Nhà nghiên cứu đã xếp Nguyễn Công Trứ là một trong 13 nhànho tài tử của văn học Việt nam.. Nghiên cứu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ trên cơ sở tiếp thu
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong số rất nhiều những nhà thơ, nhà văn ra đời trong giai đoạn văn học trung đại, tácgiả Nguyễn Công Trứ để lại một dấu ấn khá đặc biệt Không chỉ có một phong cách sống bảnlĩnh, đầy cá tính mà ông còn đóng góp sức mình trên nhiều lĩnh vực Ông là một nhà thơ tài tử,một người phóng khoáng nhưng lại bị “nhốt mình” trong tư tưởng Nho giáo và cúi mình phục
vụ triều đình phong kiến Đấy chính là sự mâu thuẫn trong tư tưởng và hành động của conngười Nguyễn Công Trứ, cho nên khi đọc thơ ông chúng ta luôn có cảm giác đầy mới lạ đanxen nhau, nhận thức con người ông mỗi lúc một khác cần khám phá, tìm hiểu
Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ là mộtvấn đề không mới Trước đó các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về con người thế thái nhân tình,con người tài tử, con người ẩn dật, con người công danh… trong thơ ông Nhưng những vấn đềnày thông thường được trình bày riêng lẻ Ở bài tiểu luận này, chúng tôi muốn đem đến một cáinhìn mới, cụ thể và toàn diện hơn về vấn đề này Đồng thời, góp phần hữu ích vào công việc
phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu sau này Đó là lí do tôi chọn đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ
Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Công Trứ đã có gần một thế kỷ, bắt đầu chính thức với côngtrình biên khảo của Lê Thước (1928) Có thể nói đây là công trình nền tảng về tư liệu có giá trịcho đến mãi hôm nay
Ở công trình “Trong văn học Việt nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉXIX’’(1976), Nguyễn Lộc dành sự ưu ái đặc biệt cho rằng: Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ có
vị trí đáng kể trong văn học Việt nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX Thơ văn Nguyễn Công Trứbao hàm một nội dung khá phức tạp, kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại: vừa ca tụng conngười hoạt động lại vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn; vừa ca tụng nho giáo lại vừa ca
Trang 2tụng đạo giáo; vừa lạc quan tin tưởng lại vừa bi quan thất vọng; vừa khẳng định mình lại vừaphủ định mình.Nguyễn Công Trứ là một khối mâu thuẫn lớn Nghiên cứu về thơ ông, NguyễnLộc tập trung vào 3 chủ đề chính: chí nam nhi, cuộc sống nghèo khổ và thế thái nhân tình Đặcbiệt một phát hiện mới mẻ nhất về biểu hiện con người trong thơ văn ông là triết lí cầu nhàn,hưởng lạc
Phạm Vĩnh Cư khi bàn về “Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ với dòng thơ an lạc”, xem
đó là mảng sáng tác rất đặc sắc lâu nay vẫn được coi là thơ văn cầu nhàn hưởng lạc hay là thơvăn hành lạc chiếm một vị trí đáng kể Tác giả khẳng định “Nhu cầu hưởng thụ của con người,nâng nó lên thành một triết lí có sức thu phục nhân tâm thì không mấy ai làm được như NguyễnCông Trứ” Ở Nguyễn Công Trứ hành lạc lẫn hành đạo, cả sự hưởng thú vui lẫn việc thực hiện
sứ mệnh của người anh hùnh trên đời đều là “ sự chơi”, “cuộc chơi”
Trần Ngọc Vương với cuốn “Nhà nho tài tử và văn học Việt nam” Công trình này thuộcnghiên cứu về loại hình tác giả Nhà nghiên cứu đã xếp Nguyễn Công Trứ là một trong 13 nhànho tài tử của văn học Việt nam Ở chương III: “Nhà nho tài tử và sự phát triển của văn họcViệt nam trong các thế kỉ XVIII_XIX” Trần Ngọc Vương khẳng định: Trước Nguyễn CôngTrứ không ai nói nhiều đến tài trai, chí tang bồng, chí nam nhi, chí trượng phu, đến khát vọnglàm người đến như vậy
Có thể khẳng định rằng, các công trình và bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình đãđem lại một giá trị to lớn khi đánh giá, nhận xét về thơ văn của Nguyễn Công Trứ Tuy mỗingười có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau nhưng tựu chung đều thấy được vẻ đẹp trongcon người cũng như giá trị tư tưởng trong thơ văn của ông
Nghiên cứu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ trên cơ
sở tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước, cùng với kiến thức và sự tìm tòi, nghiên cứu, chúngtôi tìm hiểu, khám phá cụ thể hơn nữa các kiểu con người và phương thức biểu hiện con ngườitrong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, góp phần hữu ích trên con đường nghiên cứu tác giả, tácphẩm thơ văn Nguyễn Công Trứ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà tiểu luận đề cập tới là các kiểu quan niệm nghệ thuật về con người củaNguyễn Công Trứ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 3Tài liệu chính mà chúng tôi sử dụng tìm hiểu, khảo sát là: Thơ văn Nguyễn Công Trứ của tác giả Trương Chính, Nxb Văn học, 1983, Nguyễn Công Trứ thơ và đời của tác giả Chu Trọng
Huyến, Nxb Văn học, 1996
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát - thống kê.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
5 Cấu trúc tiểu luận
Đề tài của chúng tôi gồm có ba phần Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,phần nội dung có 3 chương chính:
Chương 1 Văn học Việt Nam giữa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX và hành trìnhsáng tạo của Nguyễn Công Trứ
Chương 2 Các kiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công TrứChương 3 Phương thức thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ NômNguyễn Công Trứ
Trang 4CHƯƠNG I
NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG DÒNG VĂN HỌC VIỆT NAM GIỮA CUỐI THẾ
KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX
1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam giữa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX
Thời đại là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của nền văn học và tiền đềcho sự hình thành phong cách của nhà văn Đồng thời, nó cũng là cơ sở để chúng ta tìm hiểusâu hơn về nhà văn và tác phẩm của họ Bởi xét cho cùng, văn học là nhân học, văn học là bứctranh phản ánh đời sống hiện thực Nguyễn Công Trứ không được xem là một cây đại thụ nhưNguyễn Du, Nguyễn Trãi nhưng nếu thiếu ông bức tranh văn học Việt Nam sẽ khuyết đi mộtmảng, sẽ thiếu đi một màu sắc độc đáo
Ông sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động Xã hội phong kiến cónhững dấu hiệu sụp đổ và từng bước đi vào suy tàn Thời đại hoàng kim của xã hội phong kiến
đã nằm lại ở phía sau Chưa có một giai đoạn nào trong lịch sử chế độ phong kiến ở nước ta,chế độ quân chủ lại triệt để đến vậy, vua nắm toàn quyền hành, quản lí tất cả Triều đình, báquan văn võ chẳng qua chỉ là bù nhìn, tay sai của vua mà thôi
Lịch sử Việt Nam giữa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là giai đoạn khủng hoảngtrầm trọng, mâu thuẫn xã hội bị đẩy lên đến đỉnh điểm, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra màđỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn Nhưng phút huy hoàng độc lập mà người nông dân tạo ra nhỏnhoi như một ngọn lửa yếu ớt, nhanh chóng bị dập tắt Năm 1802, Nguyễn Ánh đã thống nhấtnước nhà Để củng cố địa vị thống trị của mình, nhà Nguyễn thực thi nhiều chính sách khắtkhe, tổ chức đàn áp và trả thù nhà Tây Sơn một cách tàn bạo, ở khắp nơi tạo nên không khíchính trị bức bí trong cả nước Trên con đường xây dựng quyền lực, vương triều Nguyễn sẵnsàng gạt bỏ mọi chướng ngại, vật có ý định cản trở mình làm phát sinh mâu thuẫn gay gắt dẫnđến nhiều cuộc đấu tranh giai cấp Thế kỷ XVIII sang thế kỷ XIX đã có gần 400 cuộc khởinghĩa vì thế đây được xem là thời kỳ khởi nghĩa Trong điều kiện lịch sử này đã xuất hiện nhiềuanh hùng muốn đem tài năng ra phục vụ sự nghiệp kinh bang tế thế Nguyễn Công Trứ là mộttrường hợp tiêu biểu Vốn sinh ra trong gia đình nề nếp Tống Nho, cha ông được xếp vào hàngphò Lê, lớn lên trong giai đoạn loạn lạc, ông không bị ràng buộc bởi bất kì vương triều nào,trong đời làm quan chỉ thờ một chủ nên dù phóng túng ông vẫn giữ được đạo “Trung quân”
Trang 5Văn học giai đoạn này xoay quanh vấn đề con người Chủ nghĩa nhân đạo là đặc điểmchung nhất của văn học Việt Nam giai đoạn giữa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.Thơ văn của Nguyễn Công Trứ cũng không nằm ngoài đặc điểm này Vốn là người đa tài, đatình văn thơ của ông đi vào khẳng định giá trị của cá nhân, khẳng địnhchí làm trai, khẳng địnhvai trò của kẻ sĩ Có thế nói, giai đoạn khoảng cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, lịch sử xãhội bị khủng hoảng trầm trọng nhưng lại tạo nên tiền đề cho văn học phát triển mang hơi thở,màu sắc của thời đại
1.2 Hành trình sáng tạo của Nguyễn Công Trứ
1.2.1 Cuộc đời
Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn,sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Côi, rồi tri phủ Tiên Hưng, Thái Bình Khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long,Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa cần vương chống lại, không thành, ông đưa gia đình về quê mởtrường dạy học Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối
Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan quản Nội thị Cảnh Nhạc bá, họ Nguyễn, người xãPhụng Dực, huyện Thượng Phúc, tỉnh Sơn Nam Gia đình Nguyễn Công Trứ có sáu anh em, batrai, ba gái, có một bà rất thông minh, giỏi thơ văn, người đương thời gọi là Năng văn nữ sĩ.Năm mười chín tuổi, chồng chết, bà nhất định không chịu tái giá, bỏ nhà đi tu, được MinhMệnh ban cho danh hiệu “Trinh tiết khả phong”
Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ Khi nhà Nguyễn đang tích cựccủng cố địa vị thống trị của mình, xã hội có vẻ ổn định, Nguyễn Công trứ hăm hở đi học đi thi.Năm 1819, ông thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan Bấy giờ ông đã bốn mươi mốttuổi
Năm 1820 Nguyễn Công Trứ giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử quán Sau đó ông liên tiếp giữcác chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1824), Phủthừa phủ Thừa Thiên (1825), Tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ hình (năm 1826) Năm
1828, ông được thăng Hữu tham tri Bộ hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khaikhẩn đất hoang Năm 1832, ông được bổ chức Bố Chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Thamtri Bộ binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An Sau nhiều thăng giáng, năm 1845 Nguyễn Công
Trang 6Trứ làm Chủ sự Bộ hình, năm sau làm quyền Án sát Quảng Ngãi, rồi đổi ra làm Phủ thừa PhủThừa thiên, rồi năm 1847 ông thăng làm Phủ doãn phủ ấy Cũng năm này, ông tròn bảy mươituổi ta, Nguyễn Công Trứ xin về hưu, nhưng Thiệu Trị không cho Năm 1848, Tự Đức nguyênniên, ông được về hưu hẳn.
Năm 1803, khi còn là thư sinh, Nguyễn Công Trứ đã dâng lên nhà vua Gia Long bản “Thái Bình thập sách”, một cương lĩnh trị nước:
Giữ lòng trung ái,/Chăm đạo dâu con, Phát triển nông trang,/Trừ bỏ dị đoan, Sửa đổi phong tục,/Thanh thải tham tàn, Tiến cử tài đức,/Giữ nghiêm luật lệ.
Về sau, khi đỗ đạt, ra làm quan, “đem quách cả sở tồn làm sở dụng”, Nguyễn Công Trứlao vào công việc một cách hăng say, không hề quản ngại gian lao, vất vả
Trong cuộc đời làm quan của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm hai việc đáng chú ý hơn cả
là khai hoang và giúp triều đình “an dân”
Về “an dân”, Nguyễn Công Trứ có công làm yên những cuộc khởi nghĩa nông dân củaPhan Bá Vành ở Nam Định, của Nùng Văn Vân ở Tuyên Quang, của Lê Duy Phương ở ThanhHoá, hay cuộc tiễu phạt ở Quảng Yên Nguyễn Công Trứ hết sức chăm lo cho cuộc sống đóinghèo của nông dân Ông đề nghị “đặt nhà học” cho con em nhân dân được học hành “đặt xãthương” ở các làng để quản lý thóc gạo, “khi nào giá cao thì bán, giá hạ thì mua, gặp lúc thuỷhạn bất thường, đem thóc chiếu cấp cho từng người, năm nào được mùa sẽ theo số đã cấp thulại để chứa trữ” (Sớ nói về năm quy ước trong làng; năm 1829) Ông tố cáo “cái hại cường hàolàm cho đến nỗi con mất cha, vợ mất chồng, tính mệnh phải thiệt hại, tài sản phải sạch không”
và đề nghị triều đình “trị tội rất nặng” (Sớ nói về tệ cường hào; năm 1828),
Trong những việc ông làm, có ích lợi thiết thực và to lớn cho nhân dân hơn cả là côngcuộc khẩn hoang Ông tấu xin nhà nước cấp tiền gạo để chiêu tập dân nghèo khai khẩn Ônghướng dẫn nông dân khai phá một vùng đất đai rộng lớn ven biển thuộc các tỉnh Ninh Bình vàThái Bình, lập nên hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn Ông chỉ huy việc khai khẩn vùng đất ven
bờ biển tỉnh Quảng Yên, Hải Dương Nhân dân các vùng khai hoang rất biết ơn ông Họ lậpđền thờ ông ngay khi ông còn sống Trong đền kỷ niệm công cuộc dinh điền ở làng ĐôngQuách, huyện Tiền Hải, Thái Bình, có câu đối về công lao của ông rất cảm động:
Đặc địa sinh từ, Đông Ấp nhất bách niên kỷ niệm,
Trang 7Kình thiên trụ thạch, Hồng Sơn thiên vạn cổ tề cao (Trên đất dựng sinh từ, làng Đông Ấp trăm năm kỷ niệm, Giữa trời trơ cột đá, ngọn Hồng Sơn muôn thủa sánh cao)
Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm, chính trực Thuở bé nghèo xác, lớn lênthi đỗ, làm quan, về già Nguyễn Công Trứ vẫn sống đạm bạc ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNHBIÊN ghi lại câu chuyện Nguyễn Công Trứ không chịu nhận tiền hối lộ của Phạm NguyênTrung, Ngô Huy Phác, bắt giải cả hai người cùng tang vật sang Nam Định để xét xử về tội đihối lộ Thời gian làm Dinh điền sứ, ông nhận tiền gạo của nhà nước cấp cho dân nghèo làmvốn, số dư thừa Nguyễn Công Trứ đều đem nộp lại cho công khố Cuối đời, Nguyễn Công Trứcòn làm một việc rất cảm động Năm 1858, khi nghe tin Pháp đánh Đà Nẵng, ông đã tám mươituổi, nhà thơ vẫn dâng sớ lên vua, tha thiết xin được tòng quân đánh giặc: “ Dù tôi như cái màn,cái lọng rách cũng không nỡ tự nản chí Còn chút hơi thở nào xin lên đường ngay” NguyễnCông Trứ mất ngày 14 tháng 11 năm Tự Đức thứ 12 Ông thọ 81 tuổi
Suốt cuộc đời bốn phần năm thế kỷ của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm nhiều việc, thâm tâm ông bao giờ cũng đinh ninh rằng việc mình làm là “vì dân vì nước”:
Một mình để vì dân vì nước, Túi kinh luân, từ trước để nghìn sau
1.2.2 Sự nghiệp văn học
Nguyễn Công Trứ sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm Thơ văn của ông giản dị, mộc mạcnhưng cũng đã có những bước “chuyển mình” để tân kỳ Ông đã để lại dấu ấn của mình trênnhiều địa hạt thể loại: phú, thơ luật, hát nói, câu đối, tuồng…Viết về cảnh nghèo và thế tháinhân tình ta thấy một Nguyễn Công Trứ sắc sảo, lúc dí dỏm hài hước với cái nghèo, lúc xót xađớn đau trước sự nghèo đói của bản thân, lúc lại đắng lòng, chua xót trước thế thái nhân tìnhđổi trắng thay đen Viết về chí nam nhi, ta bắt gặp một Nguyễn Công Trứ say sưa với đời, nồngnhiệt với đời, một đấng nam nhi muốn cống hiến hết mình cho cuộc đời
Đã biết nòi nào thì giống ấy Khen cho rứa cũng trổ ra bông
(Vịnh cây vông)
Ôi nhân sinh là thế ấy, Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao
Trang 8Ông đỗ giải nguyên nhưng không có tính khoe chữ, ngôn ngữ xuất hiện trong thơ ônggiản dị, mộc mạc dùng rất nhiều ca dao, tục ngữ tiếng địa phương thậm chí khi cần có cả nhữngtiếng chửi tục
Ông đã biến thể ca trù thành một thể thơ thuần Việt, như lục bát Ông thực sự có duyên
nợ với thể loại này Khi còn ít tuổi ngày vui nhất trong đời – cưới vợ ông làm thơ Hát nói, khiđánh trận, lúc cáo lão về hưu ông cũng chỉ làm thơ ca trù Theo ông chẳng có sự hành lạc nào
đủ cả cầm kỳ thi tửu như nó Ông đã hoàn chỉnh thể hát nói vào đời sống văn học, tạo cho nómột nội dung mang tính đặc định và chính Nguyễn Công Trứ là người đạt đến đỉnh cao, đánhdấu một cộc mốc lớn trong lịch sử phát triển của thể loại
* Tiểu kết chương 1
Nguyễn Công Trứ là một danh nhân văn hóa từng được sử sách nhà Nguyễn tôn xưng là
“con người trác lạc, có tài khí”, chẳng những có tài thơ văn mà còn lập công lớn trên chiến trận.Tìm hiểu đôi nét bối cảnh lịch sử xã hội cũng như cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ
là cơ sở để chúng ta tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm của ông
Trang 9Chương 2 CÁC KIỂU QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG
THƠ NÔM NGUYỄN CÔNG TRỨ
Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiệnchủ quan sáng tạo của chủ thể ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đốitượng Nó hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó cho nên đây là tiêu chuẩn quantrọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học
2.1 Con người bổn phận
2.1.1 Chí nam nhi
Quan niệm về chí nam nhi không phải đến Nguyễn Công Trứ mới có Chúng ta đã từngbắt gặp trong thơ văn của Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão nhưng phải đến Nguyễn Công Trứ nómới trở thành một “thương hiệu” của riêng ông Tiếng nói chí nam nhi là một chủ đề lớn tậptrung xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ thưở hàn vi và thời làm quan đắc chí Chí nam nhi là những tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về công danh, sự nghiệp của kẻ làmtrai ở đời, ông xem cái chí ấy là triết lý, tư tưởng hơn nữa là kim chỉ nam cho mọi hành độngcủa bản thân trong cuộc đời Dẫu cuộc đời có những bước thăng trầm, nhiều khoảnh khắc huyhoàng nhưng cũng có lắm giây phút đắng cay nhưng ông luôn trung thành với lý tưởng đã đặt
ra Tuy màu sắc, nội dung chí nam nhi có những biến chuyển theo cuộc đời nhưng nhờ bản chấtcứng cỏi ông đã vượt qua mọi trở ngại, hun đúc tính chất lý tưởng cao quý cho nó
Lúc còn thiếu niên, khi chưa nếm trải những đắng cay của cuộc đời Người thanh niênNguyễn Công Trứ xem chí nam nhi là nợ tang bồng Đó là món nợ mà bất kỳ đứa con trai nàokhi cất tiếng khóc chào đời đã phải mang theo Đó là thiên ý
Thiên phú ngô, địa tái ngô Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý
(Nợ công danh)Trời đã cho làm nam nhi thì phải làm việc lớn, việc khác thường như thế nghĩa là trả nợtang bồng, nợ làm trai:
Trang 10Trời đất sinh ra thì phải có chi chi Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu
Hay:
Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông ( Đi thi tự vịnh)
Sau khi làm quan, Nguyễn Công Trứ xem chí nam nhi là nợ công danh Đó là miếngđỉnh chung, tiếng phong hầu Ông cũng như bao người dùi mài kinh sử để mong đỗ đạt vinhdanh, mong được bổng lộc chức tước và “Khanh hầu xa mã, tướng công lâu dài” Ông một mựcphục vụ quân quyền mà không nề hà khó khăn Ông hăng hái nói đến trung hiếu, kinh luân,quân thần:
Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung/Hết hai chữ trung trinh báo quốc
Nhưng sự đời không như ý muốn, chen chúc lợi danh với bọn triều thần, quan lại, bịném xuống, nâng lên ông dần chán nản danh lợi Ông trở về bấu víu những lý thuyết về nợ tangbồng của một thời trai trẻ, đó là sợi dây níu ông lại với cuộc đời để ông không theo dấu chân “ởẩn” của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến…Ông mong ước làm việc vìnước, vì dân, không vì danh lợi chức trọng quyền cao:
Lòng khanh tướng xưa nay mấy mặt/ Cũng mấy phen nhục nhục vinh vinh
(Danh lợi)Cuộc đời của ông là hành trình của những cống hiến cho triều đình quốc gia không biếtmệt mỏi Có lẽ, ngay từ khi ý thức mình là một nam nhi ở trên đời, ông chưa bao giờ dám rời
bỏ nửa bước “tang bồng” và “công danh” Luôn luôn cố gắng vươn lên, làm hết sức mình phục
vụ đất nước dẫu cho gặp nhiều thử thách gian lao Trong sáng tác Nguyễn Công Trứ thườnghay nói đến công danh, sự nghiệp:
Tang bồng là cái nợ/Làm trai chi sợ áng công danh
(Quân tử cố cùng I) Hay: Thôi hẳng đợi trời bình trị đã/ Gặp thời vỗ cánh sẽ ra danh
(Vinh nhục)
Hai chữ “công danh” luôn là niềm đau đáu suốt cuộc đời Nguyễn Công Trứ Đỗ đạt làm
quan với ông không phải là kết thúc, mà là bắt đầu sự nghiệp công danh Thế nên, từ danh xuất
Trang 11hiện trong rất nhiều bài thơ, điều đó chứng tỏ trong tâm trí của nhà thơ vấn đề công danh, sựnghiệp đặt ra với ông thật da diết và xem đó là phận sự lớn nhất mà mệnh trời đã ban phát cho
2.1.2 Thực hiện vai trò của kẻ sĩ
Nguyễn Công Trứ luôn luôn tự hào là mình được làm kẻ sĩ ở trên đời:
Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt/Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên
Có giang sơn thì sĩ đã có tên/Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quý (Luận kẻ sĩ)
Nhưng với Nguyễn Công Trứ ông chỉ muốn làm kẻ sĩ kiêm chiến sĩ, để chiến đấu với đờikhông phải bằng bút mực mà còn bằng cả cung tên, gươm giáo, để phục vụ triều đình khôngphải bằng công việc tham mưu hiến kế mà còn bằng cả con đường tự mình tổ chức và thực hiệnnhững chủ trương mình đề ra
Dưới thời trung đại nhiều nhà thơ cũng tự ví mình là kẻ sĩ Đối với Nguyễn Công Trứ đã
là kẻ sĩ ông tự ghép mình vào các mối quan hệ vua tôi, cha con, anh em…, tự thấy mình phảithờ ai, theo ai, tự biết phải giữ gì, bỏ gì Cho nên cũng như những kẻ sĩ khác, ông thấy mìnhphải có nghĩa vụ cương thường, thực hiện đạo làm tôi, làm con, phải có trách nhiệm giữ lấy:
Nặng nề thay đôi chữ quân thân Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ (Nợ nam nhi)
Bên cạnh đó, ông còn quy định chặt chẽ nhiệm vụ của kẻ sĩ lúc sống ở gia đình, làng xóm,
kẻ sĩ phải lo việc hiếu dễ Khi chưa gặp thời ra tay giúp nước, kẻ sĩ phải góp phần giáo hóa xãhội:
Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang, Văn Phù thế giáo một vài câu thanh nghị
Và khi thời cơ đến “rồng mây gặp hội ưa duyên”, nhiệm vụ của kẻ sĩ là phải dốc tất cả sứcmình ra làm việc ở triều đình cũng như ngoài biên ải Mặc dù triều đại nhà Nguyễn là một triềuđại phong kiến suy tàn, dù ông ý thức rất rõ số phận chung của tất cả các kẻ sĩ khi vào chốnquan trường đều phải chịu cảnh:
Ra trường danh lợi vinh liền nhục/Giữa cuộc trần ai khóc lộn cười (Tình cảnh làm quan)
Cũng như bao nhà nho khác, Nguyễn Công Trứ luôn đề cao đạo trung quân, một lòngtrung thành với vua, và xem đó là ân huệ phải trả:
Trang 12Ơn chúa vun trồng kể xiết bao/Một ngày càng một rấn lên cao (Cây cau)
Đọc thơ ông chúng ta thấy hiện lên một con người trung thành, biết giữ chữ tính, biết đềcao đạo trung hiếu:
Đường trung hiếu chữ quân thân là gánh vác
Ông tin ở chí nguyện của mình, tin quả quyết, tin thành thực nên dù thi hỏng dù đỗ muộnông vẫn hi vọng:
Khi vui giễu cợt mà chơi vậy Tuổi tác ngần này đã chịu đâu?
(Muốn thành đạt)Lời thơ tràn đầy niềm hi vọng, sự kiên nhẫn và niềm lạc quan tin tưởng ở bản thân
2.2 Con người trăn trở trước thế thái nhân tình
Nguyễn Công Trứ là một nhà nho luôn “hăm hở” với cuộc đời nhưng “Sự đời nước mắtsoi gương Càng yêu mến lắm càng thương nhớ nhiều” Sự đời không phải lúc nào cũng như tamuốn, thế nên bên cạnh một Nguyễn Công Trứ hăm hở ta còn thấy một Nguyễn Công Trứ ưu
tư, trăn trở trước thế thái nhân tình Một con người với bao nỗi niềm với đời, với những vấn đềthuộc phạm trù đạo lí xã hội, nhân cách Đọc thơ ông ta thấy được nỗi trăn trở, sự hoài nghi củanhà thơ về cuộc sống Có lẽ, những nho sinh được rèn giũa nơi cửa Khổng sân Trình bước vàochốn quan trường đã không giữ được mình Họ không còn là những nho sinh hiền lành mà đãbiến chất, đưa đồng tiền danh lợi lên vị trí cao nhất Vì tiền, vì danh họ sẵn sàng sát phạt lẫnnhau, giẫm đạp lên nhau để tồn tại Nhà thơ chua chát trước cuộc đời:
Hễ không điều lợi, khôn thành dại
Đã có đồng tiền, dở cũng hay (Vịnh nhân tình thế thái)
Đồng tiền với sức mạnh vô hình đang từng ngày từng giờ tác oai, tác quái xã hội.Đồng tiền đánh đỗ cả nhân nghĩa, nó chi phối mọi tình cảm, mọi mối quan hệ trong xã hội:
Thế thái nhân tình gớm chết thay!
Lạt nồng, trong chiếc túi vơi đầy (Vịnh nhân tình thế thái)
Đối lập với những con người khí phách, có lối sống phóng túng còn có hạng quan lại dốtnát, hẹp hòi, ích kỉ Đó là những con người bất tài mà hay hại người:
Trang 13Tuổi tác càng già càng xốp xáp Ruột gan không có có gai chông (Vịnh cây vông)
Cái xấu đầy rẫy trong cuộc sống từ đám cường hào mọt dân ở nông thôn đến hàng ngũquan lại giữa triều đình Trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ không chỉ nói đến bọn quan lại xấu
xa, bỉ ổi mà còn nói đến sự đổi trắng thay đen của người đời, đây cũng là một đối tượng không
thể thiếu trong thơ ông như những bài: Trách người đời, Vịnh sự đời, Thế tình bạc bẽo, thói đời… Hàng loạt các bài thơ trên đều thể hiện sự phẫn nộ của ông trước sự tráo trở, nham hiểm
của người đời:
Những nghĩ xa gần khéo gớm thay!/Sự đời tráo trở giống bàn tay
Hãy xem gương trước to tày liếp/ Mà biết lòng người mỏng tựa mây
(Vịnh sự đời)
Ông tỏ thái độ công kích trước bọn người tráo trở, gian lận:
Mặc sức đâm thùng và tháo đáy, Tha hồ tráo đấu lại lừa thưng.
(Ích kỷ hại nhân)
Nguyễn Công Trứ rất quan tâm đến sự thay đổi của lòng người, chú ý đến nhân cách và sựthoái hóa nhân cách con người Cũng giống như Hồ Xuân Hương, nhà thơ cũng văng nhữngcâu chửi tục rất cay độc Dường như không thể kìm chế được lòng mình, ông đã buông ranhững câu chửi đổng:
Đù mẹ nhân tình đã biết rồi Lạt như nước ốc bạc như vôi (Thế tình bạc bẽo)
Phải là một người đã từng trải nghiệm giữa cuộc sống không mấy êm đềm, tốt đẹp mớihiểu được sự đời bạc bẽo một cách thấm thía, sâu sắc đến như vậy Nhưng điều đặc biệt so vớicác nhà thơ khác cùng thời khi đề cập đến đồng tiền, đến danh lợi ta không thấy sự chán nảnhay tuyệt vọng bi quan nào, ngược lại đọc thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ ta luôn cảm nhậnđược một tinh thần lạc quan và niềm tin vào số phận:
Còn giời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này (Tự thuật I)
Trang 14Hãy xem giời đất thời liền rõ, Dầu nắng dầu mưa có mãi đâu (Thế tình đen bạc)
Trong tác phẩm thơ Nôm của ông luôn hiện lên con người với tư thế chủ động, làm chủbản thân trước mọi hoàn cảnh, luôn có niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn Đây cũngchính là một biểu hiện của con người hành đạo điển hình ở trong thơ Nguyễn Công Trứ nóichung và thơ Nôm nói riêng
Cũng có lúc buồn kiếp nhân sinh, thi nhân muốn kiếp sau thành một loài cây:
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
(Vịnh cây thông)Con người hành đạo ấy cũng có lúc gục ngã, nhưng ta không thấy sự bất mãn, cam chịu.Những vần thơ ấy vẫn giúp ta nhận thấy một Nguyễn Công Trứ đang hành đạo Ông tìm đếnrượu chìm đắm trong những cơn say triền miên để quên đi sự đời nhưng nhiều hơn là một thúchơi Chơi để giải tỏa, để nghỉ ngơi rồi lại trở về với cuộc đời, lại hăm hở đối đầu chứ khôngtrốn tránh
Nhìn chung những câu thơ của Nguyễn Công trứ viết về nhân tình thế thái thường thấmđượm cảm xúc sâu sắc của một con người từng trải Cho nên, mặc dù phần nào có trừu tượng,hình ảnh thơ cũng không mấy sinh động nhưng nó vẫn có lay động mạnh với bạn đọc
2.3 Con người tài tử
Con người tài tử xuất hiện gắn liền với sự phát triển của xã hội đô thị lúc bấy giờ Hầu hếtcác nhà thơ dù trực tiếp hay gián tiếp đều thể hiện chất tài tử một cách mạnh mẽ trong tác phẩmcủa mình Hồ Xuân Hương tài tử vì luôn có ý thức sánh ngang mình với bậc trượng phu, ngangtang và ngạo nghễ:
Ví đây đổi phận làm trai được /Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
Một Cao Bá Quát hiên ngang, tung hoàng ngang dọc khi vướng vào chuyện ái tình cũng
“tài tử” lắm:
Thương những kẻ giai nhân tài tử/ Trót đa mang vì một chữ tình (Tài hoa nợ)
Trang 15Con người tài tử trong Nguyễn Công Trứ có phần đa dạng và phong phú hơn, được thểhiện ở nhiều điểm khác nhau Ông thể hiện quan niệm con người tài tử với một diện mạo riêng,sắc thái riêng.
2.3.1 Ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng của mình
Quan niệm “tài” của người tài tử rất đa dạng: đó có thể là tài trị nước, tài cầm quân, tàihọc vấn, tài văn chương, tài cầm, kỳ, thi, họa…Dù bị trói buộc trong quan niệm về cái ta nhưngtrên các trang văn, trang thơ của một số tác giả đã có sự xuất hiện của ý thức cá nhân XuânHương khẳng định tài văn của mình hơn hẳn những kẻ học trò khác:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ/ Lại đây cho chị dạy làm thơ
Nguyễn Du có phần e dè hơn khi thể hiện gián tiếp qua hình tượng nhân vật Từ Hải:
Đội trời đạp đất mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đời có ai
Đến với Nguyễn Công Trứ quan niệm con người tài tử được thể hiện một cách rõ ràng,không một chút giấu giếm Với ông, cái tài không phải là hình ảnh trừu tượng mà như một thứ
đồ vật, một thứ trang sức luôn đeo bên mình:
Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi (Cầm kỳ thi tửu)
Câu thơ như một độc tác vỗ ngực khoe tài Ông ý thức được cái tài của mình và luônmuốn khẳng định với mọi người thậm chí đôi lúc kiêu hãnh và ngông nghênh Giọng văn hơikhoa trương nhưng không gây khó chịu với người đọc bởi chỉ có những con người đã ý thứcđược tài năng của bản thân mới nói được như vậy Cái tài của ông dường như là thiên bẩm,chẳng phải qua một quá trình đào tạo kham khổ nào cả, sinh ra là đã có Thế nên, lại càng đáng
tự đáng hào, lại càng thêm đắc ý
Cái tài đưa ông lên đỉnh cao nhất của danh vọng nhưng cũng chính cái tài đã đẩy ông vàohoàn cảnh bế tắc, nghèo túng:
Mang danh tài sắc cho nên nợ Quen thói phong lưu hóa phải vay (Tự thuật I)
Không đổ lỗi cho hoàn cảnh, không đổ lỗi cho thế thời mà đổ lỗi cho tài sắc, nói nhưNguyễn Du là “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” hay “Cái tai liền với cái tai một vần” Nhưng