Nói tóm lại, với tư cách là phương pháp luận, tiếp nhận văn học đã đem lại ánh sáng mới, đã mở rộng phạm vi nghiên cứu văn chương, mở thêm một lối đi cho khảo sát văn chương khiến nó khô
Trang 1TIẾP NHẬN HỒ XUÂN HƯƠNG
A PHẦN MỞ ĐẦU
Tác phẩm văn chương luôn hấp dẫn người đọc bởi tính đa nghĩa của
nó, ở những thời, những nơi và những người đọc cụ thể cùng với mục đích riêng của mình, họ sẽ nhận ra được những giá trị và sự hấp dẫn khác nhau
Có thể nói một tác phẩm trường tồn cùng với thời gian là tác phẩm mang trên mình những giá trị về Chân, Thiện, Mỹ, nói như Nam Cao do phải là tác
phẩm: “Ca ngợi tình thương, sự công bằng và bác ái, nó làm cho con người xích lại gần nhau hơn” Thơ Hồ Xuân Hương vẫn sống mãi trong lòng dân
tộc, bất chấp sự thăng trầm của mọi tâm hồn đón nhận và muôn vàn dư luận phải chăng cũng vì lẽ đó?
Một tâm hồn nhạy cảm, một ý chí mạnh mẽ được thể hiện bằng những ngôn từ, nghệ thuật tài tình khéo léo và sự ẩn ý đàng sau những vần thơ … là những yếu tố làm nên những thành công và giá trị của thơ Xuân Hương Tuy
đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương, nhưng thơ bà vẫn còn là một điều bí ẩn, luôn hấp dẫn sự tìm tòi khám phá của bạn đọc qua từng thế hệ
B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Sơ lược về lý thuyết tiếp nhận
1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “Tiếp nhận văn học là quá trình chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch”.
Tiếp nhận văn học có liên quan đến các khái niệm: Đọc văn bản, đọc văn chương, tiếp nhận văn chương, cảm thụ văn chương, tiếp thu, thưởng thức…
Khác với “Tiếp nhận” là khái niệm chỉ hoạt động tiếp thu (đọc, nghe, xem) tác phẩm (gồm cả sáng tác văn học và khoa học) với nhiều mục đích khác nhau, để hiểu biết, giải trí, thưởng thức, khảo cứu … Tiếp nhận văn học
là khái niệm chỉ việc tiếp thu những sáng tác văn học, là chỉ cách tiếp thu thiên vể thưởng thức, cảm thụ Tuy vậy, tiếp nhận văn học cũng khác với cảm thụ văn học cảm thụ văn học là sự nhận biết bằng cảm tính trực cảm, nó
là tiền đề để đi vào tác phẩm Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự bộc lộ của cá tính, thị hiếu, lập trường xã hội, sự tán thành hay phản đối … Do đó, khái niệm tiếp nhận văn học bao quát hơn và bao hàm các khái niệm “Cảm thụ”,
“Thưởng thức”, “Lý giải văn học”…
Trang 2Tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo, nó làm cho tác phẩm không đứng yên mà luôn luôn lớn lên, phong phú thêm Tính sáng tạo của tiếp nhận văn học đã được khẳng định từ lâu, nhà ngữ văn Nga Pôlepnhia đã
nói: “Chúng ta có thể hiểu được tác phẩm thi ca chừng nào chúng ta tham gia vào việc sáng tạo nó”.
Nói tóm lại, với tư cách là phương pháp luận, tiếp nhận văn học đã đem lại ánh sáng mới, đã mở rộng phạm vi nghiên cứu văn chương, mở thêm một lối đi cho khảo sát văn chương khiến nó không bị đóng khung trong việc xem xét mối quan hệ nhà văn và tác phẩm
1.1.2 Lý thuyết tiếp nhận văn học từ truyền thống đến hiện đại 1.1.2.1 Lý thuyết tiếp nhận truyền thống
Hoạt động văn học từ xưa đến nay vận hành theo ba khâu: Nhà văn – Tác phẩm – Bạn đọc Mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc đã từ rất lâu được người ta ít nhiều đề cập Hoạt động tiếp nhận chỉ thực sự được đặt ra một cách có hệ thống từ khi văn học thành văn ra đời Lý luận tiếp nhận văn chương theo kiểu truyền thống quan niệm tiếp nhận văn chương ở hai dạng: tri âm và ký thác
Tiếp nhận theo kiểu tri âm: là tiếp nhận tác phẩm theo đúng ý đồ của
tác giả Sự cắt nghĩa và hiểu tác phẩm ở người đọc trùng khít với ý định của tác giả ký gởi vào tác phẩm từ giữa ý đồ tác giả, ý đồ của người lý giải nằm trong cùng một vòng tròn đồng tâm Tri âm là biểu hiện tột cùng của sự hiểu biết, cảm thông lẫn nhau Tiếp nhận theo kiểu này là tiếp nhận mang tính chủ quan, người ta quan niệm rằng tác phẩm được viết là để dành riêng cho những người sánh văn chương, có khả năng đi sâu tìm hiểu dụng tâm, dụng
ý, nỗi lòng của tác giả, chứ không phải viết ra cho đông đảo độc giả công chúng ngoài xã hội thưởng thức, tiếp nhận Quan điểm tiếp nhận theo kiểu tri
âm đòi hỏi sự gặp gỡ, đồng điệu tuyệt đối giữa người sáng tác và bạn đọc, nhưng trên thực tế việc này rất khó khăn
Tiếp nhận theo kiểu ký thác: Là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác
phẩm để biểu lộ nỗi lòng của mình đối với cuộc đời Do đó, tác phẩm văn chương được coi như là một phương tiện để người đọc giải bày tấm lòng, gửi gắm những quan niệm nhân sinh, những cảm xúc về thế cuộc hoặc những vấn đề bức thiết của cuộc sống mà trong một chừng mực nào đó người đọc không có điều kiện để nói ra một cách trực diện
Tiếp nhận theo kiểu tri âm và ký thác gặp nhau ở tính đồng cảm giữa tác phẩm và bạn đọc
1.1.2.2 Lý thuyết tiếp nhận hiện đại
Lý luận tiếp nhận văn chương hiện đại thừa nhận tác phẩm văn chương là một loại hàng hóa đặc thù Đó là một loại hàng hóa tinh thần do nhà văn sáng tạo nên nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con người trong xã hội Nó có những thước đo chất lượng và giá trị tiêu dùng rất khác nhau giữa mọi người
Trang 3Do tác phẩm văn chương được xem như một loại hàng hóa nên tiếp nhận văn chương vượt ra ngoài tính cá thể riêng biệt, nó mang tính xã hội cao
Tiếp nhận văn chương hiện đại xác định đối tượng bạn đọc là tầng lớp công chúng rộng rãi, có nhu cầu và sở thích khác nhau
Lý luận tiếp nhận văn chương hiện đại thực ra không phải là sự phủ nhận lý luận tiếp nhận truyền thống, mà là sự bổ sung thêm bình diện xã hội
và văn hóa lịch sử Lý luận tiếp nhận hiện đại vừa kế thừa những mặt tích cực của tiếp nhận truyền thống, vừa không ngừng mở rộng giới hạn nghiên cứu của mình: Đi sâu khám phá những cấp độ khác nhau, lý giải về tính quy luật của hoạt động tiếp nhận … Nhờ vậy mà cơ chế phức tạp của hoạt động này ngày càng được nhận thức một cách khoa học và đầy đủ hơn
1.1.3 Vai trò của lý thuyết tiếp nhận văn học
1.1.3.1 Đối với tác phẩm văn học
Tác phẩm văn chương mang tính đa nghĩa, mỗi người đứng ở góc độ khác nhau để khám phá, phát hiện những điểm khác nhau Do vậy sẽ tạo ra chân trời tự do cho việc tiếp nhận
Ngoài ra, tác phẩm văn chương không phải là sản phẩm cố định mà là một quá trình, một sự đi tìm, một sự khám phá chứ không phải là sự minh họa cho một kết luận có sẵn Chính vì vậy sẽ tạo cơ hội cho những lý giải, những tiếp nối, những kết luận khác nhau
1.1.3.2 Đối với người đọc
Người đọc đa dạng dẫn đến sự đa dạng trong tiếp nhận văn học Mỗi loại người đọc có một cách tiếp nhận khác nhau Có người đọc để thưởng thức, nghiên cứu, phê bình … Có người quan tâm đến nội dung tư tưởng, có người quan tâm đến hình thức nghệ thuật … Vì vậy, cùng một tác phẩm có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau, đánh giá khác nhau (người tán đồng, người phê phán)
Người đọc đa dạng về trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm, nghề nghiệp, giới tính, địa vị xã hội … cũng sẽ dẫn đến tiếp nhận khác nhau trong cùng một tác phẩm
Tiếp nhận văn học mang đậm dấu ấn chủ quan, gắn liến với thị hiếu, tình cảm của mỗi người Giá trị của tác phẩm không phải là cố cộng cách tiếp nhận nó, có cách tiếp nhận đúng nhưng lại có cách tiếp nhận sai lệch Trong các cách tiếp nhận tác phẩm có chỗ đúng, chỗ sai nhưng không có nghĩa là chỉ có một cách tiếp nhận nào đó là duy nhất đúng Một tác phẩm có thể có nhiều cách tiếp nhận khác nhau và có thể đều tỏ ra hợp lý, điều này gắn với
