III IV V VI VII V I
3.2. LƯU ĐỒ FLOWCHART (TIẾP)
Xác định điểm bắt đầu và kết thúc của một quá trình;
Ghi nhận/liệt kê các bước của quá trình;
Sử dụng ký hiệu tương ứng với từng hành động trong quá trình;
Vẽ lưu đồ thể hiện các hành động theo trình tự thời gian;
Xem xét lưu đồ và cải tiến quá trình;
Vẽ lưu đồ mới theo quá trình vừa cải tiến.
3.2. LƯU ĐỒ - FLOWCHART (TIẾP)
Tác dụng của lưu đồ:
Giúp cho người tham gia vào quá trình hiểu rõ quá trình;
Xác định công việc cần sửa đổi/cải tiến;
Xác định vị trí của thành viên trong quá trình;
Góp phần xây dựng lưu đồ chính là góp phần nâng cao chất lượng;
Giúp cho việc huấn luyện, đào tạo và nâng cao tay nghề.
Khái niệm:Biểu đồ nhân quả hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa (do Kaoru Ishikawa sử dụng đầu tiên vào
những năm đầu thập kỷ 1950) nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến một vấn đề hay một kết quả nào đó.
Thiết kế biểu đồ:
Xác định ngắn gọn và rõ ràng vấn đề, hay kết quả;
Xác định các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề, sắp xếp vào từng nhóm nguyên nhân;
Xác định các nguyên nhân nhánh của các nguyên nhân chính;
Phát triển sơ đồ bằng cách vẽ ra các nguyên nhân có thể ở “cấp nguyên nhân” thông qua việc trả lời các câu hỏi “Vì sao”;
Lựa chọn các nguyên nhân chủ chốt cần giải quyết;
Lập kế hoạch hành động: với từng nguyên nhân xác định biện pháp xử lý, người thực hiện, thời gian thực hiện.
Tác dụng của biểu đồ:
Tìm kiếm nguyên nhân/nguyên nhân chính dẫn
đến vấn đề/kết quả, hiểu rõ hơn toàn bộ quá trình;
Lập danh sách và xếp loại nguyên nhân tiềm tàng của một vấn đề (không cho chúng ta biết phương
pháp khử những nguyên nhân đó);
Khuyến khích các thành viên tham gia đóng góp ý kiến, củng cố hoạt động tập thể, dựa trên tư duy logic và phương pháp ý tưởng (động não).