Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính gốc của cây Ba kích

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 31 - 33)

Ngoài chiều cao cây và khả năng đẻ nhánh,đường kính gốc cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá được khả năng sinh trưởng của cây Ba Kích. Ở mỗi mức mật độ khác nhau cây sẽ nhận được mức ánh sáng khác nhau, liên quan tới khả năng quang hợp của cây Ba Kích. Đường kính gốc cũng là chỉ tiêu ảnh hưởng tới năng suất của cây Ba kích.

Trong cùng điều kiện trồng và chăm sóc như nhau, mật độ trồng có ảnh hưởng đến đường kính gốc trung bình của cây Ba kích có ý nghĩa (P<0,05). Tại thời điểm sau khi trồng 30 ngày, đường kính trung bình của gốc cây Ba kích dao động từ 0,10 - 0,11 cm và chỉ đạt trung bình từ 0,11 - 0,13 cm tại thời điểm 80 ngày sau khi trồng. Trong đó, ở công thức mật độ trung bình (10.000 cây/ha), đường kính gốc trung bình đã tăng từ 0,10 cm tại thời điểm 30 ngày sau trồng và đạt 0,13 cm tại thời điểm 80 ngày sau khi trồng, trung bình tăng 0,02 cm. Trong khi đó, đường kính gốc trung bình của công thức mật độ 12.000 và 8.000 cây/ha có đường kính gốc trung bình đạt 0,10 cm tại thời điểm sau trồng 30 ngày và đạt 0,11 cm tại thời điểm 80 ngày sau khi trồng, tăng 0,01 cm. (Bảng 3 và hình 5)

Như vậy, ở công thức mật độ 10.000 cây/ha, đường kính gốc của cây Ba kích tăng nhanh hơn so với công thức mật độ 12.000 và 8.000 cây/ha.

Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính gốc của cây Ba kích (Thái Nguyên, 2018)

Mật độ (cây/ha)

Đường kính gốc trung bình tại...ngày sau trồng (cm)

30 60 80 12.000 0,10b 0,11b 0,11b 10.000 0,11a 0,12a 0,13a 8.000 0,10b 0,10c 0,11b P <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 4,61 1,83 5,47 LSD05 0,01 0,005 0,015

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 31 - 33)