Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người Nguyễn Công Trứ (Trang 25 - 29)

5. Cấu trúc tiểu luận

3.2.2. Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là thời gian có thể thể nghiệm được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai. Thời gian nghệ thuật cũng là một hình tượng nghệ thuật - sản phẩm sáng tạo của nhà văn.

Thời gian trong thơ Nguyễn Công Trứ là thời gian của nỗi lòng, của tâm trạng phù hợp với con người ưu tư, mang nhiều nỗi lòng. Tác giả ví mình như cây thông già nơi góc núi phải chống lại những khắc nghiệt của thời tiết:

Giữa trời vách đá cheo leo/ Ai mà chịu rét thì trèo với thông

(Vịnh cây thông)

Thời gian là minh chứng hùng hồn nhất cho sự chịu đựng của người quân tử. Đó còn là thời gian tuần hoàn, lặp đi lặp lại một cách đầy bế tắc. Một vòng luẩn quẩn không gì thoát ra được như đang hành hạ con người:

Hãy còn quanh quẩn trong vòng ấy /Ắt hẳn ghe phen phải lộn nhào

(Vịnh trò leo dây)

Trò leo dây chính là bản chất thật của trò đời, quanh quẩn mãi trong vòng danh lợi với những bon chen, những thị phi không tránh khỏi.

Nguyễn Công Trứ cũng trải lòng mình trong rất nhiều những danh từ chỉ thời gian: mấy thu chầy, ngày tháng nhiều, bấy nhiêu đông, ngày tháng chơi… Những danh từ chủ yếu chỉ một khoảng thời gian dài lê thê, trong tâm trạng suốt ruột, nóng lòng muốn thành đạt. Nhấm nháp từng giây phút trôi đi mà tiếc nuối. Thấy từng giây, từng phút trôi qua mà sốt sắng. Ông cũng giống Xuân Diệu sau này, tiếc nuối trước sự chảy trôi của thời gian. Ông ý thức rõ tạo hóa chỉ cho con người một khoảng thời gian hữu hạn để tồn tại trên cõi đời này. Bởi thế cho nên:

Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi

(Đời người thấm thoắt)

Ông quý trọng, chắt chiu từng phút từng giây sống trên cõi đời này. Thế nên, còn một phút sống ở trên đời là vẫn còn một phút được cống hiến, được phò vua giúp nước lập công danh:

Tuổi tác ngần này đã chịu đâu

(Muốn thành đạt)

* Tiểu kết chương 3

Nội dung và nghệ thuật bao giờ cũng đi liền với nhau. Không thể có một nội dung nào không được chuyển tải bằng một hình thức nghệ thuật. Ngược lại, chẳng có một hình thức nghệ thuật nào lại không chứa đựng một nội dung nào đó. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến ba phương thức nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện các kiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ đó là ngôn ngữ, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Ngoài ra còn có các phương thức nghệ thuật khác như là giọng điệu, cách ngắt nhịp…

KẾT LUẬN

Một nhà văn lớn không thể không có tư tưởng nghệ thuật với cái nhìn riêng độc đáo về con người và thế giới – yếu tố tiên quyết trong sự cấu thành phong cách. Quan niệm nghệ thuật về con người là bình diện quan trọng nhất, có ý nghĩa đóng vai trò trung tâm chi phối đến các yếu tố khác của thi pháp học. Thực tế cho thấy “Đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người cũng làm cho văn học đổi thay căn bản”. Hướng đi tìm hiểu thơ Nguyễn Công Trứ dưới góc nhìn quan niệm nghệ thuật về con người thật sự là một hướng đi có tính khoa học và thuyết phục.

Nguyễn Công Trứ đến với đời bằng một tâm hồn đầy nhiệt huyết, một trái tim sục sôi muốn giúp đời, giúp người. Dẫu trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời cũng không làm ông gục ngã.

Bài tiểu luận của chúng tôi chủ yếu đề cập đến con người là tác giả, là nhân vật trữ tình trong tác phẩm của ông, còn con người mà đối tượng là tác giả muốn hướng đến chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu . Do vậy, đến với Nguyễn Công Trứ còn rất nhiều phương diện, nhiều khoảng trống cần khai thác và nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb đại học quốc gia 2. Lê Xuân Lít (2000), Đến với những bài giảng văn hay lớp 9, Tập 2, Nxb trẻ 3. Trương Chính(1983), Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Nxb Văn học

4. Chu Trọng Huyến(1996), Nguyễn Công Trứ thơ và đời của tác giả, Nxb Văn học 5. Hồ Sỹ Hiệp, Lâm Quế Phong (1997), Nguyễn Công Trứ Cao Bá Quát, Nxb văn nghệ TPHCM

6. Ngô Thời Đôn (1997), Bài giảng Văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, Đại học sư phạm Huế.

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU...1 1. Lí do chọn đề tài...1 2. Lịch sử vấn đề...1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Cấu trúc tiểu luận...3

CHƯƠNG I...4

NGUYỄN CÔNG TRỨ TRONG DÒNG VĂN HỌC VIỆT NAM GIỮA CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX...4

1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam giữa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX...4

1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Công Trứ...5

1.2.1. Cuộc đời...5

1.2.2. Sự nghiệp văn học...7

Chương 2. CÁC KIỂU QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ NÔM NGUYỄN CÔNG TRỨ...9

...9

2.1. Con người bổn phận...9

2.1.1. Chí nam nhi...9

2.1.2. Thực hiện vai trò của kẻ sĩ...10

2.2. Con người trăn trở trước thế thái nhân tình...12

2.3. Con người tài tử...14

2.3.1. Ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng của mình...14

2.3.2. Thú hành lạc...16

Chương 3...20

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ NÔM NGUYỄN CÔNG TRỨ NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN...20

3.1. Ngôn ngữ...20

3.1.1. Ngôn ngữ giản dị, thông tục...20

3.1.2. Sự manh nha của câu thơ điệu nói...21

3.1.3. Cách sử dụng đại từ xưng hô...22

3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật...23

3.2.1. Không gian nghệ thuật...23

3.2.2. Thời gian nghệ thuật...25

KẾT LUẬN...27

TÀI LIỆU THAM KHẢO...28

...29

MỤC LỤC...29

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người Nguyễn Công Trứ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w