chất trí tuệ trong thơ chế lan viên

15 8.8K 42
chất trí tuệ trong thơ chế lan viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thi ca là một loại hình nghệ thuật ngôn từ đặc biệt. Nhưng không phải bất kì một tác phẩm thơ nào ra đời cũng thành công và để lại ấn tượng trong lòng người đọc. PGS – TS Hồ Thế Hà cho rằng: “Đó chính là sự hài hoà thẩm mỹ giữa trí tuệ và cảm xúc; giữa cái ảo và cái chân; giữa hình thức và nội dung.” Trong đó, chất trí tuệ hay chất trí tuệ là một phương diện cần có để làm giàu nhận thức, liên tưởng và suy tưởng của con người. Chất trí tuệ này đậm đặc trong thơ của Chế Lan Viên. 1. Chất trí tuệ trong thơ Thuật ngữ chất trí tuệ hay chất trí tuệ xuất hiện từ rất sớm. Khái niệm “thơ trữ tình triết học” gắn liền với tên tuổi các nhà thơ lớn trên thế giới như: Block, Schiller, Bretch, Rilke, Baudelaire, Valéry, Claudel , đến thời của chủ nghĩa lãng mạn, Arnaudov cho biết cũng có một số nhà thơ sáng tác theo khuynh hướng này mà người Đức gọi là “trữ tình trí tuệ”, thơ ca gắn với cuộc sống và có sự thâm nhập lẫn nhau giữa một bên là nghệ thuật, một bên là khoa học, triết học. Và Arnauđốp thêm: “Vào thời cận đại, chúng ta ngày càng bắt gặp nhiều hơn trong trữ tình những mô tip dắt dẫn ta vào vương quốc của các tư tưởng. Như Ghugô nói, ở những chỗ lý tính thường không được thỏa mãn thì cảm xúc ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm sự thỏa mãn, để tìm ra được khoái cảm trong một điều gì đó chúng ta nhất thiết phải suy nghĩ tạo ra một trong những nguyên nhân của tiến bộ đạo đức và thẩm mỹ”. Như vậy, chất trí tuệ trong văn chương không phải là những gì khô khan; vì nếu thế, các lĩnh vực khác như triết học, tư tưởng sẽ đắc địa hơn nhiều. Chất trí tuệ ở đây được thăng hoa từ cảm xúc và suy nghĩ trên cái nền hiện thực cụ thể mà chủ thể sống qua. Thơ ca từ xưa đến nay đều vươn lên thể hiện sự hài hòa này. Không phải chỉ câu thơ, bài thơ mà ngay cả những gì trong đầu óc nhà thơ đã bao hàm một ẩn tàng trí tuệ. Và khi đươc thể hiện ra, lập tức nó làm giàu, nâng cao hiệu quả thơ. Nhà thơ nào có vốn văn hóa, vốn triết học cao và biết vận dụng chúng trong sáng tạo để hình thành kiểu tư duy độc đáo, đậm đặc mang cá tính, giọng điệu riêng khi bình giá cuộc sống thì được xem như nhà thơ trí tuệ, nhà thơ trí tuệ. 2. Chất trí tuệ trong thơ Chế Lan Viên Theo dõi toàn bộ sáng tác của Chế Lan Viên cùng với tìm hiểu nhận định của các nhà lý luận phê bình văn học, chúng ta thật dễ dàng đi đến nhận xét: Thơ Chế Lan Viên lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ, thể hiện khuynh hướng tu duy sắc sảo mang tính triết luận sâu sắc. Cậu bé Chế Lan Viên 17 tuổi xuất hiện trên thi đàn như một hiện tượng lạ lùng với tập thơ “ Điêu tàn”. Hoài Thanh nhận định: “ Cậu bé ấy đã khiến bao người ngạc nhiên. Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ XX, nó sừng sững như một tháp Chàm chắc chắn vừa lẻ loi vừa bí mật.” Cho đến tập thơ cuối “ Di cảo” Chế Lan Viên vẫn lặng lẽ gieo gặt những bài thơ lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ sắc sảo. 2.1. Thơ ông ít những chi tiết đời sống. Hiện thực trong thơ ông là hiện thực cảm thấy, nghĩ thấy Có thể vì thế nên nhiều người cho rằng thơ ông ít những chi tiết đời sống. Nhận xét này có lý. Bởi vì Chế Lan Viên không bao giờ miêu tả chỉ để miêu tả, mặt khác, thơ ca không phải sinh ra là để làm công việc miêu tả. Nếu như hình ảnh cuộc sống có phần ít đi thì cần phải thấy cái giàu có, đa dạng không một nhà thơ nào sánh kịp, đó là cả một thế giới của những suy tưởng, của những tưởng tượng, của cái ảo giác, cả những cái siêu thực. Hiện thực trong thơ Chế Lan Viên không phải đơn giản là cái nhìn thấy, mà là cái cảm thấy, nghĩ thấy. Nó là bóng dáng của cái nhìn thấy. Đúng hơn nó là cái nhìn thấy được khái quát, nhào nặn qua tư duy, qua suy tưởng, qua tưởng tượng, có thể bị xáo trộn, bị gián đoạn, nó là cái vô nghĩa hợp lý nghĩa là cái nhìn thấy đã qua giai đoạn nhận thức lý tính, nhận thức trừu tượng, không thể lấy kích tấc thường mà đo được,( Hoài Thanh ). Hiện thực ấy vì vậy cao hơn, bản chất hơn, giàu ý nghĩa hơn cái hiện thực nhìn thấy. Có thể là trái đất mất anh hơn là anh mất nó Nó mất anh như mất một hạt bụi có nghĩa gì? Còn anh ngày mai khi đã là linh hồn, anh vẫn nhìn thấy nó Cha vẫn nhìn thấy con, thấy mẹ, thấy khu vườn Có điều ở thế giới ấy trong sáng, người ta không đau, không dùng nước mắt Người ta trong như thuỷ tinh, chỉ còn tình thương. (Từ thế chi ca) Bài thơ nói về sự tịch diệt ở đời. Từ thế giới bên kia nhìn về cõi người vẫn thấy ấm áp, vẫn chan hoà tình thương. Nó là siêu mà vẫn thực.Nó là cõi lặng, cõi vô biên mang bóng dáng cuộc đời. Biên độ của hiện thực không chỉ được mở rộng sang một thế giới siêu hình, mà còn ở tận miền suy tưởng. Biên độ của sự suy tưởng, vẻ đẹp của trí tuệ làm câu thơ của Chế Lan Viên trở nên lấp lánh, trong ảo giác, chinh phục trái tim con người bằng sự bất ngờ của những ý nghĩ, của những liên tưởng. Đó chính là vẻ đẹp của trí tuệ, một phẩm chất của thơ ca hiện đại. Ngay từ tập Điêu tàn, Chế Lan Viên đã chọn cho mình một lối thơ giàu tính trí tuệ. Tứ thơ Chế Lan Viên thường hướng tới nắm bắt ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng và bằng tưởng tượng liên tưởng mà liên kết các sự vật hiện tượng trong nhiều mối tương quan. Cuộc sống hiện ra trong thơ Chế Lan Viên vì thế không chỉ như nhà thơ xúc cảm về nó mà còn suy nghĩ về nó. Vì vậy, cuộc sống đi vào trong thơ có thể ít đi phần nào cái cụ thể sinh động, tươi tắn, nhưng bù lại, nó lại được làm giàu thêm ở sức khái quát ở sự hư ảo biến hóa: Hạnh phúc màu hoa huệ Nhớ nhung màu hoa lau Biệt ly màu rách xé Lãng quên đâu có màu. Cách cảm nhận riêng trong thơ Chế Lan Viên tập trung ở khả năng lí giải, bình luận theo quan điểm của tác giả về hình tượng thơ, khi nói về hạnh phúc nhà thơ không định nghĩa một cách trừu tượng mà lại đi vào lí giải theo nghĩa đời thường: Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con, đè nát cuộc đời con, Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp, Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn. Từ đây, nếu áp dụng hình thức luận của Nga để cắt nghĩa thơ Chế Lan Viên, ta thấy Chế Lan Viên đã có điểm giống với Mikhail Bakhtin đó là xem thủ pháp trung tâm của tính văn chương, coi hình tượng trong tác phẩm nhất thiết phải lạ hóa. Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. Như vậy cách cảm nhận riêng về thế giới hiện thực trong thơ Chế Lan Viên được thể hiện một cách phong phú đa dạng, nhà thơ đã thực sự hòa vào cơn bão lớn của thời đại và rung động trước những nét đẹp bình dị đời thường của thiên nhiên và tình người. Tất cả là những xúc cảm buồn vui, suy tư trước cuộc sống gia đình, đời thường hằng ngày, trước thiên nhiên đã đi vào trang thơ ông một cách tự nhiên, dung dị, thấm đẫm vào dòng cảm xúc và suy tưởng của nhà thơ. 2.2. Trí tuệ thông qua cảm xúc, tình cảm của nhà thơ Chế Lan Viên là một triết gia, một nhà tư tưởng trong thi ca.Thể hiện phẩm chất ấy là những trí tuệ rất đặc sắc trong rất nhiều câu thơ, bài thơ của Chế Lan Viên. Trí tuệ là phương tiện để mài sắc, vót nhọn tư tưởng. Nhưng trí tuệ trong thơ không phải trí tuệ suông, nó thông qua cảm xúc và tình cảm của nhà thơ. Ý nghĩa trí tuệ, tư tưởng được tạo lập, được toát ra từ hình tượng, hình ảnh, từ ngôn ngữ của bài thơ. Nó là sự trừu xuất từ những vật chất hiện hữu của bài thơ. Anh tồn tại mãi Không bằng tuổi tên, mà như tro bụi. Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên (Từ thế chi ca) Đây là trí tuệ về sự sống và cái chết, sự bất tử và cái tàn lụi, tồn tại và huỷ diệt, cái thoáng chốc và vĩnh viễn. Ở một chỗ khác Chế Lan Viên viết: Hãy để cho người ta quên anh đi, dẫm đạp lên tên tuổi anh- Rồi anh lại xanh hơn .Nếu muốn để được nhớ, hãy quên mình đi. Chính là trí tuệ của Phật, của Chúa, của đạo đức nghìn đời, của lẽ đời ông bà vẫn dạy con cháu. Lời tự răn mình mà cũng để răn đời, giản dị nhưng sâu sắc, chí lý. Chế Lan Viên hay trí tuệ về thời gian trong sự vô thuỷ vô chung, vô lượng của thời gian và kiếp người rất đỗi hữu hạn. Lắng nghe tiếng kêu trong gỗ như thời gian liên tục nghiến, Chế Lan Viên chọn cho mình một trí tuệ hành động: Có lẽ tốt hơn là trỗi đậy Chong đèn xay cối lúa Tiếng cối xay ù ù kia dẹp tan tiếng mọt gặm chân giường (Hai thứ tiếng) Ngày xưa, lúc còn chiến tranh chống Mỹ, sống hết mình với cuộc chiến đấu của nhân dân, Chế Lan Viên bình luận: Những ngày tôi sống ở đây là những ngày đẹp hơn tất cả/ Dù mai sau có muôn vạn lần hơn. Rồi đến một ngày chiến thắng, khi đất nước trên đài cao vinh quang, nhưng trong cuộc mưu sinh đầy gian nan trước mắt, bao nhiêu câu hỏi không dễ tìm ra câu trả lời. Điều đó làm Chế Lan Viên day dứt: Chẳng huân chương nào nuôi được người lính cũ! Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời Tôi ú ớ Ngưòi ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong Tôi xấu hổ Thêm một lần ta thấy trách nhiệm đứng ngang tầm chiến luỹ của Chế Lan Viên, khi ông đi tìm một câu thơ giải đáp về cuộc đời hiện tại, có gì đó bi tráng như ngày xưa cha ông chúng ta từng đấm nát bàn tay trước cửa cuộc đời để đi tìm lẽ sống. Như vậy trí tuệ trong thơ Chế Lan Viên không bao giờ tách rời những vấn đề của cuộc sống. Tư duy thơ Chế Lan Viên có cách tiếp cận riêng với hiện thực bề bộn của cuộc sống. Thơ ông không chỉ là tiếng nói của xúc cảm, của tri thức bề ngoài sự vật hiện tượng mà cái nhìn nghệ thuật của ông còn muốn khám phá sự vật “ Ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa”. Trí tuệ của nhà thơ hướng tới nắm bắt phần ý nghĩa trí tuệ hàm ẩn trong mỗi hiện tượng và bằng sự liên tưởng, tưởng tượng mà liên kết các sự vật, hiện tượng trong nhiều mối liên quan. Từ đó, tác giả làm nảy lên nhiều ý nghĩa sâu sắc. “ Tiếng hát con tàu” biểu hiện rất rõ khuynh hướng đó. Nhân vật trữ tình say sưa, hăm hở với tiếng hát lên đường. Con đường lên Tây Bắc cũng chính là con đường trở về với cuộc sống chung rộn rã, hối hả của dân tộc, của đất nước và đông đảo quần chúng nhân dân. Từ những kỷ niệm ân tình với nhân dân trong kháng chiến, Chế Lan Viên đã nâng lên thành những suy ngẫm, chiêm nghiệm giàu sức khái quát. Đó là kết quả từ những trải nghiệm của cuộc đời người lính – nhà thơ: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn. Bốn câu thơ dung dị đi từ những chi tiết, hình ảnh, cảm xúc cụ thể để đưa đến một kết luận mang tính triết lí sâu xa.Thì ra chính miền đất thân thương có sương giăng cómaay phủ ấy, những kỉ niệm không thể quên ấy đã nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn ta. Chỉ trong khoảnh khắc chia tay tất cả như ùa về…Những sự vật vô tri và cả những con người ở đó bỗng trở nên bịn rịn luyến lưu, khó rời xa tựa như cuocj chia tay của nhưng người yêu với những người yêu. Khi Chế Lan Viên viết về tình yêu và nỗi nhớ, thơ ông cũng lấp lánh, rực rỡ màu sắc của cảnh vật. Cảm xúc trong thơ ông cũng bồi hồi da diết, xôn xao những dư vị tình yêu nồng nàn, say đắm: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương Viết về tình yêu đôi lứa nhưng người đọc vẫn có thể nhận biết ở đây tình yêu không chỉ giới hạn trong tình yê lứa đôi thông thường. Đó là sự kết tinh sâu nặng với tình yêu quê hương đất nước. Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ trở thành thân thiết như quê hương, hóa thành máu thịt trong ta từ lúc nào. “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở; Khi ta đi dất đã hóa tâm hồn”, “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Những câu thơ cô đúc như một châm ngôn chứa đựng những phát hiện về qui luật tâm lí sẽ là thiếu nếu không có đôi cánh tình cảm nâng đỡ. Triết lí mà vẫn vô cùng tự nhiên dung dị. Đó là điểm nổi bật của thơ Chế Lan Viên. Quá trình thơ Chế Lan Viên từng được ví: Từ “Thung lũng đau thương tới cánh đồng vui” đi từ “chân trời của một người đến chân trời của mọi người.” Nhưng có ai biết để thực hiện cuộc hành trình đó là biết bao trăn trở, lột xác, bao khó khăn trở ngại, trên đường thơ. Chế Lan Viên đã từng tổng kết về đời thơ mình với