Con người tự trào với ý thức “tự bôi đen mình”...8 Hình thức tự trào với ý thức phủ định đã xây dựng con người tự trào với tiếng cười về sự lỗi thời, về con người thừa của mình trước bối
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 1
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5 CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN 3
CHƯƠNG I 5
THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 5
1.1 Trần Tế Xương – một trong những gương mặt tiêu biểu cuối cùng của văn học Việt Nam 5
1.2 Tú Xương – đỉnh cao của thơ trào phúng Việt Nam 6
1.3 Tú Xương – một hồn thơ trữ tình đặc sắc 6
CHƯƠNG II 8
CÁC KIỂU QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ NÔM TÚ XƯƠNG 8
2.1 Con người tự trào 8
2.1.1 Con người tự trào với ý thức “tự bôi đen mình” 8
Hình thức tự trào với ý thức phủ định đã xây dựng con người tự trào với tiếng cười về sự lỗi thời, về con người thừa của mình trước bối cảnh mới của lịch sử 10
2.1.2 Con người tự trào với ý thức “thị tài” 10
2.2 Con người ưu tư, hoài niệm 11
2.2.1 Ưu tư trước thời cuộc và vận mệnh đất nước 11
2.2.2 Ưu tư về vai trò và bổn phận 14
2.3 Con người mặc cảm 14
CHƯƠNG 3 16
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ NÔM CỦA NGUYỄN KHUYẾN VÀ TÚ XƯƠNG 16
Trang 23.1 Ngôn ngữ 16
3.1.1 Nghệ thuật sử dụng đại từ nhân xưng 16
3.1.2 Nghệ thuật sử dụng từ ngữ mang phong cách ngôn ngữ văn học dân gian 17
3.2 Biện pháp tu từ tương phản 18
3.3 Giọng điệu 19
3.2.1 Giọng điệu trữ tình 19
3.2.2 Giọng điệu trào phúng 20
3.3 Không gian và thời gian 20
3.3.1 Không gian nghệ thuật 20
3.3.2.Thời gian nghệ thuật 21
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tú Xương là một tác giả lớn có nhiều đóng góp cho nền văn học dân tộc.Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình Tú Xương đã để lại cho đời chưa đầy 150bài thơ chủ yếu là thơ chữ Nôm nhưng nhà thơ của dòng sông Vị ấy vẫn được xếpvào hàng ngũ những tác giả tầm cỡ của nền văn học Việt Nam
Chính bởi vậy, nghiên cứu thơ Tú Xương vẫn là một niềm “trăn trở” của baonhà nghiên cứu phê bình yêu và say thơ ông Họ đã chọn nhiều những góc nhìn đểđánh giá, khám phá vẻ đẹp của thơ Tú Xương: ngôn ngữ, giọng điệu, chất tràophúng, chất trữ tình, kết cấu…Ở bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứuquan niệm nghệ thuật về con người trong thơ ông
Tú Xương sinh ra trong một xã hội hỗn độn, ở xã hội đó tất cả mọi quy tắc, lềlối đều bị phá vỡ Kéo theo đó là sự thay đổi đáng kinh ngạc của con người Cáchnhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách lí giải của một nhà thơ đi bằng hai chân trào phúng
và trữ tình như Tú Xương có những điểm đặc biệt Đây được xem là một chiếc chìakhóa vàng góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệthuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nói riêng
Quan niệm nghệ thuật về con người là sản phẩm của văn hóa đồng thời mangdấu ấn của từng thời đại Trước bối cảnh lịch sử xã hội mới, bằng thơ Nôm, TúXương đã phản ánh trong tác phẩm của mình những quan niệm nghệ thuật mới vềcon người
Trang 5Đó là những lý do để chúng tôi đến với đề tài này.
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tú Xương là một trong những tác giả lớn của văn học giai đoạn nửa cuối thế
kỉ XIX Ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, công tác sưu tầm, giới thiệu thơ vănông đã bắt đầu Và kể từ đó cho tới nay, có hàng trăm công trình bài viết khai thác
về giá trị tác phẩm của ông
Nghiên cứu về Tú Xương từ trước đến nay, nội dung trào phúng và trữ tình làvấn đề được giới nghiên cứu tập trung khai thác
Ngoài ra, các bài viết như Tính chất và giá trị văn thơ trào phúng của Tú
Xương trong chuyên khảo Văn học trào phúng Việt Nam của Văn Tân; Tú ông tổ thơ trào phúng Việt Nam của Vũ Đăng Văn ; Tú Xương- đỉnh cao của thơtrào phúng Việt Nam của Lê Đình Kỵ… có đề cập đến nội dung trào phúng
Xương-Nội dung trữ tình trong thơ Tú Xương không được khai thác nhiều như mảngtrào phúng Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng thơ Tú Xương đi bằng hai chân: hiện thực và trữ tình
Nguyễn Tuân vào năm 1961, trong bài Thời và thơ Tú Xương đã tập trung
phân tích cái hay, cái đẹp trong câu chữ thơ Tú Xương Ông đề cao tính hiện thực
và chất trữ tình, ông viết “thơ Tú Xương đi bằng cả hai chân hiện thực và trữ tình,
mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ làm một cẳng chân trái tả thực Chủđạo cho đà thơ là ở chân phải và Tú Xương đã băng được mình tới chúng ta bằngnước bước lãng mạn trữ tình” [29, tr.72]
Xuân Diệu có nét tương đồng với Nguyễn Tuân, khi khái quát về nghệ thuậtthơ Tú Xương ông cho rằng thơ Tú Xương “hay ở ý tình, hay ở chữ, tiếng, hay ở sựviệc, hay ở nhạc điệu…” [29]
Đỗ Đức Hiểu trong bài Thơ văn Tú Xương đánh giá “Tú Xương là nhà thơ trào
phúng có biệt tài… Tú Xương còn là nhà thơ trữ tình diễn tả tâm hồn đau đớn của
kẻ bất đắc chí, cái băn khoăn của người dân mất nước” [29, tr.167]
Trang 6Trong thơ Tú Xương, ở bình diện cái nhìn về con người, công trình nghiên
cứu chưa nhiều Trong bài viết Nụ cười giải thoát cá nhân và tự khẳng định trong
thơ Tú Xương của Trần Đình Sử đưa ra nhận định “Tú Xương đi ngược lại truyền
thống thơ ngôn chí”, tiếng cười trong thơ Tú Xương là tiếng cười giả thoát chomình, tự khẳng định nhân cách mình
Hà Ngọc Hòa cho rằng có con người ưu tư, u hoài về đất nước trong thơ Tú
Xương (trong bài viết Con người ưu tư trong thơ Nôm Đường luật).
Hồ Giang Long trong Thi pháp thơ Tú Xương đã gọi tên các kiểu con người
trong thơ Tú Xương như: con người hữu danh vô tài, con người làm trò, con ngườithị tài, con người trượt chuẩn…
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Bài “Quan niệm nghệ thuật về conngười trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương” nghiên cứu quan niệm nghệ thuật
về con người trong thơ Tú Xương trên cơ sở đối chiếu với Nguyễn Khuyến
Những ý kiến trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu đề tài
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà tiểu luận đề cập tới là: Các kiểu quan niệm nghệ thuật về conngười của Tú Xương
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu các bài thơ Nôm của Tú Xương trong cuốn
sách Tú Xương toàn tập của Đoàn Hồng Nguyên, do Trung tâm Nghiên cứu Quốc
học và Nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 2010
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong công trình này chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích tác phẩm
Phương pháp thống kê, phân loại
Trang 7Phương pháp so sánh, đối chiếu
5 CẤU TRÚC CỦA TIỂU LUẬN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận có ba chương:
Chương 1 Trần Tế Xương trong bối cảnh văn học trung đại
Chương 2 Các kiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của TúXương
Chương 3 Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong thơNôm Tú Xương
CHƯƠNG I THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC TRUNG
Tú Xương lại là người lận đận về thi cử Ông chính là sản phẩm bất thành củachế độ khoa cử đương thời Tú Xương có tám lần đi thi và đến năm 24 tuổi mới đỗ
Trang 8Tú tài mà lại là “đỗ rốt bảng” Sau đó Tú Xương không sao đậu nổi cử nhân, suốtđời chỉ ôm bằng tú tài Món nợ công danh của kẻ sĩ đành trả lại với đời.