sự đa nghĩa của tác phẩm văn học
1.2 Tác giả Hồ Xuân Hương.
Tư liệu về cuộc đời Hồ Xuân Hương có nhiều rắc rối, không có một tư liệu gốc nào về cuộc đời của bà Chúng ta không biết cụ thể ngày sinh, ngày mất, không biết một cách chính xác bà sáng tác chủ yếu vào giai đoạn nào trong đời bà, cũng như vào giai đoạn nào trong lịch sử Tuy nhiên, tựu trung lại có một số ý kiến như sau:
Trang 4Đầu tiên, cái tên Hồ Xuân Hương là của một người có thật hay là một cái tên bịa đặt? Không phải một mà nhiều nơi nêu ra vấn đề đó và có người chịu khó chứng minh bằng một loạt các bài báo Một vấn đề khác lại đặt ra,
Hồ Xuân Hương được nói tới trong các tư liệu là tác giả của “Lưu Hương Ký” nhưng có phải là chủ nhân của các bài thơ nôm truyền tụng lâu nay hay không?
Theo những tài liệu lưu truyền tác giả Nguyễn Lộc tổng kết: Hồ Xuân Hương quê ở Quỳnh Dôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An Thân sinh là cụ Hồ Phi Diễn, ông lấy một cô gái họ Hà làm lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương Gia đình từng sống ở Thăng Long, lúc ở phường Khán Xuân, lúc ở thôn Tiên Thị Khi trưởng thành, bà dựng một ngôi nhà ở cạnh Hồ Tây gọi là Cổ Nguyệt Đường
Bà là vợ của ông Phủ Vĩnh Tường, vợ lẽ của Tổng Cóc, bạn của Phạm Đình
Hổ …
Theo ông Hoàng Xuân Hãn, căn cứ vào “Quốc Sử Di Biên” của Phan Thúc Trực thì: Hồ Xuân Hương là vợ lẽ của Trần Phúc Hiến và phản bác ý kiến cho rằng Hồ Xuân Hương là vợ lã của ông Phủ Vĩnh Tường
Đào Thái Tôn lại cho rằng Chiêu Hổ không phải là Phạm Đình Hổ, ông Phủ Vĩnh Tường ít có khả năng là chồng Hồ Xuân Hương Trong bài viết của mình ông đã phủ nhận ý kiến cho rằng Hồ Xuân Hương là em họ của Nguyễn Huệ mà một số nhà nghiên cứu đã đưa ra
Những ý kiến này được các tác giả đưa ra sau khi Trần Thanh Mại giới thiệu tập “Lưu Hương Ký” Nhưng khi Mai Nham giới thiệu “Xuân Đường Đàm Thoại” và bài có sự giải thích khác về Hồ Xuân Hương Tuy nhiên, Đào Thái Tôn cho rằng: Những tài liệu này thực chất là biểu hiện của một cách nhìn của một số nhà nho trước kia đã dẫn đến khuynh hướng ả đào hóa về con người và thơ ca Hồ Xuân Hương
Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:
Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn
Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến
Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội
Trang 5 Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương
Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc
Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một phụ nữ bình thường của thời phong kiến mà bà đã có một cuộc sống đầy sóng gió
Về sáng tác của Hồ Xuân Hương có ba ý kiến sau:
Coi Hồ Xuân Hương là tác giả của những bài thơ nôm truyền tụng Cho rằng không có Hồ Xuân Hương mà đó chỉ là cái tên người ta ghép vào cho những bài thơ nhảm
Hồ Xuân Hương có cả thơ Nôm lẫn thơ Hán
Như vậy, về cuộc đời Hồ Xuân Hương cần phải được nghiên cứu nhiều hơn nữa
CHƯƠNG 2 LỊH SỬ TIẾP NHẬN THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
2.1 Trước cách mạng Tháng Tám – 1945
Nhìn chung ở giai đoạn này, thơ Hồ Xuân Hương được tiếp nhận theo hai khuynh hướng cơ bản: Khuynh hướng phản đối, chỉ trích và khuynh hướng tán tụng
2.1.1 Những ý kiến phản đối
Bao gồm những ý kiến của Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh, Ngu Yến, Hoàng Ly, Tưởng Linh Tử … Nhưng tiêu biểu hơn cả là ý kiến của Trương Tửu và Nguyễn Văn Hanh
Nguyễn Văn Hanh đã dựa vào tiểu sử của nhà thơ là một người phụ
nữ khỏe mạnh nhưng xấu gái, lấy chồng rồi bị góa, lấy lẽ, rồi ở vậy … Đó là những yếu tố gây ấm ức tình dục, Hồ Xuân Hương làm thơ để giải tỏa mong
tìm lại được sự cân bằng tâm sinh lý Ông còn cho rằng: “Thơ Hồ Xuân Hương là kết quả của sự khủng hoảng sinh lý, bản thân Hồ Xuân Hương là một người mắc bệnh thần kinh”.
Trương Tửu còn đi xa hơn, giải thích thiên tài của Xuân Hương mà
ông gọi là: “Cái thiên tài hiếu dâm đến cực điểm”, “là sản phẩm của một não trạng và não trạng ấy là di tích của một tôn giáo thờ sự sinh đẻ”.
Như vậy với Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu, ta thấy rằng các tác giả này đã không đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Họ đã phản đối một cách quá “nặng lời” đối với thơ Hồ Xuân Hương Nguyễn Văn Hanh đứng trên quan điểm phân tâm học của Ph.Rót để giải thích, tiếp cận thơ Hồ
Trang 6Xuân Hương, nhưng ta thiết nghĩ, nếu một người bị bệnh thần kinh, một người bị khủng hoảng sinh lý liệu có thể có những vần thơ nhẹ nhàng, đầy ý nghĩa như ở các bài “Mời trầu”, “Bánh trôi nước” … được không? Cũng với cách tiếp nhận chủ quan của mình, Trương Tửu không thấy được tính biện chứng trong thơ Hồ Xuân Hương, ông quy kết cho thơ Hồ Xuân Hương là
“thiên tài hiếu dâm đến cực điểm”.
Có thể những nhà phê bình này, trong xã hội phong kiến đã quen với những lễ nghĩa của xã hội mình, nên khi bắt gặp những vần thơ của Xuân Hương họ đã bị một cú sốc về mặt tinh thần và vì vậy họ đã không thương tiếc khi nhận xét về thơ Xuân Hương, ném cho thơ bà những cái nhìn đầy ác cảm
2.1.2 Những ý kiến tán tụng.
Tiêu biểu cho ý kiến này là Hoa Bằng, Hoàng Thúc Tâm, lê Dư, tản
Đà, Dương Quảng Hàm, Lưu Trọng Lư …
Năm 1929, Lê Dư trong “Nữ Lưu Văn Học Sử” cho rằng: “Thơ nàng
xưa nay ai cũng kêu là có ý thô tục, nhưng xét kỹ tục mà thanh, dù nàng không có cái vẻ dứng đắn, cái giọng đa cảm đa sầu như bà Huyện Thanh Quan, nhưng lắm bài có khi có tình”.
Đứng ở góc độ ngôn ngữ, Dương Quảng Hàm trong “Việt nam văn học sử yếu” nhận xét: “Bà là một nữ sĩ có thiên tài và giàu về tình cảm, nhưng số phận hẩm hiu, thân thế long đong nên trong tập thơ của bà có ý lẳng lơ hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tứ tả cảnh, tả tình giọng chữ hiệp vần rất khéo, thật là một nhà thơ viết thơ Nôm thuần túy, thoát hẳn ảnh hưởng của thơ văn chữ Hán”.
Cũng ở góc độ này trên báo Tràng An số 132 Lưu trọng Lư viết: “Hồ
Xuân Hương đã diễn tả được một cái gì rất sâu sắc, rất tráng kiện, rất táo bạo, rất Việt Nam, một cái chất Việt Nam không kim cổ phân biệt đàn ông hay đàn bà”.
Tản Đà trong “An Nam tạp chí” đã khẳng định rằng: “Thơ của Xuân
Hương thật là tinh quái, những câu hay đọc lên đến ghê người người ta thường có câu “Thi trung hữu họa”, nhưng thơ Hồ Xuân Hương lại “Thi trung hữu quỷ”.
Tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương ở góc độ ngôn ngữ, Hoàng Ngọc
Phách đã cho rằng: “Đây là một nền văn học đặc biệt, không ai bắt chước
được, mà cũng không thèm bắt chước ai Không chỉ ở giọng du dương bởi những tiếng êm đềm khéo xếp đặt, mà còn có cái đặc tính xuất sắc và dùng chữ rất đúng, dùng vần rất tài” Ông còn so sánh nàng với Tú Xương, bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ và nhận xét “nàng được cả ba lối văn trào phúng, bi hùng và tán thán”.
Ở dòng ý kiến này, các nhà phê bình tuy chưa đứng trên quan điểm chủ nghĩa Mác nhưng ít nhiều họ đã có những tìm tòi riêng của mình Các nhà phê bình ở giai đoạn này chủ yếu xem xét, đánh giá thơ Xuân Hương ở bình diện ngôn ngữ, nhận ra vẻ đẹp trong ngôn từ thơ Xuân Hương, tạo ra một phong cách riêng, không giống ai Và ở đây cũng có những ý kiến hết
Trang 7sức thú vị như ý kiến của Tản Đà phát hiện trong thơ Xuân Hương “Thi trung hữu quỷ”… Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng những nhà nghiên cứu này dù gì thì cũng đã quá thiên về lời khen, mà ít nhiều chưa chỉ ra được những hạn chế trong thơ Xuân Hương
2.2 Sau cách mạng Tháng Tám đến 1975.
Giai đoạn này các nhà nghiên cứu, phê bình đã đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Họ đã nhất trí với nhau về nhiều vấn đề khá cơ bản: Xuân Hương là một nhà thơ có tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao, tác phẩm của Xuân Hương có ý nghĩa phê phán xã hội phong kiến, nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Xuân Hương đạt tới một trình độ điêu luyện và có tính dân tộc sâu sắc …
Tuy nhiên mức độ đánh giá những vấn đề ấy ở mỗi người vẫn có sự khác nhau và về một số vấn đề nhất định ý kiến cũng còn mâu thuẫn Chỗ tập trung nhiều ý kiến trái ngược nhất trong khi nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương là: thơ bà có dâm và có tục hay không?
2.2.1 Thơ Xuân Hương “dâm và tục”.
Nhà nghiên cứu Thanh Lãng đã gọi “Hồ Xuân Hương là nhà thơ sỗ
sàng” Ông cho rằng: “Từ ngàn xưa người ta sùng thượng Khổng Mạnh mà cái cốt tính của nó là đoan trang, kín đáo, thế mà Hồ Xuân Hương đã chẳng đoan trang kín đáo chút nào Những tập tục, những đức tính của người con gái nàng đã coi khinh hết Đó là tất cả những cái đã thúc nàng tìm đến một nhân sinh quan cực kỳ lãng mạn: Sống đối với nàng chỉ là để thỏa mãn nhục dục”.
Như vậy trong mắt Thanh Lãng, thơ Hồ Xuân Hương không có cái đoan trang kín đáo, mà chỉ để thỏa mãn nhục dục Tuy nhiên khi tiếp cận về mặt nghệ thuật, ông chỉ ra: Xuân Hương là một nhà văn hoàn toàn Việt Nam, một nhà văn tả cảnh, một thi sĩ châm biếm, thi sĩ tự nhiên Nhưng cuối cùng ông lại đưa ra kết luận: Ngày trước thơ Xuân Hương không được lưu tâm vì các cụ trong lễ nghi mà thơ nàng thì thóa mạ luân lý, nhưng ngày nay khi những đòi hỏi của những lễ nghi không còn quá nghiêm như xưa thì thơ nàng
có địa vị Nhưng về mặt luân lý thì dù ở thời đại nào thơ nàng cũng bị liệt vào loại lẳng lơ
Đặng Thanh Lê đã phê phán những tác giả: Nguyễn Đức Bình, Xuân
Diệu … là đã “đề cao quá đáng tiếng nói bản năng, nhục cảm trong thơ Hồ Xuân Hương” và ông cũng đồng ý với ý của Trần Thanh Mai “Những bài thơ có tính chất khêu gợi không lành mạnh, khiến người ta nghĩ rằng mục đích của những bài thơ không phải là để nói lên tinh thần yêu thiên nhiên, yêu đất nước mà chỉ là cái cớ để mô tả động tác thuộc quan hệ giao hợp nam nữ mà thôi” Ông khẳng định: “Tiếng nói trong thơ Xuân Hương có táo bạo nhưng vẫn còn phiến diện chưa bao quát được các mặt căn bản trong đời sống xã hội cũ”.
Nhà phê bình Phạm Thế Ngữ thì cho rằng: “Trong hầu hết, nếu không
phải là toàn thể các bài thơ của Xuân Hương, người đọc đếu có thể tìm ra một cảnh dâm tục gây ra sự quyến rũ ma quái Tác giả thường đem hình ảnh
Trang 8của cái giống hoặc cử động tính giao mà gởi gắm bóng gió vào những bài tả
đồ vật, vịnh sự việc hay phong cảnh Ông còn phát hiện ra sự độc đáo của
Xuân Hương khi sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là cách nói lái “Độc giả không dám dọc nhanh nữa, sợ vấp phải cái bẫy lái lật của tác giả”.
Như vậy, nhìn chung giai đoạn này các tác giả tiếp nhận thơ Xuân Hương theo cách cảm nhận chủ quan của mình, những đánh giá đó hầu như đều khẳng định thơ Xuân Hương có dâm và tục Thanh Lãng khẳng định tài
và thơ Xuân Hương nhưng ông chưa thấy được mặt tích cực trong thơ Xuân Hương là thái độ phản đối, chống lại xã hội phong kiến, nên ông đã đi đến
một kết luận mang tính quy chụp “Sống đối với nàng chỉ là để thỏa mãn nhục dục” và “Ở thời đại nào thơ nàng cũng bị liệt vào loại lẳng lơ” Nhận
xét này dù sao vẫn mang tính phiến diện vì chỉ thấy được một mặt của vấn
đề, hơn nữa lại quá thiên về ý kiến chủ quan Cũng với cách nhìn nhận này
Phạm Thế Ngữ đã cho rằng: “Trong hầu hết thơ Xuân Hương, người đọc đếu
có thể tìm ra một cách dâm tục gây ra sự quyến rũ ma quái” Với Đặng
Thanh Lê, thì ông có cái nhìn toàn diện hơn Ở phần đầu ông đã chỉ ra được mặt tích cực trong nội dung thơ Xuân Hương là chống phong kiến, nhưng sang phần hai thì ông kịch liệt phản đối nguyễn Đức Bính, Xuân Diệu, Chế Lan Viên … khi họ quá nghiêng về ca ngợi thơ Hồ Xuân Hương và nhận xét
“Thơ Xuân Hương còn phiến diện, chưa bao quát được các mặt căn bản trong đời sống xã hội cũ”, ta thấy nhận xét này của ông có phần chưa thỏa
đáng
2.2.2 Thơ Xuân Hương “Thanh và nhã”.
Theo khuynh hướng này có những tác giả: Văn Tân, Xuân Diệu, Lê Trí Viễn, Trần Thanh Mai, Nguyễn Lộc …
Đứng trên quan điểm xã hội học, Nguyễn Đức Bính cho rằng “Thơ
Hồ Xuân Hương có giá trị vì thể hiện khát vọng sống tự nhiên của người nông dân lao động Dâm tục là vũ khí đấu tranh chống lại tư tưởng phong kiến thống trị”.
Còn đối với Xuân Diệu thì ông rất coi trọng thơ văn Hồ Xuân Hương,
ông đã đặt Hồ Xuân Hương ngang hàng với Nguyễn Trãi, nguyễn Du và gọi
bà là “bà chúa thơ Nôm” Ông đã đánh giá thơ bà bằng bằng một cái nhìn trong trẻo, hồn nhiên và khẳng định: “Thơ Xuân Hương là thứ thơ không chịu ở trong khuôn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lặn thật sâu vào sự vật, vào những đáy rất kín thẳm của tâm tư, Những đáy kín thẳm ấy không phải lạc lõng cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà trái lại được hàng vạn vạn người đồng tình, thông cảm” ông chia đời thơ Xuân Hương thành năm giai
đoạn: Thời con gái đi học; thời lấy lẽ Tổng Cóc; thời lấy lẽ Phủ Vĩnh Tường; thời làm bạn với Chiêu Hổ và thời đi dạo “thênh thênh” Bằng cách tiếp nhận
so sánh và giả thiết, ông đã gọi Xuân Hương là thiên tài kỳ nữ, ông chủ
trương khi tiếp nhận thơ Xuân Hương: “Nên tiếp nhận lấy cái tinh thần hồn nhiên trong ca dao, tục ngữ và truyện cổ tích, không nên thổi phồng, đào sâu những cái không lành mạnh, cái nghĩa dô tục trong thơ Hồ Xuân Hương”.
Trang 9Ông khẳng định “Thơ Xuân Hương Việt Nam hơn cả vì đã thống nhất được hai tính cách dân tộc và đại chúng”.
Ở dòng ý kiến này, ta thấy Xuân Diệu là người rất tâm đắc với thơ
Xuân Hương, ông ngợi ca Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm” và coi bà là
một trong ba đại thi hào của dân tộc Cùng với Xuân Diệu, Nguyễn Đức Bính cũng đã ca ngợi thơ Hồ Xuân Hương không tiếc lời Đối với những nhà phê bình này họ đã đóng góp cho nền văn học những công trình nghiên cứu hết sức công phu và tỉ mỉ về đời thơ Xuân Hương, giúp chúng ta có một cái nhìn thấu đáo hơn, toàn diện hơn để tìm ra được cái hay, cái đẹp và những giá trị đích thực tong thơ của bà Cũng ở trong thời gian này, những công trình nghiên cứu của Lê Trí Viễn, Nguyễn Lộc rất được bạn đọc quan tâm và tán thành vì họ cũng đã đứng trên quan điểm duy vật biện chứng để nhìn nhận những điểm khả thủ, tiến bộ và cả những hạn chế trong thơ Hồ Xuân Hương
Tuy nhiên, ở giai đoạn này các nhà nghiên cứu cũng thấy được sự khó khăn khi tiếp cận đời thơ Xuân Hương vì tư liệu chưa rõ ràng
2.3 Từ 1975 đến nay.
Sự nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương vẫn được tiếp tục trên văn đàn,
ở giai đoạn này, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận tài năng và giá trị thơ Xuân Hương
Đỗ Lai Thúy từ góc độ văn hóa đã triển khai sâu hơn khía cạnh bản
chất tình dục trong mối quan hệ với tín ngưỡng phồn thực như một chủ điểm trọng tâm ở thơ Hồ Xuân Hương Tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương
đã làm cho tính dục trở thành một vần đề vừa muôn thưở vừa thời đại, trong tín ngưỡng phồn thực vốn gồm ba yếu tố: Sinh sôi nảy nở, tôn giáo và tính dục thì tính dục là đang lưu ý hơn cả Như vậy, ở đây mối liên hệ giữa cảm quan nghệ thuật Hồ Xuân Hương với thế giới tự nhiên là một vấn đề đã được khẳng định và thừa nhận như một đặc điểm lớn trong thơ văn Ông cũng đã khẳng định: Đọc thơ Xuân Hương ta thấy trong thơ bà nhiều biểu tượng ám ảnh được lặp lại với tần số cao, đó chính là biểu tượng phồn thực, trước hết
là hình ảnh cổ sơ âm dương vật và các hoạt động tính giao, sau đó là những hình ảnh biểu tượng phái sinh Ông đã thống kê những từ ngữ liên quan đến vấn đề này Và ông đã giải thích về sự lặp lại những biểu tượng phồn thực
trong thơ Xuân Hương Cuối cùng ông khẳng định: “Tín ngưỡng phồn thực chìm sâu trong thơ Hồ Xuân Hương tạo ra cả một cơ sở triết học sinh kết nối tất cả thi phẩm của bà thành một chỉnh thể nghệ thuật”.
Đỗ Lai Thúy đã trở lại với lối tư duy biện chứng và chứng minh rằng trong thơ Xuân Hương cái tục, cái dâm vừa là có vừa là không Có như vậy một mặt sẽ bảo lưu được cái đặc sắc, sự hấp dẫn của thơ Hồ Xuân Hương, mặt khác bảo vệ được quyền tồn tại hợp pháp của thơ bà Ông đã tìm ra được điểm mấu chốt của thơ Hồ Xuân Hương là tín ngưỡng phồn thực và khẳng
định: “Ở tín ngưỡng phồn thực, tôn giáo và tình dục là một, nên cái thiêng
và cái tục cũng là một, trong cái tục có cái thiêng và ngược lại Chỉ sau này khi xã hội phân hóa, xuất hiện các tôn giáo lớn với chủ nghĩa cấm dục thì
Trang 10hai yếu tố trên tách rời độc lập và cái dâm tục trở thành điều cấm kỵ” Với việc phân tích một số bài: Hang cắc cớ, đánh đu … Đỗ Lai Thúy cho rằng
biểu tượng phồn thực trong thơ Xuân Hương bao giờ cũng có hai nghĩa thanh
và tục, và theo ông, cái bản chất thực sự của thơ Hồ Xuân Hương, cái làm cho Hồ Xuân Hương trở thành Hồ Xuân Hương, một nhà thơ có một không hai là sự lắp từng hai mặt bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực và tài năng sử dụng Tiếng Việt của bà Ý kiến này đã được Nguyễn Nghiệp một lần khẳng định rằng: Chỉ có cái phàm tục là có thật, ai cũng phàm tục như ai, tác giả kết
luận điều này sau khi phân tích một số câu: “Chúa dấu vua yêu một cái này”
và “Hiền nhân quân tử ai mà chẳng, mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo” Đỗ
Lai Thúy kết luận: tư tưởng cao nhất, gốc của những tư tưởng khác ở thơ Hồ Xuân Hương là thái độ tôn sùng ca ngợi và bảo vệ sự sống, một sự sống sẵn sàng sinh sôi nảy nở
Tuy vấn đề “Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực” của Đỗ Lai Thúy
đã đưa ra một cách lý giải mới về cái dâm và cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương, nhưng khi đọc tác phẩm này một số nhà nghiên cứu lại có chỗ chưa
đồng tình, tiêu biểu là Hoàng Bích Ngọc Tác giả cho rằng trong công trình
nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy có một số tranh minh họa và những trang phân tích quá thô thiển Hạn chế của Đỗ Lai Thúy là chỉ vận dụng tín ngưỡng phồn thực để phân tích thơ Hồ Xuân Hương mà không đả động gì đến mảng tài liệu và văn bản đã sưu tầm được về Hồ Xuân Hương
Ngô Gia Võ lại cho rằng: “Trước hết thơ Hồ Xuân Hương là khúc hát
bay bổng và rạo rực, ngợi ca khẳng định hạnh phúc trần tục của con người Thơ bà xoay đi xoay lại cuối cùng chủ yếu để nhằm xoáy vào việc khẳng định khát vọng tự nhiên, ngợi ca hạnh phúc trần tục và đòi giải phóng bản năng con người khỏi mọi trói buộc khổ hạnh của cường quyền và thần quyền Nghệ thuật cái tục trong thơ bà đã góp phần vào việc thể hiện ý nghĩa này Ông cho rằng việc khẳng định tính dục với những đặc điểm trên
mà thơ Xuân Hương đã đạt đến độ cao nhất của nghệ thuật, biểu hiện tư tưởng nhân đạo gần như đứng chênh vênh trên bờ vực thẳm của chủ nghĩa
tự nhiên mà không bao giờ sa xuống vực”.
Ở giai đoạn này, các tác giả đã thấy được sức sống của thơ Hồ Xuân Hương trong lòng quần chúng, đặc biệt thấy được khát vọng nhân văn, tư tưởng nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương
2.4 Tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương của các nhà nghiên cứu nước ngoài.
Năm 1893, Antony Landes đã cho sưu tầm xong những bài thơ được
truyền tụng là của Hồ Xuân Hương, lúc đầu gồm 62 bài, về sau lên đến 139 bài
Niculin là người nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương từ rất sớm, đứng
ở góc độ thi pháp học của bakhtin, ông đã đưa ra quan niệm thẩm mỹ của thơ
Hồ Xuân Hương:
Bắt nguồn từ nguốn gốc văn hóa cổ của nhân dân Việt Nam, với lối thi
vị hóa, lý tưởng hóa độc đáo những cá tính vật chất nhục thể, ông nhận định: