày 21/06/2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Ngân hàng Nhà nước (2007), “Ban hành qui chế hoạt động thông tin tín dụng”, Quyết định 51/2007/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2007 .

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), “Chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010”, Hà Nội.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin tín dụng", Quyết định 3289/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2008.

18. Quốc hội (1998), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Quốc hội (2003), Sửa đổi một số điều Luật Ngân hàng Nhà nước, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (2005), "Đào

tạo về Quản lý rủi ro và xếp loại doanh nghiệp" , Hà Nội.

22. Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng nhà nước (2001), “Đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp”, Hà Nội.

Website:

23. http://www.business.gov.vn 24. http://www.infotv.vn

25. http://www.sbv.gov.vn 26. http://www.cic.org.vn

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 106 - 110)