những vần thơ đầy suy tưởng – trí tuệ: Xưa phù du mà nay đã phù sa Xưa bay đi mà nay đã không trôi mất Cho đến được lúa vàng đất mật Phải trải trên mình bao trận gió mưa qua. Câu thơ thấm đẫm dư vị trí tuệ về con đường sáng tạo đầy chông gai của người nghệ sĩ. Cũng là một sự tổng kết cho bất cứ ai đã ở trên vinh quang, thành quả cuộc đời khi nhìn lại chặng đường quá khứ đã đi qua. Sức mạnh thơ của Chế Lan Viên chủ yếu được tạo lập bằng vẻ đẹp trí tuệ trong hình tượng thơ của tác giả bao giờ cũng nổi lên từ ngọn sóng cảm xúc và vươn lên chất trí tuệ. Ta nhớ lại các tập thơ trước với những hiện tượng thơ đậm đặc chất suy tưởng, tầng tầng lớp lớp hình ảnh, hiện lên trong nhiều đường nét lạ và màu sắc chói chang kỳ ảo: Cành phong lan bể, Tàu đến, Tàu đi, Kết nạp đảng trên quê mẹ, Người đi tìm hình của nước…( Trong Ánh sáng và Phù sa) Sao chiến thắng, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng, Con mắt Bạch Đằng, Con mắt Đống Đa…( Trong Hoa ngày thường, Chim báo bão). Ta gặp lại cái rậm rập, lớp lớp tầng tầng ấy ở khá nhiều bài trong “ Đối thoại mới”. Ánh sáng trí tuệ đem đến cho hình tượng thơ Chế Lan Viên vẻ đẹp lóng lánh nhiều màu của đêm hội pháo hoa. Trên nền trời giao cảm vô hình giữa nhà thơ và bạn đọc, cái đẹp trí tuệ ấy nở bung thành muôn chùm hoa ngũ sắc, xòe nở mãi những tia đẹp bất ngờ từ nhiều điểm nổ bất chợt của xúc động. Từ một màu da, từ nhiều màu da, hiện tượng thơ chuyển động cuồn cuộn như sóng, kết thành một “ Trận tuyến cao hơn cả màu da”, trút tiếng súng căm hờn, tiếng trống nghìn năm cũ Châu phi nổi giận vào đầu giặc Mĩ. Từ một cành đào tươi thắm cụ thể của mùa xuân đất nước, suy tưởng xuôi theo dòng xúc cảm trong một ngày chiến thắng, nâng lên thành biểu tượng cành hoa Việt Nam, chói ngời thế kỷ, nâng lên nữa thành cành hoa chân lý đi qua cả thời gian: Cầm nhành hoa Việt Nam Chói ngời trong thế kỷ Cầm cành đào chân lý Ta đi qua thời gian. Từ một hiện tượng thiên nhiên, một tên ngõ… một cái gì đó thoáng qua tác giả nâng thành nghĩa đời và ý trí tuệ trong các bài thơ ngắn và nhiều chùm tứ tuyệt: Ngõ rất cụt mà lòng sâu thẳm Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm Thương một đời đâu phải tạm thương Ấy là chỉ tên ngõ Tạm Thương mà đã gợi lên một cái gì rất nhẹ, rất sâu của đời của người. Cũng có khi Chế Lan Viên không bắt đầu từ đó. Có thể ông đi từ những vấn đề khái quát như các bài: Tuyên bố của mỗi lòng người, Khẩu súng, Cành hoa, Nghĩ suy 68, Đường sáng tuyệt vời… song hiện tượng thơ ông bao giờ cũng nổi lên như một cồn đảo bốn bề âm vang những đợt sóng suy tưởng… và điều đó trở thành đặc trưng phân biệt ông với các nhà thơ khác. Bên cạnh sự tồn tại nhiều phong cách thơ hiện đại, Chế Lan Viên hiện lên với một màu sắc riêng. Màu sắc ấy có thể gọi thành phong cách riêng: nhà thơ trí tuệ của cảm xúc. Chất trí tuệ của cảm xúc lại càng dễ dàng thăng hoa khi ông viết về mảng đề tài tình yêu. Tình yêu vốn là mảnh đất màu mỡ để các thi nhân thỏa sức khai phá. Và cứ ngỡ rằng tình yêu không thể là mảnh đất của trí tuệ. Tình yêu có lí lẽ riêng, lí lẽ của con tim. Nhưng đọc thơ tình yêu của Chế Lan Viên ta bắt gặp rất nhiều những cung bậc xúc cảm khi lắng đọng, trầm tĩnh, lúc ồn ào sôi nổi vang ngân nhưng tất thảy đều mang dấu ấn của một lý trí sắc sảo và tinh tế. Bởi có người nhận xét: Thơ tình của ông là thơ tình của người thích phân tích, ưa bình luận. Cái rét đầu mùa anh rét xa em Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa Một nửa cho em ở vùng sóng bể Một nửa cho mình ở phía không em. (Rét đầu mùa nhớ người đi về phía bể ) Sương giăng mờ trên ngõ tạm thương Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm Thương một đời đâu phải tạm thương. Có lúc thơ ông lại mang vẻ trầm mặc, đầy suy tưởng trong một buổi chia tay lặng lẽ: Buổi sáng em xa chi Cho chiều mùa thu đến Để lòng anh hóa bến Nghe thuyền em ra đi. Ngày em đi vào buổi sáng thì ngay buổi chiều mùa thu đã ùa về. Mùa thu ở đây chưa chắc đã là mùa thu của thiên nhiên theo quy luật của đất trời nhưng đó là thu của tâm trạng, thu của lòng người. Sự thiếu vắng của em làm cho không gian bao trùm một mùa thu buồn man mác, bâng khuâng. Lòng anh là bến thu có thể nghe thấu con thuyền em trở ngược – ra đi. Phải thật tinh tế và giàu sự liên tưởng thì Chế Lan Viên mới sáng tạo những vần thơ đầy ắp tâm trạng như thế. Theo tôi trong tình yêu dù bất cứ ai cũng cần bình đẳng. Ta đã thấy cái rạo rực xao xuyến của tình yêu thưở ban đầu tuổi trẻ, nét hăm hở, đắm đuối, say sưa [...]... rét già lọc hết lá vàng đỏ chói Để trơ cành (Cây bàng) Chế Lan Viên không tự hạn chế mình trong thể loại Khi cần ông sử dụng thơ tự do, thơ văn xuôi Thơ tự do, thơ văn xuôi của Chế Lan Viên có thể xem là đặc sản, đẹp lộng lẫy Có thể thấy điều đó ở các bài như Tàu đến tàu đi, Cành phong lan bể, Văn xuôi về một vùng thơ Khi cần Chế Lan Viên sử dụng thơ lục bát Lục bát của ông cũng rất hiện đại: Khi vui... đã hạn chế thơ Chế Lan Viên Hạn ché khi nó không bắt đầu từ trái tim, trí tuệ vượt bên ngoài cảm xúc nhưng mất chân đứng trong mảnh đất hiện thực vốn rất giàu chất liệu thi ca… Tác động không xuôi chiều của trí tuệ trong thơ Chế Lan Viên đẩy những bài thơ dài chống mỹ của ông đến một hạn chế tất yếu.những bài thơ dẽ trở thành xã luận “ bắt thành vần” Có những bài khô khan từ tứ thơ, rung động thiếu... ngời trong thế kỉ Cầm cành đào chân lí Ta đi qua thời gian Có thể thấy khi nói về Tổ Quốc, cảm hứng thơ Chế Lan Viên luôn phong phú, tươi mới đồng thời chất trí tuệ luôn thể hiện rõ sức phất hiện đào sâu của sự trải nghiệm Vẻ đẹp thơ Chế Lan Viên là kết quả của một chủ thể trữ tình có hoạt động trí tuệ đầy năng động và sắc bén Tuy nhiên sẽ không vô lí khi nói rằng chính hoạt động ấy đã hạn chế thơ Chế. .. cần Chế Lan Viên làm thơ năm chữ Thơ năm chữ của Chế Lan Viên hết sức mượt mà: Em đi như chiều đi/ Gọi chim vườn bay hết/ Em về tựa mai về / Rừng non xanh lộc biếc/ Em ở trời trưa ở/ Nắng sáng màu xanh che / Tình anh như sao khuya/ Rải hạt vàng chi chít Khi cần Chế Lan Viên viết thơ tứ tuyệt Thơ tứ tuyệt của ông, theo Xuân Diệu đạt đến bậc thầy Như vậy với sự vận dụng linh hoạt các thể thơ, Chế Lan Viên. .. dị, kinh ngạc mọi người là vì vậy Ngày trước Hải Thượng Lãn Ông nói: thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay Chế Lan Viên đã làm đúng như vậy Thơ Chế Lan Viên rất dễ chuyển nghĩa sang những ngôn ngữ khác là vì thơ ông rất sáng rõ về ý X.V Calachôva, một chuyên gia nghiên cứu thơ Nga rất ngạc nhiên khi đối chiếu một số bài thơ của Chế Lan Viên bản tiếng Việt và bản dịch sang tiếng Nga, thấy số lượng từ vựng... với sức mạnh suy tư, những liên tưởng chồng chất khiến người đọc liên tưởng nhà thơ thích phô diễn ý tưởng, coi đó là trang sức của thơ .Có thể coi đó là những hạt sạn lẫn vào những viên ngọc trai lấp lánh – món quà mà nhà thơ tài danh gửi gắm lại cho đời 2.4 Trí tuệ đầy ắp tư tưởng Như chúng ta biết trí tuệ là để làm sắc bén hơn tư tưởng của thơ Thơ Chế Lan Viên không bài nào là không cân chở một tư... tính hàm súc và về mặt nào đó là tính quốc tế, tính hiện đại của thơ Chế Lan Viên Thế kỷ XX, thơ Việt Nam thật sự được hiện đại hoá lần thứ nhất bởi các nhà thơ mới trong đó có Chế Lan Viên Một cuộc cách tân triệt để, phá bỏ những niêm luật, những đối, những biền ngẫu trong thơ trước đó để làm nên một thời đại mới trong thi ca, đưa thơ ca Việt Nam vào quỹ đạo hiện đại, rất phù hợp với tâm lý, tình... thơ trẻ Văn học Việt Nam thế kỷ XX sẽ nhạt đi biết bao nếu không có Chế Lan Viên Tính hiện đaị trong thơ Chế Lan Viên làm nên sức sống lâu bền của thơ ông Chắc chắn Chế Lan Viên sẽ còn đồng hành với chúng ta đến mai sau, và sẽ là nhà thơ đi xa nhất theo trục thời gian phía trước Đúng như dự cảm của Tố Hữu: Mai sau những cánh đồng thơ lớn Có xác tro anh bón sắc hồng -*** ... đã bước vào vườn thơ của Chế Lan Viên như bước vào một thực thể hiện thực đã được mỹ lệ hoá theo sự tưởng tượng độc đáo của ông Chính vì lẽ đó, thơ Chế Lan Viên dường như đang choàng lên mình chiếc áo hình thức vô cùng hiện đại, để tôn lên vẻ đẹp muôn thuở của thơ ca * * * Không phải ngẫu nhiên Chế Lan Viên có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đồng nghiệp, đặc biệt là những nhà thơ trẻ Văn học Việt Nam... và thơ ca phương tây nói riêng Nhưng rồi những bài thơ bảy chữ, tám chữ của thơ mới (mà trong Điêu tàn của Chế Lan Viên có không ít) hình như chỉ sau khoảng mươi năm đã có vẻ không còn phù hợp Một cuộc cách tân khác bằng thơ không vần của Nguyễn Đình Thi tuy không thuận buồm xuôi gío, nhưng cũng đã cho thấy thơ Việt Nam đang trên đường đi tìm một một hình thức biểu hiện mới Ở Chế Lan Viên, sau tập thơ . này đậm đặc trong thơ của Chế Lan Viên. 1. Chất trí tuệ trong thơ Thuật ngữ chất trí tuệ hay chất trí tuệ xuất hiện từ rất sớm. Khái niệm thơ trữ tình. thì được xem như nhà thơ trí tuệ, nhà thơ trí tuệ. 2. Chất trí tuệ trong thơ Chế Lan Viên Theo dõi toàn bộ sáng tác của Chế Lan Viên cùng với tìm hiểu

Ngày đăng: 25/02/2014, 16:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan