1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn nguyễn minh châu

21 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 39,78 KB

Nội dung

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦANGUYỄN MINH CHÂU MỞ ĐẦU Nguyễn Minh Châu là nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người,mang một mối quan hoài thường trực về s

Trang 1

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA

NGUYỄN MINH CHÂU

MỞ ĐẦU

Nguyễn Minh Châu là nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người,mang một mối quan hoài thường trực về số phận và những nỗi đau khổ của conngười ở xung quanh mình Nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình tham gia trợ lựccho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời luôn đặtniềm tin vào con người, ở khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi người Tưtưởng nhân bản là cơ sở vững chắc của mọi tìm tòi, khám phá sáng tạo của nhàvăn Trên hướng đó, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là người xuất sắc kế tục nhữngnhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong nền văn học dân tộc Hành trình văn học củaNguyễn Minh Châu trải qua gần 30 năm với hai giai đoạn trước và sau 1975, gắnliền với hai giai đoạn của nền văn học hiện đại Việt Nam Nguyễn Minh Châu đã

có những tác phẩm góp phần đáng kể vào thành tựu của văn xuôi thời kỳ khángchiến chống Mỹ, nhưng vị trí và đóng góp nổi bật của ông là ở giai đoạn sau 1975,trong vai trò của người đi tiên phong mở đường cho công cuộc đổi mới văn học.Nguyễn Minh Châu quan niệm: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồngtâm mà tâm điểm là con người” “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn

mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thươngcon người Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa

là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnhphúc của những người chung quanh mình”

Sự đổi mới văn học phải được bắt đầu từ sự đổi mới các quan niệm về vănchương, về mối quan hệ của nhà văn với hiện thực và với công chúng Ngay trongnhững năm chiến tranh, khi sáng tác những tác phẩm mang đậm không khí sử thihào sảng của thời đại, Nguyễn Minh Châu đã thầm lặng suy nghĩ về những bước đi

Trang 2

sắp tới của nền văn học khi cuộc chiến đấu giành độc lập tự do của dân tộc đã hoànthành Ông viết trong nhật ký: “Trong cuộc chiến đấu để giành lại đất nước với kẻthù bên ngoài hai mươi năm nay, ta rèn cho dân tộc ta bao nhiêu đức tính tốt đẹpnhư lòng dũng cảm, sự xả thân vì sự nghiệp của Tổ quốc Nhưng bên cạnh đó, haimươi năm nay ta không có thì giờ để nhìn ta một cách kỹ lưỡng Phải chăng bêncạnh những đức tính tốt đẹp thì tính cơ hội, nịnh nọt, tham lam, ích kỷ, phản trắc,

vụ lợi, còn được ẩn kín và có lúc ngấm ngầm phát triển đến mức lộ liễu Bây giờ taphải chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc Sau này, ta phải chiến đấu cho từngcon người, làm sao cho con người ngày một tốt đẹp Chính cuộc chiến đấu ấy mớilâu dài”

Nguyễn Minh Châu là nhà văn được mệnh danh là vị khai quốc công thần

của triều đại văn học mới, “Người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) Ông quan niệm rằng “thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” Nếu trước năm 1975, nhà văn đi

tìm hạt ngọc ấy trong chất sử thi anh hùng với những tác phẩm tên tuổi như: Mảnh

trăng cuối rừng, Dấu chân người lính, Cửa sông…thì sau năm 1975, nhà văn

khám phá vẻ đẹp của hạt ngọc ấy trong những con người đời thường lam lũ nhọc

nhằn, tiêu biểu là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa , Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành, …

Như vậy, vấn đề con người luôn luôn là tâm điểm trong sáng tác của NguyễnMinh Châu trước và sau năm 1975 Trong toàn bộ khối lượng tác phẩm của ông,người ta tìm thấy những trang viết là niềm rung cảm với con người Từ đó hìnhthành một quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn MinhChâu rất rõ rệt Dù trước hay sau năm 1975, trong sáng tác của Nguyễn Minh Châuvẫn thể hiện một sự nhất quán quan niệm nghệ thuật về con người, như đã nói, làcon người với lấp lánh chất ngọc ẩn sâu trong tâm hồn …

Trang 3

Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn sẽ giúp chúng tahiểu hơn tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và giá trị tác phẩm văn chương của chínhnhà văn đó Vấn đề này với Nguyễn Minh Châu trên thực tế ít nhiều đã được tìmhiểu, phân tích, chỉ rõ Người viết tiểu luận này mong là người tổng hợp lại nhữngnghiên cứu đó để góp phần đưa Nguyễn Minh Châu đến gần hơn nữa với ngườiđọc các thế hệ sau này

NỘI DUNG

I Quan niệm nghệ thuật về con người

Quan niệm nghệ thuật là quan điểm của người nghệ sĩ được hóa thân, thăng

hoa vào tác phẩm Như Bác Hồ đã từng phát biểu: “Nay ở trong thơ nên có thép,

Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (“Cảm tưởng đọc Thiên gia thi”), hoặc Nam

Cao mượn lời nhân vật Điền mà nói lên quan niệm nghệ thuật của mình trong

Giăng sáng: "Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh

trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than" Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm

thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con ngườicủa người nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học nói chung Giáo sư Trần Đình Sử

cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình” Nghĩa là, quan niệm nghệ thuật về con

người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người được thể hiện thành cácnguyên tắc, phương tiện, biện pháp trong các tác phẩm văn học, từ đó, thấy được

giá trị và chiều sâu triết lí của tác phẩm Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa

quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức

Trang 4

văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” Nhìn chung, tuy khác nhau về cách

diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quanniệm nghệ thuật về con người Chúng ta có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con

người một cách khái quát như sau: Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu

là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa “có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người”.

Nhưng mọi cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách lí giải về con người của nhà vănđều là sản phẩm của lịch sử, xã hội và văn hóa thời đại nhà văn sáng tác Khôngchỉ vậy quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng tạo của cá tínhnghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ Bởi vậy, quan niệm nghệ thuật về con ngườicủa văn học trung đại sẽ khác văn học hiện đại, và mỗi nhà văn sẽ có một quanniệm nghệ thuật về con người khác nhau Quan niệm nghệ thuật về con người tạothành nhân tố vận động của nghệ thuật Và khi nhà văn miêu tả những con người làkết quả của sự vận động ấy thì sẽ làm văn học đổi mới Quan niệm nghệ thuật

về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây

là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của tác phẩm văn họcnói riêng và thành tựu của người nghệ sĩ nói chung

Trong văn học, quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện ở các phương diệnkhác nhau: qua mô hình nhân vật, qua các nguyên tắc xây dựng và miêu tả nhânvật, qua cách tổ chức nhân vật, cốt truyện và qua hệ thống điểm nhìn của người kểchuyện Việc tìm ra, phát hiện ra quan niệm nghệ thuật về con người của nahf vănqua các tác phẩm giúp ta tìm ra hệ quy chiếu, cái lí, cái logic bên trong của cácnguyên tắc, biện pháp miêu tả nhân vật cụ thể trên văn bản tác phẩm, từ đó giúp

Trang 5

chúng ta hiểu được chiều sâu của tác phẩm, của phong cách nhà văn

II Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của các nhà văn trước

và sau năm 1975

Vì Nguyễn Minh Châu là nhà văn có thành tựu văn học từ những năm khángchiến chống Mĩ nên trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ trình này những nét cơ bảnnhất quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của các nhà văn trước vàsau năm 1975

Con người trong văn học kháng chiến chống Pháp là con người tập thể,

thường được miêu tả như những đám đông nổi bật lên như là từng nhóm người,phải tìm thấy cái hay trong con người tập thể ấy Con người này tuyệt vời trongsáng và vô tư, họ có một tinh thần xả thân tuyệt vời Đó là con người chuyển hóa,chưa hình thành con người hoàn chỉnh trọn vẹn Đó là con người vừa bước ra khỏicuộc đời cũ, đặt chân lên con đường của cuộc sống mới và sung sướng đón chàocuộc sống mới Đó là con người tập thể - chuyển hóa Sang giai đoạn hòa bình,vấn đề số phận cá nhân được đặt ra nhưng vẫn là cá thể của tập thể Các sáng táccủa Nguyễn Huy Tưởng, Trần Đăng, Tô Hoài, Nam Cao, … và Nguyễn MinhChâu đã thể hiện rõ điều đó