Tú Xương sáng tác rất nhiều nhưng chủ yếu là sáng tác thơ Nôm Lịch sử dântộc xem ông là một nhà thơ thư ký đã bằng thơ phản ánh nhiều mặt của cuộc đổithay xã hội Lịch sử văn học ghi nhận ông là nhà thơ trào phúng xuất sắc và cũng làmột nhà thơ trữ tình
Tú Xương bước vào làng văn những năm cuối thế kỉ XIX khi văn học ViệtNam đang có nhiều những biến chuyển Những quy tắc, ước lệ, khuôn sáo của vănhọc Trung đại bị rạn nứt ít nhiều qua những sáng tác của Nguyễn Trãi, Hồ XuânHương Kế thừa thành tựu người đi trước nhà thơ của dòng sông Vị cũng đã cónhững cách tân rõ nét trong sáng tác của mình Ông nối liền nghệ thuật với cuộcsống trần trụi mà không cần đến những điển cố, từ chương, điển tích Đề tài trongthơ ông là hiện thực cuộc sống, những gì mắt đang chứng kiến, tai đang nghe, timđau thắt và cất lên tiếng thơ: chế độ thi cử, tôn ti trật tự, mua quan bán tước…Nhânvật trong thơ ông bước ra từ hiện thực đời sống là vợ ông – bà Tú tần tảo “Nuôi đủnăm con với một một chồng”, là ông Cử, Huấn Mỹ, Tú Tây Hồ, đốc học Nam Hà,chú Mán…vì vậy nó mang tính chất cụ thể và cá thể hóa
1.2 Tú Xương – đỉnh cao của thơ trào phúng Việt Nam
Nhắc đến văn học trào phúng Việt Nam, Tú Xương là một cái tên không thể
bỏ qua Nếu trào phúng của Nguyễn Khuyến - người cùng thời với ông có phầnthâm trầm kín đáo thì Tú Xương có phần bộc trực, gay gắt hơn Trào phúng của TúXương là bức tranh muôn màu muôn vẻ Xã hội nhố nhăng, Tây Tàu lẫn lộn, nhữngnhân vật khả ố, những con người nhơ nhuốc, những sự việc dở khóc dở cười,những đồi bại phong tục… cứ ngồn ngộn hiện lên trong thơ trào phúng của ông.Tiếng cười mà Tú Xương mang đến là một sự phản ứng xã hội Cái cười mang tính
xã hội sâu sắc và nhạy bén, cái cười thấm sâu vào mọi đối tượng, mọi ngõ ngáchcủa đời sống
Trang 9Trước hết, thơ ông là tiếng còi tập hợp mọi đối tượng của xã hội Đám quanlại bản xứ, bọn quan chức thực dân :
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra.
1.3 Tú Xương – một hồn thơ trữ tình đặc sắc
Tú Xương là một con người phân thân một Tú Xương trào phúng và một TúXương trữ tình Một Tú Xương ban ngày cười cợt cuộc đời và một Tú Xương banđêm trăn trở với đời
Nỗi thất vọng sau mỗi lần “lều chõng đi thi” Ban đầu hỏng thi, ông còn cườicợt, còn tự nghĩ cách để an ủi mình Nhưng các khoa thi sau ( 1903, 1906) ông càngthất vọng, càng chua chát Tú Xương ngày càng đau buồn, chán nản, tuyệt vọng vàcay cú:
Học đã sôi cơm nhưng chữa chín.
Thi không ăn ớt thế mà cay
Ðến khoa thi cuối (1906) tiếng thở dài của Tú Xuơng càng ão não và bi thiếthơn nhiều:
Bụng buồn còn biết nói năng chi
Ðệ nhất buồn là cái hỏng thi Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thế chẳng ra gì
( Buồn thi hỏng)
Trang 10CHƯƠNG II CÁC KIỂU QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG THƠ NÔM TÚ XƯƠNG
2.1 Con người tự trào
Theo lý giải của Trần Nho Thìn thì thơ ca truyền thống của nhà Nho thườngchỉ diễn tả tư thế thiên sứ: thanh cao, có trách nhiệm với đời Tiếng cười tự trào;tiếng cười lấy cái xấu, cái dở, cái kém cỏi của chính mình làm đề tài giễu cợt lànhững phản ánh chưa từng thấy ở các thời kỳ trước
Cuối thế kỉ XIX là cuộc va chạm lịch sử đã làm sụp đổ hệ tư tưởng nhân sinhquan văn hóa lấy Nho giáo làm quốc giáo lâu đời Trước điều kiện lịch sử đó,Nguyễn Khuyến và Tú Xương nhận thấy sự lỗi thời của giai cấp mà họ đang đạidiện, thấy sự “trống rỗng, vô nghĩa của một thời đại thiếu lý tưởng, lý tưởng cũ đãhết thời mà lý tưởng mới chưa có”
Trang 112.1.1 Con người tự trào với ý thức “tự bôi đen mình”
Sinh ra trong một xã hội mà mọi thứ đều bị đảo lộn quay cuồng Tất cả mọigiá trị của cuộc sống không thể dựa vào từ điển hay dựa vào nhận thức đã có sẵncủa con người Đồng tiền có thể giúp một ông “bợm già” trong chớp mắt biếnthành “ông hoàng”, nó cũng có thể hô biến để biến một người đi làm thuê bước lên
vị trí ông chủ: “Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe” Danh phận, địa vị trở thành mộtmón hàng có mức độ tiêu thụ rất lớn dẫu giá cả cắt cổ:
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau Đứa thời mua tước đứa mua quan
(Năm mới chúc nhau)Văn hóa ứng xử của con người trượt chuẩn một cách rất bất ngờ, đâu còn lànhững con người Việt Nam hồn hậu, thủy chung, trọng tình trọng nghĩa:
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
(Đất Vị Hoàng)
Và một hiện tượng khá đặc biệt là ông không ngần ngại tự bôi đen mình.Ông phơi bày tất cả mọi thói hư tật xấu của mình lên trên trang thơ, tự “vạch áo chongười xem lưng” Tú Xương lấy chính bản thân mình làm đối tượng trào phúng.Ông bóc trần cả “con người tinh thần hư hỏng của mình” Ông châm biếm bản thânông một cách quyết liệt và không bỏ sót một khía cạnh xấu nào
Đó là một Tú Xương sành ăn chơi, rượu chè, bài bạc:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành Mắt thời thao láo, mặt thời xanh Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
(Tự cười mình)
Trang 12Một Tú Xương dơ dáng, dại hình trong cảnh vô nghề nghiệp, phải “ăn lươnghàm chính thất” Ông tự nhận mình là một kẻ học trò dốt nát:
Thầy đồ thầy đạc Dạy học dạy hành
Ba quyển sách nát Dăm thằng trẻ ranh
(Thầy đồ dạy học)Hình thức tự trào với ý thức phủ định đã xây dựng con người tự trào với tiếng cười
về sự lỗi thời, về con người thừa của mình trước bối cảnh mới của lịch sử
2.1.2 Con người tự trào với ý thức “thị tài”
Con người tự trào với ý thức “thị tài” là con người có ý thức tự đề cao tài năngcủa bản thân Dù chữ tài không được đề cao, thường bị cái nhìn thành kiến:
Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần
Hay: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Trang 13Ngoài các bài thơ ông tự phủ định mình, tự giễu mình thì trong nhiều bài thơông cũng thể hiện ý thức thị tài của bản thân: Tự đắc, Than thân chưa đạt, Viếngbạn, Đi thi nói ngông…Ông tự đắc ý với chính mình:
Kìa thơ tri kỷ đàn anh nhất
Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì
(Tự đắc)Mặc dù thất bại rất nhiều lần trong đường thi cử, dù có lúc ông đay nghiến:
“Thi không ăn ớt thế mà cay” nhưng Tú Xương vẫn khát khao một ngày tài năngcủa mình được vua trọng dụng:
Mở mặt quyết cho vua chúa biết Ðua danh kẻo nữa, mẹ cha già Năm nay ta học, năm sau đỗ Chẳng những Lương Ðường cũng thủ khoa
(Than thân chưa đạt)Thơ Nôm của Tú Xương tuy nhạt màu “ngôn chí”, nhưng là những nhà Nhođược đào tạo trong môi trường phong kiến, họ không tránh khỏi “lý tưởng côngdanh” với mong mỏi cống hiến Ở đây có tiếng cười tự tin về tài năng, có niềm hăm
hở, niềm yêu sống và một phiên bản chân dung hoàn toàn khác so với con người tựtrào với ý thức phủ định
Chính hình thức con người tự trào với ý thức thị tài là một minh chứng cho sựxuất hiện của con người cá nhân trong thơ văn Trung đại Nếu như xã hội phongkiến thủ tiêu cá tính tài năng con người trong sự gò bó phép tắc khuôn khổ xã hộithì chính thực tế sáng tác của Tú Xương đã đi ngược lại những chuẩn mực đó Hơnnữa, Tú Xương đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của xã hội bằng cách vươn tới nhu cầuthế tụ, đến gần với cuộc sống đời thường của con người Ông thể hiện mình làngười biết ăn ngon mặc đẹp, biết hưởng thụ Điều này gần giống với Nguyễn CôngTrứ ở tư tưởng hưởng lạc, cũng cao lâu, thuốc lá…
Trang 142.2 Con người ưu tư, hoài niệm
Là một kẻ sĩ tài năng luôn luôn muốn đấng minh quân thừa nhận tài năng củamình nhưng thực tế phũ phàng, đi thi tám lần mà mãi “thi không ăn ớt thế mà cay”.Cuộc đời của bản thân quá nhiều đau khổ, đắng cay lại phải chứng kiến sự suythoái của xã hội cho nên ngoài một Tú Xương tự trào ta còn nhận thấy một TúXương ưu tư hoài niệm, Tú Xương của tâm trạng Thơ Tú Xương ngòng nghênh,kiêu bạc - thơ của một con người có tiếng cười vỏ mặt sâu cay Và thơ Tú Xươngcũng là thơ của những sẻ chia đồng điệu, của những tâm sự buồn đau, da diết, thơcủa một con người nặng lòng ưu quốc ái dân
2.2.1 Ưu tư trước thời cuộc và vận mệnh đất nước
Tú Xương có tình cảm đặc biệt với những người cùng hoàn cảnh với mình.Ðối với người nghèo như những người học trò, những người nông dân chân lắm taybùn (Thề với ăn xin) những dòng thơ của Tú Xương chứa chan tình cảm và đầylòng ưu ái (Ðại hạn)
Hoặc ở một bài thơ khác, tâm trạng Tú Xương càng thể hiện rõ hơn:
Ỳ ào tiếng học nghe không rõ Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu Ông lão nhà quê tan tản dậy, Bảo con đem đó, chớ đem gầu
Tú Xương hiểu được nông nỗi của dân cày Ông lo hạn cùng với nông dân:
“Dạo này đá chảy với vàng trôi
Thiên hạ mong mưa đứng lại ngoài
Ngày trước biết gì ! Ăn với ngủ
Bày giờ lo cả nước cùng nòi.
Tràu mừng ruộng nẻ cày không được
Cá sợ ao khô vượt cả rồi.