Phạm Xuân Nguyên Thư ngắn gửi Nguyễn Ngọc Tư: Bài học Nam Cao, Nguyễn Hồng Kỳ Đẹp xấu trong Cánh đồng bất tận, tiếng nói của độc giả…,Chu Tước Cánh đồng bất tận quá thành công, Socnau Kế
Trang 1MỤC LỤC
Trang phụ bìa: i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đóng góp của luận văn 9
6 Cấu trúc của luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong hành trình truyện ngắn đương đại 1 Khái lược truyện ngắn sau 1975 10
1.1 Đặc điểm truyện ngắn 10
1.2 Quan niệm về con người đa chiều 12
2 Diện mạo truyện ngắn Nam bộ 17
2.1 Truyện ngắn Nam bộ - một dòng chảy trầm lặng 17
2.2 Thành tựu của truyện ngắn Nam bộ 19
3 Nguyễn Ngọc Tư - luồng gió mới của truyện ngắn Nam bộ 22
3.1 Sự khẳng định phong cách 22
3.2 Sự thể hiện QNNT về con người 26
Chương 2 Các kiểu con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 1 Giới thuyết khái niệm QNNT về con người 33
2 Các kiểu con người 35
2.1 Con người nghệ sĩ bế tắc, tuyệt vọng 35
2.2 Con người cô đơn - lạc lõng 37
2.3 Con người nữ bị cám dỗ 45
2.4 Con người với tình yêu và thù hận, tội ác, trừng phạt 49
3 Thông điệp từ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 53
Trang 2Chương 3 Những thủ pháp thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
1 Thủ pháp xây dựng nhân vật 56
1.1 Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật 56
1.2 Dòng ý thức nhân vật 58
1.3 Nhân vật gắn bó với ngôn ngữ, không gian và văn hóa đặc trưng Nam bộ 59
2 Nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật 65
2.1.Nghệ thuật trần thuật 65
2.2 Điểm nhìn trần thuật 69
2.3 Giọng điệu trần thuật 71
3 Kết cấu truyện 75
PHẦN KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Nam bộ
Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gương mặt tiêu biểucủa truyện ngắn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư giữ một vai trò đặc biệt quantrọng Tiếng tăm của chị vang xa trên văn đàn Việt Nam và xuyên qua một sốnước ngoài Người ta xem Ngọc Tư là một hiện tượng lớn của văn học nướcnhà năm 2005 - 2006 GS TS Trần Hữu Dũng (việt kiều Mỹ) gọi Ngọc Tư là
“đặc sản” vì chị đã tạo ra điểm riêng ấn tượng nhất mà dẫu cuộc thi có cắt
phách họ vẫn nhận ra
Lâu nay, có nhiều người cho rằng; văn học Nam bộ không thể nào sánhkịp văn học hai miền Bắc, Trung Dòng văn học ấy ít về số lượng lẫn chất lượng,
đánh giá như thế tưởng rằng nặng nề nhưng đó là sự thật Mãi đến những năm đầu
của thế kỷ XXI, Ngọc Tư làm cho độc giả cả nước ngạc nhiên Chị khẳng địnhmình ngay từ tập truyện đầu tay và rất nhiều giải thưởng cao quý thuộc về chị:
Ngọn đèn không tắt giải I - Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi lần II năm (2000) Giải B - hội văn học Việt Nam với tập truyện Ngọn đèn không tắt
năm (2001) Nhận tặng thưởng tác giả trẻ - Ủy Ban toàn quốc liên hiệp các hội
VHNT Việt Nam - tập truyện Ngọn đèn không tắt Được bình chọn một trong
mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm (2003) do Trung ương đoàn trao tặng Truyện
ngắn Cánh đồng bất tận được Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006)
Riêng Cánh đồng bất tận đã đưa tên tuổi Ngọc Tư leo lên đỉnh cao vinh
quang trong lao động nghệ thuật Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bậtnhất thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, góp phần đưa truyện ngắn đương đại lên một
tầm cao mới Các nhà nghiên cứu lí luận văn học, phê bình văn học đã ghi nhận;
từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt Nam chờ đợi rất lâu mới cólại một cây bút tài hoa và làm nên dư luận, tên tuổi ấy là Nguyễn Ngọc Tư Aicũng ngạc nhiên hết sức vì ở nơi tận cùng đất mũi Cà Mau, sách báo yếu và thiếulại tạo ra một bông hoa lạ, lạ đến mức bị kiểm điểm và đòi trục xuất chị ra khỏi
Trang 4quê hương Mỗi một truyện ngắn của chị “được ví như một bữa ăn thịnh soạnnhưng hợp khẩu vị, làm cho mọi người ai cũng thấy vừa miệng, cách bày biện
toàn “đặc sản” Nam bộ với chất liệu tươi tắn, mới mẽ” (15) Ông Huỳnh Công
Tín chân thành nói: khi tôi bắt tay vào làm cuốn Từ điển từ ngữ Nam bộ tôi thấy
rất khó khăn, nhưng khi vớ được truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói thật tôi mừng
1.2 Tầm quan trọng của quan niệm nghệ thuật (QNNT) về con người
QNNT về con người là một vấn đề rất quan trọng của sáng tạo nghệ thuật, nếu không có QNNT về con người thì sẽ không có tác phẩm nghệ thuật Vì từ khi
con người xuất hiện trên trái đất cho đến nay, con người luôn được coi vấn đề sốmột Con người luôn trăn trở nghĩ suy, luôn khao khát kiếm tìm con - người mình.Heidegger cho rằng: “Con người là kẻ duy nhất có khả năng tự vấn bản thânmình” Vâng! bản thân con người vốn vô cùng phức tạp, đa sắc, đa màu và đadiện, nhà văn chỉ chạm đến nó chứ không sờ nắn, nắm bắt được bản thể con ngườitrọn vẹn Vì vậy, nhà văn cũng không thể nào khám phá tận cùng cái bí ẩn bêntrong con người Tập đại sử thi Mahabharata của Ấn Độ giáo có lời như sau: “Này,
ta bảo cho các ngươi biết, bí mật của Mahabharata không có gì quý hơn conngười” Văn học lấy con người làm điểm tựa để nhìn ra thế giới và nhìn vào chínhmình Có vô số cách để thăm dò con người, thế nhưng con người vẫn mãi mãi làmột bí mật, vì “con người là tận cùng của cái tận cùng” và “tận cùng biến đổi”
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn phức tạp, phức tạp bắt nguồn từ QNNT
về con người được chị phá vỡ nên đã gây ra “hiệu ứng” của hai luồng ý kiến
khen chê dữ dội Với truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chị bị kiểm điểm và bị đòi trục xuất ra khỏi quê hương Chúng tôi nhớ lại Những chuyện không muốn viết
(1942) của Nam Cao - bài học ấy nay lại vận vào chị Nhưng bạn đọc hôm naythật công bằng, họ đánh giá chính xác, không a dua, không ăn theo Vì họ biết:
“Chừng nào chưa có sự đổi mới trong QNNT về con người thì sự tái hiện các hiện
Trang 5tượng đời sống khác nhau, chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiềusâu Thật khó nói đến sự phát triển của tư duy nghệ thuật mà thiếu sự mở rộng,
đào sâu các giới hạn trong QNNT về con người” (51, tr.196).
Chị có mặt trong làng văn từ đầu thế kỷ XXI, khoảng thời gian chưa nhiềusong địa vị Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn học đương đại đã được xác định vàđược khẳng định dứt khoát Chị có một vị trí không thể thiếu được khi nhắc đếntruyện ngắn đương đại
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nguyễn Ngọc Tư chưa phải đỉnh cao của văn học, cũng chưa phải đỉnh
cao chính mình Nhưng chị đã độc sáng với chất lượng tác phẩm Chị trở thành
một hiện tượng của văn học trong nước, gây dư luân xôn xao trong năm 2005
-2006, còn trẻ song chị có một vị trí tối quan trọng đối với văn học Nam bộ nóiriêng và văn học Việt Nam nói chung Chính vì lẽ đó mà hầu hết những tác phẩmcủa chị đều gây nhiều chú ý trên văn đàn và được giới phê bình, lí luận quan tâmtìm hiểu và khám phá Song nhà văn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện chưa lâu nênnhững bài nghiên cứu chủ yếu nằm rãi rác trên các báo, chưa được tập hợp thànhsách Cho nên, về những bài nghiên cứu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôichia thành 2 nhóm dưới đây
2.1 Những bài nghiên cứu gián tiếp liên quan đến đề tài, gồm có:
Hồ Anh Thái - Tuổi trẻ (22/11/2003), “Văn học hôm nay: trẻ trung đâu cần mỹ phẩm” VnExpreess (11/7/03), Nguyễn Ngọc Tư “Tôi thèm được quất vài roi để lớn lên” Hiền Hoà - Vnexpreess (21/1/04), “Nguyễn Ngọc Tư tôi không muốn ngủ quên vì giải thưởng” Quang Vinh - Tuổi trẻ (9/3/04), “Nguyễn Ngọc
Tư nhà văn của xóm rau bèo” Trần Hoàng Thiên Kim - Hà Nội mới (10/5/04),
“Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “Qủa sầu riêng của trời” Nhã Vân - Người lao động (2/8/04), “Đem chuyện phòng the ra viết, hổng dám đâu!” Anh Vân - Evan (6/05), “Nguyễn Ngọc Tư “tôi viết như cảm xúc của mình” Thanh Vân - Evan (27/9/05), “Nguyễn Ngọc Tư thử “xen canh” trên đất của mình” Từ Nữ - Giáo dục và thời đại (6/10/05), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “nhiều khi thấy ngạc nhiên
về mình” Phạm Xuân Nguyên - Tuổi trẻ (03/12/05) “Dữ dội và nhân tình” Hạ Anh - Thanh niên (19/01/2006), “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư - Quen mà lạ”.
Trang 6Nguyễn Thị Hồng Hà - Công an nhân dân (3/02/06), “Đằng sau thành công là
gánh nặng” Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau ra hai công văn (số 35 và số 41
-BC/TG), kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (tác phẩm Cánh đồng bất tận).
Ngoài những bài nghiên cứu này, trên Báo điện tử (Tuổi trẻ Online) tính
từ ngày (7/4/2006) đến ngày (12/4/2006) có 868 ý kiến gửi đến online Trong đó
có 13 ý kiến phê phán - phản đối dữ dội, còn 855 ý kiến tấm tắc khen (Cánh đồng bất tận), tiêu biểu những bài viết: Hoàng Anh Thi (văn học ca ngợi cái tốt,
cũng phải phê phán cái xấu), Trần Kim Trắc (Cánh đồng bất tận cái phao của lòng nhân ái) Phạm Xuân Nguyên (Thư ngắn gửi Nguyễn Ngọc Tư: Bài học Nam Cao), Nguyễn Hồng Kỳ (Đẹp xấu trong Cánh đồng bất tận, tiếng nói của độc giả…),Chu Tước (Cánh đồng bất tận quá thành công), Socnau (Kết truyện
“Cánh đồng bất tận ”tàn nhẫn quá), Nguyễn Khắc Phê (Một thế giới nghệ thuật riêng) v.v Nghiên cứu QNNT về con người không phải là mục đích của những
bài viết này, nhưng khi tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn và tạp văn củachị, họ đã gián tiếp đề cập đến vấn đề con người Nhìn chung, các tác giả quantâm đến những vấn đề sau: Hình tượng cánh đồng, mô hình tự sự, mô típ mốitình tay ba (gắn với cải lương),…
Nguyễn Ngọc Tư có mặt chưa lâu trên văn đàn văn học nhưng khi bước chânvào con đường văn nghiệp thì ngay lập tức có tiếng vang Văn chị đủ sức lôi cuốncác nhà lí luận và phê bình văn học bởi phong cách riêng biệt không lẫn vào ai
2.2 Những bài nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đề tài, gồm có:
Trần Hữu Dũng (2004) - www.viet-studies.org/Nguyễn Ngọc Tư, “Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Miền Nam” Dạ Ngân (2004) - Văn nghệ trẻ (15), “Nguyễn Ngọc Tư - Điềm đạm mà thấu đáo” Minh Phương (2004) - Nhân dân (ngày 31/5),
“Đọc sách: “Nước chảy mây trôi” - Tập truyện ngắn và kí mới của Nguyễn Ngọc
Tư” Minh Thi (2004) - Lao động (ngày 11/4), “Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt tâm trạng” Hoàng Thiên Nga (2005) - Văn nghệ (39), “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận” Thảo Vy (2005) - Tạp chí văn hóa Phật giáo (11), “Nỗi đau trong cánh đồng bất tận” Trần Phỏng Diều (2006) - Văn nghệ quân đội (647),
“Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” Đặng Anh Đào (2006)
-Văn nghệ (17-18), “Sự sống bất tận” Nguyễn -Văn Tám (2006) - Khoá luận tốt
Trang 7nghiệp, Trường Đại học sư phạm Huế, Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Huỳnh Công Tín (2006) - Văn nghệ sông Cửu Long (15), “Nguyễn Ngọc Tư nhà văn trẻ Nam bộ” Bùi Việt Thắng (2006) - Nghiên cứu văn học (7), “Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận” Trần Văn Sỹ (2006) - Văn nghệ trẻ (15) “Bức tranh quê buồn tím ngắn” Nguyễn Tý (2006) - Công an Tp Hồ Chí Minh (ngày7/2),
“Ngày đầu năm đọc “Cánh đồng bất tận” với sức hút kỳ lạ” Đăng Vũ (2006)
-Nhà văn (12), “Cổ tích trên cánh đồng bất tận” Đoàn Ánh Dương (2007) - Nghiên cứu văn học (2), “Cánh đồng bất tận nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật” Phạm Thuỳ Dương (2007) - Văn nghệ quân đội (661), “Cảm hứng cảm
thương trong sáng tác Đỗ Bích Thuỷ và Nguyễn Ngọc Tư”
Với những bài viết trên, phần đa các tác giả - dù ít dù nhiều đều đề cậpđến vấn đề con người ở một số bình diện như: Hình tượng người nghệ sĩ, nôngdân, thế giới vịt và người, số phận con người trên những cánh đồng bất tận,…
Riêng vấn đề QNNT về con người cho đến nay, theo tư liệu chúng tôi có được thì
những bài nghiên cứu trên đều dừng lại khảo sát ở một vài truyện ngắn, một vàiluận điểm nhỏ lẽ chứ chưa nghiên cứu một cách thấu triệt và có tính hệ thống
QNNT về con người Tuy nhiên, tất cả những bài viết ấy là những gợi mở quý giá
giúp ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Bản thân chúng tôi nhận thấy rằng, tác giả là một hiện tượng văn học, cáimới lạ, sự khen chê bao giờ cũng kích thích và gây hứng thú tìm tòi, khám phá.Biết rằng, một tác phẩm nghệ thuật có nhiều cách tiếp cận khác nhau Vì vậy, khichọn đề tài này, chúng tôi cố gắng lĩnh hội các quan điểm, ý tưởng từ các bài viếtcủa các tác giả đã đề cập, đồng thời mạnh dạn đưa ra những ý kiến, những cảm
nhận riêng để có một cách nhìn hệ thống QNNT về con người trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư, nhằm góp thêm một cách nhìn mới về những giá trị trongtruyện ngắn của chị
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 8Chúng tôi tập trung khảo sát 7 tập truyện sau: Ngọn đèn không tắt (2000), Ông ngoại (2001), Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận
(2005), và một số truyện ngắn in trên các báo Qúa trình nghiên cứu người viếtcòn tham khảo hai tập tạp văn của chính tác giả Ngoài ra người viết còn khảo sátthêm một số truyện ngắn khác để so sánh, đối chiếu
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
4.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sử dụng phương pháp này là chúng tôi vận dụng thi pháp học để giải mã
văn bản ngôn từ nhằm chỉ ra QNNT về con người được thể hiện trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư như thế nào
4.2 Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại
So sánh đồng đại để làm nổi bật nét tương đồng khác biệt, đồng thời so
sánh lịch đại để thấy được sự tiếp nối và đổi mới QNNT về con người trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn khác
4.3 Phương pháp thống kê, phân loại
Với phương pháp này, chúng tôi chỉ ra được các loại con người khác nhautrong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
4.4 Ngoài những phương pháp trên luận văn còn sử dụng một số phương pháp
liên ngành khác như: văn hóa, phân tâm học…để khám phá một cách thấu triệtnhất vấn đề con người của tác giả
Trang 95 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5.1 Về mặt lý luận, luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống
QNNT về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Từ đó, nó cho thấy tầm quan trọng của QNNT về con người - con người đóng vai trò trung tâm, không
thể vắng mặt trong tác phẩm nghệ thuật Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu
QNNT về con người, ta sẽ hiểu rõ ý đồ mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm
và thông qua tác phẩm ta biết được tư tưởng nhà văn
5.2 Về mặt thực tiễn, Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu
sâu hơn truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nó là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụcho việc giảng dạy chuyên đề văn học đương đại Việt Nam trong các trườngtrung học, cao đẳng và đại học Ngoài ra, công trình chúng tôi còn có thể là một
định hướng, một gợi mở đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu QNNT về con người
trong sáng tác của một tác giả cụ thể hoặc của nhiều tác giả viết truyện ngắntrong dòng văn học đương đại Việt Nam
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc
thành ba chương sau đây:
Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG HÀNH TRÌNH
TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI
Chương 2: CÁC KIỂU CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
NGỌC TƯ
Chương 3: NHỮNG THỦ PHÁP THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
Trang 10PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG HÀNH TRÌNH TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI
1 KHÁI LƯỢC TRUYỆN NGẮN SAU 1975
1.1 Đặc điểm truyện ngắn
“Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, códung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiềusâu chưa nói hết Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súctích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnhhưởng kịp thời trong đời sống Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạttới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắnxuất sắc của mình” [23, tr.134]
Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX)nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh củanhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương Trải qua hàng ngàn năm, vớibao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vịtrí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên Hiện đại, Hậu hiện đại, khi con người
bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết Con người không có đủ thời gian cho
những bộ tiểu thuyết đồ sộ như : Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông đông êm đềm…Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc
trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cựcnhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phụcđộc giả đương đại
Raymond Carver - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghinhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiềumặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩmđược viết dưới dạng truyện ngắn” [7, tr.3] Truyện ngắn gắn chặt với báo chí
Trang 11Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổ vớitốc độ chống mặt Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phúthoặc trong một vài giờ Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch,tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại Trongkhi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hếtsức thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng.
Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắnliền với truyện ngắn Thế kỷ XX truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục vàvượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đónggóp của Nguyễn Bá Học, Phạm Huy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan,Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng…Từ sau cánhmạng tháng Tám truyện ngắn có chửng lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi:Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, VũThị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu…Chiến tranh kết thúc, truyện ngắnvượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống Nhất
là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngàytrên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in Thực tế ấy
đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lý luận về truyện ngắn nhữngnăm gần đây Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng Nhiều cuộchội thảo đã được mở ra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã đượctrình bày Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quantâm, nỗ lực cách tân bậc nhất Nguyễn Huy Thiệp đã từng tạo nên một cơn lốcxoáy văn học Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ
Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận Mỗi nhà văn một
bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi
“bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đãđược đổi mới
Trang 121.2 Quan niệm về con người đa chiều
Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đờisống văn hoá, tư tưởng Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, nhấtsau Nghị quyết của Đại hội VI của Đảng và tiếp theo nghị quyết 05 của Bộ chínhtrị, cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào
cuối năm 1987, tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió mới ào ạt vào đời
sống văn học nước nhà
Bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch…truyện ngắn trở thành một thể loại rực
rỡ của văn học Việt Nam sau 1975 Nó được xem là một “cú hích” mạnh mẽ và khả quan, tạo nên một phản ứng dây chuyền, có tác dụng “kích nổ” sự phát triển
truyện ngắn với rất nhiều gương mặt tiêu biểu như: Vũ Thị Thường, Nguyễn MinhChâu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo,Trần Thuỳ Mai, Dạ Ngân, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Ấm, Lê Minh Khuê, Thái BáTân, Phạm Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn ThếHùng, Phùng Văn Khai, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng Diệu, Bích Ngân, NguyễnNgọc Thuần, Nguyễn Thị Diệp Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Vĩnh Nguyên,Nguyễn Ngọc Tư…Ngòi bút của các nhà văn thay đổi trên nhiều phương diện,
trong đó đặc biệt chú ý nhất là thay đổi QNNT về con người, đây là một bước
chuyển quan trọng cho truyện ngắn Ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách
QNNT về con người khác nhau Văn học chống Pháp và chống Mỹ gắn với cảm
hứng ngợi ca, con người xã thân vì quê hương đất nước, ý nghĩa cuộc đời gắn bó
với cộng đồng, con người sống với cái “Ta” to lớn, không hoặc ít đối diện với cái
“Tôi” nhỏ bé của chính mình, không gian cộng đồng chiếm ưu việt hơn hết cả Sau
1975, con người bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại chính mình Văn học không còn
hô hào, nói về cái lớn lao mà đào sâu vào cái “Tôi”, cái lẫn khuất bên trong được
khui mở Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã hướng vào thế giớinội cảm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được ở mỗi cá nhân những cung bậctình cảm Chính vì vậy, truyện ngắn đã nhanh nhạy trong cách tiếp cận và phảnánh cuộc sống con người dưới cái nhìn đa chiều kích Milan Kundra nói rằng; “conngười là hiền minh của lưỡng lự”, con người qủa là đa dạng, phong phú Vì thế,
nhà văn thể hiện QNNT về con người ở nhiều chiều kích khác nhau Nhà văn
chuyển hướng cách nhìn nhận, cách cảm và cách đánh giá con người đựơc coi tựlàm mới mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con người Con người luôn phải tự
Trang 13đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngả rẽ của xã hội Hiện đại, Hậu hiện đại.Nhà văn là người đau đời nhất, vì thiên chức của nhà văn làm cho con người trởnên người hơn, bởi trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt: đẹp - xấu,thiện - ác, cao cả - thấp hèn, yêu - ghét, vui - buồn, trong sáng - tối tăm, hạnh phúc
- khổ đau, tự nhiên - xã hội Ở đó, con người đứng trên ranh giới nhỏ nhoi nếukhông khéo sẽ bị nghiêng về phía con người tự nhiên, ngược lại con người sẽ
hướng về phía con người xã hội Đò ơi của Nguyễn Quang Lập, Biển cứu rỗi của
Võ Thị Hảo, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư…
Nguyễn Minh Châu, nhà văn quân đội, người từ trong cuộc chiến đi ra,
một trong những tác giả tiên phong thay đổi QNNT về con người Ông không còn
nhìn con người một chiều mà nhìn con người trong nhiều mối quan hệ bộn bềphức tạp Con người tự thú, con người thức tỉnh, con người sám hối, con ngườibản năng tính dục Con người luôn khát khao vươn tới cái chân - thiện - mỹ, tiêu
biểu: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Phiên chợ Giát, Dấu chân người lính, Khách ở quê ra…
Nhắc tới văn học đương đại không quên nhắc đến tên tuổi Nguyễn Huy
Thiệp, một cây bút độc đáo, một hiện tượng văn học đã làm “vang bóng một thời”, đến nay ông vẫn được bình chọn là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất.
Với giọng văn sắc lạnh, gai góc, xương xẩu đến tàn nhẫn đã đào bới xới tung lênnhững mảng tối, những góc khuất của mỗi thời, của cuộc đời và của xã hội.Nguyễn Huy Thiệp trăn trở nhiều về đời tư và thế sự, tình yêu và thù hận, sựsống và cái chết, nhưng bao giờ cũng để ngõ kết thúc Chính vì vậy nhân vậttrong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn sống trong ốc đảo cô đơn, đaukhổ đến tột cùng, đến bất tận, đó là cách thể hiện độc đáo con người trong truyệnngắn Nguyễn Huy Thiệp
Ngoài việc đổi mới nội dung nhà văn còn làm mới hình thức nghệ thuậtbằng cách chuyển từ ngôn ngữ một giọng sang ngôn ngữ đối thoại, nhiều giọng,
có sự tác động, hòa trộn giữa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể, ngôn ngữnhân vật Đặc biệt do dung lượng nên ngôn ngữ truyện ngắn khác hơn ngôn ngữtiểu thuyết ở chổ; ngôn ngữ truyện ngắn cô động, hàm súc, dồn nén, kiệm lời làmnên đặc trưng phong cách truyện ngắn hôm nay Thêm vào đó, truyện ngắnđương đại tạo ra sức hấp dẫn, tính bất ngờ, ấn tượng đều do đi lạch kiểu kết thúc
Trang 14có hậu, tạo ra các kiểu kết thúc mới: loại truyện có bắt đầu mà không có kết thúc:
Mê lộ của Phạm Thị Hoài Loại truyện kết thúc có nhiều đoạn kết: Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp, Nhân sứ của Hòa Vang, Dịch quỷ sứ của Tạ Duy Anh, Nguyệt cầm của Nguyễn Thị Ấm Loại truyện kết thúc để ngõ: Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều, Hiu hiu gió bấc, Biển người mênh mông,…của Nguyễn Ngọc Tư, Vàng Lửa, Con gái thủy thần… của Nguyễn Huy Thiệp, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu Loại truyện kết thúc đối nghịch: Trương Chi, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo lạc mùa của Ngô Tự
Lập.v.v
Nguyễn Huy Thiệp phát biểu: “Trong truyện cổ người ta kể rằng khi hátxong câu hát cuối cùng…Trương Chi đã nhảy xuống sông tự trẫm;…Tôi - ngườiviết truyện này - căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy Qủa thực cái kết ấy
là tuyệt diệu và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết sức mình Còn tôi,
tôi có cách kết thúc khác Đây chính là bí mật của riêng tôi” (Trương Chi)
Làm nên sự phong phú đa dạng trong QNNT về con người, văn học sau
1975 phải kể đến đội ngũ sáng tác đông đảo nữ giới Sự đóng góp của các cây bút
nữ vô cùng to lớn, làm cao thêm văn học nước nhà cả về chất lẫn lượng
Nhìn lại văn học viết Việt Nam, thời trung đại không có cây bút nữ nàoviết truyện ngắn, đếm trên đầu ngón tay chỉ có mấy nhà thơ như: Đoàn Thị Điểm,
Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan Sang đầu thế kỷ XX, giới văn nữ sĩ vẫnvắng bóng trên văn đàn, cắt nghĩa cho hiện tượng này là do dưới chế độ phongkiến hà khắc, người phụ nữ không được học hành, thi cử, bốn chữ vàng: “công,dung, ngôn, hạnh” đã bó buộc đời người phụ nữ với bổn phận làm vợ, làm mẹ,tuyệt nhiên không tham gia vào công việc xã hội Vì vậy, hiếm có điều kiện giaolưu gặp gỡ và tham gia trong lĩnh vực văn học nghệ thuật Nho giáo là “trọngnam khinh nữ” nên họ quan niệm rằng; phụ nữ học làm cái gì? học biết chữ đểthêm lý sự với chồng và lười nhác mà thôi Giai đoạn 1930 - 1945 nhà thơ nữcũng chỉ có đôi người: Anh Thơ, Mộng Tuyết, Vân Đài, Hằng Phương Lĩnh vực
truyện ngắn chỉ có Bức tranh quê - Anh Thơ, được giải thưởng thơ của Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết Răng đen cũng đã được xuất bản nhưng chỉ để lại dấu ấn
mờ nhạt, người ta biết Anh Thơ với lĩnh vực thơ là chính Cách mạng tháng Tám
Trang 15thành công, lịch sử dân tộc lật sang trang mới Giai đoạn 1945 - 1975, trong xuthế chung của thời đại, phụ nữ được giải phóng hoàn toàn và là lực lượng khôngthể thiếu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ Họ là hậu phương vữngchắc, nếu không có chị em không thể có chiến thắng Họ vượt lên chính mìnhnhằm thể hiện mình chẳng thua anh kém chú, hoàn thành xuất sắc trọng trách
“đảm việc nước giỏi việc nhà” Đôi ngũ bút lực nữ có mặt kịp thời trên văn đàn,
vừa làm công tác tư tưởng và vừa sáng tác văn chương Mộng Sơn với thực tếcuộc sống cùng với những chuyến đi xa đã mở mang tầm nhìn cuộc sống, do vậy,chị cho ra đời nhiều phóng sự có giá trị và nhiều truyện ngắn thú vị Lê Minh -nhà văn nữ cho đến hôm nay đã là tác giả của rất nhiều thể loại trong đó đónggóp đáng kể nhất ở lĩnh vực truyện ngắn Từ những năm sáu mươi Vũ ThịThường đã trở thành cây bút tiêu biểu viết về đề tài nông thôn miền Bắc, hoàbình trên đất Bắc đã đem lại nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào, đến nay chị vẫnthể hiện mình còn sung sức, viết khoẻ và viết hay Từ đó những cây bút nữ vượtlên số phận để đến với văn học ngày một đông đảo hơn: Bích Thuận, ThanhHương, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang, Dương Thị Xuân Qúy,…
Trong dàn hợp xướng nhiều âm sắc với các thế hệ nhà văn sáng tác truyệnngắn, bên cạnh đội ngũ đông đảo của các cây bút nữ đã được bạn đọc biết đếntrước 1975 Sau 1975, chính xác thời kỳ đổi mới, người ta gọi riêng cho lĩnh vực
truyện ngắn “âm thịnh dương suy” (75% người viết truyện ngắn là nữ) (theo
thống kê của ông Bùi Việt Thắng), đây như là sự bù trừ cho lỗ hỏng trước đó.Biết đến họ với rất nhiều gương mặt tiêu biểu: Phạm Thị Hoài, Y Ban, Võ ThịHảo, Nguyễn Thị Ấm, Dạ Ngân, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan ThịVàng Anh, Đỗ Bích Thủy, Võ Thị Xuân Hà, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn ThịDiệp Mai, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư… Nhiều tác phẩm của các nhà văn
nữ đã có giải thưởng cao trong các cuộc thi truyện ngắn Đạt danh hiệu “thủ
khoa” và “á khoa” trong lĩnh vực văn học như: Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, Người sót lại rừng cười của
Võ Thị Hảo, Thị trấn hoa quỳ vàng của Trần Thùy Mai, Gia đình bé mọn của
Dạ Ngân, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc
Tư…Sự phá cách về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của các cây
Trang 16bút nữ đã tạo nên sắc màu mới cho truyện ngắn, trước hết được thể hiện ở sựphong phú đa dạng về phong cách và cách thể hiện độc đáo về con người Ở đóvừa có cái chung của thời đại vừa có cái riêng, cái cá biệt của mỗi tác giả trongcảm thụ cuộc sống, tạo ra lối đi riêng trên con đường sáng tạo nghệ thuật Và sựxuất hiện đông đảo các cây bút nữ đã cho chúng ta thấy ở họ sự cống hiến hết
mình trong sự nghiệp sáng tác văn chương Nếu như châu Phi với sự trổi dậy của
ý thức nữ quyền, từ những năm 80 trở đi, một thế hệ thứ hai các cây bút nữ châu Phi đã xuất hiện tạo ra một hiện tượng xâm lấn, đôi khi có tính lật lại trật tự trong văn đàn Thì ở Pháp thập kỷ 90 chứng kiến giới văn chương nữ đã bước những bước cuối cùng để sát vai với nam giới Còn tại Việt Nam thời kỳ đổi mới các cây bút nữ lấn át nam giới
Đội ngũ nhà văn nữ viết như vắt kiệt sức mình để dâng hiến cái đẹp chođời Song chưa có sự nhấn thân quên mình cho nghề nghiệp, âu cũng là do yếu tốkhách quan và chủ quan mang lại Vì vậy, chưa có nhiều tác phẩm xuất sắc, danhhiệu viết truyện ngắn xuất sắc nhất từ sau 1975 đến nay được trao tặng choNguyễn Huy Thiệp chứ không phải một cây bút nữ nào đó Nhưng chúng ta phảithừa nhận rằng, sự đóng góp của đội ngũ viết truyện ngắn nói chung, các nhà văn
nữ nói riêng, đặc biệt sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu… đãgóp phần làm sống dậy nền văn hóa đọc nước nhà, điều mà chúng ta tưởng chừng
bị teo tóp, vì sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt Nam chờ đợi rất
lâu mới có lại một đỉnh núi cao, tạo dư luân xôn xao trên văn đàn Việt Nam Đó
là những nỗ lực đóng góp đáng ghi nhận trong sự làm mới QNNT về con người
của thế hệ viết văn trẻ
Nếu cho rằng cách tân trong văn học là vận dụng sáng tạo từ truyền thốngthì việc tái xuất đề tài cũ nhưng cách nhìn con người mới được các nhà văn trăntrở lần tìm Xét đến cùng, để tìm ra lối đi mới trong nghệ thuật thì tất cả các nộidung và hình thức nghệ thuật cần thiết được huy động sử dụng, các thủ pháp đều
bình đẳng và có công hiệu như nhau Biết thế, nhưng QNNT về con người vẫn
phải tiên phong đi đầu nếu không mọi cố gắng đều bị thất bại
2 DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN NAM BỘ
2.1 Truyện ngắn Nam bộ - một dòng chảy trầm lặng
Trang 17Nam bộ được gọi vùng đất mới của tổ quốc ta, hình thành muộn, lưu dânngười Việt mở cõi từ cuối thế kỷ XVII đến nay đã trên 300 năm Quá trình khaihoang, mở cõi đã hình thành trên vùng đất này những nét văn hoá cộng cư đặcsắc của bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm Thế nhưng thực tình khônghiểu sao, khi chữ Quốc ngữ vào nước ta thì người Nam bộ có phong cách, nếpsống, lời ăn tiếng nói, suy nghĩ lại có đặc thù riêng biệt; thể hiện ở sự thoáng đạt,sởi lởi, nghĩa khí, hào hiệp, thẳng thắn…đậm hơn những vùng khác kể cả trongchiến đấu cũng được phô bày một nét rất riêng nhưng về phương diện văn họcnghệ thuật lại không có gì nổi bật Mặc dù từ khi có chữ Quốc ngữ, Nam bộchính là vùng đất thai nghén và sinh thành nền văn xuôi Việt Nam như: TrươngVĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Hoằng Mưu,…
Cũng như lịch sử vùng đất này, văn học nghệ thuật hội tụ ở ngôi nhàchung tại đồng bằng sông Cửu Long Với sự góp mặt của 13 tỉnh thành: AnGiang, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, CầnThơ, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long Hội văn học nghệthuật Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho ra mắt bạn đọc trong cả nước;
2460 tác phẩm với khoảng 715 tác giả Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, vănhọc Nam bộ có những cây bút tiêu biểu: Sơn Nam, Hoàng Văn Bổn, Trần KimTrắc, Phạm Tuân,… người ta nhìn thấy thành tựu ấy qua một giải thưởng kháquy mô lúc đó, giải thưởng Văn nghệ Cửu Long Nam bộ năm 1952 Sang chống
Mỹ dòng văn học Nam bộ bình lặng chảy cùng văn học cả nước trong không khí
hào hùng “tất cả cho tiền tuyến” Tuy nhiên, đứng trên bình diện khách quan mà
xét, văn học Nam bộ nghèo nàn hơn so với hai miền Bắc, Trung Điều dễ nhậnthấy nhất, lực lượng sáng tác mỏng, bị dàn trải trên một địa hình rộng lớn, thiếuđược chăm nom, đầu tư thoả đáng, hơn nữa hạn chế về mặt thông tin, đất rộng,người đông mà chỉ có 29 thành viên nằm trong Hội nhà văn Việt Nam Hiện vănhọc ĐBSCL đang đứng trước thực trạng mang tính thời sự Ngày 10/9/2004, Hội
nhà văn tổ chức Bàn tròn văn xuôi Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tìm ra
phương hướng để thúc đẩy văn học nghệ thuật phát triển, đẩy văn học miền nàybắt nhịp được với văn học hai miềm kia Tại đây, nhiều ý kiến được đưa ra bànluận, nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai đã bộc lộ chân thật về con đường văn
Trang 18chương: say mê cuồng nhiệt khi nhập hồn vào trang viết cùng trạng thái tâm lýhụt hẩng khi “đẻ” xong một “đứa con tinh thần” Say mê, háo hức là vậy nhưngcái gánh nặng áo cơm xưa như trái đất đã làm cho giới viết văn trẻ cảm thấy viết
là “viết chơi theo kiểu tài tử” vì “chưa thể sống bằng nghề viết văn” Vũ Hồngphát biểu về đội ngũ viết văn trẻ như sau: số lượng ngày càng phát triển, mỗi câybút đều tạo được dấu ấn phong cách riêng, có sự nối tiếp giữa các thế hệ, mà điểnhình gần đây nhất có Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Ngọc Tư,…Một trongnhững hạn chế của các cây bút trẻ là tính chuyên nghiệp chưa cao Ở đây, hội
nghị bàn tròn lưu ý nhất là sự đóng băng trong việc miêu tả tâm lý, xây dựng tính cách nhân vật Theo ông Võ Tấn Cường, tính cách con người Nam bộ trong thời
Hiện đại, Hậu hiện đại đa diện và rất phức tạp, chứ không chỉ đơn giản là phóngkhoáng, hào hiệp, giàu tình nghĩa như cái nhìn bất di bất dịch bấy lâu Nhiều nhàvăn chưa đào sâu vào miền bí ẩn tâm linh của con người với những xung đột giữa
cái thiện và cái ác giữa cái cao cả và cái thấp hèn, dẫn đến hệ quả, nhiều truyện
ngắn miêu tả hiện thực sống sượng theo kiểu bút ký, thiếu sự chiêm nghiệm vàthăng hoa về cảm xúc, phong cách thể hiện, chưa xây dựng được những nhân vật
có tính cách, tầm vóc ngang tầm hay cao hơn nguyên mẫu Trên cơ sở đánh giá
lại, ông Võ Tấn Cường đưa ra kết luận chung: văn học ĐBSCL chưa có được những đỉnh núi cao mà chỉ có những miền nhấp nhô nối tiếp những vùng đất văn học của các bậc tiền bối
Do cách nhìn thiển cận này làm ảnh hưởng nhiều đến sáng tác của nhàvăn, dẫn đến độc giả trong cả nước ít biết và xa lạ với những đứa con tinh thầnnơi tận cùng của tổ quốc Khách quan mà xét, lực lượng sáng tác văn học Nam
bộ nói chung, truyện ngắn nói riêng, tác phẩm ít lại sơ sài, còn nhiều mặt hạnchế, truyện ngắn chưa đáp ứng kịp với sự phát triển ồ ạt về kinh tế, văn hoá và xã
hội diễn ra trên đất lục tỉnh Mặt khác, đội ngũ phê bình, lý luận văn học trống vắng kéo dài từ hàng chục năm nay Họ là những người tiên phong “tiếp thị” văn học ra thị trường, nhưng sao văn học Nam bộ ít tự giới thiệu mình cho bạn đọc cả nước biết Nam bộ cũng cần quan tâm đến vấn đề này, biết rằng công việc “tiếp thị” trong văn chương khác trong kinh tế, không thể “lăng - xê” cho oách để bán
lấy tiền Vì vậy, công tác nghiên cứu, phê bình, lý luận và cả giới thiệu, dịch
Trang 19thuật về văn chương được xem công việc cần kíp và vô cùng quan trọng, vì muốnhội nhập “văn học cần phải mạo hiểm” (chữ dùng của nhà văn Sơn Nam) Vì thế,truyện ngắn Nam bộ đang trải qua bước chuyển mình đầy trăn trở trước hiện thực
xô bồ của đời sống Một dòng chảy trầm lặng cần được khơi thông để đưa vănhọc Nam bộ lên tầm cao mới, sánh vai cùng văn học nước nhà và vươn mình ranước bạn
Nhìn chung, lĩnh vực truyện ngắn có khởi sắc và phát triển liên tục, hếtsức tự nhiên, có đóng góp tích cực vào việc hình thành một mảng văn học vùngmiền mang màu sắc Nam bộ, đồng thời, hòa quyện và bổ sung vào dòng văn họcchung cả nước Thế nhưng chưa có tác giả nào tạo ra sự đột biến, phải đợi đến
Nguyễn Ngọc Tư văn học Nam bộ mới thực sự có “đỉnh núi cao”, tạo ra “cú hích” mạnh cho truyện ngắn hôm nay.
2.2 Thành tựu của truyện ngắn Nam bộ
Văn học Nam bộ nói chung và truyện ngắn nói riêng trong những năm qua
đã thu đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Mặc dù đội ngũ sáng tác mỏngnhưng cây bút nào có được vài ba truyện ngắn đăng trên các tạp chí thì ngay lậptức để lại dấu ấn phong cách riêng Theo tôi điểm này cực kỳ thú vị, vì khi đọctruyện của các tác giả giữa muôn ngàn loài hoa ấy, chúng ta nhận ra họ ngay dochất giọng Nam bộ không lẫn vào ai Ngôn ngữ, văn hóa Nam bộ rất riêng, rấtđộc đáo và thú vị, nó có giá trị bổ sung cho văn học cả nước, nổi lên: TrươngVĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng…đến Bình NguyênLộc, Ngô Khắc Tài, Dạ Ngân, Hồ Tĩnh Tâm, gần đây có Trầm Nguyên Ý Anh,Nguyễn Thị Diệp Mai, Lâm Thị Thanh Hà, My Lăng, Phan Thanh Lệ Hằng, ĐỗTuyết Mai, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư…Sự góp mặt đông đảo củađội ngũ nhà văn trẻ đã tạo nên một diện mạo mới sôi nổi và quyết liệt trên dòngchảy bình lặng của nền văn học Nam bộ Các cây bút thể hiện mình ở nhiềuphong cách độc đáo khác nhau, tạo nên bộ mặt mới cho văn học, nổi bật với bathành tựu sau:
Thành tựu thứ nhất, các nhà văn viết về cái kỳ vĩ, lạ lùng Cái kỳ vĩ, lạ
lùng trong văn chương làm nên sức hấp dẫn, kích thích tính tò mò ở độc giả Khiđọc truyện của: Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng….Sau 1975, Dạ
Trang 20Ngân, Nguyễn Thị Diệp Mai, Đỗ Tuyết Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, NguyễnNgọc Tư, họ đã xây dựng được những bức tranh Nam bộ vô cùng phong phú và
“đặc sản” Sông nước, kênh, rạch chằng chịt, xuồng, bè tấp nập, rừng ngập mặn,
rừng nguyên sinh, rừng sình lầy, những cánh đồng bát ngát, chợ nổi trên sông,người và muôn thú cộng sinh như nương tựa bạn bầu, hiện lên một không gian
“vĩ mô” có một không hai Đọc truyện chúng ta cảm nhận rằng, thiên nhiên như
một đối tượng, một hình tượng, một nhân vật thực sự chứ không đơn thuần làmbối cảnh hoặc nguyên cớ để phát triển tính cách nhân vật
Thành tựu thứ hai, truyện đậm dấu ấn địa văn hoá (không đâu rõ bằng
văn học Nam bộ), được bàn đến rất nhiều trong các tác phẩm Đọc: Ông cá hô
của Lê Văn Thảo rất đặc trưng cho tính cách con người Nam bộ: nghĩa hiệp,trọng tình, phóng khoáng…nhưng nếu không có những dòng kể về nghề săn cá
hô - một nghề chỉ có ở vùng Cửu Long giang, với những trang viết về phong tụcđua thuyền ngày rằm tháng bảy trên sông…thì thiên truyện đã giảm đi phần hồn
Nam bộ rõ rệt và tính cách nhân vật không được khắc hoạ đủ mức nữa Nhà không có đàn ông của Dạ Ngân, một truyện ngắn đầy đặn tập tục văn hoá Chị
viết về tục dựng vợ gã chồng, một tập tục bình thường có ở khắp mọi miền đấtnước và trên toàn thế giới, cái không bình thường ở đây lại xảy ra trong một giađình toàn phụ nữ Họ không phải những phụ nữ xấu, cái chuyện muốn lấy chồng
được bàn cãi rất nhiều trong ngôi nhà toàn quá lứa lỡ thì Thế nhưng sức hấp dẫn
không phải dừng ở văn hoá vùng miền mà nó cộng cư lan tỏa ở cách khám phátâm trạng con người, ở chiều sâu tư tưởng, triết lý nhân sinh Cô đơn, con ngườicần phải nương tựa vào nhau để sống, nhưng rồi lại làm cho nhau đau khổ, côđơn hơn Con người không ý thức được sự khốn cùng ấy nên con người sa vàohết bi kịch này lại đến bi kịch khác Viết về tục lệ - thế sự đời tư mà khui mở ra
cái trớ trêu bất bình thường Nhà không có đàn ông nói lên sự khập khiểng, gia
đình thiếu đi một giới bao giờ cũng có sự lạch pha trong cuộc sống
Thành tựu thứ ba, ngôn ngữ nổi lên trong tác phẩm là một bộ phận rất dễ
nhận thấy bởi tính đa diện, đa sắc, đa động và rất trẻ của vùng đất Phương Nam.Tác giả nắm lấy như một lợi thế nghệ thuật làm nên phong cách riêng
Trang 21Nhà văn, người trăn trở và đau đời nhất, vì thân phận của nhà văn là thânphận bút mực, số kiếp nhà văn là số kiếp câu chữ Cùng với sự phát triển kinh tế
chống mặt buộc nhà văn thay đổi QNNT về con người để bắt nhịp với cuộc sống.
Vì vậy, nhà văn không chỉ viết về cái nghĩa khí, hào hiệp mà lẫn cả trong mỗi
con người có tốt - xấu, có khát vọng cao cả - dục vọng thấp hèn…Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, mọi cái đều đi đến tận cùng, yêu thương, thù hận, tội
ác và trừng phạt đều diễn ra đến tận cùng oan nghiệt
Văn học Nam bộ chảy theo dòng chung văn học cả nước, sau 1975, vănhọc bắt đầu cách tân và thu đạt nhiều thành tựu đáng kể về nội dung và hình thứcbiểu hiện Năm 1999, NXB Trẻ cho ra hai tập truyện ngắn miền Tây, giới thiệutrên 50 tác giả khá quen thuộc Hội nhà văn ĐBSCL cho ra mắt tuyển tập 18 nhàvăn ĐBSCL và nhiều tuyển tập truyện ngắn khác lần lượt ra đời Điều này chothấy truyện ngắn Nam bộ đang có sự chuyển mình rõ nét, đội ngũ những cây búttruyện ngắn được bổ sung ngày một đông đảo hơn, truyện ngắn phần nào đã đápứng được tâm lý thị hiếu của người đọc nhờ sự chuyển tải nhanh, nhạy nhữngvấn đề bức xúc của đời sống xã hội Đạt được điều này là do thế hệ đội ngũ nhàvăn trẻ kế thừa những thành tựu ở lớp đàn anh đi trước, cùng với kế thừa có cách
tân phát triển Nhà văn thay đổi QNNT về con người, dẫn đến cách thể hiện con
người trong tác phẩm đa chiều, đa diện và nhiều cung bậc, con người không cònnhất phiến, đơn trị mà đa trị, phân mảnh Vì vậy, đòi hỏi các cây bút tìm tòi chomình một lối đi riêng, từ cách chọn đề tài, xây dựng cốt truyện, quan niệm conngười, cho đến sáng tạo ngôn từ Bước đi của truyện ngắn hôm nay không cònnhư trước nữa, người viết truyện cô động, tinh tế, mang bản sắc và giọng điệuriêng của tác giả Nhà văn xoáy sâu vào tâm trạng nhân vật giúp cho người đọc
thấy thích thú như: Giọt đắng của Bích Ngân Xóm mồ côi của Nguyễn Lập Em, Cánh đồng bất tận được Nguyễn Ngọc Tư v.v
Trong Bàn tròn văn xuôi ĐBSCL, Hồ Tĩnh Tâm đã nêu bật cá tính và bản lĩnh văn xuôi Nam bộ từ cái nhìn địa văn hóa, ứng với mỗi vùng có nét văn hóa
đặc sắc riêng Các cây bút Nam Bộ đã vận dụng nhuần nhuyễn khẩu ngữ, phương
ngữ, hát cải lương…trong sáng tác đã tạo nên dấu ấn địa văn hoá và nâng ngôn ngữ lên một tầm cao mới, ngôn ngữ nghệ thuật
Trang 22Truyện ngắn Nam bộ đã có bước chuyển mình quan trọng, có được nhữngthành tựu đáng kể, song là vùng đất mới nằm tận cùng tổ quốc, hiện văn học
ĐBSCL đang cần sự quan tâm của các nhà phê bình, lý luận nhằm “khoách đại”
văn học ra khỏi vùng, để bạn đọc trong cả nước biết đến nhiều hơn hương sắcvăn học Nam bộ
3 NGUYỄN NGỌC TƯ - LUỒNG GIÓ MỚI CỦA TRUYỆN NGẮN NAM BỘ
3.1 Sự khẳng định phong cách
“Phong cách là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổnđịnh của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lêncái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ Khôngphải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách Chỉ những nhà văn có tài năng, cóbản lĩnh mới có được phong cách độc đáo” [23, tr.212] Nguyễn Ngọc Tư códuyên nợ với truyện ngắn, chị phô niềm đam mê ở thể loại này Vì vậy, chị cóđược thành công rực rỡ, được bạn đọc đón nhận một cách nòng nhiệt nhất, ưu áinhất, cùng với sức viết thần tốc cộng với thái độ nghiêm túc trong nghề nghiệp,chị đã cho ra đời bảy tập truyện ngắn đắc địa và hai tập tạp văn Giai đoạn này,ĐBSCL xuất hiện một số cây bút nữ tiêu biểu, đặc biệt bộ ba rất được yêu thích:Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Ngọc Tư
Trang 23Truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, khai thác thân phận con người nhỏ bétrong xã hội Hậu hiện đại, chị thành công khi khắc hoạ cái đói, cái nghèo, đóinghèo đeo đuổi thì nhân cách dễ bị tụt dốc Nhưng khi con người vướng vàovòng danh lợi, sự tụt dốc cũng dễ dàng xảy ra Cuộc đấu tranh chống lại sự tụtdốc của nhân cách và đạo đức là cuộc đấu tranh lâu dài, đầy khổ ải và nhọc nhằn.Chính mình đấu tranh với mình để mình rời thật xa phần con và đến thật gầnphần người nhằm bảo dưỡng cái thiện Chị dùng ngòi bút để chia sẽ nỗi nhọc
nhằn với người “cùng khổ”, nhưng triệt tiêu đói nghèo cần sự nỗ lực của toàn xã
hội cùng chung tay góp sức Ngay nhan đề tác phẩm độc giả cũng hình dung
được việc “chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi” như: Nghiệp đời còn đó, Nghiệp đời, Người chuyên viết điếu văn…Miếng ăn đã trở thành nỗi ám ảnh trong văn học
1930-1945, thể hiện ở sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân…Ngày nay miếng ăn không còn điêu đứng như trước, nhưng mỗi thời mỗi khác,hôm nay, ăn không chỉ no mà còn ăn ngon và mặc đẹp Con người muốn có, có
nữa, càng nhiều vật chất càng tốt, khái niệm “vô sản” làm họ đớn đau quằn qoại,
cùng với nó, yếu tố bản năng tình dục không bờ bến dẫn đến con người tha hóanhân cách Con bất hiếu với cha mẹ, mẹ tàn nhẫn, vô trách nhiệm với con cái,anh em hằn hộc, ghen ghét nhau, kiểu sống “chồng chung vợ chạ” trong mỗi giađình Họ từ một dòng máu sinh ra nhưng không có tí chút tình cảm dành chonhau thì làm sao biết “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”
ở: Đứa con hoang, Nước mắt đàn ông, Kiếp nhân sinh, Một chuyến đò…Song,
Ý Anh tin tưởng vào con người, nên vẫn có những con người lầm đường lạc lối
phục thiện Mọi cố gắng nhằm để thắp nên một “ngọn đèn không tắt” trong bầu
trời đen tối của phần khuất hiện thực cuộc sống, ngọn đèn chiếu sáng lạc quan,tin tưởng vào tương lai Cái đẹp sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu, sau cơn mưa trờilại sáng, đó là triết lý sâu sắc của nhà văn
Tên tuổi Nguyễn Thi Diệp Mai không còn xa lạ với bạn đọc yêu vănchương Cũng chỉ quanh quẩn với đề tài tình yêu nhưng chị viết rất lạ, tình yêu
có khổ đau, có hạnh phúc, song tình yêu ấy là tình yêu của những người “no đủ”, tình yêu với nhịp sống hối hả của xã hội Hậu hiện đại, mang đậm chất “đô thị”.
Họ thành đạt trong sự nghiệp, khi “no đủ” con người có điều kiện nhìn rõ đời tư,
Trang 24chợt nhận ra một nữa của mình không phải người đàn bà (đàn ông) mình đang
sống Họ không vượt qua cám dỗ đành sống kiểu “ông ăn chả bà ăn nem”, rồi
lương tâm cắn rứt về những tội lỗi Qúa trình đấu tranh với chính mình nhân vật
Hạ trong Chuyến xe cuối cùng, Thi trong Nơi cuối đường đã rủ bỏ và chôn chặt
trong tim để trở về với mái ấm gia đình Bên cạnh đó, cũng có nhân vật tung hê
tất cả để đi theo tiếng gọi của con tim như Bích trong Nước mắt chảy một bên Hay trong tuổi xế chiều họ tìm thấy lại nhau trong Ba đoạn đời Cũng có những
con người mụ mị đến điên rồ trong tình yêu đã ra tay giết chết người chồng từng
một thời tay ôm, má kề để được tự do thoải mái theo trai như tác phẩm Người cóc Qua chủ đề, Diệp Mai khát khao đi tìm những giá trị nhân bản bị khuất lặn
giữa cuộc đời
Nguyễn Ngọc Tư nổi bật lên trong năm 2005 - 2006, được xem là năm cóbiến thiên, chấn động trong văn học, đặc biệt thể loại truyện ngắn Truyện của chị
đã mang đến một “hơi gió mát” (chữ dùng của nhà văn Nguyên Ngọc) cho văn
xuôi đương đại Xu hướng các nhà văn đi sâu khai thác mảng hiện thực đang bày
ra trước mắt, một hiện thực đang được rung chuông báo động, ở đó đầy những vachạm, bụi bặm và ngột ngạt của cuộc sống đời thường Chị dùng ngòi bút viết về
những con người chân lấm tay bùn, những mối tình buồn hết biết trong: Cuối mùa nhan sắc, Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm cũ, Thương quá rau răm…Thế nhưng, đến Cánh đồng bất tận, nhân vật không còn cái vẻ hiền hiền, cam chịu
mà, nhân vật nổi loạn
Nguyễn Quang Sáng nhận xét: “Cổ có phong cách riêng Mà phong cách
đó, bắt nguồn từ vốn sống độc đáo, do chính cổ tìm được Tôi ngẫm ra, Tư có cáicốt của người viết văn, nhưng lại theo cái nghề làm báo Nghề bắt cổ phải lănlộn, đi nhiều, thấy nhiều Tất cả những hiểu biết đó biến thành vốn sống, trộn vớitài năng riêng, mới cho ra tác phẩm ấn tượng Tui đọc Tư nhiều và kỹ Làm vănchương mà có cá tính không phải dễ tìm Chất Nam bộ trong văn cổ đậm đặc, từhình dáng thân thể con người, cách sống, tính cách cho tới ngôn từ Thoại trongvăn Tư không hề bị lai, rặt Nam bộ mà người ta đọc vẫn hiểu và cảm thấu trọnvẹn Cái lớn nhất mà Tư làm được ở chỗ cổ có công nâng ngôn ngữ bình dân của
người miền Tây thành ngôn ngữ văn học” (Đắc Quý, phỏng vấn - Báo Sinh viên
Trang 25Việt Nam - Tết Đinh hợi 2007) So với Ý Anh, Diệp Mai thì Ngọc Tư Nam bộ
hơn cả, chị viết rất tự nhiên thoải mái, không câu nệ Vì vậy, người đọc choángváng một cách thích thú với nồng độ phương ngữ Phương ngữ đó tích tụ của mộtthính giác tinh nhạy, chị nghe âm thanh trong trẻo xung quanh và chuyển âmthanh đó vào trong tác phẩm của mình một cách tự nhiên
Nguyễn Ngọc Tư trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề nhưng chị chinh phục đượcđộc giả bởi phong cách đặc sệt Nam bộ vừa quen mà rất lạ Cái mới trong truyệnchính là cái cũ, cái quen thuộc, cái lạ ở tài khui mở những sinh hoạt, nhữngphong tục và những con người sống thân thuộc bên hông nhà mình Chị đưa ramột tấm gương sáng, để chúng ta nhìn thấy những sinh hoạt hàng ngày Lạ thay,qua tấm gương lại nhìn thấy sự cộng hưởng văn chương và cuộc đời, ở đó ta
khám phá mọi ngõ ngách tâm hồn của chính cuộc đời ta Đặc biệt khi Cánh đồng bất tận ra đời, ngay lập tức chị rực sáng, rộ lên mọi lời khen chê Khen chê nó
như một thuộc tính của mỗi con người, chẳng một ai sống mà không nhận đượclời khen chê dẫu là trực tiếp hay gián tiếp, chỉ có điều với chị độc giả đã đúng
Từ nông thôn đến thành thị, từ trí thức đến dân cày, từ già đến trẻ… tất cả đều
mua sách vì họ “bắt được sóng” (chữ dùng của Hữu Thỉnh) từ trái tim và tài năng
của chị Chị lao tâm khổ tứ trên con đường nhà văn - nhà báo không ngừng nghĩ
Vì vậy, tác phẩm đều đặn ra đời được các nhà chuyên môn đánh giá cao, ănkhách đối với nhà xuất bản, lọt vào tầm ngắm các nhà đạo diễn điện ảnh Baonhiêu đó cũng đủ để Ngọc Tư vượt qua các gương mặt văn học lão làng và trởthành gương mặt sáng giá và triển vọng nhất trong đội ngũ các nhà văn đươngđại (đứng sau Nguyễn Huy Thiệp)
Nguyễn Tý đã có lý khi cho rằng; truyện ngắn Ngọc Tư thể hiện nỗi đauđời mà dẫu vô tình hoặc cố ý khi xây dựng nhân vật Tư tạo nên một phong cáchkhông lẫn vào ai Chị trăn trở rất nhiều về con đường văn nghiệp, cái “khó nhất
là vượt qua sự nhàm chán lặp lại chính mình, leo qua những cái đỉnh do mìnhdựng nên, thoát ra khỏi cái vòng tròn do mình vẽ Và khó nữa là làm sao thu xếp
với bản thân” (Báo Sinh viên Việt Nam - Tết Đinh hợi 2007) Vì chị biết, con
đường văn chương “nhọc nhằn khủng khiếp, qua đoạn hoa hồng là đoạn đầy gai.Nhưng tôi vẫn bước về phía trước, tôi tin phía ấy lại có hoa hồng”
Trang 26Nguyễn Ngọc Tư chưa đi khỏi vùng đất Nam bộ, song truyện của chị đãvượt qua địa hạt vùng miền, đến với bạn đọc trong cả nước và một số nướcngoài Số lượng tác phẩm chưa đồ sộ nhưng chị vừa ấn tay vào cánh cửa văn họcngay lập tức có tiếng vang, có chị văn học Nam bộ được biết đến nhiều hơn trong
cả nước Đạt được điều này cũng do chị biết kế thừa và cách tân trong sự thể hiện QNNT về con người.
3.2 Sự thể hiện QNNT về con người
Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn thể hiện một “lát cắt” của cuộc đời con
người Mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng về đời sống nhằm thể hiện tài năng bútlực, có nhiều người cho rằng, truyện của Ngọc Tư hay trước hết do giọng vănNam bộ Bản thân tôi lại không nghĩ vậy, vì truyện của các nhà văn như: Hồ BiểuChánh, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Diệp Mai,…aicũng đầy chất Nam bộ, nên về điểm này Nguyễn Ngọc Tư cũng giống họ, cái đắcđịa là chị biết tái tạo làm mới lại đề tài:
Đề tài chiến tranh là một đề tài rộng lớn trong văn học thế giới xưa nay.
Chị sinh ra sau thời chiến, nhờ có độ lùi thời gian nên con mắt nhìn về cuộcchiến và viết về nó khác các nhà văn tiền bối Biết rằng, đây được coi địa hạtNguyễn Minh Châu, Chu Lai, Bảo Ninh,…họ từ cuộc chiến đi ra, chứng kiến tậnmắt những vinh quang cũng như mất mát nên viết rất thành công về đề tài này.Chiến tranh không chỉ huỷ hoại con người về mặt thể xác mà huỷ hoại cả về mặttinh thần Con người như mất đi tính người; đồng thời làm biến dạng mọi thứ,thậm chí chiến tranh cắt đứt mọi ngã đường trở lại với cuộc sống bình thường
của những con người đã tham dự trực tiếp vào cuộc chiến như: Hùng trong Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh, Thông
qua tác phẩm, có thể thể thấy sự tàn phá của chiến tranh hết sức khủng khiếp,hình ảnh những góc phố, làng mạc bị thiêu rụi trong vài tiếng đồng hồ, nhữngxác chết nằm sấp ngữa chồng chéo lên nhau Những tội ác mà bọn đế quốc Pháp,
Mỹ để lại trên đất nước ta thật sự kinh hoàng, thế giới lên án gay gắt, song nạnnhân chịu đau đớn trực tiếp là người Việt Nam Để rồi, rời cuộc chiến những vếtthương hữu hình, vô hình bám lấy người dân Việt mãi không thôi Chính vì vậy,đọc truyện mà cứ tưởng như mình đang chứng kiến bom rơi, đạn nổ và chết chóc
Trang 27do cuộc chiến gây ra Thực tế khủng khiếp này đáng tiếc vẫn tiếp diễn hàng ngàytrên đất nước ta, hội chứng sau chiến tranh để lại rất khủng khiếp, chất độc màu
da cam thấm vào máu cha mẹ và truyền sang con cháu, bom đạn sót trong đấthàng năm cướp đi sinh mạng không biết bao nhiêu con người, nỗi đau ấy khôngmột người Việt Nam nào lại không biết
Lĩnh hội từ thế hệ đàn anh, Ngọc Tư làm mới đề tài cũ bằng cách nhìnmới về con người Chị có đủ độ lùi của thời gian nên khai phá, nhìn nhận cuộcchiến khá tinh tế và sâu sắc: “Chiến tranh, theo tôi biết, có nhiều người nhói đaukhi nhắc về nó Những huân chương, huy chương chỉ làm ấm ngực, niềm đaukhuất ở một góc lòng, có kẻ nhìn thấy, có người không…” [78, tr.72] Đã làngười Việt Nam thì dù sinh ra trước hay sau chiến tranh đều mang trong lòng
niềm tự hào dân tộc, nhưng đằng sau niềm vinh quang chiến thắng là gì? Ngọn đèn không tắt, tác phẩm đầu tay này đã ghi lại dấu ấn thành công của chị Mở
đầu truyện “Kính gửi ông Hai Tương”, thế hệ ông đã xã thân để bảo vệ XómMũi, Xứ Hòn, chiến tranh kẻ mất người còn Trong dòng hoài niệm cuả Tươi, lúcông nội còn sống, Tươi luôn được đi cùng nội mỗi lần tỉnh mời nói chuyện khởinghĩa Tươi đại diện cho thế hệ trẻ và cũng thay nội kể tiếp trang sử hào hùng ở
xứ Hòn Bên cạnh niềm tự hào chiến thắng trộn lẫn nước mắt và máu của các
bác, các chú, thế nhưng trong trái tim chị đó mãi mãi Ngọn đèn không tắt Ngọn
đèn ấy thắp sáng bằng ý chí của triệu triệu trái tim, thế hệ trẻ hôm nay được nuôidưỡng bằng niềm tin, nhìn vào quá khứ, sống ở hiện tại hướng đến tương lai.Luôn trân trọng kính yêu những người đã ngã xuống vì mảnh đất thân yêu, tổquốc Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn các chú, các anh.v.v
Chiến tranh không chỉ có ở sự hào hùng, nước mắt và máu mà cả Mối tình năm cũ Tình yêu ấy thiêng liêng, ngọt ngào, trong trẻo và đầy xúc động xen
lẫn cả đau thương mất mát, sự mất mát không gì bù đắp nổi Hoà bình rồi, đoànlàm phim đến Mỹ Hưng để quay bộ phim về người anh hùng Nguyễn Thọ “Trênnhững tấm hình đen trắng cũ kỷ hiện lên một hình người nằm cạnh cây súng đãgãy Một vuông ngực vỡ toác Đôi mắt và đôi tay bị bọn ác ôn băm nát Cái lồngngực từng chứa một trái tim đỏ thắm, đôi mắt đã từng nhìn người yêu chan chứa,đôi tay đã từng ấp yêu một đôi tay…dì Thấm run rẫy nhìn những bức hình hức
Trang 28lên một tiếng rồi rũ xuống như tàu chuối héo” [76, tr.25] Chiến tranh đã lùi xa,nỗi đau vẫn còn đó, Ngọc Tư không hề muốn gợi lại những nỗi đau thương nhứcnhối kia, song bản lĩnh của người nghệ sĩ nói lên sự thật Từ đau thương mất mátcủa mỗi gia đình, cá nhân nhằm để khẳng định bản chất anh dũng kiên cường củangười dân Cà Mau nói riêng và mọi miền đất nước Việt Nam nói chung
Chuyện vui điện ảnh, chiến tranh đã đi qua từ lâu nhưng khi xem phim
chú Sa đóng, chú vào vai thằng Cón để thể hiện lại cái thằng đại diện cho tội ác
dã man của hắn đối với người dân lương thiện “Thằng Cón cưỡng hiếp vợ mộtcán bộ đằng mình đang mang thai Tới chừng biết đứa bé kia không phải conmình, hắn xé đứa nhỏ làm hai ngay trên giường đẻ, trước mặt người mẹ cầmbằng giết chết chị ta” [75, tr.31] Hình ảnh trên phim gợi lại sự tàn khốc của cuộcchiến, trong mắt bà con tưởng chú Sa trở thành thằng Cón thật Người dân xómCựa Gà xa lánh, bọn trẻ con thấy chú thiếu đường vại đái ra quần Biết trách aibây giờ? Lỗi tại chiến tranh, mặc dù chiến tranh đi qua mấy mươi năm rồi, thếnhưng sức ám ảnh của nó quá kinh hoàng
Chiến tranh, một mảng đề tài chị viết ít nhưng rất thành công, chị không
hô hào về cuộc chiến, không than vãn về mất mát đau thương nhưng người đọc
lại thấy đau đến tận xương tủy Vệt chim trời, chị nhìn ở một góc khuất khác, nỗi
đau nhiều thế hệ Bà nội khóc và nói “Bây bắn út Hơn của má chết rồi, con ơi”,
“không biết bà đã đau, đã day dứt đến mức nào” khi chiến tranh xảy ra, hai anh
em cùng cầm súng nhưng lại đứng hai chí tuyến khác nhau Hoà bình, nhưng nỗiđau mãi mãi vò xé từng con người trong gia đình Trong mắt các con, người chamãi mãi sống trong nỗi day dứt, xấu hổ, đôi khi con người ta phải trả giá đắt dùchỉ mang một lỗi lầm nhỏ, huống gì đây, người cha cũng có thể lịm chết vì tựtrách mình
Vẫn còn đây Người mẹ vườn cau, bằng chất giọng trầm buồn trong trẻo
mang nặng nỗi niềm hoài niệm Những người con đã từng được mẹ cưu mangnăm xưa nay trở về thăm mẹ, “Trên cái bàn thờ con con thấp lè tè kia có đến bachiếc lư đồng” Mẹ cứu sống nhiều người nhưng không cứu nổi các con củamình Có được danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, chồng con mẹ đều nằmlại ở chiến trường, hi sinh vì tổ quốc Việt Nam
Trang 29Chiến tranh khép lại, cánh cửa cuộc đời mở ra với nhịp sống không ngừng
đi lên phát triển giàu đẹp, phồn vinh Nhưng hậu quả của chiến tranh không quanhanh mà cứ tồn tại dai dẳng trong hiện tại và kéo dài mãi đến tương lai Nhữnghội chứng sau chiến tranh vẫn chưa chấm dứt; những nỗi đau mất người thân vẫnchưa nguôi ngoai Hơn ai hết, người Việt Nam - vừa chứng kiến hai cuộc chiếntranh chống Pháp và Mỹ ác liệt nên chúng ta thấm thía những hậu quả do chiếntranh để lại Đến đây, chúng ta đã hình dung được phần nào những hậu quảnghiêm trọng của chiến tranh và những tổn thất nặng nề về vật chất lẫn tinh thần
mà người Việt Nam phải gánh chịu Tuy nhiên, những kẻ đi khiêu chiến thường
bỏ qua điều đó, theo G.Grass: “tôi thường nói, chiến thắng làm ta ngu ngốc Hãyxem một bằng chứng sống: cường quốc mạnh nhất thế giới, Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ, cho đến nay vẫn chưa thấu hiểu thất bại tại Việt Nam, và điều này nữa, mộtcuộc chiến tranh phi lý có thể dẫn đến thảm hoạ cho cả một khu vực” [21,tr.269] Đến nay người Mỹ vẫn chống chế về tội ác mình gây ra, nỗ lực của
người dân Việt Nam đòi đền bù một chút cho bệnh nhân bị nhiễm chất độc
đi-ô-xin Song, họ kêu là không có tội trong việc này nên chưa chấp nhận Thật phi lí
Đề tài đời tư, đời thường, sau 1975 đặc biệt thời kỳ đổi mới, hàng loạt
nhà văn chuyển mình dữ dội trong quan niệm, trong cách nhìn ngắm con người
Đề tài đời tư, đời thường được các nhà văn khai thác và gặt hái được nhiều thànhcông, đáng chú ý: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ DuyAnh, Võ Thị Hảo, Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Ấm v.v…
Đến Nguyễn Ngọc Tư, văn phong tưng tửng đã chọn cho mình một lối đi
riêng Chị khơi được một “mỏ quặng” (chữ dùng của nhà văn Dạ Ngân) văn
chương mà người đời lãng quên Qua tác phẩm hiện lên nhiều cung bậc tình cảm,những cái ngỡ rằng chẳng có gì chị cũng viết thành truyện được Con người vớibao nhiêu buồn vui, sướng khổ, bao nỗi nhọc nhằn cho cơm áo gạo tiền, trên hết
mọi sự vấn đề trái tim luôn có lý lẽ của riêng nó Đời như ý, tên truyện chứa
đựng niềm hạnh phúc tột cùng, đối lập với ước mơ tươi sáng là một gia đình bi
hài kịch, khác xa sự tưởng tượng của người cha, bởi làm gì có chuyện Đời như ý
khi bên cạnh người cha mù lòa cộng thêm một bà vợ tâm thần cùng với hai đứacon xấu xí, nghề nghiệp của cả gia đình dắt nhau đi hát rong xin tiền, lấy bầu trời
Trang 30làm nhà, lấy đất làm chiếu Truyện khép lại với sự ngậm ngùi đau xót Chú Đời
đã lìa đời trong lời ru miên man của người vợ khờ, tiếng khóc ngậm ngùi đau khổcủa con Như, còn con Ý giờ này đang ở đâu? Cuộc đời của gia đình này trôi vềđâu? Đói, nghèo, mù chữ là những vấn đề đè nặng lên đôi vai chị, tầng lớp thất
học và bần cùng nhất phải kể đến dân vạn đò Mỗi gia đình gói gọn trên một
chiếc đò nan, trôi dạt hôm đây mai đó, nó vừa nguồn sống vừa nơi sinh hoạt.Cảnh này chị chứng kiến tường tận Có lẽ, chị vừa nhà văn - nhà báo nên nỗi đautrong truyện phô ra rất thật, cứ thấm dần làm day dứt không nguôi cõi lòng bạnđọc tri âm Nguyễn Ngọc Tư kêu gọi các cấp, nghành có những giải pháp quan
tâm tới số phận của người dân vạn đò Cho họ có nơi để định cư nhằm ổn định
cuộc sống, giúp cho bọn trẻ được đến trường, không còn phải lo mình sẽ họcđược mấy ngày thì gia đình nhổ neo đi
Văn chương vì cuộc đời, cho nên văn chương hành động vì con người Cái
gì có ở cuộc đời tất có ở văn học và cái gì có trong văn học tất có ngoài cuộc đời
Khi độc giả thấy quá quen thuộc với những câu chuyện dân dã hồn hậu,
khi Nguyễn Ngọc Tư không còn gây lạ nữa sau những tập truyện Ngọn đèn không tắt, Giao thừa, Nước chảy mây trôi…Độc giả hân hoan cổ vũ, động viên
khuyến khích và chờ đợi ở chị Tư sẽ cho ra một cái gì đó mới hơn, lạ hơn, khác
hơn lối đi “đèm đẹp” cũ Bất ngờ, Cánh đồng bất tận xuất hiện, họ sững sốt, họ
lên án, họ kiểm điểm và họ đòi trúc xuất chị ra khỏi quê hương Vì Nguyễn Ngọc
Tư dữ dội trong QNNT về con người Cho nên, tác phẩm gây phản ứng gay gắt,
một số người kết tội chị nói xấu, bôi đen vùng đất có nhiều lịch sử và con ngườiNam bộ Ban tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau ra hai công văn số (35 và 41) kiểm điểmnhà văn Ngọc Tư Người khen kẻ chê, nhưng chủ yếu là khen ngợi Họ là hàngngàn độc giả mua sách (bằng chứng xuất bản 5.000 bản bán hết sạch) và đã rưngrưng khi đọc truyện Độc giả hôm nay nhìn nhận rất công minh, bởi đây là tácphẩm văn học chứ không phải bút ký mà văn học có quyền hư cấu theo quan
niệm riêng nhà văn muốn Họ đánh giá rằng tác phẩm Cánh đồng bất tận đáng
để đọc vì nó hay đến sững sờ Cái gì làm nên điều này? Đề tài cũ nhưng cách
nhìn mới về con người đã tạo nên “hiệu ứng” tài năng ở chị Cũng chỉ quẩn
quanh với những người nông dân chân lấm tay bùn, nhưng những câu chuyện
Trang 31bàng bạc được chị luồn lách vào tận cùng hang hẻm mỗi cuộc đời để phân tích
mổ xẻ Chị nói rằng: “Mai sau thế sự có đổi thay tôi vẫn viết về miền quê mình
đã sinh ra, nơi ấy tôi mới sống với khát vọng cháy bổng của con tim mình”.Nguyễn Ngọc Tư đi vào tận cùng trái tim để khám phá và nhận chân giá trị conngười và cuộc sống
Đề tài tình yêu luôn luôn là lực hấp dẫn đối với nhà văn, nhà thơ Carver
tác giả của truyện Chúng tôi nói gì khi bàn về tình yêu (What We Talk About
When We Talk About Love) (Lê Huy Bắc, dịch) Carver đã nhìn thấy bản chấtcũng như quy luật của tình yêu Tình yêu là nỗi say đắm cuồng nhiệt, nhưngtrong thời Hậu hiện đại, độ trường tồn ngắn ngủi của tình yêu hơn bao giờ hết.Người ta yêu nhau, người ta cưới nhau, người ta li hôn, rồi yêu người khác, rồicưới mà cảm giác vẫn cứ đắm say như thủa ban đầu, đấy là biên niên tình sử củabốn nhân vật trong truyện: họ là hai cặp vợ chồng, những người đều đã kết hônhai lần, tôi và cô vợ Laura, Mel Mc Ginnis và cô vợ Terri Thì ra với Carver, thờiđại của ông chấp nhận một nội hàm chung thuỷ mới: chung thuỷ trong khoảngthời gian hai người yêu nhau Họ yêu thôi chứ không bận tâm cũng chẳng cótrách nhiệm gì với nhau cả Thời đại này khác xa thời Phục hưng, không còn có
kiểu tình yêu sống chết vì tình như Romeo và Juliet Xã hội Hiện đại, Hậu hiện
đại, họ yêu nhau thực tế đến mức hệt như thực tại ngoài đời Bởi trong cuộc đờikhông có nhiều người quyết sống chết vì tình như đôi tình nhân thời Phục hưngkia Đó là quan niệm trong truyện của Carver và cũng là của bản chất của truyệnngắn cực hạn
Thâm nhập vào truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ta bắt gặp những mối tìnhgià, những mối tình tay ba Thế nên, khi đọc truyện chúng ta nhận thấy nó nhưmột bài ca cải lương, âm hưởng của truyện cực kì buồn Họ yêu nhau say đắmnhưng không đến được với nhau vì không có tiền để cưới, không giám ngỏ lời,
rào cản gia đình không thể vượt qua như: Chiều vắng, Một mối tình, Hiu hiu gió bấc…Tình yêu ấy như hành trình “bịt mắt bắt dê”, người này nhìn thấy người
kia nhưng người kia lại đi tìm nữa khác
Nước chảy mây trôi, tưởng rằng đây là mối tình bế tắc của cô học trò với
thầy giáo, sau này thầy trở thành bố dượng mình Chị không kể lễ, lên gân mà để
Trang 32cho nhân vật tự xử lý, ra đi là phương pháp tối ưu của cô học trò Cái tài của chị
ở đây là biết lách đi cái đoạn khúc mắc nhất, khiến cho người đọc thấy dịu lòng
vì sức lôi cuốn thuyết phục của tình yêu và nhận biết đau khổ cũng chỉ một mặt
của cuộc sống Chiều vắng, sau khi người mẹ chia tách mối tình của dì Thu Lê
và cậu Tư Nhớ, cậu ở vậy chờ dì, nghe bảo lúc nào dì chết dì sẽ về nằm trên đấtquên nhà Vì vậy, câu Tư Nhớ xin vào đội đưa ma để sau này tiễn đưa người vợ
cũ một đoạn đường cuối cùng, thật sự cảm động nhưng sao cứ nghẹn ngào, daydứt khôn nguôi Đặc biệt, chị viết rất thành công về những mối tình già, già đến
tận Cuối mùa nhan sắc
Tình yêu không thể vắng mặt trong cuộc đời này, tình yêu hàn gắn đượcmọi đau khổ buồn phiền và xóa đi tội lỗi Biết rằng, đi bên cạnh hạnh phúc, tìnhyêu luôn có khổ đau, tình yêu được ví như trái cấm nên ai cũng thèm khát Chị đãlàm rung động và làm lay động lòng người đến cao độ, có được thành công này
là do biết cách làm mới đề tài và làm mới chính mình Đề tài cũ nhưng qua lờivăn của chị nó lấp lánh lên như một viên ngọc
Nhờ làm mới QNNT về con người, chị đã đưa truyện ngắn Nam bộ tiến một
bước dài về tương lai, khẳng định tính Hiện đại và Hậu hiện đại trong kỹ thuật viếttruyện ngắn Văn học Nam bộ rút ngắn được khoảng cách để hội nhập vào dòngchảy văn học hai miền Bắc, Trung và thế giới Nhưng không hòa tan đặc trưng
Nam bộ trong sáng tác của mình Các kiểu con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư sẽ được chúng tôi đi sâu khám phám trong toàn bộ chương 2.
Trang 33CHƯƠNG 2 CÁC KIỂU CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TƯ
1 GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM QNNT VỀ CON NGƯỜI
“Kỳ diệu thay, con người!” Câu nói ngợi ca con người thời Phục hưng
của chàng hoàng tử Đan Mạch Hăm-lét quả là rất đúng
Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù Sáng tác văn chương làmột con đường nhận thức của người nghệ sĩ, vì vậy văn học luôn luôn mang tínhquan niệm “Quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con ngườivốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho khả năng thể hiện đời sống vớimột chiều sâu nào đó” [23, tr.229] Thế giới con người vô cùng phức tạp, conngười có thể dập tắt đám cháy, có thể dập tắt một cuộc chiến tranh để đem lại
“bình yên” cho đất nước Nhưng ai giám nói tôi luôn luôn “bình yên” trong tâm hồn Tìm được “bình yên” cho tâm hồn là vô cùng khó khăn và phức tạp, âu cũng
là kiếp nạn của con người Kinh phật nói rằng: “đời là bể khổ”, ứng vào kiếpnhân sinh ai cũng thốt lên rằng; đúng thế
Xét từ góc độ triết học, lĩnh hội từ thế giới con người, Lão - Trang xem con người là “tiểu vũ trụ” trong lòng “đại vũ trụ” Chủ nghĩa Hiện sinh đề cao
con người phi lí Freud khai phá cỏi bản năng - vô thức của con người Đến Mác
- Lênin cho “Con người là tổng hoà tất cả các mối quan hệ xã hội” Thế nhưngcon người vẫn là một con số bí ẩn đầy thách thức mà các thế hệ nối tiếp nhau đitìm lời giải, tìm đến bao giờ có câu trả lời chính xác thì không ai biết
Xét từ góc độ lý luận, có thể khẳng định rằng; không có lĩnh vực nào mà QNNT về con người lại phong phú, đa chiều kích như trong văn học Mỗi thời đại sinh ra một kiểu QNNT về con người, trong mỗi nhà văn lại có một cách quan niệm riêng về con người Cho nên, QNNT về con người phức tạp như bản thân
chính nó Hăm- lét của Sếch - xpia vừa ca ngợi con người “là tinh hoa của trời
đất”, “là chúa tể của muôn loài”,…nhưng sau đó, hiện thực phũ phàng xảy ra,cha bị sát hại, mẹ tái giá nhanh đến mức: “thịt quay trong đám tang được làm
Trang 34thức ăn nguội trong tiệc cưới” ; thì cách nhìn nhận của Hăm - lét về con người lạilà: “đời chỉ là một cái vườn hoang, mọc lên từ những hạt giống độc” Hăm - létnhận thức được sự phức tạp, tráo trở của con người Đây chính là sự hoài nghicủa văn học phục Hưng và cũng chính chúng ta Con người vừa là chủ thể sángtạo vừa là đối tượng chiếm lĩnh đời sống Con người luôn luôn vận động, suynghĩ, cảm nhận và trăn trở vì trách nhiệm mà nó chuyên chở, mang vác cái xã hội
nó đang sống và giải thích đời sống xã hội đó
Văn học nghệ thuật chính là sự phơi trải cái nhìn về con người Nhà văn
có thể viết một tác phẩm không có hình bóng con người nhưng suy đến cùng lạinói về con người Có bao nhiêu nghệ sĩ thì có bấy nhiêu cách cắt nghĩa lý giải vềcon người Mỗi nhà văn khám phá con người một cách khác nhau và đặt ranhững câu hỏi đại loại như: Con người đến từ đâu? Con người đi về đâu? Conngười như thế nào được gọi là chân - thiện - mỹ? Con người như thế nào mới
xứng danh con - người? Cho nên, khi nghiên cứu tác giả, tác phẩm, nhân vật…
cần soi chiếu và bắt nguồn từ quan niệm của nhà văn đó về con người
Tiến trình lịch sử văn học viết Việt Nam cho thấy; văn học Trung đại cócon người vô ngã Văn học 1930 - 1945 con người bản ngã Văn học 1945-1975
do chiến tranh nên văn học quan tâm đến con người quần chúng, sử thi và anhhùng ca Văn học đương đại quay trở lại con người bản ngã, con người đời tư,con người với vô số bi kịch, nó tiếp nối văn học 1930-1945 Tương ứng với mỗi
giai đoạn văn học thì có một cách QNNT về con người.
Từ sự phân tích trên, bản thân chúng tôi khi khảo sát QNNT về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, ngoài sự lĩnh hội QNNT về con người của
các nhà lí luận văn học thì chúng tôi lấy cơ sở từ định nghĩa của GS Trần Đình
Sử để làm bệ phóng nghiên cứu: “QNNT về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự
cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biệnpháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho
các hình tượng nhân vật trong đó”.[50 tr.41] Bắt nguồn từ khái niệm QNNT về con người của GS Trần Đình Sử, chúng tôi soi chiếu vào truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư và nhận thấy, thế giới con người trong truyện khá phong phú và đadạng Mặc dù văn chị chưa thoát khỏi tính vùng miền, nhưng con người mà chị
Trang 35thể hiện không còn ở một vùng đất Cà Mau cụ thể nữa, mà của Việt Nam Từnông dân đến nghệ sĩ, từ thương dân đến quan chức…đủ mọi lứa tuổi và mọihoàn cảnh sống Dưới đây, chúng tôi tập trung vào các kiểu con người tiêu biểunhất trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
2 CÁC KIỂU CON NGƯỜI
2.1 Con người nghệ sĩ bế tắc, tuyệt vọng
Với tư cách là một nghệ sĩ - nhà báo, Nguyễn Ngọc Tư đã thực sự tạo nênphong cách độc đáo của riêng mình Là một nhà văn hiện thực, con mắt nghềnghiệp (nhà báo) đã giúp chị nhìn thấu tường tận và mổ xẻ đúng căn bệnh trầmkha của thời đại Là một nghệ sĩ trác tuyệt, tâm hồn chị chạm đến miền thẳm sâu,đầy bí ẩn trong tâm trạng và bản thể của mỗi con người Trạng thái tâm lí thườngxuất hiện trong đời sống của nhân vật là nỗi cô đơn và tuyệt vọng trong tâm hồn
Nhìn một cách thấu triệt, giới nghệ sĩ trong sáng tác của chị say mê cuồngnhiệt với nghề đến hơi thở cuối cùng Họ sẵn sàng hi sinh cuộc đời mình, bỏ lạisau lưng mẹ già, con thơ để sống đúng với nghĩa “sinh nghề tử nghiệp” Cuối mùa nhan sắc, một minh chứng cho thấy, họ đã từng “một thời vang bóng” trên
sàn diễn, nay còn lại chút hơi tàn cuối đời cũng trút hết cho nghề Vì vậy, giới
nghệ sĩ lập ngôi nhà chung đặt tên “Buổi chiều”, mỗi người một việc: bán chè,
bán vé số, đi hát rong…để mưu sinh chung cho cả nhóm Họ muốn tồn tại đểđược hát cho thỏa lòng mong nhớ sân khấu Mặc dù, nơi họ hát không phải là sânkhấu sang trọng, đẹp với đủ màu sắc rực rỡ mà chỉ có một khoảng sân rộng, khángiả người trên xóm dưới làng nhưng không hề bận lòng chuyện đó “Những conngười tính từng ngày qua để lắt lay thêm một tuổi nữa vậy mà hát coi cũng ngonlành…Đào Phỉ tám mươi chín tuổi, đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trênghế, ngồi trên ghế mà lấy roi sãy ngựa coi lạ hết biết” [74, tr.9] Và bản thân
“Đào Hồng ốm sát chiếu nhưng vẫn đòi ra hát Đào Hồng hát đến lịm tiếng đi
Bà ngồi trên sân khấu, gục đầu…” [74, tr.21]
Trang 36Bởi yêu thương, San mê đắm cải lương và trân trọng, gìn giữ tiếng tăm
cho nền nghệ thuật Chị rất muốn trở thành người nghệ sĩ nhưng không dám biến
mơ ước thành sự thật, lý do đơi giản - đơn giản nhưng hệ trọng và thiêng liêngđối với chị: “Đi hát lỡ nổi tiếng,…người ta biết lúc trước tôi từng làm tiếp viênquán bia thì dơ danh cả một giới nghệ sĩ, làm người ta mất cảm tình với cảilương, vậy khác nào hại cả nền sân khấu nước nhà” [75, tr 14] San Phản đốinhững ai mượn danh nghệ sĩ để làm hoen ố nghệ thuật, giọng điệu nghe tưngtửng, vui vui, nhưng ngẫm nghe sao nghẹn ngào, xót xa
Có thể khẳng định, thiên chức cao quý nhất của người phụ nữ là được làm
mẹ, nhưng vì muốn trở thành một nghệ sĩ nổi danh bằng chính con đường nghệ
thuật, chị Diệu trong Làm má đâu có dễ, từ bỏ niềm hạnh phúc làm mẹ chọn
kiếp “xướng ca” Vai Trưng Trắc chị mê và chờ đợi từ lâu, nếu được đóng vai
này chị nghĩ mình sẽ thành danh trên con đường nghệ thuật Song càng ước mơ,khao khát bao nhiêu thì càng bế tắc, tuyệt vọng bấy nhiêu, chị cô đơn biết dườngnào khi đứa con mình rứt ruột đẻ ra lại lạnh nhạt, xa lạ Bé San gọi má bằng “chế
- xưng em nghe khách sáo như nói với người dưng”
Đến Phương trong Ngày đùa “thèm hạnh phúc nhưng không cho phép
mình hạnh phúc” Vì nghệ thuật nên “hy sinh cả cuộc đời ”, anh “diễn như ma
ám, như điên, như say” điều này “chưa một người nào làm được” Qúa nữa đờingười anh muốn kết hôn với San, anh chọn cách tỏ tình độc đáo, ngày 01 tháng 4,
Ngày đùa đã cướp mất mạng sống của San
Chung cuộc, tình yêu và gia đình là sự thất bại thảm hại nhất của ngườinghệ sĩ Họ luôn mang trong mình hai bản thể, sân khấu và cuộc đời, hai bản thểluôn đối cực với nhau Vì vậy, chúng ta nhìn thấy ở chính người nghệ sĩ dẫu đóihay no, thành danh hay thất bại, sống hay chết…tất cả đều có số phận hẩm hiu
Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm cho đời những ý niệm tốt đẹp, những khátvọng nghệ thuật chân chính lại vừa thể hiện tấm lòng ưu ái, sẽ chia của tác giảgửi đến giới nghệ sĩ, là nét nhân văn cao đẹp trong cuộc sống biết chia đôi gánhnặng cùng người
Trang 372.2 Con người cô đơn - lạc lõng
2.2.1 Cô đơn - lạc lõng trong gia đình, làng xóm và xã hội
Cô đơn là chủ đề quen thuộc của văn học đông tây kim cổ Văn học thếgiới đã để lại những tác phẩm bất hủ dù chỉ viết về cái cô đơn riêng lẻ của mỗicon người G Marquez đã từng tuyên bố “cuốn sách mà ông dành cả đời người
để sáng tác là cuốn sách viết về cái cô đơn” và cuốn sách bất tử thế giới ấy là
Trăm năm cô đơn
Con người cô đơn - lạc lõng giữa cộng đồng là một trong những cảm hứngchủ đạo cho nhiều cây bút có tiếng vang lẫy lừng trên văn đàn Việt Nam đươngđại, tiêu biểu như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp Tiếp nối mạnh chủ đề
cô đơn - lạc lõng của con người trước thiên nhiên và trước xã hội, loài ngườingày càng cạnh tranh khốc liệt với muôn vàn vấn đề, truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư, ở những tác phẩm được đánh giá cao luôn hướng về chủ đề đó
Có người bảo rằng, Ngọc Tư “vẽ” đâu ra những nhân vật như vậy? Tôi
nghĩ nhân vật ấy “không từ trời rơi xuống” mà từ cuộc đời Văn học bao giờ cũng
mở ra bóng hình thời đại Nhà văn người Anh W.Golding, nói: “Sự thật của cuộcsống buộc tôi phải nghĩ rằng nhân loại đau đớn vì những căn bệnh Một khi tôitin rằng nhân loại đau đớn thì điều đó choán lấy toàn bộ tư tưởng tôi” Đói,nghèo, thất học làm cho “nhân loại đau đớn” Đối sánh với văn hoá phương Tây
có sự khác biệt với phương Đông, phương Tây thiên về con người cá nhân như
(Rôbinxơn Cruxô - Đêfô) Phương Đông thiên về con người cộng đồng, cho nên
khi tách sự sống của con người cá nhân ra khỏi cộng đồng thì ngay lập tức bị côđơn - lạc lõng, điều này do văn hoá quy chiếu
Khởi nguồn của hạnh phúc bắt đầu từ mái ấm gia đình, nhưng trong
truyện ngắn Ngọc Tư gia đình kết dính bằng sự “quá giang” trong một khúc
đường đời Vì vậy, từ em bé đến người già không một ai có được hạnh phúc Cải
ơi, người vợ nghi ngờ chồng giết cô con gái riêng, tin này như “sét đánh ngang
tai” khi cái miệng của vợ thốt ra điều đó Ông tím tái mặt mày, đau đớn quằn
qoại như ai lấy muối xát vào ruột Vô tuyến truyền miệng “đồn đãi ông giết con
nhỏ rồi lấp ở một chỗ đất nào đó” “Cái cảnh bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ,người ở xa còn thuê đò dọc lại nhà ngó nghiêng, đâu, thằng cha giết con đâu?
Trang 38Đâu, con nhỏ bị chôn chổ nào? Đã quá chừng đau, khi ông nhìn sâu vào ánh mắtcủa vợ…chỉ tối tăm những ngờ vực, hoài nghi ” [78, tr.9] Khuôn mặt yêu
thương của vợ nay chuyển sang “khủng bố”, ông đành chọn giải pháp ra đi tìm
cho được con Cải về, mười hai năm rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm nhưngkhông thấy Cải ở đâu Bất lực, ông muốn nhắn Cải một lời nhưng không có cáchnào lên được truyền hình Tận cùng đau khổ, ông giả đi ăn trộm trâu để được lên
ti vi, ngoài tội bị nghi giết con nay ông mắc tội trộm trâu sự thật, bi kịch xếp lên
bi kịch, nỗi đau xếp lên nỗi đau Đoạn văn này tuy hơi gượng ép nhưng tiếng kêu
“Cải ơi, con ở đâu?” về nhà với ba má như ai oán, như xé lòng bạn đọc
Ở Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, con người cô đơn - lạc lõng
được nhìn ở một phương diện khác Ông Nguyễn Thuấn, một vị tướng có uy lựctrong quân đội, nay nghĩ hưu trở về cuộc sống đời thường, chứng kiến baochuyện đau lòng trong gia đình, họ hàng, xa hơn nữa là làng xóm, ông bất lực
Xã hội này đang xáo trộn rối tung rối mù, loạn mất rồi, nó gần như không có vịtrí nào dành cho ông Mặc dù, ông cố gắng hết mình để hòa nhập với nhữngngười ruột thịt trong gia đình, họ hàng và làng xóm, nhưng sao sự cố gắng của
ông trở nên vô hiệu hóa vì ông không tài nào hòa nhập nổi Luân lý đạo đức ông
trân trọng, yêu quý và luôn giữ bên mình để răn dạy con cháu, điều mà ông cho
là cần thiết với tất cả mọi người thì người đời lại bỏ đi không thèm dòm đến Đứa
con trai lại luôn hèn nhát trước tên Khổng, người lấy “thơ ca” ve vãn vợ mình, thế nhưng nó bị biến thành con bồ nhìn mất Chúng ta xem đoạn đối thoại giữa
hai cha con: “Cha tôi bảo: “Anh nhu nhược Duyên do là anh đếch sống đượcmột mình” Tôi bảo: “Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm” Cha tôi bảo:
“Anh cho là trò đùa à?” Tôi bảo: “không phải trò đùa, nhưng không phải nghiêmtrọng” Cha tôi bảo “Sao tôi cứ như lạc loài” Do đó, ngôi nhà được xem mái ấmlại như biến thành nấm mồ vô chủ, lạnh lẽo, không có tiếng cười, tình thương vàhạnh phúc
Chủ đề cô đơn - lạc lõng trong văn học 1930 - 1945 có điểm khác biệt vớivăn học đương đại ở chổ: khi con người rơi vào tận cùng cái cô đơn thì con
người đập phá, gào thét và tìm lối giải thoát như Chí Phèo của Nam Cao Còn
văn học đương đại chấp nhận và sống chung với cô đơn
Trang 39Đau gì như thể, người vợ đã vu khống cho chồng cái tội “hại đời con
gái…mang bầu?…sao lại gieo cho tôi cái tội mà chỉ nghĩ đến thôi đã thấy xấuxa” Vậy “Ai trồng khoai đất này…trâu già khoái cỏ non…hết chuyện rồi sao màtằng tịu với con mình” [77, tr.121] Qủa thực, con người độc hơn cả loài rắn độc,ông bất lực trước miệng lưỡi thế gian, muốn tự vẫn nhưng đành nuốt khổ cườiđau để sống Sống vì con, vì nỗi đọa đày trầm luân của kiếp nạn con người, vì điđến tận cùng đau khổ, con người vẫn khát khao được sống, đời làm gì có tội, tội
ở con người, không thấu hiểu và cay cú lẫn nhau Đứng trước hoàn cảnh trớ trêunày, ông lo lắng, không biết cháu Sáng có sáng nổi không khi lớn lên Sáng nghechòm xóm nói về nguồn gốc của mình Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông gửi đơn lên
các cấp, các ngành xin giải oan, song cán bộ là những kẻ đày dân, họ chỉ tay năm
ngón lên huyện, huyện chỉ lên tỉnh, tỉnh nói để từ từ coi lại Vì vậy, mỗi lần cóthuyên chuyển cán bộ ông lại nộp thêm bộ đơn mới và chờ đợi Có mất mát nàolớn hơn nữa, căn nhà bây giờ trở thành nơi dòm ngó, cười cợt trong lời đàm tếucủa người đời Danh ngôn của Corneille nói rằng: “Người ta có thể bắt tôi sốngkhông hạnh phúc nhưng không thể bắt tôi sống không danh dự” Ông Tư bị tướcmất danh dự, hôm con Nga sinh ngoài “trạm xá về, ở xóm người ta lại thămnườm nượp, không kịp nhìn đứa trẻ nắc nẻ khen liền: “Trời ơi thiệt là giống chú
Tư quá hen”…hỏng biết thằng nhỏ kêu là gì ha, là ngoại hay là cha” [77, tr.126].Ông trơ cứng qoai hàm, biết rằng Phật tỳ kheo Visuddhàcàraz đã từng khuyên:
“Khi nào bạn bực tức, giận giữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừnglàm gì cả! Đừng nói gì cả - dù chỉ một lời Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn.Tuyệt đối không có gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ ” (Hạn chế sânhận, trãi rộng sân thương) [78, tr.154] Song ông kiềm chế không nổi liền thét lên
“Thiên hạ phải để cho tôi sống đàng hoàng như một con người chớ” Tiếng kêunghe thấu trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau” [77, tr.126]
Chuyện vui điện ảnh, thông qua những thước phim, mảng tối sáng của
cuộc chiến hiện lên rõ ngồn ngột, làm người xem oán giận, uất ức Vì những gì
có ở ngoài đời đều có ở trong phim và những gì có ở trong phim tất có ở ngoài
đời Cho nên khi vỡ bi kịch Ôtelô của Sêcxpia trình diễn trên sân khấu, một khán
giả đã nổ súng bắn chết một diễn viên Họ cứ tưởng đó là người thực việc thực,
Trang 40điều này được xem như tai nạn nghề nghiệp, bởi họ nhập vai quá thành công.Chú Sa một trong những diễn viên tài năng xưa nay hiếm, vai diễn của chú đạt
“điểm mười cho chất lượng” khiến cho làng xóm tin, kia mới là tâm địa, hình hài
thật của chú Sa ở ngoài đời Ai cũng xa lánh và sợ hãi, bọn con nít thấy chú thiếuđàng vại đái ra quần Thực ra, Chú Sa bị lạc lõng là do hội chứng sau chiến tranhkhiến cho làng xóm hiểu nhầm và cô lập, ngay cả tình yêu cũng bị khước từ Dovậy, mãi cho đến ngoài tuổi tứ tuần chú vẫn là người đàn ông cô đơn
Bước vào Cánh đồng bất tận, cái cô đơn - lạc lõng dữ dội và quyết liệt
hơn, khi người mẹ bỏ đi, sự hoan hỉ hiện rõ trên khuôn mặt của những người lốixóm, cha con cô không chịu được phải tháo chạy khỏi cộng đồng sau sự kiện mẹ
cô theo trai Gia đình có ba người ấy lênh đênh cuối bãi đầu ghềnh, hai đứa trẻ rã rời kêu, sao tôi nhớ con - người và thèm được nhìn thấy con - người.
Xã hội tìm mọi cách để chế ngự đất nước, giúp đất nước công bằng vănminh nên định ra luật pháp Vì vậy, pháp luật là sản phẩm của xã hội văn minh
có tổ chức cao Con người hơn hẳn con vật nhờ biết cách định ra những quy chế
để bảo vệ những gì tốt đẹp, ưu việt Như thế bản chất của luật pháp…tự thân đã
là yếu tố tích cực, tất cả; vì con người Nhưng người thực hiện pháp luật không
đáp ứng đến nguyện vọng chính đáng của muôn dân Nguyễn Ngọc Tư khôngcực đoan trong cách nhìn người lãnh đạo Với chị, không phải tất cả quan chức
đều xấu xa, bỉ ổi, song những kẻ “hành dân” còn đầy rẫy trong xã hội Ở Cánh đồng bất tận, hai cán bộ đi làm nghĩa vụ tiêu diệt dịch cúm gia cầm, nhưng khi
được chị đĩ ngã giá, trao đổi thân xác cứu đàn vịt, hai vị quan kia quên ngay
chuyện H5N1, cuộc trao đổi nhanh chống đạt yêu cầu của hai bên
Đau gì như thể, cả đời ông Tư vác đơn đi xin hai chữ “minh oan” nhưng
cán bộ hành đủ kiểu “Biết chú bị oan là tụi tui thả liền, chú còn đòi gì nữa?”…cậu ra thanh minh với bà con Xẻo Mê dùm vài tiếng…hỏi chủ tịch, chủ tịch cười
“chuyện của chú thấy vậy mà căng lắm, hồi trước giờ chính quyền chưa xin lỗitrước dân lần nào, tôi đâu có giám phá lệ, hay chú lên huyện hỏi thử coi…” Rồihuyện chỉ lên tỉnh, tỉnh hứa để từ từ coi lại” [77, tr.127] Ông chỉ cần lời “xin lỗi”trước bà con mà rốt cuộc gần cuối đời mới đòi lại được danh dự