Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón ðến bệnh vàng lá thối rễ

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 25 - 26)

rễ cây Ba kích

* Đất làm thí nghiệm:

Khu đất thí nghiệm có hàm lượng dinh dưỡng trung bình, độ chua trung tính. Đất có tầng đất dầy có chế độ thấm nước, nhiều mùn, tơi xốp, đủ nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Địa hình thí nghiệm tương đối đồng đều, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Thí nghiệm trồng dưới tán cây ăn quả.

* Phương pháp bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) gồm 3 công thức phân bón, diện tích ô thí nghiệm 10 m2 (2m x 5 m) với 3 lần nhắc lại, xung quanh khu thí nghiệm bố trí dải bảo vệ có chiều rộng 1m, tổng diện tích thí nghiệm

không bao gồm rãnh và dải bảo vệ 90 m2.

Công thức 1: 20 tấn phân hữu cơ + 170 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O

Công thức 2 (đ/c): 20 tấn phân hữu cơ + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 80 kg K2O

Công thức 3: 20 tấn phân hữu cơ + 130 kg N + 80 kg P2O5 + 70 kg K2O

-Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ NLI NLII NLIII CT1 CT3 CT2 CT2 CT1 CT3 CT3 CT2 CT1 Dải bảo vệ Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

- Thời gian trồng: Ngày 27 tháng 02 năm 2018

- Giống: Cây giống cao 20 cm trở lên, đường kính gốc 0,1 cm, số lá 4 đôi. * Quy trình kỹ thuật: Áp dụng Quy trình kỹ thuật của Viện Dược liệu[4] + Phương pháp bón phân: Lượng phân bón trong vòng 1 năm tính cho 1 ha. Cách bón: chia làm 3 lần bón. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, lân trước khi trồng. + Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 2 tháng bón 30% đạm Ure và 30% Kali. + Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 5 tháng, 40% đạm Urê, 40% Kali.

+ Bón thúc lần 3 sau trồng 8 tháng 30% đạm ure, 30% Kali.

+ Bón phân tập trung ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (3 năm đầu), từ năm thứ 4 không bón phân cho cây.

+ Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại theo quy trình kỹ thuật

* Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi: Như thí nghiệm 1

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 25 - 26)