quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trầm nguyên ý anh

88 1.1K 0
quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trầm nguyên ý anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN LÊ VĂN PHƯỞNG MSSV: 6116146 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦM NGUYÊN Ý ANH Luận văn tốt nghiệp ñại học Ngành Văn học Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ KIỀU OANH CẦN THƠ, 2014 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn ñề tài 2. Lịch sử vấn ñề nghiên cứu 3. Mục ñích nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Diện mạo văn học Đồng bằng sông Cửu Long 1.2. Vài nét về cuộc ñời và sự nghiệp của tác giả Trầm Nguyên Ý Anh 1.3. Vấn ñề quan niệm nghệ thuật về con người 1.3.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 1.3.2. Biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI LƯƠNG THIỆN VÀ CON NGƯỜI THA HÓA 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người lương thiện 2.1.1. Con người lương thiện là con người sống vị tha 2.1.2. Con người lương thiện là con người gắn bó với cái nghề 2.1.3. Con người lương thiện là con người khao khát hạnh phúc 2.1.4. Con người lương thiện là con người bất hạnh trong cuộc sống 2.1.5. Con người lương thiện là con người ñối mặt với cuộc sống bế tắc 2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người tha hóa 2.2.1. Con người tha hóa bởi lòng tham, danh vọng và ích kỉ 2.2.2. Con người tha hóa bởi lòng ñố kị, ghen ghét, thù hằn 2.2.3. Con người tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy CHƯƠNG 3: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦM NGUYÊN Ý ANH 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình nhân vật 3.1.1. Ngoại hình của người lương thiện 3.1.2. Ngoại hình của người tha hóa 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành ñộng nhân vật 3.2.1. Hành ñộng của người lương thiện 3.2.2. Hành ñộng của người tha hóa 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật 3.3.1. Ngôn ngữ của người lương thiện và ngôn ngữ của người tha hóa 3.3.2. Sử dụng từ ngữ bình dân 3.3.3. Sử dụng từ ngữ biến âm và thành ngữ, tục ngữ 3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua tâm lí nhân vật 3.4.1. Tâm lí của người lương thiện 3.4.2. Tâm lí của người tha hóa KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn ñề tài So với sự phát triển nền văn học của nước nhà, nền văn học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như “một miền ñất mới ñược khai hoang”, nhưng văn học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ñã dần dần thể hiện ñược tên tuổi của mình trên nền văn học cả nước, có nhiều tác giả với nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Dạ Ngân (Gia ñình bé mọn, Con chó và vụ li hôn), Trang Thế Hy (Vết thương thứ mười ba), Trầm Nguyên Ý Anh (Đứa con hoang), Nguyễn Ngọc Tư (Cánh ñồng bất tận), Nguyễn Thị Diệp Mai (Chuyến xe cuối), Nguyễn Kim Châu (Gió trên ñồng),... Trong ñó, chúng tôi ñặc biệt quan tâm và chú ý ñến tác giả Trầm Nguyên Ý Anh. Khi mới tiếp cận truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, chúng tôi ñã thấy ñược những hoài niệm, tâm tư, tình cảm mà tác giả ñã gửi gắm trong truyện ngắn của mình. Không những thế, trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh còn là một xã hội ñược thu nhỏ với biết bao niềm vui, nỗi buồn. Đó là những con người sống lương thiện, sống có hoài bão, ước mơ, họ luôn gắn bó và vun ñắp cho cuộc ñời thêm tốt ñẹp. Ở ñó con người luôn ñấu tranh ñể vươn lên cuộc sống, họ khao khát hạnh phúc gia ñình ñơn sơ, giản dị, họ không ñầu hàng trước cuộc sống. Đó còn là tiếng nói cảm thông, sẻ chia với những số phận bất hạnh (Đất dung thân, Lẽ vô thường, Trở về cõi tục,…). Bên cạnh ñó, truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh cũng ñã cho thấy ñược những mặt tiêu cực của cuộc sống, ñó là những con người tha hóa, vô ñạo ñức, sống bất hiếu với ông bà cha mẹ, họ sống với lòng ích kỉ, nhỏ nhen. Vì tiền họ có thể sẵn sàng từ bỏ gia ñình của mình, họ từ bỏ người thân cũng như hạnh phúc của mình. Ở ñây, Trầm Nguyên Ý Anh không ngừng lên án, phê phán và ñấu tranh với những biểu hiện vô nhân ñạo của con người. Hơn nữa, trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, chúng tôi còn cảm nhận ñược mỗi con người trong truyện ngắn của tác giả ñược xây dựng với mỗi số phận khác nhau, mỗi người, mỗi hoàn cảnh, với những tính cách không ai giống ai. Đó là những lí do người viết quyết ñịnh ñi vào tìm hiểu truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh với ñề tài “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh” với mong muốn tìm hiểu kĩ những khía cạnh về con người mà tác giả ñã thể hiện trong tác phẩm của mình. 1 2. Lịch sử vấn ñề nghiên cứu Từ khi ra ñời cho ñến nay, truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñược giới nghiên cứu và bạn ñọc quan tâm. Điều ñó ñã tạo cho tên tuổi cũng như tác phẩm của Trầm Nguyên Ý Anh chiếm ñược vị trí trên nền văn học nước nhà. Truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh không ít ñược nhà nghiên cứu và ñộc giả quan tâm và cảm nhận sâu sắc, trong ñó Nguyễn Anh Vũ ñã dành nhiều tình cảm của mình ñối với tác phẩm của Trầm Nguyên Ý Anh “Tôi có cảm giác ñây là một người ñau ñời, một con người luôn xót xa trước thực tế phũ phàng của cuộc sống, trước sự thờ ơ, vô tình và sự xuống cấp trầm trọng về ñạo ñức của con người… Đọc truyện của chị, người ñọc có thể hình dung phần nào mặt trái của xã hội, cảm nhận một chút những góc khuất của tâm ñịa con người. Truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh là niềm cảm thông, chia sẻ với những con người “chân ñất”, suốt một ñời lam lũ, cực khổ, thậm chí mất cả mạng sống cho cuộc mưu sinh mà cuộc sống vẫn ngập chìm trong khốn khó, bần hàn” [16, tr. 7]. Đó là một ñánh giá chân thành của Nguyễn Anh Vũ ñối với truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh. Đọc truyện ngắn của tác giả ta hình dung ñược ñâu ñó có số phận của mình trong ñó, nó giống như một sự an ủi, giãi bày của tác giả ñối với tất cả mọi người. Bên cạnh ñó, Nguyễn Anh Vũ còn ñánh giá truyện ngắn của tác giả ở khía cạnh khác hơn, ñó là niềm tin và sự quay lại cuộc sống của con người “truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh người ta vẫn nhận thấy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nhân ái của con người khi mà, thi thoảng trong tác phẩm của chị vẫn còn nỗi niềm ân hận, tư tưởng phục thiện của những con người lạc lối, vẫn còn hình ảnh của những số phận cùng quẫn ñã xích lại gần nhau, dựa vào nhau ñể vượt qua những tháng ngày khốn khó.” [16, tr. 8]. Trong luận văn Thạc sĩ của Kim Thanh Thiện với ñề tài nghiên cứu Đặc ñiểm truyện ngắn tác giả nữ Đồng bằng sông Cửu Long sau 1986, truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñược người nghiên cứu cảm nhận sâu sắc “ñến với tác phẩm Trầm Nguyên Ý Anh chúng ta thấy rõ những mâu thuẫn vật chất, những toan tính dục vọng. Ở ñó, có những con người bất hiếu với cha mẹ ruột của mình, mẹ bất hiếu với con chỉ vì hận ñời.” [14, tr. 43]. Không gian sông nước miền tây trong sáng tác của Trầm Nguyên Ý Anh ñược người nghiên cứu cảm nhận với những vẻ bình dị, mộc mạc “cùng với Nguyễn Ngọc Tư là Trầm Nguyên Ý Anh và Nguyễn Thị Diệp Mai thường sử 2 dụng yếu tố không gian sông nước ñể miêu tả lại ñặc ñiểm của vùng ñất nơi ñây. Những con sông hiện lên trong tác phẩm thật bình dị và mộc mạc, nó tô thêm vẻ ñẹp về vùng ñất này.” [14, tr. 59]. Về ngôn ngữ, Trầm Nguyên Ý Anh ñược Lê Xuân ñánh giá là một trong những bậc thầy sử dụng phương ngữ trong bài viết Phương ngữ Nam Bộ - Nét ñặc sắc của văn học Đồng bằng sông Cửu Long, cần lưu giữ “sau Hồ Biểu Chánh, nhiều nhà văn Nam Bộ là bậc thầy sử dụng phương ngữ, như: Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Lê Văn Thảo,… Lớp kế tiếp có: Lương Hiệu Vũ, Nguyễn Thanh, Võ Đắc Danh,… Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Diệp Mai, Anh Đào, Trầm Nguyên Ý Anh…” [20]. Bên cạnh ñó, còn nhiều bài viết, bàn luận về truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh. Truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñược nhiều luồn ý kiến, ñánh giá khác nhau, ñó là sự thành công trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh. Song, truyện ngắn của tác giả chưa ñược nhiều ñộc giả và giới nghiên cứu ñi vào nghiên cứu một cách cặn kẻ. Đi vào nghiên cứu “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh” chúng tôi sẽ rút ra sự ñánh giá, nhận xét của bản thân về “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh”. 3. Mục ñích nghiên cứu Đi vào ñề tài “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh”, chúng tôi nhằm thực hiện những mục ñích sau: Thứ nhất, tìm hiểu rõ về quan niệm nghệ thuật về con người của Trầm Nguyên Ý Anh trong các truyện ngắn của tác giả. Thứ hai, có cái nhìn ñúng ñắn và chính kiến riêng của mình về truyện ngắn cũng như quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh. Thứ ba, góp phần khẳng ñịnh những ñóng góp của Trầm Nguyên Ý Anh trong quá trình phát triển của văn học Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để thực hiện ñề tài này, chúng tôi ñi vào nghiên cứu các tác phẩm trong tập truyện ngắn Ba tác giả nữ ñồng bằng sông Cửu Long, nhà xuất bản Văn học, năm 2004. Cụ thể là các truyện ngắn: Lẽ vô thường (2000), Một mảnh ñời (2002), Đất dung thân (2002), Cũng một kiếp người (2002), Trở về cõi tục (2002), Kiếp nhân sinh (2003), Nước mắt ñàn ông (2003), Nhà từ thiện (2003), Nghiệp ñời (2003), Đứa con hoang (2003), Khoảng cách (2004), Nghiệp ñời còn ñó (2004), Đồng tiền không ñỏ mồ hôi 3 (2004), Một chuyến ñò (2004), , Ánh mắt (2004), Con vện (2004), Người chuyên viết ñiếu văn (2004). Bên cạnh ñó chúng tôi còn tìm hiểu thêm một số tác phẩm ñược ñăng trên mạng ñể nghiên cứu: Đỗ Như Mưa (vnthuquan.net), Hạnh phúc thật gần (vnthuquan.net)… Đồng thời, ñể làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, người viết còn tham khảo thêm một số tác phẩm của một số tác giả Nam Bộ cùng thời và những bài nghiên cứu về Văn học Đồng bằng sông Cửu Long sau 1975 ñể nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện ñề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp lịch sử: Thấy ñược quá trình diễn biến và vận ñộng của lịch sử tác ñộng ñến văn học qua từng giai ñoạn ñể có cách nhìn thấu ñáo và ñúng ñắn về truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh. Phương pháp so sánh: Đây là một trong những phương pháp thường ñược dùng trong các bài nghiên cứu. So sánh ñể thấy ñược nét riêng, cái hay, cái lạ trong quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm của Trầm Nguyên Ý Anh so với những tác giả khác. Phương pháp phân tích: Phân chia cái toàn thể của ñối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những cấp ñộ nhỏ hơn ñể nghiên cứu, ñể phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố ñó, từ ñó giúp ta hiểu ñối tượng nghiên cứu cụ thể và sâu sắc hơn. Phương pháp tổng hợp: Nhằm hợp nhất, gắn kết các ñối tượng ñược nghiên cứu lại với nhau ñể tìm ra cái chung của ñối tượng. Bên cạnh ñó, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các thao tác như: chứng minh, bình luận, giải thích… ñể làm sáng tỏ vấn ñề. 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Diện mạo nền Văn học Đồng bằng sông Cửu Long Đi vào tìm hiểu diện mạo nền Văn học Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chúng tôi xin ñề cập ñến những thuận lợi, khó khăn về Văn học Đồng bằng sông Cửu Long. Để thể hiện vấn ñề này, chúng tôi sẽ dựa vào một số bài viết về văn học vùng ĐBSCL ñể tiếp cận vào vấn ñề. Chẳng hạn một số bài viết của các các tác giả: Trần Mành Hùng, Lê Văn Thảo, Lê Xuân,... Trước tiên ñó là những thuận lợi của nền Văn học ĐBSCL: Đội ngũ viết truyện ngắn khu vực ĐBSCL dồi dào, bao gồm những cây bút ñang sống ở khu vực ĐBSCL, những cây bút ĐBSCL ñang sống ở nơi khác nhưng vẫn viết về quê hương và những cây bút khác viết về vùng ĐBSCL. Tính ñến nay, tuy số lượng nhà văn khu vực ĐBSCL không nhiều nhưng ñã ñể lại nhiều dấu ấn trong sáng tác, với sự góp mặt của ba thế hệ: Thế hệ thứ nhất: bao gồm tất cả những nhà văn sáng tác trước giai ñoạn 1975 và sau 1975 vẫn còn sáng tác: Đoàn Giỏi (Đất rừng Phương Nam), (Đường về gia hương), Anh Đức (Hòn ñất), Nguyễn Quang Sáng (Bông cẩm thạch, Chiếc lược ngà), Trần Kim Trắc (Chim họa mi lại hót), Trang Thế Hy (Nắng ñẹp miền quê ngoại), Vết thương thứ mười ba), Sơn Nam (Hương rừng Cà Mau, Hai cõi U Minh),… Thế hệ thứ hai: bao gồm những nhà văn sáng tác sau 1975 cho ñến nay: Vũ Hồng (Tiếng chuông trôi trên sông), Kim Ba (Đôi mắt con tàu xanh), Phan Trung Nghĩa (Khóc hương cau), Nguyễn Lập Em (Bến nước kênh cùng), Dạ Ngân (Gia ñình bé mọn, Con chó và vụ li hôn), Nguyễn Kim Châu (Gió trên ñồng),… Thế hệ thứ ba: là những cây bút trưởng thành trong những năm ñầu thế kỉ XXI: Nguyễn Ngọc Tư (Cánh ñồng bất tận), Nguyễn Thị Diệp Mai, Trầm Nguyên Ý Anh (Đứa con hoang), Phong Hân, Hồ Kiên Giang. Thơ: Lê Thanh My (An Giang), Hữu Nhân (Đồng Tháp), Văn Triều (Trà Vinh), Võ Tấn Cường (Tiền Giang), Trần Minh Trường (Cần Thơ),… và gần ñây nhất là: Đoàn Thị Diêm Thuyên, Đoàn Phương Nam, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Đăng Khương, Trương Trọng Nghĩa,… Các tác giả này ñã góp phần làm cho nền văn học ĐBSCL nói riêng và nên văn học nước nhà nói chung ngày càng thêm khởi sắc. 5 Đội ngũ sáng tác ĐBSCL ñã tạo cho nền văn học ĐBSCL ngày một thêm khởi sắc. Bằng chứng là họ ñã tạo ra những tác phẩm ñặc sắc và thu hút sự quan tâm của ñộc giả như: Đất rừng phương nam (Đoàn Giỏi), Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam), Gia ñình bé mọn (Dạ Ngân) và ngần ñây nhất là tác phẩm Cách ñồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Đề tài trong văn học ĐBSCL phong phú, ña dạng, tạo cho nền văn học ĐBSCL nhiều món ăn tinh thần mà thế hệ ñộc giả quan tâm sâu sắc: Giai ñoạn trước 1975: Văn học ñã thể hiện ñược cuộc sống và chiến ñấu của con người trong giai ñoạn chiến tranh ác liệt chống Pháp và Mĩ. Đó là số phận của những con người trong giai ñoạn thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam trong tác phẩm Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi). Với sự càn quét của thực dân Pháp, người dân Nam bộ phải di tản khắp nơi, từ vùng này ñến vùng khác ñể sinh sống. Không dễ dàng như thế, những con người nơi ñây phải chịu ñựng sự càn phá, tra tấn dã man của thực dân Pháp. Song, với tinh thần quật khởi ñược xây ñắp từ lòng yêu quê hương thiết tha, người dân Nam bộ ñã ñứng lên ñấu tranh ñể giành lại ấm no, hạnh phúc cho mình. Hay tác phẩm Hòn Đất (1965) của Anh Đức, tác phẩm ñã tái hiện khí thế ñấu tranh anh dũng của nhân dân Hòn ñất trước sự xâm lược của Mĩ. Trong ñó nhân vật chị Sứ là nữ sĩ anh hùng, chị ñã anh dũng chiến ñấu trước sự càn quét của giặc. Qua tác phẩm Hòn Đất, Anh Đức muốn gửi ñi một thông ñiệp: tinh thần chiến ñấu dũng cảm, kiêng cường của người dân Nam Bộ nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung trong sự nghiệp ñấu tranh giải phóng dân tộc nhất ñịnh sẽ giành thắng lợi. Bên cạnh ñó, còn nhiều tác phẩm khác cũng phản ánh cuộc sống của nhân dân ĐBSCL trước cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp và Mĩ: Hai cõi U Minh (Sơn Nam), Bông cẩm thạch, Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng),… Giai ñoạn sau 1975 ñến nay: Đất nước bước sang giai ñoạn lịch sử mới. Văn học cả nước nói chung và văn học ĐBSCL nói riêng cũng chuyển mình, vận ñộng theo ñể phản ánh ñời sống xã hội ña dạng trước yêu cầu mới của thời ñại. Đó là những kí ức hoài niệm về chiến tranh luôn day dứt trong lòng con người. Mặc dù chiến tranh ñã ñi qua, nhưng ñối với mỗi con người Việt Nam, nỗi ñau mà kẻ thù gây nên vẫn còn ñó, nó luôn ñau ñáo trong lòng của người ở lại. Nhận thức sâu sắc ñiều ñó, những cây bút truyện ngắn ĐBSCL ñã khai thác ñề tài chiến tranh một cách sâu sắc ñể ñộc giả hôm nay và mai sau thấy ñược nỗi ñau thương, mất mát, tinh thần chiến ñấu dũng cảm của 6 dân tộc trước kẻ thù ñể giành lại “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn ñộc lập – Hồ Chí Minh). Những tác phẩm tiêu biểu cho giai ñoạn này: Sau chiến tranh (Quang Thắng), Vết thương thứ mười ba (Trang Thế Hy), Những ñứa con chiến tranh (Thái Sắc), Những vết sẹo (Nguyễn Kim Châu),… Bên cạnh ñề tài những kí ức, hoài niệm về chiến tranh, một ñề tài mới không thể bỏ qua, ñó là ñề tài về cuộc sống bộn bề của con người với những thành tựu tốt ñẹp và những mặt trái của nó. Đây là một trong những ñề tài lớn thu hút khá nhiều tác giả quan tâm: Cánh ñồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Gia ñình bé mọn, Con chó và vụ li hôn (Dạ Ngân), Đồng tiền không ñổ mồ hôi, Đất dung thân, Đứa con hoang (Trầm Nguyên Ý Anh), Lặng lẽ ñồng bằng (Nguyễn Kim Châu), … Những cây bút ĐBSCL ñã ñem lại nhiều tác phẩm ñặc sắc với ñề tài ña dạng, phản ánh mọi mặt cuộc sống, góp phần tạo cho diện mạo nền văn học ĐBSCL ngày thêm khởi sắc. Những thuận lợi ñó ñã góp phần làm cho nền văn học ĐBSCL nói riêng và nền văn học cả nước nói chung ngày càng thêm phong phú, ña dạng. Bên cạnh những thuận lợi, những mặt ñã làm ñược, nền văn học ĐBSCL gặp không ít khó khăn về lực lượng sáng tác, ñời sống con người, lý luận phê bình văn học. Những khó khăn ấy ñã làm ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình sáng tác của các tác giả. Lực lượng sáng: Sau 1975, lực lượng sáng tác văn học ĐBSCL phát triển về số lượng nhưng nhìn chung, vẫn là thiểu số so với nền văn học cả nước. Nguyên nhân là do nhu cầu thị hiếu và nhu cầu ý thức nghệ thuật chưa cao nên không kích thích, khơi gợi ñược tiềm năng sáng tạo của nghệ sĩ. Vùng ĐBSCL có rất nhiều ñề tài và chất liệu sáng tác phong phú nhưng chưa ñược các tác giả khai thác triệt ñể, nhiều tác phẩm tạo ra còn mang tính thời sự, tính ñịa phương, thiếu hơi thở của thời ñại, chưa ñụng chạm ñến những vấn ñề thiết yếu của nhân dân. Lực lượng sáng tác ĐBSCL còn mang tính riêng lẻ, chưa có sự thống nhất trong sáng tác. Đời sống con người: Nhiều tác giả say mê sáng tác văn chương ñến cuồng nhiệt nhưng trong bối cảnh xã hội mới, con người chịu ảnh hưởng gánh nặng cơm áo hằng ngày, họ phải sống có trách nhiệm với gia ñình cho nên sáng tác của các tác giả còn mang tính nhất thời vì họ chưa thể sống bằng nghề viết văn. 7 Lý luận phê bình văn học: Nền văn học ĐBSCL chưa ñược các nhà lý luận phê bình văn học quan tâm sâu sắc, dường như chỉ loay hoay xoay quanh việc giới thiệu, ñiểm sách mà thiếu ñi sự phê bình sâu sắc, có chiều sâu. Nhiều tác giả, tác phẩm chưa ñược các nhà lý luận phê bình quan tâm. Chưa có sự ñánh giá, nhận xét về nền văn học ĐBSCL, ñiều này có ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình nghiên cứu, ñánh giá của ñộc giả ñối với tác phẩm cũng như tác giả 1.2. Vài nét về cuộc ñời và sự nghiệp của tác giả Trầm Nguyên Ý Anh Trầm Nguyên Ý Anh tên thật là Trầm Thị Sương, sinh năm 1955, quê ở tỉnh Trà Vinh. Trầm Nguyên Ý Anh sống và làm việc tại thành phố Trà Vinh, cộng tác với báo Trung ương và ñịa phương. Là một người giỏi văn, học trường cao ñẳng sư phạm Vĩnh Long, từng làm giám thị trường cấp 3 ở Vĩnh Long, sau ñó tham gia giảng dạy môn văn cấp 1 và cấp 2. Trầm Nguyên Ý Anh là một người có nỗi ñau ñời và thăng trầm trong cuộc sống. Cô từng làm nhiều nghề ñể trang trải cuộc sống, chẳng hạn như bán cà phê, dạy học,… Hiện tại Trầm Nguyên Ý Anh sống với ñứa con nuôi và tiếp tục sáng tác. Tâm sự với Trầm Nguyên Ý Anh, dường như mọi khổ tâm, một con người ñau ñời, ñau cho số phận của mình luôn chất chứa trong lòng, cô tâm sự “cô ñã có lời nguyện ñến năm 61 tuổi sẽ tu tại gia, sống khép mình, chỉ sáng tác ñể trang trải cuộc sống”. Đến năm 2000, Trầm Nguyên Ý Anh bắt ñầu viết truyện ngắn và ñược những người ñánh giá cao. Được ñánh giá cao và khuyến khích viết truyện ngắn, Trầm Nguyên Ý Anh ñã viết và tham gia các cuộc thi viết truyện ngắn. Trầm Nguyên Ý Anh ñạt giải nhất với tác phẩm Tiếng sáo bay xa (2002), do An Giang tổ chức và giải nhì với tác phẩm Cũng một kiếp người (2002), do Cần Thơ tổ chức. Năm 2004, Trầm Nguyên Ý Anh sống và sáng tác ở Thành phố Cần Thơ. Năm 2008, tác giả về lại Trà Vinh và tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình. Có thể nói, Trầm Nguyên Ý Anh sống chủ yếu bằng nghề viết văn ñể trang trải cuộc sống của mình. Năm 2004, nhà xuất bản Văn học ñã chọn lọc và in một số truyện ngắn của nhà văn trong tập truyện ngắn Ba tác giả nữ Đồng bằng sông Cửu Long: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Diệp Mai và Trầm Nguyên Ý Anh. Năm 2009, ñạt giải thưởng Trung ương với cuộc thi Học tập và làm theo gương bác (hạng ba). Cũng trong năm này, Trầm Nguyên Ý Anh ñạt giải trên báo phụ nữ 8 thành phố, với tác phẩm Mẹ và con. Bên cạnh ñó, Nhà xuất bản Báo Thanh Niên ñã xuất bản tập truyện ngắn Trở về cõi tục. Bên cạnh ñó, nhiều tác phẩm của tác giả ñược ñăng tải trên các bài báo, các trang Web uy tín: Mẹ và con (báo Cần Thơ – 12/2013), Lã bất vi (văn nghệ Nam Định), Bên thềm mùa gió chướng (Tôn vinh văn hóa ñọc), Chuyện ba người (tạp chí Nhật Lệ),… Những tác phẩm gần ñây nhất: Bến xưa, Chuyện hai người, Người anh,… Truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh phản ánh các mặt ñời sống xã hội: vấn ñề hôn nhân gia ñình, ñạo ñức, nhân phẩm của con người. Đó còn là những con người chạy theo cám dỗ của ñồng tiền, chạy theo nhu cầu vật chất mà ñánh mất lương tâm, bản chất tốt ñẹp bên trong con người của mình. Bên cạnh ñó, những số phận hẩm hiu, bấp bênh, bất hạnh của con người trong xã hội ñược tác giả quan tâm sâu sắc, ñặc biệt là nhân vật phụ nữ và trẻ em. Qua ñó, Trầm Nguyên Anh lên tiếng phê phán, chỉ trích ñối với những con người tha hóa, ñồng thời ngợi ca những con người có nghị lực sống, ñám ñấu tranh ñể loại trừ cái xấu, cái ác trong xã hội. Qua ñó, tác giả cảm thông, chia sẻ với những con người có số phận bất hạnh trong cuộc sống. 1.3. Vấn ñề quan niệm nghệ thuật về con người 1.3.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật về con người, chẳng hạn như: Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 – Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội; Trần Đình Sử (2001), Thi pháp thơ Tố Hữu – Nhà xuất bản văn hóa – thông tin, Hà Nội; Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian – Nhà xuất bản văn học; Trần Khánh Thành (2002), Thi pháp thơ Huy Cận – Nhà xuất bản văn học; Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn ñoàn – Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội… Các nhà nhà nghiên cứu này có ñóng góp rất quan trọng trong việc ñi tìm và giải mã quan niệm nghệ thuật về con người. Trong các công trình ñó, không thể bỏ qua các công trình nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người của Trần Đình Sử. Trong công trình nghiên cứu Văn học và thời gian, Trần Đình Sử ñã ñưa ra quan niệm nghệ thuật về con người với cái nhìn sâu sắc, ñó là sự cắt nghĩa và quan niệm về con người bằng hình tượng nghệ thuật “con người trong văn học thực chất là sự cắt nghĩa và quan niệm về con người ñược thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật, trong các bình diện con người ñược miêu tả, trong tương quan với không gian thời gian và trong các 9 nguyên tắc miêu tả tính cách, tâm lí… Người ta gọi ñó là quan niệm nghệ thuật về con người” [12, tr. 224]. Trong công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Huy Cận, Trần Khánh Thành cũng ñưa ra quan niệm nghệ thuật về con người. Ông cho rằng hoạt ñộng sáng tạo của văn học là việc phản ảnh con người bằng phương tiện nghệ thuật. Khi ñi vào khai thác vấn ñề con người, không chỉ ñi nghiên cứu bản chất bên ngoài là ñủ, mà còn phải ñi vào khai thác bản chất bên trong của con người ñể lí giải cặn kẽ, ñúng ñắn bản chất về con người “nghiên cứu thế giới nghệ thuật của nhà văn không chỉ dừng lại ở việc bàn bạc, ñánh giá về thế giới và con người ñược miêu tả trong tác phẩm mà còn phải ñi sâu tìm hiểu hướng tiếp cận, cách lí giải, sự cắt nghĩa của nhà văn trước những vấn ñề ñó, nghĩa là toàn bộ hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh ñời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật. Toàn bộ nguyên tắc cắt nghĩa về thế giới và con người trong thế giới nghệ thuật sinh ñộng và toàn vẹn ấy chính là quan niệm nghệ thuật về thế giới con người” [13, tr. 59]. Tiếp theo, ñó là công trình nghiên cứu về “Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn ñoàn” của Lê Thị Dục Tú. Trong công trình này, tác giả ñưa ra quan niệm nghệ thuật về con người có sự ñồng nhất với các công trình khác, ñó là “cách hiểu, cách cắt nghĩa về con người”. Tác giả nhận ñịnh “quan niệm về con người là cách hiểu, cách cắt nghĩa về con người. Quan niệm ñó quyết ñịnh chiều sâu của việc miêu tả cũng như việc giải quyết chủ ñề, ñề tài trong sáng tác.” [15, tr. 14]. Trong cuốn “Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975”, Phùng Ngọc Kiếm nhận ñịnh “Con người bao giờ cũng là vấn ñề trung tâm của văn học mọi thời ñại” [6, tr. 3]. Bên cạnh ñó, ông cũng ñưa ra khái niệm nghệ thuật về con người “Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm chỉ phạm vi sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn” [6, tr. 3]. Trong công trình nghiên cứu này ông cũng ñã khẳng ñịnh con người là ñối tượng trung tâm của văn học. Qua các ý kiến, ñánh giá trên của các nhà nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật về con người, chúng tôi nhận thấy các ý kiến, ñánh giá của các nhà nghiên cứu ñều có ñiểm chung, ñó là, khái niệm về con người ở ñây không phải là con người hiện hữu ngoài ñời mà khi ñi vào văn học con người ñã trở thành con người nghệ thuật do nhà văn sáng tạo, xây dựng nên bằng hình thức nghệ thuật. Bên cạnh ñó, các nhà nghiên cứu ñều cho rằng “quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cắt nghĩa về 10 con người của nhà văn”. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ñã ñưa ra những vấn ñề cốt lõi về quan niệm nghệ thuật về con người góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu Văn học. Từ các nhận ñịnh trên, chúng tôi hiểu một cách ñơn giản về quan niệm nghệ thuật về con người như sau: quan niệm nghệ thuật về con người là sự cảm nhận, lí giải, cắt nghĩa về con người bằng hình thức nghệ thuật của nhà văn. Tức là, sự cảm nhận, lí giải, cắt nghĩa ấy của nhà văn phải bằng các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong tác phẩm văn học. Nếu không xem xét những vấn ñề ñó thì sẽ không thấy ñược quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, ñồng thời cũng chưa lí giải ñược ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nhân vật. 1.3.2. Biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người Con người là ñối tượng của văn học, vì thế con người luôn là yếu tố trọng tâm ñể nhà văn thể hiện những tâm tư, tình cảm, vấn ñề riêng tư, cá nhân, vấn ñề ñạo ñức, lối sống của con người. Đi vào từng tác phẩm nhà văn có thể biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người ở nhiều góc ñộ khác nhau, chẳng hạn như: sự lí giải về số phận nhân vật, tính cách nhân vật, bản chất nhân vật,… Nhà văn không thể bỏ qua những biểu hiện này, bởi nó giúp nhà văn thấy rõ quan niệm về con người. Thi pháp xây dựng nhân vật là biện pháp ñể thấy rõ biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là việc tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngoại hình nhân vật, hành ñộng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, tâm lí nhân vật, cách gọi tên, xưng hô,… ñể từ ñó nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của mình. Ngoại hình nhận vật: là hình dáng, ñiệu bộ cử chỉ, tác phong bên ngoài của nhân vật. Đi vào ngoại hình nhân vật sẽ cho thấy ñược bản chất của con người, ñó có thể là con người sang trọng, giàu có hay là con người nghèo khó, gian khổ, ñộc ác hay hiền từ,… Hành ñộng nhân vật: ñi vào phân tích hành ñộng nhân vật ñể thấy việc làm, ứng xử của từng nhân vật trong tác phẩm, ñể từ ñó thấy ñược những suy nghĩ, tình cảm, tính cách của từng nhân vật và cũng là cơ sở ñể nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người. Tâm lí nhân vật: là những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng bên trong của nhân vật ñược nhà văn thể hiện. Tâm lí nhân vật là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thể hiện thành công tác phẩm. Đó là việc ñi vào khai khác thế giới bên trong (thế 11 giới tâm hồn) của từng nhân vật ñể nắm bắt những tâm tư, tình cảm, những vấn ñề trăn trở bên trong của nhân vật. Không phải nhà văn nào cũng thể hiện thành công yếu tô tâm lí nhân vật, muốn thể hiện ñược ñiều này, ñòi hỏi nhà văn phải có tình cảm, sự cảm thông, chia sẻ ñối với số phận từng nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật: là lời nói của nhân vật trong tác phẩm mà nhà văn ñã thể hiện, ñây là yếu tố góp phần làm thành công yếu tố hành ñộng và yếu tố tâm lí của nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật có thể mạnh bạo hay mềm yếu là tùy vào nhân vật mà tác giả thể hiện. Cách gọi tên, xưng hô: là cách gọi nhân vật mà nhà văn ñã ñặt cho nhân vật. Cái tên có thể nói lên tính cách, hoàn cảnh, sở thích, lai lịch, công việc,… của nhân vật. Đây là một trong những yếu tố góp phần xây dựng thành công hình tượng nhân vật. Tất cả các yếu tố nghệ thuật ñó khi ñi vào tác phẩm sẽ trở thành công cụ giúp cho nhà văn thể hiện rõ về quan niệm nghệ thuật về con người. Tức là thông qua các yếu tố nghệ thuật mà nhà văn ñã thể hiện vào tác phẩm, người ñọc sẽ thấy ñược hình ảnh con người trong tác phẩm, ñó có thể là con người với những phẩm chất tốt ñẹp, con người với những bản chất ñộc ác, ganh ghét, ñó kị, hoặc là con người với bản chất tha hóa,… ñể từ ñó nhà văn sẽ ñưa ra ý kiến, khen chê, cảm thông, chia sẻ hay lên án phê phán. 12 CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI LƯƠNG THIỆN VÀ CON NGƯỜI THA HÓA Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñã cho thấy rõ ñược thế giới của hai con người: con người lương thiện và con người tha hóa. Con người lương thiện trong sáng tác của tác giả là những con người có cuộc sống vị tha, cần cù, siêng năng ñể vươn lên cuộc sống, nhưng những con người ấy ñôi khi lại gặp nhiều bất hạnh. Con người tha hóa trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh là những con người luôn ẩn chứa trong mình những lòng tham, danh vọng, họ luôn ñố kị, ghen ghét lẫn nhau. Tuy nhiên, trong những con người tha hóa này còn là những con người có phẩm chất tốt ñẹp, nhưng chính cuộc sống ñã ñưa ñẩy họ ñến bước ñường cùng và buộc họ phải trở nên tha hóa. Truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của xã hội, nó giống như một xã hội ñược thu nhỏ mà con người là trung tâm của cái xã hội ñó. 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người lương thiện 2.1.1. Con người là con người sống vị tha Con người vị tha là con người biết sống vì người khác, luôn hi sinh, quan tâm và giúp ñỡ cho người khác, họ sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm của người khác ñể mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt ñẹp, con người gắn bó chặt chẽ và yêu thương nhau hơn. Trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, con người vị tha là những con người luôn hi sinh hạnh phúc riêng tư của mình ñể chăm lo ñến những người xung quanh mình. Họ sẵn sàng dang rộng vòng tay ñể bỏ qua những lỗi lầm của những kẻ ñã từng ñối xử tàn nhẫn với mình. Đó còn là những con người có số phận nghèo khó, nhưng họ vẫn gắn bó, cưu mang, ñùm bọc lẫn nhau. Trong tận cùng cái khổ, cái khó khăn, con người luôn hướng về nhau. Đây là một phẩm chất mà không phải người nào cũng có, chỉ có những người có trái tim biết yêu thương, biết nghĩ ñến người khác mới có ñược phẩm chất ñáng quý ấy. Trầm Nguyên Ý Anh ñã thể hiện những con người như thế, ñó là Trực (Khoảng cách), Ông Tư, Út Nhu (Nghiệp ñời còn ñó), Út Son, Già Bảy (Kiếp nhân sinh), Mến (Nước mắt ñàn ông),… Trong truyện ngắn Khoảng cách, Trực ñã nghỉ học sớm ñể phụ giúp gia ñình chăm lo cho những ñứa em của mình ñể chúng có ñiều kiện tiếp tục ăn học. Anh ñã hi sinh cả tương lai, hạnh phúc, niềm vui của mình ñể lao mình vào công việc “Mới lớp 13 tư, trả chữ cho thầy, nó nghĩ học ñi bán carem phụ với má nuôi em” [16, tr. 251]. Tấm lòng vị tha của Trực còn ñược thể hiện qua việc bỏ qua lỗi lầm của người khác. Hai người em ñược mẹ thương yêu, chăm sóc chu ñáo, còn Trực thì lại bị người mẹ lại ghét bỏ, la mắng nhưng anh vẫn một lòng thương yêu mẹ và siêng năng làm việc hơn nữa ñể phụ mẹ giúp ñỡ những ñứa em của mình “anh tận dụng từ mớ cơm dư, từ món ñồ khu quân sự bỏ ra… Anh kiếm tiền cho má từ những thứ có thể bán ñược…” [16, tr. 252]. Từ ñó cho thấy rằng, Trực là người con có trách nhiệm, yêu thương, lo lắng cho gia ñình hết mực. Bên cạnh Trực, còn có Quyên trong truyện ngắn Một mảnh ñời. Chị siêng năng làm việc không quản ngại khó khăn ngày ñêm ñể chăm lo cho hai ñứa em và những ñứa cháu của mình với mong muốn chúng sẽ thành người tốt, sau này giúp ích cho xã hội. Quyên phải gánh vác công việc của chị mình trong việc bán cơm. Quyên vừa phải lo cho việc dạy của mình trên lớp, khi về nhà chị phải có nhiệm vụ dạy kèm những ñứa em và cháu của mình học tập. Chị làm việc cật lực, tuy có mệt nhưng chị vẫn không một chút thở than, toan tính. Thậm chí chị còn không quan tâm ñến việc chăm sóc bản thân mình “chị như một người máy. Đến trường dạy tốt. Về nhà loay hoay với mấy ñứa cháu, hiếm khi người thấy chị ñi mua sắm cho mình” [16, tr. 302]. Không những thế, ñến cả những cái vốn dĩ thuộc về chị, ñáng lẽ chị là người xứng ñáng ñược hưởng những hạnh phúc ñó, nhưng chị vẫn không mảy mai ñến và tiếp tục nhường nhịn, hy sinh. Đó là căn nhà, nơi chị ñã gắn bó suốt mấy mươi năm qua nhưng chị không nhận về mình mà ñể lại cho chị mình và những ñứa cháu và xem ñó như một ñiều hiển nhiên mà chị phải làm “chị có hai con, hai ñứa nhỏ cũng cần chỗ ở. Quyên thấy mình sống như vậy cũng ñược”. [16, tr. 303]. Điều ñó cho thấy Quyên là người có trách nhiệm, biết suy nghĩ, biết chăm lo và hi sinh cho hạnh phúc người thân của mình. Trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, tấm lòng vị tha ñược thể hiện một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Đó là những con người biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác, biết giúp ñỡ và sẵn sàng cho họ một con ñường, một cơ hội ñể sửa chữa lại lỗi lầm. Đó là ông Hoạch trong tác phẩm Cũng một kiếp người, cuộc sống của ông rất khó khăn, nhưng ông luôn mang trong mình một tấm lòng bao dung mà mấy ai có ñược. Ông Hoạch ñã bắt kẻ ăn trộm vịt của mình, chẳng những ông không ñánh ñập, chửi bới, ngược lại ông còn ñối xử tốt ñối với kẻ này “ông vấn rồi ñưa cho gã. Gã phì phèo ñiếu thuốc trên môi” [16, tr. 338]. Không những thế, ông còn trò chuyện một 14 cách thân mật ñể ông biết rõ hơn hoàn cảnh gia ñình của hắn “chú mày có vợ con chưa?” [16, tr. 339]. Cuối cùng hiểu ñược câu chuyện về hoàn cảnh của hắn nên ông ñã quyết ñịnh tha thứ ñể hắn làm lại cuộc ñời “bây giờ qua cởi chói thả cho ñi. Về ráng kiếm cách làm ăn. Có khó khăn gì thì nói với cô bác người ta tìm cách giúp cho” [16, tr. 350]. Và một ñiều ñáng nói hơn là ông không chỉ bỏ qua lỗi lầm của hắn mà ông còn giúp ñỡ hắn bằng chút tiền ít ỏi mà ông ñã mài công làm lụng “ông nói xong, móc từ trong tui áo bà ba ra ít tiền dúi vào tay gã.” [16, tr. 350]. Có thể nói, ông Hoạch là người sống hết lòng vì người khác, biết nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, sẵn sàng tha thứ và cho người khác cơ hội ñể làm lại cuộc ñời. Từ ông Hoạch, Trầm Nguyên Ý Anh ñã cho thấy rằng: con người hãy biết bỏ qua và tha thứ những lỗi lầm của người khác, hãy cho họ một cơ hội ñể làm lại cuộc ñời, ñừng ñẩy họ vào con ñường bế tắc. Điều làm cho xã hội này tốt ñẹp, mối quan hệ giữa người với người tốt ñẹp hơn khi người ta biết ñối xử với nhau bằng lòng nhân ñạo và sự cảm thông. Trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, tấm lòng vị tha của con người còn ñược thể hiện trong sự hi sinh hạnh phúc cá nhân của con cái ñối với cha mẹ ñể cho gia ñình mình ñược ấm no, hạnh phúc. Đó là sự hi sinh hạnh phúc của những cô gái còn quá ngây thơ, chưa ñến tuổi lấy chồng, nhưng vì chữ hiếu nên những cô gái ấy phải hi sinh hạnh phúc riêng của mình ñể ñổi lấy hạnh phúc chung cho gia ñình. Út Son (Kiếp nhân sinh) vì ñể cứu cha và người thân của mình tránh khỏi ñại nạn từ tên Quan huyện nanh ác nên cô ñã bằng lòng lấy Quan huyện làm chồng trong khi cô chẳng biết gì ñến tên Quan huyện này. Út Son ñã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình tại ñây, nhưng với tấm lòng hiếu thảo của người con gái mới lớn, cô ñã chấp nhận ñiều ñó “cha ñừng ñau buồn nữa. Dẫu sao họ vẫn cưới hỏi ñàng hoàng. Vả lại, con cũng biết tự lo thân. Cha phải khỏe mạnh ñể còn phụng dưỡng nội. Cha ñừng ñể nội phải buồn ñau” [16, tr. 395]. Đó lời khuyên nhủ của Út Son ñối với người cha của mình. Út Son ñã lo lắng, quan tâm và làm tròn bổn phận của người con ñối với gia ñình. Điều ñó, cũng ñã cho thấy Út Son là người con hiếu thảo, biết quan tâm, lo lắng và hi sinh cho gia ñình. Mến (Nước mắt ñàn ông) cũng là một cô gái gây thơ, chưa ñến tuổi lấy chồng, nhưng vì muốn có số tiền cho cha mẹ mình ñỡ cực nhọc và các em ñược yên tâm học hành, cô ñã nghe theo lời người dì và mẹ mình chấp nhận lấy chồng Đài Loan. Rồi bao nhiêu giọt nước mắt của Mến ñã vỡ òa cho số phận thương ñau của mình, cô chỉ biết 15 khóc rồi lặng lẽ chấp nhận chuyện ấy “con Mến nằm mà nước mắt lặng lẽ chảy. Nó không dám khóc chỉ sợ má nó buồn… Bây giờ nghe má nói vậy, nó thấy cũng ñúng. Nó lấy chồng thì ở nhà má nó có tiền, rủi ba nó trở bịnh còn có tiền thang thuốc. Còn hai ñứa em ñang học lớp bảy, tụi nó học giỏi lắm mà cứ nghĩ học hoài lo kiếm cơm ăn.” [16, tr. 410]. Mến là ñứa con hiếu thảo, biết suy nghĩ và quan tâm ñến gia ñình. Đó còn là sự hi sinh hạnh phúc phúc riêng của mình ñể ñem lại hạnh phúc chung cho gia ñình. Có thể nói Út Son và Mến mang một phẩm chất cao quý của người phụ nữ Nam Bộ, họ là những người ñã kế thừa những truyền thống quý báu của dân tộc. Từ truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, ta có thể thấy rằng quan niệm về con người vị tha của tác giả ñược thể hiện một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng. Đó là những con người biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc người khác, họ ý thức ñược trách nhiệm, bổn phận của mình ñối với gia ñình. 2.1.2. Con người lương thiện là con người gắn bó với cái nghề Trầm Nguyên Ý Anh là người rất nhạy cảm với những vấn ñề trong cuộc sống, những vấn ñề mà xã hội ñang diễn ra hằng ngày mà chưa ñược quan tâm nhiều ñến. Trong từng trang viết của tác giả, cái nghiệp không phải là những gì cao siêu, thần thánh mà là những cái rất ñỗi bình thường, giản dị trong cuộc sống. Đọc truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, ta thấy những con người chân chất, hiền lành, sống gắn bó, giúp ñỡ lẫn nhau và khi họ ñã lựa chọn cho mình một cái nghề gì ñó thì họ gắn bó, sống hết mình vì nó, dù cuộc sống khó khăn, gian khổ nhưng họ quyết không từ bỏ. Không những thế, ñối với tác giả, cái nghề không chỉ ñơn thuần là giúp con người bươn chải ñể có miếng ăn trong cuộc sống mà cái nghề còn là nơi con người thực hiện niềm ñam mê, sở thích, ñó là cả tâm huyết gầy dựng nên cái nghiệp mà con người ñã gắn bó và sẽ gắn bó suốt ñời. Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñề cập không ít ñến vấn ñề cái nghiệp của con người, tác giả ñã cho thấy những niềm vui, nỗi buồn của con người khi theo ñuổi cái nghiệp, thậm chí ñó là những thăng trầm, khó khăn, vất vả mà con người phải ñối mặt. Tưởng như khi ñối mặt với những khó khăn, thăng trầm ấy thì con người sẽ trở nên yếu ớt khó có thể vượt qua, nhưng với bản chất mạnh mẽ, yêu nghề, thêm vào ñó là sự cần cù, chịu thương chịu khó vốn có của người dân Nam Bộ, họ ñã vươn lên trước những thách thức với mong muốn sẽ tìm ñược hạnh phúc cho riêng mình và cho người khác. Đó là ông Tư, Hai Quân, Út Nhu (Nghiệp ñời còn ñó), Hạnh (Lẽ vô thường), Út Chầu (Nghiệp ñời),… họ là những người ñã gắn bó 16 suốt cuộc ñời mình với cái nghiệp, có thể nói họ ñã hóa thân mình vào cái nghiệp, xem ñó là lẽ sống cho mình. Trong tác phẩm Nghiệp ñời còn ñó, nhân vật là những người ñã bỏ cả cuộc ñời mình ñể gắn bó với cái nghề. Ông Tư ñã dìu dắt gánh xiếc của mình ñi khắp nơi ñể biểu diễn, họ ñến với nghề xiếc không chỉ vì miếng cơm, manh áo mà còn cả lòng ñam mê với những trò biểu diễn ñặc sắc. Họ là những con người “giữ lửa và truyền lửa”, lưu lại những nét văn hóa của dân tộc, ñó là những ñường quyền ñầy khí phách của ông Tư, tiết mục vận công dũng mãnh của chú Hai Quân, những ñường dao ñiệu nghệ của anh Hai, bản lĩnh gan dạ và hùng hồn của Út Nhu, ñó còn là trò hề của những chú khỉ ñã ñược huấn luyện một cách nghiêm ngặt. Ông Tư là người lớn tuổi và dày dặn kinh nghiệm, ông ñã có một thời theo ñuổi cái nghiệp này nhưng ông ñã từ bỏ nó vì cuộc sống ñã ñem ñến cho ông một cú sốc nặng nề. Tưởng như ông ñã từ bỏ cái nghiệp của mình, nhưng không ít lâu sau vì quá yêu cái nghiệp mà ông ñã suốt ñời gắn bó, ông lại tiếp tục ñến với nó như một ñiều hiển nhiên trong cuộc sống “ông làm ruộng ñược ba năm nhưng cái máu giang hồ, cái nghiệp võ vẫn thôi thúc ông. Rồi ông lại luyện võ, lại dạy cho hai ñứa cháu những bài quyền, những ñường dao ñiêu luyện. Ông lập gánh xiếc trở lại và Hai Quân là thằng cháu kêu ông bằng chú cũng ñi theo. Đã mười lăm năm nay, gánh xiếc của ông ñã ñi qua không biết bao nhiêu làng xã”. [16, tr. 270]. Bên cạnh những niềm vui khi theo ñuổi và ñược sống với cái nghề của mình, ông Tư một lần nữa phải ñối mặt nghịch cảnh và lần này nghịch cảnh ñã không bỏ qua cho ông. Ông ñã bị bệnh nặng do những chấn thương từ cái nghiệp của ông mà ra “những chấn thương của hàng ngàn lần bị những thanh sắt ñập vào bụng vào lưng, cho dù có vận nội công, cho dầu ñã “trong uống ngoài thoa” những thứ thuốc gia truyền nhưng da thịt vẫn là da thịt” [16, tr. 269]. Khi cái chết ñến cận kề thì con người ấy vẫn bình thản và luôn nghĩ ñến người khác, nghĩ ñến cái nghiệp của mình ñể ra ñi một cách thanh thản “ông không chịu ăn và cũng không chịu tiêm thuốc. Ông ñã quyết ñịnh ñể cái chết ñến nhanh hơn. Ông muốn mấy ñứa cháu mình tập trung cho công việc”. [16, tr. 271]. Ở ông Tư, ta thấy rằng ông là một người rất yêu quý và trân trọng cái nghiệp của mình, ông sống hết mình ñể gắn bó với nó và khi chết ñi ông vẫn quan tâm ñến nó như một người bạn thân thiết của mình. Gánh xiếc của ông Tư tan rã và ra ñi trong nước mắt. Tuy nhiên, Trầm Nguyên Ý Anh không muốn số phận những người suốt ñời theo ñuổi cái nghiệp dừng lại tại ñây, 17 tác giả muốn cho thấy rằng trong tận cùng cái khó khăn, ñau khổ và bế tắc, con người ñã ñứng lên ñể làm lại cuộc sống và tiếp tục theo ñuổi cái nghiệp của mình. Đó là chú Hai Quân và những ñứa cháu của ông. Tuy giải thể gánh xiếc nhưng trong lòng họ vẫn luôn hướng về gánh xiếc và quyết ñịnh gầy dựng lại nó “Hai Quân ñang ñi lại bài quyền. Anh không bỏ một buổi tập nào. Anh ñã nhập vào cái nghiệp võ này rồi. Anh nhớ ông Tư, nhớ những ngày hai chú cháu bên nhau tập từng ñường quyền, từng ñường roi, từng bộ tấn. Mấy con vật cũng không yên. Chúng cũng diễn trò y như lúc ông tư còn sống. Út Nhu và Cương không ai bảo ai lại bắt ñầu tập dượt.” [16, tr. 271 272]. Không những thế, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ta còn thấy ñược những con người hi sinh hạnh phúc riêng của mình ñể theo ñuổi cái nghiệp. Đó là Út Nhu, cô không vì hạnh phúc cá nhân của mình mà lại bỏ cái nghiệp mà cô ñã cùng với mọi người chung sống với nó. Cô từ chối tình cảm của Chánh ñã dành cho cô ñể gắn bó với gánh xiếc“Nó ñã quyết ñịnh theo ñoàn ñi diễn. Cái nghiệp này ñã gắn liền với cuộc ñời nó, không thể rời xa. Buổi sáng nhà Chánh qua dạm hỏi, nó kiên quyết trả lời là chưa muốn lập gia ñình, là nó vẫn thích ñi diễn hơn” [16, tr. 277]. Bên cạnh Út Nhu từ chối tình cảm của Chánh ñể theo ñuổi cái nghiệp còn có Hai Quân, anh ñã không màn gì ñến chuyện vợ con, anh chỉ mê cái nghề mà ông Tư ñã truyền lại và anh sẽ suốt ñời gắn bó với nó “Hai Quân ñã thay thế ông trong tiếc mục “vận công”. Tội nghiệp, nó ñã quá mê luyện võ mà không nghĩ gì ñến chuyện vợ con.” [16, tr. 270]. Đó là những con người yêu nghề và quyết tâm gắn bó với cái nghề như gắn bó với cuộc sống hằng ngày. Họ có thể tạm gác hạnh phúc riêng tư của mình ñể theo ñuổi cái nghề. Con người gắn bó với cái nghiệp còn ñược thể hiện qua nhân vật Út Chầu (Nghiệp ñời), chị là một người phụ nữ nghèo khó, và càng khó khăn hơn khi chị cưu mang những ñứa con của mình với những ñồng tiền ít ỏi mà chị ñã kiếm vất vả trong những ngày ñi hát. Nghề ñi hát của chị ñược kế thừa từ người mẹ của mình. Giờ ñây, chị ñã thành thạo và gắn bó với cái nghề này hơn, chị thường ñược mời ñi hát trong các ngày lễ, hội hè, ñặc biệt là hát ở ñình lớn. Chính cái nghề ñi hát mà Út Chầu ñã ñem lại miếng ăn cho những ñứa con của mình bằng những thứ bánh trái mà chị mang về. Và ñặc biệt hơn nữa, chính cái nghề mà chị ñang gắn bó ñã ñem lại những giây phút thoải mái, lãng quên ñi những ngày tháng cực nhọc của chị “tiếng trống chầu, tiếng kèn, tiếng nhạc ñã làm chị quên ñi cái nghèo và nỗi cô ñơn của mình. Thỉnh thoảng chị lại 18 ñóng vài vai trong lớp tuồng hát bội ngày xưa má chị ñã diễn” [16, tr. 431]. Nhưng rồi nghịch cảnh trớ trêu ñến với chị, chị ñã bị bệnh trong những ngày làm việc quá sức, nhưng không vì thế mà chị từ bỏ cái nghiệp của mình, chị vẫn cố ñứng lên chuẩn bị ñồ ñạt ñể ñi hát “chị Út ñem áo ra phơi. Đã hơn mười ngày rồi chị vẫn chưa hết bệnh. Con Rơi thấy chị phơi áo, biết má lại ñi hát” [16, tr. 432]. Út Chầu ñã thể hiện ñược bản lĩnh của một người yêu nghề, chính cuộc sống của con chị, chính cái nghề, niềm ñam mê và yêu thích chị ñã quyết ñịnh tiếp tục sự nghiệp ñi hát của mình. Không những thế, ở Út Chầu còn cho thấy ñược ý thức, trách nhiệm của người mẹ ñối với con của mình. Trong tận cùng cái khó khăn, gian khổ, người mẹ vẫn bám trụ cái nghề ñể nuôi sống những ñứa con của mình. Út Chầu là người sống hết lòng với cái nghề, chị ñã hóa thân vào cái nghề mà chị ñang theo ñuổi “chị có thể từ chối. Nhưng không hiểu sao trong lòng chị vẫn thấy nhớ tiếng trống, tiếng kèn, tiếng nhạc tưng bừng của những buổi tế! Lúc bưng mâm ngũ quả xoay tròn, múa theo ñiệu nhạc, chị thấy mình không còn là con mẹ nhà nghèo một nách bốn con, kiếm ăn từng bữa. Chị thấy mình thoát xa cái kiếp con người tủi cực và ñã trở thành một người cõi khác. Hồn chị lâng lâng theo tiếng trống, tiếng kèn và chị cũng tìm lãng quên trong ñó”. [16, tr. 433]. Cuối cùng một người yêu cái nghề ca hát như Út Chầu phải nhận lấy một kết thúc ñau thương, chị ñã ra ñi vì cái nghiệp mà chị ñã suốt ñời theo ñuổi. Hạnh trong truyện ngắn Lẽ vô thường là một người gắn bó với nghề giáo, tuy cuộc sống của cô còn khó khăn, áp lực từ nhiều phía gia ñình, tình cảm, nhưng Hạnh vẫn làm tốt nhiệm vụ của một người cô giáo. Hạnh vẫn gắn bó với ngôi trường “từng lớp học ñến với cô rồi ra ñi. Cô vẫn gắn bó với vùng ñất nghèo kiên khổ này.” [16, tr. 312]. Không những thế Hạnh còn là một cô giáo có thể chịu ñựng trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt ñể tiếp tục sự nghiệp “gõ ñầu trẻ” của mình. Phải chăng, nếu như một người không yêu nghề thì liệu có thể bám trụ với mảnh ñất nghèo khổ ấy trong suốt thời gian dài chăng? Chỉ có những người yêu nghề như Hạnh thì mới có thể bám trụ với mảnh ñất, với ngôi trường và với những ñứa học sinh ñến như thế “thắm thoát mà Hạnh ñã gắn bó với trường mình gần hai mươi năm. Đã bao lớp học trò rời khỏi trường. Có ñứa giờ ñã là ñồng nghiệp của cô. Người dân nơi ñây ñã coi Hạnh như một ñứa con của ñất mình.” [15, tr. 314]. Hạnh ñã thể hiện ñược bản lĩnh mạnh mẽ của mình, một người có nghị lực sống ñể theo ñuổi cái nghề, bỏ cả tâm huyết của mình vào dạy học, gắn bó sâu sắc với ngôi trường. 19 Không những vậy, quan niệm về con người gắn bó với cái nghiệp ñược Trầm Nguyên Ý Anh nhìn nhận với góc ñộ mới hơn, ñó là con người phải ñối mặt với những mặt trái của cái nghề mà mình ñang say mê nó. Đằng sau những niềm vui, hạnh phúc trước cái nghề lại ẩn chứa không ít sự xuống cấp ñạo ñức của con người. Đó là ông giáo trong Người chuyên viết ñiếu văn, ông ñã gắn cuộc ñời mình vào cái nghề viết ñiếu văn, tuy ñây là cái nghề không mấy ñắt khách, vì có ai muốn chết bao giờ. Nhưng ñối với ông giáo, nghề viết ñiếu văn ñã ñem lại những niềm vui riêng, ông bỏ rất nhiều công sức vào nó “tôi làm công việc này không phải vì tiền ñâu! Nhưng nó có cái hay của nó. Mỗi người chết phải có một lí lịch bản thân họ thông qua những người thân trong gia ñình, ñể tôi “nắm” ñược phần ñời của họ mà viết. Rồi phải viết theo yêu cầu của người sống. Viết làm sao hay thì thôi. Dần dần tôi ñâm ghiền chú ạ!” [16, tr. 388]. Trong suốt cuộc ñời ông gắn bó với nghề viết văn, tuy nó ñã ñem lại cho ông nhiều niềm vui, hứng thú trong cuộc sống, nhưng ở ñây ông cũng ñã nhận ra những mặt trái của nó, ñó là sự giả dối của con người, sống họ luôn ñề phòng, nhòm ngó lẫn nhau mà khi chết ñi thì họ nhờ tới ông ñể viết những bài ñiếu văn thật bi ai ñể thể hiện tấm lòng thành kính của mình ñối với người chết “chú có biết qua bao năm làm cái nghề viết ñiếu văn, tôi ñã tường tận bao nhiêu mặt trái của sự ñời: người ta ñối xử ñộc ác với nhau, người ta tranh danh ñoạt lợi, giành giựt nhau từng cái chỗ ngồi, từng chút quyền lợi. Người này mài dao, kẻ kia nạp ñạn, họ chỉ chực chờ ñể tìm một chút sơ hở mà hạ ngục ñối phương. Vậy mà, khi có một người chết, lập tức họ tổ chức ñám tang thiệt lớn, họ biểu tôi viết ĐIẾU VĂN thật bi ai, họ ñăng báo chia buồn, họ viết lời thương tiếc…” [16, tr. 390]. Ở ñây, quan niệm của tác giả cho chúng ta thấy rằng những cái ñã gắn bó, ñi theo con người suốt một chặng ñường dài thì con người khó mà bỏ nó ñược. Qua ñó cho thấy rằng, ông giáo là một người yêu quý và sống hết lòng với cái nghề. Con người gắn bó với cái nghiệp trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể hiện một cách sâu sắc. Tác giả nhìn nhận cái nghiệp từ nhiều hướng, ñó là: Con người gắn bó với cái nghiệp, với những niềm vui, hạnh phúc riêng. Đó còn là những con người gặp nhiều bất hạnh từ chính cái nghiệp của mình. Qua ñó cũng cho thấy ñược ý thức, trách nhiệm của con người theo ñuổi cái nghề. Từ ñó, tác giả muốn nói rằng: Con người hãy gắn bó với cái nghiệp, ñừng nên phũ phàng từ bỏ nó, dù cuộc sống thế nào ñi chăng nữa thì con người hãy cố vươn lên ñể theo ñuổi cái nghiệp mà mình ñã theo 20 ñuổi, ñó chính là những ước mơ, hoài bão và khát vọng của mình, ñừng tuyệt vọng, phũ phàng với nó khi gặp khó khăn. 2.1.3. Con người lương thiện là con người khao khát hạnh phúc Trong từng trang viết, Trầm Nguyên Ý Anh luôn suy ngẫm về hạnh phúc ở ñời, ñối với tác giả hạnh phúc ở ñời không phải là cái gì xa xôi khó tìm thấy, ñó không phải là có thật nhiều tiền, ñược thăng chức này hay chức kia mà hạnh phúc thật sự là nằm trong tim ở mỗi con người. Đó là những giây phút ở cạnh người thân, ñược che chở và ñùm bọc. Nhìn nhận vấn ñề ñó Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñi vào khai thác một cách hiệu quả từ nhiều góc ñộ khác nhau: con người khát khao hạnh phúc gia ñình, khát khao tình yêu, khát khao có ñược no ấm trong cuộc sống,… Có không ít những tác phẩm mà trong ñó, Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñề cập ñến sự khát khao hạnh phúc của con người, có thể nói tác giả quan tâm sâu sắc ñến vấn ñề này. Trong tác phẩm của Trầm Nguyên Ý Anh, họ là những con người nghèo khó, làm lụng cực nhọc, hằng ngày phải ñối mặt với công việc ñể trang trải cuộc sống. Đối với họ chỉ cần có cuộc sống bình dị, con người yêu thương, ñùm bọc lẫn nhau, một mái ấm gia ñình nho nhỏ, thế nhưng cuộc sống lại trớ trêu, phũ phàng ñã ñẩy họ vào một cuộc sống cô ñơn, lẻ loi. Vì thế, họ luôn khao khát có ñược một cuộc sống hạnh phúc trước một xã hội rộng lớn. Đó là sự khao khát tình yêu của Lâm trong Đất dung thân, Hoạch trong Cũng một kiếp người, Hạnh trong Lẽ vô thường, sự khát khao có ñược hạnh phúc của cha mẹ của Nghĩa trong Đứa con hoang, Trực trong Khoảng cách và ñứa trẻ ngây thơ trong Trở về cõi tục, sự khát khao có ñược miếng ăn trong Nghiệp ñời,… Lâm trong tác phẩm Đất dung thân, có cuộc sống khó khăn, anh phải nghỉ học sớm ñể theo cha mưu sinh cuộc sống, từ ñây anh không còn ñược gặp gỡ người mà anh yêu thích như trước kia nữa, thời gian xa cách và mọi thứ ñã thay ñổi nhưng chỉ có tình cảm anh dành cho Trâm là không thay ñổi, anh luôn suy nghĩ và nhớ về Trâm, và mỗi khi có dịp về lại ngôi nhà của mình thì việc trước tiên là Lâm ñi tìm Trâm. Anh không thể nào kiềm chế ñược cảm xúc của mình khi ñã một thời gian dài xa cách Trâm “Lâm bước tới bên Trâm và cuồng nhiệt nắm lấy hai bàn tay nó. Anh siết mạnh mà nghe lòng rộn rã.” [16, tr. 330]. Niềm khao khát tình yêu của anh ñối với Trâm còn ñược anh thể hiện trong những suy nghĩ của anh, anh muốn cùng với người mình yêu ñể xây dựng hạnh phúc “anh muốn nói với Trâm hãy chờ anh. Một ngày nào ñó anh sẽ 21 về hỏi cưới Trâm” [16, tr. 332]. Niềm khao khát hạnh phúc của Lâm ñược thể hiện bằng sự thủy chung, chờ ñợi trong tình yêu của Lâm ñối với Trâm, niềm ước mơ xây dựng hạnh phúc tốt ñẹp. Trong tác phẩm Cũng một kiếp người, Trầm Nguyên Ý Anh thể hiện góc nhìn khác hơn, ñó là sự ñợi chờ hạnh phúc của con người và họ ñược sống với nhau. Niềm khát khao hạnh phúc với người mình yêu ñược thể hiện qua Hoạch, anh là một người cần cù, siêng năng, sống hiếu thảo với mẹ, anh thương Nổi bằng cả tấm lòng của mình nhưng anh không dám thổ lộ với Nổi vì sợ cô không thương anh. Sự yêu thương của anh dành cho Nổi ñược giấu kĩ trong lòng. Một hôm anh ñã nhận ra ñược người mà anh thương yêu cũng thương yêu anh, anh cảm thấy cuộc ñời này tươi sáng, một niềm hi vọng vào cuộc sống dâng tràn:“thằng Hoạch chợt hiểu ra. Nó bỗng thấy cuộc ñời sao tươi ñẹp quá! Màu nắng trên sông cũng thấm tươi hơn. Thì ra con Nổi cũng thương nó mà từ lâu nay nó không hay biết gì. Nó nhìn con Nổi ñang rấm rứt khóc. Nó nhích lại gần và choàng tay qua vai, ôm nhẹ con Nổi vào lòng.” [16, tr. 341]. Tình yêu ñã giúp cho Hoạch thấy ñược cuộc ñời này thật hạnh phúc và có ý nghĩa, tình yêu ñã ñưa con người xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn trong cuộc sống. Niềm khát khao hạnh phúc từ tình yêu của anh ñã chuyển sang hạnh phúc gia ñình, anh muốn cưới Nổi về làm vợ ñể xây dựng hạnh phúc gia ñình: “sau ngày ñó, thằng Hoạch qua nhà nói thiệt chuyện nó thương con Nổi cho Hai Thương biết. Con nổi chỉ có hai cha con. Hai Thương nghe thằng Hoạch nói thương con mình, mừng lắm.” [16, tr. 341]. Và cuối cùng anh và Nổi ñã cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia ñình ñể có những ngày tháng sống hạnh phúc bên nhau. Điều ñó cho thấy rằng, Hoạch là một người sống hết lòng và chân thành trong tình yêu. Bên cạnh ñó, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn là những con người khao khát có ñược hạnh phúc của cha mẹ và người thân mình. Đặc biệt hơn, trong truyện ngắn tác giả ñi sâu vào những nỗi niềm khao khát hạnh phúc của những ñứa trẻ ngây thơ, chúng luôn ao ước ñược gần gũi với cha mẹ, có ñược tình thương, ñùm bọc của cha mẹ, ñó là Nghĩa trong Đứa con hoang, ñứa trẻ trong Trở về cõi tục luôn ao ước có ñược sống gần gũi với mẹ mình. Nghĩa trong Đứa con hoang là một ñưa trẻ ngây thơ với số phận ñầy bất hạnh trong cuộc sống. Nghĩa ñược sinh ra từ người mẹ (Liễu) ñanh ñá, lẳng lơ, thiếu trách nhiệm ñối với ñứa con mà mình ñã sinh thành. Đối với Nghĩa, Liễu ñối xử phân biệt, 22 chị thường ñánh ñập không thương tiếc, nhưng Nghĩa vẫn khao khát ñược sống gần gũi với mẹ mình, Nghĩa tìm mọi cách ñể có ñược tình yêu thương của mẹ:“thằng Nghĩa lại ñem muối trộn với ñường. Nó lẩm bẩm: “Mình cũng như muối, thằng Tâm là ñường. Má thương nó, hổng thương mình. Bây giờ muối ñường lộn xộn, má thương hết hai ñứa”.” [16, tr. 446]. Đó là suy nghĩ của ñứa trẻ luôn khao khát có ñược những ngày gần gũi với người mẹ của mình. Không dừng lại ở ñó, Nghĩa luôn khao khát tột cùng ñể ñược gần gũi với mẹ, ñó là một hạnh phúc ñơn giản mà những ñứa trẻ thơ nào cũng có ñược, nhưng ñối với Nghĩa ñó là một niềm hạnh phúc lớn lao mà Nghĩa chưa từng cảm giác ñược: “một ñêm, nó lẻn vô buồng. Nó ñứng im nhìn má ôm thằng Tâm ngủ. Nó khóc. Hôm sau, lúc má nó với thằng Tâm ñi rồi, nó vô buồng, nằm lên chỗ gối thằng Tâm và ôm lấy cái gối của má. Nó nghe mùi dầu thơm còn vương trên gối. Nó lượm mấy cộng tóc của má rụng trên gối và ñem bỏ vô một cái hộp không.” [16, tr. 447]. Khi Nghĩa ñược người mẹ của mình kêu vào thoa dầu thôi mà Nghĩa ñã sung sướng ñến khôn xiết, chắc có lẽ ñấy là sự khát khao một hạnh phúc nhỏ nhoi mà bấy lâu nay Nghĩa chưa từng ñược thấy “nó mở nắp chai dầu và rung rung xoa dầu khắp lưng ả. “Da thịt mịn màng quá!” nó sung sướng vì ñây là lần ñầu tiên nó chạm tới má.” [16, tr. 448]. Có thể nói, Nghĩa là nạn nhân của những con người không có trách nhiệm với những gì mà mình ñã tạo ra, một niềm ao ước nhỏ nhoi ñược trò chuyện, ñược mẹ ñút miếng ăn, ñược nằm kế mẹ khi ngủ, ñược dỗ dành khi khóc nhưng những hạnh phúc ấy ñối với nghĩa sao mà lớn lao quá. Hãy nghe những lời khóc than của Nghĩa khi ñứng trước cảnh bị người mẹ ñưa ñi trại tâm thần. Nghĩa không ghét bỏ, Nghĩa chỉ cần ñược gần gũi người mẹ, nhưng người mẹ nanh ác ñó làm sao có thể chấp nhận Nghĩa “con hỏng ñi ñâu! Con ở ñây với má. Má ñừng bắt con ñi.” [16, tr. 449]. Nghĩa là ñứa trẻ thơ bất hạnh, khao khát một hạnh phúc nho nhỏ từ người mẹ nhưng niềm khao khát hạnh phúc ấy lại ñi vào bế tắc. Qua ñó, Trầm Nguyên Ý Anh muốn nhắn nhủ rằng: hãy có trách nhiệm với những người mà mình ñã sinh thành, hãy yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ chúng thành người, ñừng nên phũ phàng, phân biệt, ñối xử tàn nhẫn với chúng. Cũng thể hiện sự khao khát hạnh phúc của con người, trong Trở về cõi tục có màu sắc hơn so với Đứa con hoang. Đó là sự khao khát hạnh phúc của ñứa trẻ thơ ñược gần gũi với mẹ, ñược thỏa thích vui ñùa, ñược ăn những miếng ăn do chính tay mẹ nấu, ñược mẹ chăm sóc mỗi khi bệnh. Đứng trước sự nghiệt ngã số phận, mẹ con chị 23 Hiền phải vào cửa chùa ñể nương náo, ở ñây hai mẹ con Hiền phải sống mỗi người mỗi nơi, hạnh phúc mẹ con chia lìa, không còn như trước nữa, thằng bé con của Hiền nó luôn nhớ mong, luôn ao ước ñược gần gũi, ñược ngủ chung với mẹ như trước kia, với những gì mà mẹ nó ñã làm cho nó “tối con ngủ một mình, con nhớ mẹ lắm!” [16, tr. 382]. Những ngày sống ở chùa là những ngày thằng bé con chị sống trong cảnh cô ñơn, lạc lỏng, thiếu bàn tay âu yếm, chăm sóc của người mẹ, nó ao ước ñược trở về nhà ñể sống những ngày như trước kia với mẹ “sao lại vô chùa mà không trở về nhà hả mẹ? Con nhớ nhà lắm! Mẹ về với con ñi!” [16, tr. 373]. Đứa trẻ vô tội này chỉ vì lỗi ở người lớn mà liên lụy ñến nó, nó là ñứa trẻ ñáng thương, mềm yếu cần ñược săn sóc bởi cha mẹ của mình, nhưng giờ ñây phải bắt nó quy y, bắt nó phải từ bỏ những thứ mà nó thích, nó phải mặc áo nâu, phải ăn chay, không ñược bắt dế, không ñược ăn thịt, không ñược nô ñùa như những ñứa trẻ khác, cuộc ñời nó phải sống theo những quy ñịnh nơi cửa chùa. Mỗi khi thằng bé bị bệnh nó lại thèm ñược gần mẹ, thèm ñược ăn thịt như trước kia mẹ ñã nấu cho nó ăn “mẹ ơi! Con muốn ăn cháo thịt kìa! Con thèm lắm!” [16, tr. 383]. Đó là nỗi khao khát của ñứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp mong muốn ñược sống vui vẻ bên mẹ trong những ngày tháng kế tiếp. Điều ñó cũng thể hiện sự lạc lỏng, cô ñơn của ñứa trẻ trước cuộc ñời bất hạnh. Ở ñây, ñòi hỏi ý thức và trách nhiệm của người mẹ ñối với ñứa con của mình. Niềm khao khát hạnh phúc ấy không chỉ là sự khao khát tình yêu, khao khát ñược sống người thân mà ñó còn là khao khát có ñược miếng ăn và một cuộc sống no ñủ hơn. Đó là sự khao khát có ñược miếng ăn của các con chị Út trong tác phẩm Nghiệp ñời. Đối với chúng, hạnh phúc không phải là những cái gì cao xa, sang trọng mà hạnh phúc ñối với chúng ñơn giản là chỉ cần có ñược những ngày no bụng là ñủ. Vì cuộc sống nghèo khó, chị Út không thể ñem lại hạnh phúc ñầy ñủ cho những ñứa con của mình, hằng ngày chị phải ñi làm, còn các con của chị thì tự chăm lo, săn sóc lẫn nhau từ cái ăn ñến cái mặc, cuộc ñời của chúng hình như ñã sống trong cái nghèo, cái khổ nên chúng luôn ao ước một sống tươi sáng hơn. Khi ñược mẹ mang thức ăn về thì chúng ñã vui mừng không tả xiết “ñâu ñâu? Má ñâu? Thằng Lặt lồm cồm ngồi dậy. Nó nhướng cặp mắt còn tèm nhem nước mắt và ghèn về phía con ñường nhỏ.” [16, tr. 426]. Những thức ăn tuy bình thường, chỉ là những thứ bánh trái rẻ tiền ñối với bọn con nhà giàu nhưng ñối với chúng, những thức ăn ấy còn quý hơn vàng bạc trên ñời. Chắc có lẽ chúng ñã chịu ñựng trong cái ñói, thiếu trước hụt sau nên khi có ñược cái 24 ăn thì chúng ñã hạnh phúc ñến tột cùng “của Út! Của Út! Nó vừa nói, vừa chụp lấy cái bánh ít, tay kia chụp lấy một trái quýt rồi chạy ra ngồi phịch xuống ñất dựa lưng vô vách mở cái bánh ít ăn ngon lành. Thằng Lượm ngó một lượt quan sát, nó thấy nào bánh ít, nào bánh tét, nào xôi, nào chè rồi còn quýt và chuối nữa. Nó mừng thầm trong bụng. Bữa nay sao nhiều quá vậy cà!” [16, tr. 426]. Ở ñây, Trầm Nguyên Ý Anh muốn nói rằng hạnh phúc ở ñời không chỉ có danh vọng, không phải là “sơn hào hải vị” mà hạnh phúc ở ñời còn là hạnh phúc khi ñược miếng ăn, ñược no ấm bên người thân của mình. Quan niệm về con người khao khát hạnh phúc ñược Trầm Nguyên Ý Anh nhìn nhận ở nhiều góc ñộ khác nhau: con người khao khát hạnh phút trong tình yêu, khao khát hạnh phúc trong gia ñình, khao khát ñược gần gũi người thân của mình, khao khát ñược miếng ăn. Niềm khao khát hạnh phúc ấy không phức tạp, ồn ào mà ñơn giản, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, ñó là những tình cảm, hạnh phúc nhỏ nhoi, ñời thường, nhưng rất thiêng liêng, cao quý. 2.1.4. Con người lương thiện là con người bất hạnh trong cuộc sống Hiểu ñược những nỗi ñau bất hạnh của con người trong bối cảnh xã hội mới, Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñi vào khai thác những nỗi ñau của con người một cách sâu sắc. Không ít những trang viết của chị ñã “phanh phui, mổ xẻ” những nỗi ñau thầm kín của con người. Trong truyện ngắn của tác giả, những con người có số phận bất hạnh ñược nhìn nhận từ nhiều góc ñộ khác nhau: ñó là con người bất hạnh trong cuộc sống, trong tình yêu, trong hôn nhân, gia ñình,… Trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh những con người có số phận bất hạnh hầu hết là những con người nghèo khổ, khó khăn trong cuộc sống, nhưng họ sống lương thiện, luôn thương yêu, giúp ñỡ lẫn nhau. Mến trong tác phẩm Nước mắt ñàn ông là cô gái hiếu thảo, luôn chăm sóc cho cha mẹ và các em của mình. Do gia ñình nghèo khó, túng thiếu, Mến ñã theo Dì (Út Ngưng) lên Sài Gòn ñể phụ bán trong quán nhậu. Mến xa cha mẹ, xa các em của mình ñể kiếm tiền ñã là một sự buồn thương, ñau xót, nhưng cuộc ñời, số phận chẳng buông tha cho cô. Tại ñây, Út Ngưng ñã phát hiện Mến là người mà Út Ngưng có thể ñào ra ñược tiền và tìm mọi cách ñể ép gã cô cho người nước ngoài. Nỗi ñau khổ của Mến không muốn lấy người chồng Đài Loan, trong lòng cô ñau ñớn, xót xa “má ñừng gã con cho Đài Loan nghe má!” [16, tr. 408]. Nhưng chính hoàn cảnh gia ñình, nghèo khổ, khốn khó, Mến ñã nghĩ ñến cha, ñến mẹ rồi ñến các em của mình, cô mong muốn 25 gia ñình ñược hạnh phúc, cha mẹ ñỡ khổ, các em ñược ñến trường như lũ bạn, rồi cô quyết ñịnh lấy chồng Đài Loan khi trong lòng luôn ñau khổ “ngày mai nầy má nói với dì út trả lời người ta con chịu. Nhưng phải cho má một số tiền ñể phòng hờ lúc ba bệnh” [16, tr. 410]. Mến ñã thấy ñược ý thức, trách nhiệm của mình trong gia ñình, ñó cũng là sự hi sinh thầm lặng của Mến ñối với gia ñình. Sự bất hạnh của Mến còn ñược thể hiện qua nỗi ñau về thể xác và tâm hồn của cô. Họ bắt cô phải ñi khám ñể chứng minh cô còn là con gái, chính họ ñã làm tổn thương thể xác lẫn tâm hồn của cô, của một người con gái ñang tuổi xuân xanh, ñó còn là nỗi nhục lớn nhất của người con gái “con Mến từ trong nhà ông bác sĩ ñi ra. Nó cắm ñầu cắm cổ bước mặc cho mụ Út Ngưng chạy theo kêu ơi ới… Con Mến cứ ñi, nước mắt nó rớt trên ñường.” [16, tr. 414]. Tuy ñau khổ, tủi nhục nhưng khi nghĩ ñến số tiền có ñược ñể cho cha mẹ xoay sở, các em mình ñược học hành thì trong lòng cô ñã ñược an ủi phần nào. Không những thế, nỗi ñau bất hạnh lại một lần nữa ñến với cô khi cô chứng kiến người chồng chẳng ra người chút nào của mình “cho ñến khi chú rể xuất hiện, Mến ñã giật thót mình. Chồng của nó ñây sao? Đó là một người ñàn ông dị dạng, thấp lè tè với cái ñầu lớn ơi là lớn.” [16, tr. 415]. Nỗi ñau bất hạnh ñã lần lượt ñến với cô, cô phải chấp nhận nó, vì nó mà cô có thể cứu gia ñình mình ra khỏi cảnh khốn khổ, nghèo ñói, ñó giống như món nợ mà Mến phải trả cho gia ñình của mình. Hiền trong tác phẩm Trở về cõi tục, là một người phụ nữ bất hạnh trong cuộc sống gia ñình. Cô yêu một gã thanh niên và ñã có con với người ấy, nhưng gã này lại hờ hững, không quan tâm ñến cuộc sống của Hiền, làm cho Hiền vô cùng ñau khổ. Gã ñã bỏ mặt Hiền lại với ngôi nhà thuê trống vắng ñể ñi lấy vợ khác. Một mình Hiền phải ñối ñầu với sự trống vắng của tâm hồn, nhưng cô vẫn cam chịu, nhẫn nhịn chồng cô. Sự bất hạnh ấy bất ñầu giày vò thể xác và tâm hồn của Hiền, chị phải ñối mặt với những ngày ñau khổ khi sanh ñứa bé, chỉ có mình cô chống chọi với những cơn ñau ñớn, còn gã thì chẳng màng tới Hiền ra sao: “Hiền mới sanh con ñược mấy ngày. Từ bệnh viện cô về một mình. Cha ñứa bé không ñến rước như ñã hứa. Suốt ba ngày nằm viện, gã chỉ ghé một lần. Gã thậm chí không mừng khi ñứa bé là con trai” [16, tr. 376]. Từ khi có con, cuộc sống của Hiền khốn khó hơn, cô phải ñi bán và làm nhiều công việc ñể ñảm bảo cuộc sống của hai mẹ con, còn gã thì cô chẳng còn hi vọng gì. Sự bất hạnh ấy chẳng dừng lại cho cô khi cô vào trọ trong một ngôi nhà của “tay chủ nhà nát rượu”, cô bị sự ñày ñọa của gã trên thân xác của mình mà cô cầu cứu trong 26 tuyệt vọng, ngoài nhẫn nhịn, chịu ñựng thì cô chẳng biết làm thế như nào nữa:“cô nhận chịu việc này với một niềm phẫn uất vô biên. Nhưng nếu có làm ra chuyện ñi chăng nữa thì cô cũng bị xúc phạm rồi.” [16, tr. 381]. Không dừng lại ở ñó, những ngày Hiền chịu sống chung với gã ñó ñã là một sự chịu ñựng quá lớn ñối với cô, cô còn phải nhận lấy hậu quả từ người vợ của gã này khi mụ chứng kiến gã và cô ñang nằm trên giường “mụ lôi Hiền từ trong giường ra khi trên người cô không có một mảnh vải che. Mụ túm tóc Hiền, ñấm túi bụi vào mặt cô.” [16, tr. 382]. Đó là sự bất hạnh của Hiền khi ñối diện với cuộc sống, mà nguyên nhân trực tiếp là sự bê tha của chồng cô. Qua ñó ñã cho thấy ñược sự cam chịu, nhẫn nhịn của Hiền ñể tiếp tục cuộc sống, ñó cũng là những nỗi khổ ñau trước cuộc ñời ñã giày vò lên thân xác và tâm hồn của Hiền. Sự bất hạnh của người phụ nữ còn ñược thể hiện qua Sáu Khưng trong tác phẩm Đồng tiền không ñổ mồ hôi. Từ nhỏ Sáu Khưng có cuộc sống nghèo khổ nhưng hiếu thảo, cô phải ñi làm thuê cho người khác ñể kiếm tiền phụ má nuôi các em mình ăn học. Số phận của cô sớm ñen ñủi, cô bị chủ nhà cưỡng hiếp rồi có con. Kể từ ñây, cuộc sống của Sáu Khưng trở nên mờ nhạt, cô chẳng thiết nghĩ hạnh phúc của mình, cô chỉ muốn ñi làm kiếm tiền phụ với cha mẹ. Rồi cô bị người khác dụ dỗ trở thành “kẻ bán hoa”, cô cũng biết công việc này không mấy trong trắng, nhưng cô không biết phải làm như thế nào khi cuộc sống ñã mang ñến niềm bất hạnh với cô quá sớm. Ngày tháng trôi qua, Sáu Khưng với công việc ñó cứ tiếp diễn ñể kiếm tiềm trang trải cuộc sống. Rồi ñiều không may cũng ñã ñến với cô, cô ñã bị HIV mà cô không hay biết “chị bị nhiễm HIV rồi mà chị không biết sao? – HIV là gì?” [16, tr.284]. Một người như Sáu Khưng phải lo toan làm việc cực nhọc như thế ñể kiếm tiền phụ giúp cho mẹ, nhưng số phận lại hờ hững, phũ phàng cô và ñem ñến cho cô một kết cục bi thương. Sự bất hạnh không chỉ dừng lại ở người phụ nữ trong tình yêu, hôn nhân, gia ñình mà còn là số phận bất hạnh của những ñứa trẻ ñáng thương, tội nghiệp. Đáng lẽ ra tuổi thơ của chúng phải ñược hạnh phúc, no ấm bên gia ñình, ñược vui vẻ, vui chơi bên bạn bè, ñược ñến lớp như bao ñứa trẻ thơ khác, nhưng chúng lại có số phận bất hạnh, cuộc sống của chúng ngắn ngủi, bế tắc và tuyệt vọng. Nói ñến sự bất hạnh của những ñứa trẻ thơ ñáng thương tâm này, Trầm Nguyên Ý Anh ñã bỏ ra khá nhiều tâm huyết ñể thể hiện ñược những nỗi ñau ñớn, ñáng thương trong tâm hồn non nớt của chúng. Nghĩa trong tác phẩm Đứa con hoang, là một ñứa trẻ bất hạnh trong cuộc sống, bất 27 hạnh trong gia ñình và bất hạnh ngay cả ñối với người mẹ ñộc ác, vô lương tâm của mình. Nghĩa do chính tay Liễu sinh ra, nhưng Nghĩa không ñược sự nuôi nấng, dạy dỗ, thậm chí Nghĩa còn phải chịu những cái ñau ñớn từ ñòn roi của người mẹ. Những ngày Nghĩa sống chung với mẹ nó là những ngày thiếu thốn trăm bề từ cái ăn, cái mặc ñến tình thương của người mẹ. Rồi ñến những bữa ăn, nó không ñược ăn ngon như ñứa em “cùng mẹ khác cha” của mình mà nó phải ăn cơm giống như người ta dành cho chó với những cái nạt nộ, lạnh lẽo “nó rụt rè “Má cho con chút cơm nữa, mặn quá!”. Người mẹ trừng mắt nhìn nó, cái nhìn lạnh tanh. Rồi ả xúc nửa vá cơm ép vào tô cơm vào ñã ñầy có ngọn “Lộn xộn quá! Bữa nào cũng kiếm chuyện, có cho mầy ăn ñã có phước lắm rồi! Đi ra ngoài!”. Nó luýnh quýnh bước thẳng ra hàng ba ngồi ăn ngon lành tô cơm giống như người ta dành cho chó.” [16, tr. 436]. Những ngày trôi qua ñối với Nghĩa là những chuỗi ngày buồn ñau, Nghĩa không ñược quan tâm, săn sóc của người mẹ, chỉ có một mình Nghĩa với lũ kiến trong những ngày tháng dai dẳn “Mỗi ngày của thằng Nghĩa trôi qua buồn chán lắm. Bắt ñầu một ngày với một ít cơm nguội của chiều hôm qua. Ít khi nó ñược ăn cơm sáng như thằng Tâm.” [16, tr. 446]. Nghĩa là nạn nhân của những con người vô lương tâm, sống tàn nhẫn với ñứa con mà mình ñã sinh thành, Nghĩa phải sống những ngày trôi qua trong sự vô vọng, không có niềm hạnh phúc. Cũng thể hiện về sự bất hạnh của những ñứa trẻ thơ ñáng thương, vô tội, trong tác phẩm Đỗ Như Mưa, Trầm Nguyên Ý Anh thể hiện ở góc ñộ khác hơn, ñó là sự bất hạnh của những ñứa trẻ khi mang trong mình những căn bệnh tiềm tàng không có thuốc chữa trị, ñó là một căn bệnh thế kỉ, HIV. Mưa là một ñứa trẻ ngây thơ vô tội, thiếu tình yêu thương của cha mẹ từ thuở nhỏ, Mưa phải sống nơi dành cho những ñứa trẻ nhiễm HIV. Mưa bị nhiễm HIV từ trong bụng mẹ, cơ thể Mưa yếu ớt, quặn quẹo không ñược khỏe mạnh như những ñứa trẻ lành lặn khác. Hằng ngày Mưa phải ñối mặt với căn bệnh hiểm nghèo này, không biết mạng sống của mình sẽ duy trì ñược bao lâu trong khi ngày ngày căn bệnh ấy hành hạ thân xác Mưa. Rồi cái ngày ấy cũng ñã ñến với Mưa, cơ thể Mưa dần dần trở nên yếu ớt, thiếu sức sống, Mưa có thể từ bỏ cuộc sống này bất cứ lúc nào “Mưa cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy chỉ muốn nằm ngủ một giấc. Nhưng cái ñầm ñã mặc rồi, những chỗ xếp nếp ñều có một bông hồng làm cái áo giống như một cái vườn hoa. Mưa không dám nằm, cũng không dám dựa lưng vô ghế.” [17]. Những giây phút cuối cùng của sự sống, Mưa ñã quằn quại, khổ sở và ñáng 28 thương vô cùng khi cái chết ñang lấn dần sự sống của mình “Mưa cắn vào quả trứng, hai môi vễu ra, bé sợ bay mất son trên môi. Má thêm vuốt lại nếp áo, sửa lại mấy sợi tóc lòa xòa trên trán bé.” [17]. Tuy quằn quại, mệt mỏi nhưng Mưa vẫn kiên trì ñể gặp má Thu. Cái gặp mặt ấy cũng là những giây phút mà Mưa từ giã cõi ñời này: “Má Thu… về rồi hả? Con chờ…má…hồi sáng…giờ..! Con…mặc áo ñẹp nè! Có…có bánh nữa…má!...!...”. Cánh tay gầy guộc của Mưa buông thòng xuống, ñầu con bé ngoẹo sang bên mà trên môi vẫn còn một nụ cười.”[17]. Như vậy, sinh mạng nhỏ bé của Mưa ñã ra ñi trong khi cuộc sống với bao ñiều tốt ñẹp ñang chờ ñón Mưa. Một sinh linh nhỏ bé, với một tầm hồn non nớt, nhưng lại mang trong mình một sự bất hạnh vô cùng to lớn, ñó là hậu quả của những người thiếu trách nhiệm ñã gây ra cho Mưa. Từ tác phẩm Đứa con hoang và Đỗ Như Mưa, ta có thể thấy rằng, số phận bất hạnh của những ñứa trẻ ngây thơ thật ñáng thương và tội nghiệp, lẽ ra chúng phải có một cuộc sống no ñủ, hạnh phúc bên cha mẹ, bên người thân, ñược vui chơi bên bạn bè của mình, nhưng chúng lại có một số phận hẩm hiu trong cuộc ñời của mình. Qua ñó, Trầm Nguyên Ý Anh muốn nói rằng: hãy luôn quan tâm và săn sóc những ñứa trẻ ngây thơ, vì chúng là những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Hãy sống có trách nhiệm với những gì mà mình ñã tạo ra, ñừng quay lưng bỏ mặt chúng. Hãy cho chúng có một cuộc sống tốt ñẹp mà chúng là người xứng ñáng ñược hưởng những hạnh phúc ấy. Con người bất hạnh trong cuộc sống ñược Trầm Nguyên Ý Anh thể hiện một cách sâu sắc với nhiều góc ñộ khác nhau, ñó là con người bất hạnh trong tình yêu, hôn nhân gia ñình. Nhà văn ñặc biệt quan tâm sâu sắc ñến sự bất hạnh của những ñứa trẻ ngây thơ, vô tội và thể hiện rất sâu sắc nỗi bất hạnh của những ñứa trẻ thơ ấy. Qua ñó, Trầm Nguyên Ý Anh thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với những số phận bất hạnh trong cuộc sống, mong muốn cuộc sống của họ sẽ ñược tốt ñẹp hơn. 2.1.5. Con người lương thiện là con người ñối mặt với cuộc sống bế tắc Con người khi ñối mặt với cuộc sống bế tắc trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể hiện nhiều mặt, họ có thể vươn lên ñể tiếp tục cuộc sống hoặc buông xuôi ñể ñi ñến một kết cục bi thảm. Không ít những số phận trong truyện ngắn của tác giả ñã ñề cặp ñến sự bế tắc của con người trong cuộc sống, ñó là sự buông xuôi ñể ñi ñến một kết thúc ñau thương của Nghĩa trong Đứa con hoang, Trực tìm ñến cái chết cho sự bế tắc của mình trong Khoảng cách, Ba Thương với nỗi tuyệt vọng khi ñối 29 diện với sự hi sinh của người con và sự thay ñổi của người vợ trong Nước mắt ñàn ông, hoặc có những kết thúc bằng cách giải thoát cuộc sống của mình ñể ñi vào cửa chùa, ñó là Hiền trong Trở về cõi tục, Hạnh trong Lẽ vô thường, Nổi trong Cũng một kiếp người, ông Thịnh trong Khoảng cách, hay sự ra ñi của Quyên trước sự phức tạp, thay ñổi của gia ñình ñể tìm cho mình một cuộc sống mới trong Một mãnh ñời,… Nghĩa trong Đứa con hoang là một ñứa trẻ ñược sinh ra với bao nỗi bất hạnh từ người mẹ mang lại, Nghĩa mong muốn có ñược một cuộc sống hạnh phúc bên người mẹ ruột thịt của mình, nhưng số phận Nghĩa lại chẳng hưởng những hạnh phúc ấy, trái lại Nghĩa còn bị ñối xử một cách tàn nhẫn từ người mẹ ñộc ác này. Cuối cùng, chẳng có con ñường nào mở ra ñể cho Nghĩa sống hạnh phúc bên người mẹ ñộc ác của mình ñể rồi Nghĩa phải tự ñưa mình ñến một kết thúc bi thảm, Nghĩa ñã tự thiêu mình cùng với căn nhà “nó ñi loanh quanh và nhìn thấy bình dầu lửa. Nó bỗng nảy ra ý nghĩ “Hổng cho ông về ñây ở ñâu! Nhà cháy rồi mà! Nhà cháy rồi mà!”. Nó ñem bình dầu ñổ xuống nền gạch và lẩm bẩm “Hổng cho ông về ñây ở ñâu! Con ở ñây với má nghe má!”. Rồi nó bật quẹt. Ngọn lửa lan ra thật nhanh. Con ở ñây với má”. Ngọn lửa bùng cháy, cháy cả ước mơ giản ñơn mà cả ñời nó không ñạt ñược.” [16, tr. 449]. Đó là một kết thúc bi thảm của ñứa trẻ vô tội, ñáng thương, tội nghiệp. Đáng lẽ cuộc sống Nghĩa phải ñược no ấm, vui vẻ bên người thân của mình nhưng lại bị bế tắc, không lối thoát. Không những thế, những hạnh phúc, ước mơ giản ñơn, nhỏ nhoi của Nghĩa ñược sống bên Mẹ mình giờ ñây ñã tàn rụi và ñi vào hư vô. Cũng giống như Nghĩa, Trực trong Khoảng cách là người sống lương thiện nhưng lại bế tắc trong cuộc sống. Cuộc sống của anh ñã dành trọn cho những ngày làm việc cực nhọc ñể kiếm tiền phụ mẹ nuôi các em mình ăn học, nhưng Trực không ñược ñáp trả lại từ tình yêu thương của cha mẹ, trái lại Trực trở thành người mà cha mẹ ganh ghét. Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi qua, Trực sống trong vô vọng, anh trở nên tiều tụy, khổ sở. Cuộc sống chẳng ñem lại hạnh phúc cho anh, rồi cái ngày buồn ñau nhất, anh chợt nhận ra nỗi thống khổ của mình: “ñêm vẫn sâu hun hút. Anh nhìn thấy ánh trăng in bóng mình xuống sân nhà. Anh chợt nghe buồn, nghe tủi. Dường như nỗi buồn chất chứa từ mấy mươi năm nay ùa về xâm chiếm hồn anh. Anh bỗng thấy thương mình, thương cho cái kiếp con người khốn khổ của mình, và cảm thấy cô ñơn, nỗi cô ñơn hãi hùng mà chưa bao giờ phải nếm trải. Và rồi anh khóc, khóc lặng lẽ trong ñêm sâu như một kẻ thất tình. Anh hồi tưởng lại cả quãng ñời mình ñã sống và cam chịu ra sao.” 30 [16, tr. 265]. Chính cuộc sống mà Trực ñã trải qua những ngày tháng cực nhọc mà Trực chẳng ñược gì cả, anh sống trong sự bế tắc, vô vọng của một kiếp người lầm than, anh chỉ muốn buông xuôi tất cả ñể ñến với cái chết, coi như ñó là một kết thúc cho cuộc ñời khốn khổ của mình “Anh ñi về hướng bờ sông… Anh bước ñi những bước vô hồn. Nghe lòng hoang vắng quá! Anh không còn nghĩ về thực tại nữa, anh chỉ muốn buông xuôi…” [16, tr. 265]. Rồi cuối cùng Trực ñã tìm ñến với cái chết ñể kết thúc sự bế tắc của cuộc ñời mình, ñó cũng là sự kết thúc cho một con người suốt cuộc ñời ñau khổ vì gia ñình mà chẳng ñược gì “Trực lững thững bước xuống từng bậc ñá ở bờ sông. Mặt sông loáng bạc. Anh nghe thèm ñược buông tay trên mặt nước. Anh bỗng thấy cõi ñời này không còn níu giữ ñược anh nữa. Anh chạm chân vào nước. Nước vỗ về, nước trìu mến vuốt ve anh. Trực cứ bước… nước tới bụng… nước tới ngực… và anh chìm trong nước, chìm trong niềm hạnh phúc vô biên mà anh chưa bao giờ có ñược.” [16, tr. 265]. Qua Trực, tác giả ñã cho thấy ñược sự cô ñơn, lạc lỏng của con người trước gia ñình, ñó là những nỗi ñau về thể xác lẫn tâm hồn. Bên cạnh những con người ñang ñứng trên con ñường tuyệt vọng và chọn cái chết cho sự bế tắc ñó, trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh còn là những con người khi ñối diện với cuộc sống bế tắc họ tự giải thoát cho mình bằng cách ñi vào nơi cửa chùa ñể sống những ngày sống thanh thản, không còn vướng nợ trần duyên. Đây là cách giải thoát thường xuất hiện trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh. Không phải ngẫu nhiên mà trong sáng tác của tác giả lại xuất hiện nhiều số phận bế tắc ñể tìm ñến nơi cửa chùa, ta thấy rằng khi con người ñối diện với cuộc sống bế tắc họ cần có sự che chở, bao bọc, và chính cửa chùa là ñiểm tựa, niềm tin ñể họ tiếp tục sự sống của mình. Hạnh trong tác phẩm Lẽ vô thường là một cô giáo cần cù, siêng năng trong cuộc sống cũng như trong việc dạy học, cô sống thật tốt và khi dạy cũng thật tốt nhưng chỉ có số phận là phũ phàng với cô. Chính cái tình duyên trong tuổi ñời thanh xuân của cô lại gặp nhiều khập khiễng, chông chênh, hai lần bị tình duyên bội bạc, cuộc sống của Hạnh ngày càng buồn tủi, ñau thương hơn. Nhưng rồi cái tình duyên thứ ba ñã ñến với cô, tưởng như cô ñã ñược hạnh phúc bên người chồng của mình trong những tháng ngày hạnh phúc, êm ấm, rồi số phận chẳng bỏ qua cho cô, cô phải chứng kiến sự ra ñi của người chồng luôn yêu thương, chiều chuộng mình và nỗi ñau tột cùng của người mẹ vĩnh viễn không ñược nhìn thấy mặt ñứa con khi nó còn trong bụng mẹ. Hạnh phải sống những ngày tháng ñau khổ, thể xác hao mòn không còn sức sống “Hạnh giờ ñây 31 không còn là cô giáo Hạnh ngày xưa… Cô ñã xin nghỉ với lí do sức khỏe. Cái hao mòn của thân xác không sánh bằng những suy sụp tinh thần. Hằng mấy tháng trời Hạnh không ñi ñâu cả ñể chuẩn bị cho mình một hướng ñi.” [16, tr. 317]. Rồi cuối cùng cuộc sống bế tắc ấy ñã ñưa Hạnh ñến một giải thoát cho cuộc ñời ñau khổ, buồn thương của thân phận mình, chị ñã xuất gia ñể cuộc sống của mình ñược thanh thản sau những ngày ñau khổ “sau những lời trình bày chân thành của Hạnh, thấu hiểu hoàn cảnh và sự quyết tâm của chị, sư bà Ngọc Hạnh ñã ñồng ý cho chị xuất gia. Hạnh ở lại chùa gần một tháng nay. Lòng chị nhẹ nhàng hơn. Khung cảnh tĩnh lặng của chùa. Đức ñộ của sư bà và tiếng kệ lời kinh như ñã chỉ rõ cho chị một con ñường mới.” [16, tr. 318]. Tất cả mọi thứ giờ ñối với Hạnh giờ không còn quan trọng nữa, cuộc sống ñối với Hạnh như một lẽ vô thường, ñó là một ñiều hiển nhiên mà tạo hóa ñã tạo ra cho mỗi con người. Hạnh là một người phụ nữ cam chịu và ñau khổ trong tình duyên, nhất là trong hạnh phúc gia ñình, nhưng rồi cô cũng chọn cho mình một hướng ñi xem như giải thoát cho sự bế tắc của cuộc ñời mình. Nổi trong tác phẩm Cũng một kiếp người, cũng là một phụ nữ bất hạnh bị bế tắc trong cuộc sống, số phận ñưa ñẩy cô ñến cơ cực hết lần này ñến lần khác, Nỗi bị người khác hãm hiếp, rồi khi có gia ñình thì chồng lại ñi tù vì trả thù ñứa ñã hại ñời cô, người mẹ chồng và ñứa con ngoài ý muốn ñã chết, cha ruột của cô cũng qua ñời, Nổi sống trong vô vọng, bế tắc, rồi cuối cùng cô cũng ñã lựa chọn con ñường xuất gia cho sự giải thoát cuộc ñời bất hạnh của mình “cổ ñã là sư cô rồi! Con lại nhìn, cổ cũng nhận ra con. Nhưng cổ nói cổ ñã là người tu hành, không còn vương vấn chuyện ñời nữa.” [16, tr. 349]. Cũng là sự tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc sống, Hiền trong tác phẩm Trở về cõi tục có kết cục tốt hơn so với Hạnh (Lẽ vô thường), ông Thịnh (Khoảng cách),… Hiền bế tắc ngay chính với cuộc sống mà mình sống, cô có chồng và sinh ñược ñứa con nhưng số phận của hai mẹ con cô không ñược hưởng hạnh phúc bên người chồng của mình, cuộc sống ñưa ñẩy cô hết bất hạnh này rồi ñến bất hạnh khác, cô bị người chủ nhà hãm hiếp và Hiền chấp nhận cuộc làm tình ấy ñể cho số phận mình ñược yên ổn, rồi một bi kịch khác ñến với cô, cô bị người vợ chủ nhà bắt quả tang khi thấy hai người ñang làm tình, cô bị một trận ñau ñớn cho thể xác và phải ñi ñến nơi khác sinh sống. Cô chẳng biết ñi ñến nơi nào, cuối cùng Hiền ñã tìm ñến con ñường xuất gia ñể giải thoát cho cuộc ñời cơ cực của mình “Nhìn gương mặt sưng vù nhưng ñôi mắt lại ánh lên nét u 32 buồn, tuyệt vọng của Hiền, nhất là thằng bé ngây thơ vô tội, sư bà ñộng lòng cho Hiền về nhà nương náu. Hiền ở chùa làm công quả ñược một năm, cô ngỏ ý muốn xuất gia. Sư bà thấy Hiền cương quyết quá nên bằng lòng.” [16, tr. 382]. Tưởng như số phận của Hiền ñã ñược yên ổn, thanh thản nơi cửa chùa, nhưng cô không thể sống ở nơi ñây khi ñứa con ngây thơ, tội nghiệp của cô không thích hợp ở nơi này, vì nó là một ñứa trẻ vô tội, nó phải sống cuộc sống vốn có của nó. Cuối cùng một sự quyết ñịnh khác ñến với Hiền, cô ñã hoàn tục ñể trở về cuộc sống trần tục, một cuộc sống vốn có của cô và con cô “một tháng sau, trong một xóm nhỏ ở ngoại ô, cách chùa sư Tuệ Giác không xa lắm, người ta thấy xuất hiện một cô gái bán hàng rong. Thằng bé trai trông rất kháu khỉnh, chạy lon ton theo mẹ.” [16, tr. 385]. Đó là một sự giải thoát cho số phận của mình. Hạnh là một người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhịn trước cuộc sống ñể mọi ñiều thêm tốt ñẹp. Đồng thời, Hạnh cũng ñã thể hiện ñược ý thức, trách nhiệm của một người mẹ ñối với ñứa con của mình. Ở ñây Trầm Nguyên Ý Anh muốn thể hiện rằng khi con người tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc sống hãy tin vào cuộc sống và hãy cho mình một cơ hội ñể làm lại từ ñầu. Đừng từ bỏ, phó mặt cho tất cả vào vô vọng. Con người bị bế tắc trong cuộc sống trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh xuất hiện nhiều lựa chọn, giải pháp cho sự bế tắc của cuộc ñời mình, họ có thể ñi ñến cái chết cho sự bế tắc ñó hoặc giải thoát mình bằng cách ñi xuất gia ñể vứt nợ trần duyên và ñến với cuộc sống thanh thản, yên bình hơn. Bên cạnh ñó họ còn vươn lên ñể ñối mặt với cuộc sống bế tắc mà họ ñã ñi qua. Đó là cái nhìn ña chiều về sự bế tắc của con người trong cuộc sống trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh. Từ ñó ta thấy, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh có hương vị của của từ bi, bác ái của cõi Phật, ñó cũng là nơi ñể con người tiếp thêm niềm tin, nghị lực, là chỗ dựa vững chắc của tinh thần ñể họ sống tốt. Bên cạnh ñó Trầm Nguyên Ý Anh cảm thông, thương xót cho những số phận bất hạnh ñi ñến bế tắc trong cuộc sống, tác giả mong muốn rằng: hãy quan tâm hơn nữa những con người khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, hãy cho họ một con ñường ñể họ tiếp tục sống tốt, ñừng phũ phàng với họ. Quan niệm về con người lương thiện trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñược nhìn nhận từ nhiều hướng khác nhau, ñó là: Con người sống vị tha, sống luôn gắn bó, hi sinh vì người khác mà không nghĩ ñến lợi ích của bản thân mình. Con người gắn bó với cái nghiệp, suốt ñời theo ñuổi cái nghiệp không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn theo ñuổi cái nghiệp vì lòng ñam mê, vì nghệ thuật. Bên cạnh ñó còn xuất hiện 33 những con người sống khao khát có ñược cuộc sống hạnh phúc trong cuộc sống, luôn mong ước mình có ñược cuộc sống tốt ñẹp. Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn là những con người bất hạnh trong cuộc sống và con người ñối mặt với sự bế tắc trong cuộc sống. Qua ñó, Trầm Nguyên Ý Anh ca ngợi những phẩm chất ñạo ñức tốt ñẹp của con người, sống luôn gắn bó, ñùm bọc ñể hướng tới cuộc sống tốt ñẹp. Bên cạnh ñó, còn là lời cảm thông, sẻ chia của tác giả ñối với những số phận bất hạnh, bế tắc trong xã hội. Tác giả luôn mong muốn con người hãy quan tâm hơn nữa ñối với những số phận ấy, ñừng ñể những con người lương thiện ấy rơi vào tuyệt vọng, bế tắc. 2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người tha hóa Bên cạnh con người lương thiện, trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh còn xuất hiện con người tha hóa. Vấn ñề này ñược Trầm Nguyên Ý Anh thể hiện một cách sâu sắc. Bởi ñứng trước sự thay ñổi của xã hội, con người dễ bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài và danh vọng. Vật chất có sức mạnh ghê gớm của nó, tuy nó không có hình thù, nói năng, hoạt ñộng như con người, nhưng nó có thể biến con người trở thành người khác, thay ñổi cả thể xác lẫn tâm hồn. Trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh con người tha hóa xuất hiện với nhiều góc ñộ khác nhau: Con người tha hóa trước cám dỗ của lòng tham, danh vọng và ích kỉ; con người tha hóa bởi lòng ñố kị, ghen ghét, thù hằn. Ngoài ra, trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh còn xuất hiện con người tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy, chính họ là người không mong muốn mình trở thành con người tha hóa ấy, nhưng vì cuộc sống nên họ phải làm như vậy, trong tâm hồn của họ vẫn có một lòng hướng thiện. 2.2.1. Con người tha hóa bởi lòng tham, danh vọng và ích kỉ Trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, sự tha hóa của con người bởi lòng tham, danh vọng và ích kỉ ñược thể hiện qua sự mưu danh ñoạt lợi, tranh giành vật chất, chạy theo tiếng gọi của ñồng tiền, quay mặt với cuộc sống vốn có ñể ñến với cuộc sống giàu sang trong sự ñấu tranh lẫn nhau. Vì lòng tham mà họ có thể sẵn sàng bán rẻ người thân của mình mà không một chút thương xót, họ ñã ñánh mất bản chất vốn có của mình ñể ñến với con người khác. Một sự thay ñổi quá lớn của con người về thể xác lẫn tâm hồn mà ñồng tiền là nguyên nhân gây nên sự thay ñổi ấy. Đó là Út Ngưng (Nước mắt ñàn ông) vì lòng ích kỉ và tham lam tiền bạc mà có thể bán rẻ lương tâm của mình, bán rẻ người thân ñể ñược hưởng lợi, hay Thân (Một chuyến ñò) cũng vì ñịa vị, tiền tài, danh vọng mà anh tìm mọi ñủ mọi cách ñể ñạt ñược ý ñồ của mình, thậm chí 34 ñó là mạng sống của mẹ ruột mình mà anh vẫn xem nhẹ. Tám Hung (Nhà Từ Thiện) vì muốn có thật nhiều tiền, anh ta bất chấp mọi việc làm trái với lương tâm ñể ñem lại lợi nhuận cho mình. Cũng vì tiền mà tình nghĩa cha mẹ, chị em trong gia ñình không còn nữa (Khoảng cách), hay sự giàu sang ñã làm cho con người mất cảnh giác, họ sống phung phí, ăn chơi sa ñọa (Con vện). Ngoài ra, sự tha hóa của con người còn ñược thể hiện qua sự ích kỉ của bản thân mà áp ñặt, chèn ép người cha phải sống theo mọi lời nói của mình (Ánh mắt),… Có thể nói sự tha hóa của con người trong chuyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống, bởi cuộc sống phức tạp, rối rắm thì những mặt trái của con người cũng trở nên không hề ñơn giản. Út Ngưng trong truyện ngắn Nước mắt ñàn ông ñược Trầm Nguyên Ý Anh chỉ ra bản chất thực sự của con người, ñó là những con người giả dối, gian xảo luôn tìm cách ñể bòn rút, ám hại người khác. Út Ngưng là người giàu có, dày dặn kinh nghiệm. Là người từng trải nên mọi sự ñều không lọt qua ñược con mắt của chị ta. Trong ñầu Út Ngưng không hề ñơn giản, mọi chuyện ñiều nằm trong suy nghĩ, tính toán của Út Ngưng. Đối với người thân của mình, Út Ngưng bên ngoài tỏ ra vẻ trìu mến, ñối ñãi tử tế nhưng trong lòng lại là sự toan tính, ích kỉ. Ngày Mến lên phụ việc tại quán nhậu của Út Ngưng, chị ta ñã phát hiện ra Mến là nơi ñể chị ñào ra thật nhiều tiền, ñó là sự duyên dáng, trẻ ñẹp của Mến. Tuy Mến là cháu ruột của mình, nhưng Út Ngưng lại không ngần ngại tu bổ, sửa sang Mến thành người con gái trẻ trung, xinh ñẹp ñể thu hút khách, ñặc biệt là khách nước ngoài “Mụ cho ăn mặc sửa soạn cho con Mến lột xác như tiên nhưng chẳng ñược thằng ñàn ông nào ñụng tới. Trong mắt mụ, cái ñám nhậu xoàng xỉnh này thì ăn nhầm gì.” [16, tr. 405]. Rồi ý ñồ của Út Ngưng lần lần ñược hạ những chiêu bài mới, Út Ngưng ñã gặp ñược người khách Đài Loan, người mai mối trong việc hôn nhân của Mến, Út Ngưng ñã không ít hả hê vì túi tiền to lớn ñã từ từ vào túi của chị, nhưng Út Ngưng không hề nóng vội hay gấp gáp, ñó là hành ñộng khôn ngoan của con người ñã từng trải. Con người ñộc ác, ñầy toan tính này tìm mọi cách ñể dụ dỗ, thuyết phục Mến và mẹ Mến ñể Mến lấy chồng Đài Loan bằng những lời nói cảm ñộng, xót xa “lấy chồng Đài Loan có gì không phải ñâu? Thiếu gì người chỉ gã một ñứa con mà thay ñổi ñược cuộc ñời. Con phải nghĩ mà thương ba má. Ba con ngồi một chỗ. Má con “bán mặt cho ñất, bán lưng cho trời” mà có ñủ ăn ñâu. Còn thằng Tưởng, thằng Nhớ nữa, tụi nó cũng phải ñược ñi học. Không lẽ con 35 ñành nhìn tụi nó nghĩ học nữa chừng hay sao? Rồi có ngày ba con trở bệnh, tiền ñâu mua thuốc men hay vô bệnh viện.” [16, tr. 409]. Rốt cuộc Út Ngưng cũng ñã ñạt ñược ý ñồ của mình, Út Ngưng vì túi tiền béo bở một ngàn ñô mà ñã bán rẻ ñi tình cảm giữa tình dì cháu, bán rẻ ñi hạnh phúc của ñứa cháu con ngây thơ của mình. Chính Út Ngưng ñã ñem ñến niềm bất hạnh cho cháu mình, Mến ñau ñớn thân xác và tâm hồn khi lấy phải lấy người chồng mà mình không hề biết ñến. Còn Út Ngưng thì không ngừng nói ra những lời ích kỉ, toan tính của mình ñối với người cháu “con ñừng làm chuyện gì dại dột. Má con ñã nhận tiền của người ta, con mà trở mặt là má con ở tù.” [16, tr. 415]. Trước nỗi ñau tận cùng của người con gái phải lấy người chồng ñầy dị dạng, ghê tởm mà người dì ấy thì chỉ vì số tiền ñó mà không ngừng ñưa ra những lời nói giả dối, vuốt ve, an ủi “con ñừng là cho người ta thấy ghê sợ, không tốt cho con sau nầy ñâu. Thằng này nó hiền lắm. Con nhà giàu có mà, chỉ bị tật vậy thôi: “Tốt mã gã ñám” chớ lợi ích gì. Nó xấu nó càng thương con.” [16, tr. 415]. Qua ñó cho thấy, Út Ngưng là người khôn ngoan, dày dặn kinh nghiệm trong việc chèn ép người khác ñể ñem lại lợi ích cho bản mình, ñó còn là sự toan tính, ích kỉ, tham lam của Út Ngưng. Từ tác phẩm Nước mắt ñàn ông, cho thấy, hôn nhân nước ngoài là một trong những vấn ñề mà xã hội ngày nay ñang ñược quan tâm sâu sắc, không ít những phụ nữ ñã gặp bất hạnh cho cuộc ñời của mình khi ñi lấy chồng nước ngoài, trong ñó, người môi giới là một trong những kẻ tiếp tay cho sự ñau khổ của con người. Nắm bắt ñược vấn ñề mà xã hội quan tâm, Trầm Nguyên Ý Anh ñã thể hiện một cách sâu sắc cho sự tha hóa của những con người lợi dụng cơ hội ñể bày trò buôn bán, mai mối trong hôn nhân. Trong tác phẩm Một chuyến ñò, Trầm Nguyên Ý Anh ñã thể hiện sự tha hóa về mặt ñạo ñức, sự biến chất của con người. Vì tiền tài, danh vọng mà con người có thể bất chấp mọi thứ ñể ñạt ñược mục ñích của mình. Thân là một ñứa con ngoài mong muốn của ông Quang, anh ñược sinh ra từ một người mẹ cam chịu, suốt ñời khổ cực vì gia ñình và nhất là vì anh. Lớn lên, anh chẳng biết quý trọng, thương yêu người mẹ ñã rứt ruột sinh ra anh, anh chỉ biết làm thế nào lấy ñược lòng bà Quang ñể hưởng một phần của cải trong gia ñình. Trong ñầu anh, mẹ ruột của anh không là gì cả, chỉ có bà Quang là xứng ñáng cho Thân ñối xử thân mật “mẹ uống ñi! Hồi nãy mẹ chắc chưa ăn gì hả? Mẹ có ăn bánh ngọt không, con lấy cho!” [16, tr. 289]. Không phải ngẫu nhiên 36 mà Thân lại thân mật với bà Quang như thế mà là vì lòng tham cái gia tài cha anh ñể lại. Anh là một ñứa con không chính thức trong gia ñình nên anh phải tìm cách lấy lòng của bà Quang. Đó là sự khôn ngoan, toan tính và giả dối của Thân trong việc ñối xử tốt với bà Quang. Thân xem bà Quang như là tất cả, hơn cả mẹ ruột của mình “gã ñang cố tạo cho mình một chỗ ñứng trong lòng bà Quang và trong gia tộc. Gã vẫn biết Quân và Quỳnh không thương mình như ruột thịt và quyền hành vẫn con trong tay người ñàn bà bản lình nầy. Vậy nên, gã không gần ngại gì khi tự cho mình cái quyền là con của bà. Đi ñâu cũng mẹ, làm gì cũng mẹ. Còn ñối với bà vú, gã ñã quên hay cố tình quên người ñã tạo ra mình.” [16, tr. 292]. Đó chẳng qua là một sự giả dối của Thân, bởi lòng tham, danh vọng ñã ñưa anh trở thành con người tha hóa. Không những Thân tha hóa bởi lòng tham, danh vọng mà còn tha hóa về mặt ñạo ñức của một người con ñối xử không tốt với mẹ ruột của mình “Thân cười, trán gã lấm tấm mồ hôi. Bà vú móc túi áo bà ba của mình cái khăn tay ñã ố vàng, với tay lau mồ hôi cho gã. Thân gạt ra.” [16, tr. 289]. Trong chuyến ñi về quê, Thân càng bộc lộ rõ sự tha hóa con người của mình, trong ñầu anh ta lúc nào cũng chỉ có ba Quang, vì bà Quang là nơi, là niềm hi vọng cuối cùng ñể Thân có tên trong tờ di chúc, còn mẹ của anh chỉ là một bà già bơ vơ, lạc lỏng, xa lạ ñối với anh. Vì lòng tham, vì danh lợi của mình mà Thân bán rẻ tình mẹ con, trong ñịnh nghĩa của Thân hai chữ mẹ con ñã mờ nhạt, con người tham lam ấy khó mà có thể hiểu ñược tình mẹ con thiêng liêng tới chừng nào. Đối diện với cái chết của mẹ anh và bà Quang, anh thà cứu bà Quang ñể có thể ñem lại lợi ích cho anh, còn mẹ anh thì anh bỏ mặt sự sống chết của bà ấy “chết rồi! Đò chìm rồi! Bà vú choàng tỉnh chụp lấy tay con như bản năng của một người mẹ. Ngay trong giây phút kinh hoàng ñó. Thân lại nảy ra ý nghĩ tuyệt vời – Phải cứu bà Quang. Gã gỡ mấy ngón tay ra lúc chiếc ghe ñã lật ngang rồi. Gã nắm lấy cánh tay bà Quang bằng tất cả sức lực của mình. Và ñể biện minh cho mình, gã nghĩ “Người lái ñò sẽ cứu bà vú thôi””. [16; tr. 294]. Rõ ràng con người ấy vì lòng tham, danh vọng ñã bán rẻ lương tâm của mình, bán rẻ người thân ñể theo ñuổi những cái vật chất tầm thường. Con người tha hóa bởi lòng ích kỉ, chạy theo danh vọng của mình mà làm mất ñi bản chất ñạo ñức, nhân phẩm vốn có của mình còn xuất hiện trong tác phẩm Con vện. Đó là những con người hãnh tiến, chạy theo cái mới mà không biết nhìn nhận lại cái cũ, sống phung phí, ăn chơi sa ñọa, vì ỷ lại mình là người giàu có nên nhân cách của con người cũng thay ñổi, họ thờ ơ, ngoảnh mặt với những người thân thiết, thậm chí 37 ñó là những người ruột thịt của mình. Gia ñình Hai Đế là những con người có cuộc sống nghèo khó, làm việc cực nhọc, vất vả quanh năm với biển cả, nhưng giờ ñây cuộc sống của gia ñình ông không còn như trước kia nữa, gia ñình ông ñã thay ñổi từ hình dạng căn nhà ñến con người khi gia ñình ông trở nên giàu sang. Bởi “cộng khổ bao giờ cũng hơn ñồng cam”, cuộc sống tuy nghèo khổ nhưng con người gắn bó, san sẻ với nhau, họ sống với nhau bằng tình cảm, gần gũi, chân thật, khi con người có cuộc sống ngọt ngào, giàu có thì con người dễ bị thay ñổi do sự cám dỗ từ nhiều phía. Chính cuộc sống của ông trở nên giàu có từ số tiền các con ông ñem về, ông mua thật nhiều nhà, phô trương những thứ ñắt tiền ñể cho người ta thấy ñược sự giàu có của mình, thậm chí ñó là vàng bạc “trong vòng mười bốn năm từ sau ngày mấy thằng con ra ñi, y ñã trở thành người khác. Căn nhà này là căn nhà lớn nhất của y cất ñể chứng tỏ sự giàu có của mình. Vợ chồng y bây giờ vàng vòng ñeo thiếu ñiều gãy cổ.” [16, tr. 366]. Đó còn là sự thay ñổi của các con của ông, chúng ăn chơi sa ñọa, sống phung phí ñể thỏa mãn bản thân chúng “mỗi lần về, tụi nó tụ họp ñám bạn hoang ñàn lại ăn nhậu thỏa thuê. Tụi nó còn lui tới mấy quan bia ôm, bao biện ñủ ñiều cho ñám con gái ở ñó.” [16, tr. 366 - 377]. Sự tha hóa của Hai Đế còn ñược thể hiện qua sự suy thoái về ñạo ñức, trách nhiệm của một người con ñối với người cha bệnh tật của mình. Hai Đế không quan tâm ñến người cha ñã sinh ra ông, bỏ ông Năm sống một mình với con Vện bên ngôi nhà riêng trong những ngày tháng bênh tật mà không hề lo lắng, ông mặc kệ sự sống chết của cha mình. Hai Đế chỉ biết lo hả hê tổ chức tiệc tùng, khoe khoang, phô bày sự giàu có của mình ñối với những người khách ñược ông mời ñến. Nếu như trước ñó Vũ Trọng Phụng ñã cảnh báo về sự giả dối của con người trong tác phẩm Số ñỏ (trích ñoạn Hạnh phúc một tang gia), ñó là sự giả dối của ñám con cháu ñối với cái chết của cụ Cố Tổ ñược Vũ Trọng Phụng thể hiện một cách sâu sắc với cảnh ñám tang thật nhộn nhịp, ñầy giả dối, thì giờ ñây, sự giả dối của ñám con cháu ñối với người là cha, là ông trong truyện ngắn Con Vện của Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể hiện rõ. Lúc thường ngày thì chẳng quan tâm săn sóc cho ñến khi mất ñi thì lại tổ chức ñám tang thật rình rang ñể thể hiện sự hiếu thảo của mình ñối với người quá cố. Thực hiện ñiều này, Trầm Nguyên Ý Anh ñã phơi bày bản chất giả dối của con người, lợi dụng thời cơ ñể thể hiện, phô trương bản thân, bày tỏ sự hiếu thảo giả dối của mình. Cái chết của ông Năm ñã phơi bày sự giả dối của gia ñình Hai Đế. Đáng lẽ ra trước cái chết của người cha của mình thì ông phải ñau khổ, khóc lóc, thở than, 38 nhưng ñằng này cái chết của người cha, gia ñình ông càng bộc lộ rõ sự bê bối, giả tạo. Hai Đế tổ chức ñám tang thật lớn, mướn ñủ thứ các loại âm nhạc, rồi tiệc ñãi thì toàn là loại ñắc tiền “ñám tang lớn ơi là lớn. Nhà ñẹp nhất thị xã, ñám tang cũng lớn nhứt. Hai Đế cho mời ñủ dàn nhạc: nhạc lễ của người Kinh, nhạc lễ của người Hoa và dàn nhạc ngũ âm của người Khơ me. Tăng ni của mấy mươi ngôi chùa lớn nhỏ trong tỉnh ñều ñược mời về tụng kinh tế ñộ vong linh người chết. Ba con bò và gần chục con heo cũng ñược hóa kiếp theo. Đám mà ñãi như ñám cưới. Rượu bia toàn là thứ ñắc tiền.” [16, tr. 371]. Qua ñó cho thấy rằng, gia ñình Hai Đế là con người sống phung phí, thích phô trương sự giàu có của mình, ñám con thì ăn chơi sa ñọa. Không những vậy, gia ñình Hai Đế còn tha hóa về mặt ñạo ñức, không làm tròn trách nhiệm của một người con, người cháu trong gia ñình. Sự tha hóa do lòng tham, danh vọng còn ñược thể hiện qua Tám Hung trong tác phẩm Nhà từ thiện. Tám Hung là một kẻ cơ hội, khi thời cơ ñến thì Tám Hung thể hiện sự bịp bợm, ranh ma của mình. Vì lòng tham, danh vọng mà Tám Hung có thể từ bỏ vợ mình ñể ñi lấy người vợ giàu sang có thể ñem lại nhiều lợi ích cho mình. Có lẽ lòng tham của con người là vô ñáy, Tám Hung không chấp nhận với những gì mà anh ñang có, anh luôn mong muốn mình thật nhiều tiền và là người có tiếng tăm trong xã hội, rồi cái ngày ấy cũng ñến với Tám Hung, anh phát hiện ra cái nghề làm từ thiện có thể hái ra tiền và Tám Hung kiên quyết hơn ñối với cái nghề này. Theo lẽ thông thường, làm từ thiện là một việc làm tốt, mình có thể giúp ñỡ người khác có ñược một cuộc sống no ñủ, ấm cúm, nhưng ñằng này hai chữ “Từ thiện” ñối với Tám Hung ñược hiểu theo một cách khác, ñó là miễn sao ñem lại thật nhiều tiền và tiếng tăm cho mình. Y nhanh tay tìm kiếm những số phận cần ñược giúp ñỡ rồi ñưa lên truyền hình ñể người ta thấy ñược những số phận khó khăn, thiếu thốn ấy mà giúp ñỡ, nhưng ñiều quan trọng ở ñây là số tiền giúp ñỡ chẳng ñến tay người nghèo khổ “ñầu vô công khai nhưng ñầu ra thì có trời mới biết. Chỉ tội cho những người có tâm thật sự ñã tốn công sức và của cải tiền bạc giúp y mau giàu.” [16, tr. 419]. Sự tha hóa của con người Tám Hung còn ñược thể hiện qua sự tính toán thâm ñộc, lợi dụng tình cảm của người khác ñể ñem lại lợi ích cho riêng mình. Bên ngoài tỏ ra thân thiết trìu mến, che chở, giúp ñỡ người khác nhưng sâu thẳm trong lòng Tám Hung là những con số toan tính hơn thua “Tám Hung ñi sâu vào “tình cảm” với những người dân chân chất ñó, y ăn uống, qua lại, nhậu nhẹt với họ và bỏ tiền ra như một người tốt bụng, những lúc họ gặp chuyện 39 và ñến khi nợ ñã nhiều, không còn khả năng trả, y lại “tội nghiệp” mà lấy ñất giùm. Vậy là trong vòng một năm từ một nền nhà 120m2 Tám Hung ñã sở hữu hơn năm mươi miếng ñất lớn có, nhỏ có. Ai cần y bán. Ai bán y mua. Mua rẻ, bán ñắt và tiền cứ tha hồ chảy vào nhà y như nước lũ.” [16, tr. 421]. Qua ñó cho thấy rằng, Tám Hung là một con người có lòng tham, chạy theo danh vọng, Tám Hung làm giàu trên sự nghèo khổ, cùng quẫn của người khác bằng cách lừa bịp, bóc lột ñể làm giàu cho riêng bản thân mình. Qua ñó, Trầm Nguyên Ý Anh lên tiếng phê phán những con người sống giả dối, lừa ñảo người khác ñể ñem lợi ích về mình. Đồng thời, ñó là tiếng nói thức tỉnh ñến những con người ñã và ñang có giả tâm lợi dụng, bóp méo sự thật ñể hưởng lợi. Cũng vì lòng tham của con người mà gia ñình trở nên căng thẳng, ngột ngạt, anh em trong gia ñình ganh ghét, hơn thua lẫn nhau. Ngọc Tâm trong Khoảng cách cho thấy ñược bụng dạ của một con người có lòng tham ñối với người em của mình. Ngọc Tâm là một người chị trong gia ñình, nhưng Ngọc Tâm không có bổn phận chăm sóc, lo lắng cho các em của mình. Xã hội thay ñổi, con người cũng thay ñổi theo, ñó là sự thay lòng ñổi dạ của Ngọc Tâm. Khi Thái giao cho chị ñứng tên những căn nhà mà mình ñã mua ñược, nhưng tới khi Thái muốn ñứng tên sở hữu lại những căn nhà ấy thì bản chất tham lam của Ngọc Tâm ñược thể hiện rõ, chị không ñành lòng giao lại những căn nhà mà mình ñã bao lâu nay ñứng tên “bây giờ cậu ñủ lông, ñủ cánh rồi còn cần ai nữa. Cậu sợ tôi giựt mấy căn nhà chứ gì! Nếu không có tôi tìm kiếm và ñứng ra mua, bây giờ có ngồi mát và ăn bát vàng không?” [16, tr. 262]. Vì tiền bạc mà hai chị em trở nên căng thẳng, không con tình cảm gì nữa, mọi thứ ñều sòng phẳng như người dưng nước lã “tôi không cần cậu bố thí. Tiền của cậu, công của tôi. Mọi thứ chia hai. Giấy tờ tôi ñứng tên, mọi phí tổn cho việc cho việc mua bán cũng chia hai.” [16, tr. 262]. Kể từ ñó, hai chị em ít nói chuyện với nhau, ñó là một thứ chiến tranh lạnh của giới trí thức “Chị và Thái không cần giữ kẻ trong những lần gặp nhau trong các cuộc họp của giới trí thức. Họ làm như chưa hề quen biết nhau. [16, tr. 263]. Gia ñình của ông trở nên lạ lẫm, không còn thân thiết như trước kia nữa, họ gặp nhau như gặp kẻ thù, luôn moi móc nhau ñể thỏa lòng ích kỉ. Đó là sự tha hóa của những con người tham lam, ích kỉ mà bán ñi lương tâm, bán ñi hạnh phúc gia ñình mình ñể ñem lại sự giàu có cho bản thân. Trầm Nguyên Ý Anh ñã thể hiện khá rõ những con người tha hóa do lòng tham, danh vọng và ích kỉ, ñó là những con người sống tham lam, giả dối, chạy theo những 40 thứ vật chất tầm thường mà quên ñi những gì có thật xung quanh mình, ñó là hạnh phúc, là lẽ sống của con người. Vì lợi ích, vì lòng tham mà con người có thể ñối xử ñộc ác, tàn nhẫn với nhau, thậm chí ñó là người thân của mình. Có lẽ ñồng tiền có sức mạnh ghê gớm của nó, nó làm cho con người phải thay ñổi, phải sống một cuộc sống cá nhân, ích kỉ, ñơn ñộc, lẻ loi trong sự giàu có. Chính ñồng tiền mà người thân trở mặt với nhau, ganh ghét, ruồng bỏ lẫn nhau. Trầm Nguyên Ý Anh lên án mạnh mẽ những con người sống tha hóa, tác giả phơi bày những mặt trái của họ ñể cho thấy rằng chính lòng tham, danh vọng và sự ích kỉ của con người sẽ làm cho bản thân mình thay ñổi. Đồng thời, tác giả cảnh tỉnh ñối với con người, ñừng ñể ñồng tiền chi phối mọi hành ñộng của chúng ta, hãy sống ñúng với bản chất lương thiện của mình, ñừng vì một chút lòng tham, danh vọng và sự ích kỉ cá nhân mà ñánh mất mình. 2.2.2. Con ngươi tha hoa bởi long ñô ki, ghen ghet, thu hăn Bên canh con ngươi tha hoa trươc cam dỗ của long tham, danh vong va ich kỉ, trong truyên ngăn Trâm Nguyên Y Anh con xuât hiên con ngươi tha hoa bởi long ñô ki, ghen ghet, thu hăn. Đo la những con ngươi luôn sông trong sư ganh ghet, ñể môi thu trong long của minh ñôi vơi ngươi khac. Vi long ganh ghet, thu hăn ma con ngươi trở nên sông lanh nhạt, thiêu tinh cảm, lam cho môi quan hê giữa con ngươi vơi nhau thêm xa cach. Hơn nữa, vì ghen ghet, thu hăn ma con ngươi ñôi xử vơi nhau môt cach tan nhẫn, ñộc ác với nhau. Trâm Nguyên Y Anh luôn quan tâm và lên tiếng phê phán mạnh mẽ những con người ấy. Trươc tiên ño la con ngươi tha hoa bởi long ghen ghet của minh. Vi ghen ghet ma ho ñã lây ñi hanh phuc, mang sông của ngươi khac. Đo la sư tha hoa của ba Chanh va ba Hai trong tac phẩm Kiêp nhân sinh. Tư khi co sư xuât hiên của Ut Son thi vi tri sủng ai của Quan huyên ñôi vơi ba Chanh va ba Hai bi lung lay, hai ba không con ñươc trong vong như trươc kia nữa, dân dân hai ba trở nên ganh ghet, hiêm khich Ut Son. Hai ba băt ñâu tâp trung vao viêc bôi bac, ha thâp Ut Son “di Ba no trẻ ñep qua! Hen gi co ngươi cho la con gai của lao gia – Con gai ma hoc chư lam gi! Rôi cung hoc thoi trăng hoa trong sach vở.” [16, tr. 396]. Ba Chanh va ba Hai luôn âm thâm tim cach ñể loai bỏ Ut Son ra khỏi căn nha nay, vi co sư gop măt của Ut Son ñôi vơi hai ba là một sự phiền phức. Rôi cai tin Ut Son mang thai cang lam cho long ganh ghet của hai ba cang trở nên sâu sắc hơn, hai ba ñã nghĩ cách thi hanh kê ñôc ñể am hai Ut Son “tôi vơi di Hai no ña không tron bổn phân, ña không sinh cho lao gia môt ñưa con nôi 41 doi thi di Ba no rang lên. Di bỏ qua chuyên cu ñi, dâu sao minh cung la môt ngươi môt nha. Bưa nay, tôi vơi di Hai no co mon canh ngon nâu băng mây thư thuôc an thai ñem qua cho di tẩm bổ. Di ma sanh con trai, lao gia mưng lăm, tui tui cung vui lây.” [16, tr. 397]. Đo la sự ñộc ác, tàn nhẫn không còn tính người của bà Chánh và bà Hai. Không những vậy, ñó còn là những lơi ninh hot vuôt ve bên ngoai của hai ba, còn bên trong thi ñang ngăm ngâm, chơ ñơi môt kêt cuc bi thảm nhât xảy ra ñôi vơi Ut Son. Nhưng rôi cai thai ây ñã không còn giữ ñươc nữa khi Ut Son ñã lâm tin uông chen canh của hai ba. Cai thai ño mât ñi lam hai ba vui sương khôn xiêt cho sư thanh công của minh “ba Chanh nghe Bảy Nam noi liên giả vơ hôt hoảng nhưng trong long lai như mở cơ. Ba le lang ñi qua ñể tân măt chưng kiên ñôi thủ của minh ñau ñơn ra sao va cung ñể chưng kiên sư thanh công my man cai kê ñôc của minh.” [16, tr. 399]. Nhưng hai ba không thể ngơ tơi chen canh ño không những lây ñi cai thai trong bung ma con lây ñi cả mang sông của Ut Son. Cai chêt của Ut Son lam cho ba Chanh va ba Hai lo lăng, hoảng loan trươc sư am ảnh cai chêt mà Quan huyên sẽ dành cho mình. Ba Hai thi trở nên ñiên loan, con Ba Chanh thi vĩnh viễn không noi ñươc môt lơi “noi xong, y ñưa chen thuôc tân miêng ba Chanh. Ngươi ñan ba nanh noc ño không lam gi khac hơn ñươc, ñanh phải uông. Tư ñêm ây, ñam gia nhân trong nha không hê nghe tiêng quat măng chửi rủa của ba quan nưa.” [16, tr. 401]. Đo la kêt cuc của những con ngươi tha hoa, luôn tim cach moi moc, am hai ngươi khac. Ở ñây, ta thây rõ cai bi kich vê con ngươi tha hoa của con ngươi trong truyên ngăn Trâm Nguyên Y Anh, ño la kêt cuc của những kẻ tha hoa ñươc diễn ra theo mô tip “ac giả ac bao”, ai lam ñiêu gi ac trươc sau gi cũng găp quả bao. Môt kêt cuc xưng ñang cho những con ngươi co tâm ñia ñôc ac. Qua ño ta thây, cân nhiêu hơn nữa tâm long vi tha của con ngươi ñể biết sông hi sinh, bỏ qua những ñinh kiên ñôi vơi ngươi khac ñể cuôc sông trở nên tôt ñep hơn. Trong tac phẩm Khoảng cach, vi sư ganh ghet giữa cha vơi con, giữa anh chi em vơi nhau ma gia ñinh trở nên xao xao, ñảo lôn tât cả. Đo la sư ganh ghet của ông Thinh ñôi vơi Trưc. Ông ñã không làm tron trach nhiêm của môt ngươi cha ñôi vơi con minh ma ông còn buông những lơi không thương tiêc ñôi vơi Trưc, lam tổn thương tinh cảm va long tư trong của anh. So vơi những ñưa con khac trong gia ñinh, Trưc la ngươi ông ghet bỏ, ñôi xử thâm tê nhât trong khi Trưc ñã vi gia ñinh lam viêc không biêt mêt mỏi. Chinh vi cai sư ghen ghet ño ma cai nhin của ông Thinh luôn chât chứa những 42 ñinh kiên hep hoi ñôi vơi ñưa con nay “kể tư nay, bô không muôn nhin thây mây cai ao của ñam tan quân ño, con bỏ hêt ñi!” [16, tr. 256]. Đôi vơi ông cai gi của giăc cũng la xâu xa, ñê hen, ño la môt cach nhin ñầy ñịnh kiến của ông khi suy nghĩ ñên ñiêu ño. Tuy Trưc do ông sinh ra nhưng ông xem no giông như ngươi lam không công cho ông, những ñưa khac thi không cân lo lăng cai ăn, cai măc, con Trưc thi ngay ñêm lam viêc vât vả, khi ñêm ñên thi anh chỉ ñươc chon cho minh môt chỗ ngủ ma không ai muôn tranh gianh vơi anh, ño la sư săp ñăt của ông Thinh cho ñưa con khôn kho nay “no ngủ nha dươi quen rôi, sang no con ñi don rac sơm. Con ñưng ñể y tơi no. Con ngủ sơm ñi, mai bô ñưa con ñi thăm mây ngươi ban cu của bô.” [16, tr. 259]. Không những thê trươc sư ñôi xử tê bac của ông va gia ñinh ñã lam cho Trực trở thanh ngươi khac, rôi chinh ông cũng la người la măng anh “Trưc ña nghiên rươu va ông Thinh cang ghet bỏ anh. Ông cho Trưc la căn ba la tan dư của môt chê ñô xâu xa.” [16, tr. 259]. Đo con la những lơi noi không chut xot thương của ông Thinh ñôi vơi Trưc “Cai thăng căn ba nay ngay nao cung say. Co ñưa con như mây la nôi nhuc của gia ñinh. Dong ho Đô tao lam sao co thư dôt ñăc như may vậy?” [16, tr. 263]. Qua ñó cũng cho thấy ñược ông Thịnh là người cha thiếu trách nhiệm, khắt khe, hẹp hòi, có cái nhìn ñầy ñịnh kiến. Bên canh sư tha hoa bởi long ghen ghet của con ngươi, trong truyên ngăn Trâm Nguyên Y Anh con thể hiên sư tha hoa của con ngươi trong sư thu hăn. Trong truyên ngăn Nha tư thiên, Tam Hung không những tha hoa bởi long tham, danh vong ma Tam Hung con tha hoa bởi long ghen ghet, thu hăn. Chỉ vi long thu hăn giữa ông va Hai Hưởng ma ông ñã thi hanh kê ñôc ñể am hai con của Hai Hưởng khi no hai trôm trai của ông “y len chay môt ñương dây ñiên chô thăng con Hai Hưởng hay leo qua va chơ cơ hôi. Y biêt Hai Hưởng ñang gâm ngâm chông ñôi y va moi moc nhưng ñương dây lam ăn bât chinh của y. Y nghiên răng thê ñôc: “Tao coi mây ñăc y tơi chưng nao. Tao ma lam thi co trơi mơi biêt””.[16, tr. 421 – 422]. Long thu hăn của Tam Hung lên tơi cưc ñiểm, ông ñã bât châp moi thủ ñoan ñôc ac nhât ñể trả thu ñôi phương. Nhưng vân ñê ở ñây, ông không trưc tiêp am hai Hai Hưởng ma lai am hai con Hai Hưởng, chỉ vi lỗi ở ngươi lơn ma ñã lôi keo ñưa trẻ ngây thơ ây vao tro chơi sinh tử. Nhưng sư ñơi ñâu ai biêt trươc ñươc ñiêu gi sẽ xảy ra, ông không thể ngơ ñươc ngươi ma ông ñã vô tình giết chết ño không phải la con của Hai Hưởng ma chính la ñưa con ñươc cưng chiêu của ông, chinh ông ñã giêt chêt no. Chỉ vi sư thu hăn của ông ma lam cho ñưa 43 con ngây thơ của ông vĩnh viễn ra ñi ma không bao giơ trở lai, môt sư ñang thương cho ñưa trẻ ñã lam con của ông. Đo la môt kêt quả của những kẻ ñôc ac, kêt cuc trong truyên ngăn nay ñươc diễn ra theo mô tip “nhân quả nhan tiên”. Tuy thê, ông không biêt hối cải về những việc làm của ông ñã ñem lai cai chêt của con ông, ông vẫn nguyên rủa ngươi khac ñể giải tỏ sư ñau ñơn trong long của ông “Y nghiên răng rủa trơi, y nghiên răng rủa cha con Hai Hưởng.” [16, tr. 422]. Trong tác phẩm Cánh ñồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư sự tha hóa của người diễn ra trong mối quan hệ gia ñình giữa người cha ñối với những ñứa con, ñó là hành ñộng trả thù của người cha ñối với các con của mình chỉ vì chúng giống mẹ chúng, cũng vì cuộc sống mà mẹ chúng bỏ nhà ñi theo người ñàn ông khác, từ ñó ñã ñể lại lòng căm thù trong lòng người cha này. Trong tác phẩm Đứa con hoang của Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể hiện sự tha hóa của con người trong mối quan hệ gia ñình giữa người mẹ ñối với con của mình, nhưng sự tha hóa ở ñây mang màu sắc bi thương hơn, ñứa con phải nhận lấy cái chết cho sự tha hóa của người mẹ. Liễu trong tác phẩm Đứa con hoang là một cô gái xinh ñẹp, cô ñã là ñiểm ngắm của những ñứa con trai trong xóm. Liễu thích Thương, nhưng không ñược ba Thương tán ñồng. Khi bị Thương từ chối tình cảm của Liễu thì Liễu ñã quen với Tình và có con ngoài ý muốn với Tình. Đó là một sự tha hóa của một người con gái không biết giữ thân phận của mình, xem tình yêu như một trò chơi. Liễu ñã uống nhiều thứ thuốc phá thai, nhưng cái thai ấy không những không chết mà nó còn khỏe mạnh. Chính vì uống những thứ thuốc phá thai ấy mà khi ñứa con ra ñời, nó lại bị dị dạng, lạ lùng, hơi khác người thường “nó có cái ñầu lớn hơn bình thường một chút, tay chân nó ốm tong teo. Chỉ ñôi mắt xa xâm…” [16, tr.437]. Cũng vì lòng ghen ghét, thù hằn cha con Thương, Liễu ñã ñặt tên cho ñứa con của mình là Nghĩa vì ông Sáu Nghĩa là người ngăn cản tình cảm của cô với Thương, nó căm hận ông “người nữ hộ sinh biểu ñặt tên ñể làm giấy khai sinh, nó trả lời như ñã ñặt sẵn: tên Nghĩa, họ mẹ: Phan Văn Nghĩa, nó không có cha. Rõ ràng trong lòng nó, ông sáu Nghĩa là người nó căm hận nhứt.” [16, tr. 445 – 446]. Việc ñặt tên cho ñứa con của mình bắt nguồn từ lòng căn thù của Liễu ñối với ông Sáu Nghĩa, ñể mỗi khi nó nhìn thấy thằng Nghĩa là nhớ ñến kẻ ñã ngăn cản tình yêu của Liễu. Rồi khi Nghĩa ñược sinh ra, nó không ñược sống những ngày yên ổn, vui vẻ bên người mẹ của mình, Liễu căm ghét thằng Nghĩa, ñối xử tệ bạc ñối với nó. Trong những bữa ăn mà Liễu ñã dành cho Nghĩa, ñó không còn là thức ăn của con người nữa 44 mà ñó là những thức ăn thừa thải mà người ta dành cho con vật “Nó rụt rè “Má cho con chút cơm nữa, mặn quá!”. Người mẹ trừng mắt nhìn nó, cái nhìn lạnh tanh. Rồi ả xúc nửa vá cơm ép vào tô cơm vào ñầy ñã có ngọn “Lộn xộn quá! Bữa nào cũng kiếm chuyện, cho mầy ăn ñã là có phước lắm rồi! Đi ra ngoài!” Nó luýnh quýnh bước thẳng ra hàng ba ngồi ăn ngon lành tô cơm giống như người ta dành cho chó.” [16, tr. 436]. Đó là một sự tha hóa của một người mẹ không có trách nhiệm với ñứa con của mình, chỉ vì lòng ghen ghét thù hằn của mình mà Liễu lấy ñi hạnh phúc, niềm vui và cả ước mơ của ñứa con mà mình ñã sinh thành. Từ ñó ta thấy rằng, chính vì lòng ñố kị, ghen ghét, thù hằn của con người mà làm mất ñi bản chất của một con người, làm họ trở nên suy thoái về mặt ñạo ñức và lối sống. Chính sự tha hóa ñó mà họ ñã nhận lấy không biết bao nhiêu hậu quả từ việc làm của mình, ñó là một kết cục cho những kẻ tha hóa bản thân mình mà làm hại ñến người khác. Một ñiều quan trọng ở ñây ta thấy, trong nhiều tác phẩm của Trầm Nguyên Ý Anh có kết thúc theo mô típ “ở ác gặp ác”, những kẻ sống bất lương thì sẽ gặp quả báo. Trầm Nguyên Ý Anh cũng ñã phơi bày sự tha hóa của con người, ñồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn ñến sự tha hóa ấy, ñó là do nảy sinh từ lòng ñố kị, ghen ghét, thù hằn của con người mà làm ảnh hưởng ñến những người vô tội khác. Đồng thời Trầm Nguyên Ý Anh luôn mong muốn những con người ấy thấy rõ ñược những cái xấu xa, cái sai lệch của mình ñể sửa ñổi và sống tốt hơn trong cuộc sống này. 2.2.3. Con người tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy Bên cạnh sự tha hóa của con người bởi sự cám dỗ của lòng tham, danh vọng, ích kỉ và sự tha hóa của con người bởi lòng ñố kị, ghen ghét, thù hằn, trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh còn xuất hiện con người tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy. Đều là sự tha hóa của con người, nhưng sự tha hóa ở ñây có sự khác biệt với sự tha hóa của hai con người trên, ñó là, con người ở ñây là những con người có cuộc sống khó khăn, vất vả, họ có phẩm chất ñạo ñức tương ñối tốt, chỉ vì cuộc sống ñưa ñẩy nên ñã biến họ thành con người tha hóa, nhưng sâu thẳm trong lòng họ vẫn giữ ñược bản chất của con người hướng thiện, họ muốn trở về với cuộc sống vốn có của mình ñể sống những ngày tháng hạnh phúc. Tuy nhiên những con người tha hóa này ñôi khi có một kết cục ñáng thương, họ không thể trở về với cuộc sống thường nhật của họ, hoặc chính sự tha hóa ấy ñã biến họ thành những con người khác, không còn là con người ban ñầu. Đó là 45 sự khác biệt giữa con người tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy với sự tha hóa của hai con người trên. Trước Trầm Nguyên Ý Anh, ñặc biệt là dòng văn học hiện thực phê phán, không ít tác giả ñã thể hiện thành công về con người tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy, ñó là Nguyễn Công Hoan (Hai thằng khốn nạn), do nạn ñói hoành hành nên người cha phải bán con mình ñi ñể hai cha con có ñược miếng ăn. Nam Cao (Chí Phèo), ñó là một anh Chí lương thiện, siêng năng trong công việc nhưng vì bị Bá Kiến hãm hại nên anh trở thành con người tha hóa,… Trầm Nguyên Ý Anh ñã kế thừa và thể hiện ñiều ñó hết sức rõ nét. Tuy ñều là giống nhau trong sự tha hóa do cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ hay bị người khác tác ñộng ñến, nhưng trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh mang nét hiện ñại của cuộc sống mới, ñó là con người không còn trong cảnh con người bị áp bức, bóc lột như trước kia nữa mà là những con người tha hóa do cuộc sống nhân tình thế thái ñẩy ñưa, họ mong muốn ñem lại cuộc sống tốt hơn cho gia ñình. Sự tha hóa của con người do sự khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống thường xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, chính cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn mà họ ñã trở thành người khác. Gã thanh niên trong truyện ngắn Cũng một kiếp người ñã cho thấy ñược cuộc sống này không chỉ những con người “ăn không ngồi rồi” suốt ngày chờ ñợi cơ hội ñể ñi cướp giật, trộm cắp của người khác mà còn là những con người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, họ ñã rơi vào tình trạng bế tắc nên buộc họ phải trộm cắp của người khác ñể trang trải tạm thời cuộc sống thiếu thốn của họ. Người trộm cắp ñược gọi là “gã” là một người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, vợ ñẻ, con bệnh mà gia ñình lại nghèo nát, gã không biết xoay sở bằng cách nào ngoài con ñường ñi trộm cắp của người khác, chẳng qua sự trộm cắp ñó cũng là ñể chăm lo cho vợ con của mình “Nếu một mình làm sao tới cảnh nầy! Vợ ñẻ, con bịnh không có tiền mua thuốc, túng quá làm liều! Tối nay xui xẻo bị bắt, ở nhà không biết mẹ con nó ra sao!” [16, tr. 339]. Đó là những lời tâm sự của kẻ ñã trộm, chính cuộc sống nghèo khó, làm lụn vất vả nhưng vẫn không ñủ ăn ñủ mặc nên gã trở thành kẻ trộm cắp “Vợ ñẻ ñược bao lâu rồi? Dạ! Mới ñược mười bữa. Lúa mùa rồi thất quá! Với lại con nhỏ bệnh hoài, con không có công ñiểm nên mới quẩn.” [16, tr. 350]. Con người tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy còn ñược thể hiện qua anh Út trong tác phẩm Nghiệp ñời. Anh là một người có cuộc sống nghèo khó lại có vợ con nên cuộc sống lại càng khốn khó hơn. Anh ñi làm mướn ñể chăm lo cho gia ñình, anh không 46 muốn thấy cảnh vợ và các con sống trong cảnh thiếu thốn. Nhưng cái nghèo chẳng buông tha cho gia ñình anh, rồi anh làm liều ñi trộm ñồ của ông chủ và nhận một kết cục bi thảm “Tôi không sống nổi nữa ñâu, xin lỗi má con Rơi, ráng nuôi con…”. Anh ngừng lại một lát rồi gắng gượng: “Tôi có lỗi… tôi ñịnh ăn cắp ñồ của ông chủ, nhưng lúc xe chạy tôi quýnh quáng nhảy nhảy xuống và té… tôi không ñành lòng ñể má con nó khổ…” [16, tr. 430]. Đó là sự ñánh ñổi cái chết của anh ñể lấy cái ăn, cái mặc về cho vợ con của mình. Chính anh, anh cũng không muốn trộm cắp ñồ của người khác nhưng vì gia ñình, vì cái ăn, cái mặc nên anh ñã hành ñộng như thế. Một con người tốt nhưng không thể sống tốt trong một cuộc sống còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính sự thiếu thốn của cuộc sống mà con người trở nên thay ñổi, không còn là con người của trước kia nữa, ñó là chị Ba trong tác phẩm Nước mắt ñàn ông, chị vốn là một con người hiền hậu, lo toan trong cuộc sống, chị chăm sóc chồng và các con mình ăn học. Nhưng chính cuộc sống hạn hẹp, nghèo túng làm thay ñổi cách suy nghĩ trong ñầu của chị, chị mong muốn có nhiều tiền ñể thay ñổi cuộc sống của gia ñình. Chị Ba ñã thuyết phục cũng như bắt buộc con gái của mình lấy chồng Đài Loan ñể có tiền chăm lo cho gia ñình, chị ñã ích kỉ ñối với ñứa con mà chị ñã sinh thành, chị bắt nó phải xa cha mẹ và xa các em của mình ñể ñem lại cuộc sống tốt hơn cho gia ñình bằng những lời nói cảm ñộng, xót xa “làm sao mà con hổng chịu lấy chồng Đài Loan? Có tiền lại ñược sung sướng. “Con ở nhà giầu còn hơn con gái nhà nghèo” bộ con hổng biết sao? Ba con lúc này trở bệnh hoài, nếu không nhờ tiền con gởi về, má cũng không biết phải làm sao. Con nghĩ lại ñi. Ngày mai dì Út ñi trả lời người ta. Con ưng ñi cho gia ñình ñỡ khổ.” [16, tr. 409 – 410]. Không những thế, vì cuộc sống tù túng, nghèo khó ấy mà hình ảnh một người vợ hiền hậu, ñảm ñang, tháo vác của trước kia giờ ñây ñã trở nên gay gắt, tệ bạc, chị mắng luôn cả chồng mình ñể thỏa lòng chịu ñựng cực khổ của chị ñối với anh “ông thì lo gì nữa! Ngồi một chỗ có mưa có nắng ñâu. Tui cực khổ như con trâu già kéo cày không nổi cũng nuốt nước mắt mà chịu. Nó mà lấy chồng ở xẻo dơi nầy thì cũng giống như tui thôi, rồi cũng một ñời.” [16, tr. 412]. Qua ñó cho thấy rằng, chị là người vợ, người mẹ thiếu trách nhiệm, vì tiền bạc mà bán rẻ con gái của mình, vì tiền bạc mà chị xúc phạm ñến cả chồng của mình. Trong tác phẩm Hạnh phúc thật gần cũng thể hiện sự tha hóa của con người, chính cuộc sống nghèo túng mà con người trở nên thay ñổi, cuộc sống ngột ngạt, phức 47 tạp hơn. Nhưng con người ở ñây ñã nhìn nhận ra sự tha hóa của mình ñể trở về với cuộc sống hạnh phúc gia ñình bên người chồng và những ñứa con ngây thơ của mình. Đó là một gia ñình sống trong nghèo khổ, thiếu trước, hụt sau, người chồng làm việc cật lực, không biết mỏi mệt ñể ñem ñồng tiền về cho gia ñình, còn người vợ thì chán ngán cuộc sống nghèo ñói, không có ñủ tiền ñể xoay sở, trang trải cuộc sống gia ñình. Rồi chị ñâm ra gay gắt, nạt nộ chồng con. Người chồng có thể nói là nạn nhân lớn nhất cho sự túng thiếu, nghèo khổ ấy, anh bị vợ bắt nạt không thương tiếc “bộ ñui sao không thấy ca ấm nước của con nhỏ. Khăn ñó của mấy người sao? Mình ñầy lang ben, ñụng khăn ai cũng chụp ñặng lây cho cả nhà à!” [18]. Không những thế, những ñồng tiền mà anh kiếm ñược lại ñưa cho vợ giữ hết, nhưng rốt cuộc anh lại bị những lời chửi mắng của chị “sao hôm qua nói không còn một ñồng, bữa nay lại có, giựt tiền của ai? [18]. Chính cuộc sống nghèo khổ ấy mà chị ñâm ra chán ngán cuộc sống, rồi chị quyết ñịnh ñi làm trong quán nhậu ñể ñem thu nhập về trong gia ñình, chị không thể sống trong cảnh sống không no ñủ như thế này “Tôi ñi kiếm việc làm. Ở nhà trông vô mấy ñồng lương chết ñối của anh, tôi chịu hết nổi rồi”. [18]. Kể từ ñó, chị càng ngày trở nên sa ñọa hơn, chị say trong men của rượu, bia. Chị ñi với người ñàn ông khác vào mỗi buổi tối, chị muốn thay ñổi cuộc ñời khổ cực của mình, chị chẳng nghĩ gì ñến chồng con, thậm chí chị thay ñổi ñến mức chấp nhận ñi vào nhà nghỉ với người ñàn ông khác khi ñược tận hưởng những lời nói ngon ngọt “cái nhan sắc mặn mòi của chị, của người ñàn bà vừa bước qua tuổi ba mươi ñã làm gã ñộng lòng. Biết chị không phải gái làng chơi mà vì hoàn cảnh nên mới ñi làm việc này, gã quang lưới. Mấy lần mời chị ñi ăn khuya. Mấy lần ñưa về ñể tạo thiện cảm, chị ñã xiêu lòng. Chị cứ nghĩ gã tốt, thấy hoàn cảnh nghèo của chị mà thương. Và ñêm nào chị cũng ñi ăn với gã. Đêm nay, gã ñem ñến một gói quà gồm mấy bộ ñồ ñắt tiền và một số mỹ phẩm. Gã xin cho chị nghĩ sớm và cùng ñi ăn. Xong gã ñưa chị ñến một nhà nghĩ vùng ngoại ô.” [18]. Chính cuộc sống ñã làm thay ñổi con người của chị, nhưng chuyện ấy chẳng ñược như ý muốn của chị, chị bị người vợ của gã ñánh ghen, chị nhận lấy một trận ñòn tơi bời cho sự giành giật chồng của người khác. Từ ñó cho thấy rằng, chị là người thiếu trách nhiệm với chồng con, sống ích kỉ, bội bạc. Tuy nhiên, con người chị ñã thay ñổi, nhưng cuối cùng chị cũng nhận ra những việc làm sai trái của mình và làm lại cuộc ñời. Qua ñó, ta thấy rõ hạnh phúc gia ñình cần phải có sự hi sinh, quan tâm, chia 48 sẻ ñể cùng nhau hướng ñến cuộc sống tốt ñẹp, ñừng vì sự khó khăn trước mắt mà ñỗ lỗi và ñưa ñẩy trách nhiệm cho người khác. Từ ñó, ta thấy rằng, con người tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy là những con người vốn là người có phẩm chất lương thiện, nhưng vì cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn nên họ trở nên tha hóa, rồi ñưa ñến cho mình một kết cục thật ñáng thương. Bên cạnh ñó, những con người tha hóa ấy còn có một kết cục tốt, họ ñã biết nhìn nhận, sửa ñổi, cố gắng làm lại cuộc ñời ñể có cuộc sống tốt ñẹp hơn. Qua ñó, Trầm Nguyên Ý Anh muốn nói rằng, trong cuộc sống này không phải con người bị tha hóa, bị thay ñổi ñều là những kẻ ñộc ác, xấu xa mà ñâu ñó còn là những con người có phẩm chất tốt ñẹp, vì cuộc sống thiếu thốn nên họ phải làm như vậy ñể chăm lo cho gia ñình, sâu thẳm trong lòng họ vẫn một lòng hướng thiện. Đồng thời, tác giả hết sức cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh, những số phận bị rơi vào khó khăn, tác giả mong muốn hãy cho những con người ấy một cơ hội ñể làm lại từ ñầu, hãy ñứng lên vì cuộc sống này cần có bạn. Sự tha hóa con người trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh là những con người tha hóa do sự cám dỗ của lòng tham, danh vọng, ích kỉ, do sự ñố kị, ghen ghét, thù hằn và sự tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy. Chính vì cuộc sống, vì ñồng tiền mà con người trở nên thay ñổi, không còn bản chất của con người nữa. Sự tha hóa ấy cũng là một trong những nguyên nhân làm ñổ vỡ mỗi quan hệ giữa người với người, giữa ông bà, cha me, anh chị em trong gia ñình với nhau, nó càng làm cho những mối quan hệ ấy thêm phức tạp, con người xa lánh nhau hơn. Trầm Nguyên Ý Anh ñã vạch trần bộ mặt tha hóa của con người, ñồng thời, lên án, phê phán mạnh mẽ sự tha hóa ấy. Ngoài ra, tác giả cũng cảm thông, chia sẻ những con người vì cuộc sống mà trở nên tha hóa, mong muốn họ ñứng lên, nhìn nhận lại cuộc sống ñể làm lại cuộc ñời của mình. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể hiện dưới hai cái nhìn trái ngược nhau, ñó là con người sống lương thiện và con người tha hóa. Con người sống lương thiện trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh là những con người có phẩm chất tốt ñẹp, họ sống vị tha, ñùm bọc, cưu mang lẫn nhau, họ là những con người có cuộc sống nghèo khổ, làm lụn cực nhọc nhưng cố vươn lên và mong ước có cuộc sống tốt ñẹp. Con người tha hóa trong truyện ngắn của tác giả là những con người sống tham lam, ích kỉ, chạy theo danh vọng, họ luôn ñố kị, ghen ghét thù hằn nhau, ñấu tranh loại trừ lẫn nhau trong cuộc sống. Trong con người 49 tha hóa của truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh vẫn còn có những con người có phẩm chất tốt, vì cuộc sống mà họ trở nên thay ñổi, nhưng trong lòng họ luôn có tấm lòng hướng thiện. Qua ñó, Trầm Nguyên Ý Anh luôn bênh vực, cảm thông và sẻ chia với những số phận bất hạnh, nghèo khổ trong cuộc sống, tác giả ngợi ca những phẩm chất tốt ñẹp trong con người của họ, trong tận cùng khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn ñứng lên ñể sống tốt. Ngoài ra, Trầm Nguyên Ý Anh lên án, phê phán những con người sống tha hóa, buông thả, thay ñổi bản chất ñạo ñức của mình. Tác giả mong muốn những con người tha hóa ấy hãy nhìn nhận lại bản thân, hãy sữa ñổi ñể có cuộc sống tốt ñẹp hơn. 50 CHƯƠNG 3: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦM NGUYÊN Ý ANH 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình nhân vật Hình dáng bên ngoài của nhân vật sẽ góp phần nói lên ñược bản chất của con người, nó ñược ông cha ñúc kết trong câu nói “nhìn mặt ñặt tên”. Hầu như những việc làm, hành ñộng, tác phong ñều bộc lộ qua hình dáng bên ngoài của con người. Người ta có ñược thiện cảm, tin tưởng, gần gũi hay không cũng xuất phát từ ngoại hình bên ngoài của con người. Do ñó, trong mỗi trang viết của các tác giả không thể thiếu việc xây dựng ngoại hình của nhân vật. Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, việc xây dựng ngoại hình nhân vật chưa ñược tác giả xem như trọng yếu, hầu hết những nhân vật trong tác phẩm ñược miêu tả với những ñường nét ñơn giản, không cầu kì, phức tạp. Tác giả thường tập trung vào việc xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ, hành ñộng. Tuy nhiên Trầm Nguyên Ý Anh cũng cố gắng xây dựng những nhân vật của mình với những ñặc ñiểm ngoại hình khác nhau mang những dấu hiệu ñặc trưng tính cách của từng loại người. Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, việc xây dựng ngoại hình nhân vật tập trung vào hai tuyến nhân vật, ñó là ngoại hình của con người lương thiện với những hình dáng, diện mạo bình dị, mộc mạc, không cầu kì, phức tạp. Đó còn là ngoại hình của những người dân lao ñộng, những con người hiền từ, nhân ñức và ngoại hình của con người bất hạnh trong cuộc sống. Con người tha hóa trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ít ñược khai thác, hầu hết những nhân vật này tác giả tập trung xây dựng qua hành ñộng, ngôn ngữ. Tuy nhiên, tác giả cũng phần nào cho thấy ñược diện mạo thô kệch, xấu xí, dị dạng của những con người tha hóa. 3.1.1. Ngoại hình của người lương thiện Ngoại hình nhân vật ñược miêu tả với những nét bình dị, mộc mạc, mang bản chất của người dân Nam Bộ trong tác phẩm ñược Trần Nguyên Ý Anh thể hiện qua những chi tiết hết sức bình thường. Đó là người chủ quán với ñường nét duyên dáng “Chủ quán là một người ñàn bà góa có chút nhan sắc, thứ nhan sắc mặn mòi của người lao ñộng và cái duyên của một ñóa hồng.” (Đất dung thân) [16, tr. 319]. Hay chỉ việc miêu tả ñôi mắt thôi mà cũng ñã nói lên ñược cái duyên dáng của người con gái “cái con nhỏ Trâm ñen ñủi nhưng rất dễ thương. Nó có ñôi mắt ñẹp mà thằng bạn trai 51 mười tuổi không biết nói làm sao ñể tả hết cái ñẹp ñó.” (Đất dung thân) [16, tr. 324]. Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, ngoại hình nhân vật ñược miêu tả với những ñường nét tự nhiên, không pha tạp với son phấn. Dù vậy, hình dáng ấy cũng toát lên ñược vẻ ñẹp của người con gái “Cô gái có gương mặt thanh tú với chiếc mũi dài và kín. Hai làn môi ñỏ hồng dù cô chẳng làm ñẹp bằng chút son môi. Gương mặt ñượm buồn.” (Trở về cõi tục) [16, tr. 374]. Việc miêu tả như thế cũng ñã cho thấy ñược cô gái ñang có tâm trạng trong lòng mà chưa thể nói nên lời. Nét ñẹp tự nhiên của người con gái miền quê cũng ñược tác giả khắc họa với những ñường nét xinh xắn, không kém gì so với những người con gái thành thị “Con Mến tuy nhà nghèo nhưng cũng coi ñược lắm: da trắng trẻo, dáng thon thả.” (Nước mắt ñàn ông) [16, tr. 404]. Út Son trong tác phẩm Kiếp nhân sinh cũng ñược khắc họa với diện mạo xinh ñẹp mà ai cũng phải quý mến, ñó là nét ñẹp từ làn da ñến ñôi mắt và làn môi “Út Son mà ai nhìn cũng phải thầm ghen ghét. Dường như mọi cái ñẹp, tạo hóa ñã dồn hết cho cô. Từ làn da trắng mịn ñến ñôi mắt, làn môi ñều thể hiện một nét tôn quý. Còn giọng nói thì trong thuyết phục người nghe.” [16, tr. 396]. Ngoại hình của người dân lao ñộng trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñược khắc họa với những ñường nét bình thường, giản dị mang bản chất của người dân Nam Bộ. Từ ngoại hình, chẳng hạn như: cách ăn mặc, diện mạo, tác phong… cho thấy ñược sự chân chất, mặn mà của con người nơi ñây. Đồng thời qua ñó, cũng cho thấy ñược tính cách ôn hòa, giản dị của nhân vật trong cuộc sống. Bên cạnh việc xây dựng ngoại hình nhân vật với những nét bình thường, giản dị của con người, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn xây dựng ngoại hình nhân vật với những nét hiền từ, nhân ñức. Việc xây dựng ngoại hình như thế cho thấy ñược bản chất nhân hậu, tấm lòng vị tha của họ trong cuộc sống, qua ñó, cũng toát lên ñược vẻ ñẹp hồn nhiên, chân chất của nhân vật. Ngoại hình của Sư Tuệ Giác trong tác phẩm Trở về cõi tục ñã cho thấy ñược phẩm chất ñức ñộ, cao quý của một nhà sư “Gương mặt ông tỏa sáng nét an nhiên của một bậc giác ngộ. Đôi mày trắng muốt trên gương mặt hồng hào và ñôi mắt tinh anh.” [16, tr. 384]. Từ những chi tiết như: gương mặt tỏa sáng, ñôi mày trắng muốt và ñôi mắt tinh anh ñã cho thấy ñược sự hiền từ, nhân ñức, tấm lòng lương thiện của nhân vật. Hạnh trong tác phẩm Lẽ vô thường cũng ñược khắc họa với những nét bình thản, an nhiên của người ñã vứt khỏi nợ nhân sinh, hình ảnh ñó ñược hiện ra với những chi tiết như: mái tóc, gương mặt,... “Mái tóc 52 ñen tuyền như một dòng suối ñược xổ tung ra. Gương mặt thiếu phụ không còn lộ vẻ buồn vui. Đó là gương mặt ñã không còn chứa ñựng cái lục dục, thất tình của nhân sinh. Một sự chấm dứt ñau khổ và hạnh phúc.” [16, tr. 308]. Qua ñó cũng ñã làm nổi bật lên tính cách, phẩm chất của các Hạnh, ñó là người hiền từ, lương thiện, không vướng nợ ñời, ñó còn là sự an nhiên, tự tại, mang phẩm chất cao quý của những ñã thoát khởi nợ nhân sinh. Ngoại hình với những nét hồn nhiên ñược tác giả thể hiện qua những chi tiết bình thường, giản dị của nhân vật. Có thể nói những chi tiết như: tóc, gương mặt, ánh mắt tuy ñược tác giả miêu tả nhiều lần cho các nhân vật của mình, nhưng sâu sắc, tinh tế không nhàm chán. Đối với người lớn, Trầm Nguyên Ý Anh miêu tả mái tóc “ñen tuyền”, gương mặt thì “tỏa sáng, an nhiên”, con mắt thì “tinh anh”,… Đối với trẻ em thì khác, tác giả miêu tả tóc “chỏm trái ñào”, gương mặt “khôi ngô”, con mắt thì “tròn to, ñen nhánh”,… Trong tác phẩm Trở về cõi tục, ñứa bé ñược miêu tả với những chi tiết thật dễ thương, hồn nhiên mà chỉ ở trẻ em mới có “Đứa bé chừng năm tuổi, tóc ñể chỏm trái ñào. Gương mặt khôi ngô với ñôi mắt to tròn thật linh lợi. Bộ quần áo nâu của nhà chùa không làm nó xấu ñi chút nào.” [16, tr. 372]. Hay Mưa trong tác phẩm Đỗ Như Mưa cũng ñược miêu tả với hình ảnh dễ thương, duyên dáng với những chi tiết ánh mắt xinh ñẹp, má lún ñồng tiền:“Mưa có ñôi mắt to tròn, ñen nhánh – một ñôi mắt biết cười. Mưa chỉ có một cái lún ñồng tiền bên trái mà khi cười, mới hiện rõ.” [21]. Qua ñó ñã cho thấy ñược những ñức tính hồn nhiên, thơ ngây của nhân vật. Bên cạnh ñó, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn khắc họa ngoại hình của những con người bất hạnh trong cuộc sống. Đó là những con người có số phận nghiệt ngã, ñau thương trong cuộc sống. Chẳng hạn như Tư Thòi Lòi trong tác phẩm Đồng tiền không ñổ mồ hôi là một ñứa trẻ lang thang, không cha không mẹ nên cuộc ñời của nó chẳng có tươi sáng gì, nhìn bộ dạng bên ngoài của Tư Thòi Lòi cũng ñủ ñể biết ñược số phận hẩm hiu của nó “Tư Thòi Lòi cười toét miệng, cái miệng ñã sún mất hai cái răng cửa, nhìn như khung cửa sổ bị mất mấy chấn song.” [16, tr. 281]. Số phận nghiệt ngã của nó ñược tiếp tục thể hiện qua diện mạo bên ngoài của nó “Thằng Tư Thòi Lòi cũng không thiệt tánh, dường như bị ảnh hưởng chất ñộc gì ñó trong chiến tranh. Hai con mắt nó hơi lồi ra và cái ñầu cũng lớn hơn bình thường một chút.” [16, tr. 283]. Điều ñó ñã cho thấy ñược số phận bất hạnh và nghiệt ngã của nhân 53 vật trong cuộc sống. Chiến tranh ñã qua ñi, nhưng nỗi ñau về thể xác và tâm hồn của ñứa trẻ vẫn còn ñó. Số phận nghiệt ngã, bất hạnh còn ñược thể hiện qua Nghĩa trong tác phẩm Đứa con hoang. Nghĩa bị người mẹ ñối xử ñộc ác, tàn nhẫn. Nhìn hình dáng bên ngoài của Nghĩa thôi thì cũng thấy ñược số phận của Nghĩa và sự ñộc ác tàn bạo của người mẹ ñối với Nghĩa “Thằng Tâm là ñứa nhỏ, mặt mũi sáng sủa ñẹp trai, da trắng như con gái. Còn thằng Nghĩa, mới nhìn nó, người ta ñã thấy “có vấn ñề” rồi. Nó có cái ñầu lớn hơn bình thường một chút, tay chân nó ốm tong teo. Chỉ ñôi mắt xa xăm… Xa xăm như cái quá khứ không lấy gì sáng sủa của má nó.” [16, tr. 437]. Ngoại hình của Nghĩa ñã cho thấy ñược sự cô ñơn, lẻ lôi của Nghĩa trong gia ñình, ñó còn là nỗi ñau về thể xác lẫn tâm hồn của Nghĩa trước sự nanh ác của người mẹ cay ñộc, tàn nhẫn. Số phận nghiệt ngã, ñau thương ñó ñược cộng với ngoại hình của nhân vật với những chi tiết khác thường ñiều ñó cũng thể thể hiện sự mất mát, ñau thương của con người bất hạnh trong cuộc sống. Từ ngoại hình của người lương thiện ta có thể thấy ñược bản chất, nhân phẩm, số phận của nhân vật. Đó là những bản chất tốt ñẹp, hồn nhiên, cao quý, tuy nhiên họ còn là những con người bất hạnh trong cuộc sống. 3.1.2. Ngoại hình của người tha hóa Bên cạnh xây dựng ngoại hình của người lương thiện, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn xây dựng ngoại hình của người tha hóa. Ngoại hình của ngươi tha hóa chưa ñược tác giả xây dựng sâu sắc. Như ñã nói, tác giả tập trung chủ yếu xây dựng nhân vật tha hóa thông qua hành ñộng, tâm lí nhân vật. Tuy nhiên, việc xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình cũng nói lên ñược sự quan tâm của tác giả trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. Khác với con người lương thiện, con người tha hóa trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh là những con người có diện mạo xấu xí, thô kệch, dị dạng. Diện mạo của con người tha hóa còn ñược thể hiện qua cách ăn mặc trưng diện kiểu cách. Ngoại hình của họ tương ứng với tính cách, công việc của họ. Chẳng hạn như khi miêu tả ngoại hình của Tám Hung trong tác phẩm Nhà từ thiện, ngoại hình của Tám Hung ñã cho thấy ñược công việc của Tám Hung ñang làm chẳng có lương thiện gì “Thật ra, y cũng muốn ốm bớt ñi một chút ñể cái thân hình nung nứt dư dả của y ñừng chõi lại công việc y ñang làm.” [16, tr. 417]. Từ “cái thân hình nung nứt dư dả” cũng nói lên ñược diện mạo xấu xí, thô kệch của Tám Hung, ñồng thời cái thân hình ñó cũng gắn liền với bản chất tham lam, lừa lọc của y. Bên cạnh ngoại hình 54 của kẻ tham lam, lọc lừa, trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh còn xuất hiện ngoại hình của kẻ “mua bán” thể xác con người. Đối với con người này, tác giả miêu tả ngoại hình với những ñường nét xấu xí, dị dạng, dù cho mặc y phục lịch sự ñể toát lên ñược sự giả dối của họ “Cho ñến khi chú rể xuất hiện, Mến ñã giật thót mình. Chồng của nó ñây sao? Đó là một người ñàn ông dị dạng, thấp lè tè với cái ñầu lớn ơi là lớn. Y cũng mặc veston, cũng giầy tây… nhưng gương mặt lại ngô nghê như gương mặt của một ñứa trẻ.” [16, tr. 415]. Với ngoại hình ñó ñã cho thấy ñược tính chất giả dối của việc hôn nhân ngoại quốc “treo ñầu dê bán thịt chó”, ñồng thời ñó cũng là ngoại hình của con người giả dối, xấu xa. Qua hình dáng bên ngoài của hai nhân vật trên, Trầm Nguyên Ý Anh không những vạch trần bộ mặt của những kẻ gian dối, lừa bịp người khác mà còn lên án, phê phán ñối với con người có tâm ñịa ñộc ác, xấu xa ñó. Từ cách ăn mặc, trang phục cũng cho thấy rõ tính cách, phẩm chất của con người, ñiều ñó ñược thể hiện qua Liễu trong tác phẩm Đứa con hoang. Liễu không ngần ngại ăn mặc hở hang, kiểu cách “Con Liễu bữa nay diện kĩ lắm. Nó mặc cái áo bà ba bằng vải soa mầu hồng phấn may cổ lá trầu, cổ áo khoét hơi rộng. Nó có nước da trắng lại nổi trên màu hồng của áo, thiệt tình, ai thấy cũng muốn dòm một cái.” [16, tr. 438]. Qua ñó cũng thể hiện ñược bản chất của Liễu, một người con gái thích trưng diện cho hình dáng của mình mà làm mất ñi vẻ ñẹp vốn có của người con gái. Điều ñó cũng cho thấy ñược tính ñanh ñá, lẳng lơ của Liễu. Tuy không xây dựng sâu sắc ngoại hình nhân vật, nhưng Trầm Nguyên Ý Anh cũng ñã cho thấy sự quan tâm của tác giả ñối với ngoại hình nhân vật. Xây dựng ngoại hình nhân vật ñã ñược tác giả phân ra hai tuyến nhân vật rạch ròi không nhầm lẫn, ñó là ngoại hình ngoại hình của con người lương thiện và của con người tha hóa. Đối với mỗi hạng người Trầm Nguyên Ý Anh ñều có cách thể hiện riêng, tất cả nhằm toát lên ñược tính cách và bản chất nhân vật. 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành ñộng nhân vật Đi vào nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành ñộng nhân vật sẽ thấy ñược những việc làm của từng nhân vật, ñể từ ñó chúng ta phát hiện ra những suy nghĩ, tình cảm, tính cách, phẩm chất của từng nhân vật trong từng truyện ngắn của tác giả. Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, hành ñộng nhân vật ñược phân theo hai tuyến nhân vật rạch ròi, ñó là con người lương thiện và con người tha hóa. Con người lương thiện thì hành ñộng giúp ñỡ, hi sinh vì người khác, họ có những phẩm chất ñạo ñức tốt 55 ñẹp, họ dám chống lại cái xấu, cái ác trong xã hội. Con người tha hóa là những con người có hành ñộng ích kỉ, tham lam, họ ñộc ác với người khác kể cả người thân của mình. 3.2.1. Hành ñộng của người lương thiện Con người lương thiện trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh là những con người có số phận nghèo khó, nhưng họ có những hành ñộng cao cả mà những người giàu trong xã hội ít khi làm ñược. Hành ñộng giúp ñỡ, ñùm bọc và hi sinh vì người khác thường xuất hiện trong truyện ngắn của tác giả. Đó là sự hi sinh bản thân mình ñể ñem lại miếng ăn cho gia ñình của Sáu Khưng (Đồng tiền không ñổ mồ hôi). Chị sẵn sàng làm một cái nghề mà xã hội thường không tiếc lời khinh rẻ, nhưng vì cuộc sống chị phải chấp nhận việc làm ấy như một việc làm thường ngày của chị “Từ khi bị cưỡng hiếp mất ñi ñời con gái rồi mấy mươi năm làm nghề bán trôn nuôi miệng, nuôi em, chị vẫn coi nó là công việc, một thứ công việc ñàng hoàng không chiếm ñoạt hay gạt gẫm ai.” [16, tr. 282]. Bên cạnh ñó, chị sẵn sàng cưu mang một ñứa trẻ và hết lòng chăm sóc nhiệt tình cho nó “Sáu Khưng không còn hồn vía gì nữa. Chị rờ nó nóng muốn phỏng tay mà nó kêu lạnh. Hay là nó bị sốt rét rồi. Chị xốc nó dậy, cõng trên lưng. Vừa ra tới cửa, chị lại quay vô dở lư hương bàn thờ ba chị lấy mấy tờ giấy bạc ñược xếp cẩn thận. Đó là tiền ñể dành tết này mua vải may áo cho má chị với thằng Tư. Băng qua con hẻm dài, ra tới ñường lớn. Hai dãy phố vắng tanh. Chị cắm ñầu bước mau với hết sức mình.” [16, tr. 284]. Hành ñộng lúng túng, hoảng hốt của Sáu Khưng khi chứng kiến ñứa trẻ bị bệnh ñã cho thấy ñược chị là một người sống có trách nhiệm, yêu thương, săn sóc và giúp ñỡ người khác như người thân của mình. Điều ñó cũng thể hiện sự ñùm bọc, cưu mang những số phận ñáng thương, tội nghiệp của Sáu Khưng. Hành ñộng của người ñàn ông trong tác phẩm Đất dung thân, tuy không quen biết người chủ quán, nhưng khi cần sự giúp ñỡ thì anh hết lòng giúp ñỡ mà không một chút ñắn ño hay vụ lợi “Anh bảo chị tìm cho anh cái cưa, cái kéo rồi với một mớ thùng giấy cũ và cái tháo vác của người ñàn ông, anh ñã giúp chị bịt kín chỗ dột.” [16, tr. 324]. Từ ñó người ñàn ông này luôn ñến ñể giúp ñỡ người chủ quán. Hành ñộng của người ñàn ông ñã cho thấy phần nào ñược tính cách và con người của anh, anh là một người tốt bụng, luôn quan tâm và giúp ñỡ người khác mà không một chút vụ lợi, toan tính. 56 Hành ñộng của ông Hoạch trong tác phẩm Cũng một kiếp người cũng ñã cho thấy ñược bản chất của một con người tốt bụng, có tấm lòng vị tha. Chẳng những ông không la mắng, ñánh ñập kẻ ñã trộm vịt của mình mà ông còn ñối xử tử tế với hắn “Gã nhìn ông, ñịnh nói rồi lại thôi. Lát sau, gã lên tiếng: - Ông cho con xin ñiếu thuốc! Ông vấn rồi ñốt cho gã. Gã phì phèo ñiếu thuốc trên môi. Khói thuốc làm cay mắt gã. Ông lấy ñiếu thuốc ra môi gã rồi hỏi lại; - Ở ñâu mà lạ hoắc? Gặp qua, chứ gặp tụi nó nãy giờ mềm xương rồi.” [16, tr. 338]. Không những ñối xử tử tế với kẻ trộm, ông còn bỏ qua, tha thứ cho hắn ñể hắn ñược về với vợ con “Bây giờ, qua cởi trói tha cho ñi. Về ráng kiếm cách làm ăn. Có khó khăn qua thì nói với cô bác người ta tìm cách giúp cho. Chớ ăn trộm ñược một lần thì cả ñời mang tiếng xấu. Bằng như người ta bắt ñược, còn khổ hơn nữa”. [16, tr. 350]. Với những lời nói nhã nhận, từ tốn khuyên nhủ kẻ trộm sống tốt càng làm bộc lộ rõ ñược ñược phẩm chất tốt bụng của ông Hoạch. Hành ñộng cao cả của ông Hoạch không chỉ dừng ở ñó, ông còn giúp cho kẻ trộm ñó bằng tiền bạc ñể hắn trở thành người tốt “ông nói xong, móc từ trong túi áo bà ba ít tiền dúi vào tay gã.” [16, tr. 350]. Hành ñộng của ông Hoạch cho thấy ñược ông là một người sống vị tha, sẵn sàng bỏ qua và giúp ñỡ người khác khi cần. Đó là ñức tính nhân từ và sự phóng khoáng, bao dung của ông ñã dành cho người khác. Bên cạnh những nhân vật hành ñộng với những việc làm vị tha, luôn giúp ñỡ, lo lắng cho người khác còn là những nhân vật hành ñộng cam chịu, nhẫn nhịn ñể tiếp tục cuộc sống. Người ñàn bà trong tác phẩm Đất dung thân là một người vợ hiền lành, nhưng bị người cha ép phải lấy người chồng nát rượu, rồi cuộc ñời của chị chôn vùi tại ñây, chị chịu ñựng trước sự thô kệch, mắng chửi của người chồng mà không một chút thương xót “có khi ñang trong cuộc nhậu, gã cao hứng gọi chị ra và chị phải uống, phải ăn theo yêu cầu của gã trước mặt những thằng bạn trời ñánh của mình. Chị phẫn ức vô cùng nhưng vẫn cam tâm chịu ñựng. Nói ra chỉ làm mẹ buồn.” [16, tr. 321]. Tâm trạng phẫn ức nhưng chị vẫn cam tâm chịu ñựng ñã cho thấy ñược sự sự nhẫn nhịn, cam chịu của người vợ ñối với người chồng ñể gia ñình êm ấm. Đó còn là sự chịu ñựng của thân xác trước ñòn roi của người chồng nát rượu, chị sống với chồng mà không một ngày yên ổn “ba năm sống trong ñịa ngục. Nhiều lần chị bi ñánh ñập vì không vừa ý chồng. Hai lần sảy thai và cuối cùng chị cũng sanh ñược một ñứa con gái 57 ốm yếu, quặn quẹo.” [16, tr. 321]. Chị là trong số những người vợ ñau khổ trong bạo lực gia ñình, mà chồng cô là kẻ vũ phu. Qua hành ñộng nhẫn nhịn, cam chịu ấy có thể thấy rằng chị là người phụ nữ bất hạnh trong hôn nhân, gia ñình. Bên cạnh hành ñộng của người luôn giúp ñỡ, vị tha, hi sinh vì người khác và hành ñộng nhẫn nhịn, cam chịu, trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh còn xuất hiện những nhân vật có hành ñộng chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội. Đây là một trong những phẩm chất của người dân Nam Bộ, họ luôn kiên quyết ñấu tranh, ñứng lên phê phán những cái xấu, cái ác trong xã hội. Hoạch trong truyện ngắn Cũng một kiếp người, ñược xây dựng với những hành ñộng dám ñối ñầu với cái xấu xa, ñê hèn trong xã hội. Tâm lí bức xúc trước kẻ xấu xa ñã cho thấy Hoạch là người “trừ bạo, diệt gian”, dám ñương ñầu và ñấu tranh với cái xấu xa, ñộc ác trong xã hội. Và khi biết ñược tường tận sự thật kẻ ñã lấy ñi ñời con gái của vợ mình là thằng Cường, con Hương quản Chu, một thế lực to lớn mà ai cũng phải kính nể, nhưng ñối với Hoạch thì ñó chỉ là những tên xấu xa, ñê hèn trong xã hội. Anh ñã dùng cả sức lực của mình ñể bắt kẻ ñã làm hại ñời vợ anh phải trả giá “vòng dây buộc thúc ké hai cánh tay của thằng Hoạch vẫn chưa ñược thít chặt lại. Nó vừa nghe thằng Cường nói gì? Nó chợt hiểu ra tất cả. Rồi bằng hết lòng căm phẫn, nó bứt ñứt dây ra, xông tới. Hai bàn tay như hai cái gọng kềm bằng thép bổ tới bóp mạnh vào cổ con quỷ dữ ñã chiếm ñoạt ñời con gái của vợ nó. Nó cứ xiết… xiết mạnh. Thằng Cường vùng vẫy tuyệt vọng, ú ớ… u ơ.” [16, tr. 345]. Hành ñộng ñó cho thấy ñược Hoạch là người nóng nảy, thiếu bình tĩnh ñể giải quyết sự việc, anh ñã phản kháng cực ñoan, ñiều ñó cũng xuất phát từ lòng ñấu tranh với cái xấu xa, ñê hèn trong xã hội. Hành ñộng của nhân vật trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh gắn liền với tính cách của người dân Nam Bộ, bộc trực, thẳng thắng, có ơn ñền ơn, có oán phải trả. Đó là ông Nhâm trong tác phẩm Ánh Mắt, tuy ông là người hiền lành, chân chất, luôn nhịn nhục trước chủ nhà ñể sống những ngày tháng yên ổn, nhưng càng nhịn thì người chủ nhà ñược nước lấn tới. Ông càng căm phẫn, ñau ñớn hơn khi người chủ nhà ức hiếp ñứa con của mình, dường như sức chịu dựng của con người có giới hạn, và một khi giới hạn ñã không còn nữa thì con người phải vùng dậy ñể ñấu tranh cho quyền cá nhân của mình. Ông Nhâm không thể nhẫn nhịn người chủ nhà ñó ñược nữa, ông dùng cả sức lực của mình ñể lấy lại công bằng cho ñứa con của mình: “- Anh có thấy con nhỏ lấy tiền không? Ai véo mặt con tôi tới như vầy? 58 Tay chủ nhà còn ậm ờ chưa trả lời ñã nhận một quả ñấm như trời giáng vào giữa mặt. Máu từ trong mũi chảy ra, y lảo ñảo ngã ngửa vô vách nhà. Ông Nhâm gằn từng tiếng một: - Vợ chồng tôi phải nhịn anh ñể sống tạm sống nhờ nuôi con. Anh ñối xử với tụi tôi sao tôi cũng nhịn. Nhưng nếu anh còn ñụng ñến con tôi, anh liệu hồn. [16, tr. 354]. Tâm trạng phẫn nộ, bức xúc của ông Nhâm trước việc làm của người chủ nhà càng cho thấy ñược ông là người mạnh mẽ, dám ñấu tranh với xấu xa ñể bảo vệ gia ñình mình. Điều ñó, cũng cho thấy ñược tình thương và ý thức trách nhiệm của ông Nhâm ñối với gia ñình mình rất lo lớn. Bên cạnh ñó, nhiều nhân vật ñược xây dựng với những hành ñộng ñấu tranh, loại trừ cái xấu xa, ñê hèn trong xã hội ñược xây dựng qua nhân vật Ba Thương (Nước mắt ñàn ông), Bảy Nam (Kiếp nhân sinh), Chị Út trong Nghiệp ñời,… Hành ñộng của con người lương thiện luôn mang phẩm chất và những giá trị tốt ñẹp. Bên cạnh ñó, những việc làm của họ ñã cho thấy ñược tính cách, suy nghĩ của họ. Mỗi nhân vật ñược xây dựng với những tính cách, suy nghĩ, phẩm chất khác nhau, nhưng nhìn chung họ có một ñiểm chung ñó là hành ñộng hướng ñến những ñiều tốt ñẹp trong cuộc sống. 3.2.2. Hành ñộng của người tha hóa Bên cạnh hành ñộng của con người lương thiện, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn xuất hiện hành ñộng con người tha hóa. Đó là hành ñộng, việc làm của những con người mang trong mình bản chất tham lam, ích kỉ, ñộc ác, tàn nhẫn và ghen ghét, thù hằn người khác. Từ những hành ñộng, việc làm của những con người tha hóa ấy sẽ cho thấy ñược tính cách, suy nghĩ, bản chất bên trong của họ. Trước tiên ñó hành ñộng của những con người ghen ghét, thù hằn người khác. Đó là những con người vì một chút cám dỗ của vật chất mà họ ñã bị biến chất, biến thành con người khác, hành ñộng của họ không còn mang tính nhân ñạo mà mang tính xấu xa, ấu trĩ. Tiêu biểu như hành ñộng ám hại người vô tội của Tám Hung trong tác phẩm Nhà từ thiện, vì ghen ghét, thù hằn người khác mà người mẹ có thể ñối xử tàn nhẫn của ñứa con do mình rứt ruột sinh ra trong tác phẩm Đứa con hoang, hành ñộng thờ ơ, lạnh lùng của Thân ñối với mẹ ruột của mình (Một chuyến ñò), hành ñộng khôn ngoan, biết lấy lòng người khác ñể ñem lại lợi ích cho bản thân của mình (Nước mắt ñàn ông),… 59 Ghen ghét, thù hằn người khác ñược thể hiện qua hành ñộng ñộc ác của Tám Hung trong tác phẩm Nhà từ thiện. Vì ghen ghét, thù hằn giữa Tám Hung và Hai Hưởng mà Tám Hung ñã làm liên lụy ñến ñứa trẻ vô tội (con Hai Hưởng) ñể thi hành kế trả thù “Hai Hưởng có thằng con trai cũng trạc tuổi con y, tính tình rắn mắc, hay phá phách lối xóm. Nó thường lén leo rào qua vườn Tám Hung trộm trái. Lẽ ra chuyện cũng không lớn lao gì, nhưng hai người ñang thù hằn nhau, Tám Hung nghĩ ra kế ñộc: y lén chạy một ñường dây ñiện chỗ thằng con Hai Hưởng hay leo qua và chờ cơ hội. Y biết Hai Hưởng ñang ngấm ngầm chống ñối y và moi móc những ñường dây làm ăn bất chính của y. Y nghiến răng thề ñộc: “Tao coi mày ñắc ý tới chừng nào. Tao mà làm thì tới trời cũng không biết””. [16, tr. 421 – 422]. Từ tâm trạng bực tức, nóng giận ñến những suy nghĩ, việc làm trái lương tâm của Tám Hung ñã cho thấy ñược hành ñộng của một con người tiểu nhân, hẹp hòi, ñem thù hằn ñể giải quyết mọi chuyện. Đó cũng là hành ñộng vô nhân ñạo mà người ñời hay thường lên án, phê phán. Bên cạnh ñó, hành ñộng tham lam tiền bạc của Tám Hung ñược thể hiện qua những việc làm “khôn ngoan” dụ dỗ, gạt gẫm người khác ñể ñem lại lợi ích cho bản thân mình. Tám Hung là một tên cơ hội, hắn lợi dụng sự tin tưởng, lợi dụng tình cảm của người khác ñể vơ vét, lừa lọc người khác. Tất cả bản chất tham lam, ñen tối ñược bộc lộ qua những việc làm của Tám Hung “Tám Hung ñi sâu “tình cảm” với những người dân chất phác ñó, y ăn uống, qua lại, nhậu nhẹt với họ và bỏ tiền ra như một người tốt bụng, những lúc họ gặp chuyện và ñến khi nợ ñã nhiều, không còn khả năng trả, y lại “tội nghiệp” mà mua ñất giùm. Vậy là trong vòng mười năm từ một nền nhà 120 m2 Tám Hung ñã sở hữu hơn năm mươi miếng ñất lớn có, nhỏ có. Ai cần, y bán. Ai bán, y mua. Mua rẻ, bán ñắt và tiền cứ tha hồ chảy vào nhà y như nước lũ.” [16, tr. 420 – 421]. Với những tính toán “khôn ngoan”, biết lấy lòng người khác bằng những thủ ñoạn dối trá của mình ñã giúp Tám Hung mau thăng tiến trên con ñường giàu có. Tất cả ñiều ñó, ñược thể hiện qua những lời nói tưởng như hiền từ, nhân ñạo, nhưng bên trong lại là sự toan tính chu ñáo của Tám Hung ñể bòn rút tiền bạc người khác. Bản chất tham lam của Tám Hung còn ñược biểu hiện những việc làm ñầy mưu mô, xảo quyệt của hắn. Tám Hung còn dùng thủ ñoạn lừa bịp người khác bằng cách ñi làm “từ thiện”. Hai chữ “từ thiện” ñược hắn làm mất ñi cái nghĩa vốn có của nó “Làm từ thiện ñược một thời gian. Y phát hiện ra ñây là một nghề “hái ra tiền”. Vậy là y tích cực hơn. Y nhanh nhẩu tìm kiếm những hoàn cảnh khó khăn rồi tìm cách ñưa lên 60 truyền hình.” [16, tr. 419]. Việc làm của Tám Hung ñã cho thấy ñược Tám Hung là một con người cơ hội, giả dối, sống gạt gẫm trên mồ hôi nước mắt của người khác ñể thỏa mãn những khao khát của bản thân mình. Đó cũng là tính cách, suy nghĩ của những con người tham lam, ích kỉ sống trên thể thể xác của người khác. Lòng ghen ghét, thù hằn còn ñược thể hiện qua người mẹ vô trách nhiệm với con mình trong tác phẩm Đứa con hoang. Liễu ñã sinh con mình ra mà lại không có trách nhiệm ñã ñành, mặc khác, Liễu còn hành hạ, ñối xử thậm tệ với ñứa con này. Đó cũng là do sự nung nấu lòng ghen ghét, thù hận của Liễu với người ñã ngân cản tình yêu của Liễu. Chỉ vì do lỗi ở người lớn mà Liễu ñã làm tổn thương tình cảm của người mẹ ñối với ñứa con do mình rứt ruột sinh ra. Hành ñộng của Liễu là hành ñộng mà xã hội không ngớt những lời lên tiếng phê phán “Nó rụt rè “Má cho con chút cơm nữa, mặn quá!” Người mẹ trừng mắt nhìn nó, cái nhìn lạnh tanh. Rồi ả xúc nửa vá cơm ép vào tô cơm ñã ñầy có ngọn “Lộn xộn quá! Bữa nào cũng kiếm chuyện, có cho mầy ăn ñã là phúc lắm rồi! Đi ra ngoài!”” [16, tr. 436]. Là một người mẹ, nhưng thái ñộ của Liễu ñối với ñứa con của mình lạnh lùng, bạc bẽo, ñó là những cái trừng mắt, cái nhìn lạnh tanh. Điều ñó cho thấy ñược, Liễu là người mẹ thiếu trách nhiệm với ñứa con mà mình ñã sinh thành, ñồng thời, ñó cũng tâm ñịa ñộc ác, tàn nhẫn của người mẹ ñối với con của mình. Tất cả ñiều ñó xuất phát từ nguyên nhân “giận cá chém thớt” của Liễu, Liễu ñâu biết ñược, tâm trạng ñau ñớn, cô ñơn tột cùng của ñứa con do mình sinh ra. Khi của cải, vật chất lên ngôi thì bản chất của một số con người cũng chao ñảo theo. Họ chạy theo tiếng gọi của ñồng tiền, danh vọng mà ñánh mất chính mình, sống lạnh lùng, phũ phàng với người khác, kể cả những người thân của mình. Thân trong tác phẩm Một chuyến ñò là loại người ñó. Thân chạy theo tiếng gọi của tiền bạc, danh vọng mà thờ ơ, lạnh lùng với người mẹ ñã hết lòng lo lắng, chăm sóc cho mình “Bà vú móc túi áo bà ba của mình cái khăn tay ñã ố vàng, với tay lao mồ hôi cho gã. Thân gạt ra. Gã móc lấy khăn.” [16, tr. 289]. Là một người con, nhưng Thân không quan tâm gì ñến mẹ mình mà có thái ñộ lạnh lùng, phũ phàng, chính hành ñộng của thân ñã nói lên ñiều ñó. Không những thế, hành ñộng tiếp theo của Thân ñã tố cáo ñược sự bất hiếu của Thân ñối với mẹ của mình. Trước cái chết của mẹ mình, Thân ñã thơ ơ, bác bỏ trách nhiệm của mình “tiếng người lái ñò thất thanh “Chết rồi! Đò chìm rồi! Bà vú choàng tỉnh chụp lấy cánh tay con như bản năng của một người mẹ. Ngay trong phút giây khinh hoàng ñó. Thân lại nảy ra ý nghĩ tuyệt vời – Phải cứu bà Quang. Gã gỡ 61 mấy ngón tay bà vú ra lúc chiếc ghe ñã lật ngang rồi. Gã nắm lấy cánh tay bà Quang bằng tất cả sức lực của mình. Và ñể biện minh cho việc làm của mình, gã nghĩ “Người lái ñò sẽ cứu bà vú thôi!” [16, tr. 293 – 294]. Từ những suy nghĩ ích kỉ ñã dẫn ñến hành ñộng tha hóa của Thân. Trước cái chết của người mẹ lẽ ra Thân phải hoảng hốt và tìm mọi cách ñể cứu mẹ của mình, nhưng ñằng này, Thân thơ ơ, chối bỏ trách nhiệm của một người con ñối với người mẹ ñể cứu người khác. Từ hành ñộng ñó ñã cho thấy ñược Thân là người con bất hiếu, thiếu trách nhiệm ñối với người thân của mình, Thân còn là một con người chạy theo danh vọng, vật chất mà ñánh mất chính mình. Hành ñộng của Út Ngưng trong tác phẩm Nước mắt ñàn ông ñã phơi bày ñược sự giả dối, xảo quyệt của mình. Út Ngưng lợi dụng tình cảm, mối quan hệ người thân mà biến ñứa cháu mình thành “con bài” ñể Út Ngưng tung bất cứ khi nào “mụ Út Ngưng cho ăn mặc, sửa soạn cho con Mến lột xác như tiên nhưng chẳng có thằng ñàn ông nào ñụng tới. Trong mắt mụ, cái ñám nhậu xoàng xĩnh này thì ăn nhằm gì. Mụ biết con Mến là con nhà ñàng hoàng, tánh tình cũng tốt. Năm nay nó mới mười bảy tuổi chớ có lớn lao gì ñâu. Nó là cái bông nở chưa hết, vẫn còn chúm chím, gấp gáp gì.” [16, tr. 405]. Từ cách sắp xếp, sửa soạn cho ñứa cháu của mình ñến những suy nghĩ sắp tới ñã cho thấy ñược sự khôn ngoan, biết nắm thời cơ của Út Ngưng trong việc làm giàu cho bản thân mình. Không dừng lại ở ñó, hành ñộng khôn ngoan của Út Ngưng lại tiếp tục ñược thể hiện ñể thuyết phục người khác “nói rồi, mụ bưng cho chị ba Thương tô cháo bốc khói. Một ly cà phê sữa ñá ñược tăng cường thêm” [16, tr. 408]. Tất cả ñiều ñó ñã nói lên ñược sự giả dối của Út Ngưng, dùng hành ñộng khôn ngoan tưởng như tốt bụng ñể gạt gẫm, lừa dối người khác ñể ñem lại lợi ích cho bản thân mình. Từ hành ñộng của con người tha hóa ñã cho thấy ñược bản chất giả dối của họ. Tác giả phơi bày tính chất mục ruỗng trong con người của từng nhân vật. Đồng thời cũng cho thấy ñược tính cách, suy nghĩ xấu xa, toan tính, sống vì lợi ích bản thân mình mà không nghĩ ñến người khác. Qua hành ñộng nhân vật ñã cho thấy ñược những việc làm của nhân vật, ñồng thời phát hiện ra những tính cách, suy nghĩ của từng nhân vật. Mỗi nhân vật có những việc làm khác nhau, và mỗi việc làm ñó ứng với những tính cách, suy nghĩ của từng nhân vật. Trong truyên ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñó là hành ñộng của hai tuyến nhân vật khác nhau. Hành ñộng của con người lương thiện thì hi sinh, giúp ñỡ người khác, 62 họ nhẫn nhịn, cam chịu, nhưng ñôi lúc họ mạnh mẽ chống lại cái xấu xa, thấp hèn trong xã hội. Hạnh ñộng của con người tha hóa thì luôn ghen ghét, thù hằn người khác, ngoài ra ñó còn là những hành ñộng tham lam, ích kỉ và tàn nhẫn với những người xung quanh mình. 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, tác giả ñã cho thấy ñược khả năng sử dụng ngôn ngữ ñể xây dựng các nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật trong truyện ngắn của tác giả phong phú, ña dạng với việc sử dụng từ ngữ bình dân (khẩu ngữ giao tiếp hằng ngày) ñể xây dựng nhân vật, tác giả còn thành thạo trong việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ ñể ñưa vào tác phẩm. Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, ngôn ngữ nhân vật còn xuất hiện với ngôn ngữ của hai loại người nổi bật, ñó là ngôn ngữ của nhân vật lương thiện và ngôn ngữ của kẻ tha hóa. 3.3.1. Ngôn ngữ của người lương thiện và ngôn ngữ của người tha hóa Ngôn ngữ của người lương thiện trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh thường xuất hiện nhân vật với những lời nói thật thà chân chất, có sao nói vậy. Ngoài ra, tính bộc trực, thẳng thắng còn ñược thể hiện qua ngôn ngữ của các nhân vật. Đó cũng là tính cách của người dân Nam Bộ mà Trầm Nguyên Ý Anh ñã thể hiện trong tác phẩm của mình. Ngôn ngữ nhân vật mà tác giả gọi tên là người ñàn bà trong tác phẩm Đất dung thân ñã cho thấy ñược tính cách, nhân phẩm của nhân vật “Anh giúp tôi là cơm canh nguội hết rồi. Để tôi dọn bữa khác” [16, tr. 324], ñó là sự ñối xử thân tình, biết ơn ñối với người ñã giúp ñỡ mình. Hay sự chân chất thật thà, nghĩ sao nói vậy của Lâm trong Đất dung thân. Sự chân chất, thật thà của Lâm ñã vô tình làm cho Trâm giận hờn vì sự thật thà của anh khi anh miêu tả về ñôi mắt của Trâm “Trâm có nước da ñẹp và nước da ngâm. Đặc biệt là ñôi mắt tròn và sáng như hai bóng ñèn xe hơi,…” [16, tr. 325]. Chính ngôn ngữ của Lâm ñã cho thấy ñược bản chất mộc mạc, chân chất, thật thà trong con người của Lâm. Sự chân chất, thật thà là một ñiều tốt nhưng ñôi khi lại ñem lại cho mình nhiều kết cục bi thảm. Sự chân chất, thật thà của Út Son ñối với người có giả tâm và âm mưa ám hại mình, nhưng chính vì sự chân chất, thật thà của Út Son mà cô ñã tự ñem lại ñau khổ cho mình, cô ñã nhầm tin tình cảm của bà Chánh và bà Ba nên uống chén canh ñã bỏ thuốc ñộc “bà Chánh biểu uống lúc còn nóng sẽ tốt hơn. Tôi vui lắm anh bảy ơi! Bây giờ hai bà không ghét tôi nữa. Chắc vong hồn cha tôi theo phù hộ.” (Kiếp nhân 63 sinh) [16, tr. 398]. Tâm trạng vui mừng, phấn khởi ñã cho thấy ñược lòng dạ hiền từ và quá tin người của Út Son, nhất là ñem lòng tin những kẻ ñã và ñang hãm hại mình. Chính ñiều ñó ñã ñem lại cho Út Son một kết cục ñau xót. Bên cạnh tính chân chất, thật thà ñó, trong truyện ngắn của tác giả còn thể hiện tính bộc trực, thẳng thắng của nhân vật. Bộc trực, thẳng thắng thể hiện ñược bản lĩnh, sự kiên quyết của nhân vật trước cái xấu. Hoạch không cầm lòng trước việc Nổi bị người khác cưỡng hiếp, anh căm phẫn, ñau ñớn vô cùng và tìm mọi cách ñể lấy lại công bằng cho Nổi “Ai làm, nói tôi nghe. Tôi tính nợ cho.” (Cũng một kiếp người) [16, tr. 340]. Thái ñộ cương quyết, thẳng thắng của ba Thương ñã thể hiện qua ngôn ngữ của mình. Đó là thái ñộ của một con người xem thường vật chất, chú trọng tình cảm và ñặt nó lên trên hết: “từ hồi nào ñến giờ cũng sống nghèo, có ai chết ñói ñâu! Có một ñứa con gái mà cho dầu có nhiều ñứa ñi nữa, thì cũng không gã. Nó ñi rồi, sướng khổ biết khóc, biết cười với ai! Bà ham tiền vừa vừa thôi!” (Nước mắt ñàn ông) [16, tr. 412]. Qua ngôn ngữ của Tám Cưỡng trong tác phẩm Nước mắt ñàn ông cũng cho thấy ñược tâm trạng phẫn ức, bực của con người khinh rẻ vật chất, tiền tài“tại mợ nó ham tiền, nghe lời con mẹ Út Ngưng. Chứ tôi như vầy, cái ngữ ñó tui cũng hỏng thèm. Đằng này lại ñem con nhỏ cúng cho nó.” [16, tr. 415]. Đó là ngôn ngữ của người lương thiện với lời nói chân chất, thật thà, có sao nói vậy, không phô trương, cầu kì. Nếu như ngôn ngữ của người lương thiện mang phẩm chất chân chất, thật thà, bộc trực, thẳng thắng thì ngôn ngữ của kẻ tha hóa là mang những lời nói dung tục, khó nghe, những lời nói ñó ñược ñặt vào cửa miệng của những kẻ tha hóa ñể làm nổi bật bản chất của nhân vật. Bên cạnh ñó, những lời nói tưởng chừng như ngọt ngào, nhưng lại ẩn chứa bên trong không ít những thủ ñoạn gian manh, xảo quyệt. Không ít nhân vật trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh là người trí thức nhưng lại có những lời nói gay gắt, khó nghe. Điều ñó phản ánh ñược bản chất ñạo ñức, trình ñộ ứng xử, giao tiếp của nhân vật. Ngọc Tâm và Út Trinh trong tác phẩm Khoảng cách có thể nói là người trí trức, có ăn học nhưng lại có những lời nói gắt gao, hiềm khích ngay buổi ñầu của gia ñình ñoàn tựu: “ – Có lẽ sống trong chế ñộ xấu xa thối nát thì con người khó mà tốt ñược. Ba ñừng trách dì Út nó. Út Trinh vừa bước xuống sân ñã quay ngoắt lại. 64 - Chị ăn nói vậy mà nghe ñược sao? Ai xấu, ai tốt bây giờ còn sớm. Mới về tới ñã lên mặt, tôi không nhịn ñâu.” [16, tr. 254]. “- Má một mình nuôi ba ñứa con cho ba ñi làm cách mạng. Ba biết má cực khổ chừng nào không mà còn vặn vẹo. Sao ba không hỏi tại sao tại sao anh Tư lại ñược ñi du học nước ngoài? Sao ba không thấy công lao của má? - Ai cho con ăn nói với bố như vậy? Rõ ràng là ngôn ngữ của tàn dư thối nát. Trinh cũng không vừa: - Bác hai Can vừa về ñến nhà ñã giúp vợ sửa sang nhà cửa. Tắm giặt cho từng ñứa cháu ñể bù lại cho những ngày bác gái phải cực khổ nuôi con. Còn ba, từ hồi về tới giờ chưa khen má một tiếng, chỉ toàn là chỉ trích.” [16, tr. 255]. Là một người em, người chị và là người con trong gia ñình, nhưng Út Trinh và Ngọc Tâm không nhường nhịn lẫn nhau, thay vào ñó là những lời nói gắt gao, lớn tiếng với nhau và với người cha của mình. Qua ñó, ta thấy ñược bản chất ñạo ñức, tác phong ứng xử của các nhân vật. Đó là những con người thiếu ý thức, trách nhiệm với người thân, nung nóng sự hiềm khích, ñấu ñá với nhau gay mất ñoàn kết trong gia ñình. Không dừng lại ở ñó, Út Trinh và Ngọc Tâm ñã dùng những lời lẽ cay ñắng, vô tâm xem người cha mình không ra gì: “- Nếu ba không quen sống ở ñây thì về sống với bà Tâm. Bả mới là con của ba.” [16, tr .260]. Còn Ngọc Tâm thì: “- Ba chịu thua nó sao? Cái con ranh ñó mà nhịn là nó lấn tới. Được ñằng chân lân ñằng ñầu. Không biết nó có phải là con của ba không nữa.” [16, tr. 260]. Bổn phận là con nhưng Ngọc Tâm và Út Nhu không ngớt những lời nói nặng lời, trách móc ñối với ngườ cha của mình. Từ ñó cho thấy ñược sự bất hiếu và thiếu trách nhiệm của người con ñối với người cha của mình. Bên cạnh ngôn ngữ dung tục, khó nghe, cao có của các nhân vật tri thức, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn xuất hiện ngôn ngữ của hạng nhà giàu trong xã hội. Đối với hạng nhà giàu này, tác giả ñã cho thấy ñược những ngôn ngữ thô tục, thiếu văn hóa của họ. Đó là những lời nói thô tục, vô ñạo ñức của Tám Bảnh ñối với mẹ của mình “Má nói thêm nói bớt gì với con mẹ khùng ñó mà nó chửi một buổi trưa rồi? Ai hiếu thảo thì cứ nuôi ñi, tôi ñâu cản. Tôi còn phải mở cửa làm ăn, cứ ra rả như ma khóc ñòi con, tôi không nhịn ñâu à!” (Đồng tiền không ñổ mồ hôi) [16, tr. 279]. 65 Tuy là nhà giàu nhưng sống bất hiếu, toan tính với mẹ và em của mình ñược Tám Bảnh thể hiện qua những lời nói thô tục, thiếu văn hóa. Một người con thiếu trách nhiệm với mẹ và em của mình. Hay bản chất tha hóa của Cường, con của một ñịa chủ giàu có lại phát ra những lời nói dâm ô làm mất ñi nhân phẩm của một con người “Gái một con trông mòn con mắt, thiệt ông bà mình nói có sai ñâu!” (Cũng một kiếp người) [16, tr. 343]. Không ít nhân vật thuộc hạng giàu trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn thể hiện bản chất tha hóa của mình qua những lời nói tưởng chừng như ngọt ngào, tốt bụng, nhưng những lời nói ấy lại ẩn chứa bên trong không ít những tâm ñịa xấu xa, ñộc ác. Đó là sự khôn ngoan của những người giàu ñể chèn ép, thu phục người khác. Trước tiên, ñó là những lời nói tưởng chừng như tốt bụng của bà Chánh, những lời nói ấy ñã làm Út Son ñộng lòng và nhận một kết cục bi thảm cho mình “Tôi với dì Hai nó ñã không tròn bổn phận, ñã không sanh cho lão gia ñứa con nối dõi thì dì Ba nó ráng lên. Dì bỏ qua chuyện cũ ñi, dẫu sao mình cũng là người một nhà. Bữa nay, tôi với dì Hai nó có nấu món canh ngon nấu bằng mấy thứ thuốc an thai ñem qua cho dì tẩm bổ. Dì mà sanh con trai, lão gia mừng lắm, tụi tôi cũng vui lây.” (Kiếp nhân sinh) [16, tr. 397]. Đó là tâm ñịa ñộc ác, tàn nhẫn, ích kỉ của bà Chánh. Ám hại người khác ñể ñem lại lợi ích cho mình. Lời nói thuyết phục, dễ nghe tưởng như người hiền ñức, nhân hậu ñược thể hiện qua Sáu Khưng trong tác phẩm Nước mắt ñàn ông. Sáu Khưng ñã dùng những lời nói tốt bụng, quan tâm ñể dụ dỗ cháu mình “Lấy chồng Đài Loan có gì không phải ñâu? Thiếu gì người chỉ gã có một ñứa mà thay ñổi cuộc ñời. Con phải nghĩ mà thương ba má. Ba má ngồi một chỗ. Má con “Bán mặt cho ñất, bán lưng cho trời” mà có ñủ ăn ñâu. Còn thằng tưởng, thằng nhớ nữa, tụi nó cũng phải ñược ñi học. Không lẽ con ñành nhìn tụi nó nghĩ học nữa chừng hay sao? Rồi có ngày ba con trở bịnh, tiền ñâu thuốc men hay vô bệnh viện.” [16, tr. 409]. Lời nói nhẹ nhàng, thêm vào ñó là những lí lẽ làm thuyết phục người khác ñã giúp Sáu Khưng ñạt ñược mong muốn của mình. Qua ñó cho thấy ñược Sáu Khưng là một người khôn ngoan, tham lam, ích kỉ, sống gạt gẫm, giả dối trên sự ñau khổ của người khác. Từ ñó ta thấy ñược ngôn ngữ của người lương thiện và người tha hóa khác nhau. Người lương thiện thì lời nói chân chất, thật thà, ngay thẳng, còn người tha hóa thì lời nói thô tục, cay ñắng, ñó còn là những lời nói tưởng chừng như tốt bụng ñể lừa lọc 66 người khác. Qua ñó, Trầm Nguyên Ý Anh ca ngợi những con người có phẩm chất tốt ñẹp, lên án, phê phán những con người có tâm ñịa ñộc ác, sống nhỏ nhen, ích kỉ. 3.3.2. Sử dụng từ ngữ bình dân Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh xuất hiện dày ñặc ngôn ngữ bình dân trong giao tiếp của các nhân vật, ñó là khẩu ngữ ñược sử dụng hằng ngày trong cuộc sống của người dân Nam Bộ. Việc sử dụng ngôn ngữ bình dân trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh có tác dụng làm cho truyện ngắn gần gũi với phương ngữ Nam Bộ, dễ nghe, dễ cảm, dễ hiểu. Đồng thời, làm cho cuộc giao tiếp giữa các nhân vật diễn ra sinh ñộng, tự nhiên không gò bó bởi câu chữ. Qua ñó cũng cho thấy khả năng vận dụng ngôn ngữ bình dân vào trong tác phẩm của Trầm Nguyên Ý Anh. Truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ngôn ngữ bình dân xuất hiện dày ñặc trong cuộc giao tiếp qua cách xưng hô, các từ ngữ mang tính biểu cảm, khẩu ngữ tự nhiên ñược dùng trong giao tiếp. Trước tiên là cách xưng hô giữa các nhân vật. Cách xưng hô giữa các nhân vật trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh phong phú, ña dạng với nhiều cách gọi khác nhau ñược dùng rộng rãi trong giao tiếp theo ngôn ngữ Nam bộ, chẳng hạn như: tui, tao, mình, mầy, bả, ông, chú mầy, ông Hai, tụi mầy… Các từ xưng hô ñối với cha, mẹ thì ñược gọi ba, má hay vú. Việc sử dụng cách xưng hô như thế tạo nên tính ña dạng trong giao tiếp giữa các nhân vật, nhân vật không bị gò bó bởi cách xưng hô cứng nhắc nào ñó mà làm cho nhân vật thoải mái, tự nhiên và gần gũi khi giao tiếp với nhau. Chẳng hạn như cách xưng hô “tui” ñược diễn ra một cách tự nhiên giữa Út Nhu và Chánh trong cuộc trò chuyện giữa hai người: “- Cô Út ñi chợ về hả? Ngày mai cúng ông Tư phải hôn? Út Nhu giựt mình, nhưng cũng ñáp: - Dạ phải! Anh ở ñâu mà biết ông nội tui? - Tui ở bên xóm Chài, con ông Mười Cảnh.” (Nghiệp ñời còn ñó) [16, tr. 273]. Hay xưng hô “tui” một cách tự nhiên của ñứa trẻ trong truyện ngắn Lẽ vô thường: “Tui tên là Bi, nhà tui ở bên ñây nè! [16, tr. 309]. Xưng “tui” giữa Út Nhu và Chánh dựa trên mối quan hệ ngang hàng, bình ñẳng ñã làm cho cuộc giao tiếp không bị ñứt quãng mà diễn ra một cách tự nhiên, thân mật, gần gũi. Hay xưng “tui” giữa nhân vật Bi (trẻ con) với cô giáo của mình, tuy không phù hợp với ñịa vị, nhưng cũng cho thấy sự gần gũi, thân mật trong cách xưng “tui”. 67 Dựa vào ngữ cảnh trên cho thấy, việc xưng hô “tui” làm cho cuộc giao tiếp giữa các nhân vật thêm gần gũi, hấp dẫn, nhân vật tự nhiên, thoải mái trong các xưng hô của mình. Đồng thời cuộc giao tiếp ñó cũng rút ñược khoảng cách giữa các nhân vật, làm cho các nhân vật thêm gần gũi. Cách xưng hô “tao”, “mầy”, “bả”, cũng ñã làm cho các nhân vật rút ngắn ñược khoảng cách giữa các nhân vật trong khi giao tiếp, làm cho mối quan hệ giao tiếp gần gũi hơn, nhân vật có thể giãi bày tâm sự của mình trong tâm trạng thoải mái nhất. Đó là cuộc ñối thoại giữa Sáu Khưng và Tư Thòi Lòi: - Bà Sáu chửi là mê luôn! Người ta tốt nghiệp trường hát còn bả tốt nghiệp trường chửi. - Tổ cha mầy! Bữa nào mầy chọc tao chửi cho nghe! Chửi không lấy tiền mà! … - Nói tới nói lui nãy giờ cũng ñói rồi, má Sáu cho con xin tô bún nghe! - Mầy có ñói mới má mới con. Tao mà ñánh lộn với vợ chồng Tám Bảnh, mầy dám binh tao không? … - Tao nói mà bả có chịu ñâu! Bả còn tiếc ñám nhà giàu ñó!” (Đồng tiền không ñổ mồ hôi) [16, tr.281]. Bên cạnh ñó, cách xưng hô “cha”, “mẹ” (từ xưng hô mang tính toàn dân) ñược thay thế bằng “ba”, “má” hoặc “vú” ñể cho thấy sự ña dạng trong cách xưng hô của người dân Nam Bộ trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh. “- Ba nghĩ chạy ñi, con nuôi ba ñược mà! … - Ba mới năm mấy tuổi, già cả gì ñâu! Để ba chạy thêm vài năm nữa cũng ñược mà!” (Ánh mắt) [16, tr. 356]. “- Má cõng con nổi mà! Bây giờ về nhà má luôn nghe! Thằng Tư ậm ờ một lúc: - Con ñi bán vé số không ñược, sợ tụi nó giựt mất. Con ñi lượm bọc kiếm tiền phụ má ñược hôn? - Được! Phụ cũng ñược mà không phụ cũng ñược! Má nuôi con nổi mà!” (Đồng tiền không ñổ mồ hôi) [16, tr. 285]. Hay cách xưng hô bằng “vú”: 68 “- Hồi nãy vú có ăn cơm chưa? Cứ ở ñó lo làm! - Rồi! Vú ăn rồi mà!” (Một chuyến ñò) [16, tr. 289]. Việc xưng hô “ba”, “má”, “vú” ñã xuất hiện từ xa xưa của người dân Nam Bộ. Việc xưng hô như vậy không những tạo nên ña dạng trong giao tiếp của người dân Nam Bộ mà còn làm việc xưng hô giữa con cái với ba mẹ trong gia ñình thêm gần gũi, thân mật. Qua ñó, ta thấy ñược cách xưng hô trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh phong phú, ña dạng, tạo nên sự thân thuộc, gần gũi trong giao tiếp. Đồng thời, cũng cho thấy khả năng vận dụng từ ngữ xưng hô của tác giả. Bên cạnh từ ngữ xưng hô, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn xuất hiện các lớp từ mang tính biểu cảm. Lớp từ này xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn của tác giả, chẳng hạn như: phải hôn, hông, hả, hà, nghen, chớ, vậy cà, hở, hả, hổng chịu, hổng cho, hổng chịu, hổng ñược, trỏng, à, hổng thèm… Những lớp từ này khá gần gũi với khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân Nam Bộ mà Trầm Nguyên Ý Anh ñã vận dụng vào trong tác phẩm của mình. Đồng thời, những lớp từ này làm cho cuộc giao tiếp giữa các nhân vật thêm gần gũi, thân thiết. Điều ñó góp phần làm nên sự phong phú, hấp dẫn trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh. Chẳng hạn như: “Như tui vầy có thuốc uống hôn? Bệnh Sida giống ung thư hôn?”. [16, tr. 285] “Đâu biết! Ba kêu nghỉ ñi theo ghe, chớ tôi cũng ñâu muốn nghĩ.” [16, tr. 328]. “Bữa nay sao nhiều dữ vậy cà” [16, tr. 426]. “Làm sao mà con hổng chịu lấy chồng Đài Loan?” [16, tr. 409]. “Con ở nhà giàu còn hơn ở nhà nghèo bộ con hổng biết sao?” [16, tr. 410]. “Huynh là gì hả anh?” [16, tr. 372]. “Rồi chút nữa giải con qua xã hở ông? [16, tr. 350]. Việc sử dụng những lớp từ ngữ này mang lại sắc thái biểu cảm, nhân vật có thể biểu hiện những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng cũng như thái ñộ của mình qua từng từ ngữ biểu hiện. Đồng thời làm cho cuộc giao tiếp giữa các nhân vật diễn ra một cách tự nhiên và gần gũi hơn. Không những thế trong truyện ngắn của tác giả còn xuất hiện những lớp từ mang tính khẩu ngữ ñược dùng trong ñời sống hằng của người dân Nam Bộ và ñã ñược tác giả ñưa vào trong tác phẩm, chẳng hạn như: ñẻ, quẩn, ñừng tưởng bở, la cà, chương 69 ướng, bên bển, chút xíu, thèm, té, lãng xẹt… Việc sử dụng như thế làm cho giao tiếp giữa các nhân vật thêm hấp dẫn, qua các từ ngữ ñó thì trạng thái của nhân vật ñược bộc lộ rõ, ñó có thể là vui buồn, hờn giận, trách móc, ñau ñớn, tuyệt vọng,... “Tụi mầy mà thấy bông Lục Bình tao dám chắc tụi mầy cũng mê luôn. Đừng tưởng bở.” [16, tr.355]. “Dạ! Không cần ñâu. Tôi thường như vậy lắm! Chút xíu là hết!” [16, tr. 378]. “Anh có thể nói những lời như vậy ñược sao? Thôi ñược rồi. Con tôi, tôi sẽ ñẻ và nuôi nó.” [16, tr. 375]. “Thím Út ơi! Chú Út té từ trên xe xuống, bây giờ chở vô nhà thương rồi!” [16, tr. 429]. “Có một mình thì ñi một mình, chớ mấy! Hỏi lãng xẹt” [16, tr. 443]. “Bàn thờ ñặt trên lầu, phong nầy là phòng khách, ai lại bày chương ướng cái bàn thờ như ở quê, coi sao ñược?” [16, tr. 360]. Việc sử dụng ngôn ngữ bình dân làm cho truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh gần gũi với ñời sống của người dân Nam Bộ. Chính việc sử dụng các từ ngữ bình dân ñó mà làm cho các ngôn ngữ nhân vật trở nên gần gũi, thân quen, các từ ngữ ñược bộc phát một cách tự nhiên không bị gò bó bởi ngôn từ, làm cho nhân vật tự tin, thoải mái khi giao tiếp. 3.3.3. Sử dụng từ ngữ biến âm và thành ngữ, tục ngữ Bên cạnh sử dụng ngôn ngữ bình dân, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn sử dụng từ ngữ biến âm và thành ngữ, tục ngữ. Trước tiên là sử dụng từ ngữ biến âm. Đây là từ ngữ ñược dụng khá phổ biến trong ñời sống giao tiếp của người dân Nam Bộ mà Trầm Nguyên Ý Anh ñã vận dụng và ñưa vào trong tác phẩm. Đó là việc biến ñổi âm các từ ngữ từ âm này sang âm khác, thường là biến ñổi các âm chính hoặc thanh ñiệu của từ, chẳng hạn như tác giả sử dụng các từ ngữ biến âm như: “bệnh” trở thành “bịnh”, “tôi” trở thành “tui”, “chứ” trở thành “chớ”, “vậy” trở thành “vầy”, “trong” trở thành “trỏng”, “mày” trở thành “mầy”, “thật” trở thành “thiệt”, “này” trở thành “nầy”, “chân” trở thành “chưn”… Việc biến ñổi như thế làm cho vốn từ ngữ thêm phong phú, hấp dẫn, hơn nữa với việc sử dụng tác từ ngữ biến âm như vậy sẽ phản ánh ñúng ngôn ngữ ñời sống của người dân Nam Bộ. Không những thế, sử dụng lớp từ này làm cho ngôn ngữ nhân vật chân thật, bình dị, mộc mạc và chân chất hơn. 70 Trầm Nguyên Ý Anh ñã sử dụng các từ ngữ biến âm một cách tự nhiên ñể ñưa vào các nhân vật của mình. Không ít từ ngữ biến âm ñó ñược thể hiện qua cuộc giao tiếp của nhân vật: “- Hay là mình ñưa nội vô bịnh viện Huyện? - Phải như vậy thôi. Lần này, coi nội bịnh nhiều, không lo không ñược.” [16, tr. 268]. “- Dạ phải! Anh ở ñâu mà biết ông nội tui? - Tui ở bên xóm Chài, con ông Mười Cảnh.” [16, tr. 273]. “Nói chuyện với thầy cô, em phải xưng em chớ không ñược xưng tui.” [16, tr. 309]. “Vợ con ñi tu chớ không lấy chồng ñâu bác.” [16, tr. 348]. “Con gái mà ñi chơi ñêm như vầy hả?” [16, tr. 305]. “Dạ! Tôi cũng không biết. Nhưng trong kia (chị chỉ tay về phía thị tứ) chắc có nhiều việc. Họ mới mở một nhà máy sơ chế dừa, anh vô trỏng hỏi thử coi.” [16, tr. 323]. “Mầy cứ lấy ñi! Nó ñã trả thù cho cả xóm này chớ phải chơi! Để tụi hung ác biết ñiều một chút.” [16, tr. 346]. “Thiệt hả ba? Chừng nào về quê, ba chỉ bông lục bình cho con coi nó ñẹp tới ñâu, nghe ba?” [16, tr. 354]. Từ ngữ biến âm ñược Trầm Nguyên Ý Anh sử dụng một cách linh hoạt trong giao tiếp của các nhân vật. Việc sử dụng như thế làm cho các nhân vật thêm gần gũi, thoải mái và giao tiếp một cách tự nhiên mà không bị gò bó bởi câu chữ. Qua ñó cũng cho thấy ñược tính cách chân chất, thật thà của các nhân vật. Ngoài việc sử dụng các từ ngữ bình dân, các từ ngữ biến âm, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn sử dụng thành ngữ, tục ngữ ñể ñưa vào truyện ngắn của mình. Không ít những truyện ngắn của tác giả ñã ñã những thành ngữ, tục ngữ vào tác phẩm ñể hiệu quả thuyết phục cao hơn. Bởi thành ngữ, tục ngữ là lời ăn tiếng nói hằng ngày ñã ñược tích lũy trong cuộc sống nên nó phản ánh sâu rộng các vấn ñề trong cuộc sống xã hội. Một ñặc ñiểm của thành ngữ, tục ngữ là ở tính súc tích, ngắn ngọn nên nó có tính biểu ñạt cao. Trầm Nguyên Ý Anh ñã sử dụng các thành ngữ, tục ngữ một cách tự nhiên ñể ñưa vào cuộc giao giếp giữa các nhân vật, làm cho cuộc giao tiếp thêm trang trọng mang tính triết lí ñời sống thường nhật. Chẳng hạn như các thành ngữ, tục ngữ ñã ñược tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình: ñược ñằng chân lên ñằng ñầu, trong uống ngoài thoa, lấm la lấm lét, tốt mã rã ñám, yên bề gia thất, bán mặt cho ñất, bán lưng cho trời, gái một con trông mòn con mắt, chăn ñơn gối chiếc, sanh nghề tử 71 nghiệp, buôn gian bán lận, treo ñầu dê bán thịt chó, thiếu trước hụt sau,… Tùy vào ngữ cảnh khác nhau mà hiệu quả sử dụng các thành ngữ, tục ngữ khác nhau. Chẳng hạn, qua cuộc giao tiếp của nhân vật cho thấy ñược hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ : “Ba chịu thua nó sao? Con ranh ñó mà nhịn là nó lấn tới. Được ñằng chân lân ñằng ñầu. Không biết nó có phải là con của ba không nữa.” [16, tr. 260]. “Gái một con trông mòn con mắt, thiệt ông bà mình nói có sai ñâu!” [16, tr. 343]. Dựa vào ngữ cảnh trên ñó cho thấy, việc sử dụng hai câu thành ngữ trên có giá trị châm biếm, ñả kích sâu sắc, giúp người nghe hiểu ñược ý nghĩa của lời nói ñằng sau câu chữ. Thành ngữ “Được ñằng chân lân ñằng ñầu” mang ý nghĩa châm biếm, cộng vào ño là thái ñộ bực tức của nhân vật càng làm cho câu thành ngữ này có giá trị biểu ñạt cao. Nhân vật tỏ ra thái ñộ không hài lòng với việc làm của người khác. Hay “gái một con trông mòn con mắt”, có ý nghĩa chăm biếm người khác. Dựa vào ngữ cảnh ñó cho thấy, câu thành ngữ có ý nghĩa là lời nói trêu chọc, hách dịch của Cường ñối với Nổi. Qua ngữ cảnh ñó ta thấy rằng, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ có giá trị biểu ñạt cao, làm cho người nghe thấy ñược lời nói của mình thêm trịnh trọng, ñúng ñắn. Đồng thời, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ giúp cho người nói thêm sự thuyết phục, vì ñó là lời ăn tiếng nói hằng ngày mà ông cha ta ñã tích lũy từ xa xưa. Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ giúp cho cuộc giao tiếp giữa các nhân vật thêm sinh ñộng, các nhân vật sử dụng các thành ngữ, tục ngữ một cách tự nhiên mà không bị gò bó bởi câu ngôn từ. Các nhân vật có thể bày tỏ hoặc gửi gấm những tưởng tưởng, tình cảm của mình vào trong cuộc giao tiếp, ñó cũng là thông ñiệp mà Trầm Nguyên Ý Anh muốn gửi ñến ñộc giả. Các thành ngữ, tục ngữ mang những nét hàm ẩn nên truyền tải ñược nhiều tư tưởng, triết lí cuộc sống hằng ngày, triết lí về ñạo ñức và lối sống của con người, chẳng hạn như: “ñặng cá quên nơm, ñặng chim quên ná”, “bán mặt cho ñất, bán lưng cho trời”, “mèo lại hoàn mèo”,… bởi thành ngữ, tục ngữ không chỉ mang những nét nghĩa khái quát trên bề mặt câu chữ mà còn thông qua những hình ảnh, câu chữ (nghĩa bóng) ñể biết ñược nét nghĩa hàm ẩn của nó (nghĩa ñen). Qua ñó, sử dụng các thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh mang lại hiệu quả nghệ thuật cao, giúp cho tác phẩm thêm phong phú, sinh ñộng, 72 có tính thuyết phục cao, ñồng thời giúp cho cuộc giao tiếp giữa các nhân vật diễn ra tự nhiên, không bị gò bó bởi câu chữ. Ngoài ra, việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ còn cho thấy ñược những tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi ñến ñộc giả. Trầm Nguyên Ý Anh rất quan tâm trong việc sử dụng ngôn ngữ vào trong tác phẩm của mình. Trong truyện ngắn của tác giả ngôn ngữ nhân vật diễn ra phong phú, ña dạng, mỗi nhân vật ứng với những ngôn ngữ khác nhau. Việc sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh làm cho cuộc giao tiếp diễn ra tự nhiên, gần gũi, thân thuộc, nhân vật không bị ảnh hưởng bởi sự gò bó của câu chữ. Từ ñó cho thấy ñược sự quan tâm của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ trong truyện ngắn của mình. 3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua tâm lí nhân vật Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh, tâm lí nhân vật ñược thể hiện với nhiều trạng thái tâm lí khác nhau, ñó là những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. Tác giả tập trung ñi vào khai thác tâm lí của những con người gặp bất hạnh trong cuộc sống, bởi họ là những con người có số phận cơ ñơn, bạc bẽo trong xã hội, họ là những con người dễ bị tổn thương trong xã hội nên ñược tác giả quan tâm sâu sắc. Bên cạnh ñó, những con người có tâm ñịa ñộc ác, xấu xa cũng ñược tác giả ñem ra ánh sáng. 3.4.1. Tâm lí của người lương thiện Tâm lí nhân vật lương thiện trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể hiện với những dòng tâm lí phức tạp, buồn vui xen lẫn vào nhau. Điều ñó ñã cho thấy ñược những những tình cảm, suy nghĩ bên trong của nhân vật. Trong truyện ngắn Nghiệp ñời còn ñó, tâm lí của Út Nhu ñược tác giả thể hiện với những dòng tâm lí phức tạp. Đó là những dòng tâm lí buồn vui xen lẫn vào nhau. Ban ñầu, tâm trạng Út Nhu rất vui vẻ, hạnh phúc khi ñược Chánh quan tâm mình “Út Nhu bẽn lẽn. Lần ñầu tiên trong ñời, nó ñược một người con trai săn ñón và yêu thương nó” [16, tr. 274]. Nhưng sau khi Chánh có ý ñịnh muốn xin cưới Út Nhu thì tâm lí của Út Nhu chuyển sang trạng thái khác với những ñắn ño, suy nghĩ trong lòng không biết phải làm như thế nào “Út Nhu nằm trằn trọc hoài mà không ngủ ñược” [16, tr. 276]. Những dòng tâm lí còn ñược thể hiện qua những suy nghĩ, tâm trạng của Út Nhu khi nhớ ñến ông nội, nhớ ñến gánh xiết “Gà gáy bận một rồi bận hai, Út Nhu ngồi dậy. Trăng ñã chếch về phía Tây. Bóng trăng qua cửa sổ hắt những vệt sáng mờ mờ vào nhà. Nó bỗng nhớ ñến ông Tư, tới nụ cười hiền từ những lần nó giận dỗi ông. Nhớ tới lời trăng trối của 73 ông ñể thấy ông thương yêu gánh xiết này biết bao. Rồi nó nhớ tới tiếng vỗ tay tán thưởng của người coi, ánh mắt khâm phục của mọi người khi nhìn hai anh em nó.” [16, tr. 276]. Cảnh vật yên tĩnh, cộng với nỗi buồn trong lòng ñã khiến Út Nhu hồi tưởng lại những kí ức ñã qua, ñó là nỗi nhớ nhung về ông nội, nhớ về gánh xiếc, nhớ về những tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả. Rồi cuối cùng Út Nhu có sự quyết ñịnh cho cuộc ñời mình. Sau những dòng ñắn ño, suy nghĩ ñó, Út Nhu ñã từ chối tình cảm của Chánh ñể ñi theo gánh xiết, ñó cũng là lúc tâm trạng Út Nhu trở nên phấn chấn, vui vẻ hơn. Qua ñó, cho thấy ñược những diễn biến tâm lí phức tạp của Út Nhu với những niềm vui nối buồn lẫn lộn. Tâm trạng buồn ñau, thiếu vắng tình thương yêu của gia ñình ñược thể hiện qua Trực trong Khoảng cách. Trực phải ñứng trước tâm trạng ñau buồn khi gia ñình từ bỏ anh, những dòng suy nghĩ mà anh ñã mường tượng lại cuộc ñời của anh cũng ñã cho thấy ñược những ñau khổ luôn chất chứa trong lòng anh “Trực buồn. Cái buồn ñã thấm vào máu anh, ñã gột rửa cái khờ khạo trong anh. Anh bắt ñầu buồn tủi cho kiếp làm người của mình. Còn một năm nữa thôi, anh ñã bốn mươi. Tóc trên ñầu anh ñã bạc hơn một nữa vậy mà chẳng có ñứa con gái nào ngó tới. Cha mẹ, chị em thì coi thường rẻ rúng. Gia ñình sau ñoàn tựu tưởng vui vầy hạnh phúc, ñâu ngờ lại ñầy bất hạnh.” [16, tr. 264]. Tâm trạng cô ñơn, trống vắng và cái hao mòn về thể xác càng cho thấy ñược nỗi cô ñơn, buồn tủi chất chứa trong lòng Trực. Đó còn là nỗi tuyệt vọng cho cuộc ñời khốn khổ của mình mà Trực không biết chia sẻ cùng ai. Không dừng lại ở ñó, tâm lí của Trực ñược tác giả tiếp tục bộc lộ rõ qua những dòng suy nghĩ ñau ñớn khi anh nhớ lại quản ñời khổ cực của mình mà giờ ñây chẳng có gì cả ngoài nỗi cô ñơn da diết “Dường như nỗi buồn chất chứa từ mấy mươi năm nay ùa về xâm chiếm hồn anh. Anh bỗng thấy thương mình, thương cho cái kiếp con người khốn khổ của mình và bỗng thấy cô ñơn, nỗi cô ñơn hãi hùng chưa bao giờ nếm trải. Và rồi anh khóc, khóc lặng lẽ trong ñêm sâu như một kẻ thất tình. Anh hồi tưởng lại cả quảng ñời mình ñã sống và cam chịu ra sao. Anh cứ khóc, rồi vừa khóc vừa bước ñi”[16, tr. 265]. Đến ñây, nỗi cô ñơn, trống vắng dường như ñã thấm sâu vào trong tim của Trực. Đó là một tâm trạng xót xa, ñau ñớn và tủi thân cho số kiếp của mình, rồi những giọt nước mắt ñớn ñau của Trực ñã vỡ òa cho số phận cô ñơn của mình. Giờ ñây, chỉ có một mình Trực ñối mặt với nỗi cô ñơn hãi hùng mà không một người thân bên cạnh, Trực chỉ muốn chết ñể giải thoát cuộc ñời bất hạnh của mình. 74 Những dòng tâm trạng, suy nghĩ trong lòng Trực cũng ñã cho thấy ñược sự khốn khổ, ñau ñớn mà Trực ñã nếm trải trong gia ñình của mình. Qua ñó, tác giả cũng cho thấy ñược tâm trạng ñau ñớn của người gặp bất hạnh trong cuộc sống, ñồng thời tác giả cảm thông, sẻ chia những ñau khổ ñó với nhân vật. Trạng thái tâm lí phức tạp với những tâm trạng vui buồn lẫn lộn ñược thể hiện qua Hạnh trong Lẽ vô thường. Đó là sự xen kẽ giữa buồn và vui nối tiếp nhau. Hạnh vui là vì ñược gần gũi với người mà mình yêu thương, Hạnh buồn là vì tình yêu trắc trở. Hai trạng thái tâm lí liên tiếp nối tiếp nhau tạo thành một trạng thái tâm lí phức tạp. Tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc của Hạnh với những ngày ñược gần gũi với Đông trong công việc “gõ ñầu trẻ”, một niềm hạnh phúc dâng trào trong Hạnh, rồi một ngày Đông nghe lời mẹ ñi lấy vợ thì Hạnh ñau ñớn vô cùng “ñêm cuối cùng ngồi bên nhau, Hạnh ñã kiềm ñể mình không khóc trước mặt Đông.” [16, tr. 311]. Sự ñau khổ của Hạnh còn ñược thể hiện qua những trạng thái của cô ñau khổ của cô khi chứng kiến người mình yêu thương rời bỏ mình. Điều ñó cũng thể hiện sự cam chịu trước số phận của Hạnh “Hạnh nói mấy lời chúc hạnh phúc với Đông mà nghe muối xát lòng mình.” [16, tr. 311]. Hạnh lại vui khi một tình yêu mới ñã ñến với cô, ñó là tình yêu mà An dành cho Hạnh, Hạnh vui sướng biết bao và không dám tin dù ñó là sự thật. Điều ñó ñược thể hiện qua trạng thái bỡ ngỡ, xúc ñộng của Hạnh “Hạnh nhìn An trân trối. Cô vừa nghe gì? Đó là quà tặng của ñất trời. Đó là quà tặng của biển. Và những giọt nước mắt của hạnh phúc ñã ngân ngấn trong ñôi mắt u buồn của Hạnh.” [16, tr. 313]. Một trạng thái tâm lí ñau buồn lại ñến với Hạnh, cô ñau ñớn vô cùng cho số phận của mình khi An ñã dần dần rời xa mình “Hạnh tiếp thêm một ñòn ñau ñiếng của số phận với một tâm trạng chán chường.” [16, tr. 314]. Kế ñến là một niềm vui rạng rỡ khi Hạnh chấp nhận kết hôn với Khoa, những ngày hạnh phúc lại ñến với cô, cô ñang sống lại những ngày hạnh phúc của mình với một tâm trạng náo nức “Hạnh ñón chờ ngày sinh con với tấm lòng nao nức của một người ñã quá muộn màng ñể làm mẹ.” [16, tr. 317]. Cuối cùng, Hạnh cũng phải nhận lấy nỗi ñau bất hạnh của mình, cô ñau xót vô cùng trước cái chết của chồng và ñứa con trong bụng của mình. Sự ñau buồn của Hạnh ñược bộc lộ qua các trạng thái suy sụp tinh thần và cái hao mòn của thể xác “Hạnh bây giờ không còn là cô giáo Hạnh ngày xưa… Cô ñã suy nghĩ với lí do sức khỏe. Cái hao mòn của thân xác không sánh bằng những suy sụp tình thần. Hằng mấy tháng trời Hạnh không ñi ñâu cả ñể chuẩn bị cho mình một hướng ñi” [16, tr. 317]. Đó là những trạng thái tâm lí 75 phức tạp với tâm trạng buồn vui xen kẻ của Hạnh. Tuy không ñược tác giả miêu tả trực tiếp trạng thái tâm lí của Hạnh, nhưng qua lời kể của tác giả cũng ñã cho thấy ñược tâm trạng ñau buồn của Hạnh. Qua trạng thái tâm lí ñó cũng cho thấy rằng, Hạnh là người phụ nữ gặp bất hạnh trong cuộc sống, cô nhận lấy sự ñau khổ nhiều hơn là hạnh phúc trong cuộc sống. Trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh không chỉ có những dòng tâm lí buồn vui xen lẫn vào nhau, mà ñó còn là một chuỗi dòng tâm lí ñau buồn của nhân vật, những dòng tâm lí ñau buồn ấy ñược xen lẫn vào những khát khao giản ñơn của nhân vật càng làm nổi bật tâm trạng, suy nghĩ trong lòng của nhân vật. Đó là ông Nhâm trong tác phẩm Ánh mắt, tâm trạng ông ñau buồn trước “quyền lực” của ñứa con gái, ông phải nghe theo những gì mà con ông ñã sắp ñặt, dù ñó là những lời cay ñắng, ngỗ ngược mà ñứa con này ñem ñến cho ông. Chính vì thế mà những dòng suy nghĩ, tâm trạng luôn ñược thể hiện rõ trong ông Nhâm. Trước tiên là tâm trạng bất ngờ, xót xa khi chứng kiến ñứa con gái buông ra những lời nói thẳng thừng trước mặt ông “Ông không dè ñứa con ông ñã nuôi bằng những ñồng tiền mồ hôi nước mắt từ chiếc xe lôi cà khổ kia ñể nó ñược vào ñại học, ñược bằng này bằng nọ với người ta, bây giờ chính nó lại rẻ rúng, khinh khi cái nghề của ông.” [16, tr. 356]. Kế tiếp là tâm trạng ñau nhói trong lòng khi ñứa con gái quở trách ông vì ông ñi bộ về nhà “ông Nhâm nghe ñau nhói trong lòng. Thì ra nó chỉ sợ người ta cười, sợ người ta tưởng nhà mình không có xe chớ ñâu nhìn thấy ba nó mệt muốn ñứt hơi.” [16, tr. 358]. Song song với tâm trạng ñau buồn, xót xa ấy là những niềm vui khi ông ñược ñi tập thể dục mỗi buổi sáng. Được thư thả tâm trạng, ông nhớ lại cái quá khứ tốt ñẹp mà ông ñã ñi qua “buổi sáng mờ sương làm ông nhớ lại cái thuở còn chạy xe lôi. Ông ñược hít thở cái không khí trong lành, ñược trò chuyện với ông bạn già ngày nào.” [15; tr.359]. Qua những dòng suy nghĩ, tâm trạng cho thấy ñược những khát khao cuộc sống hạnh phúc như bao người khác, khát khao trở về cuộc sống ngày xưa như ông ñã từng sống của ông Nhâm “ông Nhâm nghe thèm cái hạnh phúc của bà Năm” [16, tr. 360]. Đó là những dòng tâm trạng của ông Nhâm trước sự gắt gao của ñứa con gái gia trưởng này. Tâm lí ông Nhâm ñược khắc họa với những trạng thái, suy nghĩ ñơn giản nhưng cũng ñã cho thấy ñược những suy nghĩ, tâm trạng trong lòng của ông. Thông qua ñó, có thể biết ñược những tâm tư, tình cảm, những khát khao hạnh phúc mà ông Nhâm muốn có ñược. 76 Bên cạnh ông Nhâm, Lục Bình cũng ñược tác giả khắc họa những dòng tâm lí khá sâu sắc với những suy nghĩ, bứt rứt và tâm trạng của một con người ñã biết hối cải về lỗi lầm của mình ñã gây ra cho ba mình. Khi Lục Bình chứng kiến cảnh gia ñình nhỏ bé, nhưng ấm áp, hạnh phúc của hai mẹ con Bà Năm ñang quây quần, nói chuyện vui vẻ với nhau thì Lục Bình ñã nhớ lại cái quá khứ tươi ñẹp của Lục Bình khi con nhỏ. Lục Bình nhớ lại những gì mà Lục Bình ñã làm cho mẹ, rồi Lục Bình nhớ ñến ba mình, nhớ ñến những tội lỗi mà Lục Bình ñã gây ra cho ba mình, giờ ñây trong lòng Lục Bình lại chất chứa những nỗi niềm hối lỗi và những niềm hạnh phúc dâng trào khi nghĩ ñến ba mẹ “Nó bỗng nhớ lại hình ảnh má nó trong một lần bị trặc chân. Lúc ñó, nó cũng ngồi bệch xuống nền ñất, ôm lấy chân má nó mà bóp thuốc rượu. Còn ñây lại là một thanh niên. Nó nghe lòng trào dâng một tình cảm mà chưa thể nào ñặt tên. Người mẹ và ñứa con trai, cái nhà tuy nhỏ nhưng gọn gàng, ngăn nắp. Bức tranh gia ñình khiến nó nhớ tới ba. Đa bao lâu rồi, nó không còn ngồi nói chuyện và cười vui với ba. Mỗi lời nó nói chỉ là “lịnh”. Nó bắt ba phải thế nầy, ba phải thế kia. Có bao giờ nó ñể ý coi ba thích cái gì ñâu. Tiền bạc cả ñời dành dụm của ba, nó chỉ thêm vào một ít và căn nhà ñã trở thành của nó. Ba không ñược quyền góp ý. Nó bỗng nghe một nối ân hận dâng lên trong lòng.” [16, tr. 363]. Với những dòng tâm lí ñơn giản cũng ñã cho thấy ñược tâm trạng, suy nghĩ bên trong của Lục Bình, ñó những trạng thái hối lỗi trước những gì mà Lục Bình ñã gây ra cho ba mình. Đồng thời, ñó cũng là những gì mà nhân vật muốn giãi bày tâm trạng của mình ñể người khác thấu hiểu và cảm thông. Qua tâm lí của người lương thiện trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh có thể thấy ñược những dòng tâm lí phức tạp bên trong nhân vật, ñó là các trạng thái trăn trở, suy nghĩ, buồn vui bên trong nhân vật. Qua ñó, nhân vật cũng mong muốn người khác chia sẻ và cảm thông cho số phận của mình. 3.4.2. Tâm lí của người tha hóa Bên cạnh khắc họa tâm lí của người lương thiện gặp bất hạnh trong cuộc sống, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh của khắc họa tâm lí của người tha hóa. Con người tha hóa trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñược khắc họa với những dòng tâm lí ñơn giản. Đó là những trạng thái, suy nghĩ của những con người toan tính, ích kỉ ñể ñem lại lợi ích cá nhân của mình. Trong truyện ngắn Một chuyến ñò, Thân ñược khắc họa với những tâm trạng, suy nghĩ, toan tính trước tài sản mà cha anh ñã ñể lại. Trong suy nghĩ của Thân là tìm bằng mọi cách ñể có tên trong tờ di chúc 77 với tâm trạng lo lắng, nhưng háo hức “Gã càng nghĩ càng thấy không cam tâm. Mới tuần trước gã ñã nghe phong phanh là bà Quang ñang nhờ luật sư làm di chúc. Gã bỗng bồn chồn. Gã không biết bà có nghĩ chút công lao và tấm lòng “hiếu thảo” của gã mà chia cho một ít. Một ít thôi cái gia tài của bà cũng bằng cả ñống của thiên hạ. Cho nên khi bà vừa cho biết sẽ về quê và kêu gã ñi theo, gã ñã vui mừng tở mở.” [16, tr. 293]. Từ trạng thái lo lắng, háo hức ñó cho thấy ñược bản chất tham lam, giả dối của Thân trước tờ di chúc của ba mình. Không những thế, vì tiền bạc mà Thân mang trong ñầu mình những suy nghĩ bất nhân, bất nghĩa ñối với người mẹ ñã rứt ruột sinh thành mình. Thân tiếp tục ñược tác giả phơi bày sự ñộc ác của mình qua những dòng suy nghĩ trước cái chết của người mẹ “tiếng người láy ñò thất thanh “Chết rồi! Đò chìm rồi”. Bà Vú choàng tỉnh chụp lấy cánh tay con như bản năng của một người mẹ. Ngay trong phút kinh hoàng ñó. Thân lại nảy ra ý nghĩ tuyệt vời – Phải cứu bà Quang.” [16, tr. 294]. Trước mạng sống của người ñã sinh thành mình, nhưng Thân thờ ơ, lạnh lùng không có một biểu hiện gì lo lắng, hối hả ñể thể hiện trách nhiệm của người con với người mẹ. Thân ñã ñánh mất tình mẫu tử ñể cứu người khác ñể ñem lại lợi ích cho mình. Qua ñó ta thấy rằng Thân là một con người giả dối, tham lam, ích kỉ, vì tiền bạc, danh vọng mà Thân có thể ñánh mất bản chất của con người mình. Không những thế, Thân còn là người con bất hiếu, vì những nhu cầu vật chất tầm thường của bản thân mà Thân có thể ñánh ñổi mạng sống của mẹ mình với người khác. Út Ngưng trong tác phẩm Nước mắt ñàn ông ñược khắc họa với những chi tiết ñơn giản, nhưng cũng toát lên ñược lòng tham của Út Ngưng. Lòng tham ấy ñược thể hiện qua tâm trạng, suy nghĩ của Út Ngưng. Đó là tâm trạng nôn nóng, sốt ruột trước cám dỗ của tiền bạc “tới ñây, gã ñàn ông im lặng, dường như gã ñang suy nghĩ việc gì. Còn mụ Út Ngưng nóng như lửa ñốt. Mụ không biết khách nầy ñịnh nói gì. Mụ liếc nhìn cái gói giấy, sao mà nó bự quá! Mà lại nặng nữa, không biết cái gì ở trỏng.” [16, tr. 406]. Với những chi tiết ñơn giản nhưng cũng cho thấy ñược bản chất tham lam bên trong của Út Ngưng. Bên cạnh con người tha hóa với những trạng thái toan tính, ích kỉ trong lòng, còn là những trạng thái lo sợ, bất an trong lòng khi ñối mặt với những việc làm sai trái của mình. Khi con người ñã làm những việc sai trái thì tâm lí luôn nơm nớp, lo sợ trước sự trả giá cho những hành ñộng ấy. Bà Hai và bà Chánh trong tác phẩm Kiếp nhân sinh thuộc tâm lí con người ñó. Sau khi ám hại Út Son thì bà Hai và bà Chánh phải ñối mặt 78 với cái giá mà mình ñã gây ra. Bà Hai thì tâm lí bất an, ñi ñứng không yên, trạng thái bất ổn trước sự ñộc ác của mình “bà Hai nơm nớp lo sợ. Bữa ăn chỉ ngồi lấm la lấm lép không dám ăn, không dám gắp. Tối nằm cứ thấy ác mộng. Ả thấy Huyện Phú treo cổ mình, rồi lại thấy chôn sống mình. Ả lại thấy Út Son ẵm ñứa con ñầy máu ñứng khóc trước mặt ả. Ả trở thành ñiên loạn” [16, tr. 400]. Còn bà Chánh thì không khác gì bà Hai, bà luôn lo lắng, sợ hãi trước việc làm của sai trái của bà “phần bà Chánh, thấy tình cảnh bà Hai như vậy cũng phập phòng lo sợ. Mỗi ngày bà ra vô như một bóng ma. Y không biết Huyện Phú sẽ dành cho mình hình phạt nào ñây.” [16, tr. 401]. Đó là tâm lí bất an, lo sợ của những con người tha hóa trước hành ñộng ñộc ác của mình. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua tâm lí nhân vật trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh tuy chưa thật sâu sắc, nhưng cũng ñã thể hiện ñược trạng thái, suy nghĩ bên trong nhân vật, ñiều ñó giúp cho tác phẩm trở nên phong phú hơn, bởi tâm lí nhân vật là một trong những nghệ thuật góp phần xây dựng thành công tác phẩm. Trong tác phẩm của mình, tác giả ñã thể hiện tâm lí của hai thế giới nhân vật, ñó là con người tâm lí của con người lương thiện với những bất hạnh trong cuộc sống nên diễn biến tâm trạng luôn buồn ñau, niềm vui ít hơn nỗi buồn. Tâm lí của người tha hóa thì luôn có những suy nghĩ ích kỉ, toan tính, ñó còn nỗi ám ảnh, phập phòng lo sợ trước hành ñộng sai trái của mình. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể hiện qua ngoại hình nhân vật, hành ñộng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật và tâm lí nhân vật... Ứng với mỗi phương diện ñược Trầm Nguyên Ý Anh khai thác, thể hiện khác nhau. Từ ñó, ñã cho thấy ñược tính cách và bản chất bên trong nhân vật. Nhìn chung, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể hiện phong phú, ña dạng. 79 KẾT LUẬN Là cây bút mới của Văn học Đồng bằng sông Cửu Long, Trầm Nguyên Ý Anh ñã khẳng ñịnh tên tuổi của mình trên văn ñàn Văn học Việt Nam, ñặc biệt là Văn học Đồng bằng sông Cửu Long Truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñã cho thấy ñược xã hội và con người trong cuộc sống xã hội mới. Đây là thời kì mà con người ñối mặt với nhiều thuận lợi, nhưng không kém phần thách thức. Nắm bắt những vấn ñề trong cuộc sống, trong những tác phẩm của Trầm Nguyên Ý Anh ñã thể hiện khá thành công về cuộc sống con người trong thời kì ñổi mới, trong ñó “Quan niệm nghệ thuật về con người” ñược Trầm Nguyên Ý Anh thể hiện một cách chân thật, sâu sắc. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh ñược thể hiện ở hai góc nhìn khác nhau, ñó là quan niệm niệm nghệ thuật về con người lương thiện và con người tha hóa. Trong quan niệm nghệ thuật về con người lương thiện, Trầm Nguyên Ý Anh ñã cho thấy ñược số phận và cuộc sống của con người. Đó là những con người có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, nhưng họ sống vị tha, gắn bó với nhau. Không những thế, họ còn là những con người có số phận bất hạnh. Cuộc sống ñã ñem ñến cho họ nhiều sự ñau ñớn về thể xác lẫn tâm hồn, ñôi khi số phận của họ bị rơi vào bế tắc, không lối thoát. Từ ñó con người khao khát có ñược cuộc sống hạnh phúc bên gia ñình và người thân của mình. Qua ñó, tác giả cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh, khốn khổ trong cuộc sống, mong muốn những ñiều tốt ñẹp sẽ ñến với họ. Bên cạnh con người lương thiện, trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn là con người tha hóa. Cuộc sống xã hội mới với cuộc sống ñầy ñủ, nhưng không kém phần phức tạp. Ở ñây, Trầm Nguyên Ý Anh ñã cho thấy ñược sự bận rộn và bề bộn của cuộc sống trong thời kì hội nhập. Khi của cải, vật chất lên ngôi thì con người ñã trở nên thay ñổi. Họ chạy theo danh vọng, tiếng gọi của ñồng tiền, ngoảnh mặt với thực tại cuộc sống. Con người trở nên sống ích kỉ với bản thân, với người khác. Không những thế, mâu thuẫn của con người bắt ñầu nảy sinh, họ ghen ghét, thù hằn với nhau, chỉ chờ ñợi cơ hội là triệt tiêu lẫn nhau. Tuy vậy, sự tha hóa của con người trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh còn xuất phát từ một nguyên nhân khác, chính là do cuộc sống ñưa ñẩy họ ñến bước ñường cùng, trong lòng họ vẫn có một lòng hướng thiện, trở về với cuộc sống tốt ñẹp. Tác giả ñã vạch trần bộ mặt giả ñối và lên án sâu sắc ñối với những con người tha hóa. 80 Bên cạnh ñó, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Trầm Nguyên Ý Anh cũng ñã thể hiện phong phú ña dạng với nhiều góc ñộ khác nhau, ñó là: ngoại hình nhân vật, hành ñộng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật và tâm lí nhân vật. Đến với từng góc ñộ tác giả có cách thể hiện nhân vật khác nhau, không nhầm lẫn. Điều ñó làm nổi bật ñược từng tính cách và bản chất của nhân vật. Nhìn chung, Trầm Nguyên Ý Anh ñã thể hiện khá thành công quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của mình. Trầm Nguyên Ý Anh ñã góp phần làm cho diện mạo nền Văn học Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung thêm màu sắc mới, một cách nhìn mới. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU SÁCH: 1. Nguyễn Kim Châu (2010), Văn học Trung ñại 1, Trường Đại học Cần Thơ. 2. Nguyễn Lâm Điền – Trần Văn Minh (2005), Những vấn ñề chung về Văn học Việt Nam sau 1975, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 3. Nguyễn Lâm Điền - Trần Văn Minh (2012), Văn học Việt Nam 1945 – 1975, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 4. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Tiếp tục phát triển Văn học Việt Nam hiện ñại, nhân văn, giàu bản sắc dân tộc, Tạp chí nghiên cứu lí luận, phê bình và lịch sử văn học, số 6 – 2014. 5. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam (từ thế kỉ X ñến thế kỉ XX), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời kì hiện ñại mới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 8. Trần Văn Nam (2010), Văn học dân gian 2, Trường Đại học Cần Thơ. 9. Lê Thị Nhiên (2012), Thi pháp học, Trường Đại học Cần Thơ. 10. Huỳnh Thị Lan Phương (2012), Văn học Việt Nam hiện ñại 1, Trường Đại học Cần Thơ. 11. Trần Đình Sử (2001), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nhà xuất bản văn hóa – thông tin, Hà Nội, Hà Nội. 12. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội. 13. Trần Khánh Thành (2001), Thi pháp thơ Huy Cận, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội. 14. Kim Thanh Thiện (2013), Đặc ñiểm truyện ngắn tác giả nữ Đồng bằng sông Cửu Long sau 1986, Đại học Cần Thơ. 15. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn ñoàn, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, Hà Nội. 16. Nguyễn Anh Vũ (2004), Truyện ngắn Ba tác giả nữ Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. TÀI LIỆU MẠNG: 17. Trầm Nguyên Ý Anh, Đỗ Như Mưa, http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nqnvnnn3n31n343tq83a3q3 m3237nvn 18. Trầm Nguyên Ý Anh, Hạnh phúc thật gần http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmn2nqnqn31n343tq83a3q 3m3237nvn 19. Trần Mạnh Hùng (2011), Khảo sát ñặc ñiểm truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 ñến nay, http://www.zbook.vn/ebook/khao-sat-dac-diem-truyen-ngandong-bang-song-cuu-long-tu-1975-den-nay-42302/ 20. Lê Văn Thảo (17/01/2012), Văn xuôi ñồng bằng sông Cửu Long, http://vannghetiengiang.vn/news/Nghien-cuu-Ly-luan-Phe-binh/Van-xuoi-Dong-bangSong-Cuu-Long-1453/ 21. Lê Xuân (23/2/2007), Những trăn trở về văn học Đồng bằng sông Cửu Long, http://www.thotre.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=40&nid=1287 22. Lê Xuân, Phương ngữ Nam Bộ - Nét ñặc sắc Văn học Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Lưu giữ, http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=16511 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1. Lí do chọn ñề tài................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn ñề nghiên cứu................................................................................. 2 3. Mục ñích nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................. 5 1.1. Diện mạo nền Văn học Đồng bằng sông Cửu Long....................................... 5 1.2. Vài nét về cuộc ñời và sự nghiệp của tác giả Trầm Nguyên Ý Anh.............. 8 1.3. Vấn ñề quan niệm nghệ thuật về con người................................................... 9 1.3.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người ........................................... 9 1.3.2. Biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người .......................................... 11 CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI LƯƠNG THIỆN VÀ CON NGƯỜI THA HÓA ................................................................................. 13 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người lương thiện ........................................ 13 2.1.1. Con người lương thiện là con người sống vị tha ....................................... 13 2.1.2. Con người lương thiện là con người gắn bó với cái nghề.......................... 16 2.1.3. Con người lương thiện là con người khao khát hạnh phúc ........................ 21 2.1.4. Con người lương thiện là con người bất hạnh trong cuộc sống ................. 25 2.1.5. Con người lương thiện là con người ñối mặt với cuộc sống bế tắc ............ 29 2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người tha hóa ............................................... 34 2.2.1. Con người tha hóa bởi lòng tham, danh vọng và ích kỉ ............................. 34 2.2.2. Con ngươi tha hoa bởi long ñô ki, ghen ghet, thu hăn ............................... 41 2.2.3. Con người tha hóa do cuộc sống ñưa ñẩy.................................................. 45 CHƯƠNG 3: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦM NGUYÊN Ý ANH....................................................................................... 51 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình nhân vật.................. 51 3.1.1. Ngoại hình của người lương thiện ............................................................ 51 3.1.2. Ngoại hình của người tha hóa ................................................................... 54 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành ñộng nhân vật.................. 55 3.2.1. Hành ñộng của người lương thiện............................................................. 56 3.2.2. Hành ñộng của người tha hóa ................................................................... 59 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật.................... 63 3.3.1. Ngôn ngữ của người lương thiện và ngôn ngữ của người tha hóa ............. 63 3.3.2. Sử dụng từ ngữ bình dân........................................................................... 67 3.3.3. Sử dụng từ ngữ biến âm và thành ngữ, tục ngữ......................................... 70 3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua tâm lí nhân vật.......................... 73 3.4.1. Tâm lí của người lương thiện.................................................................... 73 3.4.2. Tâm lí của người tha hóa .......................................................................... 77 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC [...]... ñó nhà văn sẽ ñưa ra ý kiến, khen chê, cảm thông, chia sẻ hay lên án phê phán 12 CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI LƯƠNG THIỆN VÀ CON NGƯỜI THA HÓA Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñã cho thấy rõ ñược thế giới của hai con người: con người lương thiện và con người tha hóa Con người lương thiện trong sáng tác của tác giả là những con người có cuộc sống vị... ñưa ra quan niệm nghệ thuật về con người với cái nhìn sâu sắc, ñó là sự cắt nghĩa và quan niệm về con người bằng hình tượng nghệ thuật con người trong văn học thực chất là sự cắt nghĩa và quan niệm về con người ñược thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật, trong các bình diện con người ñược miêu tả, trong tương quan với không gian thời gian và trong các 9 nguyên tắc miêu tả tính cách, tâm lí… Người ta... chìm trong hình thức nghệ thuật Toàn bộ nguyên tắc cắt nghĩa về thế giới và con người trong thế giới nghệ thuật sinh ñộng và toàn vẹn ấy chính là quan niệm nghệ thuật về thế giới con người [13, tr 59] Tiếp theo, ñó là công trình nghiên cứu về Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn ñoàn” của Lê Thị Dục Tú Trong công trình này, tác giả ñưa ra quan niệm nghệ thuật về con người có sự ñồng nhất... ñưa ra khái niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm chỉ phạm vi sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn” [6, tr 3] Trong công trình nghiên cứu này ông cũng ñã khẳng ñịnh con người là ñối tượng trung tâm của văn học Qua các ý kiến, ñánh giá trên của các nhà nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật về con người, chúng tôi nhận thấy các ý kiến, ñánh... cốt lõi về quan niệm nghệ thuật về con người góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu Văn học Từ các nhận ñịnh trên, chúng tôi hiểu một cách ñơn giản về quan niệm nghệ thuật về con người như sau: quan niệm nghệ thuật về con người là sự cảm nhận, lí giải, cắt nghĩa về con người bằng hình thức nghệ thuật của nhà văn Tức là, sự cảm nhận, lí giải, cắt nghĩa ấy của nhà văn phải bằng các nguyên tắc, phương... và trẻ em Qua ñó, Trầm Nguyên Anh lên tiếng phê phán, chỉ trích ñối với những con người tha hóa, ñồng thời ngợi ca những con người có nghị lực sống, ñám ñấu tranh ñể loại trừ cái xấu, cái ác trong xã hội Qua ñó, tác giả cảm thông, chia sẻ với những con người có số phận bất hạnh trong cuộc sống 1.3 Vấn ñề quan niệm nghệ thuật về con người 1.3.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người Có rất nhiều... khái niệm về con người ở ñây không phải là con người hiện hữu ngoài ñời mà khi ñi vào văn học con người ñã trở thành con người nghệ thuật do nhà văn sáng tạo, xây dựng nên bằng hình thức nghệ thuật Bên cạnh ñó, các nhà nghiên cứu ñều cho rằng quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cắt nghĩa về 10 con người của nhà văn” Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ñã ñưa ra những vấn ñề cốt lõi về quan. .. Trầm Nguyên Ý Anh ñã ñáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của xã hội, nó giống như một xã hội ñược thu nhỏ mà con người là trung tâm của cái xã hội ñó 2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người lương thiện 2.1.1 Con người là con người sống vị tha Con người vị tha là con người biết sống vì người khác, luôn hi sinh, quan tâm và giúp ñỡ cho người khác, họ sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm của người khác ñể mối quan. .. bản văn học; Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn ñoàn – Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội… Các nhà nhà nghiên cứu này có ñóng góp rất quan trọng trong việc ñi tìm và giải mã quan niệm nghệ thuật về con người Trong các công trình ñó, không thể bỏ qua các công trình nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người của Trần Đình Sử Trong công trình nghiên cứu Văn học... năm 2000, Trầm Nguyên Ý Anh bắt ñầu viết truyện ngắn và ñược những người ñánh giá cao Được ñánh giá cao và khuyến khích viết truyện ngắn, Trầm Nguyên Ý Anh ñã viết và tham gia các cuộc thi viết truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh ñạt giải nhất với tác phẩm Tiếng sáo bay xa (2002), do An Giang tổ chức và giải nhì với tác phẩm Cũng một kiếp người (2002), do Cần Thơ tổ chức Năm 2004, Trầm Nguyên Ý Anh sống và

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan