1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn chí phèo

20 2,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 108 KB

Nội dung

Theo GS.TS Trần Đình Sử: “Không thể lí giải một hệ thống văn thơ mà bỏ qua con người được thể hiện trong đó … vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề năng động của n

Trang 1

A MỞ ĐẦU

M.Gorki từng nói: “Văn học là nhân học” Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng quan niệm: “Con người là điểm xuất phát cũng là đích hướng đến của văn học”.

Quả thật, con người luôn là đối tượng sâu xa nhất mà văn học hướng đến Cho dù nội dung tác phẩm viết về một vùng núi xa xôi hẻo lánh không dấu chân người hay một thế giới huyền ảo xa lạ nào đó, nhân vật trong tác phẩm chỉ là cây cỏ, là con vật hay bất cứ gì khác không phải con người, thì chắc chắn, mục đích cuối cùng tác phẩm hướng đến vẫn là cuộc sống của chính chúng ta Cuộc sống là một vườn hoa đầy màu sắc Như những con ong cần mẫn tìm mật cho đời, nhà văn không chỉ đem đến cho người đọc một nội dung có tính thông điệp mà còn mong muốn tác phẩm của mình có sức mạnh làm rung động hàng triệu tâm hồn Mỗi tác phẩm đều thể hiện suy nghĩ, thái độ, quan điểm về con người của nhà văn trước cuộc đời Có thể người đọc đồng cảm hoặc phản đối với từng chi tiết, số phận của nhân vật, nhưng họ sẽ nhận ra điều nhà văn muốn nói, theo cách riêng và tùy thuộc vào tầm

đón nhận của mỗi người Theo GS.TS Trần Đình Sử: “Không thể lí giải một hệ thống văn thơ mà bỏ qua con người được thể hiện trong đó … vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là khả năng thâm nhập nó vào các miền khác nhau của cuộc đời” [3; 117-118] Vì lẽ đó

có rất nhiều công trình nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật về con người trong các tác phẩm cụ thể Trong đó, Nam Cao là một trong những nhà văn được nhiều nhà phê bình quan tâm, ưu ái với nhiều công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, quan điểm nghệ thuật, đặc trưng thể loại, nghệ thuật ngôn từ Trong dòng chảy vận động của văn học hiện thực phê phán, Nam Cao tuy xuất hiện muộn nhưng với ngòi bút lạnh lùng, đầy triết lí và ẩn sâu là một trái tim đầy yêu thương, ông đã để lại cho đời những tác phẩm xuất sắc, giàu ý nghĩa Nam Cao luôn quan niệm:

“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi

Trang 2

những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” Có lẽ vì thế, mỗi tác phẩm

của Nam Cao luôn hướng đến những mảnh đời, số phận con người với những màu sắc khác nhau “Chí Phèo” là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao góp phần khẳng định tài năng và vai trò của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam Tác phẩm được coi là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt đổi mới về nghệ thuật trong nền văn xuôi nước nhà Kể từ khi truyện ngắn “Chí Phèo” ra đời cho đến nay đã thu hút rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nó trên nhiều lĩnh vực, từ chuyên ngành văn học hiện đại, văn học dân gian cho đến lí luận văn học Đây còn là mảnh đất màu mỡ cho các lĩnh vực nghệ thuật khác như điện ảnh, hội họa, Và, có lẽ nhân vật được bạn đọc biết đến nhiều nhất, ấn tượng nhất, yêu thích trong “Chí Phèo” nói riêng và các tác phẩm của Nam Cao nói chung chính là Chí Phèo Thậm chí, Chí Phèo còn vượt tầm thời đại, trở thành nhân vật đi cùng năm tháng trong nền văn học Việt Nam Để có được sự thành công này không phải tự nhiên mà có Vậy những yếu tố nào đã khiến cho Chí Phèo có sức hút và sức bền trong lòng độc giả như vậy? Đã có nhiều công trình, nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm hiểu về vấn đề này theo các phương pháp, các hướng tiếp cận khác nhau Việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nam Cao là vấn đề khó khăn nhưng chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu này sẽ giúp ta tìm hiểu sâu hơn về thể giới nhân vật cũng như phong cách nhà văn, đồng thời góp thêm tiếng nói khẳng định tài năng và đóng góp của nhà văn trong văn học dân tộc và thế giới Đó là lí do vì

sao chúng tôi chọn đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm Chí

Phèo của Nam Cao.

Trang 3

B NỘI DUNG

1 Lý thuyết chung về quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học

1.1 Khái niệm

Trong quyển “ Giáo trình Thi pháp học” của PGS, PTS.Trần Đình Sử: “Nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng Quan niệm

là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật” Như vậy, chúng ta không thể lí giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ qua con người được thể hiện trong đó Tuy nhiên, sự miêu tả con người trong văn học không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh

và tâm hồn nhà văn cũng không như một tấm gương trong cho sự phản chiếu nào Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, kể ra, miêu tả ra nhân vật, nhân vật bao giờ cũng hiện ra theo cách hình dung, cảm nhận của tác giả, tức là mỗi nhà văn đều có một quan niệm khác nhau về con người Trong lịch sử văn học chẳng những con người với tư cách là đối tượng của văn học đổi thay, mà ngay quan niệm nghệ thuật về con người cũng thay đổi làm cho khả năng chiếm lĩnh con người trong văn học ngày càng sâu sắc, phong phú và tạo thành lịch sử của sự miêu tả con người trong văn học Con người trong văn học không chỉ là con người có trong thực tế, mà còn

là quan niệm về con người ấy một cách thẩm mĩ và nghệ thuật Chẳng những đề tài văn học không ngừng đổi thay, mà quan niệm nghệ thuật về nó cũng luôn luôn phát triển, làm cho đối tượng được nhìn từ góc độ mới Bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn đến hiểu đơn giản bản chất phản ánh của văn nghệ Vấn

đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề về tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là vấn đề về giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời Chừng nào chưa có đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu Thật khó nói tới sự phát triển của tư duy nghệ thuật mà thiếu sự mở rộng, đào

Trang 4

sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người.Vì lẽ đó có nhiều khái niệm khác nhau về quan niệm nghệ thuật về con người

Theo GS.TS Trần Đình Sử: “Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa lí giải hiện thực của nghệ sĩ về hệ quy chiếu, thể hiện tầm lí giải, tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”.

Theo Từ điển văn học: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm, nó gắn với phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và làm thước đo của hình thức văn học, cơ sở của tư duy nghệ thuật”.

Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con

người một cách khái quát như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu

là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng” Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa “có tính phổ quát, tột cùng mang

ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người”

1.2 Những biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người

Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện ở mô hình nghệ thuật về con người trong sáng tác của nhà văn, ở cái nhìn nghệ thuật về con người của nhà văn,

ở các nguyên tắc xây dựng, miêu tả thể hiện nhân vật

1.2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện ở mô hình nghệ thuật về con người trong sáng tác của nhà văn

Mô hình là khung khái quát về các kiểu loại nhân vật Mô hình con người trong văn học rất đa dạng, phong phú Trong văn học Việt Nam có mô hình con người vũ trụ, con người bị tha hóa, con người cô đơn… Tất cả đều tạo nên diện mạo mới cho nền văn học Việc tìm ra, phát hiện ra quan niệm nghệ thuật của các

Trang 5

nhà văn về con người qua các tác phẩm sẽ giúp chúng ta tìm ra được hệ quy chiếu, cái lí, cái logic bên trong của các nguyên tắc, biện pháp miêu tả nhân vật cụ thể Từ

đó giúp chúng ta phát hiện ra được chiều sâu của tác phẩm, chiều sâu của phong cách nhà văn

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện ở cái nhìn nghệ thuật về con người của nhà văn

Cái nhìn nghệ thuật về con người của nhà văn vừa chịu ảnh hưởng bởi hiện thực đời thường, vừa in đậm dấu ấn phong cách riêng của từng nhà văn Với ý

nghĩa này mà viện sĩ người Nga M.B Khrapchencô đã xác nhận: “Chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính

cá nhân đối với thế giới vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ, không tồn tại bên ngoài các đặc điểm về tư duy hình tượng, bút pháp sáng tác của nghệ sĩ” Cái nhìn nghệ

thuật về con người thể hiện ở điểm nhìn của nhà văn Có thể là điểm nhìn từ bên ngoài vào hay từ trong ra Có thể nhìn theo quan điểm của tác giả hay quan điểm của nhân vật Có thể nhìn xa hay gần, nhìn một chiều hay nhìn nhiều chiều

1.2.3 Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện ở các nguyên tắc xây dựng, miêu tả thể hiện nhân vật

Nguyên tắc xây dựng và miêu tả thể hiện nhân vật được thể hiện ở cách xưng

hô, gọi tên các nhân vật, cách miêu tả chân dung, hành động, lời nói, tính cách nhân vật trong quan hệ với các sự kiện, cách xây dựng triển khai nhân vật…

2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

2.1 Con người tha hóa

Nếu Ngô Tất Tố phát hiện ra hình ảnh một người phụ nữ nông thôn Việt Nam trong sạch, đẹp đẽ và lung linh trong màn đêm của xã hội thực dân và phong kiến Người phụ nữ với những phẩm chất thủy chung, hiền dịu, đảm đang, giàu sức quật khởi là vẻ đẹp mà bạn đọc mãi mãi đi tìm, hay Nguyễn Công Hoan với quan niệm

“Cuộc đời là một sân khấu hài kịch”, ông đã nhìn vào mặt trái của cuộc đời, của

Trang 6

con người, để phỉ nhổ vào những xấu xa, bỉ ổi của xã hội, để cười ra nước mắt những điểm xấu của con người dưới đáy nhằm lên án xã hội đảo điên Ta có thể thấy con người trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan hoàn toàn bị tha hóa, thậm chí bị vật hóa, đồ vật hóa, từ vị quan huyện béo tốt, một bà lớn với khuôn mặt thịt nung núc, đến những đứa ăn mày, ăn xin, kẻ cắp, người trốn nợ, bà cụ nhà

quê… thì Nam Cao với một quan điểm nghệ thuật tiến bộ: “Nghệ thuật không nên

là ánh trăng lừa dối Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” (Giăng sáng) Với quan điểm nghệ thuật này, Nam Cao đòi hỏi nghệ

thuật phải trở về với hiện thực, phản ánh chân thật hiện thực Nghệ thuật chân chính, nhà văn có lương tâm không thể nhắm mắt bịt tai trước nỗi khổ đau của

nhân dân, trốn tránh sự thực “tàn nhẫn” mà phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vang động của đời” (Giăng sáng) Ngòi bút của ông đã thể hiện sâu sắc một khía cạnh mới khi miêu tả con người: Con người bị tha hóa bủa vây nhưng quyết không chịu tha hóa đến cùng Đến Nam Cao, kiểu con người tha hóa

được khai thác một cách toàn diện từ ngoại hình đến tâm lý, tính cách trên cơ sở một quan niệm khá sâu sắc, thấm đượm tinh thần nhân đạo Chí Phèo là nhân vật điển hình cho kiểu con người bị tha hóa nhưng quyết không chịu tha hóa đến cùng Nam Cao đã cố gắng đi tìm những nét đẹp còn ẩn sâu trong tâm hồn của những người nông dân bị tha hóa và đó là một quan niệm tiến bộ về con người của ông Vượt hẳn các nhà văn hiện thực phê phán đương thời, Nam Cao đã đem đến cho hình tượng con người cá nhân luôn biết tự vươn lên để hoàn thiện nhân cách của mình Đọc văn Nam Cao, ta cảm thấy đau đớn trước những số phận người, những con người đang trượt dài trên con đường của sự tha hóa nhân cách Hướng ngòi bút vào khám phá chiều sâu cuộc sống, len vào những ngõ hẻm đường quê để cảm thông với con người, Nam Cao đã xót xa khi phát hiện ra sự tha hóa con người đang diễn ra khắp nơi Kiểu con người tha hóa đó ta gặp trong hình ảnh của Lang Rận, của người cha trong “Trẻ con không ăn thịt khó”, của bà cái Đĩ trong “Một bữa no”…và với “Chí Phèo”, nó hiện thân trong nhân vật Chí Phèo, Năm Thọ,

Trang 7

Binh Chức Từ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra khỏi trang sách, ta không thể nào quên được tiếng chửi đầy nỗi ám ảnh của Chí Tiếng chửi như xoáy sâu vào tâm can của mỗi người, như một nỗi khắc khoải khiến bất cứ ai không khỏi đau đớn Tiếng chửi như tiếng kêu thảm thiết, khát khao muốn làm người lương thiện của Chí Tuy nhiên, tất cả hy vọng nhỏ nhoi của Chí đã chấm dứt, mọi cánh cửa quay về cuộc đời lương thiện cứ im ỉm đóng trước mặt Chí Chí cứ bước đi để rồi bản thân lại trượt dài trên con đường tha hóa lúc nào không hay Sự tha hóa của Chí Phèo bắt đầu từ khi hắn bước ra khỏi ngưỡng cửa nhà tù trở về làng Vũ Đại Cái anh chàng Chí hiền lành, chân chất ở tuổi hai mươi thưở xưa đã không còn nữa Thay vào đó là một Chí Phèo biến dạng, tha hóa về cả nhân tính lẫn nhân hình Trước đây, hắn là một thằng “hiền lành như đất” và cũng ý thức rất rõ về

nhân cách, rất giàu lòng tự trọng Khi bà Ba bắt hắn bóp đùi, hắn cảm thấy “nhục hơn là thích” và hắn nghĩ “người ta không thích cái gì người ta khinh” Hắn cũng

có ước mơ giản dị như bao người về một mái gia đình “Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ lại một con lợn nuôi để làm vốn liếng Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm” Nhưng rồi, Bá Kiến cùng nhà tù thực dân đã nhào nặn lại

hình hài và nhân cách Chí Phèo trong một bộ dạng khác: dị dạng, méo mó, trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” - nỗi khiếp sợ của bao người Dường như, sau bảy tám năm ở tù trở về, Chí Phèo đã trượt dài trên đường ray của sự tha hóa: tha hóa nhân hình, tha hóa nhân tính, tha hóa cả những suy nghĩ Nhân hình của Chí không còn là nhân hình của một người bình thường mà mang nhân hình của một

người dị dạng, không giống người: “Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! ( ) Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông thầy tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế Trông gớm chết!” Xưa kia, Chí cũng là một anh canh điền trẻ trai, khỏe mạnh, bình thường Thế nhưng, giờ đây nó là sản phẩm của sự tha hóa triệt để: “Cái mặt hắn không trẻ cũng không già: nó không còn phải là mặt người, nó là mặt của một con vật lạ,

Trang 8

nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi ? Cái mặt hắn vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio; nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là vết sẹo” Rõ

ràng, Chí đã bị cướp mất hình hài của một con người Phải chăng, cái ngoại hình

dữ tợn bị tha hóa kia cũng là sự phản ánh cho đời sống nội tâm, cho phần nhân tính bên trong cũng đã bị hủy hoại, tha hóa không kém gì cái hình hài bên ngoài? Nhân tính của hắn là nhân tính của một “con quỷ dữ” Hắn bây giờ không phải là anh

canh điền “hiền lành như đất” mà “hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Ðại, tác quái cho bao nhiêu dân làng.( ) hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện” Cuộc đời của hắn bây giờ là triền miên trong những cơn

say, triền miên trong những cảnh ức hiếp, đâm chém, rạch mặt, ăn vạ Những suy nghĩ, những ngộ nhận của hắn cũng phản ánh nội tâm của một con người bị tha hóa hoàn toàn Không phải Bá Kiến xảo quyệt, không phải nhà tù thực dân hủy hoại hắn hoàn toàn mà chính hắn cũng đang từng ngày hủy hoại mình mà không hay

không biết Lúc nào, hắn vênh vang đắc chí khi nghĩ rằng: “Không vây cánh, không họ hàng thân thích; anh em không có, đến bố mẹ cũng không Ờ, thế mà dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Ðại” và

“hắn thấy hắn oai thêm bậc nữa Hắn tự đắc: "anh hùng làng này cóc có thằng nào bằng ta !” Suy nghĩ đó của Chí phản ánh sự tha hóa đến tận cùng về nhân cách.

Bây giờ, hắn sống trong trạng thái mơ hồ, nhòe mờ về thời gian và cuộc sống:

“Vết những mảnh chai của bao nhiêu lần ăn vạ kêu làng, bao nhiêu lần, hắn nhớ làm sao nổi? Bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm chém, mưu hại người ta giao cho hắn làm! Những việc ấy chính là cuộc đời của hắn; cuộc đời mà hắn cũng chả biết đã dài bao nhiêu năm rồi” Đối với hắn không còn khái niệm ngày tháng nữa

mà đời là một cơn say dài kéo lê từ ngày này qua ngày khác Hắn không còn ý thức bình thường của một con người

Có thể thấy, nhân vật Chí Phèo là nhân vật điển hình cho mẫu con người tha hóa trong truyện Nam Cao Chí tha hóa nhân hình, tha hóa nhân tính, tha hóa suy

Trang 9

nghĩ và mơ hồ về cuộc sống Thực tế, Chí Phèo là con người nhưng đã tha hóa đến bên bờ vực ranh giới của cuộc sống con vật Qua sự tha hóa của Chí Phèo, Nam Cao phản ánh nỗi đau của cuộc đời, của số phận con người trong xã hội cũ

Xã hội đó đã đẩy người ta xuống bùn đen, tha hóa hình hài, nhân cách Thể hiện sự tha hóa của Chí Phèo, trang văn Nam Cao đã mở ra một bức tranh hiện thực đầy rẫy bất công, u tối Nó phản ánh cái nhìn đầy cảm thông và thăm thẳm chiều sâu nhân văn về người nông dân trong xã hội cũ của nhà văn

2.2 Con người bi kịch

Cũng giống như nhân vật AQ trong AQ chính truyện của Lỗ Tấn, cuộc đời Chí

Phèo là một chuỗi ngày dài đầy những bi kịch: bi kịch trong thân phận một đứa trẻ

mồ côi đi ở đợ; bi kịch bị tha hóa nhân hình, nhân tính… Chí Phèo thì bị bỏ rơi ở bên một cái lò gạch bỏ hoang, không cha, không mẹ, không họ hàng nhà cửa… Thế nhưng, bi kịch lớn nhất và đau đớn nhất chính là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo Chí lớn lên không nhận được sự quan tâm của đồng loại Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi cứ kéo dài ra mãi thì cũng là lúc bi kịch cuộc đời Chí hiện ra rõ nét trong từng câu chữ Trở về làng Vũ Đại sau bảy tám năm ở

tù, Chí Phèo trở thành con người bị đồng loại xa lánh, chối bỏ, phải sống “bên lề cuộc đời, ngoài rìa xã hội” Chí Phèo đang tồn tại mà như không hề tồn tại vì hắn chỉ là một tên lưu manh, dù sống cũng như đã chết vì “ngay đến cái thẻ có biên tuổi hắn cũng không có trong sổ làng, người ta vẫn khai hắn vào hạng lưu tán, lâu năm không về làng” Thế là, hắn trở về trong nhân hình, nhân tính của con quỹ dữ

đã không được đồng loại chấp nhận Vì vậy, hắn cô độc trong bi kịch làm người và

bị con người xa lánh như xa lánh con vật Cuộc đời hắn bây giờ chỉ là triền miên trong những cơn say và những tiếng chửi kéo dài không dứt Hắn chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi người đã đẻ ra hắn Nhưng bi kịch thay, hắn chửi nhưng chẳng ai thèm chửi lại với hắn, ai cũng tự nhủ “chắc nó trừ mình ra” Bởi vì, thực ra không ai xem hắn là người Hắn tồn tại trong làng Vũ Đại với cuộc sống tăm tối như cuộc sống con vật, hung ác như con quỷ dữ, lạc loài với mọi người, xa

Trang 10

lạ với xã hội loài người Chí Phèo tức tối vì không ai chửi lại nhưng một khi đã không được xem là người thì sự tức tối của Chí cũng chẳng ích gì Thậm chí, dù khi hắn rạch mặt ăn vạ, kêu làng “như một người bị đâm” để gây sự chú ý ở đồng loại thì cũng chỉ làm Thị Nở kinh ngạc còn cả làng “không ai ra điều”, đáp lại chỉ

là tiếng sủa của những con chó Chỉ có những con chó mới đáp lại tiếng kêu gào của Chí Điều đó cho ta thấy với những con người trong làng Chí Phèo không hề tồn tại Rõ ràng, Chí Phèo đã bị xã hội chối bỏ Cuộc đời hắn là chuỗi dài bi kịch của con người bị tước đoạt quyền làm người Thế nhưng, bi kịch đó chỉ được ý thức sâu sắc và thấm thía nỗi đau khi Thị Nở xuất hiện trong cuộc đời hắn Trong cái đêm mà “trăng tỏa trên sông, và sông gợn biết bao nhiêu gợn vàng”, Chí Phèo gặp Thị đang “ngồi tênh hênh” ngủ trong vườn chuối và hắn thấy “cái gì rộn rạo ran khắp người”, rồi hắn “run run” Lần đầu tiên, sau bao ngày dài triền miên trong

vô thức, không ý niệm ngày tháng và cảm xúc cuộc sống, Chí Phèo có những cảm giác con người Cuộc làm tình với Thị Nở, những cử chỉ săn sóc của Thị đã làm sống dậy trong Chí không chỉ cái bản năng người đàn ông mà cả những cảm xúc, những ước mơ rất thật của con người Sau những ngày đắm mình trong những cơn say dài, Chí tỉnh dậy trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo, thấy “bâng khuâng” và lòng “mơ hồ buồn” Những âm vọng cuộc sống thường nhật bình dị dội vào lòng hắn: “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng nói của những người đi chợ Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, cả tiếng trò chuyện của những người đi buôn vải Những âm thanh giản dị tha thiết gọi về trong hắn những cảm xúc con người Lần đầu tiên kể từ cái ngày trở về làng, Chí nhận ra những điều tưởng chừng rất đỗi giản dị, thân quen mà trước đây hắn không hề để ý đến Chí Phèo nhìn lại cuộc đời, nhớ về niềm ao ước có một gia đình trong quá khứ, ở đó có vợ dệt vải, chồng cày thuê cuốc mướn, cuộc sống êm đềm cứ thế trôi qua Đến lúc này, Chí sợ sự cô độc khi “tới cái dốc bên kia của đời” và khát khao mãnh liệt được làm người lương thiện Tình yêu, sự chăm sóc của Thị Nở với bát cháo hành gợi lên trong hắn khát khao được yêu thương, được quan tâm, được chan hòa sống

Ngày đăng: 10/01/2019, 20:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w