Bước sang thời kỳ chống Mỹ, văn học xuất hiện con người xả thân Trong

kháng chiến chống Pháp cũng có con người xả thân Nhưng nếu trong kháng chiếnchống Pháp con người xả thân một cách hồn nhiên, chưa suy nghĩ nhiều về sứmệnh lịch sử trước thế giới mà chỉ lo khát vọng đổi đời, thì trong văn học chống

Mỹ con người ý thức rất rõ về sự xả thân vì sứ mệnh lịch sử của mình Đó là conngười chủ yếu trong chiến đấu và sản xuất, con người vươn lên cuộc sống đạo đức.Sáng tác của các nhà văn thời kỳ chống Mỹ như Nguyễn Thi, Nguyễn TrungThành, Nguyễn Quang Sáng, Hữu Mai … và Nguyễn Minh Châu đã chứng minhcho sự xuất hiện của hình tượng con người này

Trang 6

Sau năm 1975 mới có con người sinh hoạt, con người riêng tư, tức là conngười thế sự Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng được coi là một mảng đóng

góp quan trọng, và như đã nêu, Nguyễn Minh Châu được coi là người mở đầu tinh anh và tài năng trong văn học thời kỳ đổi mới

III Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975

1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu sinh ngày 23 tháng 10 năm 1930 tại làng Thơi, huyệnQuỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nông dân khá giả, là con út trongmột gia đình có sáu anh chị em Nguyễn Minh Châu được tạo điều kiện học hànhkhá chu đáo, học ở quê rooid vào Huế, thi đỗ bằng Thành chung năm 1945 Đầunăm 1950, khi đang là học sinh chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ

An, Nguyễn Minh Châu tình nguyện vào quân đội Năm 1959, Nguyễn Minh Châu

đi dự hội nghị bạn viết toàn quân Năm 1960, ông được điều động về cục Văn hóaquân đội, rồi về tạp chí Văn nghệ quân đội vừa làm biên tập vừa làm phóng viên.Trong thời gian này, Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn và cho in những truyệnngắn đầu tay nhưng chưa được dư luận quan tâm Sự nghiệp văn học của NguyễnMinh Châu chỉ được khẳng định trong thời kì kháng chiến chống Mỹ với hai cuốn

tiểu thuyết Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972) và tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) Với kinh nghiệm vốn sống và tâm hồn

giàu lòng trắc ẩn với con người, từng có nhiều chuyến đi thực tế trên chiến trường

từ Quảng Bình, Vĩnh Linh đến đường 9 Nam Lào và đặc biệt là chiến trườngQuảng Trị - nơi diễn ra nhiều chiến dịch hết sức quyết liệt trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ, nhà văn đã phản ánh kịp thời những hình ảnh sinh động của cuộc chiếnđấu và hình tượng cao đẹp của những con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ,đồng thời, ông cũng có phát hiện và suy ngẫm về nhiều vấn đề của đời sống xã hội

và số phận con người trong chiến tranh Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu

Trang 7

đã sớm nhận ra những hạn chế của nền văn học thời chiến tranh và dũng cảm tìmkiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình Hai cuốn tiểu thuyết xuất bản

năm 1977: Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà đã đem lại một sắc diện mới trong

sáng tác của nhà văn Những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ra mắt bạn đọc ởnửa đầu những năm 1980 thực sự là những tìm tòi mới, với cái nhìn mới về hiện

thực và con người, khiến Nguyễn Minh Châu trở thành một trong những “người

mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới văn học” (Nguyễn

Khải) Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), ông đã có những phát biểu trực tiếpcùng với những sáng tác đã đạt đến độ chín của tư tưởng và nghệ thuật thể hiện sựtâm huyết với công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà Nhưng vì mắc bệnh hiểmnghèo, Nguyễn Minh Châu đã qua đời vào ngày 23 tháng 1 năm 1989 khi nhiều dựđịnh sáng tác còn đang ấp ủ

Về đặc điểm con người, Nguyễn Minh Châu đã từng tự nhận xét: "Từ lúc cònnhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát Tôi sợ từ con chuột nhắt chođến ma quỷ Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôichỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và

bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ" (trong những ghi chép cuối cùng, Ngồi buồn viết mà chơi ông viết trong những ngày nằm viện ở Bệnh viện Quân y 108).

Nhưng trên thực tế, ông là một con người nhiều ưu tư trăn trở, có niềm tin vữngchắc vào sự lựa chọn của mình và một ý chí kiên định con đường đã chọn, dám

chấp nhận mọi khó khan, thách thức, mà có người gọi đó là “sự dung cảm rất điềm đạm” Tính cách ấy đã được nhà văn truyền vào nhân vật trong các tác phẩm của

mình, để nhân vật tỏa sáng Nguyễn Minh Châu cũng là một nhà văn luôn suy nghĩ

về chính công việc viết văn của mình, với ý thức trách nhiệm của ngòi bút trướcthời đại, trước dân tộc và trước bạn đọc

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh,giải thưởng cao nhất cho những sáng tác Văn học Nghệ thuật Người con làng Thơi

Trang 8

đã đi trọn con đường đời của mình với những ngẫm ngợi riêng, đóng góp riêng vàongôi đền văn học Cuộc đời cầm súng, cầm bút của ông, của thế hệ ông là một cuộcđời nhiều gian nan, thử thách và vô cùng đẹp đẽ Mồ hôi, xương máu và nước mắtthế hệ ấy đã đổ xuống cho tươi xanh hôm nay, cho nụ và hoa, cho trái ngọt củabuổi bình minh mới Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông, chúng tathấy tin yêu hơn cuộc sống này.

2 Quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975

Cách mạng tháng Tám là một bước ngoặt lịch sử, mở ra một trang mới đốivới đất nước và con người Việt Nam, chấm dứt ngàn năm chế độ phong kiến, hơntám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp, để bắt đầu một thời đại mới - thời đại độclập, dân chủ và tiến bộ xã hội Sau Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam cũngphải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì gian khổnhưng cũng rất hào hùng Mọi đổi thay ấy đã đem đến cho văn học Việt Namnhững sắc diện mới, luồng sinh khí mới ở nhiều khía cạnh, trong đó có quan niệmnghệ thuật về con người

Nếu con người trong văn học Việt Nam chặng 1945 - 1954 là “con người tập thể”, “thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng”, “tham dự vào các biến cố lịch

sử, gánh vác cuộc kháng chiến qua các tổ chức, các đoàn thể của mình”, “ít có những dằn vặt, suy tư, giằng xé nội tâm”, “dứt khoát, toàn tâm vì sự nghiệp chung, hòa mình trong tập thể”; nếu con người trong văn học Việt Nam chặng

1955 - 1964 là “con người trong sự thống nhất riêng - chung”, “nhìn nhận giải pháp duy nhất để giải quyết các số phận cá nhân và khát vọng hạnh phúc của con người là sự hòa nhập với tập thể, cách mạng và cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa”;

thì con người trong văn học Việt Nam chặng 1965 - 1975 là mang vẻ đẹp của chủnghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Cuộc kháng

Trang 9

chiến chống Mĩ của dân tộc ta tuy vô cùng ác liệt, dữ dội nhưng đã khơi dậy đượcsức sống tiềm tàng, ý chí đấu tranh, tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam.Tất cả kề vai, sát cánh để phục vụ tiền tuyến, hướng đến chiến thắng Văn học

chặng này đã nhanh chóng “nhập cuộc”, khai thác và thể hiện con người “trên phương diện con người chính trị, con người công dân, nhưng mỗi cá nhân như là biểu hiện tập trung của ý chí, khát vọng và sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, thậm chí của thời đại, của nhân loại”.

Với quan niệm con người mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng, của khuynhhướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, ở thời kì trước 1975, Nguyễn Minh Châu đãxây dựng nên những hình mẫu nhân vật mang đậm cảm quan nghệ thuật của nhàvăn Ông quan niệm một cách nhân bản: “Văn học và đời sống là những vòng trònđồng tâm mà tâm điểm là con người” Con người trong tác phẩm Nguyễn MinhChâu trước hết là con người có lí tưởng sống cao đẹp, ý thức được tầm vóc lịch sử

và ý nghĩa thời đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ Cô giáo Thùy trong Cửa

sông (1966) đã “dành một phần nhỏ thì giờ biên thư cho các học sinh của mình

hiện đang ở các đơn vị bộ đội” vì đã tự coi mình như “một người con gái ở hậu phương có nhiệm vụ đem đến cho họ những lời động viên, có nhiệm vụ săn sóc các chiến sĩ ngoài mặt trận” Thùy luôn cố gắng “tìm cách không tách mình ra khỏi cái guồng máy sinh hoạt chung của nhân dân đang hối hả chuyển sang thời chiến” bởi như thế là ích kỉ, là coi trọng hạnh phúc cá nhân Với Cửa sông,

Nguyễn Minh Châu viết về hình ảnh một làng quê hiền hoà bên sông Kiều, dòngsông thơ mộng, những con người hồn hậu và bình dị của ngôi làng nhỏ bé vensông, nhưng trong khói lửa chiến tranh, mỗi người đều được trui rèn, hun đúc vàtrở thành những người con quả cảm và gan dạ bên bến sông, kể cả cô giáo Thùy bénhỏ và hiền dịu năm nào “Thùy cảm thấy trong khuôn ngực bé nhỏ của mình như

có một con chim đang vỗ cánh chực bay tung ra Cô thở rất mạnh Tuy đã ở làng

Trang 10

Kiều bao nhiêu năm, đã ra vào cái trụ sở hợp tác xã này bao nhiêu lần, nhưng hômnay, đứng ở đây, cô vẫn không sao khỏi bỡ ngỡ như người vừa mới đến Thuỳ nhìn

lá cờ đỏ, trong lòng rất xúc động nghĩ đến bao nhiêu người đảng viên cộng sản của

làng Kiều đã ngã xuống ” Tiểu thuyết Dấu chân người lính nhằm ghi lại những

khoảnh khắc của cuộc chiến tranh tàn khốc cũng như khắc họa người lính cáchmạng với hàng chục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau, đến với quân đội từnhững vùng miền, những hoàn cảnh xuất thân khác nhau nhưng họ đều mangnhững phẩm chất chung là lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc,niềm say mê chiến đấu và tâm hồn trong sáng Đông đúc và sinh động nhất là thế

hệ trẻ, thế hệ trưởng thành trong chế độ mới ưu việt Đọc Dấu chân người lính,

chúng ta có thể tìm về những giây phút sinh tử trong chiến tranh, tinh thần tráchnhiệm và chiến đấu cao độ và những tình cảm đồng điệu của những trái tim yêunước Với cốt truyện phát triển từ nhiều điểm nhìn, tác giả lần lượt miêu tả nhữngnhân vật như Kinh, Lữ, Nhẫn, Lượng, Khuê, Cận, Nết, Xiêm,…xoay quanh chiến

dịch tại mặt trận Khe Sanh Khuê là một chiến sĩ cần vụ thông minh, khéo léo,

nhạy bén, là cấp dưới của chính ủy Kinh, một cán bộ đầy lý tưởng, đầy hoạtbát, đức độ và tình cảm, luôn quan tâm đến cấp dưới của mình Trong những ngàylàm việc chung với chính ủy Kinh đã để lại trong lòng Khuê sự kính phục, yêumến Nhẫn là trung đoàn trưởng trung đoàn 5, là một con người thanh lịch nhưngnghiêm khắc, đó là biểu hiện trong tính cách của một cán bộ xuất thân tiểu tư sản

đã được rèn luyện một cách khắc khổ Anh là cấp trên của Lượng, đại đội trưởngđại đội trinh sát Kinh, Khuê, Nhẫn, Lượng cùng làm việc với nhau, mỗi người mỗitính nhưng có chung một điểm đó là những con người tràn trề nhiệt huyết, chiếnđấu kiên cường và tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc.Trên mỗi bước đường họ đi là biết bao kỉ niệm, bao câu chuyện cảm động về tìnhngười, ở đó không những có tình anh em, tình đồng đội mà còn có cả tình yêu đôi

lứa Những người lính trong Dấu chân người lính (1972) đều xác định được trách

Ngày đăng: 10/01/2019, 20:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w